Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2023

LƯU TÂM



Nguyên bản: Attentiveness
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: The Padmakara Translation Group
Việt dịch: Tuệ Uyển, 2023
***

1.
Những ai mong ước giữ gìn sự tu tập
Phải với sự tự chủ hoàn hảo bảo vệ tâm thức của họ
Không có sự bảo vệ này trên tâm,
Những sự rèn luyện không thể bảo tồn.


Đã tiếp nhận thệ nguyện tâm bồ đề, thì chúng ta phải biết những giới điều gì cần tuân theo – những gì chúng ta phải làm và những gì chúng ta phải tránh làm. Chúng ta cần luôn luôn cẩn thận trong các tư tưởng, lời nói và việc làm của chúng ta. Chính là ở đây mà sự lưu tâm, hay sự xem xét tinh thần kỹ lưỡng, giữ gìn chúng ta trong sự bảo vệ của chúng ta, vì thế khi chúng ta ở trên đỉnh điểm của việc liên luỵ đến một hành vi tiêu cực, thì chúng ta tỉnh thức rằng chúng ta đang ở trong hiểm hoạ của việc làm như thế và do thế có thể áp dụng một sự đối trị thích ứng. Sự lưu tâm vì thế là một sự cảnh giới, một con chó giữ nhà, ngăn ngừa chúng ta khỏi việc làm bất cứ điều gì tiêu cực. Cùng lúc, nó giữ gìn tâm chúng ta chánh niệm về những hành vi tích cực, vì thế những hành vi Bồ tát của chúng ta gia tăng và chúng ta có thể phát triển tâm bồ đề trong mọi hoàn cảnh.

Việc rèn luyện tâm linh theo những quy giới tu sĩ và cư sĩ của Luật tạng chủ yếu bao hàm việc rèn luyện những hành vi thân thể và lời nói, mặc dù tâm là quan trọng đối với phạm vi mà nó chi phối cả hai thứ này. Trong Bồ tát thừa và Mật thừa, về một mặt, chính là tâm vốn có tầm quan trọng tột bậc. Gốc rễ của những nguyên tắc Bồ tát là tránh bất cứ thái độ vị kỷ nào. Chúng ta không bao giờ theo đuổi những quan tâm của chính mình trong khi quên lãng những người khác hay làm như vậy trong sự tiêu hao của người khác. Dĩ nhiên, thân thể và lời nói của chúng ta là liên hệ với nhau, nhưng chúng ta quan tâm ở đây chủ yếu đến tâm thức. Chính là trong phạm vi này mà một vị Bồ tát, mà tâm thức của họ là trong sáng, ổn định, và hoàn toàn dưới sự kiểm soát, có thể hành động vì lợi ích của người khác trong những cung cách mà khác đi có thể sinh ra tổn hại. Do thế, nguyên tắc chính yếu quan tâm đến những việc làm sai trái của tâm.

6.
Vì tất cả những lo lắng và sợ hãi,
Và đau đớn trong hạn lượng vô biên,
Cội rễ và
suối nguồn là chính tự tâm thức
Bậc Đạo Sư đã nói thì sự thật được tuyên bố.


Tất cả những khổ đau trong kiếp sống này và những kiếp khác được tạo nên bởi những tâm thức không được chinh phục. Tương tự thế, căn bản của tất cả những thực hành trong sáu ba la mật, chẳng hạn như bố thí, trì giới, và v.v..., là tâm.

18.
Do vậy tôi sẽ nắm trong tay
Và bảo vệ tốt đẹp tâm thức này của tôi.
Nhiều môn tu tập thì có lợi gì với tôi,
Nếu tôi không bảo vệ và rèn luyện tâm thức tôi?

Không có gì quan trọng hơn việc bảo vệ tâm. Chúng ta hãy liên tục giữ gìn việc xem xét con voi hoang trong tâm, kiềm chế nó với sự chánh niệm và cảnh giác. Đó là vấn đề tránh bị ảnh hưởng bởi những điều kiện khác bên ngoài như thế nào. Nhưng ngay cả ẩn tu trong một nơi rất hẻo lánh, nếu tâm không được giữ gìn dưới sự kiểm soát, thì nó sẽ lang thang khắp mọi nơi. Thậm chí hoàn toàn đơn độc, thì chúng ta có thể có vô số cảm xúc tiêu cực.

Chúng ta canh giữ tâm chúng ta như thế nào? Chúng ta nên sử dụng sự lưu tâm để xem các tư tưởng của chúng ta và sử dụng sự chánh niệm để phán xét chúng ta có đang hành động một cách đúng đắn. Với hai thứ này, chúng ta có phương tiện để xua tan những điều kiện bất lợi. Nhưng không có chúng, thì chúng ta sẽ không thấy các tư tưởng của chúng ta là tích cực hay tiêu cực hay chúng ta đang làm đúng hay làm sai, rồi thì chúng ta cũng sẽ không thể sử dụng những sự đối trị khi cần thiết.

23.
Tất cả các bạn, những người bảo vệ tâm của các bạn,
Hãy duy trì sự chánh niệm và nội quán của các bạn;
Canh giữ cả hai thứ, bằng cái giá của sự sống và tay chân,
Tôi chấp hai tay, khẩn cầu các bạn.
29.
Do vậy, từ cổng vào của tâm tôi
Sự chánh niệm của tôi sẽ không rời để thành tản mạn
Và nếu nó lang thang, nó sẽ được nhắc nhở
Bằng những tư tưởng thống khổ của các cõi thấp hơn.


Liên tục nghĩ về những khổ đau của những cảnh giới thấp và những hệ quả của các cảm xúc tiêu cực sẽ giúp chúng ta phát triển sự lưu tâm, chánh niệm, và nguyên tắc mạnh mẽ hơn. Xa hơn nữa, Tịch Thiên đã giải thích:

30.
Qua sợ hãi, và bằng những lời chỉ bảo của những vị chủ trì,
Và an trú mãi mãi trong sự đồng hành với Thầy của họ -
Trong những ai được ban cho may mắn và thành tâm
Chánh niệm được trau dồi một cách dễ dàng.
31.
“Cả chư Phật và chư Bồ tát
Sở hữu quan kiến rực sáng, thấy mọi thứ:
Tất cả nằm trong cái nhìn chăm chú của các ngài,
Và giống như thế tôi luôn luôn ở trong sự hiện diện của các ngài.”
32.
Người nào có tư tưởng như thế này
Sẽ đạt được sự thành tâm và một cảm giác của sợ hãi và hổ thẹn.
Đối với một người như vậy, lòng nhớ tưởng về  Đức Phật
Phát khởi thường xuyên trước tâm họ.


Khi chúng ta phát triển chánh niệm, không bao giờ quên lãng những gì nên làm và những gì nên tránh, sự lưu tâm dần dần trở thành một bộ phận của chúng ta.

33.
Khi chánh niệm được an trí như một lính canh,
Một sự đề phòng trên ngưỡng cửa của tâm
Sự nội quán sẽ giống như thế ở đấy,
Trở lại khi bị lãng quên và phân tán.


Trong tất cả mọi hoàn cảnh cần thiết để định lượng nhu cầu cho một hành vi đặc thù trong mối quan hệ đến những giới điều. Tuỳ thời gian và hoàn cảnh, nhu cầu cho một hành động có thể có giá trị hơn sự thật mà nó bị cấm đoán bởi những giới điều, trong những trường hợp như vậy chúng ta không chỉ được phép vi phạm một thệ nguyện, mà đó là bổn phận của chúng ta.[1] Trong thực tế, có những giới điều vốn ở trong Luật tạng mà sau này phải được thay đổi cho phù hợp những trường hợp thực tế.

Sự lưu tâm phải được áp dụng đối với mọi việc chúng ta làm, và trong mọi lúc chúng ta phải tỉnh giác đối với thái độ thân thể của chúng ta, liên tục kiểm soát xem chúng ta có thành công trong hành động không đối với những gì thích đáng và những gì nên tránh. Trong cách này, tâm thức, giống như một con voi say, điên cuồng trong ba thứ độc, sẽ được xiềng vào cột trụ của những hành vi tích cực với những sợi dây của chánh niệm và được thuần hoá trong móc sắt của sự lưu tâm.[2] Nếu chúng ta không thể giữ tâm thức hòa hợp với đạo đức trong mọi lúc thì chúng ta có thể để nó nghĩ ngơi trong một trạng thái trung tính, không phải tích cực hay tiêu cực. Nhưng bằng mọi giá, chúng ta phải tránh những tư tưởng tiêu cực. Trong việc hành thiền của chúng ta, khi chúng ta đang tập trung vào những đối tượng đặc thù nào đó, thì chúng ta cần lưu tâm hơn thế nữa, cho một sự tập trung định niệm như vậy thì chúng ta không nên bị xao  lãng ngay cả đối với những tư tưởng tích cực, không cần phải nói đến những thứ trung tính và tiêu cực.

