Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2024

5- Chương 4: Thực hành bảy quán nguyện






S HP NHT CA ĐI LC VÀ TÁNH KHÔNG
Giáo  Huấn Về Sự Thực Hành Đạo Sư Yoga

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Thupten Jinpa
Việt dịch: Tuệ Uyển
Chương 4: Thực hành bảy quán nguyện
***
Như những thành viên của không gian công đức được quan tâm thế ấy, thì không có ai cao siêu hay vượt trội đối với những đạo sư. Và đối với một tiến trình thật sự của việc tích lũy công đức, thì không có sự thực tập nào hơn là sự thực hành về bảy quán nguyện. Mục tiêu của việc tích lũy công đức là để đạt được Giác Ngộ tối thượng. Ý nghĩa của việc Giác Ngộ không phải là qua đời. Thay vì là một sự châm biếm mà ở Tây Tạng người nào đó ngu ngơ hay ngờ nghệch bị đùa bợt gọi là “kẻ giác ngộ hoàn toàn”! Tôi nghĩ điều này thấy rất quen thuộc với giáo pháp! Tương tự thế, Lama Konchog (Lạt Ma quý báu) thật sự là một tên gọi giễu cợt cho một người nào đó đúng là ngu ngốc, mặc dù không có tên nào khá hơn! Chúng ta tích lũy công đức vì mục tiêu thành tựu Giác Ngộ, và thể trạng Giác Ngộ có nghĩa là gì thì đó là một thể trạng thoát khỏi mọi chướng ngại với sự toàn tri toàn giác và giải thoát. Một chúng sanh của một thể trạng như vậy có thể nhận thức sự mở rộng hoàn toàn của mọi hiện tượng chỉ trong một khoảnh khắc đơn thuần của tâm thức, vì người ấy đã thoát khỏi tất cả mọi chướng ngại đối với tri thức. Như Chandrakirti (Nguyệt Xứng) về Mādhyamakavatāra (
Nhập Trung Luận) nói rằng: Không cần chạm vào chính đối tượng nhưng ta nhận ra bản chất của nó một cách trực tiếp.” Bất chấp ta có đồng ý hay không với quan điểm có những sự chướng ngại đối với toàn giác toàn tri trong hình thức của ý thức biểu hiện, thì miễn là ta chưa tịnh hóa sự hiểu lầm về việc coi hai chân lý như những thực thể riêng biệt, thì không thể thành tựu Giác Ngộ hoàn toàn. Các học giả không đồng ý về đặc tính của chướng ngại này: một số chấp nhận nó như một loại ý thức, nhưng những người khác giải thích nó trong dạng thức của những dấu vết còn sót lại mà thôi và không phải là một thể trạng ý thức của tâm. Thành tựu Giác Ngộ được cấu thành bởi việc từ bỏ hoàn toàn sự hiểu lầm ấy. Và nhằm để đạt đến một thể trạng như vậy ta phải có một sự phát triển hoàn toàn về tuệ trí thực chứng tánh không. Để phát triển sự thực chứng tánh không, thì cần thiết phải tịnh hóa những tiêu cực và tích lũy công đức. Đây là thật sự là hai hành động mà hành giả thực hành giáo pháp phải làm.

Để chi tiết hơn, chúng ta có thể nói về ba hành động: tích lũy công đức, tịnh hóa tiêu cực, và gia tăng công đức qua tùy hỉ. Khi những điều này chi tiết xa hơn, thì có sự thực hành bảy quán nguyện, bao gồm thỉnh cầu giáo huấn và cầu khẩn chư đạo sư không nhập niết bàn, như được thảo luận bên dưới. Nếu ta đọc những kinh điển gốc Abhisamayalankara (Trang Nghiêm Thực Chứng) chẳng hạn như Bát Nhã Bát Thiên Tụng, trong phần con đường thiền tập, có những sự giải thích mở rộng về việc tùy hỉ, hồi hướng, và v.v...

Nếu chúng ta mong ước tiến hành việc cúng dường nghi thức quán tẩy, thì nên được hoàn thành vào lúc này. Hãy quán tưởng căn lều quán tẩy trong một ngôi vườn tuyệt đẹp, dễ thương tối đa, giống như được diễn tả trong những sự thực hành Jorcho, rồi thì thỉnh mời những chúng sanh của không gian công đức. Nếu bạn đang dấn thân trong một sự thực hành riêng biệt của kinh điển, thì ta tiến hành lễ quán tẩy trong khi quán tưởng chính mình trong hình thức một tỳ kheo. Hãy cúng dường nghi thức quán tẩy đến những người được thừa nhận trong hình thức giải thoát (đó là những người trong hình thức của những tỳ kheo), với chính mình trong hình thức của một tỳ kheo, và đến những bổn tôn mật tông với chính mình trong hình thức một bổn tôn đang hiện thân những thiên nữ cúng dường nghi thức quán tẩy. Sau khi tiến hành nghi thức quán tẩy, hãy quán tưởng rằng những chúng sanh của không gian công đức trở lại vị trí của họ trong không gian công đức. Nước của nghi thức quán tẩy chảy xuống sáu cõi và làm giảm những đau khổ đặc thù của những cõi này: nước trở thành cam lồ tươi mát cho những địa ngục nóng bỏng; cam lồ ấm áp cho những địa ngục lạnh lẽo; tuệ trí rực sáng cho súc sanh; một sự giảm nhẹ từ đói và khát trong thế giới quỷ đói, và v.v... Hãy tưởng tượng rằng những dòng nước này, trong bản chất của cam lồ và những tia sáng, làm thỏa mãn và hài lòng những chúng sanh trong sáu cõi. Mặc dù ta có thể đang thực hành ở trình độ tưởng tượng ở tại thời khắc ấy, nhưng qua sự quen thuộc liên tục thì ta có thể thật sự đem đến một kết quả như vậy trong tương lai.

Lama Tsongkhapa đã nói rằng vì, trong giai đoạn phát sinh, một nhân vật sinh khởi từ tánh không thành bổn tôn trong cấp độ quán tưởng, nên phải có một thể trạng nơi mà trong thực tế một nhân vật có thể thật sự sinh khởi từ tánh không thành bổn tôn. Đây là là sự liên hệ rõ ràng đến thân huyển ảo. Trong cùng cách, vì chúng ta đang làm việc hướng đến việc thành tựu một thể trạng nơi mà chúng ta có thể giúp đở chúng sanh, cho nên chúng ta phải rèn luyện chính mình trong những hành vi như vậy ngay từ lúc đầu của con đường, ngay cả chỉ là qua sự tưởng tượng. Sự chuyển hóa của tâm thức chỉ được mang đến qua sự thông thạo quen thuộc liên tục. Nhưng chúng ta cũng phải làm những vì thực tiển có thể và không để mọi thứ chỉ ở cấp độ tưởng tượng mà thôi. Khi chúng ta đọc những tác phẩm sưu tập từ nhiều lạt ma thì chúng ta thấy nhiều kỷ năng cho sự kéo dài tuổi thọ; chúng ta làm việc trên việc kéo dài tuổi thọ, gia tăng sức khỏe, và v.v... hầu hết trên cấp độ tưởng tượng, những thứ, mà tôi cảm thấy, là lý do mà những kỷ năng này không giúp đở gì nhiều. Chúng ta đã hơi lý tưởng hóa bằng việc làm mọi thứ ở cấp độ tưởng tượng! Đôi khi tôi nghĩ rằng những đạo sư Trung Hoa thì thông minh hơn về mặt đó! Cả trong sự thực hành tôn giáo và đời sống trần tục chúng ta phải rất là thực tế. Tôi không chắc rằng người nào đó có một năng lực rất mạnh mẽ trong việc tập trung có thể giúp đở người khác một cách trực tiếp trong một cung cách vật lý; nếu có trường hợp như vậy, thì nhiều  Đức Phật, những bậc có sự tập trung rất mạnh mẽ, phải có thể giúp đở chúng ta từ xa xưa! Tôi nghĩ chúng ta đã nhấn mạnh quá nhiều việc đặt trên những kỷ năng quán tưởng cho sự kéo dài tuổi thọ và trong sự gia tăng thịnh vượng và v.v... Đôi khi tôi nghĩ rằng chúng ta đã mất nước vì có thái độ như vậy. Đất nước đã từng được biết như Tây Tạng bây giờ đi đến chỗ suy tàn. Không ai đã có bất cứ chú ý đặc biệt rằng xứ sở đã bị lấn chiếm dần dần từ biên giới của nó. Cho nên, như sự nhạy cảm cho tất cả mọi đất nước là phải học hỏi từ lịch sử và phải được chuẩn bị hơn cho những sự kiện tương lai, cho nên chúng ta phải học hỏi từ những kinh nghiệm quá khứ. Mặc dù chúng ta phải nhấn mạnh vào sự tập trung thiền quán và v.v..., tuy thế nếu có điều gì chúng ta có thể làm về mặt thực tế, thì chúng ta phải làm miễn là nó không tích lũy những điều bất thiện.

Mặc dù chúng ta quán tưởng rằng những dòng cam lồ tuôn chảy xuống đến các chúng sanh của sáu cõi, làm dịu đi những nỗi đau khổ đặc thù của họ, chúng ta không nên hài lòng với điều ấy, nhưng khi chúng ta thật sự thấy chúng sanh đang đau khổ trong thực tế, như những người trong nước đang cố gắng để thoát khỏi chết đuối, thì chúng ta phải giúp đở họ. Việc giúp đở những chúng sanh khác không nên được giữ chỉ trong cấp độ quán tưởng. Khi chúng ta ngồi xuống trên bồ đoàn thì chúng ta quán tưởng rằng tất cả chúng sanh như những bà mẹ của chúng ta, chúng ta tập trung trên lợi ích của họ và ngay cả cảm thấy xúc động đến chảy nước mắt, nhưng vào cuối buổi tu tập chúng ta tranh cải với những người hàng xóm của chúng ta và v.v... Như thế là sai. Trong sự thiền tập của chúng ta, chúng ta đặt tất cả chúng sanh trong thể trạng của những  Đức Phật, vì thế khi chúng ta ra khỏi những buổi tu tập thì chúng ta phải giúp đở họ tối đa như có thể. Nếu chúng ta không thể làm việc này, thì tối thiểu chúng ta không nên làm tổn hại họ. Điều này, tôi nghĩ, là rất quan trọng và là cũng một sự tiếp cận rất thực tiển.

I. LỄ PHỦ PHỤC

Điều trước nhất của bảy thực tập quán nguyện là lễ phủ phục. Nếu bạn có thể thật sự lễ phủ phục thì tốt, bằng khác đi thì ta chỉ phải chạm bàn tay. Như cũng được nói rằng vì chúng ta đang thực hành trong sự nối kết với Yamantaka (Đại Oai Đức Kim Cang) và ta đang ở trong hình thể giản dị của Yamantaka, một mặt và hai tay, ta nên tưởng tượng rằng tất cả thân thể mà ta đã mang trong vô lượng kiếp quá khứ sinh khởi trong hình thể của Yamantaka cũng nhiều như có thể thế ấy, và ở những lỗ chân lông của những Yamantaka này là nhiều Yamantaka nữa; rồi thì lễ phủ phục với sự quán tưởng ấy.

18- Ngài, bậc với lòng từ bi ban cho cả không gian hạnh phúc
Thể trạng siêu việt của ba thân, trong một khoảnh khắc,
Ô đạo sư với thân thể như châu báu, Vajradhara (Kim Cang Trì):
Ở bàn chân sen của ngài, tôi đảnh lễ phủ phục.


Thi kệ thứ nhất này của lễ phủ phục là đến đạo sư trong thân thụ hưởng (báo thân) của ngài và hiển lộ những phẩm chất đặc thù của ngài. Qua năng lực truyền cảm hứng của đạo sư, việc hiện thực hóa của ngay cả mục tiêu tối hậu chẳng hạn như ba thân – không đề cập đến mục tiêu của hạnh phúc tạm thời – là có thể trong một khoảnh khắc. “Trong một khoảnh khắc” không có nghĩa là trong khoảnh khắc tức thời, nhưng thay vì thế liên hệ đến cuộc đời trong thân thể con người. Tuổi thọ của chúng ta là giống như một khoảnh khắc trong so sánh với khoảng thời gian vô thỉ của vòng luân hồi.

19- Ngài là sự tỉnh giác nguyên sơ của tất cả vô lượng đấng chinh phục
Xuất hiện với những phương tiện thiện xảo tối thượng trong bất cứ cung cách thuần hóa nào,
Chẳng hạn như biểu hiện trong hình tướng của một tu sĩ y vàng:
Tôi đảnh lễ phủ phục ở bàn chân ngài, hởi đấng cứu độ thánh thiện.


Ở đây ta đảnh lễ phủ phục đến đạo sư với thân biểu hiện (hóa thân). Thi kệ nói: Mặc dù ngài mang nhiều hình tướng tương ứng thích hợp với những vị thế khác nhau và quan tâm đến chúng sanh, ở đây hiện tại, nhằm để thuần hóa tôi, ngài đã mang hình thức tỳ kheo y vàng, tôi đảnh lễ phủ phục đến ngài là nơi nương tựa và cũng là bậc bảo vệ.

20- Cội nguồn duy nhất của lợi lạc và gia hộ không ngoại lệ,
Ngài tiêu trừ tất cả những lỗi lầm và dấu vết của chúng,
Và là một kho tàng của vô số phẩm chất như châu báu:
Tôi đảnh lễ phủ phục ở bàn chân ngài, hởi đấng đạo sư tôn quý.


Lễ phủ phục này đến đạo sư với thân chân thật (pháp thân). Thi kệ thứ nhất đề cập đến những từ bỏ. Ngài đã đạt đến một thể trạng nơi mà những lỗi lầm của những cảm xúc phiền não cùng với những dấu vết của chúng được tiêu trừ, và đã đạt được những thực chứng với những phẩm chất to lớn và là cội nguồn hoàn thành tất cả mọi nguyện ước. Tiếp tục: Ngài đã thành tựu một thể trạng qua năng lực của từ bi như vậy; do bởi thế ngài là cội nguồn của tất cả mọi hạnh phúc, hy vọng, và giúp đở cho chúng sanh; do thế tôi đảnh lễ phủ phục đến ngài.

Một trong những ghi chú về tác phẩm lamrim của Trichen Tampa Rabgyay, tác giả giải thích ý nghĩa của jetsun lama: je biểu thị cho “thượng thủ trong những chúng sanh bình thường, vì ngài đã đạt được tất cả thực chứng của phạm vi thấp; tsun (cần cù siêng năng) liên hệ đến sự tuân thủ thuần khiết về đạo đức, được nói trong sự thực tập của phạm vi trung vì ở đó thì đạo đức là sự thực hành chính; lama có nghĩa “không thể hơn,” một liên hệ rõ ràng đến sự thực hành tâm bồ đề. Jetsun lama (đạo sư tôn kính) có ý nghĩa đặc biệt này, chứa đựng những sự thực chứng của đạo sư của tất cả mọi con đường của ba phạm vi.

21- Ngài là bản chất của tất cả chư Phật, bậc thầy của tất cả kể cả chư thiên;
Cội nguồn của tám mươi bốn nghìn thuần pháp,
Ngài là tòa tháp trên tất cả hội chúng thánh giả:
Tôi đảnh lễ phủ phục đến ngài, Hỡi những đạo sư nhân từ.


Ở đây chúng ta đảnh lễ đến đạo sư trong khi thấy ngài như hiện thân của mỗi một Tam Bảo. Tâm của đạo sư được xem như  Đức Phật, lời nói của ngài là giáo pháp, và thân của ngài như tăng già vì ngài là bậc thượng thủ giữa cộng đồng tâm linh.

Tập trung chính yếu ở đây là đến Lama Lozang Thubwang Dorje Chang. Trong khi bạn đang trì tụng những thi kệ này, thì ta nên phản chiếu ý nghĩa và những phẩm chất của Lama Lozang Thubwang Dorje Chang với niềm tin sâu sắc và tôn kính.

22- Đến những đạo sư của ba thời và mười phương,
Tam Bảo tối thượng và tất cả sự đáng tôn kính,
Với niềm tin, sự thuyết phục và đại dương lời ca ngợi,
Tôi đảnh lễ phủ phục, những thân biểu hiện nhiều như số nguyên tử của thế giới.


Thông điệp này là ta lễ phủ phục đến đạo sư qua năng lực của niềm tin và ngưỡng mộ - sự phủ phục qua tâm. “Ca ngợi” liên hệ đến sự lễ phủ phục trước nhất qua lời nói bằng những sự tán dương ca ngợi với âm điệu du dương, và thứ đến qua những biểu hiện thân thể. Nó được giải thích rằng ở điểm này chúng ta có thể quán tưởng tất cả những thân quá khứ của mình trong hình thể con người và tưởng tượng làm sự đảnh lễ phủ phục thân thể. Chúng ta có thể làm việc này trong khi tập trung trên tất cả nhân vật trong không gian công đức (phước điền). Trong Lamrim Chenmo giải thích rằng ta có thể quán tưởng nhiều đầu trên thân thể mình, và cũng như nhiều lưỡi, và tán tụng những lời ca ngợi và v.v... trong tư thế này. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết.

II- CÚNG DƯỜNG

23- Ô đấng cứu độ, Ô những đạo sư tôn kính, cùng với tùy tùng của các ngài,
Tôi dâng đến các ngài với những đại dương của những đám mây cúng dường đủ loại.


Phần này liên quan việc làm những cúng dường. Nếu ban thật sự phải sắp xếp những vật cúng dường như những phần đầu tiên của thực phẩm của ta và v.v..., thì những thứ đó nên được lấy như căn bản của sự quán tưởng. Ta phải tịnh hóa hay chuyển hóa chúng, do thế, dường như rằng ta không thật sự cúng dường những vật chất này, thay vì thế chuyển hóa những khía cạnh của chúng. Do thế, tôi nghĩ rằng ở giai đoạn bắt đầu, hành giả phải lệ thuộc vào căn bản vật chất ngay cả với lưu tâm đến những cúng dường, nhưng sau này khi tiến triển trên con đường, người ấy ít lệ thuộc trên những căn bản vật chất. Nhằm để cho những vật chất này thích ứng cho việc cúng dường chúng phải được cho phép với ba thuộc tính như được giải thích ở chương hai.

