Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

LÀM SÂU SẮC TỪ ÁI VỚI TUỆ GIÁC



21

Cảm Nhận Sự Thấu Cảm

Mưa từ ái quan tâm cho những chúng sanh lưu chuyển
Bất lực như một chiếc thùng đi lên và đi xuống trong một giếng nước
Qua sự phóng đại bẩm sinh chính mình, cái "tôi",
Và rồi phát sinh sự dính mắc cho mọi thứ,
"Đây là của tôi".

- BỔ SUNG CỦA NGUYỆT XỨNG -

Mặc dù thật cần thiết trong việc bắt đầu có một ý chí mạnh mẽ nhằm để phát triển từ ái và bi mẫn, sẽ không đầy đủ để phát triển những thái độ vị tha này một cách giới hạn. Thật quan trọng để phối hợp sự thực tập từ ái và bi mẫn với sự thực tập tuệ giác. Ngay cả nếu quý vị nghiên cứu để hổ trợ người đó do sự quan tâm, nếu không có tuệ giác thì quí vị sẽ không thể rõ ràng lắm về lợi lạc nào sẽ đến từ những nổ lực của quý vị. Một sự phối hợp cần thiết: Một trái tim tốt lành của con người cũng như một bộ óc tốt lành của con người.  Với những thứ này hoạt động với nhau, thì chúng ta có thể thành tựu nhiều thứ.

ẨN DỤ ĐỂ QUÁN CHIẾU

Trong câu kệ được trích dẫn bắt đầu chương này. Nguyệt Xứng cho thấy vấn đề tuệ giác có thể làm sâu sắc từ ái qua việc thấu hiểu tiến trình mà qua đó chúng ta đau khổ. Ngài so sánh tiến trình đối với cách của một chiếc thùng đi lên và đi xuống một cái giếng. Chúng sanh được sanh ra từ kiếp này đến kiếp khác tương tự như một chiếc thùng trong một cái giếng  như thế nào? Có 6 sự tương tự:

Giống như một chiếc thùng bị cột bởi một sợi dây, cho nên chúng sanh bị thúc đẩy bởi những cảm xúc phiền não chướng ngại ẩn tàng và những hành vi bị lèo lái bởi chúng.

Giống như thời khắc chiếc thùng lên và xuống trong giếng bị điều khiền bởi người lấy nước, cho nên tiến trình của vòng luân hồi bị vận hành bởi tâm thức chưa được thuần hóa, một cách đặc biệt qua niềm tin sai lầm rằng tự ngã tồn tại một cách cố hữu, và sau đó hiểu sai bản chất của cái "của tôi".
Giống như chiếc thùng đi lên và đi xuống trong cái giếng hết lần này đến lần khác, cho nên chúng sanh lang thang không ngừng trong cái giếng vĩ đại của dòng luân hồi, từ những tình trạng tột đỉnh của hạnh phúc tạm thời đến những tình trạng tột cùng của khổ đau tạm thời.

Giống như phải dùng nổ lực khó nhọc để kéo chiếc thùng lên nhưng nó rơi xuống một cách dễ dàng, cho nên chúng sanh phải dành nổ lực lớn để đưa chính họ lên để có một đời sống hạnh phúc hơn nhưng dễ dàng rơi xuống thành những hoàn cảnh khổ đau.

Giống như một chiếc thùng không thể quyết định những chuyển động của chính nó, cho nên những nhân tố liên hệ trong việc cấu thành đời sống của một người là những kết quả của si mê, dính mắc, và chấp trước quá khứ, trong hiện tại, cũng những nhân tố này đang tạo ra tiếp diễn nhiều vấn nạn hơn cho những kiếp sống tương lai, giống những đợt sóng trong đại dương.

Giống như chiếc thùng đập vào tường vách của cái giếng khi nó đi xuống và đi lên, cho nên chúng sanh bị hành hạ ngày qua ngày bởi nổi khổ của đớn đau và thay đổi, và bằng việc vướng mắc trong những tiến trình ngoài sự kiểm soát của họ.

Qua sự so sánh này, Nguyệt Xứng cung cấp tuệ giác vào trong những chi tiết của tiến trình bị trôi dạt trong vòng luân hồi.

Thứ nhất, áp dụng thông tin này về vòng luân hồi với chính quý vị vì thế quý vị có thể thấu hiểu cảnh ngộ của quý vị và phát triển một quyết tâm mạnh mẽ để vượt lên khỏi sự biến động của những vấn nạn tái diễn này. Nếu tâm thức của quý vị chưa bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ về cung cách chính quý vị lang thang trong một vòng không thể kiểm soát của sự tự suy tàn, thế thì khi quý vị phản chiếu trên tiến trình của khổ đau trong những chúng sanh khác, quý vị sẽ không thấy sự khổ đau của họ quá đổi không chịu nổi mà quý vị sẽ cảm thấy nhu cầu cần giúp đở họ giải thoát họ khỏi vũng lầy khổ đau này.

Phản Chiếu Thiền Tập

Quán chiếu:

1.     Giống như một chiếc thùng bị cột bởi một sợi dây, cho nên tôi bị thúc đẩy bởi những cảm xúc phiền não chướng ngại ẩn tàng và những hành vi bị lèo lái bởi chúng.
2.     Giống như thời khắc chiếc thùng lên và xuống trong giếng bị điều khiền bởi người lấy nước, cho nên tiến trình của vòng luân hồi của tôi bị vận hành bởi tâm thức chưa được thuần hóa, một cách đặc biệt qua niềm tin sai lầm rằng tự ngã tồn tại một cách cố hữu, và cái "của tôi" đó tồn tại một cách cố hữu.

3.     Giống như chiếc thùng đi lên và đi xuống trong giếng hết lần này đến lần khác, cho nên tôi đã lang thang không ngừng trong cái giếng vĩ đại của dòng luân hồi, từ những tình trạng tột đỉnh của hạnh phúc tạm thời đến những tình trạng tột cùng của khổ đau tạm thời.

4.     Giống như phải dùng nổ lực khó nhọc để kéo chiếc thùng lên nhưng nó rơi xuống một cách dễ dàng, cho nên tôi phải dành nổ lực lớn để đưa chính tôi lên để có một đời sống hạnh phúc hơn nhưng dễ dàng rơi xuống thành những hoàn cảnh khổ đau.

5.     Giống như một chiếc thùng không thể quyết định những chuyển động của chính nó, cho nên những nhân tố liên hệ trong việc cấu thành đời sống của tôi là những kết quả của si mê, dính mắc, và chấp trước của quá khứ;, trong hiện tại, cũng những nhân tố này đang tiếp tục tạo ra nhiều vấn nạn hơn cho những kiếp sống tương lai của, giống những đợt sóng trong đại dương.

6.     Giống như chiếc thùng đập vào tường vách của cái giếng khi nó đi xuống và đi lên, cho nên tôi bị hành hạ ngày qua ngày bởi nổi khổ của đớn đau và thay đổi, và bằng việc vướng mắc trong những tiến trình ngoài sự kiểm soát của tôi.