Mặc dù các vị Bồ tát có thể tập trung vào một sự thực hành đặc thù nào đó, nhưng các ngài phải có thể tạm thời đặt nó qua một bên nhằm hổ trợ những hoàn cảnh như vậy khi tham gia trong những nghi lễ làm lợi ích cho kẻ khác, tiến hành những hành động của bố thí, bảo vệ chính họ nếu sự sống của họ trong hiểm hoạ, ban bố giáo lý, hay tích luỹ công đức và giúp người khác làm như thế. Thí dụ, nếu một người thợ săn đang theo đuổi một con nai và hỏi chúng ta có thấy con mồi đâu không, thì hoàn toàn có thể chấp nhận, nhằm để bảo vệ mạng sống của con nai, để nói với người thợ săn một cách không đúng đắn rằng chúng ta không nó đâu. Ở đây chúng ta có thể cho sự ưu tiên với việc bố thí của việc bảo vệ khỏi nguy hiểm đối với nguyên tắc không nói dối. Chúng ta phải đánh giá những hoàn cảnh như vậy một cách cẩn thận, và chúng ta phải luôn luôn cảnh giác để ngăn ngừa các cảm xúc tiêu cực khỏi thâm nhập vào những tư tưởng của chúng ta và quyết định lời lẽ cùng hành động của chúng ta.

Thật quan trọng để chắc chắn sự thực hành của chúng ta, xua tan tất cả mọi nghi ngờ, và chắc chắn rằng chúng ta đã thông hiểu mọi thứ một cách đúng đắn. Sự vững vàng này trong thực hành phải được căn cứ trên một lý trí và đức tin trong sáng, quyết đoán và ổn định, và tôn trọng cho sự thực hành chúng ta đang làm. Các hành động của chúng ta phải được hướng dẫn bởi chính lương tri của chúng ta, bằng việc quan tâm cho những gì người khác có thể nghĩ, và bởi sự đe doạ của những hậu quả của những hành vi tiêu cực. Giữ gìn các cảm giác của chúng ta dưới sự kiểm soát, chúng ta hãy an định và cố gắng để làm cho những người khác hạnh phúc.

56.
Đừng để chúng ta chán nản bởi xung khắc ham muốn
Của những kẻ cải vả như con nít
Tư tưởng của họ được sanh ra từ xung đột và cảm xúc.
Chúng ta hãy thấu hiểu và đối xử họ một cách yêu thương.
57.
Khi hành động không chê trách vào đâu được,
Vì lợi ích của chúng ta và lợi ích của người khác,
Chúng ta hãy giữ trong tâm tư tưởng
Rằng chúng ta vô ngã, như một sự hiện ra
.

Người trẻ con (childish person) ở đây liên hệ đến những người thông minh chưa trưởng thành, đó là, những người bình thường không có thực chứng. Nếu chúng ta lẫn lộn với những người trẻ con như vậy, thì chúng ta có hiểm hoạ đánh mất phương hướng của chúng ta và sẽ không thể giúp đở người khác. Cho nên trong khi chúng ta nên tránh ảnh hưởng bởi họ, thì chúng ta cũng đừng chán nản và khó chịu. Đúng hơn, chúng ta phải cảm thấy từ bi, khi họ đang ở trong sự nắm chặc bởi các cảm xúc tiêu cực của họ.

Chúng ta hãy cố gắng tránh tất cả các cảm xúc tiêu cực, cả những thứ vốn là bản chất tiêu cực và những thứ bị  Đức Phật bài trừ trong mối liên hệ với bất cứ thệ nguyện nào chúng ta đã tiếp thọ. Cùng lúc, chúng ta phải giữ ưu ái trước nhất trong tâm thức chúng ta mục tiêu làm lợi ích cho người khác. Thí dụ, Nếu cho phép ai đó không bị mất mặt sẽ là điều tốt nhất cho họ, thì chúng ta phải hành động một cách tuyệt với nhất phù hợp. Và luôn luôn trong mọi lúc chúng ta nên hiểu rằng tự chính chúng ta, các hành vi của chúng ta, và tất cả những ai chịu ảnh hưởng bởi các hành động của chúng ta tất cả giống như ảo tưởng, hoàn toàn không có thực tế.

Sự sống của con người là đặc biệt và là cơ hội thuận lợi và không dễ có được. Nếu chúng ta không sử dụng nó để làm lợi ích cho người khác, thì bao giờ chúng ta có được một cơ hội khác? Chúng ta hãy đánh giá cơ hội này, và trau dồi niềm vui trong sự quý trọng người khác hơn là chính mình. Sự quyết tâm của chúng ta trong điều này phải vững vàng như một ngọn núi.

Tịch Thiên thảo luận tiếp theo hiểm hoạ của việc dính mắc quá đáng vào thân thể của chúng ta, mà nó vốn có thể ngăn cản việc làm những hành động tích cực của chúng ta.

61.
Tại sao, Ô tâm thức ngu ngơ,
Bạn có chiếm đoạt một hình dáng khéo léo được chạm trong gỗ không?
Nó được canh gác thích hợp như thế nào
Một máy móc bất tịnh cho việc làm không tinh khiết?
62.
Đầu tiên, với sự tưởng tượng của tâm,
Hãy lột làn da bao phủ,
Và với thanh kiếm của tuệ trí, tước đi
Lớp thịt khỏi khung của bộ xương.
63.
Và khi bạn phân chia tất cả những đốt xương,
Và tìm kiếm ngay bên dưới của chính tuỷ xương,
Tự bạn phải hỏi:
Đâu là cốt lõi chính yếu?
64.
Nếu, bền bĩ trong tìm kiếm,
Bạn không thấy điều gì chính yếu,
Tại sao bạn bảo vệ với một sự tham muốn như vậy
Thân thể mà bạn đang sở hữu bây giờ
?

Đôi khi chúng ta dành tất cả thời gian của mình để chăm sóc thân thể của chúng ta, đến mức độ mà chúng ta gần như là nô lệ của chúng. Chúng ta bắt đầu một ngày bằng việc tắm rữa thân thể chúng ta, sau đó chúng ta nuôi dưỡng nó, và chúng ta tiếp tục phục vụ những nhu cầu của chúng suốt cả ngày. Thân thể thay vì được sử dụng như một cổ xe cho sự thông minh biểu thị đặc điểm của con người tồn tại vì thế chúng ta có thể phát triển tâm linh. Trong những thuật ngữ thông thường, nô lệ hay phục dịch là những kẻ không làm những gì mà người ấy được yêu cầu không bao giờ được trả. Những công nhân nhà máy mất việc làm nếu họ không làm những gì họ được trả. Tương tự thế, nếu thân thể chúng ta, vốn được chúng ta nuôi dưỡng và mặc áo quần cho đến bây giờ, không nghe lời chúng ta, điều này hoàn toàn sai. Chính lý do chúng ta chăm sóc thân thể chúng ta phải là có thể để chúng ta phát triển một tâm thức tích cực.

70.
Hãy xem thân thể bạn như một chiếc thuyền,
Một chiếc thuyền đơn giản để đi dây và đi đó.
Hãy làm cho nó thành một thứ trả lời mọi mong ước
Để mang đến lợi ích cho người khác
.

Chúng ta nên sử dụng thân thể, vốn được cấu tạo bằng những thành phần bất tịnh, để hổ trợ mục tiêu của chúng ta để giúp đở người khác. Nếu chúng ta sử dụng nó một cách đúng đắn cho sự lớn mạnh tâm linh của chúng ta, phối hợp với tuệ trí và phương tiện, thì chúng ta có thể phát triển một sự thực chứng mới và đạt được sắc thân vô tận của Như Lai (Tathagatas), là một thứ giống như viên ngọc ước như ý.[3]

71.
Hãy là vị thầy của chính bạn
Và có sắc mặt mỉm cười mãi mãi.
Tự từ bỏ vẻ mặt cau có, dữ tợn,
Và là người bạn chân thành và ân cần với tất cả.


Những hành giả chân chính thì không bị tác động bởi những áp lực bên ngoài và những cảm xúc của chính họ, và họ tự do để bảo đảm những lợi ích tạm thời và tối hậu của cả chính họ và người khác. Họ duy trì sự độc lập, không sợ hãi điều gì, và không bao giờ kỳ quặc với chính họ. Luôn luôn an bình, họ thân hữu với tất cả, và mọi thứ họ nói là hữu ích. Bất cứ nơi nào chúng ta đến, hãy khiêm tốn và tránh ồn ào cùng hách dịch. Chúng ta đừng làm tổn thương người khác hay làm cho họ hành động một cách tiêu cực. Tốt hơn, chúng ta hãy thân thiện và hãy nghĩ tốt về người khác, động viên họ tích luỹ những hành vi tích cực.