Hãy xuất phát cúng dường những thiên nữ từ trái tim bạn, người nắm giữ vật cúng dường thích hợp. Đã thực hiện sự cúng dường, chúng tan biến ngược trở lại trái tim bạn. Một cung cách khác là xuất phát tất cả cúng dường những thiên nữ một lần và khiến họ thực hiện những sự cúng dường này và rồi tan biến tất cả vào trái tim bạn, để lại năm vị thiên nữ của các đối tượng giác quan, những vị cuối cùng tan biến vào những bổn tôn tương ứng của mandala thân. Dòng đầu tiên đề cập những đối tượng mà đến họ chúng ta thực hiện những sự cúng dường và rồi thì thi kệ đi đến giải thích tiến trình cúng dường và những vật cúng dường. 

Nếu bạn muốn tiến hành thực tập trong một cung cách mở rộng phù hợp với truyền thống của Yongdzin Yeshe Gyaltsen, thi kệ 23 và hai dòng đầu tiên của thi kệ 32 được trì tụng nhiều lần, mỗi lần chen vào một trong những thi kệ đề cập những vật phẩm cúng dường đặc thù (24 đến 31).

Mọi thứ mà Yongdzin Yeshe Gyaltsen viết rất rộng rãi, Changkya Rolpai Dorje một lần đã  hỏi ngài ba câu hỏi trong mối liên hệ với sự thực tập về tantra yoga tối thượng, và như được nói rằng những trả lời mà ngài đã có từ Yongdzin Yeshe Gyaltsen đã không làm ngài hài lòng nhiều, vì mỗi câu trả lời quá phức tạp! Nhưng Longdol Lama Rinpoche thì đối lập: tất cả những gì ngài viết rất súc tích. Như được nói rằng khi những tác giả viết điều gì đó, thì họ cho thấy cá tính của mình. Longdol Lama Rinpoche thường nói rằng quá nhiều từ ngữ sẽ làm tổn hại đến việc quán tưởng, cho nên những gì ngài viết rất thống nhất và súc tích. Việc chi tiết phức tạp những cúng dường có điểm đặc biệt riêng của nó, nhưng làm việc đó trong một cung cách cô đọng lại có một thuận lợi là hành giả có thể dành nhiều thời gian hơn trong những điểm quan trọng. Đôi khi ta có thể có quyết định vào lúc bắt đầu để thực hiện một nghi quỹ (sadhana) rất tốt và vì thế bắt đầu làm việc đó trong một cách chi tiết phức tạp, nhưng rồi thì khi điểm quan trọng đến ta có thể cảm thấy mệt mõi và không thực hiện một cách thích đáng! Thí dụ, những hành giả của lamrim hay mahamudra phải nhấn mạnh hơn về những phần sau của văn bản này.

24- Từ những chiếc bình rộng rãi kiểu dáng đẹp đẽ, rạng rỡ và quý giá,
Nhẹ nhàng chảy bốn dòng cam lồ thanh tịnh.


Ở đây phong cách và trật tự của những sự cúng dường được làm phù hợp với phong tục của Ấn Độ nơi đúng là nóng; vì thế thức uống mát và v.v... được dâng cúng trước.

25- Những bông hoa đẹp đẽ, khi rộ nở, và
Những vòng hoa được kết một cách tinh tế, phủ đầy mặt đất và bầu trời.


Khi bạn dâng cúng bông hoa, những cây hoa, rồi thì rải hoa và vòng hoa, được sắp xếp một cách đẹp đẽ và phủ toàn bộ không gian và mặt đất.

26- Làn khói màu lưu ly thơm ngát
Hương bay cuồn cuộn từ những đám mây xanh trên bầu trời


Khói hương như màu lưu ly, tràn khắp không trung như những đám mây.

27- Từ những mặt trời và mặt trăng, châu báu lấp lánh, và vô số ngọn đèn rực sáng,
Ánh sáng hoan hỉ xua tan bóng tối của một nghìn triệu tỷ thế giới.


Vì ánh sáng đến từ mặt trời và mặt trăng (bất chấp mặt trăng tự có ánh sáng hay không), hành giả có thể cúng dường những thứ này như ánh sáng. Ở đây văn bản nói về những hệ thống thế giới khác nhau, cho nên sự quán tưởng của ta về ánh sáng phải thật sáng suốt để nó có khả năng xua tan bóng tối trong tất cả hàng nghìn tỷ hệ thống thế giới.

28- Những biển lớn của nước thơm, thấm nhuần với những mùi thơm
Của nghệ tây, trầm hương, và long não, cuốn xoáy tận chân trời.


Hãy quán tưởng hương thơm của trầm hương và v.v... rộng lớn như đại dương.

29- Những món ngon của chư thiên và loài người, những thức uống và thực phẩm lành mạnh
Với thành phần của trăm hương vị, tích lũy như núi Tu Di.


30- Âm nhạc từ sự đa dạng bất tận của những nhạc cụ khác nhau
Hòa quyện vào một bản giao hưởng tràn ngập khắp ba cõi.


Bạn phải quán tưởng những loại nhạc cụ khác nhau, những thứ như trống, chập chõa, cũng như những nhạc cụ hiện đại được thấy ở phương Tây.

31- Chư thiên nữ của những đối tượng giác quan, nắm giữ những biểu tượng của
Sắc, thinh, hương, vị và xúc, tỏa khắp mọi phương.


Đây là sự cúng dường của năm đối tượng giác quan. Điều này cũng liên hệ đến những đối tượng nội tại như được giải thích trong mật điển Guhyasamaja. Khi bạn cúng dường những đối tượng khát vọng ngoại tại, thì bạn phải bắt nguồn từ chư thiên nữ cúng dường khác nhau, những vị nắm giữ các biểu tượng trên tay đặc thù chẳng hạn như gương soi, chập chõa cho âm nhạc, và v.v... Đã thực hiện sự cúng dường, hãy quán tưởng những vị thiên nữ cúng dường này như Rupavajras và Shabdavajras tan biến thành những thiên nữ cúng dường trong mandala thân của nhân vật chính trung tâm. Qua năng lực của việc hòa tan họ vào trong những bổn tôn mandala, hành giả đạt được năng lực cho việc sản sinh hỷ lạc. Nhưng đối với những loại cúng dường vật phẩm khác, thì ta phát ra sự cúng dường những thiên nữ, những vị làm sự cúng dường, phải được hòa tan vào trong trái tim bạn. Trong một trong những luận giải của Pelmang Konchog Gyaltsen, ngài nói rằng trong phạm vi của những mật điển thấp thì không nhất thiết phải hòa tan những vị thiên nữ cúng dường này vào trong trái tim, nhưng trong những sự thực tập của mật điển yoga tối thượng thì điều đó là quan trọng.

32- Đến các ngài, hởi những đấng cứu độ, những kho tàng của từ bi,
Những ruộng phước nổi tiếng và tối thượng, tôi hiện diện với niềm tin thuần khiết:
Núi Tu Di và bốn châu  một tỉ lần hơn,
Bảy biểu hiện quý giá của hoàng gia, những biểu tượng quý giá thứ yếu và hơn nữa,
Những môi trường hoàn hảo hoan hỉ và chúng sanh,
Và một kho báu vĩ đại của của tất cả chư thiên và con người sử dụng và mong muốn.


Đây là man đà la cúng dường. Nếu có thể hành giả có thể tụng phiên bản dài của mạn đà la; nếu không thể, thì chỉ theo phiên bản ngắn. Có những loại mạn đà la cúng dường khác nhau; mạn đà la hai mốt đống, mạn đà la hai mươi lăm đống, được thêm mười hai thành một mạn đà la ba mươi bảy đống. Bất cứ loại nào thì cũng có thể được cúng dường. Nếu bạn cúng dường mạn đà la liên tục, thì bạn nên cúng dường mạn đà la hai mươi ba đống vì nó có năng lực ngưỡng mộ đặc biệt. Mạn đà la cúng dường cũng có những phương diện khác nhau, như bên trong, bên ngoài và bí mật. Cúng dường bên ngoài liên hệ đến sự của mạn đà la về hệ thống vũ trụ. Mạn đà là bên trong liên hệ đến sự cúng dường những bộ phận thân thể của hành giả được quán tưởng trong hình thức của những bộ phận vũ trụ. Có một thi kệ cho việc cúng dường những bộ phận thân thể của hành giả như một mạn đà la. Có một câu chuyện của Naropa thực hiện một sự cúng dường mạn đà la bên trong đến thầy của ngài là Tilopa. Cũng có cúng dường mạn đà la bí mật: điều này liên hệ đến việc tưởng tượng việc cúng dường mạn đà la như sự biểu hiện của tuệ trí của đại lạc và tánh không; và khi được nhìn xa hơn như trong bản chất của gió năng lượng rất vi tế và tâm, thì nó trở thành sự cúng dường của mạn đà la chân như.

Hệ thống vũ trụ mà chúng ta cúng dường được giải thích trong văn bản, nhưng điều đó không có nghĩa là vũ trụ tồn tại như vậy – ngay cả trong những kinh luận Phật Giáo cũng có nhiều hệ thống thế giới được giải thích. Thậm chí có những giải thích khác nhau  liên hệ đến kích thước của mặt trời và mặt trăng. Nhưng ngày nay chúng ta có những sự kiện vốn được hình thành qua sự quán sát của khoa học, và không nhất thiết ràng buộc theo chữ nghĩa được trình bày trong Abhidharmakosha (
A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận), khi nó mâu thuẩn với nhận thức trực tiếp của chúng ta. Nếu ta chấp giữ một vị thế mâu thuẩn với kinh nghiệm trực tiếp thì nó không thể được xem là có cơ sở, vì nó là nguyên tắc của Phật Giáo là khi chúng ta đi đến kết luận thì nó phải được hoàn thành qua một tiến trình logic, cuối cùng đưa đến một kinh nghiệm trực tiếp, và không có vị thế nào được chấp giữ mâu thuẩn với kinh nghiệm. Lama Tsongkhapa, trong mở đầu nhận xét về Lekshe Nyingpo (Essence of Elegan Exposition - một luận thuyết về ý nghĩa dứt khoát và diễn giải của lời Phật dạy), nói rằng một người chấp chặc vào một vị thế mâu thuẩn với logic thì không thể được xem là một vị thầy đáng tin cậy.

33- Trên bờ biển của một biển như ý mọc hoa sen
Vốn là những cúng dường phát sinh từ những đạo đức của luân hồi và niết bàn.
Cả thật sự và tưởng tượng, chúng làm quyến rũ tất cả những trái tim.
Những bông hoa, là cả những đạo đức của phàm tục và siêu phàm
Của ba cánh cửa của cả chính tôi và những người khác, sáng rực khắp mọi nơi.
Ngôi vườn này được lan tỏa với vô lượng hương thơm của những cúng dường Phổ Hiền;
Nó trỉu quả - ba tu tập, hai giai đoạn, và năm con đường:
Tôi cúng dường điều này trong thứ tự để làm vui lòng các ngài, Hởi những đạo sư tôn kính.

Đoạn văn này là sự cúng dường của chính sự tu tập của hành giả. Nó được viết ra trong hình thức một thi kệ; hành giả thực hiện sự cúng dường như được diễn tả trong những thi kệ. Hãy quán tưởng một đại dương rộng lớn của những cúng dường, những thứ thật sự được sắp xếp và những thứ được tạo ra bằng tâm tưởng, trong đó là tất cả những cúng dường của chúng ta trong hình thức của hoa sen rất rộng và bao quát. Hãy quán tưởng những điều thiện lương và đạo đức kể cả trong những cấp độ phàm tục và siêu phàm của tất cả mọi hệ thống thế giới trong hình thức của một hoa sen rộng lớn, và hãy tưởng tượng tất cả những đạo đức của chính mình sinh khởi cũng trong hình thức những bông sen. Hãy quán tưởng mười lăm con đường phù hợp của kinh thừa hiển giáo và cũng như những con đường đặc thù của mật điển trong hình thức một vườn hoa xinh đẹp; những thứ này được cúng dường đến đạo sư. Điều này cấu thành sự cúng dường của chính sự thực hành của hành giả.

34- Tôi cúng dường thức uống trà Tàu trong màu vàng nghệ,
Phong phú trong hàng trăm hương vị, với một bó hoa tinh xảo;
Năm cuốn hút, năm ngọn đèn, và v.v...
Được tịnh hóa, chuyển biến, và tăng trưởng thành một biển cam lồ.

Đây là sự cúng dường trà. Có một truyền thống nói nó là sự cúng dường bên trong, và phân loại khác thì nó là một sự cúng dường bên ngoài. Tôi nghĩ có một sự nổi bật đặc biệt với nó là một loại cúng dường Tây Tạng bản địa. Nhưng nếu trà là nguyên nhân mạnh đối với huyết áp, và nếu nó quá béo thì nó làm bệnh vàng da! Atisha ca ngợi trà Tây Tạng, nhưng ngày nay nó thật sự tạo nên nhiều rắc rối. Như tôi đã lưu ý trước, những ai thực hiện những sự cúng dường đến ba đại học tu viện ở Nam Ấn nên tập trung hơn vào những cúng dường thực phẩm hơn là trà. Nhiều bác sĩ đã nói với tôi rằng trà Tây Tạng tạo ra nhiều thứ bệnh. Ở Tây Tạng nó có thể có nhiều lợi ích vì thời tiết và v.v..., nhưng ở Ấn Độ này, là một xứ nóng, tôi nghĩ hoàn toàn sai để bội thực với nó. Cho nên thật tốt hơn để tập trung trong việc thực hiện những sự cúng dường thực phẩm như trái cây, rau cải và v.v... đối với những cộng đồng tâm linh.

Tôi bây giờ sẽ thực hiện một nhận xét. Đặt nhấn mạnh quá nhiều vào việc thực hiện những sự cúng dường cảm ơn cho những geshe (tiến sĩ) thi cử thật sự sai lầm. Nếu chỉ những sự cúng dường mà ta làm thật sự tác động thế thì người nào đó không có tri thức có đủ tiền của sẽ có thể dễ dàng trở thành một geshe. Ta nên đặt nhấn mạnh hơn vào việc học hành thật sự của geshe. Tôi phải viết thư đến những đại học tu viện chỉ ra rằng, trong một số thi cử geshe, tôi chú ý rằng một trong những người trong nhóm trả lời đến những câu hỏi tranh luận trong khi những đồng bạn của vị ấy chỉ giữ im lặng và trông rất oai vệ, như vậy là không tốt. Điều này không công bằng lắm, vì những ai đã học hỏi nhận danh hiệu, và những ai không học hành thích đáng cũng nhận danh hiệu. Như chúng ta nói ở Tây Tạng, “một karma-nga (một đồng xu Tây Tạng) cho một cái đầu con bò yak và một karma-nga cho một cái đầu con dê!” Chỉ có danh hiệu geshe không phục vụ mục tiêu nhiều! Cho nên, việc nhấn mạnh quá nhiều vào sự cúng dường geshe  (được làm bởi những ứng viên) là không tốt lắm. Ta nên đặt nhấn mạnh hơn vào việc học tập, và hãy chứng minh học bổng cho ta được đáp ứng trong cuộc thi.

Tôi nghĩ thật rất quan trọng để chăm sóc tốt cho thực phẩm. Khi tôi ở Nam Ấn tôi đặc biệt lưu ý và thấy rằng Gyume Tantric College là có thức ăn tốt nhất! Thực phẩm hàng ngày ở Gaden Shartse, Jhangtse, và ở Drepung không tốt. Như thường được nói rộng rãi ở Tây Tạng, “Đòi hỏi một người cầu nguyện như một tu sĩ ở trường cao đẳng mật tông và cũng ăn như một tu sĩ ở trường cao đẳng mật tông! Tôi thấy truyền thống này đã được duy trì! Cho nên, uống trà rất đậm là rất tai hại. Nếu một geshe uống quá nhiều trà Tây Tạng và nó làm họ chết sớm, tôi thật sự cảm thấy một sự mất mát lớn, vì phải cần rất nhiều nỗ lực và nhiều năm để đào tạo một geshe. Nếu đã nỗ lực, vị geshe sau đó lại lãng phí nó qua việc chính vị đó không quan tâm đến thực phẩm, thì thật là một điều rất đáng buồn. Vậy nên, uống trà rất đậm và v.v..., và cũng không vệ sinh cẩn thận và không tìm đến y tế khi bệnh tật, là rất sai. Một tu sĩ bệnh tật đến từ Mundgod mới đây và thỉnh cầu tôi cầu nguyện – như vậy là quá trễ. Ta phải rất cẩn thận ngay từ lúc đầu.

Đối với những người cư sĩ, hút thuốc là cũng rất tai hại cho sức khỏe. Mặc dù không phản lại với giới luật, và mọi người có sự chọn lựa của mình, nhưng điều đó là rất tai hại được chấp nhận rộng rãi khắp thế giới. Một lần, Kyabje Ling Rinpoche đã nói với tôi khi ngài đến phương Tây để trị bệnh, ngài đã nghe nói rằng mập béo quá là không tốt, nhưng những người bác sĩ nói như vậy chính họ là rất béo phì! Chính những người nói rằng hút thuốc là rất tai hại, nhưng họ lại là những người thúc đẩy hút thuốc qua việc mở rộng quảng cáo, và chính họ hút thuốc. Họ quá nhấn mạnh vào việc phát triển vật chất, không có thời gian để ăn, nhưng bây giờ họ lại là những người phàn nàn về những tác hại của tiến trình vật chất, chẳng hạn như sự ô nhiễm và sự tàn phá môi trường, v.v... Tôi có thể thấu hiểu điều đó cho những người ở Tây Tạng, vì hoàn cảnh rất buồn, hút thuốc có thể giúp cho họ có những lúc thoải mái tạm thời, nhưng vì trong thực tế nó tổn hại cho nên không tốt. Tương tự thế, hít thuốc cũng rất xấu. Có một vài trường hợp ngoại lệ khi người ta có những loại bệnh tật nào đó. Ngay cả ngài Liên Hoa Sanh cũng nói nhiều, một trong những tiên tri của ngài, về những ảnh hưởng tiêu cực của thuốc lá. Gungtang Rinpoche cũng bày tỏ cùng quan điểm. Thế nên, với những loại vật chất nghiện ngập này chúng ta phải cẩn thận ngay từ đầu. Một khi ta đã nghiện, thì những chất này có thể thật sự làm cho ta yếu đuối hơn, ngay cả sau khi ta đã bỏ nó.

