Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018

ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ (16)


Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

Như một người anh em tôi có chí nguyện muốn cho mọi người biết rằng tất cả chúng ta cùng sở hữu những hạt giống của từ ái và bi mẫn.
As a human brother I'm committed to letting people know that we all possess the seeds of love and compassion.
Dùng những ngôn ngữ cay nghiệt phản chiếu tâm hồn hẹp hòi – để hạnh phúc và vui sướng chúng ta cần bè bạn. Tình bạn căn cứ trên lòng tin và đối xử với nhau một cách ân cần.
Using harsh words reflects narrow-mindedness—to be happy and joyful we need friends. Friendship is based on trust and treating others kindly
Giống như việc bảo vệ sức khỏe bằng việc quán sát vệ sinh thân thể, bằng việc giải quyết các cảm xúc tiêu cực một cách thiện nghệ thì chúng ta sẽ đạt được sự vệ sinh cảm xúc.
Just as we protect our health by observing physical hygiene, by tackling our destructive emotions with skill we’ll achieve emotional hygiene
Quý vị có thể kiểm soát con người một cách vật chất bằng sức mạnh, nhưng quý vị không thể thay đổi trái tim và tâm hồn của họ - điều đó đòi hỏi lòng tin và sự hữu  nghị.
You may control people physically by force, but you won’t change their hearts and minds—that requires trust and friendship.
Bằng việc học hỏi để nhiệt tình hơn, chúng ta có thể tạo nên một thế giới từ bi yêu thương hơn.
By learning to be more warm-hearted we can create a more compassionate world.
Khi tôi nghe các nhà khoa học nói rằng họ có bằng chứng rằng bản chất con người là bi mẫn thương cảm, tôi  nghĩ, ‘Có hy vọng thật sự.’
When I heard scientists say they had evidence that basic human nature is compassionate, I thought, 'There’s real hope.'
Phẩm chất tốt đẹp nội tại, lòng nhiệt tình, và yêu thương, là những gì mang đến sự hòa bình của tâm hồn.
Inner beauty, warm-heartedness and compassion, is what brings about peace of mind.
Sợ hãi và nghi ngờ làm chúng ta không thể sống với nhau. Chúng ta phải trau dồi lòng nhiệt tình.
Fear and suspicion won’t help us live together. We have to cultivate warm-heartedness.
Tâm chúng ta càng bi mẫn thương cảm, thì chúng ta càng có thể hướng dẫn đời sống chúng ta trong sáng, trung thực, chân thật, không có gì phải dấu diếm.
The more compassionate our mind, the more we’ll be able to lead our lives transparently, honestly, truthfully, with nothing to hide.
Nếu chúng ta thật sự thấy người khác như anh chị em, thì không có cơ sở cho việc chia cách, lừa dối và bóc lột trong chúng ta.
If we were really to see one another as brothers and sisters, there would be no basis for division, cheating and exploitation among us.
Con người với thân thể nhìn vô cùng hấp dẫn, nhưng phẩm chất tốt đẹp nội tại là một căn bản quan trọng và mạnh mẽ hơn cho những mối quan hệ bền lâu.
People go to great lengths to look physically attractive, but inner beauty is a more important and stronger basis for lasting relationships.
Hòa bình không đến chỉ qua cầu nguyện mà thôi, nó đòi hỏi chúng ta thực hiện hành động. Mục tiêu của chúng ta nên là một thế giới phi quân sự hóa.
Peace doesn’t come from prayer alone, it requires us to take action. Our goal should be a demilitarized world.
Như những tạo vật xã hội, chúng ta cần bạn bè và điều hấp dẫn họ chính là lòng tin. Và lòng tin lớn mạnh khi chúng ta biểu lộ sự quan tâm thật sự cho sự cát tường của người khác.
As social animals we need friends and what attracts them is trust. And trust grows when we show real concern for others’ well-being.
Dù bất cứ niềm tin tôn giáo của chúng ta là gì đi nữa thì việc biểu lộ lòng từ ái yêu mến là cách tốt nhất để mang đến niềm hòa bình nội tại.
Whatever our religious faith, showing others loving kindness is the best way to bring about inner peace.
Điều chúng ta cần ngày nay là những giá trị phổ quát không căn cứ trên tín ngưỡng mà qua những khám phá khoa học, kinh nghiệm thông thường và cảm nhận chung.
What we need today are universal values based not on faith but on scientific findings, common experience and common sense.
Tín đồ tôn giáo cầu nguyện cho hòa bình, nhưng chỉ cầu nguyện mà thôi thì không đủ, điều mang đến hòa bình trên thế giới là việc mọi người trau dồi sự hòa bình của tâm.
Religious people pray for peace, but prayer alone is not enough, what will bring peace in the world is people cultivating peace of mind
Tôi chỉ là một con người, nhưng tôi tin mỗi chúng ta có một trách nhiệm để đóng góp cho một loài người hạnh phúc hơn.
I’m just one human being, but I believe each one of us has a responsibility to contribute to a happier humanity.
Người có tôn giáo cầu nguyện cho hòa bình, nhưng chỉ cầu nguyện mà thôi thì không đủ, điều sẽ mang đến hòa bình trên thế giới là những con người trau dồi niềm hòa bình của tâm thức.
Religious people pray for peace, but prayer alone is not enough, what will bring peace in the world is people cultivating peace of mind.
Tôi tin rằng lớp trẻ ngày nay có thể thành tựu một thế giới hòa bình hơn nếu họ trau dồi lòng nhiệt tình và niềm hòa bình nội tại.
I’m convinced that today’s young people can achieve a more peaceful world if they cultivate warm-heartedness and inner peace.
Bi mẫn thương cảm là cốt lõi của đời sống tâm linh – để thành công trong việc thực hành từ ái và bi mẫn, thì nhẫn nhục và bao dung không là thể thiếu được.
Compassion is the essence of a spiritual life—to be successful in practicing love and compassion, patience and tolerance are indispensable.
Bi mẫn thương cảm mang đến hòa bình nội tại và bất cứ điều gì khác đang diễn ra, niềm hòa bình ấy của tâm thức cho phép chúng ta thấy toàn bộ cục diện một cách rõ ràng hơn.
Compassion brings inner peace and whatever else is going on, that peace of mind allows us to see the whole picture more clearly.
Tất cả chúng ta muốn sống một đời sống hạnh phúc, đó vốn là quyền của chúng ta, và chìa khóa để làm như vậy là việc phát triển lòng bi mẫn thương cảm cho những người khác.
We all want to live a happy life, which is our right, and the key to doing so is developing compassion for others.
Chúng ta cần phát triển hệ thống giáo dục hiện tại bằng việc giới thiệu những chỉ  đạo theo các cung cách để trau dồi những cảm xúc tích cực như lòng nhiệt tình.
We need to improve the current education system by introducing instructions on ways to cultivate positive emotions like warm-heartedness.
Việc sử dụng then chốt nhất của tri thức và giáo dục là để thấu hiểu tầm quan trọng của việc phát triển một trái tim tốt lành.
The most crucial use of knowledge and education is to understand the importance of developing a good heart.
Thay đổi thế giới luôn luôn bắt đầu với một cá nhân, người chia sẻ những gì đã học và trao truyền nó đến những người khác.
Change in the world always begins with an individual who shares what he or she has learned and passes it on to others.
Việc sử dụng sức mạnh có thể khống chế con người một cách vật lý, nhưng nó sẽ không thay đổi trái tim và tâm thức của họ. Quý vị chỉ có thể làm việc đó trên căn bản của lòng tin và hữu nghị.
The use of force may control people physically, but it won’t change their hearts and minds. You can only do that on the basis of trust and friendship.
Sân hận và công kích đôi khi dường như là phòng vệ vì chúng mang đến năng lượng để chống đở trong một hoàn cảnh đặc thù, nhưng năng lượng ấy là mù quáng. Nó đánh mất một tâm thức tĩnh lặng để có thể xem xét các vấn đề từ những khía cạnh và nhận định khác nhau.
Anger and aggression sometimes seem to be protective because they bring energy to bear on a particular situation, but that energy is blind. It takes a calm mind to be able to consider things from different angles and points of view.
Tôi không thích hình thức. Không có hình thức khi chúng ta sinh ra và khi chúng ta chết. Trong khoảng thời gian của sự sống thì chúng ta nên đối xử với nhau như những anh chị em vì tất cả chúng ta đều muốn sống một đời sống hạnh phúc. Đây là mục tiêu chung và là quyền lợi của chúng ta.
I don’t like formality. There’s no formality when we’re born and none when we die. In between we should treat each other as brothers and sisters because we all want to live a happy life. This is our common purpose and our right.



TUỆ TRÍ CỔ XƯA VÀ TƯ TƯỞNG HIỆN ĐẠI




Nguyên tác: Ancient Wisdom and Modern Thought
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Mumbai 2011
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

Tôi thật sự cảm thấy vinh dự lớn để nói chuyện với quý vị. Đặc biệt tại trường đại học, vì đây là trường Đại học Bombay rất nổi tiếng. Tôi luôn cảm thấy vui mừng khi gặp gở với các sinh viên. Tôi tin rằng thế hệ trẻ hơn – những người tuổi dưới 30 hay là 20 – là thế hệ thật sự của thế kỷ này, thế hệ có thể tạo nên một tình trạng mới cho thế giới này một lần nữa. Thời gian luôn luôn chuyển dịch – không một năng lực nào có thể làm nó dừng lại. Nhưng rồi thì, những gì chúng ta có thể làm là sử dụng thời gian một cách thích đáng. Tôi nghĩ rằng, ở cấp độ toàn cầu, thế hệ thuộc thế kỷ 21 là thế hệ chính có trách nhiệm để tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn.

Trong thế kỷ 20, dĩ nhiên, những thành tựu vĩ đại đã được tạo ra trong lãnh vực kỷ thuật và trong khoa học. Tuy thế, thế kỷ ấy cũng trở thành thế kỷ của máu đổ và bạo động. Và từ Thế Chiến Thứ 2, có sự sợ hãi liên tục, đặc biệt trong những quốc gia Âu châu. Mặc dù có hòa bình rõ ràng ở đấy, nhưng bên dưới có sự sợ hãi liên tục, điều gì đó tôi đã chú ý thấy trong một chuyến viếng thăm vùng biên giới Tây Đức.

Tất cả những thứ này là của cùng thế giới loài người, nhưng do bởi kỷ thuật, một số trong chúng ta đạt được năng lực tàn phá kinh khiếp. Đôi khi tôi thật sự cảm thấy rằng trí thông minh kỳ diệu của con người đôi khi bị sử dụng cho những mục đích sai lạc. Thế nào đi nữa, vì chúng ta đã học hỏi từ những hoàn cảnh bất hạnh như vậy trong thế kỷ trước, bây giờ thế hệ trẻ phải có tầm nhìn xa để tạo ra một thế giới khác. Hòa bình thế giới có nghĩa là một thế giới của hòa bình, và hòa bình không đến từ bầu trời, hay qua giấy mực; hòa bình phải đến qua hòa bình bên trong. Như tôi đã đề cập trước đây, đôi khi những vũ khí nguyên tử này hành động như một trở ngại. Chúng có thể đem đến một sự hòa bình bề ngoài, nhưng chỉ bởi vì sợ hãi. Đó không phải là một nền hòa bình chân thành. Bây giờ câu hỏi là chúng ta phát triển niềm hòa bình nội tại như thế nào?