Nếu những người khác cho ta những lời khuyên bảo, thay vì nghĩ, Người ấy có trách nhiệm gì mà đưa ra những lời đề nghị như vậy? hãy tôn trọng những gì người ta nói và tự nghĩ mình như người học trò của tất cả chúng sanh. Nếu lời góp ý của người khác hợp lý, hãy làm như vậy thay vì kiêu kỳ phủ nhận nó. Hãy cho thấy sự ủng hộ cho bất cứ việc tích cực nào người khác nói, và tuỳ hỉ khi thấy người khác làm điều gì đó tốt lành, khuyến khích họ với lời ca ngợi. Tuy nhiên, nếu một lời khen ngợi như vậy xem ra giống như một lời tâng bốc hay làm họ kiêu hảnh, thì hãy ca ngợi họ trong riêng tư. Và nếu chính bạn là người xứng đáng được ca ngợi, thì đừng tự cho phép mình trở thành kiêu hảnh và tự quan trọng. Hãy đơn giản nhận ra phẩm chất của người khác có để đánh giá cao lòng tốt.

Niềm vui chúng ta có từ việc đánh giá những hành vi tích cực của người khác là vô giá. Chúng ta không mất mát gì từ việc ấy trong kiếp sống này, và đó là nguyên nhân của hạnh phúc lớn trong những kiếp tương lai. Nếu, về mặt khác, nếu chúng ta phản ứng một cách tiêu cực khi người khác muốn sửa sai chúng ta, một cách ganh tỵ khi người khác được khen ngợi, nó sẽ làm cho người ta mất vui, và chúng ta trở thành cô đơn và mất bạn. Và trong những kiếp sống tương lai chúng ta sẽ phải trải nghiệm khổ đau vô cùng.

Bất cứ điều gì chúng ta nói, chúng ta hãy nói một cách rõ ràng và thẳng thắn, trong một giọng điệu điềm tĩnh và vui vẻ, không bị tác động bởi dính mắc hay thù oán. Hãy nhìn người khác một cách ân cần tử tế, hãy nghĩ, để cảm ơn họ mà tôi phải thành tựu Phật Quả.

Những phương cách để tích luỹ các hành vi tích cực là gì? Trên tất cả, chúng ta cần một tâm thức tích cực vốn mạnh mẽ và liên tục. Điều này tự nó sẽ đem lại những hành vi tích cực. Rồi thì chúng ta phải áp dụng một cách phù hợp các phương pháp đối trị với tham muốn, thù oán, và si mê. Hơn thế nữa, những hành vi lợi lạc chúng ta thực hiện cho những người có học và thành tựu; cho cha mẹ chúng ta, và đến những người chúng ta mang ơn rất nhiều; cho những người bệnh, già, và yếu đuối; cho những người đang cực kỳ đau khổ. Trong tất cả những thứ này, chúng ta không nên đơn giản tiến hành với người khác một cách thụ động mà phải hành động với một nổ lực độc lập để khai tâm những hành vi tích cực cho chính mình.

Sự phát triển tâm linh của chúng ta phải đi theo những giai tầng của sáu ba la mật, lần lượt hoàn thiện mỗi thứ. Nhưng chúng ta phải không nên hy sinh một nguyên nhân lớn của công đức cho thứ một bé nhỏ. Điều quan trọng nhất là giữ trong tâm lợi ích của người khác.

84.
Do vậy thông hiểu điều này rõ ràng,
Và luôn luôn hành động vì lợi ích của chúng sanh.
Bậc Từ Bi nhìn xa trông rộng cho phép,
Vì mục đích này, [hành động] ngay cả những gì bị cấm
.

Thi kệ này có thể được diễn dịch cả trong hai cách. Một nghĩa là  Đức Phật từ bi, người thấy không chỉ tương lai tức thời mà cả trong tương lai lâu xa, đã thấy rằng điều gì không cho phép những chúng sanh nào đó lại có thể cho phép những người khác. Hiểu một cách khác, điều này là, những gì không cho phép người khác thì có thể cho phép những Bậc Từ Bi, có nghĩa là những vị Bồ tát, những người được phú cho tuệ trí và lòng từ bi.

85.
Hãy ăn những gì cần thiết;
Hãy chia sẻ với những ai chấp nhận nguyên tắc,
Với những ai bất lực hay đã rơi vào tình trạng xấu ác
Hãy ban cho mọi thứ ngoại trừ ba y
.

Dòng cuối cùng của thi kệ này quan tâm đến những người đã thọ giới xuất gia. Ngoài ba y, là những thứ họ phải giữ gìn, thì họ nên ban cho những người cần đến.

Bây giờ là chúng ta đã hồi hướng thân, khẩu, ý của chúng ta để hoàn thành thánh Pháp, chúng ta không nên tổn hại thân thể chúng ta một cách không cần thiết. Vì thân thể chúng ta là cổ xe cho sự thực hành, và nếu chúng ta chăm sóc chúng, thì chúng ta sẽ nhanh chóng có thể hoàn thành mọi mong ước của tất cả chúng sanh.

87.
Họ không nên từ bỏ thân thể của họ
Những người mà tư tưởng từ bi chưa thanh tịnh.
Nhưng hãy để chúng bị từ bỏ, cả bây giờ và trong những kiếp sống tương lai,
Nhờ đó lợi lạc lớn lao đạt được
.

Trong Bồ Tát Hạnh Luận (Compendium Of All Pracitces) Tịch Thiên đã giải thích rằng cho đến khi mà lòng từ bi của chúng ta chưa hoàn toàn thanh tịnh và sự thực chứng về tánh không của chúng ta chưa hoàn thiện, thì cho đi thân thể và toàn bộ tài sản và công đức của chúng ta là không thích đáng. Chúng ta cần bảo vệ thân thể của chúng ta, trong khi chúng ta tịnh hoá bất cứ động cơ vị kỷ nào chúng ta có thể có và gia tăng thái độ vị tha của chúng ta. Nếu chúng ta làm điều này, chúng ta có thể hoàn thành nguyện ước của tất cả chúng sanh. Trong khi đó, chúng ta không hiến dâng sự sống của chúng ta một cách vội vàng. Thay vì thế, chúng ta nên trau dồi lòng ngưỡng mộ để có thể hy sinh chính mình, cho đến thời điểm mà làm như thế thì lợi lạc thật sự.

Nhập Bồ Tát Hạnh tiếp tục với lời khuyên quan tâm đến thái độ hàng ngày của chúng ta, đến vấn đề chúng ta ngủ như thế nào. Chúng ta nên nằm nghiêng về bên phải với đầu hướng về phía bắc, như  Đức Phật đã làm khi Ngài nhập niết bàn, và sẳn sàng thức dậy đúng giờ vào buổi sáng.

Tóm lại, với tất cả những hành vi rộng rãi của các vị Bồ tát thì điều quan trọng nhất là rèn luyện tâm thức, mà chúng ta nên thực hiện ngay từ lúc bắt đầu.

97.
Những hành vi của Bồ tát
Là không bị giới hạn, Giáo Huấn nói như vậy.
Trong tất cả những điều này, cho đến khi đạt được mục tiêu,
Hãy nắm lấy những sự thực tập tịnh hoá tâm thức bạn.


Nếu trong ngày chúng ta có vi phạm lỗi lầm nào, chúng ta nên nhận biết nó.

98.
Trì tụng ba lần ban ngày, và ba lần ban đêm,
Kinh Ba Phần[4] : lễ Phật, sám hối và hồi hướng
Nương tựa vào chư Phật và chư Bồ tát,
Tịnh hoá tất cả những vi phạm còn lại của bạn.


Để có thể giúp đở chúng sanh, những người mà nhu cầu và tính khí rất đa dạng, thì cần sử dụng đến vô số phương pháp đa dạng. Những người trội hơn người khác trong phương tiện thiện xảo thì tích luỹ vô lượng công đức. Như Tịch Thiên nói:

100.
Quả thật không lãnh vực tri thức nào
Mà con cháu của chư Phật không phải học.
Đối với những người đã thành thạo trong tất cả những cung cách này,
Thì không có hành vi nào mà không có công đức.
101.
Rồi thì, một cách trực tiếp hay gián tiếp,
Không làm việc gì mà không vì lợi ích của người khác.
Và chỉ vì sự dâng hiến hạnh phúc của họ.
Mỗi hành động của bạn để thành tựu Giác Ngộ.


Để thiết lập tiến trình trong sự thực tập của chúng ta, thì chúng ta phải nương tựa vào những vị thầy phẩm hạnh, học hỏi trong những khía cạnh thậm thâm và rộng lớn của giáo huấn chứa đựng trong những kinh luận  Đại thừa. Mặc dù vậy, chỉ học hỏi thôi thì không đủ, những vị thầy như vậy phải thực hành những gì họ đã học, trong việc phối hợp nó trong đời sống hàng ngày và kết hợp tri thức với sự thực chứng tâm linh thật sự. Chúng ta không nên bao giờ từ bỏ chúng, ngay cả bằng cái giá của mạng sống chúng ta, và chúng ta phải học vấn đề tuân theo chúng một cách thích đáng như thế nào.