“Năm móc câu” và “năm ngọn đèn” liên hệ năm loại thịt và năm loại cam lồ, “cuốn hút” biểu thị rằng những siddhi (thành tựu đầy năng lực) đã được cuốn hút vào và “những ngọn đèn”, là chúng được chiếu sáng. Năm ngọn đèn là những nhân tố chín muồi cho thân huyễn ảo, và trong cách đó xua tan bóng tối của chúng sanh. Điều này được gọi là sự cúng dường bên trong. Trong sự thực hành của tantra yoga tối thượng, sự cúng dường bên trong là rất quan trọng, và các hành giả được khuyên nên giữ một chày kim cang và chuông linh và cũng như sự cúng dường bên trong nên được giữ kín khỏi tầm nhìn của người khác, ngay cả nếu nó chỉ là một bản vẽ. Sự cúng dường bên trong được thực hiện sau khi đã làm sự cúng dường bên ngoài. Sự cúng dường này là bên trong bởi vì những chất mà ta đang cúng dường ở đây là những chất được sở hữu bên trong của thân thể ta. Sự cúng dường bên trong này được thực hiện là để dâng đến những đạo sư gốc và dòng truyền thừa, những bổn tôn thiền quán, và v.v... cũng như những linh thức địa phương. Ta cũng tự nếm nó.

35- Tôi cúng dường ngay cả những phối ngẫu như huyễn ảo, của vẻ đẹp trẻ trung,
Mảnh khảnh và thiện xảo trong sáu mươi bốn nghệ thuật tình yêu
Một hội chúng sứ giả dakini –
Sinh từ đồng ruộng, sinh từ mật ngôn, và sinh đồng thời
.

Đây là cúng dường bí mật. Thi kệ này nói về những loại phối ngẫu khác nhau, như được thấy trong Kachem Lung Kurma (Đưa Theo Gió Di Sản Truyền Miệng). “Sinh từ đồng ruộng” có ý nghĩa gì đó là những chúng sanh mà nơi ở vật chất trong hai mươi bốn chỗ; “sinh từ mật ngôn” liên hệ đến những chúng sanh đã thành tựu giai tầng phát sanh; và “sinh đồng thời” liên hệ đến những chúng sanh đã đạt được những sự thực chứng từ phương tiện linh quang từ giai đoạn hoàn thành trở đi. Theo Đại Luận Mật Tông (Great Exposition of Tantra) có một sự diễn giải khác: “Sinh từ đồng ruộng” liên hệ đến những phối ngẫu đã đạt được sự thực chứng của giai tầng phát sanh; “sinh từ mật ngôn” đến những chúng sanh ở giai đoạn hoàn thành của ba cô lập và thân huyễn ảo; và “sinh đồng thời” là nói đến những chúng sanh từ những giai đoạn của phương tiện linh quang trở đi. “Sứ giả” có nghĩa là những phối ngẫu đó hỗ trợ tiến độ trên con đường. Khi chúng ta thực hiện sự cúng dường bí mật, ta tưởng tượng nhiều phối ngẫu, những vị không nên được quán tưởng như ôm ấp nhân vật chánh mà thay vì thế hoà tan thành phối ngẫu của Kim Cang Trì tại trái tim của Lama Lozang Thubwang Dorje Chang. Hãy tưởng tượng Kim Cang Trì và nhân vật trung tâm trải nghiệm đại lạc.

36- Tôi cúng dường ngài đại trí của niềm hạnh phúc đồng hiện, không chướng ngại,
Không gian của chân thật, bản chất không tạo tác của tất cả mọi hiện tượng...
Vượt khỏi tư tưởng và biểu hiện, đồng thời và không tách rời, tâm bồ đề cứu cánh vô thượng
.

Đây là sự cúng dường chân như. Qua năng lực của sự thâm nhập vào sự kết hợp với một phối ngẫu như vậy, bạn trải nghiệm một trí tuệ vốn thoát khỏi mọi chướng ngại và trải nghiệm một niềm hạnh phúc đồng thời vốn không tách rời khỏi tánh không, bản chất của mọi hiện tượng. Tính không thể tách rời ở đây không được dùng trong ý nghĩa của tính không thể tách rời của đối tượng và phẩm chất của nó, tánh không – điều này không giúp để tự do khỏi luân hồi. Nhưng điều giúp hành giả loại trừ chướng ngại của mình là khi vị ấy hợp nhất không tách rời tuệ trí chủ quan của hạnh phúc đồng thời thực chứng tánh không sự hoàn toàn biến mất của hiện tướng nhị nguyên của chủ thể và đối tượng.

Hai dòng cuối cùng và thi kệ 52 là rất giống nhau với thuật ngữ thấy trong những tác phẩm của trường phái đại hoàn thiện (dzogchen). Khi những luận điển của trường phái đại hoàn thiện nói về tịnh hóa và tính thanh thoát, chúng nói trong những thuật ngữ của tính không tách rời của hai thứ. Nếu chúng ta lấy ý nghĩa của tính không tách rời chỉ trong thuật ngữ tính thanh thoát là trong bản chất tịnh hóa hay tánh không như một số tác phẩm khác, thế thì ý nghĩa có thể không thậm thâm. Nhưng nếu chúng ta hiểu nó trong thuật ngữ của tính không tách rời của chủ thể và đối tượng, trong những thuật ngữ của chủ thể được hòa tan trong đối tượng, những giải thích của trường phái Gelug sẽ giúp ta thấu hiểu tốt hơn quan điểm của đại hoàn thiện về tịnh hóa và tính thanh thoát.

Tính thanh thoát có ý nghĩa gì? Gungtang Rinpoche nói ta nên thấu hiểu nó như sự hợp nhất. Điều đó là như thế nào? Vì trên căn bản là trí tuệ bất khả phân của hỉ lạc và tánh không, nên nó có năng lực hoàn toàn để sinh khởi thành nhiều hóa hiện khác nhau. Điều này là có thể do bởi gió “tăng lên” của tâm trí tuệ đó. Gió vi tế như vậy trở thành hiển hiện khi hành giả nhận ra rằng trí tuệ và thân huyễn ảo là sự biến dị của gió năng lượng đơn thuần và tâm thức. Cho nên, sự thật tuyệt đối (chân đế), trí tuệ của đại lạc và tánh không, được xem như một phần của một cặp, và sự thật quy ước (tục đế), ở đây liên hệ đến thân huyễn ảo, như phần kia; và sự hợp nhất của hai điều này thành một thể thống nhất là ý nghĩa của tính thanh thoát.

Tính bất khả phân của hai sự thật (nhị đế) được xem như cao cấp đối với tính bất khả phân của đại lạc và tánh không. Thuật ngữ Sanskrit của sự thật tuyệt đối, chân đế, là paramartha vốn cũng có ý nghĩa tối hậu tuyệt đối. Gungtang Rinpoche nói đã là sự liên hệ đến phần sau. Cho nên, trong phạm trù của tantra yoga tối thượng, paramartha satya, hay chân đế, sự thật tuyệt đối, là linh quang. Khi chúng ta nói về tính thanh thoát, tôi nghĩ sự thấu hiểu về đại hoàn thiện diễn giải là hoàn toàn hữu ích. Kadag hay tịnh hóa, liên hệ bản chất tuyệt đối được Đức Phật giải thích trong chuyển pháp luân lần thứ hai. Sự thấu hiểu về tính thanh thoát đã được phát triển trên căn bản của của tâm bẩm sinh nền tảng của linh quang. Thế nên, tôi nghĩ sự diễn giải về tính thanh thoát như sự hợp nhất có một sự liên hệ gần gũi đến những luận điển của trường phái hoàn thiện – đó là sự quán chiếu cá nhân của tôi. Tôi không biết đó có phải là sự thật hay không. Giống như được giải thích trong Luận Điển Bốn Trăm Thi Kệ của Aryadeva, thì hành giả khách quan nên tự phân tích cho chính mình. Vì vậy các bạn nên tự phân tích cho chính mình.

Ở điểm này, thì cần có sự thấu hiểu về kết hợp, và đối tượng mà ta đang thực hiện sự cúng dường này phải được thấy như đang biến thành hiện thực thể trạng hợp nhất kết quả. Cũng thế, những vật phẩm mà ta cúng dường phải nên được thấy như sự biến dị, hay biểu hiện, của chỉ năng lượng gió và tâm thức.

Sự cúng dường bên ngoài được phối hợp với sự quán đảnh bình, những cúng dường bên trong với sự quán đảnh bí mật, những sự cúng dường với sự quán đảnh kiến thức tuệ trí. Nếu bạn có một sự thấu hiểu về sự cúng dường chân như chỉ trên căn bản của sự bất khả phân đại lạc và tánh không, thì không đủ. Ta phải thấu hiểu nó trên căn bản của sự kết hợp của hai sự thật (nhị đế); rồi thì nó cấu thành sự cúng dường chân như như liên hệ đến bốn quán đảnh. Bạn có thể thấy sự giải thích của sự cúng dường chân như phối hợp với sự quán đảnh từ ngữ trong tác phẩm của Akhu Sherab Gyatso và Gungtang Rinpoche. Nó không quá rõ ràng rành mạch trong những tác phẩm khác. Đây là một chủ đề rất quan trọng.

37- Tôi cúng dường tất cả những loại thuốc men mạnh
Để chửa trị bốn trăm khổ đau do ô nhiễm
...

Đây là sự cúng dường thuốc men. Như được nói rằng nếu hành giả có thể cúng dường những thuốc men thích hợp đến chính bệnh tật của mình thì nó sẽ hỗ trợ sức khỏe của người ấy.

... Và tôi cúng dường chính tôi như một người phục dịch để làm vui lòng ngài:
Hãy cầu nguyện để giữ tôi trong việc phụng sự của ngài khi không gian còn tồn tại
.

Hai câu này cũng được thấy trong Hướng Dẫn Bồ tát đạo (
Nhập Bồ tát hạnh). Về tất cả những sự cúng dường mà ta đã thực hiện trước đây – cả những thứ ta làm chủ và những thứ không phải của ta – mặc dù những thứ đó được tạo ra bởi tinh thần phục vụ như nguyên nhân cho việc có thể thực hiện những sự cúng dường trong tương lai, thân thể vật chất này mà ta có hiện tại là điều gì đó mà ta có thể cúng dường trong thực tế. Ta không nên làm những sự cúng dường này nhằm để có hạnh phúc cho chính ta, mà đúng hơn để làm vui lòng Lama Lozang Thubwang Dorje Chang, bậc dấn thân trong hành động để giúp đở chúng sanh vô lượng như không gian: Nhằm để làm ngài, tôi tự cúng dường chính tôi để phục dịch ngài. Thỉnh cầu ngài nhận ta như người phục dịch của ngài là rất quan trọng. Có một truyền thống khi thực hiện những sự cúng dường mà hành giả thỉnh cầu được đặt trong vòng thiền tập bảo vệ của đạo sư.

Điều này kết thúc chi phần cúng dường.

III. SÁM HỐI

38- Trước những bậc có lòng đại bi,
Tôi sám hối với lòng ân hận, và nguyện không bao giờ lập lại,
Bất cứ những hành vi không đạo đức và xấu ác nào mà tôi đã làm từ thời vô thỉ,
Bảo người khác làm, hay vui với những việc ấy
.

Đây là chi phần sám hối, hay sự giải bày. Đối với những người mới bắt đầu như chúng ta, ở giai đoạn bắt đầu, có một khả năng mà chúng ta có thể cố kìm khỏi việc nuông chiều trong những hành vi tiêu cực trong tương lai, nhưng nếu không có phương pháp mà chúng ta có thể tịnh hóa những việc làm tiêu cực đã làm trong quá khứ, thì không có hy vọng gì nhiều. Tuy nhiên, có một phương pháp như vậy.

Nếu ta mong ước tiến hành thực tập tịnh hóa trong mối liên hệ với Vajrasattva (Kim Cang Tát Đỏa), thì ta có thể quán tưởng một Kim Cang Tát Đỏa hóa hiện từ trái tim của nhân vật trung tâm và ngồi trên đỉnh đầu ta trong khi ta trì tụng mật ngôn Kim Cang Tát Đỏa. Hay, ta có thể quán tưởng một Kim Cang Tát Đỏa phát sinh từ trái tim của chủ tể Kim Cang Tát Đỏa và phối ngẫu vốn ở trong những bổn tôn của tantra yoga tối thượng; ông ngồi ở trên đỉnh đầu hành giả trong khi ta tiến hành sự thực tập tịnh hóa. Hay, ở điểm này ta có thể tiến hành sự thiền tập Kim Cang Tát Đỏa riêng biệt bằng việc phát sinh thành bổn tôn. Về tiến trình tịnh hóa, ta có thể làm một sự quán tưởng đi xuống, đi lên và lập tức tẩy trừ những tiêu cực ra ngoài. Chúng ta cũng có thể tiến hành sự quán tưởng tiếp nhận bốn quán đảnh, vốn có thể được hoàn tất trong mối liên kết với sự trì tụng mật ngôn một trăm âm tiết. Vào lúc cuối, Kim Cang Tát Đỏa trên đỉnh đầu ta nên được hòa tan vào trong chính ta. Rồi thì trau dồi một quyết định mạnh mẽ không bao giờ nuông chiều trong những hành vi tiêu cực ấy một lần nữa, bằng việc trì tụng thi kệ:

Qua sự
thiếu hiểu biết của tôi về những hành động đúng đắn,
Tôi đã vi phạm và thoái hóa những hứa nguyện của tôi;
Hỡi đạo sư, hãy là đấng chủ tể của tôi và bảo vệ tôi.
Tôi nương tựa vào ngài, bậc thủ trì kim cang quan trọng nhất.
Hiện thân của đại bi,
Và là chủ tể của tất cả chúng sanh.


Nếu chúng ta đang nhấn mạnh sự thực hành tịnh hóa, ở điểm này thì rất tốt để tiến hành những lễ phủ phục trong khi xưng danh hiệu của ba mươi lăm  Đức Phật. Ba mươi lăm Đức Phật sám hối mà ta đã quán tưởng trong không gian công đức hay ruộng phước có thể được quán tưởng đến gần hơn và chung quanh vị đạo sư chủ trì. Trong khi tập trung vào các Đức Phật một cách không dao động, lễ phủ phục và xưng danh các ngài. Pelmang Konchog Gyaltsen nói rằng trong khi hành giả đang xưng danh hiệu những Đức Phật  sám hối, thì thật tốt để quán tưởng tất cả những tiêu cực tập trung trên đầu lưỡi của ta như một đống màu đen. Trong luận giải của Gyaltsab Je về Tung Shak (Kinh Những Đức Phật [cho lễ] Sám Hối) tác giả đề cập rằng việc xưng danh hiệu chư Phật riêng lẻ tịnh hóa những hành vi tiêu cực vi phạm trải qua một số đại kiếp nào đó. Điều này phải có một kinh điển nào đó như nguồn gốc, vì ngài sẽ không nói điều này mà không có tài liệu tham khảo xác thực nào đó. Vì chỉ việc xưng danh hiệu mà có một năng lực lớn như vậy, và vì nó là chiếc lưỡi phát sinh ra âm thanh, cho nên tôi nghĩ thật thích đáng để quán tưởng những hành vi tiêu cực ở đầu lưỡi và tưởng tượng chúng được tịnh hóa trong khi trì danh. Nếu hành giả lập lại việc lễ phủ phục nhiều lần, thì rất tốt để giữ việc lập lại những danh hiệu của chư Phật cho lễ sám hối. Trái lại, tại điểm này ta có thể trì tụng Tung Shak toàn bộ trong đó, và ở chỗ khi người nói “tôi đảnh lễ” hãy chấp hai bàn tay lại.

Một lễ sám hối thích đáng đòi hỏi bốn năng lực: (1) năng lực căn bản; (2) năng lực của sự ăn năn; (3) năng lực của sự đối trị thật sự, và (4) quyết tâm không bao giờ tái phạm trong những hành vi ấy một lần nữa. Như đại hành giả du già Milarepa đã nói:

Khi tôi khảo sát việc sám hối có thể tịnh hóa những tiêu cực không,
Tôi thấy rằng chính là sự ăn năn đã tẩy trừ chúng.


Năng lực của sự ăn năn là quan trọng nhất. Chúng ta phải thật sự hối hận về những hành vi tiêu cực đã phạm phải, từ chiều sâu của trái tim ta. Chúng ta đã vi phạm nhiều hành vi tiêu cực trong những kiếp sống quá khứ và ngay cả trong kiếp sống này. Kyabje Trijang Rinpoche thường nói rằng năng lực đằng sau những hành vi tiêu cực là không thể cưỡng lại được, giống như tảng đá rơi xuống, và năng lực phía sau những hành vi đạo đức chỉ như hướng dẫn một con lừa lên đồi. Điều này là rất đúng. Sự thực hành đạo đức của chúng ta trong kiếp sống này thì thật sự rất yếu kém, nhưng những hành vi tiêu cực là rất mạnh và toàn diện về mọi mặt – những động cơ, những sự chuẩn bị, và những hành vi thật sự tự hoạt động. Thậm chí đối với những hành vi đạo đức yếu đuối mà chúng ta thật sự tích lũy, thì có nhiều chướng ngại. Thêm nữa, vì chúng ta có niềm tin mạnh mẽ, và quan tâm trong giáo pháp, thì chúng ta cố gắng để nắm lấy những giáo huấn cao nhất mà không xem xét đến khả năng của chính mình; cho nên có một hiểm họa thật sự trong việc phạm phải những tiêu cực ngay cả trong cách ấy. Thế nên, chúng ta đã phạm phải mọi điều tiêu cực từ xu hướng thiếu hiểu biết tự nhiên của mình.

Giống như được giải thích trong
Bodhisattvacaryāvatāra (Nhập Bồ tát Hạnh hay Hướng Dẫn Bồ Tát Đạo), mặc dù chúng ta quyết tâm rằng chúng ta phải tịnh hóa những tiêu cực và hạt giống tiêu cực của tất cả chúng sanh, nhưng chúng ta vẫn để cho chính mình đến dưới sự ảnh hưởng của những hành vi tiêu cực và tiếp tục nuông chiều trong chúng. Điều này là rất buồn. Phương pháp cho việc tịnh hóa tất cả những hành vi quá khứ là sự thực tập sám hối. Do vậy, ở tại giao điểm này, khi chúng ta biết biết tịnh hóa như thế nào và có năng lực để làm như vậy nhờ có lòng ân cần thương mến của đạo sư, thì chúng ta phải dấn thân trong sự thực tập sám hối, vốn sẽ làm cho chúng ta cảm thấy tự do và an tâm với kết quả. Và rồi thì, hãy tỉnh thức với những phẩm chất to lớn của thân, miệng, và tâm ý của chư Phật, thì chúng ta phải phát sinh ý định: tôi sẽ không bao giờ che dấu với chư Phật tất cả những hành vi tiêu cực mà tôi đã phạm phải, mà thay vì thế, giải bày chúng và tịnh hóa chúng. Mặc dù có những loại tiêu cực nào đó mà chúng ta dễ bị phạm phải, tuy thế điều rất quan trọng ở điểm này là quyết tâm không nuông chiều trong chúng một lần nữa, ngay cả bằng cái giá của mạng sống chúng ta. Như được nói rằng mặc dù chúng dễ bị vi phạm một lần nữa, cho nên việc quyết tâm vì vậy không cấu thành sự lừa dối. Sự quyết tâm này là rất quan trọng, khi nó giúp để tịnh hóa những tiêu cực. Ở điểm này chúng ta cũng có thể tiến hành thiền tập Samayavajra (Damtsig Dorje - Tâm Thể Kim Cang).