Hòa bình nội tại bằng thuốc men? Không. Thuốc giảm đau, có thể, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn. Hay ma túy? Không. Rồi thì, sự giảng huấn có thể mang đến hòa bình nội tại chứ? Xét cho cùng, không chắc lắm. Một số những người tạo ra rắc rối thật sự - như não bộ của họ được quan tâm đến – là rất thông minh, rất trí thức. Nhưng họ sử dụng não bộ của họ trong một cung cách tiêu cực. Thế nên tôi rất nhiệt tình gặp gở với thế hệ trẻ hơn trong những khu vực khác nhau của thế giới. Khi tôi gặp những người Ấn Độ trẻ, công cộng Ấn Độ, tôi có một cảm giác xúc động nào đó. Thật sự, từ khi Phật giáo đến Tây Tạng, sau đó toàn bộ nền văn minh Tây Tạng đã được phong phú và phát triển hơn nhiều lắm. Do vậy, lúc ngài Morarji Desai lãnh chức thủ tướng, như thông thường, tôi đã viết thư chúc mừng. Và rồi trong thư trả lời, Morarji Desai đề cập rằng nền văn minh Tây Tạng và Ấn Độ là hai nhánh của một cây bồ đề - cùng gốc rễ. Thế nên, tôi thường diễn tả Ấn Độ như đạo sư của chúng tôi. Tây Tạng là học trò của đạo sư Ấn Độ. Vì vậy, khi tôi tương tác với những người Ấn Độ, đôi khi tôi cảm thấy như đang nói chuyện với các bạn về những sự kiện rằng đặc biệt chúng tôi đã học hỏi từ quý vị, tôi cảm thấy vinh dự lớn. Và rồi thì, Bombay là trái tim của nền kinh tế Ấn Độ, cho nên rất quan trọng. Do thế tôi rất vui mừng vì cơ hội này.

Như tôi đã đề cập trước đây, thời gian luôn luôn chuyển động. Và rồi thì, thế giới – do bởi sự hâm nóng địa cầu, do bởi dân số gia tăng và cũng như một số hệ thống chính trị - đôi khi cũng làm nên một số rắc rối. Và trong kinh tế, khoảng cách giữa giàu và nghèo cũng là một vấn đề rất nghiêm trọng. Kém may mắn thay, ở Ấn Độ khoảng cách giữa giàu và nghèo vẫn tồn tại. Cho nên không ai cho rằng tương lai của chúng ta là điều gì đấy dễ dàng một cách đương nhiên, điều gì đó không có  nhiều rắc rối – không. Các vấn nạn bắt buộc phải xảy ra. Thế thì, ở đây, nhằm để đối diện với thế giới phức tạp, tôi tin chúng ta cần hai thứ.

Trước tiên nhất, giáo dục. Sự tiếp cận của chúng ta phải nên thực tế, đến bất cứ vấn nạn nào. Chúng ta nên có một kiến thức toàn vẹn hơn về thực tại. Chỉ như thế, thì chúng ta mới có thể đón nhận những kết quả hài lòng. Bất chấp mục tiêu của chúng ta là cao quý thế nào đi  nữa, nhưng nếu phương pháp được sử dụng là không thực tế, thì quý vị sẽ không đến được mục tiêu một cách toại nguyện. Do vậy, nhằm để thực hiện một sự tiếp cận thực tiển, nhằm để biết thực tế một cách hoàn toàn, thì giáo dục có một vai trò rất quan trọng, vì tôi tin mục tiêu chính của giáo dục là để giảm thiểu khoảng cách giữa hiện tướng và thực tại.

Và rồi thì, có một nhân tố khác. Tôi thường nhấn mạnh rằng nhằm để thấy thực tại, chúng ta phải nhìn vào nó một cách vô tư. Ngay cả nếu nó là điều gì đó tích cực, đáng mong ước, những gì chúng ta muốn, nhưng nếu chúng ta nhìn vào mục tiêu đó với sự dính mắc, thì chúng ta không thể nói đó là thực tại. Ở đây tôi muôn chia sẻ một câu chuyện. Nhiều năm trước ở Argentina, tôi có một cuộc gặp gở với một số nhà lãnh đạo tôn giáo, và ít nhất là một khoa học gia – một nhà vật lý học – được biết là người Chi Lê. Tại cuộc gặp gở, ông đề cập rằng, ông là một nhà khoa học, nhưng ông tin rằng ông không nên để sự vướng bận với lãnh vực khoa học của ông phát triển. Điều đó tôi nghĩ là rất quan trọng. Bây giờ, thí dụ, tôi là một Phật tử, tôi có đức tin với Phật giáo. Nhưng tôi không nên bị dính mắc với Phật Pháp. Nếu tôi phát triển sự chấp trước với Phật giáo, thế thì tâm tư tôi trở thành định kiến. Qua cách đó, tôi không thể thấy giá trị của những tôn giáo khác. Cho nên các bạn phải thật vô tư, không thành kiến.

Do vậy, nhằm để giữ tâm tư chúng ta trung tính khi chúng ta tiến hành công việc nghiên cứu, thì phải nên không có những cảm xúc như dính mắc, thù oán, sân hận – những cảm xúc này là một chướng ngại cho việc phát triển một tâm tư tĩnh lặng. Vì thế, chúng ta phải chú ý nhiều hơn với thế giới cảm xúc. Thông thường chúng ta không chú ý nhiều, và điều đó tạo ra rắc rối. Các truyền thống tôn giáo khác nhau cố gắng để giảm thiểu tối đa những cảm xúc tàn phá chẳng hạn như sân hận và thù oán. Tất cả mọi tôn giáo thực hiện sự giảng dạy về từ ái, bi mẫn, tha thứ và bao dung.

Cho nên chúng ta nên, qua việc sử dụng cảm nhận thông thường, cố gắng để giảm thiểu những cảm xúc khu biệt này. Điều đó cũng rất có thể. Tôi muốn chia sẻ một kiến thức với quý vị. Theo truyền thống cổ xưa Ấn Độ, thông minh là trình độ thứ nhất của tri thức. Tri thức qua học hỏi, qua sách vở, qua diễn thuyết và những tác phẩm khác là một trình độ của tri thức. Như vậy đó là không quá vững chắc. Quý vị học hỏi điều gì đó và quý vị phát triển những khái niệm hoàn toàn trên căn bản của những kiểu mẫu khác. Rồi thì, nếu một người khác nói, “Không, như vậy đó là sai,” quan điểm của bạn cũng lập tức thay đổi. Vì thế, trình độ thứ nhất của tri thức là không thật vững chắc. Tuy nhiên, nó hoạt động trên một căn bản. Sau đó, chúng ta cần sự quán chiếu xa hơn.

Hãy phân tích bởi chính quý vị về những gì quý vị học hỏi từ những người khác, hay từ sách vở. Khi một vấn đề nào đó được đề cập bởi một người khác hay một quyển sách, hãy bảo đảm bạn phân tích và thẩm tra nó. Rồi thì quý vị phát triển trình độ thứ hai của tri thức qua sự phân tích của chính bạn. Tri thức đó bây giờ mạnh mẽ hơn nhiều. Bây giờ nếu một người khác nói, “Cái đó sai,” bạn sẽ trả lời, “Không, tôi đã khảo sát một cách hoàn toàn, tôi đã nghiên cứu nó một cách hoàn hảo – nó đúng.” Vậy thì đó là một loại niềm tin mãnh liệt và thành thật. Sau đó, trình độ thứ ba của tri thức là không duy trì trên trình độ trí thức của sự thông hiểu, nhưng làm quen thuộc chính bạn với những gì bạn học, cho nên cuối cùng bạn đạt được một kinh nghiệm nào đó. Tri thức qua kinh nghiệm – bây giờ nó thật sự đáng tin cậy.

Rồi thì đến tâm thức tĩnh lặng. Ở đây, tôi cảm thấy có hai phương pháp để thực hiện. Một phương pháp là, bất cứ khi nào chúng ta nhìn vào một việc gì đó, chúng ta phải nhìn trong một cung cách toàn diện hơn. Đó có nghĩa là quý vị không thể nhìn thấy toàn bộ hoàn cảnh trong một chiều kích. Bạn phải nhìn từ những khía cạnh khác nhau hay tất cả sáu chiều kích, chỉ như vậy bạn mới có được một tính trạng rõ ràng hơn về thực tại. Và cũng thế, rồi thì các cấp độ tinh thần của chúng ta thường hiện hữu lên và xuống khi chúng ta thấy một số thứ tích cực và tiêu cực. Nếu những thứ tiêu cực là hầu như chắc chắn, thế thì sẽ có quá nhiều lên và xuống. Và nếu những thứ tích cực là luôn luôn hầu như chắc chắn, xét cho cùng cũng lại có nhiều rối rắm. Trong thực tế, thật không thể một thứ duy nhất lại hoàn toàn tích cực hay trọn phần tiêu cực. Bất cứ sự kiện nào cũng là tương đối. Cho nên hãy so sánh những nhân tố nào đó – so sánh tích cực này và so sánh tiêu cực nọ. So sánh mọi thứ như thế đó. Vì một quan điểm toàn diện, thì chúng ta phải có thể thấy những khía cạnh khác nhau của thực tại – đó là vấn đề tâm thức chúng ta có thể trở thành cân bằng hơn như thế nào.

Điều thứ đến cần cho một tâm thức tĩnh lặng là lòng nhiệt tình và bi mẫn thương cảm. Như tôi đã đề cập trước đây, tất cả những tôn giáo truyền thống đều mang cùng thông điệp, nhưng tình cảm một cách căn bản là một nhân tố sinh học mang thông điệp giống nhau và không đến qua đức tin tôn giáo. Hãy nhìn những con thú – động vật có vú hay ngay cả chim chóc – những con sơ sinh sống còn hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của con mẹ. Tình cảm này hiện hữu như một nhân tố sinh học. Có một tình cảm vô biên từ phía bà mẹ, vốn cho bà mẹ năng lượng để chăm sóc, ngay cả ý chí để hy sinh chính cuộc sống vì sự sống còn của con cái bà ta. Không có loại cảm xúc mạnh mẽ ấy tồn tại, thì năng lượng ấy sẽ không hiện hữu. Loại cảm xúc ấy đến từ nguồn gốc sinh học – nó là cần thiết.

Theo nhận thức của con trẻ, ngay từ lúc sinh ra – không cần lý trí, không cần kiến thức – một cách sinh học nó hoàn toàn lệ thuộc vào mẹ của nó. Miễn là bà mẹ ôm ấp nó và ẩm bồng nó, đứa trẻ cảm thấy hạnh phúc và an toàn. Ngay khi bị tách rời, nó cảm thấy không an ổn. Thế nên chúng ta có thể nói một cách chắc chắn rằng tình cảm đến từ nhân tố sinh học – lấy điều đó như một hạt giống. Rồi thì, với sự giúp đở của trí thông minh con người, tình cảm đó có thể nẩy nở và làm mạnh đứa bé. Bây giờ, ở đây là những sự khác biệt. Cấp độ thứ nhất của tình cảm hay yêu thương là định kiến. Chúng ta không thể mở rộng tình cảm đến điều mà chúng ta gọi là kẻ thù, mà thái độ vốn có của họ đối với chúng ta là tiêu cực và làm tổn hại chúng ta. Trên cấp độ ấy, vì tình cảm sinh học định kiến là hành động-bồng bột, do vậy chúng ta không thể mở rộng cảm giác từ ái và bi mẫn đến hành động vốn là tiêu cực đối với chúng ta.

Rồi thì, qua rèn luyện và với sự giúp đở của trí thông minh con người, chúng ta có thể phân tích những thuận lợi và bất lợi của tình cảm, thù oán và ganh tỵ. Một khi chúng ta làm như vậy, chúng ta có thể phát triển sự tự tin và nhiệt tình. Một thái độ vị tha lợi lạc vô biên cho tự thân, gia đình, cộng đồng và ngay cả sức khỏe của ta. Qua phân tích và với sự giúp đở của trí thông minh con người, chúng ta có thể mở rộng lòng yêu thương định kiến, giới hạn cho đến khi nó cất cao thành lòng bi mẫn thương cảm không thành kiến – không còn hành động-bồng bột mà thích ứng thể hiện tự nó … hay trong trường hợp của con người, thích ứng đối với chính tự con người. Hôm nay kẻ thù của ta, như hành động hay thái độ được xét đến, là tiêu cực đối với ta – nhưng kẻ ấy vẫn là một con người. Kẻ ấy là một bộ phận của cộng đồng rộng lớn hơn, cho nên ta phải duy trì lòng bi mẫn thương cảm chân thành. Một cảm giác chân thành của sự quan tâm cho sự cát tường của chính kẻ thù của ta – bất chấp thái độ của họ là gì – là lòng bi mẫn thương cảm không thành kiến.