Để làm sâu xa hơn sự thông hiểu của chúng ta, Tịch Thiên đề nghị rằng chúng ta học hỏi những kinh luận khác, chẳng hạn như Bồ tát Hạnh Luận của chính ngài, vốn là tác phẩm ngài viết trước luận Nhập Bồ tát Hạnh (Bodhicharyavatara). Trường phái Kadam thường giảng dạy sáu luận điển chính yếu, hai bộ một lần: Bồ tát Địa và  Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận, Nhập Bồ Tát Hạnh và Bồ Tát Hạnh Luận, Những Câu Chuyện Về
Tiền Thân Của Đức Phật và Biệt Khuyến Luận. Do thế, thật tốt để học Nhập Bồ Tát Hạnh và Bồ Tát Hạnh Luận chung với nhau, khi có những điểm được đề cập một cách súc tích trong tác phẩm này thì được giải thích giải thích chi tiết trong tác phẩm kia và ngược lại. Nếu chúng ta không có thời gian để đọc Bồ Tát Hạnh Luận, chính Tịch Thiên đã khuyến khích chúng ta đọc Kinh Điển Tập Luận. Tuy nhiên, Tạng ngữ bản sau đã không còn tồn tại, cho nên chúng ta có thể liên hệ thay thế bằng bản của Long Thọ cũng cùng tên. Những luận điển này phải được đưa vào thực tập hoàn toàn vì thế chúng ta có thể làm lợi ích cho người khác.

108.
Thẩm tra một lần nữa và lại một lần nữa
Tình trạng và những hành động của thân thể và tâm thức chúng ta-
Chỉ điều này xác định rõ một cách tóm tắt
Việc duy trì nội quán thận trọng.
109.
Nhưng tất cả điều này phải được thể hiện trong sự thành thật,
Vì bằng lời lẽ của miệng thì có được gì?.
Những gì không giá trị có bao giờ giúp được gì
Bằng việc chỉ đọc trong những luận án của bác sĩ?


Ẩn Tâm Lộ, 2023



 



[1] Một thí dụ cho điều này như nói dối để cứu một mạng sống của ai đó.

[2] Ba thứ độc là tham, sân, si.

[3] Rupakaya là sắc thân của một  Đức Phật, ngài xuất hiện giữa chúng sanh. Nó bao gồm báo thân và hoá thân.

[4] Sutra of the Three Sections (Heaps)

ĐẠO SƯ YOGA LÀ GÌ?

 




Nguyên tác:
What Is Guru-Yoga? — Study Buddhism
Tác giả: Alexander Berzin
Việt dịch: Quảng Cơ
Hiệu đính: Tuệ Uyển,
2023
***

Định nghĩa thuật ngữ: Đạo Sư Yoga -“Guru-Yoga”

Đạo sư - “Guru” và “yoga” là những từ tiếng Phạn. Chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của những điều này để biết chúng ta sắp nói về điều gì.

Đầu tiên, đạo sư là một bậc thầy tâm linh đầy đủ phẩm chất. Từ này có nghĩa đen là một người năng lực lớn, và trong trường hợp guru-yoga, chúng tôi muốn nói một người năng lực lớn với những phẩm chất tốt.
Guru được dịch sang tiếng Tây Tạng theo nhiều cách khác nhau. Một cách là với từ lạt ma (bla-ma), cũng có thể có nghĩa là một bậc thầy chứng ngộ rất cao. Tuy nhiên, Lạt ma được sử dụng theo nhiều cách khác nhau trong các nền văn hóa Tây Tạng khác nhau. Trong một số nền văn hóa Tây Tạng, nó đề cập đến bất kỳ nhà sư nào, nhưng đó sẽ là một định nghĩa quá hạn chế đối với guru-yoga. Trong các nền văn hóa Tây Tạng khác, đó có thể là một người nào đó đã nhập thất ba năm, điều này đủ điều kiện để họ trở thành một tu sĩ làng quê và thực hiện các nghi lễ. Chúng tôi chắc chắn không có ý đó khi nói về guru-yoga. Sau đó, có một số người phương Tây tự tuyên bố mình là “lạt ma” một cách tự phụ vì nhiều lý do khác nhau, và có thể không phải là lý do thuần túy nhất. Đó cũng không phải là điều chúng tôi muốn nói ở đây.

Ngoài ra, thuật ngữ “lạt ma” được sử dụng cho một vị lạt ma tái sinh, và một người như vậy được gọi là tulku (sprul-sku) trong tiếng Tây Tạng. Họ được nhắc đến với danh hiệu “Rinpoche.” Chúng tôi cũng không nhất thiết phải có ý đó.
Chỉ vì ai đó là một lạt ma tái sinh không có nghĩa là họ là một giáo thọ có trình độ. Loại lạt ma tái sinh đó vẫn có thể là một đứa trẻ. Ngay cả khi đã trưởng thành, có thể các điều kiện và hoàn cảnh lý tưởng để một tulku được nuôi dưỡng, cũng như sự giáo dục và môi trường cần thiết, đã không được đáp ứng. Phần lớn các tulku không giác ngộ. Trên thực tế, hầu hết thậm chí còn không có nhận thức vô niệm về tánh Không. Họ tiếp tục trải nghiệm sự chín muồi của những ác nghiệp đã tích tập trước đây, vì vậy họ có thể không hành động như một vị thầy đúng đắn chút nào.

Điều quan trọng là phải nhận ra rằng chỉ vì ai đó có danh hiệu tulku, hay lạt ma tái sinh, không có nghĩa là họ là một bậc thầy lớn. Nó chỉ có nghĩa là người ấy thuộc dòng truyền thừa của họ vốn là một bậc thầy lớn.
Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn khuyến cáo rất mạnh mẽ rằng những tulku này, những Lạt ma tái sinh, không nên chỉ dựa vào tên của họ. Ngài nhấn mạnh rằng những người theo họ cũng không nên dựa vào danh tiếng vĩ đại và danh hiệu cao của vị thầy, và rằng mỗi vị lạt ma tái sinh phải chứng tỏ bản thân và trình độ của họ trong cuộc đời này.

Một tên gọi khác của guru xuất phát từ một thuật ngữ tiếng Phạn hơi khác, kalyana-mitra, đôi khi được dịch là “người bạn tâm linh”. “Tâm linh” không thật sự là từ chính xác ở đây. Thay vào đó, vị ấy là một người bạn giúp chúng tôi trở nên có tính xây dựng. Từ được dịch là “tâm linh” (kalyāṇa) thật ra có nghĩa là xây dựng.
Người bạn xây dựng hay người bạn tâm linh là người mà chúng ta rất thân thiết, đối xử với chúng ta như một người bạn thân hay một thành viên trong gia đình. Nó không có nghĩa là ai đó mà chúng ta đi uống rượu và đi xem phim, mà là ai đó mà chúng ta có mối liên hệ từ trái tim đến trái tim, rất gần gũi. Toàn bộ mục đích của mối quan hệ là giúp chúng ta ngày càng mang tính xây dựng hơn, ngày càng tích cực hơn và ngày càng đạt được nhiều phẩm chất tốt đẹp.

Từ tiếng Tây Tạng cho một người bạn tâm linh như vậy là geshe (dge-bshes, dge-ba'i bshes-gnyen). Mãi sau này, geshe mới trở thành danh hiệu dành cho người đã hoàn thành hệ thống giáo dục theo truyền thống Gelug. Ý nghĩa ban đầu của nó là một người bạn tinh thần. Thuật ngữ tương đương trong các truyền thống Tây Tạng khác là khenpo (mkhan-po), trong các ngữ cảnh khác có nghĩa là một vị trụ trì của một tu viện. Theo nghĩa đen, khenpo có nghĩa là một người uyên bác.

Chỉ vì ai đó là một geshe hay một khenpo không có nghĩa là họ đã phát triển tâm linh hay họ nhất thiết phải là một vị thầy tốt. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là họ được giáo dục rất tốt và đã vượt qua rất nhiều kỳ thi, như chúng ta có thể thấy với các giáo sư đại học. Học giỏi chắc chắn là một phẩm chất để trở thành một vị thầy lớn, nhưng chỉ học giỏi thôi thì chưa đủ để được coi là một guru-đạo sư. Các guru cũng phải có những cá tính phù hợp với danh hiệu, trong đó họ thật sự đã phát triển trong chính họ tất cả những phẩm chất tốt đẹp mà họ đã học được.