7.     Vì thế từ chiều sâu trái tim tôi, tôi nên tìm cách thoát khỏi vòng lẩn quẩn khổ đau này.


MỞ RỘNG TUỆ GIÁC NÀY ĐẾN NHỮNG NGƯỜI KHÁC

Bây giờ quý vị đã xác định những cơ chế của khổ đau trong hoàn cảnh của chính quý vị, thì quý vị có thể mở rộng tuệ giác này đến những chúng sanh đau khổ khác có cùng nổi khốn khó tương tự. Tuy nhiên, đối với sự đáp ứng của quý vị là từ ái và bi mẫn, thì không đủ với việc chỉ biết vấn đề người khác đau khổ như thế nào; quý vị cũng phải có một cảm nhận gần gũi với họ. Bằng khác đi, càng biết về nổi khổ của những kẻ thù của quý vị bao nhiêu, thì quý vị có thể càng vui sướng bấy nhiêu! Như Tông Khách Ba nói:

Trong thế giới khi khổ đau được thấy trong một kẻ thù, không chỉ nó là không thể không chịu nổi mà quý vị sung sướng trong ấy. Khi những người chưa từng giúp đở hay làm tổn hại quý vị dường như đau khổ, thì quý vị trong hầu hết mọi trường hợp không chú ý đến hoàn cảnh của họ. Sự phản ứng này được tạo ra bởi không có một cảm nhận gần gũi với sự quan tâm đến những người đó. Nhưng khi quý vị thấy những người bạn đau khổ, nó là không thể chịu nổi [trong ý nghĩa rằng quý vị muốn làm điều gì đó về nó], và trong mức độ của sự không thể chịu nổi lớn như cảm nhận gần gũi của quý vị đối với họ. Do thế, thật cần yếu là quý vị nên phát sanh một cảm nhận yêu mến mạnh mẽ và tình cảm mạnh mẽ đối với chúng sanh.

Lòng từ ái và bi mẫn chân thật sinh khởi trên căn bản của việc quan tâm đến người khác. Cảm nhận này về thấu cảm được thành tựu bằng việc nhận ra rằng quý vị và tất cả những người khác - cho dù là những người bạn, những kẻ thù hay những người vô tư - cùng chia sẻ một khát vọng trung tâm bằng việc muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, ngay cả nếu quý vị nghĩ về hạnh phúc và khổ đau một cách khác biệt. Cũng thế, nó giúp để nhận thấy rằng, qua phạm vi của vô số kiếp sống, mỗi người ở vào một lúc nào đó đã từng là mẹ của quý vị và một người bạn thân thiết nhất của quý vị. (Tôi đã giải thích những điểm này một cách chi tiết trong tác phẩm Rộng Mở Từ Ái).

Với cảm nhận gần gũi và thân mật tiên quyết này với mọi người hiện hữu, tuệ giác vào trong vấn đề chúng sanh lang thang một cách bất lực trong vòng luân hồi như thế nào phục vụ để làm tăng cường lòng từ ái và bi mẫn. Trong sự hiện diện của sự thân mật và tuệ giác, những nhân tố của từ ái và bi mẫn, và một khát vọng để giúp đở sinh khởi một cách không khó khăn.

Phản Chiếu Thiền Quán

Đem một người bạn vào tâm thức, và trau dồi ba trình độ của từ ái:

1.     Người này muốn hạnh phúc nhưng bị lấy mất đi. Thật dễ thương làm sao nếu người ấy có thể thấm đẫm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh phúc!

2.     Người này muốn hạnh phúc nhưng bị lấy mất đi. Nguyện cho người ấy được thấm đẫm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh phúc!

3.     Người này muốn hạnh phúc nhưng bị lấy mất đi. Tôi sẽ làm bất cứ điều gì mà tôi có thể làm để giúp người ấy được thấm đẫm vớ hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh phúc!

Bây giờ hãy trau dồi ba trình độ của bi mẫn:

1.     Người này muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, tuy thế lại lâm vào nổi đớn đau kinh khiếp. Phải chi người này cuối cùng được thoát khỏi khổ đau và tất cả những  nguyên nhân của khổ dau!

2.     Người này muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, tuy thế lại lâm vào nổi đớn đau kinh khiếp. Nguyện cho người này được thoát khỏi khổ đau và tất cả những nguyên nhân của khổ đau!

3.     Người này muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, tuy thế lại lâm vào nổi đớn đau kinh khiếp. Tôi sẽ giúp đở người này thoát khỏi khổ đau và tất cả những nguyên nhân của khổ đau!

Bây giờ trau dồi chí nguyện toàn lực:

1.     Vòng luân hồi là một tiến trình bị lèo lái bởi si mê.

2.     Do thế, thật thực tế cho tôi để làm việc thành tựu Giác Ngộ và để giúp đở người khác cùng làm giống như thế.

3.     Ngay cả nếu tôi phải làm việc này một mình, tôi sẽ giải thoát tất cả chúng sanh khỏi khổ đau và những nguyên nhân của khổ đau, và đưa chúng sanh đến hạnh phúc cùng những nguyên nhân của nó.

Từng thứ một, hãy đem vào tâm thức những cá nhân chúng sanh - đầu tiên là những người thân quyến, rồi thì những người vô tư trung tính, và sau đó là những kẻ thù, bắt đầu với kẻ ít mích lòng nhất - và lập lại những sự quán chiếu này với họ. Nó sẽ cần đến hàng tháng và hàng năm, nhưng lợi ích của sự thực tập này sẽ là vô biên.

Thursday, April 02, 2015









 


22
Phản Chiếu Trên Tính Vô Thường

Ở Tây Tạng có những hành giả trong khóa tu
Những người quán chiếu một cách vô cùng mãnh liệt về vô thường
Đến nổi họ đã không rửa chén dĩa sau khi ăn chiều
- Những Từ Ngữ Thánh Thiện Của Paltrul Rinpoche


Trong chương này tôi sẽ giải thích về tính vô thường, trình độ thứ nhất của hai trình độ của tuệ giác vào tiến trình của sinh tử luân hồi. Trình độ thứ hai, tính không, sẽ được đề cập đến trong chương tiếp theo.

MỘT ẨN DỤ VỀ VÔ THƯỜNG

Một quán chiếu về những ánh lung linh trên bề mặt một hồ nước gợn sóng lăn tăn bởi làn gió nhẹ. Một con sông khổng lồ của si mê tin tưởng sai lầm tâm-thân là tồn tại cố hữu tuôn chảy vào hồ nước của việc hiểu sai cái "tôi" như tồn tại cố  hữu. Hồ nước bị xáo động bởi những làn gió của tư tưởng phiền não chướng ngại ẩn tàng và của những hành vi thiện và bất thiện. Sự quán chiếu ánh trăng lung linh biểu tượng cho cả trình độ thô của vô thường, qua sự chết, và trình độ vi tế của vô thường, qua sự tàn hoại từng thời khắc thống trị chúng sanh. Ánh lung linh của những làn sóng minh họa tính vô thường mà chúng sanh là đối tượng, và quý vị thấy chúng sinh trong cách này. Bằng sự ẩn dụ này, quý vị có thể phát triển tuệ giác vào trong vấn đề chúng sinh bị kéo vào trong khổ đau một cách không cần thiết như thế nào bằng việc điều hướng với tính bản nhiên của chính họ; tuệ giác này, lần lượt, kích hoạt từ ái và bi mẫn.