Tất cả những truyền thống tôn giáo quan trọng truyền dạy cho chúng ta điều này, nhưng bằng việc sử dụng cảm nhận, kinh nghiệm thông thường, và những khám phá khoa học mới nhất, thì chúng ta có thể phát triển sự tự tin. Chúng ta có thể phát triển loại thái độ vị tha vô hạn đối với người khác. Một số người không tín ngưỡng tự nguyện hy sinh sự sống của họ vì lợi ích của người khác. Điều đó không phải qua đức tin tôn giáo mà qua cảm nhận thông thường. Tôi nghĩ chúng ta có thể khuyến khích việc đó qua giáo dục, không phải qua giáo lý tôn giáo mà qua tỉnh thức. Hệ thống giáo dục mà chúng ta đang sử dụng trong xứ sở này vốn căn bản được giới thiệu bởi người Anh quốc. Ở phương Tây, khi chúng ta phân tách những thế chế đã khởi xướng, về phía đạo đức luân lý, tôn giáo lãnh trách nhiệm; và con người cũng được hướng dẫn bởi những giá trị gia đình đến một phạm vi nào đó. Nhưng bây giờ, ở thời hiện đại, sự ảnh hưởng của tôn giáo đã giảm thiểu. Các giá trị gia đình cũng đi đến lỏng lẻo. Ngày trước, các thể chế giáo dục đảm trách sự phát triển não bộ mà thôi; các thứ khác đảm trách đạo đức luân lý.

Ngày nay, ảnh hưởng của những thứ khác đã giảm thiểu, chỉ riêng cơ chế giáo dục lãnh nhiệm vụ cả đảm trách sự phát triển não bộ và sự tăng trưởng lòng nhiệt tình. Cho nên bây giờ, ở Âu châu và cũng như ở Hoa Kỳ và Canada, trong những đại học khác nhau người ta đang cho thấy sự quan tâm chân thành về sự kiện rằng trong hệ thống giáo dục hiện đại, người ta không chú ý tương xứng với lòng nhiệt tình. Trong một số quốc gia với nền tảng Do Thái – Ki tô giáo, người ta tin rằng đạo đức luân lý phải được căn cứ trên đức tin tôn giáo; trái lại trong quốc gia này, có nền đạo đức thế tục – trong thực tế, chính hiến pháp Ấn độ được căn cứ trên chủ nghĩa thế tục. Do bởi những hoàn cảnh của quốc gia này, vì có quá nhiều truyền thống tôn giáo khác nhau. Cho nên nếu đạo đức luân lý bị căn cứ trên đức tin tôn giáo, thì câu hỏi tiếp theo là tôn giáo nào hay đức tin nào họ phải tuân theo? Phức tạp hơn. Do vậy, quý vị thấy, ở Ấn Độ phải có một nền luân lý không phải theo một đức tin tôn giáo đặc thù nào. Tôi nghĩ đó là một khái niệm thật sự hữu ích.

Trái lại, khi tôi nói ở những nơi khác của thế giới về đạo đức thế tục, một số người bạn của tôi tỏ ra hơi dè dặt về chính chữ “chủ nghĩa thế tục”. Do thế, tôi thường giải thích, theo Ấn Độ, chủ nghĩa thế tục không có nghĩa là thiếu sự tôn trọng đối với tôn giáo mà đúng hơn là một sự tôn trọng đối với tất cả mọi tôn giáo, có phải không? Tôi nghĩ đây là một tiến bộ cho Ấn Độ - vì vậy bây giờ chúng ta nên thúc đẩy nền giáo dục đạo đức phù hợp với một căn bản thế tục. Tôi muốn chia sẻ với quý vị rằng tôi luôn luôn nói với thế giới bên ngoài rằng, “Ấn Độ có tuệ trí cổ xưa, và tôi không đang nói về những thứ huyền bí. Tôi đơn giản đang nói về bất bạo động – ahimsa. Đó là một truyền thống nghìn năm, và rất nhiều trong dòng máu Ấn Độ.” Và với điều đó, hòa hợp tôn giáo cũng ở đó trong hàng nghìn năm ở xứ sở này. Thế nên, bây giờ ngày hôm nay, tất cả mọi truyền thống tôn giáo quan trọng của thế giới được thiết lập trên xứ sở này sống một cách hòa hợp. Thỉnh thoảng có một số rắc rối nào đó giữa Ấn giáo và Hồi giáo, nhưng điều đó có thể hoàn toàn hiểu được. Trong một tỉ con người, thì một số người xấu ác nào đó luôn luôn hiện diện ở đó. Điều này có thể hiểu được, nhưng một cách căn bản, không khí là rất hòa bình. Tất cả mọi truyền thống tôn giáo sống một cách  hòa bình.

Một ngày nọ, ở Jodhpur, tôi đã gặp một người đàn ông Romania vừa đi ngang khách sạn. Ông nói với tôi rằng ông đang tiến hành một nghiên cứu về sự hòa hợp tôn giáo nào đó trong xứ sở này. Ông đã ở một thời gian trong một ngôi làng nơi cư dân toàn người Hồi giáo, ngoại trừ ba gia đình Ấn giáo. Ông đã ngạc nhiên với những mối quan hệ thật êm ấm. Không có đe dọa với ba gia đình Ấn giáo này từ đa số cộng đồng Hồi giáo. Do vậy, tôi đã nói với ông, ở Ấn Độ, toàn thể - Nam Ấn, bắc, đông, tây Ấn – tất cả đều là dân dã – những gia đình Ấn giáo, gia đình Hồi giáo, gia đình Ki tô giáo, và một số Kỳ na giáo, và trong một số trường hợp bạn thấy một ít người Phật giáo. Đây thật sự là kho báu của Ấn Độ. Đó không phải là phát minh mới mẻ, mà nó đã được giữ gìn qua hàng nghìn năm qua. Cho nên, bất bạo động – ahimsa – và hòa hợp tôn giáo – đây là hai thứ mà tôi xem như những báu vật cổ xưa của Ấn Độ. Bất cứ đi đâu, tôi luôn luôn nói về hai thứ này, và tự xem mình là sứ giả của tư tưởng Ấn Độ cổ truyền.

Cùng lúc đó, tôi cũng nói về người thủ hộ Ấn Độ của tôi – có nghĩa là những người Ấn Độ mà tôi xem như đạo sư của tôi, và chúng tôi là học trò của họ. Đôi khi tôi đề cập rằng chúng tôi không chỉ là những học trò của đạo sư Ấn Độ mà cũng là những học trò hoàn toàn đáng tin cậy. Lý do? Từ hàng nghìn năm trước, truyền thống Na Lan Đà đã thăng trầm biết bao lần ở ngay trên quê hương của nó. Trong những thời điểm đó, chúng tôi – những học trò của quý vị - vẫn giữ truyền thống này nguyên vẹn. Thế nên, điều đó cho thấy rằng chúng tôi hoàn toàn đáng tin cậy, như những học trò. Vì vậy trong cách nào đi nữa, ở trình độ của học trò và sứ giả, tôi hoàn toàn năng động trong việc thúc đẩy những thứ này. Bây giờ đạo sư của tôi – vị thủ hộ của tôi – phải tiến bộ, và nên năng động hơn đối với việc thúc đẩy bất bạo động và hòa hợp tôn giáo. Một cách đặc biệt trong các trường đại học, mỗi sinh viên nên có một cảnh tượng rõ ràng về những thứ này, một nhận thức rõ ràng về báu vật hàng nghìn năm của chính quý vị. Rồi thì Ấn Độ sẽ trở thành một xứ sở dân chủ - dân số - thông tuệ vĩ đại nhất, và cũng do bởi sự ổn định của nó.

Tôi nghĩ trong những thời kỳ ban đầu, Thánh Gandhi và những chiến sĩ đấu tranh tự do cuối cùng đã phổ biến từ ngữ về bất bạo động đến thế giới bên ngoài. Martin Luther King đã đi theo con đường của Thánh Gandhi, đã chiến đấu và đạt được những quyền lợi dân sự ở Hoa Kỳ. Ngày nay, ngay cả tổng thống của quốc gia ấy cũng là người da đen. Đây là những thay đổi lớn thật sự. Vợ của Luther King một lần đã nói với tôi rằng Martin Luther King bị hấp dẫn với lối sống của Thánh Gandhi rất nhiều đến nổi ông muốn ăn mặc như Thánh Gandhi. Như vậy là hơi quá xa, tôi nghĩ. (Cười) Và như quý vị có thể thấy, Nelson Mandela vị tổng thống đầu tiên của Nam Phi sau khi đạt được dân chủ - cũng bị thu hút với những nguyên lý bất bạo động của Thánh Gandhi.

Với bất bạo động và hòa hợp tôn giáo, tôi nghĩ, những người Ấn Độ nên cho cả  thế giới thấy rằng những truyền thống tôn giáo khác nhau có thể chung sống một cách hòa bình, học hỏi lẫn nhau, với sự tôn trọng hổ tương và trau đổi tuệ trí. Tôi nghĩ Ấn Độ có thể biểu lộ điều này đến toàn thế giới. Tuy nhiên, ở Ấn Độ, đôi khi những khác biệt và rắc rối cũng đã bị tạo ra nhân danh tôn giáo, cả trong lịch sử và trong thời đại ngày nay. Do vậy, quý vị - như vị thủ hộ của tôi, đạo sư của tôi – nên đảm nhận một vai trò năng động hơn trong những lãnh vực này.

Cùng lúc đó, trong xứ sở này, sự đối xử phân biệt cũng được tạo ra bởi hệ thống đẳng cấp và hệ thống hồi môn. Sự đối xử phân biệt giữa đàn ông và đàn bà và sự phân biệt đẳng cấp cũng là một bộ phận của truyền thống quý vị, nhưng những thứ này là lỗi thời. Quý vị phải thay đổi những thứ này. Cho nên mọi người – lớp trẻ - của xứ sở này, bây giờ quý vị phải sáng tạo hơn. Hãy thay đổi những thứ lạc hậu này. Quý vị phải năng động – điều đó tôi nghĩ là rất, rất quan trọng. Cuối cùng, đôi khi hãy tiếp nhận một sự phê bình xây dựng nho nhỏ từ học trò của quý vị. Đôi khi quý vị hơi lười biếng. Vì thế quý vị nên cần mẫn hơn – quý vị phải hoàn toàn tự tin và siêng năng hơn. Đó là tất cả những gì tôi muốn nói với quý vị. Cho nên, cảm ơn. Bây giờ tôi sẽ trả lời một vài câu hỏi.

HỎI VÀ ĐÁP

HỎI: Ngài nghĩ mục tiêu thật sự của đời sống là gì, và đó là khi một người đi theo con đường tâm linh và hoạt động xã hội thành tựu hạnh phúc lớn nhất?
ĐÁP: Mục tiêu của đời sống? Tôi nghĩ đó là một câu hỏi huyền bí thì thích hợp hơn. Tôi nghĩ có những câu trả lời khác nhau phù hợp với những khái niệm triết lý khác nhau. Nếu quý vị tin tưởng tôn giáo có khái niệm về Thượng Đế hay đấng tạo hóa, thế thì tôi nghĩ quý vị nên hỏi Thượng Đế về mục tiêu của đời sống chúng ta là gì.

Và theo những tôn giáo vô thần như Phật giáo, Kỳ Na giáo, cũng như một bộ phận của phái Số Luận, vốn không có khái niệm về đấng tạo hóa nhưng là sự tự sáng tạo, có luật nhân quả, rất giống với thuyết Darwin. Ba tôn giáo vô thần này phát triển chỉ ở xứ sở này – không ở nơi khác. Do vậy, tôi tin tưởng mục tiêu của đời sống là hạnh phúc. Lý do đơn giản – không có gì bảo đảm cho một tương lai tốt đẹp, nhưng chúng ta sống trong hy vọng, chúng ta hy vọng cho những gì tốt lành. Nếu một người nào đó hoàn toàn mất hy vọng, thế thì chính thái độ ấy làm ngắn lại tuổi thọ của chúng ta, và trong trường hợp tệ hại nhất, quý vị có thể đi đến tự sát. Do vậy, chúng ta sống còn trên căn bản của hy vọng – điều gì đó tốt lành. Cho nên tôi có thể nói mục tiêu của đời sống chúng ta là để sống một đời sống hạnh phúc.