IV. TÙY HỈ

39- Mặc dù mọi thứ giống như giấc mộng, không có sự tồn tại cố hữu
Nhưng tôi chân thành tùy hỉ trong mọi đạo đức đã phát sinh từ trước đến giờ
Như hạnh phúc và niềm hoan hỉ của tất cả các bậc thánh nhân và phàm nhân
.

Đây là chi phần tùy hỉ. Ở đây chúng ta phải ngưỡng mộ và tùy hỉ trong tích lũy đạo đức không chỉ của chính mình, mà cũng của những chúng sanh khác, chư Phật, chư A la hán, và v.v... Chúng ta cũng phải ngưỡng mộ và trau dồi niềm hoan hỉ từ chiều sâu trái tim ta cho những đạo đức của chính mình. Thái độ của chúng ta đối với đạo đức của người khác không nên bị tác động bởi sự ganh tỵ. Cho nên, ở điểm này, hãy phản chiếu trên những phẩm chất lớn của những bậc trong không gian công đức hay ruộng phước và rồi tùy hỉ hân hoan trong các ngài. Ở đây, văn bản nói, “Mặc dù tất cả mọi hiện tượng không có bất cứ vị thế nào ngoài sự tồn tại trên danh nghĩa ở cấp độ quy ước (tục đế), tuy thế vì những kết quả tích cực được phát sinh từ những nguyên nhân tích cực, cho nên chúng ta phải tùy hỉ trong những hành vi của những người khác.”

V. THỈNH CẦU CHUYỂN PHÁP LUÂN

40- Hãy rưới những cơn mưa của giáo pháp rộng lớn và thâm sâu, tôi cầu nguyện,
Từ việc thu thập một triệu đám mây của tuệ trí và từ bi hoàn hảo,
Để phát triển, duy trì, và truyền bá một ngôi vườn của những bông hoa mặt trăng
Của lợi lạc và hạnh phúc cho vô lượng chúng sanh
.

Thi kệ này thỉnh cầu đạo sư chuyển bánh xe pháp. Ở đây chúng ta phản chiếu về những phẩm chất vĩ đại của tâm toàn tri toàn giác của đạo sư Kim Cang Trì. Nó nói, “Từ không gian vô biên tâm từ bi của ngài, để phát sinh và tăng trưởng những thực chứng trong chính tôi và những chúng sanh khác, xin hãy rưới xuống cơn mưa của những giáo huấn rộng lớn và thậm thâm.” Ở điểm này chúng ta có thể quán tưởng cúng dường một bánh xe (pháp luân) hay một ốc xà cừ (pháp loa) đến nhân vật trung tâm. Hãy tưởng tượng rằng những nhân vật của không gian công đức đồng ý với sự thỉnh cầu của chúng ta và rất vui lòng.

VI. KHẨN NÀI KHÔNG NHẬP NIẾT BÀN

41. Mặc dù thân kim cang của ngài là không là đối tượng của sanh và tử,
Mà là chiếc thuyền lớn của đức vua vĩ đại, hùng mạnh, thống nhất,
Xin hãy tồn tại mãi mãi theo như nguyện ước của tôi,
Không nhập niết bàn qua nỗi khổ đau cho đến khi luân hồi kết thúc
.

Đây là thi kệ của sự cầu xin nhân vật trung tâm của không gian công đức không nhập niết bàn. Một cách tổng quát, thân kim cang liên hệ đến cả hai thân huyễn ảo và vượt ngoài tình trạng của thân huyễn ảo bất tịnh; nhưng nó cũng có nghĩa là thể trạng đầy đủ của những sự viễn ly và thực chứng. Ở đây nói, “Mặc dù ngài đã đạt được thân chân thật (pháp thân) và do thế là vượt ngoài tình trạng của sự chết, nhưng ngài thị hiện một hình thể thấy được và có thể tới được đối với chúng tôi là những phàm nhân.” Cho nên, chúng ta đang thỉnh cầu hình thể này không nhập niết bản. Ở điểm này hãy tưởng tượng cúng dường một ngai báu với hai chày kim cang giao nhau.

VII. HỒI HƯỚNG

42. Tôi hồi hướng tích lũy của đạo đức trắng được tạo nên
Đến chúng sanh để họ có thể không tách rời sự chăm sóc trong những kiếp sống tương lai
Bởi chư đạo sư tôn kính trong ba cách,
Và có thể thành tựu sự hợp nhất Kim Cang Trì
.

Bây giờ đến chi phần hồi hướng. Hãy tập trung vào tất cả đạo đức mà chúng ta đã tích tập được bằng việc quán tưởng không gian công đức hay ruộng phước và dấn thân trong những thực tập như lễ phủ phục, tịnh hóa và v.v..., và trong tất cả những hành vi đạo đức khác. Hãy hồi hướng những công đức này đến tất cả chúng sanh, kể cả chính mình, vì thế tất cả có thể được chăm sóc bởi đạo sư qua tất cả những kiếp sống. Do vậy những công đức sẽ không bị cạn kiệt bởi việc sản sinh những quả trái đơn giản tầm thường. Điều này phải được hoàn tất với một năng lực mạnh mẽ của sự ngưỡng mộ.

Với sự thực tập này, sự tích lũy công đức bằng việc thiền tập trên không gian công đức hay ruộng phước được hoàn tất.

Ẩn Tâm Lộ, 6/2024

***

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2024

Chương 3: Quán Tưởng Không Gian Công Đức

 




S HP NHT CA ĐI LC VÀ TÁNH KHÔNG
Giáo  Huấn Về Sự Thực Hành Đạo Sư Yoga

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Thupten Jinpa
Việt dịch: Tuệ Uyển
Chương 3: Quán Tưởng Không Gian Công Đức

***
Ta đã phát sinh thành bổn tôn sử dụng hoặc là bản dài hay bản ngắn của tiến trình tự phát sinh. Trong khi trong một hình thể như thế, thì nhất thiết tác động đến sự chuyển hóa tâm thức ta, như được giải thích trong lễ quán đảnh trong đoạn nơi mà hành giả phải trau dồi những gì được gọi là “tâm yoga toàn diện.” Trước nhất hãy phát triển tối thiểu một sự thấu hiểu thông minh của tuệ trí về đại lạc và tánh không và hãy phát sinh tuệ trí đó, mặc dù nó có thể chỉ đơn thuần là tưởng tượng. Thật tốt đẹp để đọc từ văn bản gốc với một thể trạng tâm thức như thế, bằng khác đi nó chỉ là chữ nghĩa mà thôi. Cho nên, trước nhất hãy trau dồi tuệ trí của đại lạc và tánh không. Nếu bạn đã tự phát sinh thành cả Yamantaka và phối ngẫu, thì ta phải cố gắng đem lại hạnh phúc bằng việc quán tưởng thâm nhập vào sự hợp nhất với phối ngẫu và trải nghiệm bốn hỷ lạc ((1) hỷ, (2) đại hỷ, (3) hỷ đặc biệt và (4) hỷ đồng thời), cực điểm trong thứ tư, hỷ đồng thời, mặc dù nó có thể chỉ là ở cấp độ tưởng tượng. Trong niềm hỉ lạc ấy, hãy thiền quán trên bản chất không tồn tại cố hữu của các hiện tượng. Để làm điều này, ta có thể áp dụng nhiều loại lý trí, chẳng hạn như sự vắng mặt của số ít và số nhiều, hay lý luận về “mảnh kim cương” v.v... Đã áp dụng những loại lý luận khác nhau này, hãy phân tích bản chất của các hiện tượng: rằng người thụ hưởng không có sự tồn tại cố hữu, và các đối tượng của sự thụ hưởng là không có sự tồn tại cố hữu – nhưng tất cả chúng tồn tại trong sự lệ thuộc vào các yếu tố nhân quả. Hãy trau dồi sự xác định này, tuệ trí vốn là không thể tách rời của đại lạc và tánh không, mặc dù nó có thể là mô phỏng. Thật tốt để trì tụng nghi thức trên căn bản của những phản chiếu như thế.

9- Trong không gian rộng lớn của đại lạc và tánh không,
Giữa những đám mây cuồn cuộn những cúng dường của Phổ Hiền,
Tại ngọn của cây như ý tô điểm với những lá, bông, và trái cây
Là một bảo tọa sư tử rực rỡ với châu ngọc quý báu, trên đó là một hoa sen, mặt trời, và trăng tròn.

Trong tất cả những văn bản về thực hành mật tông, tuệ trí của đại lạc và tánh không được liên hệ nhiều lần. Ở đây, trong phạm vi của sự quán tưởng ruộng công đức, văn bản nói về một không gian mở rộng của đại lạc và tánh không: “không gian” ở đây liên hệ một cách diễn giải đến không gian theo nghĩa đen, và một cách, chắc chắn đến tuệ trí của đại lạc và tánh không. Trong Thundrug Lamai Naljor (Sáu Khóa Đạo Sư Yoga) chúng ta thấy: “Trong không gian ở phía trước, trên một bảo tọa châu báu tuyệt đẹp...,” và trong bản nghi thức của Pelden Lhamo đọc là: “Tất cả mọi hiện tượng xuất hiện là biểu hiện của tuệ trí của đại lạc và tánh không.” Nếu chúng ta thực hiện những cúng dường, thì hãy giữ quan điểm  này trong tâm, rất tốt. Đó là từ sự mở rộng của thực tại, tuệ trí này của sự bất khả phân của đại lạc và tánh không, mà những sự biểu hiện khác nhau của cả những giai tầng hữu học và vô học sinh khởi. Do thế, hãy trau dồi tuệ trí này, ngay cả nếu nó chỉ là sự tưởng tượng. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ bảy, Kelsang Gyatso, cũng nhấn mạnh vấn đề rằng tất cả những sự cúng dường phải được thực hiện trong sự thấy chúng như sự biểu hiện của tuệ trí của đại lạc và tánh không. Trích dẫn từ tác phẩm của ngài:

Phạm vi hoạt động của tâm thiêng liêng này,
Sự hợp nhất của đại lạc, người cha tối thượng, và tánh không,
Là không giới hạn và vì vậy vượt khỏi nhận thức.


Hãy trau dồi một thể trạng của tâm tập trung vào đại lạc và tánh không một cách mạnh mẽ nhất như có thể. Tuệ trí của đại lạc và tánh không được so sánh với không gian, vốn không gây cản trở và mở rộng. Vì chúng là sự biểu hiện của tuệ trí của đại lạc và tánh không, nên những vật phẩm cúng dường được gọi là “những sự cúng dường của Phổ Hiền (Hoàn Toàn Tốt(all-good)”).” Nói một cách tổng quát, vị Bồ tát tên là Phổ Hiền được nổi tiếng vì những cúng dường công phu của ngài đến chư Phật và chư Bồ tát. Nhưng ở đây thuật ngữ “hoàn toàn tốt” (Phổ Hiền) liên hệ đến tuệ trí của đại lạc và tánh không. Nó là hoàn toàn tốt từ quan điểm của tánh không và cũng là từ quan điểm của đại lạc. Tánh không này là lẽ thật tuyệt đối và cũng là đạo đức tuyệt đối. Và tuệ trí của đại lạc là tuệ trí của linh quang: Với một cảm giác hỉ lạc, hãy tưởng tượng rằng những cúng dường có một bản chất tràn ngập toàn bộ không gian.

Tất cả những đối tượng này của sự quán tưởng, chẳng hạn như đại dương sửa trong ruộng công đức, được căn cứ trên những đối tượng mà chúng ta quen thuộc và giữ giá trị và tốt như, là những đối tượng được quán tưởng cho những sự cúng dường mandala. Sẽ rất khó khăn để quán tưởng điều gì đó mà hiện tướng của nó chúng ta hoàn toàn không biết. Hãy quán tưởng tất cả những loại cúng dường khác nhau này vốn được biểu hiện như tuệ trí của đại lạc và tánh không. Chúng ta quán tưởng đại dương sửa vì nó là điều gì đó trong năng lực của mọi người để tưởng tượng và, tôi nghĩ, vì con người xem nó như rất quan trọng và lợi ích: chúng ta lệ thuộc vào sửa  ngay từ lúc mới sanh ra.

Sự phát sinh qua năng lực công đức của chính ta và cũng là sự biểu hiện của tâm tuệ trí của bổn tôn chánh, là một ngôi vườn rất rộng lớn ở trung tâm là một đại dương rất rộng rãi của sửa, với những làn sóng di động. Ở trung tâm của điều này, hãy quán tưởng một cây như ý được hình thành  với cùng bảy thứ ngọc báu(19) như là những lan can của những ngôi nhà cực lạc thiên thể. Trên mỗi phía hãy quán tưởng hai vị vua của loài rồng, thân thể của họ phân nửa trồi lên từ đại dương và trong tư thế nâng đở cây như ý.

Cây như ý này có bảy nhánh: một ở trung tâm và ba ở mỗi phía mọc hướng lên phía trên, tất cả hình thành cây như ý. Nhưng nếu chúng ta nhìn nó từ bên ngoài nó sẽ giống như một cây xinh đẹp đầy nhánh lá. Cây như ý này được tô điểm với lá, bông, và trái. Giữa những nhánh cây và lá là nhiều chủ đề cúng dường khác nhau, chẳng hạn như những biểu ngữ chiến thắng được thấy trên những lan can bằng vàng của những lâu đài thiên thể cực lạc. Cây này có công năng làm tròn các ước nguyện. Trung tâm của nó là một hoa sen rất đa dạng rộng lớn có điều gì đó như một nghìn cánh hoa, ở trung tâm mỗi cánh hoa, hãy quán tưởng một bảo tọa rất rộng được nâng đở bằng tám sư tử, và trên đỉnh của hoa sen với mười một lớp, những cánh hoa ở dưới rộng và càng lên trên càng hẹp dần. Lớp trên cùng có bốn cánh hoa. Ở trung tâm của những thứ này là một bảo tọa hoa sen với mặt trời và mặt trăng, là biểu tượng của
ba phương diện chính của con đường.


Như trong nghi quỹ Yamantaka, mặc dù có nhiều phần khác nhau đối với mandala, chẳng hạn như những nghĩa địa và v.v..., chúng ta phải thấy tất cả như là những sự biểu hiện của tâm tuệ trí của bổn tôn trung tâm. Tất cả có những ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Chúng ta quán tưởng bổn tôn hoàn toàn với những lâu đài trên con đường, và vào lúc phát khởi thật sự một thân huyển ảo của bổn tôn, thì chúng ta sinh khởi trong hình thể ấy. Trong cùng cách ấy, ở đây chúng ta phải thấy mỗi phần của không gian công đức, chẳng hạn như những cây và lá, những hoa sen, bảo tọa, và mọi thứ, như sự biểu hiện của tâm tuệ trí của nhân vật trung tâm của ruộng công đức.


Đại dương sửa tượng trưng cho
ba phương diện chính của con đường; cây như ý tượng trưng cho sáu ba la mật; bông hoa đủ loại tượng trưng cho hai mươi hai loại tâm bồ đề(20); quả trái tượng trưng cho bốn nhân tố của việc làm chín muồi tâm thức của các chúng sanh(21); hai con rồng tượng trưng cho tâm bồ đề tuyệt đối và quy ước. Những con sư tử trượng trưng cho việc vượt thắng các chướng ngại: móng vuốt nâng đở bảo toạ vượt thắng chướng ngại từ phía trên; móng vuốt nhấn xuống mặt đất vượt thắng chướng ngại từ phía dưới; sự hung dữ nhìn trong mắt vượt thắng từ phía giữa. Tất cả những điều phía trên có những ý nghĩa đặc biệt cho một hành giả, cho nên khi hành giả phản chiếu biểu tượng của chúng thì có lợi ích. Bảo tọa phải được quán tưởng như rộng rãi và bao quát. Trên cùng là bông sen với mười một tầng cánh hoa.

 

10- Vị đạo sư gốc của tôi ngồi trên này, người ân cần trong ba cách;
Trong tinh hoa của tất cả chư Phật, trong phương diện của một tu sĩ y áo vàng nghệ,
Với một mặt, hai tay, rạng ngời với một nụ cười sáng rỡ.
Tay phải của ngài trong tư thế giảng giải giáo pháp,
Tay trái trong tư thế thiền định cầm một bình bát đầy cam lồ;
Ngài được che phủ với ba lớp y vàng nghệ huy hoàng, và đầu ngài được trang hoàng bởi một chiếc mão pundit vàng kim.


Lớp cao nhất của bông sen mười một lớp này có bốn cánh hoa, ở trung tâm  là đạo sư gốc của bạn ngồi, ngài ân cần trong ba cách.”Ân cần trong ba cách” biểu thị rằng đạo sư đã ban cho ta sự quán đảnh, giảng giải về mật tông, và những hướng dẫn khẩu truyền. Vị đạo sư này phải được xem như hiện thân của tất cả chư Phật. Như được nói rằng khi văn bản lần đầu tiên được Panchen Lama Chokyi Gyaltsen viết ra, ngài đã thêm vào tên đạo sư gốc của ngài là Sanye Yeshe, ở đây. Mặc dù ta có thể diễn giải sanye yeshe như “trí tuệ của Phật” và không hạn chế trong ý nghĩa của nó với đạo sư đặc thù Sanye Yeshe, nhưng sau này văn bản được thay đổi để đọc là “trong tinh hoa của tất cả chư Phật.”

Hãy quán tưởng đạo sư của bạn trong phương diện của một vị Tỳ kheo, một tu sĩ thọ cụ túc đại giới, bởi vì cộng đồng tăng già là một yếu tố rất quan trọng trong Phật Giáo. Như được nói rằng cho dù giáo lý của  Đức Phật tồn tại hay không được quyết định bởi việc có một cộng đồng tăng già hay không. Cho dù giáo lý kinh tạng tồn tại hay không được quyết định bởi sự hiện diện hay vắng mặt của việc thực tập ba căn bản của luật tạng. Sự tồn tại của giáo lý mật tông được quyết định bởi những giáo huấn của mật điển Bí Mật Tập Hội có bị suy tàn hay không. Cho nên, những tỳ kheo là rất quan trọng.