QUÁN CHIẾU VÔ THƯỜNG

Chúng ta ở dưới ảnh hưởng của một vọng tưởng thường còn, vì thế chúng ta nghĩ rằng luôn luôn vẫn còn nhiều thời gian. Sự tin tưởng sai lầm này đặt chúng ta vào trong một hiểm họa to lớn của việc lãng phí thời gian sinh sống của chúng ta trong việc chần chừ, đó là việc cực kỳ hoang  phí khi đời sống của chúng ta được diễm phúc với sự thư thái và tiện lợi để dấn thân trong những sự thực tập hữu ích. Để đối trị với khuynh hướng này, thật quan trọng để hành thiền về tính vô thường - trước nhất về sự thật rằng cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, và sau đó về bản chất rất tạm thời của đời sống.

Một trong những lý do chính yếu của tham dục và thù hận sinh khởi là chúng ta dính mắc quá mức với sự diễn ra nhẹ nhàng tràn đầy của đời sống. Chúng ta có một cảm giác rằng nó sẽ tồn tại mãi mãi, và với thái độ ấy chúng ta trở nên an trụ với những bề ngoài ấy - những sở hữu vật chất và những người bạn cùng hoàn cảnh tạm bợ. Để vượt thắng sự si mê này, quý vị cần quán chiếu trên sự kiện rằng một ngày nào đó đang đến khi quý vị sẽ không còn ở đây nữa.

Mặc dù không có chắc chắn gì rằng quý vị sẽ chết đêm nay, nhưng khi quý vị trau dồi một sự tỉnh giác về cái chết, thì quý vị sẽ hiểu rõ được rằng quý vị có thể chết đêm nay. Với thái độ này, nếu có điều gì đó mà quý vị có thể làm để hổ trợ trong cả kiếp sống này lẫn kiếp sống tới, thì quý vị sẽ cho nó quyền ưu tiên đối với việc gì đó chỉ có thể hữu ích trong kiếp sống này trong một cách nông cạn. Xa hơn nữa, bằng việc không chắc chắn về vấn đề khi nào sự chết sẽ đến, thì quý vị sẽ kiềm chế khỏi những việc làm gì đó sẽ làm tai hại cho cả kiếp sống hiện tại và những kiếp sống tương lai của quý vị. Quý vị sẽ được động viên để phát triển những quan điểm mà chúng sẽ hoạt động như những sự đối trị đến những hình thức khác nhau của tâm thức không được thuần hóa. Sau đó, cho dù quý vị sống một ngày, một tuần, một tháng, hay một năm, thời gian ấy sẽ là đầy đủ ý nghĩa, bởi vì tư tưởng và hành động của quý vị sẽ được căn cứ trên những gì lợi lạc về lâu về dài. Bằng trái lại, khi quý vị tồn tại dưới sự tác động của vọng tưởng thường còn và dành thời gian của quý vị trên những vấn đề không vượt xa hơn bề mặt của kiếp sống hiện tại, thì quý vị sẽ chịu đựng một sự mất mát lớn lao.

Sự kiện rằng mọi thứ thay đổi từng thời khắc mở ra một khả năng cho sự phát triển tích cực. Nếu những hoàn cảnh đã không thay đổi, thì họ sẽ mãi mãi ở trong khía cạnh khổ đau. Một khi quý vị nhận ra rằng mọi thứ luôn  luôn thay đổi, nếu quý vị đang trải qua một thời điểm khó khăn  thì quý vị có thể tìm thấy niềm an ủi trong việc biết rằng hoàn cảnh sẽ không duy trì trong cách ấy mãi mãi.

Chính là bản chất của luân hồi là điều đã tập họp - cha mẹ, con cái, anh chị em và bè bạn cuối cùng sẽ tan tác. Bất chấp bạn bè thương mến nhau bao nhiêu đi nữa, cuối cùng họ phải xa lìa. Đạo sư và học trò, cha mẹ và con cái, anh chị em, chồng và vợ, và những người bạn thân thiết nhất - bất chấp họ là ai - cuối cùng phải chia ly. Thêm nữa, đối với việc xa cách tất cả những người bạn của chúng ta, thì tất cả những sự giàu sang và tài sản mà quý vị đã tích lũy - bất chấp chúng tuyệt diệu thế nào - cuối cùng cũng trở thành vô dụng; sự ngắn ngủi của kiếp sống hiện tại này sẽ bắt buộc quý vị phải bỏ lại tất cả mọi sự giàu sang phía sau. Một triết gia và hành giả du già Ấn Độ đã nói một cách tác động về vô thường rằng, bất chấp cuộc sống hiện tại của quý vị kỳ diệu như thế nào, nó giống như giấc mơ về sự vui thích và say đó tỉnh giấc, không còn gì ngoài ký ức. Như Đức Phật nói trong Kinh Kim Cang rằng:

Hãy xem mọi thứ hợp thành từ những nguyên nhân
Giống như những ngôi sao lấp lánh, vật tưởng tượng được thấy bởi một con mắt bệnh hoạn,
Ánh sáng lập lòe của ngọn đèn bơ, những ảo tưởng phù phép,
Sương sớm, bong bóng nước, những giấc mơ, tia chớp, và những đám mây.

(Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng huyển bào ảnh,
Như lộ diệc như điển
Ưng tác như thị quán.)

Khi tôi sắp bắt đầu thuyết giảng trước một đám đông ngước mắt nhìn tôi mong cầu tuệ và trí, tôi tự lập lại những lời này về sự mong manh của mọi thứ và sau đó búng ngón tay, âm thanh ngắn ngủi biểu tượng của vô thường. Đây là việc tôi đã tự nhắc nhở mình rằng tôi sẽ nhanh chóng bước xuống khỏi vị trí hiện tại của tôi. Bất cứ chúng sinh nào - bất kể họ sống lâu bao nhiêu đi nữa - cuối cùng sẽ chết. Không có cách nào khác. Một khi quý vị sống trong cõi luân hồi, thì quý vị không thể sống ngoài tính tự nhiên của nó. Bất chấp mọi thứ tuyệt diệu thế nào, thì nó cũng được xây dựng trên chính bản chất của chúng mà chúng và quý vị phải lụi tàn vào lúc kết thúc. Như Đức Phật nói, "Hãy nhận ra rằng thân thể là vô thường như một chiếc bình bằng đất sét.''

Vận may không lâu bền; thế nên thật nguy hiểm để trở thành dính mắc với những thứ đang xảy ra một cách tốt đẹp. Bất cứ quan điểm nào về thường còn là thất bại. Khi hiện tại trở thành sự bận tâm của bạn, thì tương lai không quan trọng, nó phá hoại ngầm động cơ dấn thân trong những sự thực hành bi mẫn cho tương lai Giác Ngộ của những người khác. Bằng trái lại, một quan điểm về vô thường cung cấp một động cơ thích đáng.

Không chỉ bạn sẽ chết vào lúc cuối mà bạn còn không biết khi nào thời điểm cuối cùng đến. Vì thế, bạn nên thực hiện sự chuẩn bị, ngay cả nếu bạn chết đêm nay, thì bạn sẽ không hối  hận. Nếu bạn xây dựng dần dần một nhận thức sâu sắc cho hiểm họa của sự chết, thì cảm nhận của bạn về tầm quan trọng của việc sử dụng thời gian một cách thông tuệ sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn. Như Long Thọ nói trong Tràng Hoa Quý Báu rằng:

Bạn đang ở giữa những nguyên nhân của sự chết
Giống như một chiếc đèn đứng trong gió.
Phải từ bỏ tất cả mọi sở hữu,
Lúc chết bất lực bạn phải đi đến nơi nào khác.
Nhưng tất cả đã được sử dụng cho việc thực hành tâm linh
Sẽ đứng trước bạn như nghiệp lành.