Thứ hai, từ “yoga” của guru-yoga, xuất phát từ cùng một gốc với từ “yoke” trong tiếng Anh, có nghĩa là tham gia vào một cái gì đó hoặc một ai đó. Ví dụ, chúng ta nói rằng chúng ta bắt hai con bò và buộc chúng lại với nhau để cày. Từ tiếng Tây Tạng có hai âm tiết (rnal-'byor), và chúng có nghĩa là tham gia hoặc mang ách cho những gì xác thực hoặc vật có thật.
Điều mà chúng ta đang cố gắng kết hợp với nhau trong guru-yoga là những phẩm chất của thân, khẩu và ý của chúng ta với những phẩm chất của đạo sư-guru. Nói cách khác, chúng ta kết hợp cách chúng ta hành động, cách chúng ta giao tiếp, cách chúng ta suy nghĩ và cảm nhận với những phẩm chất của thân, khẩu và ý của một vị thầy tâm linh đích thực, đủ tiêu chuẩn. Bây giờ để làm được điều này, chúng ta cần phải tiếp thu và cởi mở với những phẩm chất cơ bản của thân, khẩu và ý của chúng ta được kết hợp với những phẩm chất của đạo sư của chúng ta. Nói cách khác, chúng ta cũng cần phải có đủ tư cách thích hợp.

Toàn bộ mục đích của guru-yoga là lấy cảm hứng từ tấm gương và sự hướng dẫn của vị thầy tâm linh. Từ byin-rlabs thường được dịch là “phước lành”, nhưng tôi thấy đó là cách dịch hoàn toàn không phù hợp từ các nguồn Cơ đốc giáo. Cách mà tôi thích dịch thuật ngữ này là “cảm hứng”.
Từ này cũng có nghĩa là nâng cao, hoặc làm sáng sủa. Nói cách khác, thông qua thực hành guru-yoga, chúng ta đang mở ra những cách thức hành động, giao tiếp, suy nghĩ và cảm nhận để được rèn luyện, được nâng cao, được tỏa sáng đến một mức độ lợi ích hơn thông qua “nguồn cảm hứng” này.

Khi chúng tôi nói về sự tham gia này, chắc chắn chúng tôi không nói về việc sao chép hành vi của giáo thọ. Ví dụ, nếu giáo viên nói tiếng Anh dở, chúng ta sẽ không bắt chước tiếng Anh dở của giáo thọ và nói tiếng Anh dở nữa. Nếu thói quen của họ là uống nhiều trà bơ, chúng ta sẽ không bắt chước họ và uống trà bơ.
Chúng ta không nói về những phẩm chất bề ngoài này. Điều mà chúng ta đang đề cập đến là được truyền cảm hứng và kết hợp những phẩm chất của chúng ta với những phẩm chất tốt đẹp tích cực, những phẩm chất của Đức Phật, của vị thầy. Đó là ý nghĩa của việc xem vị thầy tâm linh như một vị Phật. Ta không bao giờ có ý định được hiểu theo nghĩa đen. Không nơi nào trong văn học Phật giáo liệt kê những tiêu chuẩn của một đạo sư tâm linh rằng người đó phải là một bậc giác ngộ. Nếu vị thầy thật sự là một vị Phật, thì họ phải biết số điện thoại của mọi người trên hành tinh này, và rõ ràng là họ không biết. Họ có thể đi xuyên qua các bức tường và làm mọi thứ như thế. Họ rõ ràng là không thể.

Sâu xa hơn, điều mà việc coi guru của chúng ta như một vị Phật đang đề cập đến là việc nhìn thấy những phẩm chất Phật tánh trong vị thầy tâm linh của chúng ta và tập trung vào những phẩm chất giác ngộ chưa xảy ra được gán cho chúng.
Một hiện tượng quy cho là một hiện tượng gắn liền với một căn bản và không thể tồn tại hoặc được biết đến một cách độc lập với cơ sở đó. Trong trường hợp này, những phẩm chất tốt chưa xảy ra không thể tồn tại hoặc được biết đến một cách độc lập với những phẩm chất tốt đang xảy ra trong hiện tại. Chúng tôi tập trung vào những điều đó, như được thể hiện trong guru-yoga bởi những phẩm chất của một trong những vị Phật này, hay yidam, trong tiếng Tây Tạng. Khi chúng ta thấy vị thầy không thể tách rời khỏi những vị Phật này, điều mà chúng ta đang làm là tập trung vào những sự gán ghép dựa trên phẩm chất Phật tánh của đạo sư của chúng ta, như được biểu thị bằng hình tướng và phẩm chất của vị Phật. Tập trung như vậy vào những phẩm chất tốt đẹp của đạo sư của chúng ta như được đại diện bởi một hình tượng Phật sẽ truyền cảm hứng cho chúng ta có thể tập trung, với thực hành Mật tông, vào những phẩm chất Phật chưa xảy ra của chính chúng ta dựa trên những phẩm chất Phật tánh của chính chúng ta và để thấy chính mình như một vị Phật. Đây là một phương pháp hiệu quả bởi vì chúng ta dễ dàng thấy được những phẩm chất Phật tánh nơi vị thầy tâm linh hơn là thấy chúng trong chính chúng ta.

Tuy nhiên, trong trường hợp của cả vị thầy tâm linh và chúng ta, toàn bộ thực hành dựa trên sự hiểu biết về tánh không của các yếu tố Phật tánh. Chúng không thật sự có thể tìm thấy bên trong vị thầy của chúng ta hoặc bên trong chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta đang kết nối Phật tánh của chính mình với Phật tánh của vị thầy tâm linh. Đó là lý do tại sao Gampopa nói, “Khi tôi nhận ra sự hợp nhất của vị thầy tâm linh của tôi và yidam bằng tâm trí của chính mình, tôi đã nhận ra đại thủ ấn.” Chúng ta đang liên kết Phật tánh của chính mình với Phật tanh của vị thầy tâm linh để có được cảm hứng để nhận ra Phật tánh của chính mình và hiện thực hóa đầy đủ mọi tiềm năng của nó.

Đó là toàn bộ quan điểm của guru-yoga. Sự nối kết được thể hiện bằng những luồng ánh sáng nối liền ba nơi (trán, cổ họng và trái tim) tượng trưng cho thân, khẩu và ý của vị thầy tâm linh, và những phẩm chất tốt đẹp của mỗi vị, với ba nơi của chúng ta và những phẩm chất tốt đẹp của chính chúng ta. Giống như chúng là một ống dẫn tiếp thêm năng lượng cho những khía cạnh Phật tánh trong ta.

Nguyên tác:
Chapter 19: What is Guru Yoga? (excerpt) | Lama Yeshe Wisdom Archive
Tác giả:
Kyabje Lama Zopa Rinpoche
Việt dịch: Quảng Cơ
Hiệu đính: Tuệ Uyển
***

Ý Nghĩa Thật Sự Của Guru

Trong guru yoga, điểm thiết yếu cần hiểu là tất cả chư Phật đều chỉ là một vị trong pháp thân. Pháp thân là đạo sư tuyệt đối, và đây là tất cả chư Phật. Đây chính là trọng tâm của thực hành guru yoga. Không hiểu điều này thì không có cách nào để thực hành guru yoga một cách thoải mái. Ngay cả khi chúng ta quán tưởng thì điều đó cũng không hoàn toàn thỏa đáng bởi vì chúng ta sẽ không rõ làm thế nào mà Phật là hiện thân của guru và guru là hiện thân của Phật. Tuy nhiên, sẽ cực kỳ rõ ràng nếu chúng ta hiểu được cốt lõi của guru yoga, rằng guru là Phật và Phật là guru.

Chúng ta có thể tích hợp sự hiểu biết này vào thực hành guru yoga của mình bằng cách suy nghĩ theo cách sau. Khi chúng ta trở nên giác ngộ, nếu có một chúng sanh nào có thể được hướng dẫn bởi một hiện thân của Tara, thì chúng ta sẽ hiển lộ ở hình tướng của Tara để hướng dẫn chúng sanh đó. Bây giờ, Tara đó là biểu hiện của tất cả các Tara và tất cả các vị Phật khác. Không phải là có một vị Tara riêng biệt với tâm thức riêng biệt hướng dẫn chúng sanh cụ thể đó và có hàng tỷ vị Tara khác hướng dẫn chúng sanh khác nhưng không phải là vị Tara cụ thể đó.

Khi một chúng sanh sẵn sàng được hướng dẫn bởi hính tướng của một vị Phật và được dạy Pháp, vị Phật phơi bày Pháp cho họ phải là tất cả các vị Phật khác. Nếu không thì chúng sanh đó sẽ không được hướng dẫn bởi tất cả chư Phật mà bởi một số chư Phật chứ không phải những vị khác. Cách suy nghĩ này tạo ra vấn đề trong tâm thức. Khi Văn Thù Sư Lợi hay bất kỳ vị Phật nào khác hướng dẫn chúng ta, sự hướng dẫn đó là sự hướng dẫn của tất cả chư Phật và sự hiển lộ đó là sự hiển lộ của tất cả chư Phật.