Mặc dù đó là lựa chọn của mỗi người khi tìm kiếm một vị thầy phù hợp với cảm nhận, thành tâm, và v.v... của mình, nhưng theo ý kiến của tôi thì có một đạo sư là một vị tỳ kheo thì rất quan trọng, đặc biệt đối với những môn nhân của Lama Tsongkhapa. Thật sự, đối với những môn nhân của giáo huấn Gelug thì không có việc thiếu hụt những vị tỳ kheo vào lúc này. Đây là ý kiến cá nhân của tôi điều mà tôi đang trình bày một cách đặc biệt cho những học nhân Âu Mỹ.

Những giới nguyện của tỳ kheo không chỉ được ca ngợi trong những luận điển luật tạng mà cũng trong những luận điển mật tông, đặc biệt trong tantra yoga tối thượng. Thí dụ, Mật Điển Thời Luân giải thích rằng nếu có ba vị thầy kim cang, một vị tỳ kheo, một vị sa di, và một vị cư sĩ, thì vị thầy kim cang tỳ kheo phải được xem như cao nhất và quan trọng nhất. Ngay cả có những sự khác biệt trong y phục đồ trang sức phân bố trong lễ quán đảnh kim cang đạo sư. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của một vị tỳ kheo như thế nào cho sự tồn tại của giáo lý nhà Phật. Cho nên với nhận thức về tầm quan trọng đặc biệt này, ở đây hãy quán tưởng nhân vật chính trong hình thức của một vị tỳ kheo.

Đối với chúng ta, những môn nhân của Lama Tsongkhapa, mặc dù chúng ta quán tưởng theo tự nhiên với những đạo sư gốc tương ứng của mỗi người, nhưng trong hiện tướng các ngài nên được quán tưởng trong phương diện của Lama Tsongkhapa. Ngài trong thủ ấn thuyết giáo, tư thế ngài sẽ được tiếp nhận như  Đức Phật tương lai Senge Ngaro. Đây là điềm lành cho chính chúng ta để trở thành đệ tử của ngài khi ngài trở lại như một  Đức Phật trong thế gian này. Ngài đắp y tỳ kheo, có một mặt và hai tay, và đang mỉm cười. Như được nói rằng có hai nguyên nhân làm cho ngài mỉm cười. Một là vào lúc này chúng ta đang nỗ lực hăng hái nhất để dấn thân trong một sự thực hành đạo đức, cho nên ngài hoan hỉ. Điều kế tiếp là, mặc dù niềm tin của chúng ta thì rất yếu kém và chúng ta luôn luôn bị ảnh hưởng bởi những điều tiêu cực và việc làm của chúng ta bao gồm chính yếu là những hành vi tiêu cực, nhưng đạo sư giống như cha mẹ ân cần làm như họ hoan hỉ, mặc dù họ không như vậy, nhằm để làm vui những đứa con nghịch ngợm. Trong cùng cách như vậy, vì chúng ta giống như những đứa trẻ của đạo sư thì chúng ta hãy tưởng tượng rằng ngài hiện ra với biểu lộ hoan hỉ.

Tay phải của ngài trong thủ ấn diễn giảng giáo pháp. Nói một cách tổng quát, hành động thuyết pháp là một hành động sau thời hành thiền. Tay trái của ngài trong tư thế cân bằng thiền quán. Điều này biểu thị rằng mặc dù ngài dấn thân trong hành vi giúp đở chúng sanh, nhưng ngài cũng đang ở trong thiền định cùng một lúc, biểu thị rằng ngài đã đạt được thể trạng Giác Ngộ. Trong tay trái ngài là một bình bát đầy cam lồ trắng hơi nhô lên ở trung tâm như Hồ Manasaravar, như được nói. Tôi không biết trong thực tế hồ nước có cao hơn ở giữa hay không, hay độ lồi của nó chỉ là một ảo giác. Cho nên ở đây, trong cùng cách, hãy tưởng tượng rằng cam lồ hơi nhô lên ở giữa.

Mỗi bàn tay của đạo sư cầm một bông hoa ở cành hoa; trên bông hoa phía phải là một thanh gươm và trên phía trái là một bộ kinh. Thanh gươm, rực sáng với ngọn lửa, biểu tượng trí tuệ không phân biệt trong bản chất của mọi hiện tượng. Bộ iknh trên bông hoa phía trái, phù hợp với một số giải thích, được gọi là
Kinh Phát Nguồn Của Sự Truyền Thừa Thì Thầm Vào Tai. Mặc dù nó có thể rất là thiêng liêng, thì bất chấp một kinh điển như vậy tồn tại hay không, nhưng tôi không nghĩ có bất cứ điều gì đặc biệt trong một bộ kinh vốn không được đề cập trong mười tám bộ sách được chính Lama Tsongkhapa sáng tác. Khi Lama Tsongkhapa phân tích và nói về ý nghĩa của tantra, đặc biệt là Guhyasamaja, ngài nói rằng chúng ta phải làm sáng tỏ mục đích của mật điển gốc, sử dụng chìa khóa những hướng dẫn của đạo sư. Những hướng dẫn ở đây liên hệ đến những luận giải  chẳng hạn như Pancha-krama (Năm Giai Đoạn) của Long Thọ, Pindikrita Sadhana(Cốt Tủy Của Những Phương Tiện Thành Tựu), và v.v... Chính Lama Tsongkhapa đã nói rằng sự  hướng dẫn ấy không phải là điều gì đó không thể được viết ra và điều đó phải được trao xuống bằng khẩu truyền. Nếu ta chấp chặc những loại hướng dẫn truyền miệng này như rất giá trị và bị ám ảnh bởi chúng, thì có một hiểm họa của việc thờ ơ những luận điển lớn vốn được tạo ra với lòng từ bi lớn và mục đích lớn. Lama Tsongkhapa trong lời mở đầu của Lamrim Chenmo (Giác Ngộ Thứ Đệ Luận), bác bỏ quan điểm rằng có hai loại kinh điển, một cho những học giả nghiên cứu và một cho việc thực hành thật sự. Một quan điểm như thế  là sai lầm. Chính Lama Tsongkhapa đã nói rằng nếu Lamrim Chenmo trở thành một quyển sách chỉ dành cho sự nghiên cứu thông tuệ, thì điều đó sẽ trở thành nguyên nhân cho sự suy tàn của giáo huấn. Đối với một số người, nghe rằng có một kinh điển hiển hiện như thế có thể là rất cảm hứng, nhưng tôi nghĩ rằng có thể không có một loại kinh điển như vậy tách rời khỏi mười tám bộ sách. Nhưng có thể rằng có thể có những loại kinh điển hiển hiện nào đó mà một người nào đó có thể thấy khi đạt đến những trình độ nào đó của chứng ngộ; đó là một vấn đề khác. Tuy nhiên, chúng ta không nên có thái độ là bởi vì mười tám bộ sách thật sự được in ra và chúng ta có thể đọc chúng bất cứ lúc nào nên chúng ta trước nhất phải tìm ra những kinh điển huyền thoại này. Một thái độ như vậy là sai lầm khủng khiếp.

Một cách tổng quát tôi nói rằng cho dù chúng ta gọi nó giáo lý thì thầm qua tai hay không, thì những sự trao truyền chính của giáo huấn của Lama Tsongkhapa, vốn là sự kết hợp của kinh điển và mật điển, là những thứ của ba dòng truyền thừa: Se, Ensa, và Shung đến từ miền trung Tây Tạng. Tôi nghĩ rằng những trường đại học cộng đồng mật tông (tantric college), là những nơi có trách nhiệm cho sự trường tồn của những sự trao truyền lớn của dòng truyền thừa Shungpa. Vì chúng ta sống lưu vong, cho nên những trường đại học cộng đồng này được tái thiết ở Ấn Độ, và bây giờ chúng cùng với những trung tâm chính cho việc học hỏi toàn bộ giáo lý nhà Phật và đặc biệt là giáo lý về sự hợp nhất của kinh điển và mật điển được dạy bởi Lama Tsongkhapa. Cho nên, sẽ không tốt nếu những tu sĩ trong đại học cộng đồng mật tông nhàn rỗi và không để ý đến sự kiện này, hay nếu những người khác không tán dương chúng một cách đúng đắn. Nếu những trường đại học cộng đồng mật tông thực tế là những người gìn giữ những trao truyền từ Lama Tsongkhapa, thì thái độ việc làm của họ như Tehor Kyorpon Rinpoche đã nhận xét: các tu sĩ của trường đại học cộng đồng mật tông khi họ ngồi xuống thực tập Guhyasamaja, khi họ đi cũng là Guhyasamaja, và v.v...như vậy. Điều này hàm ý rằng những trường mật tông này nơi học hỏi tantra được bảo đảm, một sự học hỏi như vậy phải được hoàn tất trên căn  bản của Guhyasamaja và khi họ thật sự thâm nhập vào trong tantra, họ phải làm như vậy trên căn bản của Guhyasamaja. Điều này thật rất quan trọng. Do bởi tầm quan trọng tột đỉnh của sự thực hành Guhyasamaja, mà Lama Tsongkhapa đã viết năm bộ sách về nó. Ngài phải sáng tác nên chúng với mục tiêu làm lợi ích cho chúng sanh vì thế họ có thể hiện thực thể trạng kết quả của toàn tri toàn giác. Những sách Guhyasamaja không chỉ có nghĩa cho việc phát triển sự thấu hiểu giáo lý hay mật tông một cách tổng quát; do thế, chúng phải có một tầm quan trọng và mục tiêu đặc biệt.

Tôi thường nói rằng thật là sai lầm nếu người nào đó tự cho mình là một Gelugpa là chỉ bao gồm với việc trì tụng Lama Chopa và Vajrayonini, và quên lãng những thực hành như Guhyasamaja và v.v...; như vậy là không tốt. Một số người, đã học hỏi về Yamantaka, Guhyasamaja, và Heruka trong nhiều năm, nhưng khi đi đến sự thực tập thật sự thì quên lãng sự học hỏi của họ và bận tâm với những luận điển và nghi thức ngắn. Đó thật là một sự suy thoái. Trường hợp khác biệt là nếu vị đạo sư gốc của bạn thấy rằng bạn có một sự lôi cuốn với một bổn tôn nào đó và cố vấn cho ta nhấn mạnh sự thực tập đó. Nhưng nếu ta quên lãng những sự thực tập chính yếu này qua sự lười biếng và không thông hiểu, thì đó là một lỗi lầm nghiêm trọng.

Một người bạn của tôi một lần đã nói với tôi, “Tôi đã hỏi một vài tu sĩ Gelugpa về Guhyasamaja; họ nói, ‘Chúng tôi không biết nhiều về Guhyasamaja.’ Khi tôi nhấn mạnh xa hơn, ‘Có phải Guhyasamaja không phải là sự thực hành chính của Gelug,’ họ trả lời, ‘Không, chỉ có Yamantaka và Vajrayogini là quan trọng’.” Điều đó cho thấy rằng sự thực tập Guhyasamaja đã suy thoái. Tôi nghĩ Yamantaka và Yamantaka và Chakrasamvara là rất quan trọng. Như đối với Chakrasamvara, truyền thống của Luipa là rất quan trọng; Lama Tsongkhapa xem nó như gốc rễ của Heruka tantra. Và truyền thống Ghantapa có một nét đặc trưng rất độc đáo mà trong đó chứa đựng tiến trình gia trì vào mandala thân. Chính Lama Tsongkhapa đã sáng tác văn bản khai tâm vào mandala thân Ghantapa; do thế nó phải có một

tầm quan trọng đặc biệt.

Đây là một vài lưu ý mà tôi đang thực hiện trong liên hệ với câu hỏi về
Kinh Phát Nguồn Của Sự Truyền Thừa Thì Thầm Vào Tai. Cho nên, nếu chúng ta suy nghĩ nhiều hơn về kinh điển huyền thoại này, nó như chỉ tan biến vào trong ánh sáng. Thế nào đi nữa, nếu bạn đang học hỏi hay hành thiền về lamrim, hãy tưởng tượng kinh điển ấy như Lamrim Chenmo; và nếu ta đang nhấn mạnh hơn vào việc học hỏi mật tông tantra, thế thì hãy tưởng tượng nó như Ngag-rim Chenmo (Đại Luận Về Mật Tông). Nếu ta đang học Bát Nhã Ba La Mật Đa (Prajnaparamita) nó có thể được hình dung như Kinh Tám Nghìn Thi Kệ của Tuệ Trí Hoàn Thiện (Kinh Thánh Bát Thiên Tụng Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa); nếu ta đang học về Trung Quán, hãy hình dung nó như một kinh Trung Quán; nếu ta đang nhấn mạnh pramana (Lượng - hình thái nhận thức), hãy hình dung nó như một kinh điển của pramana; và v.v... hãy thích ứng với sự học hỏi và thực tập của chính mình.

Tôi tự hỏi những bông hoa được Lama Tsongkhapa cầm có phải là bông sen hay không. Trong Guhyasamaja, bổn tôn nam thì cầm hoa sen (lotus) còn bổn tôn nữ cầm hoa súng (utpala: hoa sen xanh, hoặc hoa súng). Tôi đã kiểm soát lại và tôi nghĩ chúng là utpala. Khi tôi là một cậu bé, người nào đó đã cho tôi một bông hoa gọi là utpala – nó trông rất đặc biệt. Có một loại hoa gọi là Hymalayan blue popy trong tiếng Anh cũng gọi là một loại utpala, nhưng hoàn toàn khác biệt. Nếu chúng ta cho rằng những thứ mà chúng ta quán tưởng ở đây không phải là những loài sinh trưởng ở những vùng Hymalaya, thế thì chúng ta có thể xem rằng chúng là một loại utpala rất đặc biệt. Vấn đề là để quán tưởng những bông hoa đẹp đẻ và hoàn hảo nhất. Đạo sư được trang trí với ba lớp y áo màu vàng nghệ và đang đội một chiếc mão màu vàng kim. Đỉnh nó rất nhọn, tượng trưng cho quan điểm đúng đắn về tánh không.

11- Trong tim ngài là đấng chủ tể Vajradhara (Kim Cang Trì) thâm nhập khắp tất cả an tọa, với thân thể màu xanh dương.
Một mặt và hai tay, cầm chày kim cang cùng linh báu và đang ôm Vajradhatu Ishvari;
Các ngài hoan hỉ trong hoạt động đồng thời của tánh không và đại lạc,
Được tô điểm với đồ trang sức bằng ngọc ngà đủ loại, và mặc trang phục bằng lụa thiên đường.


Ở trái tim của Đạo Sư Lozang, vị đạo sư của chính bạn trong phương diện của Lama Tsongkhapa, hãy quán tưởng Đạo Sư Thích Ca Mâu Ni, ngài là bậc thầy của giáo huấn. Ngài phải được quán tưởng cỡ ngón tay cái hoặc cao bằng bốn ngón tay. Kích cỡ nhỏ giúp để chiến thắng sự hôn trầm và giải đải của tinh thần, vì vậy cho phép ta tập trung mạnh mẽ hơn. Nếu ta không thể làm như vậy, thì phải quán tưởng kích thước hơi lớn hơn.  Đức Phật đang được biểu hiện với cử chỉ bàn tay bình thường, tay trái trong tư thế thiền định và tay phải chạm đất. Ở trái tim ngài, hãy tưởng tượng Vajradhara, đạo sư của mật tông, với phối ngẫu, và cao khoảng một ngón tay. Tại trái tim ngài hãy quán tưởng tập trung là, âm tiết HUM, vốn là cội nguồn của tất cả mọi hiện tượng kể cả trong cõi luân hồi và niết bàn. Vốn bản chất là gió và tâm rất vi tế và đang tỏa chiếu những tia ánh sáng năm màu. HUM, màu xanh dương, đại diện cho tính bất biến và Akshobhya (A Súc Bệ). Mặc dù là màu xanh dương nhưng nó tỏa chiếu năm màu khác nhau: từ nada màu xanh dương, từ giọt màu trắng, từ trăng bán nguyệt màu vàng, từ HA màu đỏ, từ U màu xanh lục. Như được thấy trong một về giai đoạn phát sinh, hãy quán tưởng Vajradhara như rất nặng, và sự tập trung là, âm tiết HUM, như rất nhỏ và giống như là dây tóc trong một bóng đèn điện – rất, rất mõng, hơi xanh dương, nhưng rất sáng. Điều này giúp chúng ta có một tâm trong sáng và ngăn ngừa sự hôn trầm. Nếu ta quán tưởng Vajradhara mặc dù ngài rất nặng, nhưng nó giúp ngăn ngừa sự tán tâm.

Phối ngẫu Vajra Ishvari cũng đang cầm một linh báu và chày kim cang trong khi ôm Vajradhara. Cả hai được tô điểm với những đồ trang sức ngọc ngà quý báu, và đang miệt mài trong
trạng thái mê ly của đại lạc. Thân thể của Vajradhara và phối ngẫu được tô điểm với những tướng chánh và tướng phụ, và những tia sáng đang tỏa chiếu từ các ngài. Hãy tưởng tượng rằng, trên đỉnh của tất cả những tia sáng này, nhiều hóa hiện khác nhau đang được tạo ra, phát ra và trở lại và v.v... Bổn tôn liên tục dấn thân trong những hành vi của việc tạo ra những hóa hiện này để cứu giúp chúng sanh. Cũng thế, Vajradhara có thể được quán tưởng trong thực tế là một bổn tôn thiền quán đặc thù mà trong ấy bạn làm thành đặc trưng. Ngài được thấy như ngồi trong tư thế vajrasana (kim cang tọa); ý nghĩa của điều này liên hệ đến sự thực chứng của những gì được biết như bốn loại vajrasana(22) vốn có trước sự thành tựu Phật Quả của ngài.

Một chúng sanh được gọi là Lama (lạt ma) bởi vì trong thực tế vị ấy là đạo sư của bạn. Lozang bởi vì vị ấy có hiện tướng của Lama Tsongkhapa (Lozang Tragpa). Thubwang bởi vì ngài có  Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở trái tim ngài, và Dorje Chang bởi vì ở trái tim của  Đức Phật là Vajradhara. Do vậy, vị ấy được gọi là Lama Lozang Thubwang Dorje Chang.