Nếu bạn giữ trong lòng vấn đề cuộc sống này sẽ biến mất nhanh như thế nào, bạn sẽ coi trọng thời gian của bạn và làm những gì lợi ích nhất. Với một cảm nhận mạnh mẽ về hiểm họa của sự chết, bạn sẽ cảm thấy nhu cầu để dấn thân trong sự thực hành tâm linh, việc cải thiện tâm thức của bạn và không lãng phí thời gian của của bạn trong những xao lãng khác từ việc ăn và uống đến việc nói không bao giờ dứt về chiến tranh, tình yêu, và tán gẫu.

Đối với người không thể chạm trán ngay cả chữ chết, không hề bận tâm về thực tế của nó, việc đến thật sự của sự chết chắc chắn sẽ mang đến sự phiền muộn và sợ hãi vô cùng. Nhưng với những ai quen thuộc với việc quán chiếu về hiểm họa của sự chết thì đã chuẩn bị để đối diện với sự chết mà không hối hận gì. Việc quán chiếu về sự không chắc chắn của thời điểm mà sự chết đến sẽ phát triển một tâm thức tĩnh lặng, nguyên tắc và đạo đức, bởi vì nó đang dừng lại trên đặc tính chuyên môn không đơn giản của kiếp sống ngắn ngủi này.

Tất cả chúng ta cùng có một sự hiện hữu được đánh dấu bởi khổ đau và vô thường. Một khi chúng ta nhận ra vấn đề chúng ta thông thường có bao nhiêu, thì chúng ta sẽ thấy rằng thật vô nghĩa trong việc chiến chinh lẫn nhau. Hãy nghĩ đến một nhóm tử tù sắp bị xử tử. Thời gian họ ở trong nhà tù với nhau, tất cả bọn họ sẽ đi đến chỗ chấm dứt sự sống thì không có ý nghĩa gì với việc tranh cải trong những ngày còn lại. Giống như những tù nhân đó, tất cả chúng ta bị ràng buộc với khổ đau và vô thường. Dưới những hoàn cảnh như vậy, chắc chắn không có lý do gì để đấu đá với nhau hay lãng phí năng lượng, tinh thần cũng như thân thể chúng ta, trong việc tích lũy tiền của và tài sản.

Thực Hành Quán Chiếu

Đem điều này vào trong tim:

1.     Chắc chắn là tôi sẽ chết. Sự chết không thể tránh. Thọ mạng của tôi đang ngắn dần và không thể kéo dài thêm.

2.     Khi nào tôi chết là không thể biết. Thọ mạng trong loài người là khác nhau. Những nguyên nhân của sự chết là nhiều, và những nguyên nhân của sự sống là tương đối  ít. Thân thể là mong manh.

3.     Vào lúc chết không gì có thể giúp ngoại trừ thái độ chuyển hóa của tôi. Bạn bè sẽ không giúp ích được gì. Sự giàu có của tôi sẽ không lợi ích gì, và thân thể của tôi không giúp ích gì.

4.     Tất cả chúng ta ở trong cùng hoàn cảnh hiểm nghèo, cho nên không có gì để tranh cải và đấu đá hay lãng phí tất cả năng lượng tinh thần và thân thể trong việc tích lũy tiền bạn và tài sản.

5.     Bây giờ tôi nên thực hành để giảm thiểu sự dính mắc vào những thị hiếu đam mê.

6.     Từ chiều sâu của trái tim tôi thì tôi nên tìm cách vượt thoát vòng luân hồi của khổ đau bị dẫn đến bởi nhận thức sai về vô thường là thường.

VÔ THƯỜNG VI TẾ

Những chất làm nên những vật hữu hình chung quanh chúng ta tan rả từng giây phút; tương tự thế, thức nội tại mà với nó chúng ta quán sát những vật hữu hình bên ngoài cũng tan rả từng giây phút.  Đây là bản chất của tính vô thường vi tế. Các nhà vật lý không xem hiện tướng của một vật hữu hình cụ thể là đương nhiên chẳng hạn như một chiếc bàn: thay vì thế họ nhìn vào những sự thay đổi trong những yếu tố nhỏ hơn của nó.

Sự hạnh phúc thông thường giống như một giọt sương trên đầu ngọn cỏ, sẽ biến mất rất nhanh chóng. Nó tan biến cho thấy rằng nó là vô thường và ở dưới sự khống chế của những năng lực, nguyên nhân, và điều kiện khác. Sự tan biến của nó cũng cho thấy rằng không có cách nào để làm cho mọi thứ chân thật; bất chấp bạn làm gì trong phạm vi của thế giới luân hồi, thì bạn cũng không thể vượt qua phạm vi của khổ đau. Bằng việc thấy rằng bản chất chân thật của mọi thứ là vô thường, thì bạn sẽ không bị sốc bởi thay đổi khi nó xảy ra, ngay cả bởi sự chết.

Thực Hành Quán Chiếu

Lưu tâm:

1.     Tâm, thân, tài sản, và sự sống của tôi là vô thường đơn giản bởi vì chúng được sản sinh bởi những nguyên nhân và điều kiện.

2.     Chính những nguyên sinh ra tâm, thân, tài sản, và sự sống của tôi cũng làm chúng tan rả từng giây phút.

3.     Sự thật rằng mọi thứ có một bản chất vô thường cho thấy rằng chúng không ở dưới năng lực của chính chúng; chúng biểu hiện chức năng dưới sự ảnh hưởng bên ngoài.

4.     Bằng việc hiểu sai lầm những sự tan rả từng giây phút là điều gì đó không thay đổi, tôi tự đem sự đau đớn lên cũng như những người khác.

5.     Từ chiều sâu của trái tim tôi thì tôi nên tìm cách để vượt khỏi vòng lẩn quẩn khổ đau gây ra bởi việc hiểu sai lầm sự vô thường là thường.

MỞ RỘNG ĐIỀU  NÀY ĐẾN NHỮNG NGƯỜI KHÁC

Vì thái độ của chúng ta về thường và tự yêu mến là những gì phá hoại tất cả chúng ta, cho nên thiền quán kết quả nhất là về vô thường và tính không của sự tồn tại cố hữu về một mặt và, về từ ái và bi mẫn ở mặt khác. Đây là tại sao Đức Phật đã nhấn mạnh rằng hai cánh của con chim để Giác Ngộ là từ bi và tuệ trí.

Việc suy luận từ kinh nghiệm của chính bạn của việc không nhận ra tính vô thường cho những gì thật sự là, thì bạn có thể đánh giá đúng vấn đề tại sao những chúng sinh khác lang thang trong những hình thức vô hạn của cõi sinh tử luân hồi bằng việc nhận thức sai lầm giống như vậy. Quán chiếu sự khổ đau không thể tưởng tượng nổi và sự tương tự của chúng đối với bạn trong việc muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. Qua vô lượng kiếp sống, họ từng là bạn bè thân thiết nhất của bạn, đem đến cho bạn sự tử tế ân cần, là thứ làm cho họ thân mật. Việc thấy rằng bạn có trách nhiệm để giúp họ có hạnh phúc và giúp họ thoát khỏi khổ đau sẽ xây dựng từ từ  đại từ và đại bi.