Trong thực tế, mặc dù có vô số phương diện khác nhau của chư Phật, nhưng tâm linh thiêng liêng của tất cả chư Phật là một nhưng xuất hiện trong các hình tướng khác nhau để hướng dẫn chúng sanh hữu tình chúng ta, giống như tất cả các dòng sông đổ vào đại dương đều trở thành một.

Pháp thân giống như đại dương trong đó nhiều dòng nước trộn lẫn và các đạo sư khác nhau của chúng ta giống như những giọt nước từ đại dương. Tất cả các đạo sư của chúng ta là những biểu hiện của pháp thân, đạo sư tuyệt đối, tâm thánh thiện của tất cả chư Phật; guru tuyệt đối biểu hiện trong một hình thức bình thường phù hợp với mức độ nghiệp cảm của chúng ta. Hình thức thông thường này là guru quy ước, bản chất của nó là guru tuyệt đối.

Khi chúng ta thật sự nhìn thấy hay quán tưởng một bổn tôn hay nhìn thấy những bức tượng hay tranh vẽ của các vị bổn tôn, chúng ta nên nhận ra rằng tất cả đều là guru. Không có vị bổn tôn nào khác ngoài đạo sư.

Đạo sư trong guru yoga có nghĩa là các đạo sư hiện tại của chúng ta, những người hướng dẫn chúng ta đến giác ngộ bằng cách dạy chúng ta bảng chữ cái, cho chúng ta những lời bình luận, khẩu truyền, quán đảnh mật thừa, giới nguyện và lời khuyên cá nhân; họ là những hiện thân của pháp thân, đạo sư tuyệt đối, trí tuệ siêu việt của hạnh phúc bất nhị và tánh Không. Khi chúng ta thực hành Guru Puja, Guru Yoga sáu thời hoặc bất kỳ thực hành guru yoga nào khác, chúng ta không nên nghĩ rằng nhân vật trung tâm không liên quan gì đến guru của chúng ta. Khi chúng ta thực hành Guru Yoga của Lama Tsongkhapa hay Guru Puja, chúng ta phải nhớ rằng không có Tsongkhapa nào không phải là guru của chúng ta.

Khi chúng ta quán tưởng Lama Tsongkhapa, hình tướng mà chúng ta quán tưởng là Tsongkhapa nhưng trọng tâm chính của chúng ta nên là Lama, bậc thầy. Khi chúng ta nói “Lama Tsongkhapa” chúng ta biết rằng chúng ta đang nói về Pháp thân của tất cả chư Phật và Tsongkhapa là hiện thân đặc biệt của Pháp thân này, là một vị với tâm thánh thiện của tất cả chư Phật. Điều này sẽ mang lại một số thay đổi trong tâm thức của chúng ta bởi vì chúng ta sẽ nhanh chóng nhận được phước lành gia hộ. Cái tâm trước đây khô khan và tẻ nhạt sẽ phát triển sự kính trọng, sùng mộ và cảm hứng thực hành lớn lao. Nhờ nỗ lực trong thực hành của chúng ta, sự chứng ngộ về con đường lam-rim rồi sẽ đến. Đây là cách chúng ta có thể đạt được giác ngộ.

Mặt khác, nếu chúng ta chỉ tập trung vào khía cạnh Tsongkhapa mà không tập trung vào ý nghĩa của Lama khi chúng ta thực hành Guru Yoga của Lama Tsongkhapa hoặc Guru Puja, thì chúng ta bỏ qua thực hành guru yoga. Tất nhiên chúng ta vẫn có thể tích lũy công đức bằng cách cúng dường, v.v... chỉ với ý nghĩ rằng Tsongkhapa là một vị Phật; xét cho cùng, chúng ta tích lũy công đức bằng cách cúng dường chư bồ tát, tăng thân và thậm chí cả cha mẹ của chúng ta, mặc dù họ không phải là Phật. Nhưng đối với chúng ta để tạo ra tất cả các chứng ngộ từ tái sanh làm người hoàn hảo cho đến giác ngộ, sự ban phước gia hộ của đạo sư phải đi vào trái tim của chúng ta.

Điều đó cũng tương tự khi chúng ta thiền định về Đạo sư Vajradhara trong thực hành Guru Yoga sáu thời. Vajradhara là khía cạnh đặc biệt mà chúng ta quán tưởng, nhưng sẽ hiệu quả hơn nếu tập trung vào guru tuyệt đối. Thật ý nghĩa khi liên hệ với guru tuyệt đối mỗi khi chúng ta nghe hoặc nói “guru” hoặc “lama”. Sẽ là lạ nếu chỉ nghĩ về guru tương đối, guru xuất hiện với chúng ta trong khía cạnh thông thường và ban cho chúng ta những giáo lý mà không nghĩ về guru tuyệt đối; sẽ là lạ nếu nghĩ về khía cạnh chứ không phải bản chất. Nếu khi chúng ta thiền định về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, chúng ta thấy Ngài về bản chất là một người bình thường, một chúng sanh hữu tình, thì chúng ta sẽ không thấy bất kỳ mục đích nào trong việc thực hành thiền định. Nếu chúng ta hành thiền theo cách này, chúng ta chưa hiểu thực hành guru yoga. Chúng ta phải thiền định về guru tuyệt đối.

Mặt khác, nếu chúng ta không có cảm giác sùng mộ trong tim và xem guru như một chúng sanh bình thường, chúng ta sẽ không thấy bất kỳ mục đích nào trong việc cầu xin ngài; chúng ta sẽ cảm thấy rằng mình đang cố lấy sữa từ sừng bò. Chúng ta sẽ nghĩ, “Có ích lợi gì khi cầu xin một người bình thường, một người đã được sanh ra từ bụng mẹ và có cùng một cơ thể bằng xương bằng thịt như tôi? Tôi đang làm gì khi cầu nguyện với ai đó là một con người giống như tôi?” Ngay cả khi chúng ta nói những lời cầu nguyện, chúng ta sẽ không có cảm giác gì với chúng. Trái tim của chúng ta sẽ cảm thấy trống rỗng, như thể có một cái lỗ trong đó.

Bất cứ khi nào chúng ta thực hành thiền guru yoga hoặc nghĩ về hoặc nhìn thấy guru của mình, chúng ta nên nghĩ ngay, “Đây là vị Phật.” Chẳng hạn, ngay khi chúng ta nhìn thấy hình dáng cụ thể của mẹ mình, ngay cả trong một đám đông người, chúng ta lập tức nhận ra rằng đó là mẹ của mình. Có sự nhận ra ngay lập tức, “Đây là mẹ tôi.” Điều này cũng tương tự với thực hành guru yoga. Chúng ta nên ý thức ngay rằng guru của chúng ta về bản chất là guru tuyệt đối. Hiện tại chúng ta phải nỗ lực để suy nghĩ điều này nhưng về sau, một sự hiểu biết chắc chắn rằng đạo sư là Phật sẽ tự phát sinh trong tâm chúng ta, không cần lý luận logic hay trích dẫn, giống như khi chúng ta nhìn thấy hình dáng của mẹ mình, chúng ta không cần phải cố gắng hết sức để nghĩ rằng đó là mẹ của chúng ta. Đây là cách để phát triển sự chứng ngộ ổn định lòng sùng mộ đạo sư.

Khi chúng ta phụng sự guru của mình với nhận thức về guru tuyệt đối, tâm thánh thiện của tất cả chư Phật, ngay cả khi chúng ta chỉ dâng một tách trà, chúng ta ý thức một cách tự nhiên rằng chúng ta đang dâng trà cho tất cả chư Phật. Nếu chúng ta ngồi cạnh guru của mình, chúng ta biết rằng chúng ta đang ngồi cạnh tất cả chư Phật trong mười phương. Khi guru của chúng ta ban cho chúng ta lời khuyên, giáo lý hay lễ quán đảnh, chúng ta ý thức được rằng tất cả chư Phật đang ban cho chúng ta lời khuyên, giáo lý hay lễ quán đảnh. Ngay cả khi chúng ta không nhận ra điều này, thì việc cố gắng lắng nghe giáo lý với nhận thức này cũng rất hiệu quả. Sau đó, chúng tôi sẽ cảm thấy kết nối nhiều hơn nữa; chúng ta sẽ cảm thấy gần gũi hơn với tất cả chư Phật.

Geshe Senge đã đề cập đến một Lạt ma cao cấp ở Tây Tạng, người đã sử dụng từ “Guru” trước danh hiệu của mỗi vị Phật; anh ấy sẽ nói “Guru Arya Tara,” “Guru Yamantaka”, v.v. Nhiều Lạt ma liên quan đến các Bổn tôn theo cách tương tự bởi vì guru là cội nguồn của tất cả chư Phật và Tam Bảo. Tất cả chư phật từ đâu đến? Từ guru. Phật, Pháp, Tăng từ đâu đến? Từ guru. Và guru đó là gì? Đó là guru tuyệt đối, pháp thân, trí tuệ siêu việt của hỷ lạc và tánh không bất nhị.