Tính chất tinh thần – đời sống tâm linh – như tôi đề cập trước đây, có thể sống trong hai trình độ. Một là trình độ thế tục, không có đức tin tôn giáo. Trong phạm vi thế nhất của đạo đức luân lý, không đụng chạm gì đến tôn giáo, đời sống tinh thần có nghĩa là săn sóc niềm hòa bình tinh thần của chúng ta. Đó là một trình độ tâm linh. Thế nên một cách tự nhiên, tài sản, tiền bạc hay nhẫn kim cương sẽ không mang đến niềm hòa bình nội tại của chúng ta, chỉ là ảo tưởng mà chúng ta cảm nhận, “Tôi giàu sang, tôi hạnh phúc.” Nhưng nếu chúng ta hôn chiếc nhẫn của ta, chiếc nhẫn ấy không có khả năng trả lời tình cảm của chúng ta. Những con chó, con mèo, nếu chúng ta biểu lộ sự ân cần, tình cảm – chúng thậm chí có khả năng để đáp lại tình cảm của chúng ta. Cho nên đời sống căn cứ trên giá trị vật chất, vốn không có năng lực để cho chúng ta tình cảm, chỉ là ảo tưởng.

Chúng ta là những sinh thể sống. Chúng ta phải tiếp nhận tình cảm liên tục, chỉ như thế thì đời sống mới trở thành đầy đủ ý nghĩa nhiều hơn, nhiều hạnh phúc sâu xa bên trong hơn. Vì vậy, nói về những giá trị nội tại này là tính chất tinh thần - tâm linh. Không nói về kiếp sống tới, không nói về niết bàn, giải thoát, thiên đàng, Thượng đế, đấng tạo hóa, không. Một cách đơn giản, sống một đời sống hạnh phúc với niềm hòa bình nội như thế nào – đó là lối sống tinh thần – tâm linh. Tôi thích thế đó.

HỎI: Theo ngài, những giá trị quan trọng nhất là gì có thể gây ấn tượng sâu đậm đến bất cứ người nào, và làm thế nào chúng ta đạt được? Chúng ta đã nói về giáo dục. Những giá trị quan trọng khác nào chúng ta có thể tác động trong chính chúng ta?

ĐÁP: Một cách căn bản chúng ta là những tạo vật xã hội. Mỗi thành viên, tương lai và sự tồn tại của họ phụ thuộc vào cộng đồng. Chúng ta như những con ong, hay kiến, vốn không có tôn giáo, không hiến pháp, không tổ chức chính quyền, không lực lượng cảnh sát, nhưng chúng làm việc với nhau, đơn giản do bởi sự thúc đẩy sinh học để sống còn. Vậy thì chúng ta cũng là những tạo vật xã hội. Bất chấp nếu một con người đơn độc là rất năng lực, nhưng đời sống của người ấy, sự tồn tại căn bản, lệ thuộc vào toàn thể cộng đồng. Đây là một sự thật.

Và chúng ta phải có một nối kết gần gũi với cộng đồng như căn bản của tương lai chính ta. Vì một đời sống hạnh phúc, chúng ta cần có một sự quan tâm cho sự cát tường của người khác. Cảm nhận quan tâm ấy vốn thật sự mang lại kết hợp mà tôi thường gọi là thái độ tình cảm. Vậy nên, quý vị thấy, chúng ta cần một cảm nhận cộng đồng hay thuộc về nhau. Đó là nguồn gốc căn bản của tình cảm chúng ta. Và đó là một nhân tố then chốt cho việc là một tạo vật xã hội, cho nên tôi thường nói về nó.

Dĩ nhiên niềm tin tôn giáo là chuyện cá nhân. Nhưng toàn thể loài người cần loại cảm nhận cát tường ấy của cộng đồng. Tôi nghĩ, thời xưa, mỗi xứ sở hay cộng đồng không ít thì nhiều là độc lập. Ngày nay, tương xứng với những vấn đề kinh tế và môi trường và nhiều nhân tố khác, toàn thể gần 7 tỉ người trở thành chỉ một gia đình nhân loại, một cộng đồng. Ngày nay, không chỉ những quốc gia nhưng thậm chí các lục địa là liên hệ hổ tương một cách sâu đậm.

Theo thực tế ấy, chúng ta phải có khái niệm của “toàn thể thế giới là một bộ phận của tôi.” Khái niệm của thế kỷ-cũ là “chúng ta và họ.” Nhưng khái niệm ấy đã phân biệt “chúng ta” với “họ”, và trên căn bản ấy, có bóc lột, tổn hại, ngay cả chiến tranh. Trong thực tế ngày nay, mỗi người là một bộ phận của bạn, một bộ phận của tôi, một bộ phận của một ‘chúng ta’ vĩ đại. Cho nên khái niệm chiến tranh là lỗi thời. Miễn là chúng ta có một cảm nhận chân thành về ý tưởng cho sự cát tường của người khác, thì không có khái niệm của giết hại, không có khái niệm về trộm cắp, không có cơ sở cho ngược đãi, ngược đãi tình dục hay hãm hiếp, hay nói láo hay lường gạt. Cho đến khi chúng ta vẫn có một cảm nhận quan tâm cho sự cát tường của người khác, thì tất cả những hành vi tiêu cực của thân thể và lời nói sẽ không ảnh hưởng chúng ta – không có chỗ cho những hành vi tiêu cực này. Cho nên tôi cảm thấy, cho dù một người có tin tưởng những giá trị sâu sắc nào đó hay không, nhưng ở trình độ thực tập nếu người ấy tuân theo những sự thực tập vì tỉnh thức, thì người ấy sẽ trở thành một người thật sự nhạy cảm và qua cách đó người ấy có thể xây dựng một thế giới hạnh phúc hơn. Đây là nền tảng tin tưởng của tôi.

HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, ngài nói về hòa bình và phúc lợi xã hội. Câu hỏi của tôi là, chủ nghĩa tư bản liên hệ với phúc lợi xã hội như thế nào, và chủ nghĩa tư bản đóng vai trò gì đặc biệt sau sự suy thoái toàn cầu?

ĐÁP: Đó là một câu hỏi khó. Bạn nên nghiên cứu. Một cách cá nhân, trong năm 1954 – 55, tôi đã ở Bắc Kinh vài tháng, học hỏi chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa xã hội. Tôi đã rất thích thú với nền kinh tế Mác xít. Nó nhấn mạnh về sự phân phối
bình đẳng, vậy đó là một luân lý đạo đức đúng đắn; trái lại chủ nghĩa tư bản chỉ đơn giản nói về tăng trưởng lợi lộc. Do thế vào lúc đó, tôi đã nói với giới cầm quyền Cộng sản Trung Hoa rằng tôi muốn tham gia Đảng Cộng sản Trung Hoa. Ngay cả bây giờ, như những lý thuyết kinh tế - xã hội được quan tâm, thì tôi là một người Mác-xít. Không công khai, không bí mật – tôi luôn luôn rõ ràng về điều này.

Nhưng rồi thì, bây giờ ở Trung Hoa, dĩ nhiên, chủ nghĩa xã hội Mác xít chân thật không còn nữa. Ngày nay, giống như Đảng Cộng sản Trung Hoa không có lý tưởng cộng sản. Nó là chủ nghĩa cộng sản-tư bản – điều gì đó rất mới. Tôi đang tự hỏi, các đảng cộng sản Ấn Độ. Tôi nghe nói rằng một số lãnh tụ của những người cộng sản hay Mác-xít có một lối sống rất trưởng giả trong đời sống cá nhân của họ.

Do vậy, như lý tưởng xã hội chủ nghĩa chú ý đến những quan tâm của đại đa số quần chúng, kể cả giai cấp thợ thuyền, những người nghèo khó; điều này là rất đúng. Tuy nhiên, trước khi mọi thứ tha đổi, cả Trung Hoa và Liên Xô trước đây, trong lãnh vực kinh tế, đã là những quốc gia ở trong tình trạng trì trệ. Cho nên những sức mạnh năng động như chủ nghĩa tư bản cũng cần thiết. Tôi nghĩ giải pháp tốt nhất là một loại điều chỉnh nào đó – tôi không biết. Khi những quốc gia Đông Âu mới mẻ được độc lập, ngay sau sự sụp đổ của Liên Xô, tôi đã viếng thăm
Czechoslovakia theo lời mời của Tổng thống Havel lúc ấy – gần như là người khách ngoại quốc đầu tiên đến quốc gia ấy. Tôi đã nói vào lúc ấy, như tôi phát biểu bây giờ, rằng những quốc gia Đông Âu này nên nghiên cứu thêm và đưa ra một hệ thống chính trị tổng hợp mới, lấy điều gì đó từ chủ nghĩa xã hội và điều gì đó từ chủ nghĩa tư bản. Nhưng không ai tiếp nhận lời đề nghị một cách nghiêm túc; và những quốc gia này cũng đi theo hệ thống tư bản chủ nghĩa phương Tây bây giờ. Vì thế tôi không biết. Đó là quan điểm của tôi, nhưng tôi không có một câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi của bạn. Hãy nghiên cứu hơn nữa là cần thiết trong sự quan tâm ấy.

HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, thật là danh dự lớn khi ngài hiện diện ở đây. Câu hỏi tôi là, trong một thế giới nhìn vào bên trong những thứ gá ghép kỷ thuật và mạng lưới xã hội, ngài nghĩ vai trò nào của nghệ thuật, văn hóa, và âm nhạc?

ĐÁP: Thật sự, tất cả những gì tôi nói là một bộ phận của văn hóa hòa bình và bất bạo động. Cũng thế, tôi nghĩ rằng, cung cách nghệ thuật – họa vẽ hay âm nhạc hay những bản nhạc nào đó – có thể mang một thông điệp nào đó và là trung gian rất năng lực.

Tôi không nghĩ con người đang đánh mất hấp dẫn trong văn hóa. Chỉ sau buổi thuyết giảng sáng, một người phóng viên Ấn Độ đã hỏi tôi về môn bóng chày  (cricket): “Ai sẽ thắng cúp thế giới?” Vậy thì người ta đang xem những thứ thể thao này. Và rồi những loại âm nhạc khác nhau – tôi nghĩ hàng triệu người thật sự đang biểu lộ sự hấp dẫn trong đó. Chính tôi không có thích thú gì; tôi không thích thú trong âm nhạc; tôi không thích thú trong bất cứ môn thể thao nào. Dĩ nhiên, khi còn trẻ, tôi chơi bóng bàn hay vũ cầu, nhưng bây giờ không còn nữa. (Cười) Dĩ nhiên, những thứ này, tôi cảm thấy, là một bộ phận quan trọng trong đời sống của chúng ta. Và trong lúc đó, tôi cũng có cảm giác rằng nếu chúng ta nếu chúng ta quá lệ thuộc vào việc hài lòng với âm nhạc hay biểu diễn, thì chúng ta đang lãng phí những năng lực nội tại của chúng ta. Chúng ta rốt cuộc bị lệ thuộc sâu nặng vào những nhân tố bên ngoài cho niềm hòa bình bên trong. Nếu quý vị làm như vậy, rồi thì quý vị chỉ vui vẻ cho đến khi nào âm nhạc hay hình ảnh hiện diện, và khi những thứ này không còn hiện hữu chung quanh thì chúng ta cảm thấy trống vắng và chán nản.