Đôi khi, khi tôi đang thăm một thành phố lớn, ở trên một tầng cao của khách sạn. Tôi nhìn xuống sự giao thông, hàng trăm, hàng nghìn xe cộ chạy tới chạy lui, và quán chiếu rằng, mặc dù tất cả những chúng sinh này là vô thường, họ đang nghĩ, "tôi muốn hạnh phúc," "tôi phải làm nghề này," "tôi phải kiếm tiền," "tôi phải làm việc này." Họ đang sai lầm với việc tưởng tượng chính họ là thường còn. Tư tưởng này kích thích lòng bi mẫn của tôi.

Thực Hành Thiền Quán

Đem một người thân vào tâm và lưu tâm với cảm giác sau:

1.     Thân, tâm, tài sản, và sự sống của người này là vô thường bởi vì họ được sinh ra bởi những nguyên nhân và điều kiện.

2.     Cùng những nguyên nhân sinh ra thân, tâm, tài sản, và sự sống của người này cũng làm chúng tan rả từng giây phút.

3.     Sự kiện rằng mọi tứ có một bản chất vô thường cho thấy rằng chúng không ở dưới năng lực của chính chúng, chúng biểu hiện chức năng dưới sự ảnh hưởng bên ngoài.

4.     Bằng việc hiểu sai lầm những gì tan rả từng giây phút là những gì không thay đổi, người này tự đem đau đớn lên cho chính người ấy cũng như những người khác.

Bây giờ trau dồi ba trình độ của từ ái:

1.     Người này muốn hạnh phúc nhưng bị lấy mất đi. Thật dễ thương làm sao nếu người ấy thấm đẫm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh phúc.

2.     Người này muốn hạnh phúc nhưng bị lấy mất đi. Nguyện cho người này được thấm đẫm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh phúc.

3.     Người này muốn hạnh phúc nhưng bị lấy mất đi. Tôi sẽ làm bất cứ điều gì mà tôi có thể  làm để giúp ngời này thấm đẫm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh phúc.

Bây giờ trau dồi ba trình độ của bi mẫn:

1.     Người này muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, tuy thế lại khốn đốn với nổi đau kinh khiếp. Nếu người này có thể thoát khỏi khổ đau và những nguyên nhân khổ đau.

2.     Người này muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, tuy thế lại khốn đốn với nổi đau kinh khiếp. Nguyện cho người này được thoát khỏi khổ đau và những nguyên nhân khổ đau!

3.     Người này muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, tuy thế lại khốn đốn với nổi đau kinh khiếp. Tôi sẽ giúp người này thoát khỏi khổ đau và tất cả những nguyên nhân của khổ đau.

Bây giờ trau dồi chí nguyện hoàn toàn:

1.     Sinh tử luân hồi là một tiến trình bị sai khiến bởi si mê.

2.     Do thế, thật thực tiển cho tôi hành động để đạt đến Giác Ngộ và để giúp người khác được giống như vậy.

3.     Ngay cả  nếu tôi phải làm việc ấy một mình, thì tôi cũng sẽ giải thoát tất cả chúng sinh khỏi khổ đau và những nguyên nhân của khổ đau, và đem tất cả chúng sinh vào trong hạnh phúc cùng những nguyên nhân của nó.

Từng người một, hãy đem vào tâm từng chúng sinh - trước nhất là những người thân, rồi những người trung tính, và rồi đến những kẻ thù, bắt đầu với người ít ghét bỏ nhất - và lập lại những sự quán chiếu này với họ. Nó có thể cần đến hàng tháng, hàng năm, nhưng lợi ích sẽ là bao la.


23

Hòa Nhập Trong Từ Ái Cứu Kính

Giáo thuyết vĩ đại là không đủ,
Con người phải có một thái độ rộng rãi.
- CHÂM NGÔN TÂY TẠNG

Bây giờ chúng ta đến trình độ thậm thâm nhất của từ ái và bi mẫn, trình độ này có thể bởi kiến thức về tính không của sự tồn tại cố hữu. Nguyệt Xứng nêu ra trong cách này:

Tôi dâng cúng lòng cung kính để yêu thương quan tâm xem những chúng sanh luân hồi như tánh không của sự tồn tại cố hữu mặc dù chúng hiện hữu như tồn tại một cách cố hữu, giống như việc quán chiếu ánh trăng trong nước.

Sự quán chiếu ánh trăng trong nước trong suốt, tĩnh lặng xuất hiện là một ánh trăng với mọi khía cạnh nhưng không phải là ánh trăng trong bất cứ sự quan tâm nào với ánh trăng thật sự trên bầu trời. Sự tưởng tượng này biểu tượng sự xuất hiện của cái "tôi" và tất cả những hiện tượng khác giống như chúng tồn tại một cách cố hữu: dù cho sự xuất hiện để tồn tại trong trong chính chúng, nhưng chúng là trống rỗng vậy, chúng là những sản phẩm nào của đó . Giống như người nào đó hiểu sai sự phản chiếu của ánh trăng với mặt trăng, chúng ta hiểu sai sự xuất hiện của cái ''tôi'' và những hiện tượng khác với những thứ tồn tại trong chính chúng.

Quý vị có thể dùng ẩn dụ này như một cách để phát triển tuệ giác vào trong vấn đề chúng ta không nhất thiết phải bị cuốn vào trong những khổ đau bằng việc chấp nhận những hiện tướng sai lạc, do thế biến thành nạn nhân của tham dục và thù hận và tất cả những hành vi xuất phát từ chúng, tích lũy nghiệp chướng, và bị sanh mãi trong vòng đau khổ. Tuệ giác này sẽ kích thích lòng từ ái và bi mẫn thậm thâm bởi vì quý vị sẽ thấy một cách sinh động vấn đề tất cả những thứ này không cần thiết như thế nào.

Ở đây, chúng sanh được thấy không chỉ đau khổ trong sáu cõi luân hồi giống như một chiếc thùng trong cái giếng, và bị nhào nặn trong vô thường nhấp nhoáng như sự phản chiếu lung linh, nhưng cũng như đối tượng đối với vô minh si ám đi cùng với hiện tướng sai lầm của sự tồn tại cố hữu. Với tuệ giác này sáng sủa trong tâm thức quý vị, đại từ và đại bi sinh khởi trong bạn cho tất cả chúng sanh; bạn cảm thấy gần gũi với họ bởi vì họ muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau giống như bạn, và bạn cảm thấy tác động với việc họ đã từng là những người bạn thân thiết nhất của quý vị trải qua vô lượng kiếp sống, nuôi dưỡng quý vị với lòng ân cần tử tế của họ.

Để có được lối vào cho chiều sâu này của từ ái và bi mẫn, trước nhất cần thấu hiểu rằng tự chính quý vị và những chúng sanh khác đều là trống rỗng sự tồn tại cố hữu. Do thế, chúng ta hãy ôn lại những bước cho việc nhận ra bản chất tối hậu của cái "tôi".

Thiền tập quán chiếu

1.     Như quý vị đã làm trước đây, đem mục tiêu lý luận của quý vị, cái "tôi" tồn tại cố hữu, được nhắc nhở bằng việc nhớ lại hay tưởng tượng một thí dụ khi quý vị tin tưởng một cách mạnh mẽ vào trong ấy.
2.     Chú ý sự si mê đã thêm vào (hay chồng thêm vào) sự tồn tại cố hữu, và nhận diện nó.
3.     Đặt sự nhấn mạnh vào việc quán chiếu sự kiện rằng nếu có sự tồn tại được thiết lập một cách cố hữu như vậy, thì cái "tôi" và phức hợp thân-tâm sẽ phải  hoặc là giống nhau hoặc khác nhau.
4.     Sau đó sự quán chiếu mạnh mẽ tính phi lý về sự xác định của tự ngã và thân-tâm như hoặc là giống nhau hay khác nhau, thấy và cảm nhận sự không thể có những xác định như vậy.