Ý nghĩa thật sự mà chúng ta nên liên tục ghi nhớ khi chúng ta sử dụng từ guru và cả khi chúng ta thấy guru là vị cứu tinh hợp nhất nguyên sơ, tâm nguyên sơ cực kỳ vi tế của pháp thân, guru tuyệt đối. Khi nghĩ về đạo sư như vị cứu tinh hợp nhất bổn nguyên, pháp thân, chúng ta thấy rằng bởi vì pháp thân này bị ràng buộc bởi lòng từ bi vô hạn đối với chúng sanh chúng ta, nên nó phải biểu hiện trong nhiều hình thức khác nhau để hướng dẫn chúng ta. Vì chúng ta không có nghiệp cảm để thấy trực tiếp các khía cạnh của Đức Phật, thì nó đã biểu hiện trong các khía cạnh bình thường của các bậc guru mà chúng ta quán tưởng. Nếu chúng ta bỏ lỡ ý nghĩa thật sự của guru, chúng ta sẽ nghĩ rằng đạo sư chỉ đơn giản là người mà chúng ta đã nhận được giáo lý và sẽ không thể hiểu làm thế nào mà tất cả các vị bổn tôn đều là biểu hiện của ngài./.

Ẩn Tâm Lộ, 2023

 

 

Thứ Năm, 29 tháng 6, 2023

TÓM TẮT ĐẠI THỦ ẤN THỰC HÀNH

 



 Mahāmudrā 


Concise Mahāmudrā Preliminary Practice

from the New and Old Secret Mantra’s Ripening and Liberating Practices of Generation and Completion

Concise Mahāmudrā Ngöndro Practice | Lotsawa House

Tác giả: Jedrung Jampé Jungné
Anh dịch:
 Samye Translations, 2020 (trans. Laura Dainty, edited by Oriane Sherap Lhamo). 
Việt dịch: Quảng Cơ / Tuệ Uyển hiệu đính, 2023

 ***


ན་མོ་མ་ཧཱ་མུ་དྲ་ཡེ།
Namo Mahāmudrāyai![1]

Ngài là hiện thân của tất cả chư Phật quá khứ, hiện tại và vị lai;
Ngài là suối nguồn của Giáo Pháp thiêng liêng giảng dạy hai chân lý;
Vị lãnh đạo vĩ đại của hội chúng cao quý, đại dương Tăng già
Đạo sư nhân từ, con cầu xin ngài!
Mặc dù con đã đạt được tự do và giàu có, nhưng những điều này sẽ qua đi mau chóng và kết thúc bằng cái chết.

Khi chết, không thể thoát khỏi những việc thiện hay ác mình đã làm;

Bất cứ nơi nào con sinh ra trong ba cõi, đâu có gì khác ngoài khổ đau!
Để con có thể nhanh chóng thoát khỏi ngục tù luân hồi này,
Con sẽ áp dụng ba cửa thân, khẩu, ý của con vào hành động đức hạnh!

QUY Y

Trên bầu trời trước mặt con, giữa một đại dương mây dâng cúng dường
Là một cung điện vô lượng, trong đó có năm bảo tòa sư tử.
Trên bảo tòa trung tâm Đức Kim Cang Trì nhân từ an toạ,
Trên bảo tòa phía đông là các Bổn Tôn tâm thể, trên bảo tòa phía nam là Phật Thích Ca Mâu Ni,
Trên bảo tòa phía Tây, Pháp thiêng liêng, và trên bảo tòa phía Bắc là Quán Thế Âm.
Tóm lại, một đại dương những đối tượng quy y quý giá
Đang hiện diện sống động trước mắt con, như những đám mây cuồn cuộn trên bầu trời.
Trước sự hiện diện của các ngài, con và tất cả chúng sinh khác không có ngoại lệ, với số lượng vô hạn như không gian,
Thành tâm quy y với thân, khẩu, ý.
Đến đạo sư nhân từ, vô song và siêu phàm;
Đến các Bổn tôn tâm thể; đến Đức Phật, vị thầy tối cao;

Đến với Pháp thiêng liêng, người bảo vệ của chúng con; và đến Tăng già, người hướng dẫn của chúng con
Chúng con xin quy y Tam Bảo, những viên ngọc quý hiếm này.
(Lặp lại những dòng này nhiều lần)


Con hết lòng đảnh lễ bằng thân, khẩu, ý.
Con dâng ngài những đám mây cúng dường bao la—bên ngoài, bên trong và bí mật.
Tất cả những hành vi sai trái và sai lầm con thú nhận; trong tất cả đức hạnh con xin tuỳ hỉ.
Xin chuyển bánh xe Pháp, con nguyện ở lại đây mãi mãi!

Tất cả công đức con hồi hướng cho chúng sanh, vô lượng như hư không.
Cầu mong tất cả chúng con đạt được Phật quả vô trụ!
Mọi chúng sanh, với số lượng vô hạn như không gian, đã từng là cha mẹ của
con trong quá khứ.
Để tất cả họ có thể đạt được thể trạng giác ngộ,
Con sẽ tu tập trong sáu ba la mật, bốn phương tiện tập hợp[2] và hơn thế nữa

Hành vi của những chiến binh tâm linh, những người thừa kế của chư Phật.
Cầu mong tất cả chúng sinh được hạnh phúc, mong họ thoát khỏi đau khổ,
Cầu mong niềm vui cao cả của họ không bao giờ suy giảm,
Và cầu mong họ an trú trong sự bình đẳng, bản chất bình đẳng của vạn vật.
Các đối tượng quy y tan biến thành ánh sáng và hoà tan vào bản thân con và tất cả những người khác.
Vì vậy, những che chướng ngại của chúng ta được tẩy sạch và chúng con đạt được Phật quả.

 QUÁN TƯNG VÀ TRÌ TNG KIM CANG TÁT ĐA

Trên đầu con Đạo sư Kim Cang Tát Đỏa ngự tọa,
Màu trắng rạng rỡ, cầm chày kim cang và chuông, trong quần áo báo thân.
Ở trung tâm trái tim của ông, trên một đĩa mặt trăng, âm tiết hūṃ được bao quanh bởi hàng trăm âm tiết.
Từ đó một dòng cam lồ chảy xuống và đi vào con qua đỉnh đầu,

Tràn ngập cơ thể con hoàn toàn. Tất cả những hành vi sai trái, chướng ngại và sa ngã đều thoát ra
Từ lỗ chân lông của con và tuôn ra khỏi các lỗ thấp hơn của con.
Cơ thể con trở nên trống rỗng và trong sáng, giống như một viên pha lê nguyên sơ.

om bendza sato samaya, manu palaya, bendza sato tenopa, tishta dridho mé bhava, sutoyo mé bhava, supoyo mé bhava, anurakto mé bhava, sarva siddhi mé prayatsa, sarva karma sutsamé, tsittam shri yam kuru hung, ha ha ha ha ho, bhagavan sarva tathagata bendza ma mé muntsa, bendzi bhava maha samaya sato a

oṃ vajrasattva samayam | anupālaya | vajrasattvatvenopatiṣṭha | dṛdho me bhava | sutoṣyo me bhava | supoṣyo me bhava | anurakto me bhava | sarva-siddhiṃ me prayaccha | sarva-karmasu ca me | cittaṃ śreyaṃ kuru hūṃ | ha ha ha ha hoḥ | bhagavān sarva-tathāgata-vajra ma me muñca | vajrī bhava mahāsamaya sattva āḥ ||

Đấng bảo vệ
, do sự sivà thiếu hiểu biết của con,
Con đã phạm giới cũng như các samaya của mình.
Đạo sư
và đấng bảo vệ, xin hãy cho con nương tựa!
Bậc thủ trì kim cang
tối cao,
Đấng đại từ bi vô lượng,
Vua của chúng sanh, nơi ngài con quy y.
Đức Kim Cang Tát Đoả mỉm cười và xá tội cho con
Tất cả những lỗi lầm và chướng ngại của con, rồi tan biến vào trong con — tính hồn nhiên

CÚNG DƯỜNG MANDALA

Trước nhất, cúng dường 37 điểm cúng dường mandala[3]

ཨོཾ་བཛྲ་བྷུ་མི་ཨཱཿཧཱུྃ།
om benza bhumi ah hung
oṃ vajrabhūmi āḥ hūṃ |

Trái đất là mặt đất vàng, hoàn toàn tinh khiết, đầy vẻ đẹp và sức mạnh.