Trái lại, niềm hòa bình nội tại đạt được không lệ thuộc vào những kinh nghiệm cảm giác mà hoàn toàn sử dụng năng lực tinh thần, vì thế cho dù có một tiện nghi bên ngoài hay không, chúng ta sẽ luôn luôn hòa bình và hạnh phúc. Đó là những gì tôi cảm nhận. Đây là tại sao những người sống đơn độc tại những nơi vắng vẻ xa xôi lại vẫn có thể cảm thấy rất hạnh phúc – không có âm nhạc, không tv, không gì cả nhưng qua sự thiền tập nội tại hay những sự thực tập khác để có niềm hòa bình nội tại mênh mang. Ngày, đêm, và tháng trôi qua như thế ấy. Dĩ nhiên, tiện nghi bên ngoài là rất tốt, nhưng quá lệ thuộc vào những thứ này là không tốt. Đây là điều mà tôi cảm thấy.
                                                             
HỎI: Chào buổi trưa thưa Đức Thánh Thiện. Trong thế giới ngày nay của toàn cầu hóa và tiến bộ kỷ thuật, có phải lớp trẻ Ấn Độ nên đi theo và hoàn toàn nương dựa vào những truyền thống Ấn Độ như được ngài đề cập, như việc học hỏi những trường ca Mahabharata và Ramayana, và chúng tôi nên phối hợp những triết lý tốt nhất của phương Tây và các triết lý Ấn Độ nhằm để lớn mạnh và phát triển chứ?
                                                                              
ĐÁP: Tôi có viễn tượng rằng kỷ thuật – bây giờ phổ quát – vốn đến từ phương  Tây. Kỷ thuật cung cấp cho chúng ta sự thoải mái vật chất. Ấn Độ cũng cần những thứ ấy, đặc biệt ở những vùng xa xôi. Tôi luôn luôn có cảm nhận mạnh mẽ rằng sự chuyển hóa thật sự của Ấn Độ phải xảy ra ở nông thôn Ấn Độ; không phải ở những công  trình xây dựng nào đó, các hảng xưởng nào đó, và những tiện nghi hiện đại nào đó ở Bombay, Hyderbad, Allahabad, hay Bangalore. Dĩ nhiên những nơi này là quan tâm quốc gia, là quan trọng; nhưng sự thay  đổi thật sự phải xảy ra ở những vùng nông thôn xa xôi. Điều đó là rất, rất quan trọng.

Mới đây tôi đã ở Jaipur, gần Jaipur – tại trường Barefoot College. Ở tại trường college ấy, những dân làng già mù chữ - chủ yếu là những bà mẹ - tập luyện về việc làm năng lượng mặt trời và những thứ như vậy. Những thứ này thật là tuyệt vời. Rồi thì cũng thế gần Nagpur, nhiều năm trước, tôi đã thăm viếng Tiến sĩ Ramdev. Cũng vậy, trong một vài trường hợp, tôi đã thăm viếng những vùng thôn dã xa xôi ở Kerala và Gujarat. Tôi nghĩ  một số ít người thật sự làm việc ở nông thôn – trong giáo dục và trong một số việc thủ công – đang làm một thứ gì đó thật rất cần thiết. Do bởi chúng, Ấn Độ cũng tiếp nhận lợi ích từ việc phát triển lớn hơn trong lãnh vực kỷ thuật. Hệ thống trang trại phải cơ giới hóa, bằng khác đi thì thật khó để nuôi dưỡng mọi người. Dân số đang gia tăng, nhưng đất đai không thể mở rộng.

Trong lúc đó, như tôi đã đề cập trước, nền văn hóa Ấn Độ là ngang hàng với nền văn minh Ai Cập và Trung Hoa – so sánh một cách lý thuyết về nguồn gốc ba nền văn minh này, tôi nghĩ nền văn minh Ấn Độ có những quan điểm triết lý phức tạp hơn về tâm thức. Cho nên đây là kho tàng không chỉ của Ấn Độ mà của cả thế giới, và phải được bảo tồn. Sự phát triển vật chất, vốn cho chúng ta những thoải mái vật chất, và sự phát triển tâm linh, vốn cung cấp cho chúng ta sự thoải mái tinh thần – hai thứ này phải được phối hợp. Do thế, các bạn phải phối hợp kỷ thuật phương Tây và giáo dục hiện đại cũng như bảo tồn những giá trị truyền thống hàng nghìn năm của quý vị. Quý vị có một vai trò đặc biệt và một trách nhiệm đặc biệt. Bất cứ cách nào tôi có thể phụng sự quý vị - tuy nhiên tôi có thể hổ trợ quý vị như một học trò của đạo sư quý vị - đó là bổn phận của tôi. Bất cứ cách nào.

HỎI: Thế giới mới đây đã thấy một sự sở hữu toàn cầu thâu tóm trong tay của một ít nhà thương gia tham lam. Tuệ trí cổ truyền làm thế nào hổ trợ để vượt thắng khuyết điểm này trong những lãnh đạo thương mãi hiện tại và tương lai?

ĐÁP: Những thương gia cũng đến từ xã hội. Nếu chúng ta xây dựng một xã hội vốn chỉ nói đến những giá trị vật chất, thì những người đến từ xã hội đặc thù ấy tự nhiên sẽ chỉ nói về những thứ vật chất. Do vậy, chúng ta cần một sự thay đổi nào đó trong cấp độ nền tảng. Bây giờ ở phương Tây, một số nhà giáo dục đang thật sự đặt vấn đề về sự tồn tại của hệ thống giáo dục. Một vài thập niên trước, số người tôi chú ý trong những thương gia cho thấy một sự quan tâm về tâm linh hay sự hòa bình nội tại và rất thấp. Bây giờ ngày càng có nhiều người trong giới thương gia làm như vậy. Và đôi khi họ tổ chức những buổi nói chuyện của tôi về các giá trị nội tại.

Tôi nghĩ một số công ty lớn của Ấn Độ bây giờ cũng đi theo xu hướng này. Điều đó cũng rất tốt. Mỗi người không thể là  một thương gia, nhưng cùng lúc, chúng ta không nên quên về căn bản cát tường của xã hội. Và đặc biệt, tôi hy vọng, chúng ta hãy chú ý hơn về hệ thống giáo dục và những điều kiện kinh tế ở vùng nông thôn. Tôi nghĩ truyền thông cũng có trách nhiệm cung cấp tin tức cho mọi người không chỉ về các giá trị tiền bạc mà về những giá trị khác nữa, vì thế những thương gia này thỉnh thoảng được nhắc nhở rằng họ cũng phải bệnh, phải già, và rồi cuối cùng họ phải ra đi. Bất chấp nhà tỉ phú lớn như thế nào đi nữa, thì tiền bạc của họ sẽ vẫn ở ngân hàng. Họ không thể mang nó đi theo họ - chỉ tâm thức họ mà thôi.

Do vậy, hãy giáo dục, hãy nhắc nhở mọi người, hãy rèn luyện những nhà truyền thông. Những hệ thống giáo dục của chúng ta nên bắt đầu hướng dẫn chúng ta về đạo đức thế tục từ nhà trẻ cho đến trình độ đại học. Rồi thì, tôi nghĩ, cuối thế kỷ 21, cung cách suy nghĩ của con người có thể thay đổi.

Trích từ quyền The Big Book of Happiness
Ẩn Tâm Lộ, Tuesday, March 20, 2018


Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018

ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ (15)




Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
Từ lúc sinh ra, tất cả chúng ta muốn sống một đời sống hạnh phúc và đó là quyền của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người cùng chia sẻ quan điểm rằng hệ thốn giáo dục hiện hữu của chúng ta là không đầy đủ khi đi đến việc chuẩn bị cho con người yêu thương hơn – một trong những điều kiện để hạnh phúc. Như một người anh em nhân loại, tôi nguyện làm cho mọi người biết rằng tất cả chúng ta cùng sở hữu những hạt giống của từ ái và bi mẫn. Có một bộ não thông minh chưa đủ; vì chúng ta cũng cần một trái tim nhiệt tình.
From birth, we all want to live a happy life and that is our right. However, many share the view that our existing education systems are inadequate when it comes to preparing people to be more compassionate—one of the conditions for being happy. As a human brother I’m committed to letting people know that we all possess the seeds of love and compassion. Having a smart brain is not enough; we also need a warm heart.
Sự viếng thăm hành tinh này của chúng ta thì ngắn ngủi, thế nên chúng ta nên sử dụng thời gian của chúng ta một cách đầy đủ ý nghĩa, là chúng ta có thể hành động để giúp đở người khác bất cứ khi nào có thể. Và nếu chúng ta không thể giúp đở người khác, thì tối thiểu chúng ta không nên cố gắng tạo ra đau đớn và khổ sở cho họ.
Our visit to this planet is short, so we should use our time meaningfully, which we can do by helping others wherever possible. And if we cannot help others, at least we should try not to create pain and suffering for them.
Tôi không thích hình thức. Không có hình thức khi chúng ta được sinh ra và cũng không có khi chúng ta chết đi. Thay vì điều ấy thì chúng ta nên xử sự với mỗi người khác như những người anh chị em vì tất cả chúng ta muốn sống một cuộc sống hạnh phúc. Đây là một mục tiêu thông thường của chúng ta và là quyền lợi của chúng ta. Không ai bảo đảm về tương lai, nhưng chúng ta sống trong hy vọng của hạnh phúc.
I don’t like formality. There’s no formality when we’re born and none when we die. In between we should treat each other as brothers and sisters because we all want to live a happy life. This is our common purpose and our right. Nothing is guaranteed about the future, but we live in hope of being happy.
Mỗi người trong bảy tỉ người chúng ta muốn một đời sống hạnh phúc, và mỗi cá nhân có quyền để đạt đến mục tiêu ấy. Nếu chúng ta nhấn mạnh vào những trình độ khác biệt thứ yếu như “tôi là người Tây Tạng”, thế thì nó làm cho tôi dường như quan hệ với Tây Tạng hơn. Cũng thế, “tôi là Phật tử” cho thấy một loại cảm nhận gần gũi với những người Phật tử khác, nhưng tự động tạo nên một loại khoảng cách nho nhỏ nào đó với những đức tin khác.
Every single one of the seven billion human beings wants a happy life, and every single one has every right to achieve that goal. If we emphasize secondary level differences like “I am Tibetan”, then it makes me seem more concerned with Tibet. Also, “I am Buddhist” gives some kind of close feeling with other Buddhists, but automatically creates some sort of small distance from other faiths.