DUY NHẤT

·        "Tôi" và thân-tâm phải là một, một cách hoàn toàn và trong mọi cách.
·        Trong trường hợp ấy, việc thừa nhận một cái "tôi" sẽ là vô nghĩa.
·        Sẽ không thể nghĩ về "thân tôi" hay "đầu tôi" hay "tâm tôi".
·        Khi tâm và thân không tồn tại nữa, thì tự ngã cũng sẽ không tồn tại.
·        Vì tâm và thân là số nhiều, những tự ngã của một người cũng phải là số nhiều.
·        Vì "tôi" chỉ là một, tâm và thân cũng phải là một.
·        Giống như tâm và thân sinh xuất và tàn hoại, vì thế phải thừa nhận rằng cái "tôi" cũng vốn được sinh xuất và tàn hoại. Trong trường hợp này, những ảnh hưởng hỉ lạc của những hành vi đạo đức cũng như những tác động khổ đau của những hành vi phi đạo đức sẽ không đơm bông kết trái cho chúng ta, hay chúng ta sẽ trải nghiệm những ảnh hưởng của những hành vi mà chính chúng ta đã không từng làm.

DỊ BIỆT

·        "Tôi" và thân-tâm sẽ phải là hoàn toàn riêng biệt.
·        Trong trường hợp ấy, "tôi" phải có thể tìm thấy được sau khi dẹp hết thân và tâm.
·        "Tôi" sẽ không có những tính chất sinh xuất, vĩnh cửu, và suy tàn, và như vậy là ngớ ngẩn.
·        "Tôi" phải là ngớ ngẩn  để chỉ là hư ảo của sự tưởng tượng hay thường còn.
·        Một cách ngớ ngẩn, "tôi" sẽ không có bất cứ tính chất vật chất hay tinh thần nào.
·        Không thể tìm thấy một cái "tôi" như vậy, hãy quyết định một cách kiên quyết, "Không tôi cũng như không bất cứ người nào được thiết lập một cách cố hữu"
·        Kết quả: từ những chiều sâu của tim tôi, tôi nên tìm cách để vượt khỏi vòng đau khổ này đã bị đem đến cho chính tôi qua việc nhận thức sai làm những gì không tồn tại một cách cố hữu như tồn tại một cách cố hữu.

MỞ RỘNG ĐIỀU NÀY ĐẾN NHỮNG NGƯỜI KHÁC

Những thái độ tàn phá (bất thiện) là những kẻ thù nội tại của chúng ta, căn bản của mọi rắc rối. Chúng sản sinh như thế nào? Từ tham dục và thù hận, mà gốc rể của chúng là si mê. Vì những cảm xúc phiền não này chỉ tạo ra tổn hại và không bao giờ có lợi, nên chúng phải được vượt thắng. Nhằm để làm như vậy chúng ta phải đối diện với những nguyên nhân của chúng.

Tất cả những cảm xúc rắc rối xuất phát từ cảm xúc căn bản tiêu cực tàn phá, một thức si mê không biết cả con người và mọi thứ thật sự là thế nào và hiểu sai bản chất của chúng một cách năng nổ. Chúng ta nên xem những cảm xúc tiêu cực như các kẻ thù, trước nhất xác định chúng và rồi thì bắt tay vào trong những  kỷ năng để tiêu hủy chúng.

Bị lèo lái bởi những cảm xúc phiền não, chúng ta lao vào những hành vi thiết lập  những khuynh hướng phiền não chướng ngại ẩn tàng trong tâm thức. Những hành vi tiêu cực kết quả trong tái sinh vào những kiếp sống khổ đau và những hành vi tích cực kết quả tái sinh trong những kiếp sống hạnh phúc. Tuy thế, cả hai đều xuất phát từ sự vô minh mênh mang. Qua việc nhận ra một cách trực tiếp lẽ thật - tính không của sự tồn tại cố hữu, vô tự tính - và trở thành quen thuộc với nó trong thiền quán, quý vị sẽ chấm dứt việc tích lũy nghiệp báo đã đưa quý vị tái sinh trong vòng luân hồi; tái sinh sẽ đến dưới năng lực của chính quý vị chi phối nó nhằm để hổ trợ người khác một cách hiệu quả hơn.

Vì vòng luân hồi có gốc rể trong sự hiểu biết sai lầm về sự tồn tại cố hữu, cho nên cách duy nhất để thoát khỏi vòng luân hồi là việc nhận ra sự lừa dối này là gì. Mặc dù có nhiều nhân tố sản sinh ra vòng luân hồi, duy chỉ tại gốc rể của nó - si mê - nó mới có thể đáp ứng được, bởi vì đây là nguồn gốc của tất cả mọi nguyên nhân khác. Qua những sự thiền tập quán chiếu trong quyển sách này, quý vị đã học vấn đề trau dồi những phương pháp đối trị đến những nguyên nhân ấy nhằm để đặt dấu chấm hết mọi khổ đau và nguyên nhân của đau khổ. Khi quý vị tiếp thu tiến trình này, thì quý vị sẽ phát sinh một mục tiêu để đạt đến giải thoát hơn chỉ là chữ nghĩa.

Qua thực hành, mục tiêu của quý vị sẽ chuyển hóa, quý vị phát sinh một xu hướng chân thành để xa lìa vòng khổ đau, ở điểm ấy quý vị trở thành một hành giả tâm linh với năng lực tăng trưởng. Như hành giả du già Tây Tạng, Tông Khách Ba nói trong Ba Điểm Chính Yếu của Con Đường Giác Ngộ rằng, ở chỗ ấy quý vị sẽ tập trung ngày đêm cho việc đạt đến giải thoát. Quý vị nhiệt tình trong việc cứu tế. Từ chiều sâu của tâm thức, quý vị quyết định rằng nếu quý vị không đạt được giải thoát khỏi toàn bộ tiến trình luân hồi sinh tử, thì giá trị kiếp sống con người của quý vị sẽ không được trọn vẹn.

Là một con người là căn bản thuận lợi nhất cho việc đạt đến sự giải thoát khỏi vòng luân hồi cho việc sử dụng ba sự thực tập giới, định, tuệ. Sự thực tập đạo đức (giới) liên hệ đến việc kiềm chế khỏi thái độ tệ hại quá mức của thân thể, lời nói, và tâm ý. Những thái độ tiêu cực vi tế hơn được chuyển hóa qua thiền nhất tâm (định). Việc loại bỏ cuối cùng những hành vi tiêu cực được thành tựu qua việc tu tập về tuệ quán chiếu vào trong tính không của sự tồn tại cố hữu.

Khởi đầu, quý vị tu tập đạo đức (giới) bởi vì khi quý vị biểu hiện chức năng dưới sự ảnh hưởng của những cảm xúc phiền não thô, thái độ của thân thể và lời nói trở hành thô tháo, tự tổn hại chính mình và người khác. Hành động đạo đức liên hệ đến kiểm soát và điều khiển những hành vi thô thiển này vì thế chúng không thể biểu hiện: tuy nhiên, sự thực tập đạo đức không thể tẩy xóa những cảm xúc phiền não. Và chỉ khi những cảm xúc loại bỏ hoàn toàn thì quý vị mới có thể đạt đến giải thoát.