12- Lộng lẫy với hàng nghìn tia sáng, tô điểm với những tướng chánh và phụ,
Đạo sư ngồi trong tư thế kim cang bao quanh với những tia sáng năm màu cầu vồng.
Những uẩn tịnh hóa là năm  Đức Phật Như Lai;
Bốn yếu tố, bốn phối ngẫu; những không gian giác quan của ngài, những kinh mạch năng lượng,

Gân và khớp thật ra là bồ tát;
Những sợi lông của các lỗ chân lông là hai mươi mốt nghìn a la hán;

Chân tay của ngài là những bảo hộ phẫn nộ;
Những tia sáng là những bảo vệ định hướng, những chủ tể của thịnh vượng và hộ vệ của các ngài;
Trong khi chư thánh thần trần gian không gì hơn là những chiếc gối kê chân cho ngài
.

Đây là sự quán tưởng của những bổn tôn mandala thân. Nó giải thích vấn đề các yếu tố và các nguồn gốc và v.v... phát triển trong những bổn tôn như thế nào. Tôi đã thấy một trong những luận điển nói rằng nếu đạo sư gốc của ta đang tại thế, thì sự quán tưởng những bổn tôn mandala tại những phần thân thể của ngài được giải thích ở đây thật sự cấu thành một sự thực tập mandala thân hoàn hảo.  Trong Guhyasamaja, trong phần liên hệ đến việc thâm nhập vào trong sự hợp nhất  với một phối ngẫu, nó nói rằng nếu một phối ngẫu là một dấu ấn hành động, một phối ngẫu hiện sống, thì việc quán tưởng những bổn tôn trên thân phối ngẫu trở thành một sự thực tập mandala thân thật sự. Nhưng nếu chúng ta đang thâm nhập vào sự hợp nhất với một phối ngẫu quán tưởng, thì không phải vậy. Cho nên, trong cùng cách, khi vị thầy tinh thần của ta hiện thế, do năng lực của ngài thật sự có những yếu tố này và v.v..., sự quán tưởng như vậy có thể là một sự thực tập mandala thân, trái lại khi vị ấy không còn sống, cho đến lúc này nhận thức thông thường của hành giả được quan tâm, vị ấy đã tan biến những yếu tố vật chất này và v.v... vốn là căn bản của mandala thân. Nhưng tôi không thể tuyên bố điều đó một cách chắc chắn như vậy.

Vị trí của những bổn tôn trong mandala thân được giải thích trong luận giải Kachem Lung Kurma (Đưa Theo Gió Di Sản Truyền Miệng) thì hoàn toàn khác với điều được đề cập trong sự trao truyền của luận giải về Guhyasamaja từ Amdo, nhưng tôi không nghĩ có bất cứ sự mâu thuẩn nào. Ở đỉnh đầu Vairochana (Tỳ Lô Giá Na), ở cổ họng Amitabha (A Di Đà), tại trái tim Akshobya (A  Súc Bệ), tại rốn Ratnasambhava (Bảo Sanh), và tại háng Amoghasiddhi (Bất Không Thành Tựu). Theo  luận giải về Guhyasamaja, hành giả phải quán tưởng tất cả trong một đường thẳng, giống như một cây cột, đỉnh đầu của mỗi bổn tôn chạm bàn tọa của bổn tôn ở trên. Nhưng theo luận giải Kachem Lung Kurma có điều gì đó khác biệt: những bổn tôn hơi nhỏ hơn vì thế các ngài không chạm vào nhau.

Bốn yếu tố (nước, đất, lửa, gió) được chuyển hóa thành bốn phối ngẫu: tại rốn trước mặt Ratnasambhava là Lochana; trước mặt của Akshobya tại trái tim là Mamaki; trước mặt của Amitabha, giữa hai bánh xe kinh mạch của cổ họng và trái tim, tại điểm được nói là nơi bánh xe của lửa, Pandaravasin; trước mặt Vairochana là Tara.

Có hai truyền thống liên quan đến những vị thiền Phật: một truyền thống, các ngài ôm phối ngẫu, truyền thống khác, các ngài không ôm, nhưng chỉ nhìn nhau.

Bây giờ để diễn tả những nguồn (nguồn mắt, nguồn mũi, và v.v...). Ở trung tâm của giác quan mắt là Kshitigarbha (Địa Tạng) mặt nhìn ra ngoài, được ôm bởi Rupavajra. Trên hai tai là Vajrapani (Kim Cang Thủ) được ôm bởi Shabdavajra; tại mũi là Akashagarba (Hư Không Tạng) được ôm bởi Gandhavajra; tại lưỡi, Lokeshvara ôm Rasavajra; và tại trái tim, phía sau Akshobya là Manjushri (Văn Thù) không có phối ngẫu. Trong luận giải Kachem Lung Kurma, nói rằng Manjushri trong sự kết hợp với Vajra Ishrari, trong trường hợp ấy  sẽ có ba mươi ba bổn tôn. Mặc dù  Vajra Ishvari được đề cập trong mật điển gốc, nhưng ở đây chúng ta theo sự thực tập Guhyasamaja Akshobhyavajra căn cứ trên sự giải thích thấy trong Vajramala (Kim cang Thực thiên), trong ấy không đề cập đến Vajra Ishvari. Nhưng luận giải Kachem Lung Kurma giải thích rằng hành giả nên quán tưởng Vajra Ishvari như phối ngẫu của Manjushri, màu trắng, có ba mặt – trắng, xanh dương, và đỏ - và có sáu tay, hai tay trước ôm Manjushri, những tay còn lại bên phải cầm một nguồn thực thể(23) và một thanh gươm, và những tay còn lại bên trái cầm một hoa sen và ngọc báu. Ở cơ quan bí mật là Sarvanivarana-vishkambhini được ôm bởi Sparshavajra. Tại tám khớp nối chính là Samantabhadra (Phổ Hiền), như được giải thích trong lễ quán đảnh. Một cách để quán tưởng các vị là đặt các vị trên các khớp của vai, khuỷu tay, và cổ tay – ba ở mỗi tay, quán tưởng tất cả sáu – trên cổ chân, đầu gối và hông – sáu trên hai chân – tất cả là mười hai. Một phiên bản khác là quán tưởng một Samantabhadra tại xương ức và rồi thì quán tưởng những sự phản chiếu của ngài tại tất cả ba trăm sáu chục khớp. Chúng ta có thể tưởng tượng rằng những bổn tôn này ở đấy. Mặc dù năm vị thiên nữ không được đề cập rành mạch ở đây, nhưng họ nên được quán tưởng như được thấy trong luận giải Guhyasamaja, ôm những vị Bồ tát như được diễn tả.

Ở đỉnh đầu là Maitreya (Di Lặc), khía cạnh tịnh hóa của những kinh mạch. Theo luận giải về Guhyasamaja mà chúng ta đang theo, thì ngài được quán tưởng phía sau Vairocana. Cho nên, cuối cùng là Maitreya, trước mặt ngài là Vairocana, rồi thì Tara ôm ngài, và phía trước Ushnishachakravartin. Thế nên, có bốn bổn tôn ở trên đỉnh. Nhưng theo Kachem Lung Kurma, bốn bổn tôn này được quán tưởng một ở trên vị khác với Vairocana phía dưới, rồi thì Maitreya, và trên đỉnh của Ushnishachakravartin. Có phải hệ thống của Guhyasamaja thuận tiện hơn không? Trái lại  thì chúng ta sẽ phải thay đổi khỏi một hệ thống khi thực tập Guhyasamaja đến một hệ thống khác cho Lama Chopa, vốn là rất lộn xộn. Theo những tác phẩm của Pelmang Konchog Gyaltsen, vốn căn cứ trên một luận giải về Lama Chopa mà ngài tiếp nhận từ Konchog Jigme Wangpo, thì vị trí của những bổn tôn mandala thân được hoàn thành phù hợp với luận giải về Guhyasamaja. Cho nên, đối với chúng ta những người quá quen thuộc với sự thực tập về Guhyasamaja thì tốt hơn là làm như được thấy ở đấy. Nhưng quý  vị có thể đi theo một trong hai truyền thống này phía nào cũng được – như được thấy trong luận giải về Guhyasamaja, hay như được thấy ở đây trong luận giải này về Lama Chopa.

Ở đây nói rằng bhapu (lông ở lỗ chân lông) của thân thể nên được quán tưởng như a la hán, nhưng bởi vì số lượng của chúng không phù hợp với số lượng của lỗ chân lông của thân thể, nên nó nói rằng bhapu nên được hiểu có nghĩa là những sợi tóc. Tôi tự hỏi tại sao những sợi tóc không được đề cập một cách rõ ràng? Tôi không biết phương ngữ ở Tsangpa chữ tóc có cùng nghĩa lông ở lỗ chân lông hay không.

Văn bản tiếp tục nói về tay chân phát khởi thành mười bổn tôn phẫn nộ, những khía cạnh được tịnh hóa của mười thức. Những thức này không phải là những thứ được đề cập trong luận điển abhidharma, nhưng là, thay vì thế, là những trường hợp khác nhau của một tâm thức về đại lạc và tánh không. Về phía tay phải là Yamantakrit, phía trái là Aparajita. Sự quán tưởng của ta về các ngài không nên quá cố định và cứng nhắc vì thế khi ta di chuyển bàn tay ta thì những bổn tôn này rơi xuống! Như được nói rằng nếu chúng ta quan tâm về việc các vị rơi xuống, thế thì khi ta di chuyển bàn tay ta thì ta phải tưởng tượng rằng những bổn tôn di chuyển với chúng. Nhưng chúng ta không nên quá lo lắng về việc các vị rơi xuống! Thí dụ, trong sự quán tưởng về vòng bảo vệ, Sumbharaja ở trong vị thế lộn ngược như ông đang bảo vệ hành giả từ những linh thức tổn hại dưới đất.

Trong luận giải Kachem Lung Kurma nói rằng Hayagriva ở tại gốc của lưỡi, nhưng tốt hơn như trong luận giải Guhyasamaja, hãy quán tưởng ngài bên ngoài của miệng, bởi vì các bổn tôn phẫn nộ là những năng lực chống lại các điều gây trở ngại, cho nên phải hiện ra, chứ không che dấu bên trong! Dường như không cần thiết phải quán tưởng những bổn tôn phẫn nộ nếu tất cả điều các vị làm là ẩn nấp. Theo luận giải này, thì bổn tôn phẫn nộ tại cơ quan kim cang thì được quán tưởng bên trong, nhưng tốt hơn là cũng quán tưởng ở bên ngoài.

Những tia sáng được quán tưởng như mười lăm vị bảo vệ định hướng. Những tia sáng tỏa chiếu từ trái tim của của nhân vật trung tâm đến mười phương giống như trong những nghi thức của Yamantaka và Guhyasamaja. Ở đầu những tia sáng này là những vị bảo vệ định hướng, những vị này bản chất là tuệ trí của nhân vật trung tâm. Như được nói rằng chúng ta nên quán tưởng yaksha (dạ xoa) như tùy tùng của các vị nhưng điều này có thể được lược giản.

Một sự diễn dịch  về những bổn tôn trần gian giống như một chỗ ngồi mà những bổn tôn trần gian vui lòng an trụ ngay cả ở dưới chân của nhân vật trung tâm. Nhưng theo sự giải thích của Pelmang Konchog Gyaltsen, thì ta nên quán tưởng những bổn tôn trần gian như Brahma, Indra, và v.v... ở dưới, nhưng trên chỗ ngồi giống như ở Yamantaka, nơi mà nhiều bổn tôn trần gian khác nhau là ở dưới chân ngài. Bạn không nên có ý tưởng cho rằng các vị ấy bị đè nén, bị chà đạp, bị gây ra khổ đau, nhưng thay vì thế các vị ấy đang được săn sóc bởi bổn tôn chính và được bảo vệ khỏi sự nuông chiều trong những hành vi phi đạo đức. Những nhà nghệ thuật đôi khi phải xem xét nhiều thứ khi vẽ thangka, và vì thế một số họa sĩ có thể vẽ những bổn tôn trần tục này ngồi trên hoa sen dưới bổn tôn; điều này là sai. Các vị ấy phải ở dưới chân nhân vật trung tâm, trên chỗ ngồi. Nếu ta với quan điểm rằng các bổn tôn trần tục đã được nhân vật trung tâm săn sóc, thì điều đó cũng giúp chúng ta bất khả xâm phạm với sự tổn hại của họ, vì ngay cả nếu muốn làm tổn hại ta thì các vị ấy sẽ không dám.

13- Chung quanh ngài trong trật tự tương ứng là những vị đạo sư trực tiếp và của dòng truyền thừa ngồi,
Những Yidam, các vị bổn tôn của mandala,
Chư Phật, Bồ tát, lực sĩ và dakini,
Bao quanh bởi một đại dương của những vị hộ pháp
.

Đã quán tưởng bổn tôn trung tâm, chung quanh ngài thì hãy quán tưởng những đạo sư gốc và của dòng truyền thừa như được diễn tả ở đây. Một tia sáng tỏa chiếu từ trái tim của nhân vật trung tâm, hẹp lúc đầu và trở nên rất rộng lớn. Ở đỉnh của tia sáng, hãy quán tưởng đạo sư gốc của bạn bao quanh bởi những đạo sư mà từ các ngài ta nhận những giáo huấn một cách trực tiếp. Nếu có thể, ta có thể bao gồm tất cả những vị thầy của ta, kể cả những vị từng dạy ta đọc các mẫu tự abc. Nếu ta có thể, thì rất tốt để xem tất cả như đạo sư của chính ta và cũng xem tất cả như những vị Phật. Tôi thường khuyên những người phương Tây rằng nếu ta tiếp nhận sự quán đảnh từ một vị nào đó, thì không có lựa chọn nào khác mà phải xem vị đó như một vị thầy. Nhưng trong những trường hợp khác, nếu ta chưa có cơ hội để thẩm tra vị thầy và không thể làm như vậy mà không tiếp nhận sự bình luận (kể cả giáo huấn mật tông) hay giáo lý tổng quát chẳng hạn như những giới thiệu về Phật Giáo từ vị thầy ấy, như một ngoại lệ thì những vị này có thể được lắng nghe cùng cách như những diễn giả. Rồi thì, khi ta nghĩ rằng ta có thể chấp nhận vị ấy như một vị thầy, hãy nương tựa tin cậy vị ấy và tuân theo những chí nguyện, ta nên làm như thế. Cho nên, thật quan trọng để thấu hiểu vấn đề đi đến liên hệ với những vị thầy tâm linh phù với hoàn cảnh như thế nào.

Vị đạo sư gốc đối diện với ta; nhưng theo một số phiên bản, ta có thể quán tưởng đạo sư gốc đối diện với bổn tôn trung tâm. Trong một lễ quán đảnh, mặc dù chỉ có một bổn tôn trung tâm, vị bổn tôn ấy được thừa nhận một phương diện được gọi là “kim cang hoạt động,” một vị trông coi thi triển những hành động. Trong cùng cách ở đây, mặc dù đạo sư gốc của ta được quán tưởng như nhân vật trung tâm của không gian công đức, thì ta cũng có thể quán tưởng vị ấy trong hiện tướng bình thường của vị ấy. Chức năng đặc biệt của vị ấy là giúp để giới thiệu ta được sự chấp nhận bởi nhân vật trung tâm. Ta có thể quán tưởng những bổn tôn mandala thân trên thân thể của vị đạo sư gốc, theo đạo sư yoga mà trong ấy ta chuyên môn hóa.

Hãy quán tưởng hai tia sáng khác, một tỏa chiếu về phía bên trái và một về bên phải. Về phía bên phải của nhân vật trung tâm, hãy quán tưởng Maitreya bao quanh bởi những đạo dòng truyền thừa của sự thực tập rộng lớn trong một nhóm. Về phía trái là Manjushri bao quanh bởi những đạo sư dòng truyền thừa của sự thực tập thậm thâm. Phía dưới những nhóm này là những đạo sư của dòng truyền thừa Kadam. Từ Atisha những dòng truyền thừa của những sự thực tập rộng lớn và thậm thâm hòa nhập làm một; do thế dòng truyền thừa Kadam được quán tưởng cả hai phía. Theo những cung cách khác nhau của việc giải thích giáo lý, dòng truyền thừa Kadam này được phân thành ba dòng: Kadam Shungpawa, Lamrimpa, và Me-ngagpa, bắt nguồn từ Potowa, Gompowa, và Chekawa riêng từng dòng. Do thế, có ba nhóm những đạo sư của dòng truyền thừa cả hai bên. Ba dòng truyền thừa này cuối cùng hòa làm một từ Lama Tsongkhapa; do thế có một nhóm xa hơn của những đạo sư của dòng truyền thừa. Có một bộ hoàn toàn của hai bên, một dưới Maitreya và một dưới Manjushri. Như được nói rằng chúng ta cũng nên quán tưởng một bảo tọa trống vốn biểu thị sự tương tục đến của những đạo sư của giáo lý.

Nếu bạn đang nhấn mạnh đến sự thực tập về lojong (luyện tâm) trên căn bản của

Bodhisattvacaryāvatāra (Nhập Bồ tát Hạnh hay Hướng Dẫn Bồ Tát Đạo) hãy quán tưởng những đạo sư của dòng truyền thừa vốn được gọi là dòng truyền thừa của những hành vi rộng lớn; sau đó thì không nhất thiết quán tưởng Maitreya, thay vì thế ta nên quán tưởng Manjushri, Nagarjuna, Shantideva (Văn Thù, Long Thọ, Tịch Thiên) v.v...

“Các đạo sư dòng truyền thừa của nguồn cảm hứng kinh nghiệm” có nghĩa gì? Theo Pelmang Kochog Gyaltsen, có nhiều sự diễn dịch. Ngài nói rằng, theo Karto, câu này liên hệ đến những đạo sư của bổn tôn thiền quán đặc biệt mà hành giả nhấn mạnh trong sự thực tập của mình, trái lại Purchog Jhampa Rinpoche đồng nhất hóa nó với những đạo sư của dòng truyền thừa sự thực tập mười sáu giọt Kadam. Vì thế, đối với hành giả chưa có sự quán đảnh mười sáu giọt Kadam, thì không cần quán tưởng những đạo sư của dòng truyền thừa này.

Purchog Jhampa Rinpoche là người đã từng nói, “Vì tôi đến từ miền Đông Tây Tạng và tôi có một thân thể rất cao, cho nên khi lạy phủ phục thì tôi có thuận lợi lớn để che phủ nhiều đất hơn, và vì thế tôi tạo nhiều công đức hơn.” (Như được nói rằng người càng che phủ đất nhiều hơn với thân thể mình khi lạy phủ phục thì càng nhiều công đức hơn.) Purchog Jhampa Rinpoche thực hành lạy phủ phục hàng ngày ngay cả khi ngài rất già. Gungtang Rinpoche đã viết trong tiểu sử của ngài rằng ngài thường lễ phủ phục khoảng một nghìn lạy mỗi ngày. Thật vô cùng ngạc nhiên khi nghe kỳ tích này, và mức độ cần mẫn mà các vị này đã trải qua trong sự tiến hành việc thực tập. Những bậc thầy này đã không trải qua những việc lạy phủ phục rộng rãi như vậy chỉ vì lợi ích của việc rèn luyện thân thể!