Bạo động không bao giờ xảy ra nếu quý vị xem người khác là những con người, giống như chính quý vị. Không có lý do gì để giết hại lẫn nhau; nhưng khi chúng ta quên lãng sự duy nhất của loài người và thay vì tập trung vào những trình độ thứ yếu khác nhau như "quốc ta tôi" và "quốc gia họ", "tôn giáo tôi" và "tôn giáo họ", chúng ta tạo nên những sự phân biệt và quan tâm hơn cho những con người của chính chúng ta và những thành viên của tôn giáo chúng ta. Thế rồi, chúng ta bất chấp quyền lợi của người khác và ngay cả không tôn trọng sự sống của kẻ khác. Nhiều vấn nạn chúng ta đối diện ngày nay sinh khởi từ căn bản này, của việc nhấn mạnh và đặt nặng quá nhiều trên những thứ khác biệt thứ yếu.
Violence never happens if you consider other people to be human beings, just like yourself. There is no reason to kill each other; but when we forget the oneness of humanity and instead concentrate on secondary level differences like “my nation” and “their nation”, “my religion” and “their religion”, we create distinctions and have more concern for our own people and followers of our religion. Then, we disregard the rights of others and even have no respect for the lives of others. Many of the problems we face even today arise from this basis, of placing too much emphasis and importance upon secondary level differences.
Khi tôi diễn thuyết, thí dụ, nếu xem tôi như một Phật tử Tây Tạng và có lẻ ngay cả hơn thế ấy nếu tôi tự nghĩ như "Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma", điều này tạo nên một loại khoảng cách nào đó giữa thính chúng và chính tôi, như vậy là không thông minh. Nếu tôi chân thành quan tâm đến sự cát tường của quý vị, tôi phải nói với quý vị trên trình độ như những người anh chị em con người, cùng là những con người như chính tôi. Thật sự rằng chúng ta giống nhau: tinh thần, cảm xúc, và thân thể. Quan trọng hơn nữa, mọi người muốn một đời sống hạnh phúc không có bất cứ khổ đau nào, và tôi cũng giống như vậy, cho nên chúng ta sẽ nói chuyện trên trình độ này.
When I give talks for instance, if I consider myself a Tibetan Buddhist and perhaps even more so if I think of myself as “His Holiness the Dalai Lama”, this creates some kind of distance between the audience and myself, which is foolish. If I am sincerely concerned about your wellbeing, I have to talk to you on the level of being human brothers and sisters, the same human beings as myself. In actual fact we are the same: mentally, emotionally and physically. More importantly, everyone wants a happy life without any suffering, and I am the same, so we will talk on this level.
Đạo đức thế tục liên hệ liên hệ rất nhiều đến những nhân tố sinh học, nhưng niềm tin tôn giáo là điều đấy chỉ có loài người có. Trong loài người, niềm tin được phát triển nhưng chắc chắn không phải là một nhân tố sinh học. Đạo đức thế tục bao phủ toàn bộ dân số 7 tỉ người. Như tôi đã đề cập hôm qua, từ 7 tỉ người, một tỉ người tuyên bố chính thức họ là những người không tín ngưỡng, và nếu chúng ta nghĩ về 6 tỉ người cho là những người có tín ngưỡng, thì có rất nhiều người trong ấy là sai lạc. Có những tai tiếng, bóc lột, tham nhũng, lừa đảo, dối trá, và bắt nạt. Điều này, tôi nghĩ, qua việc thiếu vắng một sự tin tưởng chân thành vào những nguyên tắc đạo đức. Thế nên, ngay cả tôn giáo cũng bị sử dụng cho những mục tiêu sai quấy.
Secular ethics are very much related to biological factors, but religious faith is something only human beings have. Among humanity, faith developed, but it is certainly not a biological factor. Secular ethics cover the entire population of seven billion human beings. As I mentioned yesterday, out of seven billion people, one billion have formally stated that they are non-believers, and then if we think of the six billion supposed believers, there are so many corrupt people. There are scandals, exploitation, corruption, cheating, lying and bullying. This, I believe, is due to a lack of genuine conviction in moral principles. So even religion is used for wrong purposes.
Đôi khi tôi thật sự nghĩ rằng tôn giáo đã dạy chúng ta ngụy thiện. Chúng ta nói những lời như “từ ái” và “bi mẫn”, nhưng trong thực tế chúng ta không hành động như thế, và có rất nhiều thành kiến.
Sometimes I really feel that religion teaches us how to act hypocritically. We say nice things like “love” and “compassion”, but in reality we don’t act like that, and there is lots of injustice.
Tôn giáo nói về những thứ dễ thương này, từ ái và bi mẫn, trong một cung cách truyền thống, chứ không phải trong cách thật sự nối kết với trái tim của chúng ta. Đây là do người ta thiếu những nguyên tắc đạo đức hay thiếu niềm tin về giá trị của những nguyên tắc đạo đức. Bất chấp một người là có tín ngưỡng hay không tín ngưỡng đi nữa thì chúng ta cũng cần suy nghĩ một cách nghiêm túc hơn vấn đề giáo dục con người về những nguyên tắc đạo đức này như thế nào. Và trên điều này, quý vị có thể thêm tôn giáo vào, và nó trở thành một tôn giáo chân thành thật sự. Tất cả những tôn giáo, như tôi đã đề cập hôm qua, đều nói về những giá trị này.
Religion talks about these nice things, love and compassion, in a sort of traditional way, but not in a way that actually connects with your heart. This is due to people’s lack of moral principles, or a lack of conviction about the value of moral principles. Regardless of whether one is a believer or non-believer, we need to think more seriously as to how to educate people about these moral principles. Then on top of this, you can add religion, and it becomes a truly genuine religion. All religions, as I mentioned yesterday, talk about these values.

Trong thế kỷ trước, trong khi người ta giết nhau, cả hai phía đều cầu nguyện Thượng Đế. Khó khăn thay! Ngay cả ngày nay đôi khi quý vị thấy những cuộc xung đột nhân danh tôn giáo, và tôi nghĩ cả hai phía đều cầu nguyện Thượng Đế. Tôi đôi khi đùa rằng, dường như Thượng Đế bị bối rối! Ngài quyết định như thế nào, với cả hai phía đều đang cầu nguyện đến ngài, tìm cầu sự gia hộ? Thật khó khăn.
In the previous century, while people were killing each other, both sides were praying to God. Difficult! Even today sometimes you see conflicts in the name of religion, and I think both sides pray to God. I sometimes joke, saying that it seems that God is confused! How could He decide, with both sides praying to Him, seeking some sort of blessing? It’s difficult.
Trong những xung đột nhân danh tôn giáo, hầu hết mọi trường hợp, tôi nghĩ nguyên nhân thật sự không phải là niềm tin tôn giáo, nhưng đúng hơn, đó là nhưng quan tâm kinh tế và chính trị. Nhưng đối với một số trường hợp, chẳng hạn những người theo trào lưu tôn giáo chính thống, họ quá bị dính mắc với tôn giáo của họ và rồi thì do bởi điều đó, họ không thể thấy giá trị của những truyền thống tôn giáo khác.
In conflicts in the name of religion, in most cases I think the real reason is not religious faith, but rather economic or political interests. But for some cases, such as fundamentalists, they become too attached toward their own religion and then because of that, cannot see the value of other traditions.

Đôi khi tôn giáo tạo ra xung đột và chia rẻ và đây thật sự là một vấn đề nghiêm trọng. Tôn giáo đáng lẻ là một phương pháp để tăng trưởng từ bi và tha thứ, vốn là những biện pháp để chửa trị sân hận và thù oán. Thế nên, nếu tự tôn giáo tạo thêm thù hận đối những niềm tin tôn giáo khác, thì điều này giống như một loại thuốc đáng lẻ để trị bệnh, nhưng thay vì thế lại tạo thêm nhiều bệnh tật. Làm gì bây giờ? Tất cả những thứ đáng buồn này một cách căn bản là qua một sự thiếu vắng niềm tin trong những nguyên tắc đạo đức, cho nên tôi tin rằng chúng ta cần những sự thực tập và những nhân tố đa dạng để hiện  thực một nổ lực chân thành để thúc đẩy những đạo đức thế tục.
Sometimes religion causes conflict and divisions and this is quite a serious matter. Religion is supposed to be a method to increase compassion and forgiveness, which are the remedies for anger and hatred. So if religion itself creates more hatred toward other religious faiths, this is like a medicine that is supposed to cure illness, but instead causes more illness. What to do? All these sad things are essentially due to a lack of conviction in moral principles, so I believe that we need various practices and factors to make a genuine effort to promote secular ethics.