ཨོཾ་བཛྲ་རེ་ཁེ་ཨཱཿཧཱུྃ།
om benza rekhé ah hung
oṃ vajra-rekhe āḥ hūṃ |

Bức tường núi sắt hình tròn hoàn toàn bao quanh nó; ở giữa là chữ hūṃ—
Tu Di, vua của núi;
Phía đông là
Đông Thắng Thân Châu[4], phía nam là Nam Diêm Phù Đề,
Phía Tây là Tây Ngưu Hóa Châu, phía Bắc là Bắc Câu Lô Châu.[5]
Ngoài ra còn có Deha và Videha, Cāmara và Aparacāmara,
Śāthā và Uttaramantriṇa,Kurava và Kaurava[6].
Núi ngọc châu, những cây cối như ý nguyện,
Những con bò như ý, mùa màng không cần gieo hạt,
Bánh xe quý báu, viên ngọc quý báu,
Nữ hoàng quý giá, bộ trưởng quý giá,
Con voi trân quý, con ngựa trân quý,
Tướng quân quý báu, bình báu lớn,
Nữ thần sắc đẹp, nữ thần vòng hoa,
Nữ thần ca hát, nữ thần khiêu vũ,
Nữ thần hoa, nữ thần hương,
Nữ thần ánh sáng, nữ thần nước hoa,
Mặt trời, mặt trăng, chiếc ô quý giá,
Biểu ngữ hoàng gia chiến thắng trong tất cả các hướng:
Có tất cả sự giàu có dồi dào của chư thiên và loài người, trọn vẹn và không tì vết—
Tất cả điều này:
Con cúng dường-
Xin hãy chấp nhận nó, với lòng bi mẫn, vì lợi ích của chúng sanh.
Đã chấp nhận nó, xin ban phước lành gia hộ của ngài!
Trái đất được làm cho thơm bằng nước thơm và rải đầy hoa;
Nó được trang hoàng bằng Núi Tu Di, bốn lục địa, mặt trời và mặt trăng.
Tưởng tượng tất cả như cảnh giới của chư Phật,
Con xin cúng dường, một cõi thanh tịnh cho muôn loài cùng hưởng!

ཨི་དམ་རཏྣ་མཎྜལ་ཀཾ་ནིརྱཱ་ཏ་ཡཱ་མི།
idam ratna mandela kam nirya taya mi
idam ratna-maṇḍala-kam nirya tayāmi

Cùng với đó, cúng dường mạn đà la bảy điểm.[7]

ĐẠO SƯ YOGA

Con quan sát cơ thể của con không rắn chắc, thực tế hay cụ thể:
Nó hiện diện sống động như một mạng lưới hợp nhất của hiện tướng trống rỗng.
Trên đầu con, trên tòa sư tử, hoa sen và đĩa mặt trăng,
Vị đạo sư nhân từ an toạ, lòng ân cần không thể đền đáp.
Trong hình tướng và trang sức của Kim Cang Trì,
Ngài chủ trì giữa đại dương các bậc đại tinh thông Kagyu.
Con tưởng tượng ngài như vậy, như vinh quang và huy hoàng của cả sự tồn tại và hòa bình.
Với lòng sùng mộ,
con lễ lạy, cúng dường và sám hối những lỗi lầm.
Con tuỳ hỷ công đức, thỉnh cầu ngài để chuyển pháp luân
Và để tồn tại mãi mãi. Những gốc rễ công đức này, con xin hồi hướng cho chúng sanh.
Cầu mong tất cả chúng ta thành tựu đạo sư vinh quang!

Đọc thuộc lòng điều đó, rồi nói:

Tất cả chúng sinh mẹ, bằng số lượng của không gian vô tận, cầu nguyện đạo sư,  Đức Phật quý giá.
Tất cả chúng sinh mẹ, bằng số lượng của không gian vô tận, cầu nguyện đạo sư, Pháp thân bao trùm khắp mọi nơi.
Tất cả chúng sinh mẹ, số lượng bằng với sự vô tận của không gian, cầu nguyện đạo sư, báo thân của đại lạc.
Tất cả chúng sinh mẹ, số lượng bằng với sự vô tận của không gian, cầu nguyện đạo sư, hóa thân từ bi.
(
Tích lũy càng nhiều lần càng tốt)[8]

Tới Lodro Rinchen Kim Cang Trì;
Long Thọ Tôn Giả, Người Bảo Vệ Đại Lạc;
Bậc thông tuệ Saraha; chủ tể tối cao Maitripa;
Dịch giả Marpa; Kim Cương Cười;(Milarepa)
Dược sĩ Dakpo,(Gampopa) vị bảo hộ quý báu của chúng sanh;

Tới vòng hoa vàng của các đạo sư của 7 dòng truyền thừa tối hậu trên và dưới[9],
Và với ngài, đạo sư gốc tuyệt vời của con, người hoàn toàn là hiện thân của tất cả
Về trí tuệ hiểu biết, từ bi và quyền năng của các Ngài,
Và xuất hiện với những người trong chúng con với niềm tin—tới ngài, nơi nương tựa duy nhất của chúng con, con cầu nguyện!

Con người con đã được tịnh hóa qua giai đoạn sơ bộ, và con đã rèn luyện trong hai loại bồ đề tâm.
Sự ban phước gia hộ của các bậc thầy đã tràn ngập điểm bindu của ba cổng của con.
Nhờ định của tuệ giác rõ ràng được đặt trên nền tảng của sự tĩnh tr,
Bộ mặt thật của trạng thái tự nhiên bẩm sinh, đơn giản không giả tạo được nhìn thấy trực tiếp.

Từ bốn kim cang của bốn địa điểm của đạo sư từ bi được triệu thỉnh như vậy
Các tia sáng trắng, đỏ, xanh dương và vàng
Chảy ra và hòa tan vào bốn nơi của con,
Vì vậy, bốn chướng ngại được tịnh hóa, bốn quán đảnh đạt được, và bốn thân được thiết lập bên trong.

Đạo sư tan biến thành ánh sáng và hòa nhập hoàn toàn với con.
Trong dòng tương tục của hương vị bình đẳng không thể tách rời ba bí mật,[10]
Con để ở trong trạng thái không ngừng sáng chói, Đại Ấn.

(Cùng với đó, nghỉ ngơi trong trạng thái cân bằng)

 Nhờ đạo đức này, đã mau chóng thành tựu
Trạng thái của Đạo sư vinh quang,
Nguyện con kiến lập tất cả chúng sanh lang thang,
Không có một ngoại lệ nào, ở cấp độ đó.

 Điều này được Trinlé Jampé Jungné viết theo yêu cầu của Tubten Pelbar trung thành tại ẩn thất của Sengling Dorjé Dzong. Nguyện nó mang lại tốt lành!

 

Samye Translations, 2020 (trans. Laura Dainty, edited by Oriane Sherap Lhamo). Edited for and first published on Lotsawa House, 2023.

 

Source: byams pa 'byung gnas. “phyag chen sngon ʼgroʼi khrid bsdus.” In dpal ldan stag lung paʼi gsung rnams nor bzhi bang mdzod, 60 vols. Nor bzhi bstan rgyas tshogs pa, 2007. (BDRC: MW1PD166109_8EB877.) Vol. 56: 7–15.

 

Version: 1.0-20230104

https://www.lotsawahouse.org/tibetan-masters/jedrung-jampa-jungne/mahamudra-ngondro

 



[1] Sanskrit dịch là “Homage to the Great Seal!”- kính lễ Đại Thủ Ấn

 

[2] Hào phóng; Nói lời tử tế & khôn ngoan, giảng Pháp; Khuyến khích; Làm theo lời dạy, nêu gương sáng

[3] Bản dịch của Cúng dường Maṇḍala Ba mươi bảy Điểm cũng có thể được tìm thấy riêng tại đây:  https://www.lotsawahouse.org/tibetan-masters/chogyal-pakpa-lodro-gyaltsen/thirty-seven-point-mandala-offering

[4] Bốn đại châu: đông Pūrvavideha (Phất Vu Đại Phất Bà Đề), nam Jambudvīpa (Diêm phù Đề), tây Aparagodānīya (Cô Da Ni), bắc Uttarakuru (Uất Đan Việt),

[5]  A translation of The Fourfold ‘Manam’ Prayer can also be found separately here: https://www.lotsawahouse.org/tibetan-masters/gotsangpa-gonpo-dorje/four-manam-refuge

[7]  A translation of the Short Maṇḍala Offering can also be found separately here: https://www.lotsawahouse.org/tibetan-masters/jetsun-drakpa-gyaltsen/short-mandala-offering

[8]  A translation of The Fourfold ‘Manam’ Prayer can also be found separately here: https://www.lotsawahouse.org/tibetan-masters/gotsangpa-gonpo-dorje/four-manam-refuge

[9] This refers to the lineages of the upper (Yartang) and lower (Martang) seats of Taklung Kagyü.

[10] Thân, miệng, ý.