Truyền thống được giải thích bởi Kyabje Trịang Rinpoche là rất tốt. Vì có nhiều sự giải thích liên quan đến những đạo sư, Đức Đạt Lai Lạt Ma quá cố yêu cầu Kyabje Pabongka Rinpoche làm sáng tỏ chủ đề này. Mặc dù trong những họa phẩm về năm nhóm đạo sư mật tông truyền thừa sắp xếp theo năm dòng thẳng, dòng này kế tiếp dòng kia, nhưng tôi nghĩ rằng khi hành giả quán tưởng điều ấy thì họ nên đặt phía trên bốn cánh hoa của tầng cao nhất của hoa sen như vậy. Ở cánh hoa phía trước, hãy quán tưởng hoặc là Guhyasamaja (Bí Mật Tập Hội), vua của những mật điển, hay Yamantaka (Đại Oai Đức Kim Cang). Mặc dù Yamantaka thuộc về mật điển cha, vì nó có những tính năng thiết yếu của cả hai mật điển cha và mẹ hoàn toàn, và bởi vì Yamantaka cũng là một bổn tôn rất đặc biệt của truyền thống Gelug, nên ngài có thể được quán tưởng ở cánh hoa phía trước. Ở phía bên phải là Guhyasamaja, vua của mật điển cha, hay Yamantaka, nếu Guhyasamaja đã được đặt ở cánh hoa phía trước. Phía trái là Heruka (Hào Lỗ Ca Minh Vương) , vua của mật điển mẹ. Trên cánh hoa phía sau là những bổn tôn mandala của mười giọt Kadam (Ca Đương). Nếu bạn chưa tiếp nhận quán đảnh về mười sáu giọt Kadam, thì có thể quán tưởng Hevajra (Hô Kim Cang). Hay, nếu ta chính yếu đang thiền quán về Kalachakra (Thời Luân Mật Pháp) thì có thể quán tưởng Kalachakra ở đây. Ta có thể thay đổi quanh những bổn tôn thiền quán phù hợp với sự nhấn mạnh của ta về những bổn tôn đặc thù. Vì vậy, có năm nhóm đạo sư truyền thừa mật tông. Ở trung tâm hãy quán tưởng những đạo sư của dòng truyền thừa mahamudra (đại thủ ấn). Cho dù một người được gọi là một Gelug (Hoàng Mạo Phái) và dòng truyền thừa Kagyu (Ca Nhĩ Cư phái) hay một dòng truyền thừa Gelug, đây là sự thực tập, Lama Chopa, giống như một sự thực tập sơ bộ đặc biệt đối với sự thiền quán mahamudra. Mặc dù những đạo sư của dòng truyền thừa mahamudra về bản chất là cá nhân, nhưng tất cả các vị được quán tưởng như phương diện của Manjushri.

Để tóm tắt, những đạo sư của dòng truyền thừa mahamudra ở phía trên nhân vật trung tâm của không gian công đức; những vị của Yamantaka ở phía trên Yamantaka ở phía trước; Guhyasamaja ở phía phải; Heruka ở phía trái; và những dòng truyền thừa của mười sáu giọt Kadam, hay của Havajra, như thích hợp, ở phía trên cánh hoa phía sau.

Trong mười sáu giọt Kadam mandala thì có nhiều bổn tôn khác nhau thuộc những lớp tantra khác nhau, kể cả những bổn tôn của tantra yoga tối thượng, chẳng hạn như Guhyasamaja của trường phái Jnanapata. Trong mandala này, có một số đạo sư Tây Tạng chẳng hạn như Kuton Tsondru Yongdrung và Ngok Legpai Sherab. Khedup Rinpoche, trong tác phẩm của ngài gọi là Thubten Jithor (Tẩy Trần Giáo Lý  Đức Phật), nói rằng những đạo sư Tây Tạng không nên được quán tưởng trong mandala; do thế, ngài có một số hạn chế về sự thực tập này. Vào một thời ngay cả có một sự tranh cải về vấn đề những kinh điển cha và những kinh điển con của Kadam có phải là những giáo huấn đáng tin hay không. Trong tiểu sử của Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ Nhất, chúng ta thấy rằng sau điều đó thì có ai đó nói với ngài, “Tôi đã nghe rằng những kinh điển cha và con của Kadam là không đáng tin,” ngài trả lời, “Tôi không biết là chúng có thật sự đáng tin hay không, nhưng chúng thật sự hữu ích cho tâm.” Điều này thật sự là một câu trả lời rất trực tiếp, bởi vì nếu điều gì đó là hữu ích cho việc rèn luyện tâm thức thì chứng tỏ nó là giáo pháp thiết thực; chúng ta cần những phẩm chất nào xa hơn?

Cho nên, trên bốn cánh hoa của lớp thứ nhất là bốn bổn tôn thiền quán của tantra yoga tối thượng. Mặc dù trong các họa phẩm chỉ những bổn tôn được vẽ, nhưng nếu có thể thì ta cũng nên quán tưởng toàn bộ những lâu đài thiên thể cực lạc. Nhưng nếu ngoài khả năng của ta, thì đó một vấn đề khác. Nếu thật quán tưởng những lâu đài thiên thể cực lạc, thế thì ở điểm nơi mà bốn sự quán đảnh xảy ra thì ta có thể tiến hành tự khai tâm về bổn tôn trong sự kết liên với đạo sư yoga này. Thí dụ, ở cánh hoa phía trước, hãy quán tưởng toàn bộ mandala của Yamantaka, cho dù nó là một lực sĩ đơn độc hay mười ba bổn tôn; bên phải là Guhyasamaja; bên trái là Heruka, trong những hình thức mà ta chuyên môn. Nếu đó là truyền thống  Luipa, hãy quán tưởng Luipa mandala, hay nếu là mandala thân theo truyền thống Ghantapa, thì hãy quán tưởng điều đó. Nếu dễ dàng hơn, hãy quán tưởng chúng đối diện trước mặt ta, nhưng nếu nó không xáo trộn và đúng là thuận tiện, thì tốt hơn là hãy quán tưởng chúng đối diện với nhân vật trung tâm, giống như hội chúng tất cả đều đối diện với bổn tôn trung tâm của mandala.

Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể quán tưởng hoặc là những lâu đài thiên thể cực lạc của những bổn tôn thiền quán trong không gian công đức trên cây hội đồng, hay toàn bộ cây hội đồng được bao bọc trong một lâu đài thiên thể cực lạc.

Trên lớp thứ hai của cánh hoa sen, hãy quán tưởng Kalachakra phía trước và những cánh hoa còn lại là những bổn tôn khác nhau của tantra yoga tối thượng, chẳng hạn như Yamantaka đỏ, Guhyasamaja theo Jnanapata, và những khía cạnh khác nhau của Heruka. Có nhiều phương diện khác nhau của Heruka và v.v..., và nhiều tantra khác nhau mà vốn ngay cả bạn không biết tên! Thật tuyệt vời để đọc một văn bản chẳng hạn như văn bản của Sakya là Mật Điển Tập Luận (Bảng Tóm Tắt Của Tantra) mà trong đó đề cập vô số bổn tôn. Như việc thực tập này được xem như đạo sư yoga Gelug, thì hầu hết các bổn tôn vốn nổi tiếng trong hệ thống Gelug được quán tưởng. Nhưng nếu bạn thực tập kết hợp với những sự thực tập của giáo phái khác, thì ta có thể quán tưởng những bổn tôn thấy trong những giáo phái khác, chẳng hạn như Hayagriva (Mã Đầu Minh Vương) và v.v.... Chúng ta không nên có khái niệm cứng nhắc rằng chư bổn tôn những bổn tôn thuộc những giáo phái nào đó không thể được bao gồm trong không gian công đức của bất cứ một sự thực tập nào. Về phần họ, những đối tượng quy y không thể có bất cứ thái độ phân phái nào! Vấn đề là với những đối tượng mà ta có niềm tin và  thích ứng lớn lao được quán tưởng và đặt trong không gian công đức.

Phía dưới, trên lớp thứ ba, hãy quán tưởng những bổn tôn của tantra yoga, Vajra dhatu (Dorje Ying - Kim cang giới) là chính. Sự thực tập bổn tôn này đã suy thoái trong hệ thống Gelug, và tôi nghĩ thật quan trọng để tái lập nó bởi vì một sự thấu hiểu về tantra yoga, như được giải thích trong Ngag-rim Chenmo (Đại Luận Về Mật Tông)  của Lama Tsongkhapa, là không thể nếu không có một kiến thức tốt về Vajra dhatu. Sự thấu hiểu về Kunrig (24) thôi thì hành giả không thể tiến xa. Phía dưới lớp này là những bổn tôn của tantra thực hiện (charya), và rồi thì đến những bổn tôn của tantra hoạt động (kriya). Trong mandala của Vairochana Sambodhi (Tỳ Lô Giá Na Tam Bồ Đề), có những vị a la hán nào đó, cho nên tôi không thấy tại sao hành giả có thể quán tưởng những bậc thầy Ấn Độ và không thể quán về những bậc thầy Tây Tạng bên trong mandala! Nhưng Khedup Rinpoche đã phải có một lý do nào đó để nói rằng ta không nên. Trong tantra hoạt động có niheeuf bổn tôn khác nhau thuộc về những dòng truyền thừa khác nhau: hoa sen, kim cang, trân bảo, và như lai.

Phía dưới là một nghìn Đức Phật của của kiếp may mắn (Hiền Kiếp) và v.v... theo thứ tự. Mặc dù những bổn tôn được quán tưởng ở trên cũng được xem là chư Phật, nhưng các vị được đặt trong trật tự này bởi vì, theo hai thừa, mật thừa được xem như cao hơn. Thứ tự này không có nghĩa là những bổn tôn thiền quán là cao hơn chư Phật.

Phía dưới chư Phật, hãy quán tưởng chư Bồ tát chẳng hạn như tám vị Bồ tát đệ tử của  Đức Phật Thích Ca. Phía dưới là chư a la hán chẳng hạn như mười sáu vị a la hán, và rồi là chư vị nam nữ lực sĩ. Một truyền thống đặt chư nam lực sĩ phía bên phải và chư nữ lực sĩ phía bên trái; và một truyền thống khác đặt ngược lại, và hệ thống thứ ba thì để họ ôm nhau.

Phía dưới chư nam nữ lực sĩ thì đến chư vị hộ pháp. Những vị hộ pháp chính của Gelug là ba hộ pháp của ba phạm vi. Trong Geden Tenpa Gyepai Monlam (Lời Cầu Nguyện Cho Sự Hưng Thịnh Của Giáo Lý Đạo Đức), Gungtan Rinpoche đã nói:

Những vị hộ pháp chính của ba phạm vi là
Mahakala, Vaisharavana, và Kalarupa -
Qua năng lực của các ngài, những  vị hộ pháp quyền năng,
Nguyện cho truyền thống của Lozang Chiến Thắng luôn luôn được phát triển!


Mahakala (Đại Hắc Thiên) là phương diện phẫn nộ của Avalokiteshvara (Quán Thế Âm) và do đó là vị hộ pháp vui lòng với những người giữ đạo đức trong sạch, và khi thực hành đạo đức là việc thực hành chính của những người ở phạm vi trung bình thì ngài được xem là vị hộ pháp của họ. Bởi vì, trong sự thực tập của phạm vi thấp, việc tuân thủ quy luật nhân quả được nhấn mạnh, thì Kalarupa (Hắc sắc Hộ pháp) được xem như là hộ pháp của phạm vi thấp nhất. Trong truyền thống, hành giả tìm cầu sự bảo vệ của hộ pháp tương ứng với sự thực hành của chính mình. Tôi nghĩ rằng Mahakala và Kalarupa là những vị hộ pháp bảo vệ chính của dòng truyền thừa Gelug, như đã được chứng thực bởi những sự thực hành đã được làm ở trong hai trường đại học cộng đồng mật tông. Trong đại học cộng đồng Gyume thì Kalarupa được thực hành và trong Đại Học Cộng Đồng Mật Tông Cao Cấp thì là Mahakala. Tôi nghĩ những trường đại học cộng đồng mật tông đã có đóng góp lớn cho giáo pháp, vì nhờ đó mà chúng ta có sự tương tục truyền thừa giáo huấn của Guhyasamaja. Giữa Mahakala và Kalarupa, thì tôi nghĩ hộ pháp hiếm có là Kalarupa. Có lời nói rằng đối với truyền thống Gelug đạo sư là Manjushri, bổn tôn thiền quán là Manjushri, và hộ pháp cũng là Manjushri. Đối với những phương diện bên ngoài, bên trong, và bí mật của Kalarupa, phương diện bên trong được xem như là chủ đạo, Lama Tsongkhapa đã sáng tác bài đạo ca nổi tiếng “Kyang Kuma” đối với phương diện bên trong của Kalarupa.

Thật sự thì không cần bất cứ hộ pháp nào khác bên cạnh ba vị này. Đôi khi tôi nói rằng chỉ khi chúng ta nghe rằng Kalarupa đã qua đời thì chúng ta phải tìm kiếm một sự bảo vệ nào khác đó. Mặc dù Lama Lozang Thubwang Dorje Chang không có bất cứ sự thiên vị hay thành kiến nào, nhưng nếu ta có những cầu nguyện nhiệt thành trong khi xem ngài như hiện thân của bổn tôn thiền quán,  Đức Phật, hộ pháp, và mọi thứ, thì sự truyền cảm hứng mà ta đón nhận sẽ mãnh liệt hơn. Trong cùng cách như thế, nếu ta liên hệ với một vị hộ pháp như Kalarupa và đặt niềm tin của mình hoàn toàn với sự bảo vệ của ngài, thế thì sẽ có một năng lực đặc biệt trong mối quan hệ ấy. Thật không tốt lắm để hờ hững những vị hộ pháp mà đã được thực hành một cách đặc biệt bởi Lama Tsongkhapa và làm nhiệm vụ bảo vệ giáo huấn của ngài.  Sự thờ ơ các vị hộ pháp ấy và đi đến những vị hộ pháp khác, tôi nghĩ, hoàn toàn sai lầm và không nên là cung cách chung trong tiến trình của những hành giả Gelug. Có thể có những trường hợp bất thường khi những bậc cao tăng có những vị hộ pháp cá nhân thông qua sự thực chứng của các ngài, nhưng những trường hợp như vậy phải được xem như là ngoại lệ. Tôi đã từng có nhiều quán chiếu về chủ đề này, tất cả thông suốt với những trải nghiệm cá nhân của tôi. Do thế, ba vị hộ pháp này của ba phạm vi nên được xem như quan trọng nhất.

Có nhiều vị hộ pháp được đề cập trong các mật điển, chẳng hạn như Mahakala bốn tay và Chamseng (Đại Hồng Ty). Nói một cách tổng quát, mặc dù một phương pháp suy luận về những mối liên hệ của người nào đó qua điều được gọi là “những dấu hiệu không thể đảo ngược” được giải thích trong kinh điển(25), mối quan hệ như vậy là rất khó để phán đoán. Cho nên rồi thì, khó như thế nào để phán xét một vị hộ pháp! Pelden Lhamo không phải là một vị bảo hộ đặc biệt của truyền thống Gelug, và Lama Tsongkhapa không có bất cứ một mối quan hệ đặc biệt với bà, nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ nhất, Gedun Drub, đã làm, và chỉ định bà như vị hộ pháp chủ trì tại tu viện Tashi Lhunpo. Gedun Gyatso, là tái sanh của Gedun Drub, liên hệ chính yếu với Pelden Lhamo. Ngài phục vụ như trú trì của cả hai tu viện Sera và Drepung và do bởi thế, Pelden Lhamo cũng trở thành hộ pháp chủ trì ở Drepung. Vì nhiều tu viện Gelug được thành lập ở miền Đông Tây Tạng và ở Amdo và vì thế như một chi nhánh của Sera và Drepung, sự thực hành về Pelden Lhamo trở thành rộng rãi trong những tu viện chẳng hạn như Amdo Tashi Khyil và Kumbum. Sự thực tập về hộ pháp Nechung cũng trở thành rộng rãi trong tu viện chi nhánh Drepung.

Những vị hộ pháp siêu phàm mà với họ hành giả có mối quan hệ chính yếu phải nên được quán tưởng trong không gian công đức. Không có lý do đặc biệt nào tại sao ta phải đặt mỗi một vị hộ pháp ở đó. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ bảy và Phurchog Ngawang Jhampa đã nói rất nhấn mạnh rằng nếu hành giả đặt những vị hộ pháp trần gian trong không gian công đức thì có nguy cơ hủy bỏ sự thực hành quy y của mình. Thí dụ, mặc dù tôi có một mối quan hệ rất đặc biệt với Gyalpo Kunpa, thì tôi sẽ không đặt ngài trong không gian công đức; nếu tôi làm như thế, thì sẽ có một sự suy thoái trong sự thực hành quy y của tôi. Mặc dù những loại hộ pháp này được xem như phương diện biểu hiện thật sự hay cơ bản của năm vị thiền Phật, nhưng họ phát khởi trong những hình thể trần gian đặc thù cho một mục tiêu đặc thù. Do thế chúng ta nên liên hệ với các ngài trên mức độ ấy và không nên đặt hoàn toàn niềm tin của ta với các vị hộ pháp, đặc biệt đối với những mục tiêu chính yếu của ta. Điều này cũng có thể áp dụng đối với những vị bảo hộ trần tục: chúng ta có thể tìm cầu sự bảo vệ và giúp đở từ các ngài, nhưng không đặt toàn bộ niềm tin vào sự săn sóc và hướng dẫn của các vị hộ pháp trần tục.