Đây là tiến trình mà quý vị phải chịu đựng một khi quý vị thấu hiểu cảnh ngộ của quý vị trong vòng luân hồi.

1.     Thứ nhất, rèn luyện trong việc nhận ra quy mô của khổ đau trong kiếp sống này.
2.     Sau đó, hãy phát sinh sự chán ghét vòng khổ đau luẩn quẩn từ kiếp này đến kiếp khác, gọi là "vòng luân hồi", và rèn luyện trong đạo đức (giới), thiền định (định), và tuệ.
3.     Cuối cùng, qua việc hoàn thành những thực hành này, quý vị có thể thành tựu thể trạng giải thoát khỏi vòng luân hồi mà trong ấy khổ đau đã được hoàn toàn tận diệt.

Trong cách này, quý vị có thể đạt đến giải thoát, nhưng ngay cả như vậy mục tiêu của quý vị sẽ không đạt được trọn vẹn. Quý vị chưa vượt thắng chướng ngại chính để hoàn thành năng lực cứu hộ người khác là: xu hướng sót lại trong tâm thức bởi si mê về tính bản nhiên thật sự của con người và mọi thứ (sở tri chướng). Mặc dù chính tự si mê đã được vượt thắng, nhưng xu hướng phiền não tiềm tàng trong tâm thức, hạn chế nó biết tất cả mọi thứ có thể biết.

Trong khi quý vị ở trong thể trạng này, ngay cả nếu quý vị cố gắng để hổ trợ người khác, không gì hơn là một chút lợi ích có thể được hoàn tất. Mặc dù không nghi ngờ gì lợi lạc để đạt đến giải thoát khỏi vòng luân hồi, trong dạng thức phẩm chất của tâm, nhưng quan điểm của quý vị vẫn liên hệ một cách chính yếu với lợi ích của riêng bản thân quý vị. Trong hình thức tiến trình của chính quý vị, tiến trình vượt thắng những chướng ngại và thực chứng những thể trạng cao cấp vẫn chưa được hoàn thành: quý vị vẫn đang ở trong một hình thức của một sự hòa bình cô tịch.

Thật quan trọng để không trở thành có khuynh hướng đối với sự hòa bình cô tịch - vì qua đơn thuần với xu hướng giải thoát vì lợi ích cho riêng quý vị - thì quý vị sẽ kéo dài tiến trình của việc đạt đến sự Giác Ngộ vị tha hướng đến lợi ích của người khác - mục tiêu cứu kính. Bằng việc chăm sóc chính yếu cho chính mình, quý vị nuôi dưỡng một thái độ vị kỷ, và thái độ này là rất khó để chiến thắng sau này, khi quý vị tu tập trong đại từ và đại bi. Do thế, thật rất quan trọng là ngay từ lúc đầu không hoàn toàn đầu tư sức mạnh của tâm thức trong lợi ích của riêng mình.

Bằng việc thấu hiểu tính không, quý vị nhận ra rằng thật có thể phá vở và thoát khỏi cái bẩy của chính quý vị trong vòng luân hồi, chính là điều làm vững chắc quyết tâm xa lìa vòng sinh tử: khi quý vị thấu hiểu rằng khổ đau của người khác cũng bị gây ra bởi si mê, thì quý vị nhận ra rằng họ thật có thể tự thoát khỏi tất cả mọi khổ đau, điều này làm tăng cường quyết tâm của quý vị để giúp đở người khác. Trong cách này, tuệ giác làm cho từ ái và bi mẫn thành những biểu hiện thực tiển của sự thông hiểu thậm thâm. Như Đức Phật nói, "Lòng từ bi của Đức Phật vì chúng sinh được phát sinh qua quán chiếu, 'Trong khi tất cả mọi hiện tượng là trống rỗng, nhưng chúng sinh lại bám lấy những quan điểm tồn tại cố hữu.'"

Thấu hiểu rằng tất cả chúng sinh là trống rỗng sự tồn tại cố hữu, quý vị sẽ phát triển thậm chí lòng từ ái và bi mẫn thậm thâm hơn bằng việc thấy mối quan hệ hữu cơ giữa các thành phần và tổng thể một cách toàn diện, vấn đề chúng sinh tự đem đến khổ đau cho chính họ như thế nào qua si mê trong tính bản nhiên của con người và những hiện tượng khác. Thực chứng tính không của sự tồn tại cố hữu sẽ mở ra con đường để tăng trưởng từ ái và bi mẫn. Việc thấu hiểu tính bản nhiên cứu kính của con người và hiện tượng kêu gọi quan tâm đến những chúng sinh giới hạn những người giống như quý vị trong việc muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, những kẻ đã trải qua vô lượng kiếp sống đã từng là những người bạn thân nhất của quý vị, ban cho quý vị lòng ân cần tử tế. Từ ý nghĩa thân mật này phối hợp với tri thức của vấn đề tại sao họ lại khổ đau mãi trong vòng đau khổ qua tái sinh, thì quý vị đánh thức sự quan tâm đầy năng lực cho sự cát tường của họ.

Thiền quán phản chiếu

Đem một người thân đến tâm thức và, trong khi nhớ lại tiến trình tự tàn hoại của vòng luân hồi, quan tâm những điều sau đây:

1.     Giống như tôi, người này lạc lối trong một đại dương hiểu lầm về cái "tôi" như sự tồn tại cố hữu, được nuôi dưỡng bởi dòng sông khổng lồ của si mê thấu hiểu sai tâm thức và thân thể là tồn tại cố hữu và bị khuấy động bởi nhừng làn gió của những tư tưởng và hành động phiền não ẩn tàng.
2.     Giống như người nào đấy nhận lầm ánh trăng trong nước như chính mặt trăng, người này nhận lầm hiện tướng của cái "tôi" và những hiện tượng khác như là chúng tồn tại từ phía chính chúng.
3.     Bằng việc chấp nhận hiện tướng sai lầm này, người này bất lực bị đưa vào trong tham dục và thù hận, tích tập nghiệp chướng và bị sinh ra hết lần này đến lần khác trong vòng đau khổ.
4.     Qua tiến trình này, người này đem những khổ đau không cần thiết cho chính người ấy cũng như những người khác.

Bây giờ trau dồi ba trình độ của từ ái:

1.     Người này muốn hạnh phúc nhưng bị lấy mất đi. Thật dễ thương làm sao nếu người ấy có thể được thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh phúc.
2.     Người này muốn hạnh phúc nhưng bị lấy mất đi. Nguyện cho người ấy được thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh phúc.
3.     Người này muốn hạnh phúc nhưng bị lấy mất đi. Tôi sẽ làm bất cứ điều gì tôi có thể làm để giúp cho người này được thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh phúc.

Bây giờ trau dồi ba trình độ của bi mẫn:

1.     Người này muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, tuy thế lại bị đưa vào khổ đau kinh khủng. Giá mà người này cuối cùng có thể thoát khỏi khổ đau và những nguyên nhân của đau khổ!
2.     Người này muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, tuy thế bị đưa vào khổ đau khủng khiếp. Nguyện cho người này được thoát khỏi khổ đau và những nguyên nhân của đau khổ!
3.     Người này muốn hạnh phúc và không muốn đau khổ, tuy thế lại bị đưa vào khổ đau kinh khủng. Tôi sẽ giúp người này thoát khỏi khổ đau và tất cả các nguyên nhân của đau khổ!