Theo quan niệm của Ấn Độ về chủ nghĩa thế tục, thì chẳng bao giờ có cảm nhận tiêu cực về tôn giáo, mà đúng hơn là sự tôn trọng tất cả các tôn giáo, cũng như sự tôn trọng cho những người không tín ngưỡng. Tôi nghĩ điều này rất thông tuệ. Chúng ta thúc đẩy điều này như thế nào? Qua thuyết giảng? Không. Thế thì qua một sự cầu nguyện nào đó? Không. Nhưng qua giáo dục, vâng.
According to the Indian understanding of secularism, there is never a sense of negativity toward religion, but rather respect for all religions, and also respect for all non-believers. I think this is very wise. How can we promote this? Through preaching? No. Then certainly through prayer? No. But through education, yes.
Chúng ta tiếp nhận sự giáo dục về vệ sinh thân thể , vật chất. Vậy thì tại sao chúng ta không giáo dục về vệ sinh cảm giác hay tinh thần, những kiến thức cơ bản về vấn đề chăm sóc một tâm hồn khoẻ mạnh như thế nào? Không cần  nói về Thượng Đế hay kiếp sống tới, hay Đức Phật hay niết bàn, nhưng chỉ đơn giản về vấn đề phát triển thành một con người hạnh phúc với một tâm thức. Một con người hạnh phúc làm nên một gia đình hạnh phúc, vốn làm nên một cộng đồng hạnh phúc. Do vậy, tôi nghĩ chúng ta cần một số bài học về vệ sinh cảm xúc.
We receive education about physical hygiene, so why not education about emotional or mental hygiene, simple knowledge on how to take care of a healthy mind? No need to talk about God or the next life, or Buddha or nirvana, but simply about how to develop into a happy person with a mind. A happy person makes a happy family, which makes a happy community. Therefore, I think we need some lessons on emotional hygiene.
Vệ sinh cảm xúc là gì? Nó có nghĩa là chăm sóc những nhân tố vốn tàn phá tâm thức tĩnh lặng của chúng ta, hay sự hòa bình của tâm hồn. Những nhân tố này như những bệnh tật tinh thần, do bởi những cảm xúc tiêu cực này không chỉ tàn phá niềm hòa bình của chúng ta, tâm thức lành mạnh của chúng ta, mà chúng cũng tàn phá năng lực tinh thần phán xét thực tại của chúng ta.
What is emotional hygiene? It means taking care of factors that destroy our calm mind, or our peace of mind. These factors are like a mental illness, because not only do these negative emotions destroy your peaceful, healthy mind, they also destroy your mental ability to judge reality.
Khi đầy dẫy sân hận, thì chúng ta không thể thấy thực tại và tâm tư chúng ta trở nên thành kiến. Cũng thế với dính mắc, chúng ta không thể thấy thực tại một cách đúng đắn. Đây là một loại bệnh của tâm thức. Bản chất tâm thức của chúng ta tỉnh giác và vì thế bất cứ một loại nhân tố tinh thần nào làm giảm thiểu năng lực tỉnh giác này là một thứ tiêu cực.
when you are full of anger, you cannot see reality and your mind becomes biased. Also with attachment, you also can’t see reality correctly. This is a disease of the mind. The very nature of our mind is awareness and so any sort of mental factor that reduces this capacity for awareness is a negative thing.
Chúng ta đối diện với đủ loại rắc rối, nhiều thứ trong chúng là do chính chúng ta làm ra. Tại sao? Vì chúng ta bị xoay chuyển bởi những cảm xúc như sân hận và sợ hãi. Tuy nhiên, tôi tin rằng chúng ta có thể học hỏi để chuyển hóa những cảm xúc như vậy. Và một trong những công thức hiệu quả nhất để đối diện với những cảm xúc tàn phá là trau dồi lòng từ ái trên căn bản tính đồng nhất của tất cả 7 tỉ con người.
We face all sorts of problems, many of them of our own making. Why? Because we are swayed by emotions like anger and fear. However, I believe we can learn to tackle such emotions. And one of the most effective remedies for dealing with destructive emotions is to cultivate loving-kindness on the basis of the oneness of all 7 billion human beings.
Bị tách rời khỏi gia đình từ lúc 5 tuổi, lúc 16 tuổi bị mất tự do, rồi thì lúc 24 tuổi mất quê hương. Từ lúc đó, Tây Tạng đã thấy vô vàn khổ đau. Hơn 5 nghìn tu viện và chùa chiền bị phá hủy, một triệu người bị mất mạng. Tuy thế từ khi trở thành một người tị nạn tôi đã gặp gở nhiều người và nhiều cơ hội để học hỏi – khi quý vị nhìn vào mọi thứ từ một nhận thức rộng rãi hơn, thì những rắc rối có một đặc tính khác biệt.
Separated from my family at the age of 5, at 16 I lost my freedom, then at 24 I lost my country. Since then, Tibet has seen great suffering. More than 5000 monasteries and temples have been destroyed, a million people have lost their lives. And yet since becoming a refugee I've met many people and had many occasions to learn—when you look at things from a wider perspective, problems take on a different character.
Từ bi mang cho chúng ta niềm hòa bình của tâm hồn, nụ cười trên mặt chúng ta và những nụ cười chân thành mang chúng ta đến gần nhau hơn. Nền giáo dục ngày nay cần phát triển không chỉ trí thông minh của chúng ta mà cũng phải hổ trợ những giá trị nhân bản của nhiệt tình và từ bi. Đây là những phẩm chất không giới hạn trong tôn giáo vì như những con người thì tất cả chúng ta muốn niềm hòa bình của tâm hồn.
Compassion bring us peace of mind. it brings a smile to our face and genuine smiles bring us closer together. Education today needs not only to develop our intelligence but also to support basic human values of warm-heartedness and compassion. These are not qualities confined to the religious, because as human beings we all want peace of mind.
Sân hận và ganh tỵ liên hệ với cảm nhận vị ngã và sự bất chấp của chúng ta với người khác. Vị ngã dễ dàng làm sinh khởi sợ hãi, vốn nuôi dưỡng sự bực bội cáu kỉnh, là thứ mà khi nó bùng lên thành cơn giận, có thể kích hoạt thành bạo động. Thời gian đã đến để chấp nhận rằng nếu chúng ta đang nói về hòa bình trên thế giới, thì chúng ta phải quan tâm đến niềm hòa bình trong chính chúng ta.
Anger and jealousy are related to our sense of self-centredness and our disregard for others. Self-centredness easily gives rise to fear, which fosters irritation, which, when it blazes into anger, can provoke violence. The time has come to accept that if we’re talking about peace in the world, we have to consider peace within ourselves.
Tâm thức chúng ta càng từ bi, thì chúng ta càng có thể hướng dẫn đời sống của chúng ta một cách trong sạch, trung thực, chân thật, không có gì phải che dấu. Từ bi nâng cao sức mạnh nội tại, giảm thiểu sợ hãi và làm cho thân hữu tập họp chung quanh chúng ta. Như những tạo vật xã hội, chúng ta cần thân hữu và điều hấp dẫn họ chính là lòng tin. Và lòng tin lớn mạnh khi chúng ta biểu lộ lòng quan tâm chân thật cho sự cát tường của những người khác.
The more compassionate our mind, the more we'll be able to lead our lives transparently, honestly, truthfully, with nothing to hide. Compassion enhances our inner strength, reduces fear and causes friends to gather round us. As social animals we need friends and what attracts them is trust. And trust grows when we show real concern for others' well-being.
Niềm tin mãnh liệt và thành thật của tôi là sự cộng tác chân thành giữa khoa học tâm lý hiện đại và khoa học cổ điển Ấn Độ về tâm thức là có thể. Có tiềm năng để thực hiện một sự đóng góp quan trọng cho sự thấu hiểu của khoa học và việc phát triển những kỷ thuật giáo dục và chửa bệnh hữu ích. Việc áp dụng của chính niệm và những thực hành liên hệ với lòng ân cần và từ bi đang chứng tỏ là hiệu quả một cách đặc biệt.
It is my conviction that a genuine collaboration between contemporary psychological sciences and the ancient Indian science of the mind is possible. It has the potential to make a significant contribution to scientific understanding and the development of useful educational and therapeutic techniques. The application of mindfulness and practices involving kindness and compassion are proving particularly effective.
Nếu thực hiện một nổ lực thì chúng ta có thể thay đổi thế giới. Những ai đang còn trẻ có thể làm nên một sự khác biệt và tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn. Về phẩn tôi, tôi đã cố gắng để thúc đẩy hứng thú trong những giá trị nội tại và tôi tin rằng nếu tôi ảnh hưởng mười người và mỗi người trong họ cũng làm như vậy, thì chúng ta có thể có đến một trăm người. Và nó sẽ diễn tiến như vậy. Đây là cách để giáo dục con người.
If we make an effort we can change the world. Those who are still young can make a difference and shape a better future. For my part, I try to encourage interest in inner values and I believe that if I influence ten people and each of them does the same, we’ve reached one hundred. And so it goes on. This is the way to educate people.
Con người là những tạo vật xã hội và lệ thuộc lẫn nhau một cách sâu đậm. Khí hậu thay đổi đe dọa tất cả chúng ta. Đó là một trong những thách thức tự nhiên đã dạy cho chúng ta rằng chúng ta phải làm việc với nhau, thực hiện một nổ lực chung để đạt đến một mục tiêu chung. Một thế giới hòa bình hơn và một thế kỷ hòa bình hơn đòi hỏi chúng ta không phải trên vũ khí mà trên việc phát triển một niềm hòa bình tỏa rộng bên trong.
Human beings are social animals and heavily interdependent. Climate change threatens us all. It’s one of those natural challenges that teach us that we must work together, making a common effort to reach a common goal. A more peaceful world and a more peaceful century require that we rely not on weapons but on developing a widespread inner peace.
Từ bi mang hòa bình cho tâm hồn. Nó đem một nụ mĩm cười cho khuôn mặt. Giáo dục cần không chỉ việc phát triển trí thông minh của chúng ta, mà cũng là hổ trợ những giá trị nhân bản của nhiệt tình và từ bi. Những thứ này không phải là những phẩm chất chỉ giới hạn cho tôn giáo, vì tất cả chúng ta muốn niềm hòa bình của tâm hồn. Và nếu chúng ta nhớ rằng những người khác cũng là những con người như chúng ta, thì chúng ta cần mở rộng một cảm nhận ân cần ngay cả đối với những người chúng ta xem như kẻ thù.
Compassion brings peace of mind. It brings a smile to the face. Education needs not only to develop our intelligence, but also to support the basic human values of warm-heartedness and compassion. These are not qualities confined to the religious, because we all want peace of mind. And if we remember that others too are human beings like us, we can extend a sense of kindness even towards those we think of as enemies.
Bạo động phát xuất từ sân hận vốn che mờ năng lực suy nghĩ trực tiếp vá phán xét thích đáng những gì đang xảy ra. Nó liên hệ với sợ hãi và lo lắng. Một trong những bài học chúng ta cần học là vấn đề trau dối như thế nào những cảm xúc tích cực đối kháng với những cảm xúc tiêu cực như sân hận và sợ hãi. Từ bi, thí dụ thế, đem đến sự tự tin và một năng lực để hành động một cách sáng suốt. Nó làm mạnh lòng tin vốn là nền tảng của tình thân hữu.
Violence derives from anger which clouds our ability to think straight and properly assess what is happening. It’s related to fear and anxiety. One of the lessons we need to learn is how to cultivate those positive emotions that counter destructive emotions like anger and fear. Compassion, for example, brings self-confidence and an ability to act transparently. It strengthens trust which is the ground for friendship.
Thật rất quan trọng để thấu hiểu tâm thức và các cảm xúc của chúng ta hoạt động như thế nào. Một nguyên nhân và điều kiện của sân hận là sợ hãi. Một khi sân hận bùng lên thì có thể đưa đến thù oán, vì thế chúng ta phải xử trí nó một cách sớm sủa. Sân hận có xu hướng phát sinh tự động, nhưng chúng ta có thể phát triển từ bi qua tu tập. Sân hận có thể đem đến năng lượng, nhưng rắc rối là nó mù quáng. Chúng ta quán sát vệ sinh thân thể để duy trì sức khỏe, thì chúng ta cũng cần vệ sinh cảm xúc của tinh thần.
It’s important to understand how our mind and emotions work. A cause and condition of anger is fear. Once it has erupted anger can lead to hatred, so we have to tackle it early. Anger tends to arise spontaneously, but we can develop compassion through training. Anger might bring energy, but the problem is that it’s blind. We observe physical hygiene to maintain our health, what we also need is emotional hygiene.
Giúp đở người khác đem đến sự toại nguyện sâu sắc. Bất chấp chúng ta cảm nhận mạnh mẽ như thế nào, thì sự tồn tại của chúng ta lệ thuộc trên những người khác. Rõ ràng cộng đồng là quan trọng cho sự hạnh phúc của cá nhân, vì thế nếu chúng ta làm người khác hạnh phúc, thì chúng ta cũng nhận được lợi lạc. Chúng ta cần hành động, nhưng nếu chúng ta hành động vì lòng vị kỷ, thì thật khó khăn trong sáng, để có được lòng tin và tình thân hữu của người khác. Bằng việc học hỏi để nhiệt tình hơn thì chúng ta có thể tạo nên một thế giới từ bi hơn.
Helping others brings deep satisfaction. No matter how strong we may feel, our survival depends on others. Clearly the community is crucial to individual happiness, so if we make others happy, we too derive benefit. We need to act, but if we act out of self-centredness, it’s difficult to be transparent, to earn others' trust and friendship. By learning to be more warm-hearted we can create a more compassionate world.
Ngày nay chúng ta có xu hướng nghĩ giáo dục giống như mục tiêu duy nhất của nó là làm cho chúng ta sáng tạo hơn và thực tiển hơn. Đôi khi ngay cả dường như những người ít học vấn hơn thì chân thật hơn và thẳng thắn hơn. Mặc dù xã hội chúng ta không nhấn mạnh nó, thì việc sử dụng kiến thức và giáo dục quan trọng nhất là để thông hiểu tầm quan trọng của hành động lương thiện hơn và việc thuần hóa tâm thức – một cách cần yếu là việc phát triển một trái tim cao thượng.
Today we tend to think of education as if its only purpose was to make us more inventive and resourceful. Sometimes it even seems that those who are less educated are more honest and straightforward. Even though our society doesn’t emphasize it, the most crucial use of knowledge and education is to understand the importance of more wholesome action and disciplining the mind—essentially the development of a good heart
Như một tu sĩ Phật giáo, tôi tin tất cả mọi tôn giáo truyền thống có thể giúp con người tìm thấy sự yên tĩnh của tâm hồn. Các tôn giáo có thể áp dụng những sự tiếp cận khác nhau, nhưng mỗi tôn giáo có tiềm năng để giúp chúng ta trở thành những con người tốt hơn. Do vậy, thật quan trọng là có sự hòa hiệp và tôn trọng giữa các tôn giáo.
As a Buddhist monk, I believe all major religious traditions can help people find inner peace. They may employ different approaches and techniques, but each of them has the potential to help us become better human beings. Therefore, it’s important that there is harmony and respect among them.
Chúng ta cần cải thiện hệ thống giáo dục hiện tại bằng việc giới thiệu những cấu trúc của các phương pháp trau dồi những cảm xúc tích cực như nhiệt tình. Dựa vào truyền thống tôn giáo không hấp dẫn mọi người. Chúng ta cần một sự tiếp cận phổ thông hơn căn cứ trên kinh nghiệm chung, cảm giác chung, và những khám phá của khoa học.