Dường như rằng cung cách mà trong ấy hành giả nên liên hệ với những vị hộ pháp này đã được giải thích trong mật điển. Nếu bạn có thể duy trì thật sự một niềm tự hào thiêng liêng rất mạnh mẽ của bổn tôn thiền quán như những hành giả du già làm, thế thì ta có thể liên hệ với những vị hộ pháp này trong một thái độ đúng đắn và nhờ họ cho nhiều hành vi cần thiết. Nhưng đối với những người như chúng ta, tôi thấy sự tiếp cận Kadam rất tốt. Sự thực hành Kadam về giáo pháp bao gồm toàn bộ trong ba phạm vi, hay trong ba rèn luyện, và chỉ có bốn bổn tôn: (1)  Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bậc thầy của giáo lý; (2) Ông Quán Thế Âm, bổn tôn của từ bi; (3) Tara, bổn tôn của hành động; và (4) Miyowa (
Bất Động Minh Vương), bổn tôn cho việc loại trừ những chướng ngại. Điều này thật sự thực tế. Đối với các vị, thì hộ pháp cuối cùng hay cơ bản là luật nhân quả, vì luật nhân quả quyết định số phận của chúng ta và là điều có thể bảo vệ chúng ta khỏi những sự tổn hại và v.v... Do thế, hãy quán chiếu luật nhân quả thuần thục và, nếu có thể thì bạn hãy cố gắng để phát triển sự thực chứng trong sự tương tục tinh thần của ta thay gì bị cuốn hút trong những sự thực tập phức tạp của quá nhiều vị hộ pháp. Đó là thực tiển tốt đẹp hơn nhiều. Nếu người nào đã có sự thực chứng cần thiết trong sự liên hệ với các vị hộ pháp như được giải thích trong mật điển, thế thì đó là một vấn đề khác và ta có thể liên hệ với tất cả những loại hộ pháp, cho dù thuộc về những cấp độ siêu phàm hay trần tục. Một hành giả như vậy có thể nhờ các vị hộ pháp một cách tích cực cho việc hổ trợ những chúng sanh khác. Tiểu sử của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ hai, Gedun Gyatso, xác nhận sự nhấn mạnh đặc biệt của ngài vào sự thực hành hộ pháp. Ngài đã xem đó như một trong những sự thực tập chính của ngài, đã nói rằng một cách tổng quát thì trong việc tiến hành những nghi thức này ta phải tập trung trên lợi ích của tất cả chúng sanh trong ba cõi (dục giới, sắc giới, và vô sắc giới). Mặc dù ngài không tự cho rằng ngài đã làm việc đó, tuy nhiên ngài đã giữ trong tâm ngài sự cát tường của tất cả chúng sanh trên hành tinh này. Cho nên, đối với những ai có sự thực chứng cao, thì đó là vấn đề khác. Đối với chúng ta, những người không có các sự thực chứng trong mối liên hệ với các vị hộ pháp như được nói đến trong mật điển, vì thế thiếu năng lực để điều động các vị như chúng ta mong muốn, nên những thỉnh cầu đến các vị hộ pháp phải được thực hiện nhiều hơn như một loại cầu xin. Trong sự tương quan ấy, thì tốt hơn là thỉnh cầu đến luật nhân quả.

Trong hệ thống Gelug nhấn mạnh nhiều được đặt trong điều được gọi là giá trị của sự xuất hiện thông thường; điều đó là rất quan trọng, như đó là căn bản mà chúng ta tuân theo luật nhân quả. Như được nói một cách tổng quát rằng ý kiến của trường phái đại hoàn thiện, dzogchen, được giải thích theo quan điểm của trạng thái kết quả; ý kiến của Sakya, được gọi là sự kết hợp của minh bạch và tánh không, được giải thích từ quan điểm của con đường; và ý kiến của Lama Tsongkhapa về tánh không là từ quan điểm tiếp nhận hiện tướng thông lệ, bình thường của mọi hiện tượng trong sự giải thích. Vì nó đưa sự suy xét thông minh của hành giả vào vấn đề muốn hay không muốn thực hành giáo pháp, cho nên mọi người có tự do để lựa chọn cho mình một bổn tôn thiền quán, và giống như thế cho dù ta có liên hệ đến một hộ pháp đặc thù nào hay không thì cũng là sự tự do lựa chọn của ta. Nhưng liên quan đến vấn đề lợi ích của Tây Tạng và của chính phủ Tây Tạng và v.v..., tôi nghĩ thật quan trọng để thực hành Pelden Lhamo, và Gyalpo Kunpa hơn là những vị hộ pháp khác. Tôi nghĩ đối với vị Gelugpa, thì hộ pháp Kalarupa là quan trọng nhất.

Những lưu ý này không hàm ý rằng những hộ pháp trần tục và các linh thức địa phương và v.v... không nên được ủng hộ, nhưng đúng hơn đề nghị rằng thái độ của hành giả đối với họ là không nên tìm kiếm sự hổ trợ, giống như ta hoàn toàn tìm cầu sự hổ trợ ở những người bạn và v.v... – chúng ta không nên hoàn toàn và tìm cầu sự nương tựa trong họ. Cho nên, nếu chúng ta có một mối quan hệ cá nhân với những hộ pháp như vậy thì ta không nên liên hệ với họ trong cung cách ấy và đáp lại ta sẽ tiếp nhận những lợi lạc từ những hành động của họ. Kyabje Trijang Rinpoche một lần đã nói với tôi rằng một người đồng cốt ở Tây Tạng trong lúc lên đồng đã đội một trong những cái nón của những linh thức ấy; Kyabje Rinpoche đã hỏi người ấy, “Người là ai?” và người ấy trả lời, “Tôi là Geshe Potowa”!

Ở Tây Tạng có một truyền thống đốt nhang gọi là sangsol; nếu chúng ta nhìn vào đó một cách trong sáng từ quan điểm của những nguyên tắc nhà Phật, thì không có ý nghĩa nhiều trong ấy.  Nhưng tôi nghĩ những nội dung nào đó thì có những năng lực đặc thù trong chính chúng, cho nên thật sự cũng có một lợi lạc nào đó trong việc làm như vậy. Thí dụ, nếu có một mùi khó chịu tràn ngập khắp phòng và chúng ta đốt hương, thì mùi khó chịu ấy sẽ tan biến. Một cách đặc biệt ở Tây Tạng có một sự xúc phạm ở mức độ lớn, thì sự thực hành đốt hương này sẽ hổ trợ; và nó cũng chứng minh một cách ngoại tại sự quyết tâm của người Tây Tạng là tiếp tục thực hành giáo pháp!

Chủ đề về mười lăm vị bảo hộ định hướng là rất phức tạp vì có hai phương diện, một thuộc về trình độ trần tục và một thuộc về siêu phàm. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể gợi lên nhiều thứ chỉ đơn thuần qua ý tưởng của chúng ta. Tôi thấy điều này rất phức tạp. Liên hệ đến những vị bảo hộ bốn hướng, mặc dù họ là những vị bảo hộ trần tục, nhưng họ được tin tưởng với trách nhiệm bảo vệ giáo pháp như những vị giúp đở cho mười sáu a la hán. Họ đã tuyên thệ từ chính  Đức Phật, nhưng họ không  phải là những vị hộ pháp trần tục cho nên không thể đặt trong không gian công đức, và do thế được quán tưởng giữa những đám mây trong bốn hướng.

14- Mỗi một cửa được đánh dấu bởi ba kim cang;
Từ những âm tiết HUM của chúng những tia sáng hình móc câu tỏa ra và
Đưa những chúng sanh cửa sổ ra khỏi nơi ở tự nhiên của họ
Và họ trở thành bộ phận không thể tách rời.


Nếu có thể, bạn nên quán tưởng ba âm tiết, vốn là những biểu tượng của ba kim cang – kim cang thân, khẩu, và tâm ý - ở ba bộ phận của thân thể của mỗi nhân vật trong không gian công đức. Nếu không thể làm thế được, thì ta nên quán tưởng ba âm tiết này ở ba bộ phận của nhân vật trung tâm, Lama Lozang Thubwang Dorje Chang. Như được giải thích trong lễ quán đảnh khai tâm, tính không thể chia cắt của kim cang thân, kim cang khẩu, và kim cang tâm là rất quan trọng. Những tia sáng hình móc câu phát xuất từ âm tiết HUM. Có ba ý nghĩa về “nơi ở tự nhiên”. Thứ nhất liên hệ đến việc mở rộng của thực tại, không gian của thân chân thật, từ đó những chúng sanh tuệ trí được thỉnh mời để đến và nhận một hình thức thân thể. Thứ hai là những chúng sanh này phát sinh thành một thân hóa hiện từ nơi ở tự nhiên của thân hưởng thụ, và thứ ba liên hệ đến nơi ở thường trú. Việc quán tưởng thỉnh mời những chúng sanh tuệ trí là để hổ trợ cho thái độ của chính hành giả. Nó không phải là trường hợp rằng những chúng sanh chí nguyện này là những búp bê không sự sống và sự hòa tan tiếp theo của những chúng sanh tuệ trí làm cho họ trở thành sống động. Khi những chúng sanh chí nguyện được quán tưởng sẳn sàng như phát khởi từ tuệ trí của đại lạc và tánh không khi họ được phát sanh, một cách kỷ thuật mà nói thì không cần thiết làm cho họ một cách đặc biệt bằng việc hòa tan những chúng sanh tuệ trí thành họ. Nhưng, bởi vì chúng ta có thói quen với những định kiến thường lệ của chúng ta, cho nên phương pháp thỉnh mời những chúng sanh tuệ trí và hòa tan họ thành những chúng sanh chí nguyện được phát minh. Bằng trái lại nó không có ý nghĩa gì nhiều. Nếu mình không có niềm tin, việc thỉnh mời các chúng sanh tuệ trí sẽ không có ích lợi gì.

15- Ô những cội nguồn của tốt dẹp và kiết tường suốt khắp ba thời;
Ô những đạo sư gốc và dòng truyền thừa, bổn tôn và tam bảo tựa nương,
Những lực sĩ, dakini, hộ pháp, và những hội chúng bảo vệ:
Nhờ sức mạnh của lòng bi mẫn của các ngài hãy xuất hiện và ở lại một cách kiên định.


Đây là thi kệ thỉnh mời. Tôi nghĩ nó được sáng tác bởi Khedup Sangye. Trong văn bản mà chúng ta thường thực hành như một cẩm nang, giải thích rằng những đạo sư của ba thời là cội nguồn của tất cả mọi thành tựu và v.v... Chúng ta thỉnh cầu các ngài xuất hiện trước mặt chúng ta qua năng lực của từ bi của các ngài làm không gian tích lũy công đức của chúng ta.

16- Mặc dù mọi vật hoàn toàn thoát khỏi sự đến và đi vốn có,
Tuy thế các ngài sinh khởi qua hành động của tuệ trí và từ ái – bi mẫn,
Theo tính khí của các đệ tử khác nhau;
Ô đấng cứu độ thánh thiện, xin hãy đến với đoàn tùy tùng của các ngài.


Thi kệ này giải thích bản chất cả tất cả mọi hiện tượng là tánh không và không có hiện tượng nào là tồn tại cố hữu, và điều đó cũng đúng với tâm toàn tri chủ quan, vì nó thâm nhập khắp mọi hiện tượng, cho nên nó thoát khỏi việc đi từ vật này đến vật khác. Tuy thế, vì chúng sanh có nhiều tính khí khác nhau và có những quan tâm khác nhau, cho nên thân chân thật xuất hiện tương ứng trong nhiều biểu hiện khác nhau. Cho nên, chúng ta thỉnh cầu thân chân thật sinh khởi trong những hình thức đa dạng này như không gian công đức của chúng ta.

17-  OM GURU BUDDHA BODHISATTVE DHARMAPALA SAPARIWARA E HYE HIH.

DZA HUM BAM HOH!
Những chúng sanh tuệ trí và những chúng sanh biểu tượng trở thành  bất nhị.


DZA HUM BAM HOH thu hút những chúng sanh tuệ trí và rồi thì hòa tan họ vào những chúng sanh chí nguyện. Việc làm này liên hệ bốn giai đoạn: cầu thỉnh, hay thu hút, chúng sanh tuệ trí; sự hòa tan của họ vào chúng sanh hữu tình; nối kết, có nghĩa là hợp nhất, hay hòa tan; và hài lòng, có nghĩa là trở thành hoan hỉ không thể tách rời. Đó là ý nghĩa của bốn âm tiết (dza hum bam hoh). Chúng ta nên quán tưởng điều đó như một bộ hành động hoàn toàn của không gian công đức như chúng sanh hữu tình hòa tan trong mỗi một nhân vật cá thể của không gian công đức. Điều này sẽ giúp ta thấy mỗi nhân vật của không gian công đức như hiện thân của toàn bộ không gian công đức. Tất cả, mặc dù có những hiện tướng khác nhau, nhưng thật sự là những biểu hiện của một tâm tuệ trí của nhân vật trung tâm.

Tôi nghĩ có một tầm quan trọng đặc biệt trong sự kiện rằng một tâm, tâm tuệ trí, của nhân vật trung tâm xuất hiện như những người đồng hành (sangha), như những bổn tôn thiền quán những bậc ban cho những chiến công tối thượng, như những đạo sư những bậc ban cho niềm cảm hứng, như những nam nữ lực sĩ những vị cung cấp sự hổ trợ trên con đường, như những hộ pháp bảo vệ ta khỏi các chướng ngại, và như chư Phật, Bồ tát, và a la hán – hay thanh văn nhằm để thuần hóa các cá nhân chẳng hạn như chính chúng ta. Mặc dù theo quan điểm của mật điển thì không có lý do đặc biệt nào tại sao những vị a la hán này nên được bao gồm, nhưng họ được quán tưởng ở đây trên căn bản của con đường Phật Giáo phổ thông. Ở đây, mặc dù họ trong hiện tướng thanh văn, nhưng bản chất họ, cũng thế, là biểu hiện của nhân vật trung tâm. Tôi nghĩ sự sắp xết này của không gian công đức và những nhân vật đa dạng trong đó phải được làm nên trên căn bản của toàn bộ những sự thực tập của kinh điển và mật điển, cho nên nó bao gồm tất cả những đối tượng của quy y phối hợp với cả hai thừa. Đạo sư Kim Cang Trì đã đảm nhận tất cả những hiện tướng đa dạng này nhằm để thuần hóa những chúng sanh thông thường như chúng ta, toàn bộ con đường từ việc cho phép chúng ta có được hình thể thích hợp của việc tồn tại cho việc thực hành con đường qua việc giúp đở chúng ta đạt đến thành tựu sau cùng của Giác Ngộ.

Một trong những tác phẩm của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm, thật sự có một bình phẩm nào đó về việc có những hội chúng những nhân vật khác nhau này trong Lama Chopa. Nhưng tôi nghĩ có một tầm quan trọng đặc biệt trong việc quán tưởng tất cả những nhân vật này trong không gian công đức. Tuy nhiên, về mặt khác cũng có một tầm quan trọng đặc biệt để đơn giản những quán tưởng trong không gian công đức chẳng hạn như được thấy trong Sáu Buổi Tập Đạo Sư Yoga (Six Session Guru Yoga). Nhằm để thuần hóa những thể trạng rất thô thiển của tâm thức ta, đạo sư Kim Cang Trì (Vajradhara) đã tiếp nhận tất những hình thức khác nhau này để áp dụng tất cả những loại phương tiện thiện xảo. Tôi nghĩ nếu bạn có thể tiếp nhận quan điểm này, thì nó sẽ giúp rất nhiều trong việc nhận ra lòng ân cần to lớn của đạo sư. Thí dụ, nếu ta có một người bạn, người vì lợi ích của ta đã tiếp cận với mọi người ở tất cả mọi trình độ, đi từ những bậc cao cấp và tử tế và gặp gỡ những người thấp hơn và trực tiếp hơn, thì ta phải nhìn nhận rằng người bạn ấy là rất ân cần, và phải cảm thấy biết ơn người ấy. Nhưng nếu trái lại, ta có một người bạn không giỏi giang  lắm, mặc dù người ấy có một động cơ trong sạch thì có nguy cơ làm ta thất vọng. Do thế, đạo sư Kim Cang Trì đã tiếp nhận những hình thức khác nhau chẳng hạn như những bổn tôn thiền quán, lực sĩ nam nữ, dakini, chư Phật và Bồ tát, và những bổn tôn của những mật điển thấp hơn và v.v... Nếu ta thông hiểu sự kiện này, thì ta sẽ thấy một tầm quan trọng đặc biệt trong “cầu nguyện nhất niệm”(26) đến những đạo sư tiếp theo sau, mà trong ấy ta nói rằng đạo sư là dakini và hộ pháp của ta. Tất cả những điều này cho thấy rằng những phương tiện thiện xảo không thể cạn kiệt của đạo sư cho việc thuần hóa chỉ một chúng sanh. Chúng ta không nên có ý niệm rằng nhiều thể loại nhân vật khác nhau đã tập hợp ở đây để thuần hóa một cá nhân chẳng hạn như chính ta, thay vì thế ta nên thấu hiểu rằng vì sự si mê của ta, và những thành kiến chấp trước là vô hạn, cho nên nhằm để thuần hóa ta thì một bổn tôn đạo sư phải thể hiện tất cả những hình thể khác nhau này. Cho nên, hãy trau dồi niềm tin lớn./.

Ẩn Tâm Lộ, 5/2024




Phụ Giải:
(19) Cây của ruộng công đức được hình thành từ bảy thứ báu. Rễ là vàng; thân cây là bạc; nhánh cây là lưu ly; lá cây là pha lê; đài hoa là ngọc lam; bông hoa là trân châu đỏ; và trái cây là kim cương. Đây là diễn tả theo luận giảng Lama Chopa của Yongzin Yeshe Gyaltasen.
(20) Abhisamayalankara by Maitreya, chapter one
(21) Bốn nhân tố cho việc làm chín muồi tâm thức của chúng sanh là ban cho  giúp đở vật chất, sử dụng từ ngữ hòa nhã, giảng dạy những thực hành đặc thù, và tạo ra một gương mẫu tuyệt vời qua lối sống của mình.
(22) Bốn loại vajrasana (kim cang tọa)là thuộc về đôi chân, các kinh mạch, những luồng gió, và các giọt.
(23)
Nguồn thực thể (dharmodhaya hay dharmadhatu) là một kim tự tháp lộn ngược tượng trưng cho tánh Không; nó thường được nhìn thấy dưới chân các vị Bổn tôn phẫn nộ.
(24) Kunrig là một bổn tôn chính của tantra yoga. Ngài được biết như thông thường màu trắng với một mặt và bốn tay. Sự thực tập về bổn tôn này được nhiều người biết đến vì sự rộng rãi của nó và thủ ấn phức tạp của tay và tư thế của chân.
(25) Để có cuộc thảo luận sâu rộng về chủ đề này, hãy xem Abhisamayalankara của Di Lặc, chương bốn, và những bình luận liên quan.
(26) Xem thi kệ 53 của Chương 5: Tán dương và thỉnh cầu

***