Bây giờ trau dồi chí nguyện tròn vẹn:

1.     Luân hồi là một tiến trình bị lèo lái bởi si mê.
2.     Do thế, thật thực tiển để tôi hành động đạt đến Giác Ngộ và để giúp người khác giống như vậy.
3.     Ngay cả nếu tôi phải làm việc này đơn độc, thì tôi cũng sẽ giải thoát tất cả mọi chúng sinh khỏi khổ đau và các nguyên nhân của đau khổ, và đưa chúng sinh vào trong hạnh phúc và các nguyên nhân của nó.

Từng người một, đem vào trong tâm thức cá nhân các chúng sinh - trước tiên là những người thân, sau đó là người trung tính, và rồi thì những kẻ thù, bắt đầu với những người ít khó chịu nhất - và lập lại những sự quán chiếu này với họ. Việc này sẽ cần hàng tháng, hàng năm, nhưng lợi ích của sự thực hành này sẽ là to lớn lạ thường.

TÁC DỤNG CỦA ĐẠI TỪ VÀ ĐẠI BI

Tự nguyện làm quen với thái độ này,tự tiếp nhận gánh nặng cho việc bảo vệ tất cả chúng sinh khỏi tất cả mọi vấn nạn: thực hành lập đi lập lại và với sự phân tích thông thường. Lòng thấu cảm của quý vị sẽ to lớn vô cùng đến nổi nó sẽ thấm nhuần toàn bộ con người của quý vị. Không tham muốn bất cứ phần thưởng nào, mục tiêu của quý vị sẽ chỉ là sự phát triển của người khác, không bao giờ chán nản hay ngã lòng trong nhiệm vụ của quý vị.

***

Ẩn Tâm Lộ, Tuesday, July 14, 2015

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Tánh Không Và Quy Y


 Một cách lý tưởng, thế thì một sự thấu hiểu về tánh không là quan trọng khi quy y tam bảo. Thí dụ, khi chúng ta nói, "Tôi quy y Phật", thuật ngữ Phật (Buddha) trong Phạn ngữ có hai ý nghĩa khác biệt. Nó có thể có nghĩa là tẩy sạch những sai lầm hay nhiễm ô, nhưng nó cũng gợi ý sự nẩy nở, phát triển như những cánh  hoa sen nở ra. Trong Tạng ngữ, hai khía cạnh này được phối hợp, và thuật ngữ kết hợp được đọc là sang gyay (sangs rgyas). Sang (sangs) có nghĩa là "tỉnh thức" hay "được tẩy sạch", trong khi gyay (rgyas) có nghĩa là ''nở ra" hay "phát triển". Giống như thế, Phạn ngữ cho Giác Ngộ, bodhi hay bồ đề, được dịch sang Tạng ngữ như jang chup (byang chub), một lần nữa lại có cả nghĩa của thuật ngữ được hình thành như một đơn ngữ kết hợp[1].  

Ở trình độ của Quả Phật sự tẩy sạch hoàn toàn tất cả những nhiễm ô và sự toàn hảo tất cả những phẩm chất Giác Ngộ là đồng thời, nhưng cùng với cung cách, nó là một tiến trình của việc tẩy trừ những chướng ngại. Đây là bởi vì phẩm chất tinh thần Giác Ngộ của Đức Phật, cung cách lĩnh hội của Đức Phật về thế gian, là - trong một ý nghĩa - được trình bày một cách tự nhiên trong tâm thức chúng ta. Nó không phải là điều gì mới mà chúng ta cần tạo lại lần nữa. Sự thực hành con đường tu tập liên hệ việc tẩy trừ những chướng ngại làm mờ mịt sự biểu hiện năng lực tự nhiên của chúng ta để biết mọi thứ như chúng là. Cho đến khi mà những chướng ngại vẫn còn, chúng làm vẫn đục tâm thức và ngăn ngừa sự nhận thức phẩm chất tự nhiên của  nó. Do thế, trong sang gyay, Tạng ngữ cho Phật đà (Buddha), âm sang - "tẩy sạch" - được đặt trước và gyay - "phát triển" - đến tiếp thứ hai.

Vấn đề là để thật sự biết quy y có ý nghĩa gì, quý vị cần thấu hiểu đối tượng của quy y; điều xét cho cùng đòi hỏi sự thấu hiểu giáo lý tánh không. Quý vị phải thấu hiểu Quả Phật thật sự có ý nghĩa là gì và vấn đề nó được định nghĩa trong dạng thức tan biến tất cả nhiễm ô trong tự bản chất của tâm thức là thế nào. Không có điều này, quý vị sẽ không thấu hiểu Giác Ngộ và sự vắng mặt của niết bàn và luân hồi, liên quan đến căn bản tự nhiên của chính tâm thức là như thế nào. Vì thế sự thấu hiểu tánh không là thiết yếu.

Giống  như thế, khi chúng ta nói, "Tôi quy y Pháp", Phạn ngữ Pháp (dharma) có nghĩa là điều gì đấy thủ hộ hay bảo hộ quý vị. Để thấu hiểu điều này một cách trọn vẹn, quý vị phải thấu hiểu tánh không. Và khi quý vị quy Tăng, cộng đồng tâm linh (sangha), Tạng ngữ của sangha có nghĩa là những ai hướng tới tinh hoa. Vì tinh hoa ở đây có nghĩa là sự ngừng dứt chân thật (diệt đế), cho nên quý vị phải thấu hiểu sự ngừng dứt chân thật và tánh không nhằm để lãnh hội trân bảo thứ ba như một đối tượng để quy y.

Trước khi quý vị thật sự quy y tam bảo, quý vị cũng phải thấu hiểu nghiệp chướng, mối quan hệ của hành động và hiệu quả. Vì mục đích này, quý vị phải thấu hiểu nhân quả bởi vì những hoạt động của nghiệp chướng là một thí dụ của nhân quả; nghiệp là bộ phận của một loại rất đặc thù của mối quan hệ nhân quả. Nghiệp theo nghĩa nghĩa đen là "hành động", nhưng khi thuật ngữ được sử dụng trong Phật Giáo, hành động nghiệp phải là tác nhân với một khuynh hướng. Nhân quả nghiệp báo là một tiến trình mà trong ấy những hành vi được định trước sẽ tạo ra một chuỗi hiệu quả. Một cách chính yếu, ở đây chúng ta được liên kết với những hành vi làm sinh khởi những trải nghiệm của đau đớn và vui sướng, hạnh phúc và khổ não. Những trải nghiệm này là những hiện tượng tinh thần, thế nên những nguyên nhân chính của chúng cũng phải là tinh thần. Thuật ngữ "nghiệp" (karma), thế thì, một cách đặc thù liên hệ đến một nhân tố phối hợp với thể trạng tinh thần của một người đang hành động. Trong các trường phái Phật Giáo, Tỳ Bà Sa và Cụ Duyên Tông đôi khi cũng xem chính những  hành vi thân thể như nghiệp, nhưng những trường phái khác xem nghiệp một cách chính yếu như một nhân tố tinh thần.

Ẩn Tâm Lộ ngày Tuesday, June 17, 2014




[1] Byang có nghĩa là "tịnh hóa" và chub có nghĩa là "lĩnh hội" hay "sự thực chứng hoàn thiện"