We need to improve the current education system by introducing instructions on ways to cultivate positive emotions like warm-heartedness. Relying on religious tradition won’t appeal to everyone. We need a more universal approach based on common experience, common sense and scientific findings
Nhiều vấn nạn mà chúng ta đối diện ngày nay là do chính chúng ta tạo ra. Tại sao thế? Vì chúng ta lệ thuộc vào các cảm xúc mà không sử dụng trí thông minh của chúng ta một cách thích đáng. Căn bản con người không phải tiêu cực, nhưng có khuynh hướng bị chi phối bởi sân hận và sợ hãi. Chúng ta cho những cảm xúc như vậy là đương nhiên mà không nhận thấy chúng có thể tàn phá như thế nào.
Many of the problems we face today are of our own making. Why is this? Because we are subject to emotions without properly using our intelligence. Human beings are not fundamentally negative, but are prone to be swayed by anger and fear. We take such emotions for granted without realizing how destructive they can be.
Một cội nguồn của rắc rối là tâm thức vô lối của chúng ta. Chúng ta có thể trả lời cho điều này bằng việc phát triển trái tim nhiệt tình của chúng ta. Chúng ta cần hiện thực một sự chuyển hóa nội tại, để thấu hiểu rằng yêu thương và tình cảm là nguồn gốc thật sự của hạnh phúc. Như những con người chúng ta là những tạo vật xã hội, lệ thuộc vào nhau. Thật quan trọng để nhiệt tình hơn là vị kỷ. Chúng ta sẽ ít bệnh hoạn hơn, sống lâu hơn và có thêm bè bạn bây giờ và ở đây.
A source of trouble is our unruly minds. We can counter that by developing a warm heart. We need to effect an inner transformation, to understand that love and affection are a real source of joy. As human beings we are social animals, dependent on each other. It’s important to be warm-hearted rather than selfish. We’ll be less sick, live longer and have more friends here and now.
Tất cả chúng ta muốn sống một đời hạnh phúc, vì vậy chúng ta phải nghiên cứu để sống với nhau trong tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Chúng ta quả có những khác biệt về chủng tộc, quốc gia, niềm tin tôn giáo và v.v…, nhưng những khác biệt này là thứ yếu trong sự so sánh với việc chúng ta giống nhau là những con người .
We all want to live a happy life, so we have to learn to live together in trust and mutual respect. We do have differences of race, nationality, religious faith and so on, but these differences are secondary in comparison to our equality in being human.
Từ bi yêu thương củng cố sự tự tin của chúng ta cho phép trí thông minh tuyệt vời của chúng ta thể hiện chức năng một cách thích đáng, vì căn bản tâm thức chúng ta được duy trì tĩnh lặng. Nếu thay vì thế chúng ta sân hận thì sự phân tích của chúng ta sẽ bị định kiến, chúng ta sẽ không thấy những khía cạnh khác biệt của thực tại. Khi tâm thức chúng ta tĩnh lặng thì chúng ta có thể biểu hiện một quan điểm toàn diện vốn thực tế hơn.  
Compassion enhances our self-confidence allowing our marvelous human intelligence to function properly, because fundamentally our mind remains calm. If instead we are angry our analysis will be biased, we won’t see the different aspects of reality. When the mind is calm we can take a holistic view which is more realistic.
Một nhân tố có thể đóng góp để làm cho thế kỷ 21 là một kỷ nguyên hòa bình sẽ là việc chấp nhận rộng rãi sự thất bại cho việc giải quyết những vấn nạn bằng vũ lực. Việc sử dụng vũ lực có thể kiểm soát thân thể con người, những sẽ không thể thay đổi trái tim và tư tưởng của họ. Quý vị chỉ có thể làm việc đó trên căn bản của sự tin tưởng và hữu nghị.
One factor that could contribute to making the 21st century an era of peace would be a wider appreciation of the failure to resolve problems by force. The use of force may control people physically, but it won’t change their hearts and minds. You can only do that on the basis of trust and friendship.
Nếu chúng ta thật sự thấy nhau như những người anh chị em, thì sẽ không có cơ sở cho việc chia rẻ, lừa dối và bóc lột giữa chúng ta. Do vậy thật quan trọng để thúc đẩy ý tưởng về một loài người duy nhất, rằng là những con người thì tất cả chúng ta giống nhau.
If we were really to see one another as brothers and sisters, there would be no basis for division, cheating and exploitation among us. Therefore it’s important to promote the idea of the oneness of humanity, that in being human we are all the same.
Với việc quan tâm đến bất bạo động, thật đáng giá để nhớ rằng việc phân chia ranh giới trong loại hành động là không nhất thiết quá nhiều như động cơ. Những lời lẽ nghiệt ngã vì lòng quan tâm cho sự cát tường của người khác là bất bạo động, nhưng một nụ cười và ngôn ngữ êm ái với một khuynh hướng của gian lận và lừa dối có thể được thấy như bạo động.
With regard to non-violence, it is worth remembering that the demarcation is not necessarily in the kind of the action so much as the motivation. Harsh words out of concern for another’s well-being are non-violent, but a smile and soft words with an intention to cheat and deceive can be seen as violent.
Càng ngày càng có nhiều người đi đến thấu hiểu rằng quý vị không thể tạo nên một nền hòa bình lâu dài qua việc sử dụng sức mạnh. Nhu cầu ở đó là một sự tiếp cận mới căn cứ trên niềm hòa bình của tâm thức. Do vậy, thật cần thiết để nhận ra những nhân tố như tự kiêu, sân hận, và ganh tỵ đã làm náo loạn niềm hòa bình nội tại và thực hiện những biện pháp để phản kháng lại chúng. Chúng ta cần nghiên cứu một phương pháp vệ sinh tinh thần tương ứng với vệ sinh vật chất mà với nó chúng ta bảo vệ sức khỏe thân thể của chúng ta.
More and more people have come to understand that you can’t create lasting peace through the use of force. There needs to be a new approach based on peace of mind. Therefore, it’s necessary to identify factors like pride, anger and jealousy that disrupt inner peace and take steps to counter them. We need to observe an emotional hygiene that corresponds to the physical hygiene with which we protect our physical health.
Chúng ta cần sử dụng lý trí để đánh giá những thuận lợi và bất lợi của việc quan tâm cho người khác và sự vị kỷ. Các nhà khoa học nói rằng căn bản tự nhiên của con người là yêu thương. Đó không phải là vấn đề của sự thực hành tôn giáo vì với sự thừa nhận rằng giống như bạn cảm kích khi người khác biểu lộ tình cảm và yêu thương đến bạn, người khác cũng cảm kích giống như vậy. Đó là vấn đề của việc rèn luyện tâm thức.
We need to use reason to evaluate the advantages and disadvantages of concern for others and self-centredness. Scientists say that basic human nature is compassionate. It isn’t a matter of religious practice so much as a recognition that just as you appreciate it when others show you affection and compassion, others appreciate being treated the same way too. It’s a matter of training the mind.
Mục đích chính của đời sống chúng ta là hạnh phúc, nó được duy trì bởi hy vọng. Không có gì bảo đảm cho tương lai, nhưng chúng ta tồn tại trong hy vọng của điều gì đó tốt đẹp hơn. Hy vọng có nghĩa là giữ sự tiến triển, sự suy nghĩ, ‘tôi có thể làm việc này.’ Nó mang đến sức mạnh nội tại, sự tự tin, năng lực để thực hiện những gì chúng ta làm một cách trung thực, chân thật, và trong sáng.
The very purpose of our life is happiness, which is sustained by hope. We have no guarantee about the future, but we exist in the hope of something better. Hope means keeping going, thinking, ‘I can do this.’ It brings inner strength, self-confidence, the ability to do what you do honestly, truthfully and transparently.
Trong một thế giới, nơi con người rơi vào vòng quay cuồng của sân hận và thù oán một cách dễ dàng, thì chúng ta cần yêu thương, nhẫn nại, bao dung và toại nguyện. Chúng ta có thể có tất cả những tiện nghi vật chất cần thiết để thoải mái, nhưng nếu chúng ta không có hòa bình trong tâm hồn, thì tiện nghi không làm cho ta vui sướng. Trái lại, nếu chúng ta có hòa bình trong tâm tư, thì ta sẽ hạnh phúc cho dù có những tiện nghi vật chất hay không. Mục tiêu quan trọng là đạt được hòa bình trong tâm thức
In a world where people easily fall under the sway of anger and hatred, we need love, patience, tolerance and contentment. You may have all the physical amenities you need to be comfortable, but if you have no peace of mind, they won’t make you happy. On the other hand if you have peace of mind, you’ll be happy whether you have those amenities or not. The important goal is to achieve peace of mind.
Tri thức của tâm liên hệ đến 7 tỉ người sống ngày nay vì chúng ta đạt được niềm hòa bình của tâm bằng việc giải quyết những cảm xúc tàn phá trên căn bản của việc thấu hiểu toàn bộ hệ thống cảm xúc của chúng ta. Chúng ta trải nghiệm hạnh phúc trên cấp độ giác quan là tương đối và ngắn hạn. Nhưng hạnh phúc lâu bền liên hệ đến thể trạng của tâm.
Knowledge of the mind is relevant to all 7 billion human beings alive today because we achieve peace of mind by tackling our destructive emotions on the basis of understanding the whole system of our emotions. We experience happiness on a sensory level that is relatively short-lived. But lasting happiness is related to our state of mind.
Thiền tập là vấn đề giữ tâm thức trong sáng; suy tư sâu xa về thực tại. Đó là việc suy nghĩ về các cảm xúc của chúng ta, tự hỏi mình “Tại sao ta cảm thấy giận dữ?” và đi đến thấu hiểu những thuận lợi và hợp lý căn bản của các cảm xúc tích cực như nhiệt tình. Tôi đã đối diện những khó khăn trong cuộc đời tôi, nhưng sự hòa bình của tâm thức mà tôi đạt được từ việc rèn luyện tâm thức đã giúp tôi đối phó.
Meditation is about keeping the mind clear; thinking deeply about reality. It’s about thinking about our emotions, asking ourselves ‘Why do I feel angry?’ and coming to understand the advantages and sound basis of positive emotions like warm-heartedness. I’ve faced difficulties in my life, but the peace of mind I’ve gained from mind-training has helped me cope.
Căn bản của những nguyên lý đạo đức là để có một sự quan tâm thật sự cho cát tường của chúng sanh và một nhận thức sâu sắc về tính duy nhất của loài người. Bất kỳ khoa học hay tôn giáo là xây dựng hay tàn phá tùy thuộc vào động cơ của chúng ta và chúng ta có được hướng dẫn bởi những nguyên tắc đạo đức hay không.
The basis of moral principles is to have a real concern for the well-being of others and an appreciation of the oneness of humanity. Whether science or religion is constructive or destructive depends on our motivation and whether we are guided by moral principles
Chúng ta có thể thay đổi tâm thức chúng ta. Chúng ta không phải để nó rơi vào sân hận và thù oán. Vì yêu thương và sân hận không thể cùng tồn tại, cho nên càng trau dồi yêu thương thì sân hận của chúng ta càng giảm thiểu. Yêu thương mang đến hòa bình trong tâm hồn và nếu chúng ta có yêu thương thì chúng ta không bị lệch hướng khi những sự kiện tiêu cực xảy ra.
We can change our minds. We don’t have to give in to anger and hatred. Since compassion and anger cannot co-exist, the more we cultivate compassion the more our anger will be reduced. Compassion brings peace of mind and if we have that we won’t be deflected when negative events occur.
Như những tạo vật xã hội, chúng ta cần bạn bè, nhưng chúng ta có bè bạn trên căn bản của tin tưởng, vốn đến như một kết quả của tình cảm và quan tâm cho nhau. Chúng ta không thể mua tin tưởng hay đạt được nó bằng việc sử dụng sức mạnh. Cội nguồn của nó là nhiệt tình.
As social animals we need friends, but we make friends on the basis of trust, which comes about as a result of affection and concern for others. You can’t buy trust or acquire it by use of force. Its source is warm-heartedness.
Thay vì cố gắng giải quyết những khác biệt của chúng ta bằng sức mạnh, thì chúng ta phải nói chuyện thông qua đối thoại. Đây không phải là một dấu hiệu của yếu đuối, mà của tuệ trí – một sự tiếp cận thực tiển. Đây là tại sao chúng ta phải thảo luận để nhấn mạnh với những người trẻ hôm nay về tầm quan trọng của việc trau dồi một tâm bi mẫn trong sự phối hợp với một quan điểm thực tế hơn.
Instead of trying to resolve our differences by force, we must talk and enter into dialogue. This is not a sign of weakness, but of wisdom—a realistic approach. This is why we have to discuss how to impress on those who are young today the importance of cultivating a compassionate mind in conjunction with a more realistic view.
Bạo động không bao giờ xảy ra nếu ta xem những dân tộc khác như những con người, giống như chúng ta. Không có lý do để giết hại nhau; nhưng khi chúng ta quên tính duy nhất của nhân loại và thay vì thế lại tập trung vào trình độ thứ yếu khác nhau như “quốc gia tôi” và “xứ sở họ”, “tôn giáo tôi” và tín ngưỡng họ”, thì chúng ta tạo nên những khác biệt và quan tâm hơn đến dân tộc chúng ta và tín đồ của tôn giáo chúng ta.
Violence never happens if you consider other people to be human beings, just like yourself. There is no reason to kill each other; but when we forget the oneness of humanity and instead concentrate on secondary level differences like “my nation” and “their nation”, “my religion” and “their religion”, we create distinctions and have more concern for our own people and followers of our religion.
Tôn giáo nói về những thứ từ bi dễ thương này trong một cung cách truyền thống, chứ không phải trong một cung cách thật sự nối kết với trái tim của chúng ta. Đây là vì người ta thiếu vắng những nguyên tắc đạo đức, hay sự thiếu vắng tự tin về giá trị của những nguyên lý đạo đức.
Religion talks about these nice compassionate things in a sort of traditional way, but not in a way that actually connects with your heart. This is due to people’s lack of moral principles, or a lack of conviction about the value of moral principles.
Một số nhà khoa học đang nói “tâm hồn cường tráng trong thân thể khỏe mạnh.” Các nhà y khoa cũng nói rằng sự sợ hãi, sân hận và thù oán liên tục thậtsự phá hoại hệ thống miễn nhiễm của chúng ta, trong khi một tâm bi mẫn yêu thương hơn một cách căn bản duy trì và thậm chí có thể tạo nên một thân thể khỏe mạnh. Rõ ràng chúng ta biết rằng đối với những người tinh thần vui vẻ, thì những ảnh hưởng tích cực cho thân thể của là vô biên.
Some scientists are saying “healthy mind, healthy body.” Medical scientists also say that constant fear, anger and hatred actually eat away at our immune system, while a more compassionate mind basically sustains and can even increase a healthy body. Obviously we know that for those people who are mentally happy, the positive effects for their body are immense.
Ẩn Tâm Lộ, Monday, February 12, 2018


Bài liên hệ: