Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

Những đề mục quán chiếu - Làm thế nào để thấy mình thật sự

Phụ lục:  Ôn lại những đề mục quán chiếu




Phần I: SỰ CẦN THIẾT CỦA TUỆ GIÁC

1-Đặt Nền Tảng Để Tuệ Giác Sinh Trưởng

1- Tất cả những cảm xúc ẩn tàng chướng ngại căn cứ và tùy thuộc trên sự si mê về tính chân thật tự nhiên của con người và sự vật.
2- Có những phương pháp đặc thù để đình chỉ thèm muốn và thù hận một cách tạm thời, nhưng nếu chúng ta làm xói mòn tính si mê nhận thức sai lầm bản chất tự nhiên của chính chúng ta, những người khác, và tất cả mọi vật, thì tất cả mọi cảm xúc tàn phá sẽ bị tiêu trừ.
3- Si mê thấy những hiện tượng như sự tồn tại độc lập của tư tưởng – mà chúng thật sự không tồn tại trong tự chúng và của chính chúng
2- Khám Phá Cội Nguồn Của Vấn Đề
1-    Có phải sự hấp dẫn của một đối tượng dường như là tính chất toàn bộ của đối tượng?
2-    Có phải sự hấp dẫn của một đối tượng làm lu mờ những sai lầm và bất lợi của nó?
3-    Có phải sự phóng đại tính dễ thương của những đối tượng nào đấy dẫn đến tham dục?
4-    Có phải sự phóng đại tính khó ưa của những đối tượng náo đấy dẫn đến thù ghét?
5-    Hãy chú ý như thế nào quý vị:
    Đầu tiên nhận thức một đối tượng
    Sau đó chú ý đối tượng là tốt hay xấu
    Rồi thì kết luận rằng chính đối tượng có căn bản độc lập cho sự tồn tại
    Tiếp theo kết luận rằng sự tốt hay xấu của đối tượng tồn tại một cách cố hữu trong đối tượng.
    Kế đến phát sinh tham dục hay thù ghét tùy theo sự phán xét ban đầu của chúng ta.
3- Thấu Hiểu Sự Thật Là Cần Thiết
Quan tâm điều này:
1-    Si mê đưa đến việc phóng đại (hay tự ý thêm vào) tầm quan trọng của xinh đẹp, xấu xí, và những phẩm chất khác.
2-    Sự phóng đại những phẩm chất này đưa đến tham dục, thù hận, ghen tỵ, hung hăng, và v.v…
3-    Những cảm xúc tàn phá này đưa đến những hành vi bị nhiễm ô bởi nhận thức sai lầm.
4-    Những hành vi [nghiệp báo] này đưa đến sự sinh và tái sinh không thể kiểm soát trong vòng sinh tử luân hồi và lập lại sự vướng mắc trong rắc rối khó khăn.
5-    Xóa bỏ si mê làm tiêu mòn sự phóng đại những phẩm chất tích cực và tiêu cực; điểu này cắt đứt tham dục, thù hận, ghen tỵ, hung hăng, v.v… và đưa đến sự chấm dứt những hành vi bị nhiễm ô bởi nhận thức sai lầm, do thế kết thúc  sự sinh và tái sinh không thể kiểm soát trong vòng sinh tử luân hồi.
6-    Tuệ giác là lối thoát.


1.     Đem đến tâm thức một hiện tượng vô thường như một cái nhà.
2.     Lưu tâm việc hình thành của nó trên việc tùy thuộc trên những nguyên nhân đặc thù: cây gỗ, thợ mộc, v.v…
3.     Hãy xem sự lệ thuộc này có mâu thuẩn với hiện tướng của ngôi nhà giống như nó tồn tại trong tự bản chất của nó không.
Rồi thì
1.     Đem đến tâm thức một hiện tượng vô thường, chẳng hạn như một quyển sách.
2.     Quán sát sự hình thành sự biểu hiện của nó trong sự lệ thuộc trên những phần tử của nó – những trang sách và bìa sách.
3.     Hãy xem sự lệ thuộc của nó trên những thành phần của nó có mâu thuẩn với sự biểu hiện của nó giống như nó tồn tại trong tự bản chất của nó không.
Sau đó
1.     Lưu tâm ý thức chú ý đến một cái lọ xanh dương.
2.     Quán chiếu trên việc nó hình thành sự hiện hữu trong sự lệ thuộc trên những phần tử của nó – một vài thời khắc đã cấu thành sự tương tục của nó.
3.     Hãy thấy sự lệ thuộc của nó trên những phần của nó có mâu thuẩn với hiện tướng của nó giống như nó tồn tại trong tự bản chất của nó hay không.
Rồi thì
1.     Lưu tâm không gian chung chung.
2.     Quán chiếu trên sự hình thành sự hiện hữu trong sự lệ thuộc trên những bộ phận của nó – Đông, Tây, Nam, và Bắc.
3.     Hãy xem sự lệ thuộc trên những bộ phận của nó có mâu thuẩn với sự hiện diện của nó giống như sự tồn tại trong tự bản chất của nó hay không.

Cũng thế:

1.     Lưu tâm đến không gian của một cái tách.
2.     Quán chiếu trên sự hình thành sự hiện hữu trong sự lệ thuộc trên những phần tử của nó – phẩn nửa trên và phần nửa dưới của cái tách.
3.     Hãy xem sự lệ thuộc trên những phần tư của nó có mâu thuẩn với sự hiện diện của nó giống như nó tồn tại trong tự bản chất của nó hay không.


5- Đánh Giá Đúng Lý Duyên Khởi

Lưu tâm:

1.     Phụ thuộc và độc lập là một sự đối kháng phân đôi (nhị nguyên).  Bất cứ điều gì tồn tại thì hoặc là phụ thuộc hay độc lập.
2.     Khi điều gì đấy là phụ thuộc, sự biểu hiện dưới năng lực của tự nó là trống rỗng.
3.     Không có nơi nào trong những phần tử của thân thể và tâm thức hình thành căn bản cho "cái tôi” mà chúng ta có thể tìm thấy “cái tôi”.  Do thế, “cái tôi” được hình thành không phải dưới năng lực của chính nó mà qua năng lực của những điều kiện khác – nguyên nhân của nó, những phần tử của nó, và tư tưởng.

6- Thấy Mối Liên Hệ Tương Duyên Của Mọi Hiện Tượng

Quan tâm:

1-    Sự tồn tại cố hữu (tự tính) đã chẳng bao giờ, đang không bao giờ, và sẽ không bao giờ tồn tại.
2-    Tuy thế, chúng ta tưởng tượng rằng nó thật tồn tại và vì thế bị đẩy vào trong những cảm xúc buồn lo.
3-    Chấp ngã: Sự tin tưởng rằng những hiện tượng tồn tại một cách cố hữu là một cực đoan của sự phóng đại (hay tự ý thêm vào), một hố thẳm đáng sợ.
4-    Chấp không: Sự tin tưởng rằng những hiện tượng vô thường (vạn pháp vô thường) không thể biểu hiện chức năng, hay hoạt động như nhân và quả, là một hình thức cực đoan của sự phủ nhận, một hố thẳm đáng sợ khác.
5-    Nhận thức rằng tất cả mọi hiện tượng là trống rỗng sự tồn tại cố hữu do bởi biểu hiện duyên khởi tránh được cả hai cực đoan.  Nhận ra rằng những hiện thượng là duyên sinh tránh cực đoan phủ nhận nguy hiểm; nhận ra rằng chúng là trống không sự tồn tại cố hữu tránh được cực đoan phóng đại nguy hiểm.

7- Đánh Giá Duyên Khởi Và Tính Không
Quan tâm đến;

1-    Bởi vì con người và sự vật duyên sinh, nên cả thảy là trống rỗng sự tồn tại cố hữu, tất cả là vô tự tính.  Là lệ thuộc, chúng không tự thành lập.
2-    Bởi vì con người và sự vật là trống rỗng sự tồn tại cố hữu, nên tất cả phải là duyên sinh.  Nếu những hiện tượng đã thật tồn tại trong chính bản chất của chúng, chúng không thể lệ thuộc trên những nhân tố khác, hoặc là những nguyên nhân, những bộ phận của chính chúng, hoặc là tư tưởng.  Vì những hiện tượng không thể tự thiết lập, nên chúng có thể chuyển hóa.
3-    Hai nhận thức rõ ràng này phải làm việc với nhau, điều này giúp cho điều kia sâu sắc hơn. (Tính Không và Duyên Khởi)

Phần III: KHAI THÁC NĂNG LỰC CỦA ĐỊNH VÀ TUỆ
8- Tập Trung Tâm Thức Chúng Ta
Phản Chiếu Thiền Quán

1-    Hãy nhìn kỷ vào một hình tượng của Đức Phật, hay những tranh ảnh tôn giáo khác hay một biểu tượng, chú ý hình dáng, màu sắc, và những chi tiết.
2-    Hành động làm cho hình tượng này xuất hiện trong ý thức nội tại của chúng ta, tưởng tượng nó cùng mức độ ngang chân mày của chúng ta, khoảng năm hay sáu bộ  (1,5m – 1,8m) phía trước chúng ta, cao khoảng một đến bốn inch (3cm – 10 cm) – càng nhỏ càng tốt, và chói lọi rở ràng.
3-    Xem hình tượng là thật sự, được phú cho với những phẩm chất tuyệt diệu của thân thể, lời nói, và tâm ý.

Phụ lục:  Ôn lại những đề mục quán chiếu


Phần I: SỰ CẦN THIẾT CỦA TUỆ GIÁC

1-Đặt Nền Tảng Để Tuệ Giác Sinh Trưởng

1- Tất cả những cảm xúc ẩn tàng chướng ngại căn cứ và tùy thuộc trên sự si mê về tính chân thật tự nhiên của con người và sự vật.
2- Có những phương pháp đặc thù để đình chỉ thèm muốn và thù hận một cách tạm thời, nhưng nếu chúng ta làm xói mòn tính si mê nhận thức sai lầm bản chất tự nhiên của chính chúng ta, những người khác, và tất cả mọi vật, thì tất cả mọi cảm xúc tàn phá sẽ bị tiêu trừ.
3- Si mê thấy những hiện tượng như sự tồn tại độc lập của tư tưởng – mà chúng thật sự không tồn tại trong tự chúng và của chính chúng
2- Khám Phá Cội Nguồn Của Vấn Đề
6-    Có phải sự hấp dẫn của một đối tượng dường như là tính chất toàn bộ của đối tượng?
7-    Có phải sự hấp dẫn của một đối tượng làm lu mờ những sai lầm và bất lợi của nó?
8-    Có phải sự phóng đại tính dễ thương của những đối tượng nào đấy dẫn đến tham dục?
9-    Có phải sự phóng đại tính khó ưa của những đối tượng náo đấy dẫn đến thù ghét?
10-                       Hãy chú ý như thế nào quý vị:
    Đầu tiên nhận thức một đối tượng
    Sau đó chú ý đối tượng là tốt hay xấu
    Rồi thì kết luận rằng chính đối tượng có căn bản độc lập cho sự tồn tại
    Tiếp theo kết luận rằng sự tốt hay xấu của đối tượng tồn tại một cách cố hữu trong đối tượng.
    Kế đến phát sinh tham dục hay thù ghét tùy theo sự phán xét ban đầu của chúng ta.
3- Thấu Hiểu Sự Thật Là Cần Thiết
Quan tâm điều này:
7-    Si mê đưa đến việc phóng đại (hay tự ý thêm vào) tầm quan trọng của xinh đẹp, xấu xí, và những phẩm chất khác.
8-    Sự phóng đại những phẩm chất này đưa đến tham dục, thù hận, ghen tỵ, hung hăng, và v.v…
9-    Những cảm xúc tàn phá này đưa đến những hành vi bị nhiễm ô bởi nhận thức sai lầm.
10-                       Những hành vi [nghiệp báo] này đưa đến sự sinh và tái sinh không thể kiểm soát trong vòng sinh tử luân hồi và lập lại sự vướng mắc trong rắc rối khó khăn.
11-                       Xóa bỏ si mê làm tiêu mòn sự phóng đại những phẩm chất tích cực và tiêu cực; điểu này cắt đứt tham dục, thù hận, ghen tỵ, hung hăng, v.v… và đưa đến sự chấm dứt những hành vi bị nhiễm ô bởi nhận thức sai lầm, do thế kết thúc  sự sinh và tái sinh không thể kiểm soát trong vòng sinh tử luân hồi.
12-                       Tuệ giác là lối thoát.

Phần II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ TIÊU MÒN SI MÊ

4- Cảm Nhận Tác Động Của Mối Liên Hệ Hổ Tương
4.     Đem đến tâm thức một hiện tượng vô thường như một cái nhà.
5.     Lưu tâm việc hình thành của nó trên việc tùy thuộc trên những nguyên nhân đặc thù: cây gỗ, thợ mộc, v.v…
6.     Hãy xem sự lệ thuộc này có mâu thuẩn với hiện tướng của ngôi nhà giống như nó tồn tại trong tự bản chất của nó không.
Rồi thì
4.     Đem đến tâm thức một hiện tượng vô thường, chẳng hạn như một quyển sách.
5.     Quán sát sự hình thành sự biểu hiện của nó trong sự lệ thuộc trên những phần tử của nó – những trang sách và bìa sách.
6.     Hãy xem sự lệ thuộc của nó trên những thành phần của nó có mâu thuẩn với sự biểu hiện của nó giống như nó tồn tại trong tự bản chất của nó không.
Sau đó
4.     Lưu tâm ý thức chú ý đến một cái lọ xanh dương.
5.     Quán chiếu trên việc nó hình thành sự hiện hữu trong sự lệ thuộc trên những phần tử của nó – một vài thời khắc đã cấu thành sự tương tục của nó.
6.     Hãy thấy sự lệ thuộc của nó trên những phần của nó có mâu thuẩn với hiện tướng của nó giống như nó tồn tại trong tự bản chất của nó hay không.
Rồi thì
4.     Lưu tâm không gian chung chung.
5.     Quán chiếu trên sự hình thành sự hiện hữu trong sự lệ thuộc trên những bộ phận của nó – Đông, Tây, Nam, và Bắc.
6.     Hãy xem sự lệ thuộc trên những bộ phận của nó có mâu thuẩn với sự hiện diện của nó giống như sự tồn tại trong tự bản chất của nó hay không.

Cũng thế:

4.     Lưu tâm đến không gian của một cái tách.
5.     Quán chiếu trên sự hình thành sự hiện hữu trong sự lệ thuộc trên những phần tử của nó – phẩn nửa trên và phần nửa dưới của cái tách.
6.     Hãy xem sự lệ thuộc trên những phần tư của nó có mâu thuẩn với sự hiện diện của nó giống như nó tồn tại trong tự bản chất của nó hay không.


5- Đánh Giá Đúng Lý Duyên Khởi

Lưu tâm:

4.     Phụ thuộc và độc lập là một sự đối kháng phân đôi (nhị nguyên).  Bất cứ điều gì tồn tại thì hoặc là phụ thuộc hay độc lập.
5.     Khi điều gì đấy là phụ thuộc, sự biểu hiện dưới năng lực của tự nó là trống rỗng.
6.     Không có nơi nào trong những phần tử của thân thể và tâm thức hình thành căn bản cho "cái tôi” mà chúng ta có thể tìm thấy “cái tôi”.  Do thế, “cái tôi” được hình thành không phải dưới năng lực của chính nó mà qua năng lực của những điều kiện khác – nguyên nhân của nó, những phần tử của nó, và tư tưởng.

6- Thấy Mối Liên Hệ Tương Duyên Của Mọi Hiện Tượng

Quan tâm:

6-    Sự tồn tại cố hữu (tự tính) đã chẳng bao giờ, đang không bao giờ, và sẽ không bao giờ tồn tại.
7-    Tuy thế, chúng ta tưởng tượng rằng nó thật tồn tại và vì thế bị đẩy vào trong những cảm xúc buồn lo.
8-    Chấp ngã: Sự tin tưởng rằng những hiện tượng tồn tại một cách cố hữu là một cực đoan của sự phóng đại (hay tự ý thêm vào), một hố thẳm đáng sợ.
9-    Chấp không: Sự tin tưởng rằng những hiện tượng vô thường (vạn pháp vô thường) không thể biểu hiện chức năng, hay hoạt động như nhân và quả, là một hình thức cực đoan của sự phủ nhận, một hố thẳm đáng sợ khác.
10-                       Nhận thức rằng tất cả mọi hiện tượng là trống rỗng sự tồn tại cố hữu do bởi biểu hiện duyên khởi tránh được cả hai cực đoan.  Nhận ra rằng những hiện thượng là duyên sinh tránh cực đoan phủ nhận nguy hiểm; nhận ra rằng chúng là trống không sự tồn tại cố hữu tránh được cực đoan phóng đại nguy hiểm.

7- Đánh Giá Duyên Khởi Và Tính Không
Quan tâm đến;

4-    Bởi vì con người và sự vật duyên sinh, nên cả thảy là trống rỗng sự tồn tại cố hữu, tất cả là vô tự tính.  Là lệ thuộc, chúng không tự thành lập.
5-    Bởi vì con người và sự vật là trống rỗng sự tồn tại cố hữu, nên tất cả phải là duyên sinh.  Nếu những hiện tượng đã thật tồn tại trong chính bản chất của chúng, chúng không thể lệ thuộc trên những nhân tố khác, hoặc là những nguyên nhân, những bộ phận của chính chúng, hoặc là tư tưởng.  Vì những hiện tượng không thể tự thiết lập, nên chúng có thể chuyển hóa.
6-    Hai nhận thức rõ ràng này phải làm việc với nhau, điều này giúp cho điều kia sâu sắc hơn. (Tính Không và Duyên Khởi)

Phần III: KHAI THÁC NĂNG LỰC CỦA ĐỊNH VÀ TUỆ
8- Tập Trung Tâm Thức Chúng Ta
1.     Hãy nhìn kỷ vào một hình tượng của Đức Phật, hay những tranh ảnh tôn giáo khác hay một biểu tượng, chú ý hình dáng, màu sắc, và những chi tiết.
2.     Hành động làm cho hình tượng này xuất hiện trong ý thức nội tại của chúng ta, tưởng tượng nó cùng mức độ ngang chân mày của chúng ta, khoảng năm hay sáu bộ  (1,5m – 1,8m) phía trước chúng ta, cao khoảng một đến bốn inch (3cm – 10 cm) – càng nhỏ càng tốt, và chói lọi rở ràng.
3.     Xem hình tượng là thật sự, được phú cho với những phẩm chất tuyệt diệu của thân thể, lời nói, và tâm ý.


1-    Đặt tâm thức chúng ta trên đối tượng thiền quán
2-    Sử dụng nội quán, từ lúc này đến lúc khác kiểm soát để thấy tâm thức chúng ta có trụ trên đối tượng hay không.
3-    Khi chúng ta thấy rằng sự tập trung của chúng ta bị lạc lối, hãy gợi lại đối tượng và đặt tâm thức chúng ta trở lại trên ấy thường xuyên nhất khi cần đến.

Sau đó:

1-    Để đối trị phóng dật, đấy là một cung cách quá lỏng lẻo của nhận thức trên đối tượng thiền quán:

      Đầu tiên cố gắng nhiệt thành hơn một tí cung cách mà chúng ta tập trung với đối tượng.
      Nếu điều ấy không thành công, hãy làm sáng sủa hay nâng cao đối tượng hay chú tâm gần hơn đến những chi tiết của tối tượng.
      Nếu việc này cũng không có kết quả, rời đối tượng quán chiếu và tạm thời nghĩ về những chủ đề vui vẻ, chẳng hạn như những phẩm chất tốt đẹp của từ ái và bi mẫn hay cơ hội diệu kỳ mà đời sống con người cung ứng cho việc thực tập tâm linh.
      Nếu điều này cũng không hiệu quả, hãy rời buổi thiền tập và đi đến một nơi cao ráo hay một nơi có khung cảnh rộng rãi.


2-    Để đối trị với trạo cử, là điều quá căng thẳng trong việc tập trung trên đối tượng:

      Đầu tiên cố gắng nới lỏng một tí cung cách mà chúng ta quán chiếu đối tượng.
      Nếu điều này không thành công, hạ thấp đối tượng trong tâm thức chúng ta và tưởng tượng nó như nặng nề hơn.
      Nếu điều này không có kết quả, rời đối tượng quán chiếu và tạm thời  nghĩ về một chủ đề làm chúng ta mềm mõng hơn, chẳng hạn như si mê đã đem đến khổ đau như thế nào trong vòng sinh tử luân hồi, cái chết sắp xãy ra, hay những bất lợi của đối tượng làm tâm chúng ta lang thang và những bất lợi của chính sự xao lãng.

Phần IV:  LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHẤM DỨT SỰ TỰ LỪA DỐI

Lưu tâm đến:

1-    Một cá nhân đang ở tại trung tâm của tất cả những rắc rối.
2-    Do thế, tốt nhất là hành động trong sự thấu hiểu bản chất tự nhiên thật sự của chúng ta trước nhất.
3-    Sau đấy, nhận thức này có thể được áp dụng đến tâm thức, thân thể, nhà cửa, xe cộ, tiền bạc, và tất cả những hiện tượng khác.


1-    Tưởng tượng ai đấy chỉ trích quý vị điều gì đấy mà thật sự quý vị đã không có làm, chỉ một ngón tay vào quý vị và nói, “Ngươi đã làm hư hại như thế - như thế.”
2-    Hãy nhìn sự phản ứng của quý vị.  “Cái tôi” xuất hiện như thế nào trong tâm thức quý vị?
3-    Quý vị lĩnh hội trong cách nào?
4-    Hãy chú ý “cái tôi” dường như tự hiện hữu như thế nào, tự cấu thành, tự thiết lập bằng cung cách của chính đặc trưng của nó.

Cũng:

1-    Hãy nhớ lại một thuở khi quý  vị buồn nãn với tâm thức quý vị, chẳng hạn khi quý vị thất bại trong việc nhớ lại điều gì đấy.
2-    Ôn lại cảm giác của quý vị.  “Cái tôi” xuất hiện đến tâm thức quý vị lúc ấy như thế nào?
3-    Quý vị lĩnh hội nó bằng cách nào?
4-    Hãy chú ý “cái tôi” dường như tự hiện hữu như thế nào, tự cấu thành, tự thiết lập bằng cung cách của chính đặc trưng của nó.

Cũng:

1-    Hãy nhớ lại một thuở khi quý vị chán nãn với thân thể quý vị hay với một đặc trưng nào đấy của thân thể quý vị, chẳng hạn như tóc quý v ị.
2-    Hãy nhìn vào cảm giác quý vị, “cái tôi” xuất hiện đến tâm thức quý vị như thế nào lúc ấy?
3-    Quý vị lĩnh hội nó bằng cách nào?
4-    Hãy chú ý “cái tôi” dường như tự hiện hữu như thế nào, tự cấu thành, tự thiết lập bằng cung cách của chính đặc trưng của nó.

Cũng:

1-    Hãy nhớ lại một thuở khi quý vị làm điều gì đấy tệ hại và quý vị đã nghĩ, “tôi đã thật sự làm ra một đống xà bần.”
2-    Lưu tâm đến cảm giác của quý vị.  “Cái tôi” xuất hiện đến tâm thức quý vị lúc ấy như thế nào?
3-    Quý vị lĩnh hội nó bằng cách nào?
4-    Hãy chú ý “cái tôi” dường như tự hiện hữu như thế nào, tự cấu thành, tự thiết lập bằng cung cách của chính đặc trưng của nó.

Cũng:

1-    Hãy nhớ lại một thuở khi quý vị làm điều gì đấy thật tuyệt vời và quý vị nhận lấy niềm tự hào trong ấy.
2-    Thẩm tra cảm giác của quý vị.  “Cái tôi” xuất hiện đến tâm thức quý vị lúc ấy như thế nào?
3-    Quý vị lĩnh hội nó bằng cách nào?
4-    Hãy chú ý “cái tôi” dường như tự hiện hữu như thế nào, tự cấu thành, tự thiết lập bằng cung cách của chính đặc trưng của nó.

Cũng:

1-    Hãy nhớ lại một thuở khi điều gì đấy diệu kỳ xãy đến cho quý vị và quý vị nhận niềm vui sướng ấy.
5-    Hãy nhìn cảm giác của quý vị .  “Cái tôi” xuất hiện đến tâm thức quý vị lúc ấy như thế nào?
6-    Quý vị lĩnh hội nó bằng cách nào?
7-    Hãy chú ý “cái tôi” dường như tự hiện hữu như thế nào, tự cấu thành, tự thiết lập bằng cung cách của chính đặc trưng của nó.


1-    Phân tích “cái tôi” có tự thiết lập một cách cố hữu trong phạm vi của phức hợp thân-tâm có thể có một cách tồn tại khác hơn là biểu hiện là một phần hay tách biệt với thân thể và tâm thức không?
2-    Lấy một hiện tượng khác, chẳng hạn như một cái cốc và một cái bàn, hay một ngôi nhà và một ngọn núi, như một thí dụ.  Hãy thấy rằng không có đặc trưng tồn tại thứ ba.  Chúng hoặc là giống nhau hoặc khác nhau.
3-    Quyết định rằng nếu “cái tôi” tồn tại một cách cố hữu như nó dường như là, nó phải hoặc là một hay tách biệt với tâm thức và thân thể.

13- Phân Tích Tính Đồng Nhất

Quan tâm những hậu quả nếu “cái tôi” được thiết lập trong tự nó và của chính nó [không liên hệ với bất cứ thứ gì khác] phù hợp với việc nó xuất hiện như thế nào trong tâm thức chúng ta và nếu nó cũng là một với tâm – thân chúng ta:

1-    “Cái tôi” và tâm – thân sẽ hoàn toàn và tuyệt đối là một.
2-    Trong trường hợp đó, thừa nhận một “cái tôi” sẽ vô nghĩa.
3-    Sẽ không thể nghĩ về “thân thể tôi” hay “cái đầu tôi” hay “tâm thức tôi”.
4-    Khi tâm thức và thân thể không tồn tại nữa, tự ngã cũng sẽ không tồn tại.
5-    Vì tâm thức và thân thể là số nhiều, những tự ngã của một người cũng sẽ là số nhiều.
6-    Vì “cái tôi” chỉ là một (số ít), tâm thức vả thân thể cũng sẽ là một (số ít).
7-    Giống như tâm thức và thân thể được sản sinh và tan rã vì thế sẽ phải thừa nhận rằng “cái tôi” được sản sinh một cách cố hữu và tan rã một cách cố hữu.   Trong trường hợp này, không có hiệu quả an lạc của những hành động đạo đức , cũng không có hậu quả khổ đau của những hành động phi đạo dức sản sinh hoa trái cho chúng ta, hay chúng ta sẽ trãi nghiệm hậu quả của những hành vi mà chúng ta đã không tạo tác.

14- Phân Tích Tính Khác Biệt

Quan tâm đến những hệ quả nếu “cái tôi” được thiết lập trong chính nó và tự chính nó phù hợp với việc nó xuất hiện như thế nào đến tâm thức chúng ta và nếu nó cũng khác biệt một cách cố hữu với tâm-thân:

1-    “Cái tôi” và tâm-thân phải là tách biệt một cách hoàn toàn.
2-    Trong trường hợp ấy, “cái tôi” phải được tìm thấy sau khi xóa sạch tâm thức vả thân thể.
3-    “Cái tôi” sẽ không có những đặc trưng về sự sản sinh, không đổi, tàn hoại, mà đấy là vô lý.
4-    “Cái tôi” sẽ ngớ ngẫn phải chỉ là một điều bịa đặt của sự tưởng tượng hay thường tại.
5-    Một cách vô lý, “cái tôi” sẽ không có bất cứ đặc trưng nào của vật lý hay tinh thần.

15- Đi Đến Một Kết Luận

Ôn tập lại bốn bước đối với nhận thức:

1-    Số  không trên mục tiêu, sự xuất hiện của “cái tôi” giống như nó được thành lập trong tự nó và từ chính nó.
2-    Quả quyết rằng nếu “cái tôi” tồn tại trong cung cách dường như thế, nó phải hoặc là một với tâm thức và thân thể hay tách biệt khỏi tâm thức và thân thể.
3-    Quán chiếu một cách hoàn toàn những rắc rối với “cái tôi” và phức hợp tâm-thân giống như vậy.
a.     “Cái tôi” và thân-tâm sẽ phải là một hoàn toàn và trong mọi cách .
b.     Thừa nhận rằng một “cái tôi” sẽ là vô nghĩa.
c.      Sẽ không thể nghĩ về “thân thể tôi”, hay “cái đầu tôi” hay “tâm thức tôi”
d.     Khi tâm thức và thân thể không tồn tại nữa, tự ngã cũng sẽ không tồn tại.
e.      Vì thân thể và tâm thức là số nhiều, tự ngã một người cũng phải là số nhiều.
f.       Vì “cái tôi” chỉ là một, thân thể và tâm thức cũng phải là một.
g.     Giống như tâm thức và thân thể được sản sinh và tan rả, “cái tôi” được sản sinh một cách cố hữu và tan rả một cách cố hữu. Trong trường hợp này, không có những tác động toại ý của các hành động đạo đức cũng không có những ảnh hưởng đớn đau của các hành vi phi đạo đức sẽ sinh ra kết quả cho chúng ta, hay chúng ta sẽ trãi nghiệm những ảnh hưởng của các hành vi mà chính chúng ta không phạm phải.
4-    Quán chiếu một cách hoàn toàn những rắc rối của “cái tôi” và phức hợp thân-tâm hiện hữu khác biệt một cách cố hữu.
a.     “Cái tôi” và thân-tâm sẽ phải là hoàn toàn tách biệt.
b.     Trong trường hợp ấy, “cái tôi” sẽ có thể được tìm thấy sau khi dẹp hết tâm thức và thân thể.
c.      “Cái tôi” sẽ không có những đặc trưng của sản sinh, vĩnh cửu, và hư hoại, là điều vô lý.
d.     “Cái tôi” một cách ngớ ngẫn sẽ phải chỉ là một điều bịa đặt của sự tưởng tượng hay thường còn.
e.      Một cách phi lý, “cái tôi” sẽ không có bất cứ những đặc trưng vật chất và tinh thần.

16- Thử Nghiệm sự Thân Chứng Của Chúng Ta

1-    Đi qua bốn bước của phân tích được diễn tả trong Chương 15

2-    Khi cảm nhận rằng "cái tôi" là tự cấu thành vở thành từng mãnh và tan biến trong trống không, chuyển sang quan tâm đến cái tay của hành giả, thí dụ thế.

3-    Hãy thấy, cảm nhận mà cánh tay của hành giả tồn tại cố hữu lập tức tan biến qua những lý trí phía trước.

4-    Nếu sự phân tích trước không lập tức áp dụng vào cánh tay của hành giả, thì sự thấu hiểu của hành giả vẫn còn ở trình độ thô thiển.

17- Mở Rộng Tuệ Giác Này Đến Những Gì Chúng Ta Có

Quan tâm:

1-    Những hiện tượng nội tại, chẳng hạn như tâm thức chúng ta và thân thể chúng ta, thuộc về chúng ta và vì thế là "của ta".

2-    Những đồ vật bên ngoài, như áo quần, hay xe cộ mà chúng ta có cũng là "của ta".

3-    Nếu "cái tôi" không tồn tại một cách cố hữu, thì những gì là 'của tôi" cũng không thể tồn tại một cách cố hữu ('cái tôi' và 'của tôi' đều vô tự tính).

18- Cân Bằng Tịch Tĩnh Và Tuệ Giác

Đối với người mới bắt đầu, thật hữu ích để học hỏi việc lên kế hoạch này cho tiến trình tâm linh, bởi vì nó sẽ duy trì một ảnh hưởng đầy năng lực trên sự phát triển của chúng ta.  Trong thời gian thực tập, chúng ta có thể luân phiên một ít thiền ổn định (chỉ) với một chút thiền phân tích (quán) nhằm để cho cả hai trải qua tiến trình và để làm mạnh sự thiền tập hiện tại.

1- Đầu tiên tập trung tâm thức chúng ta trên một đối tượng, thí dụ như một hình tượng của Đức Phật hay hơi thở.

2- Sử dụng thiền phân tích như được diễn tả trong bốn bước thiền quán về bản chất của "cái tôi". Quán chiếu sự không thể hợp lý của việc quả quyết rằng tự ngã và thân/tâm hoặc là giống nhau hay khác biệt:

TÍNH ĐỒNG NHẤT

          *"Cái tôi" và thân/tâm phải là hoàn toàn và trong mọi cách là một.
          * Trong trường hợp ấy, thừa nhận một "cái tôi" sẽ là vô nghĩa.
          * Sẽ là không thể để nghĩ về "thân thể tôi" hay "cái đầu tôi" hay "tâm thức         tôi".
          * Khi tâm thức và thân thể không còn tồn tại nữa, tự ngã cũng sẽ không tồn       tại nữa.
          * Vì thân thể và tâm thức là số nhiều, những cái ngã của một người cũng là      
số  nhiều.
          * Vì "cái tôi" chỉ là một, tâm thức và thân thể cũng là một.
          * Giống như thân thể và tâm thức được sản sinh và tan rả, vì thể phải thừa nhận rằng "cái tôi" cũng được sản sinh một cách cố hữu và tan rả một cách cố hữu.  Trong trường hợp này, không phải các ảnh hưởng thỏa lòng của các hành vi đạo đức cũng không phải các tác động đau đớn của các hành động không đạo đức sẽ chịu kết quả cho chúng ta, hay chúng ta sẽ trải nghiệm những ảnh hưởng của những hành vi mà chính chúng ta đã chẳng từng làm.

TÍNH KHÁC BIỆT

          * "Cái tôi" và thân/tâm sẽ phải là riêng biệt hoàn toàn.
          * Trong trường hợp ấy, "cái tôi" phải tìm ra được sau khi tẩy trừ sạch tâm thức và thân thể.
          * "Cái tôi" sẽ phải có những đặc trưng của sản sinh, bất động, và tan rả, là những thứ không hợp lý.
          * "Cái tôi" một cách ngớ ngẩn phải chỉ là một thứ ảo ảnh của tưởng tượng hay thường còn.
          * Một cách không hợp lý, "cái tôi" sẽ phải có những đặc trưng thân thể hay tinh thần.

3- Khi chúng ta phát triển một ít tuệ giác, trụ với tuệ giác ấy trong thiền ổn định (chỉ), thưởng thức tác động của nó.

4- Rồi thì, khi cảm giác giảm bớt một ít, hãy trở lại thiền phân tích (quán) để khôi phục cảm giác và phát triển tuệ giác hơn nữa.


Luân phiên giữa việc tập trung trên một chủ đề và phân tích trực tiếp về nó sẽ đẩy mạnh kinh nghiệm sâu sắc hơn.

PHẦN V- CON NGƯỜI VÀ SỰ VẬT TỒN TẠI NHƯ THẾ NÀO

19- Nhìn Chính Mình Như Một Ảo Ảnh

1.       Hãy nhớ lại một thời khi chúng ta nhận sai phản chiếu của một người trong gương như một người thật.

2.       Nó xuất  hiện như một con người nhưng không phải thế.

3.       Tương tự thế, tất cả mọi người và mọi vật dường như hiện hữu từ chính phía họ và chúng không lệ thuộc trên những nguyên nhân và điều kiện, trên những bộ phận của họ và chúng, và trên tư tưởng, nhưng họ và chúng không như thế.

4.       Trong cách này, con người và sự vật giống như ảo ảnh (vọng tưởng).

Sau đó:

1- Như chúng ta đã làm trước đây, hãy đem mục tiêu của lý trí, cái "tôi" được thiết lập một cách cố hữu đến tâm thức bằng việc nhớ lại hay tưởng tượng một thí dụ khi chúng ta tin tưởng một cách mạnh mẽ trong nó.

2- Hãy chú ý sự si mê thêm vào sự tồn tại cố hữu, và xác định nó.

3- Hãy đặt một sự nhấn mạnh đặc thù trên sự quán chiếu sự kiện rằng nếu sự thiết lập cố hữu tồn tại, cái "tôi" và phức  hợp thân - tâm sẽ hoặc là giống nhau hay khác nhau.

4- Sau đó hãy quán chiếu một cách mạnh mẽ sự ngớ ngẩn của việc thừa nhận tự ngã và thân - tâm hoặc là giống nhau hay khác nhau, thấy và cảm nhận những sự thừa nhận vô lý này.

SỰ HỢP NHẤT

* Cái "tôi" và thân - tâm sẽ phải là tuyệt đối và trong mọi cách là một.

* Trong trường hợp ấy, việc thừa nhận một cái "tôi" sẽ là vô nghĩa.

* Thật không thể nghĩ về "thân thể tôi" hay "cái đầu tôi" hay "tâm thức tôi".

* Khi tâm thức và thân thể không còn tồn tại nữa, tự ngã cũng sẽ không tồn tại nữa.

* Vì tâm thức và thân thể là số nhiều, những tự ngã của một người cũng phải là số nhiều.

* Vì cái "tôi" chỉ là một, tâm thức và thân thể cũng phải là một.

* Giống như tâm thức và thân thể phát sinh và suy tàn, vì vậy phải được thừa nhận rằng cái "tôi" là được sản sinh một cách cố hữu và suy tàn một cách cố hữu.  Trong trường hợp này, những hệ quả an lạc của những hành vi đạo đức cũng như những hệ quả khổ đau của những hành vi phi đạo đức sẽ không sinh hoa kết quả cho chúng ta, hay chúng ta sẽ trải nghiệm những hiệu quả của những hành động mà chính chúng ta không tạo tác.


SỰ KHÁC BIỆT

*  Cái "tôi" và thân - tâm sẽ phải là riêng biệt hoàn toàn.

* Trong trường hợp ấy, cái "tôi" sẽ phải có thể tìm thấy sau khi tẩy sạch thân thể và tâm thức.

* Cái "tôi" có những đặc tính của sản sinh, vĩnh cửu, và tan rả, là điều ngớ ngẩn.

*  Cái "tôi" phải là ngớ ngẩn chỉ là một điều bịa đặt của việc tưởng tượng hay thường còn.

* Một cách ngớ ngẩn, cái "tôi" sẽ không có bất cứ đặc tính vật chất hay tinh thần nào.

5- Không tìm thấy một cái "tôi" như vậy, hãy quyết định một cách vững chắc rằng, "Không có tôi cũng không có bất cứ người nào được thiết lập một cách cố hữu."

6- Duy trì một lúc, hấp thụ ý nghĩa của tính không, tập trung trên sự vắng mặt của thiết lập cố hữu (sự vắng mặt của tự tính).

7- Sau đó, một lần nữa hãy để những  hiện tướng của con người lóe lên trong tâm thức ta.

8- Phản chiếu trên sự kiện rằng, trong phạm vi của tính duyên khởi, con người cũng dấn thân trong những hành động và vì thế tích tập nghiệp nhân và trải nghiệm những hệ quả của những hành động ấy.

9-  Hãy xác định sự kiện rằng hiện tướng của con người có ảnh hưởng và hiện hữu trong sự vắng mặt của sự tồn tại cố hữu.

10- Khi hệ quả và tính không dường như mâu thuẩn, hãy sử dụng thí dụ hình ảnh trong gương:

* Hình ảnh của một khuôn mặt được phát sinh không thể phủ nhận trong sự lệ thuộc vào khuôn mặt và tấm gương, mặc dù nó trống rỗng về đôi mắt, đôi tai, v.v..., nó xuất hiện để có, và hình ảnh của khuôn mặt  biến mất không thể phủ nhận khi hoặc là khuôn mặt hay tầm gương vắng bóng.

* Tương tự thế, mặc dù một người không có ngay cả một dấu vết của sự thiết lập cố hữu, nhưng nó không mâu thuẩn đối với một người thực hiện những hành động, tích tập nghiệp nhân, trải nghiệm hệ quả, và sinh ra trong sự lệ thuộc với nghiệp chướng và những hành vi tàn phá.

11- Hãy cố gắng để nhìn vào sự vắng bóng của mối mâu thuẩn giữa hệ quả và tính không với việc quan tâm đến tất cả mọi người và mọi vật.


1-  Gợi lại một lúc khi chúng ta đầy ắp với thù hận hay tham dục.

2- Có phải dường như rằng con người hay sự vật thù hận và tham dục là cực kỳ cụ thể, rất thật, có phải không?

3- Vì trường hợp này là vậy, không có cách nào chúng ta có thể tuyên bố rằng chúng ta đã thấy các hiện tượng như lệ thuộc trên tư tưởng.

4- Chúng ta thấy chúng như hiện hữu trong tự thể của chúng.

5- Hãy nhớ rằng chúng ta cần thường xuyên thiền quán về tính không để chạm trán với hiện tướng sai lầm của hiện tượng.

Sau đó Quan tâm:

1- Cái "tôi"  được thiết lập trong sự lệ thuộc trên tâm thức và thân thể.

2- Tuy nhiên, tâm và thân không phải là cái "tôi", cũng không phải cái "tôi" là tâm và thân.

3- Do thế, cái "tôi" tùy thuộc trên tư tưởng nhận thức, thiết lập bởi tâm thức.

4- Sự thật là, cái "tôi" tùy thuộc trên tư tưởng hàm ý rằng cái "tôi" không tồn tại trong nó và tự nó.

5- Bây giờ hãy chú ý rằng chúng ta có một cảm nhận tốt hơn về những gì có ý nghĩa cho điều gì đó tồn tại trong và chính nó, chính là sự tồn tại cố hữu mà sự thực chứng về tính không xoáy và chỗ bác bẻ.

Phần VI: LÀM SÂU SẮC TỪ ÁI VỚI TUỆ GIÁC

21- Cảm Nhận Sự Thấu Cảm

Áp dụng sáu sự tương tự này đến chính bạn để thấu hiểu bản chất khổ đau của bạn và phát triển một mục tiêu mạnh mẽ để siêu việt động lực này.

1.     Giống như một chiếc thùng bị cột bởi một sợi dây, cho nên tôi bị thúc đẩy bởi những cảm xúc phiền não chướng ngại ẩn tàng và những hành vi bị lèo lái bởi chúng.
2.     Giống như thời khắc chiếc thùng lên và xuống trong giếng bị điều khiền bởi người lấy nước, cho nên tiến trình của vòng luân hồi của tôi bị vận hành bởi tâm thức chưa được thuần hóa, một cách đặc biệt qua niềm tin sai lầm rằng tự ngã tồn tại một cách cố hữu, và cái "của tôi" đó tồn tại một cách cố hữu.

3.     Giống như chiếc thùng đi lên và đi xuống trong giếng hết lần này đến lần khác, cho nên tôi đã lang thang không ngừng trong cái giếng vĩ đại của dòng luân hồi, từ những tình trạng tột đỉnh của hạnh phúc tạm thời đến những tình trạng tột cùng của khổ đau tạm thời.

4.     Giống như phải dùng nổ lực khó nhọc để kéo chiếc thùng lên nhưng nó rơi xuống một cách dễ dàng, cho nên tôi phải dành nổ lực lớn để đưa chính tôi lên để có một đời sống hạnh phúc hơn nhưng dễ dàng rơi xuống thành những hoàn cảnh khổ đau.

5.     Giống như một chiếc thùng không thể quyết định những chuyển động của chính nó, cho nên những nhân tố liên hệ trong việc cấu thành đời sống của tôi là những kết quả của si mê, dính mắc, và chấp trước của quá khứ;, trong hiện tại, cũng những nhân tố này đang tiếp tục tạo ra nhiều vấn nạn hơn cho những kiếp sống tương lai của, giống những đợt sóng trong đại dương.

6.     Giống như chiếc thùng đập vào tường vách của cái giếng khi nó đi xuống và đi lên, cho nên tôi bị hành hạ ngày qua ngày bởi nổi khổ của đớn đau và thay đổi, và bằng việc vướng mắc trong những tiến trình ngoài sự kiểm soát của tôi.

7.     Vì thế từ chiều sâu trái tim tôi, tôi nên tìm cách thoát khỏi vòng lẩn quẩn khổ đau này.

Sau đó:

Đem một người bạn vào tâm thức, và suy nghĩ với cảm giác

1.     Giống như một chiếc thùng bị cột bởi một sợi dây, cho nên người này bị thúc đẩy bởi những cảm xúc phiền não chướng ngại ẩn tàng và những hành vi bị lèo lái bởi chúng.

2.     Giống như thời khắc chiếc thùng lên và xuống trong giếng bị điều khiền bởi người lấy nước, cho nên tiến trình của vòng luân hồi của người này bị vận hành bởi tâm thức chưa được thuần hóa, một cách đặc biệt qua niềm tin sai lầm rằng tự ngã tồn tại một cách cố hữu, và cái "của tôi" đó tồn tại một cách cố hữu.

3.     Giống như chiếc thùng đi lên và đi xuống trong giếng hết lần này đến lần khác, cho nên người này đã lang thang không ngừng trong cái giếng vĩ đại của dòng luân hồi, từ những tình trạng tột đỉnh của hạnh phúc tạm thời đến những tình trạng tột cùng của khổ đau tạm thời.

4.     Giống như phải dùng nổ lực khó nhọc để kéo chiếc thùng lên nhưng nó rơi xuống một cách dễ dàng, cho nên người này phải dành nổ lực lớn để đưa chính tôi lên để có một đời sống hạnh phúc hơn nhưng dễ dàng rơi xuống thành những hoàn cảnh khổ đau.

5.     Giống như một chiếc thùng không thể quyết định những chuyển động của chính nó, cho nên những nhân tố liên hệ trong việc cấu thành đời sống của người này là những kết quả của si mê, dính mắc, và chấp trước của quá khứ;, trong hiện tại, cũng những nhân tố này đang tiếp tục tạo ra nhiều vấn nạn hơn cho những kiếp sống tương lai của, giống những đợt sóng trong đại dương.

6.     Giống như chiếc thùng đập vào tường vách của cái giếng khi nó đi xuống và đi lên, cho nên người này bị hành hạ ngày qua ngày bởi nổi khổ của đớn đau và thay đổi, và bằng việc vướng mắc trong những tiến trình ngoài sự kiểm soát của người này.

Bây giờ trau dồi ba trình độ của từ ái:

1.     Người này muốn hạnh phúc nhưng bị lấy mất đi. Thật dễ thương làm sao nếu người ấy có thể thấm đẫm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh phúc!

2.     Người này muốn hạnh phúc nhưng bị lấy mất đi. Nguyện cho người ấy được thấm đẫm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh phúc!

3.     Người này muốn hạnh phúc nhưng bị lấy mất đi. Tôi sẽ làm bất cứ điều gì mà tôi có thể làm để giúp người ấy được thấm đẫm vớ hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh phúc!

Bây giờ hãy trau dồi ba trình độ của bi mẫn:

1.     Người này muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, tuy thế lại lâm vào nổi đớn đau kinh khiếp. Phải chi người này cuối cùng được thoát khỏi khổ đau và tất cả những  nguyên nhân của khổ dau!

2.     Người này muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, tuy thế lại lâm vào nổi đớn đau kinh khiếp. Nguyện cho người này được thoát khỏi khổ đau và tất cả những nguyên nhân của khổ đau!

3.     Người này muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, tuy thế lại lâm vào nổi đớn đau kinh khiếp. Tôi sẽ giúp đở người này thoát khỏi khổ đau và tất cả những nguyên nhân của khổ đau!

Bây giờ trau dồi chí nguyện toàn lực:

1.     Vòng luân hồi là một tiến trình bị lèo lái bởi si mê.

2.     Do thế, thật thực tế cho tôi để làm việc thành tựu Giác Ngộ và để giúp đở người khác cùng làm giống như thế.

3.     Ngay cả nếu tôi phải làm việc này một mình, tôi sẽ giải thoát tất cả chúng sanh khỏi khổ đau và những nguyên nhân của khổ đau, và đưa chúng sanh đến hạnh phúc cùng những nguyên nhân của nó.

22- Phản Chiếu Trên Tính Vô Thường

Đem điều này vào trong tim:

1.     Chắc chắn là tôi sẽ chết. Sự chết không thể tránh. Thọ mạng của tôi đang ngắn dần và không thể kéo dài thêm.

2.     Khi nào tôi chết là không thể biết. Thọ mạng trong loài người là khác nhau. Những nguyên nhân của sự chết là nhiều, và những nguyên nhân của sự sống là tương đối  ít. Thân thể là mong manh.

3.     Vào lúc chết không gì có thể giúp ngoại trừ thái độ chuyển hóa của tôi. Bạn bè sẽ không giúp ích được gì. Sự giàu có của tôi sẽ không lợi ích gì, và thân thể của tôi không giúp ích gì.

4.     Tất cả chúng ta ở trong cùng hoàn cảnh hiểm nghèo, cho nên không có gì để tranh cải và đấu đá hay lãng phí tất cả năng lượng tinh thần và thân thể trong việc tích lũy tiền bạn và tài sản.

5.     Bây giờ tôi nên thực hành để giảm thiểu sự dính mắc vào những thị hiếu đam mê.

6.     Từ chiều sâu của trái tim tôi thì tôi nên tìm cách vượt thoát vòng luân hồi của khổ đau bị dẫn đến bởi nhận thức sai về vô thường là thường.

Sau đó lưu tâm:

1.     Tâm, thân, tài sản, và sự sống của tôi là vô thường đơn giản bởi vì chúng được sản sinh bởi những nguyên nhân và điều kiện.

2.     Chính những nguyên sinh ra tâm, thân, tài sản, và sự sống của tôi cũng làm chúng tan rả từng giây phút.

3.     Sự thật rằng mọi thứ có một bản chất vô thường cho thấy rằng chúng không ở dưới năng lực của chính chúng; chúng biểu hiện chức năng dưới sự ảnh hưởng bên ngoài.

4.     Bằng việc hiểu sai lầm những sự tan rả từng giây phút là điều gì đó không thay đổi, tôi tự đem sự đau đớn lên cũng như những người khác.

5.     Từ chiều sâu của trái tim tôi thì tôi nên tìm cách để vượt khỏi vòng lẩn quẩn khổ đau gây ra bởi việc hiểu sai lầm sự vô thường là thường.


Đem một người thân vào tâm và lưu tâm với cảm giác sau:

1.     Thân, tâm, tài sản, và sự sống của người này là vô thường bởi vì họ được sinh ra bởi những nguyên nhân và điều kiện.

2.     Cùng những nguyên nhân sinh ra thân, tâm, tài sản, và sự sống của người này cũng làm chúng tan rả từng giây phút.

3.     Sự kiện rằng mọi tứ có một bản chất vô thường cho thấy rằng chúng không ở dưới năng lực của chính chúng, chúng biểu hiện chức năng dưới sự ảnh hưởng bên ngoài.

4.     Bằng việc hiểu sai lầm những gì tan rả từng giây phút là những gì không thay đổi, người này tự đem đau đớn lên cho chính người ấy cũng như những người khác.

Bây giờ trau dồi ba trình độ của từ ái:

1.     Người này muốn hạnh phúc nhưng bị lấy mất đi. Thật dễ thương làm sao nếu người ấy thấm đẫm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh phúc.

2.     Người này muốn hạnh phúc nhưng bị lấy mất đi. Nguyện cho người này được thấm đẫm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh phúc.

3.     Người này muốn hạnh phúc nhưng bị lấy mất đi. Tôi sẽ làm bất cứ điều gì mà tôi có thể  làm để giúp ngời này thấm đẫm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh phúc.

Bây giờ trau dồi ba trình độ của bi mẫn:

1.     Người này muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, tuy thế lại khốn đốn với nổi đau kinh khiếp. Nếu người này có thể thoát khỏi khổ đau và những nguyên nhân khổ đau.

2.     Người này muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, tuy thế lại khốn đốn với nổi đau kinh khiếp. Nguyện cho người này được thoát khỏi khổ đau và những nguyên nhân khổ đau!

3.     Người này muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, tuy thế lại khốn đốn với nổi đau kinh khiếp. Tôi sẽ giúp người này thoát khỏi khổ đau và tất cả những nguyên nhân của khổ đau.

Bây giờ trau dồi chí nguyện hoàn toàn:

1.     Sinh tử luân hồi là một tiến trình bị sai khiến bởi si mê.

2.     Do thế, thật thực tiển cho tôi hành động để đạt đến Giác Ngộ và để giúp người khác được giống như vậy.

3.     Ngay cả  nếu tôi phải làm việc ấy một mình, thì tôi cũng sẽ giải thoát tất cả chúng sinh khỏi khổ đau và những nguyên nhân của khổ đau, và đem tất cả chúng sinh vào trong hạnh phúc cùng những nguyên nhân của nó.

Từng người một, hãy đem vào tâm từng chúng sinh - trước nhất là những người thân, rồi những người trung tính, và rồi đến những kẻ thù, bắt đầu với người ít ghét bỏ nhất - và lập lại những sự quán chiếu này với họ. Nó có thể cần đến hàng tháng, hàng năm, nhưng lợi ích sẽ là bao la.

23- Hòa Nhập Trong Từ Ái Cứu Kính

1.     Như quý vị đã làm trước đây, đem mục tiêu lý luận của quý vị, cái "tôi" tồn tại cố hữu, được nhắc nhở bằng việc nhớ lại hay tưởng tượng một thí dụ khi quý vị tin tưởng một cách mạnh mẽ vào trong ấy.

2.     Chú ý sự si mê đã thêm vào (hay chồng thêm vào) sự tồn tại cố hữu, và nhận diện nó.

3.     Đặt sự nhấn mạnh vào việc quán chiếu sự kiện rằng nếu có sự tồn tại được thiết lập một cách cố hữu như vậy, thì cái "tôi" và phức hợp thân-tâm sẽ phải  hoặc là giống nhau hoặc khác nhau.

4.     Sau đó sự quán chiếu mạnh mẽ tính phi lý về sự xác định của tự ngã và thân-tâm như hoặc là giống nhau hay khác nhau, thấy và cảm nhận sự không thể có những xác định như vậy.

DUY NHẤT

·        "Tôi" và thân-tâm phải là một, một cách hoàn toàn và trong mọi cách.
·        Trong trường hợp ấy, việc thừa nhận một cái "tôi" sẽ là vô nghĩa.
·        Sẽ không thể nghĩ về "thân tôi" hay "đầu tôi" hay "tâm tôi".
·        Khi tâm và thân không tồn tại nữa, thì tự ngã cũng sẽ không tồn tại.
·        Vì tâm và thân là số nhiều, những tự ngã của một người cũng phải là số nhiều.
·        Vì "tôi" chỉ là một, tâm và thân cũng phải là một.
·        Giống như tâm và thân sinh xuất và tàn hoại, vì thế phải thừa nhận rằng cái "tôi" cũng vốn được sinh xuất và tàn hoại. Trong trường hợp này, những ảnh hưởng hỉ lạc của những hành vi đạo đức cũng như những tác động khổ đau của những hành vi phi đạo đức sẽ không đơm bông kết trái cho chúng ta, hay chúng ta sẽ trải nghiệm những ảnh hưởng của những hành vi mà chính chúng ta đã không từng làm.

DỊ BIỆT

·        "Tôi" và thân-tâm sẽ phải là hoàn toàn riêng biệt.
·        Trong trường hợp ấy, "tôi" phải có thể tìm thấy được sau khi dẹp hết thân và tâm.
·        "Tôi" sẽ không có những tính chất sinh xuất, vĩnh cửu, và suy tàn, và như vậy là ngớ ngẩn.
·        "Tôi" phải là ngớ ngẩn  để chỉ là hư ảo của sự tưởng tượng hay thường còn.
·        Một cách ngớ ngẩn, "tôi" sẽ không có bất cứ tính chất vật chất hay tinh thần nào.
·        Không thể tìm thấy một cái "tôi" như vậy, hãy quyết định một cách kiên quyết, "Không tôi cũng như không bất cứ người nào được thiết lập một cách cố hữu"
·        Kết quả: từ những chiều sâu của tim tôi, tôi nên tìm cách để vượt khỏi vòng đau khổ này đã bị đem đến cho chính tôi qua việc nhận thức sai làm những gì không tồn tại một cách cố hữu như tồn tại một cách cố hữu.

Đem một người thân đến tâm thức và, trong khi nhớ lại tiến trình tự tàn hoại của vòng luân hồi, quan tâm những điều sau đây:

1.     Giống như tôi, người này lạc lối trong một đại dương hiểu lầm về cái "tôi" như sự tồn tại cố hữu, được nuôi dưỡng bởi dòng sông khổng lồ của si mê thấu hiểu sai tâm thức và thân thể là tồn tại cố hữu và bị khuấy động bởi nhừng làn gió của những tư tưởng và hành động phiền não ẩn tàng.

2.     Giống như người nào đấy nhận lầm ánh trăng trong nước như chính mặt trăng, người này nhận lầm hiện tướng của cái "tôi" và những hiện tượng khác như là chúng tồn tại từ phía chính chúng.
3.     Bằng việc chấp nhận hiện tướng sai lầm này, người này bất lực bị đưa vào trong tham dục và thù hận, tích tập nghiệp chướng và bị sinh ra hết lần này đến lần khác trong vòng đau khổ.

4.     Qua tiến trình này, người này đem những khổ đau không cần thiết cho chính người ấy cũng như những người khác.

Bây giờ trau dồi ba trình độ của từ ái:

1.     Người này muốn hạnh phúc nhưng bị lấy mất đi. Thật dễ thương làm sao nếu người ấy có thể được thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh phúc.

2.     Người này muốn hạnh phúc nhưng bị lấy mất đi. Nguyện cho người ấy được thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh phúc.

3.     Người này muốn hạnh phúc nhưng bị lấy mất đi. Tôi sẽ làm bất cứ điều gì tôi có thể làm để giúp cho người này được thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh phúc.

Bây giờ trau dồi ba trình độ của bi mẫn:

1.     Người này muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, tuy thế lại bị đưa vào khổ đau kinh khủng. Giá mà người này cuối cùng có thể thoát khỏi khổ đau và những nguyên nhân của đau khổ!

2.     Người này muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, tuy thế bị đưa vào khổ đau khủng khiếp. Nguyện cho người này được thoát khỏi khổ đau và những nguyên nhân của đau khổ!

3.     Người này muốn hạnh phúc và không muốn đau khổ, tuy thế lại bị đưa vào khổ đau kinh khủng. Tôi sẽ giúp người này thoát khỏi khổ đau và tất cả các nguyên nhân của đau khổ!

Bây giờ trau dồi chí nguyện tròn vẹn:

1.     Luân hồi là một tiến trình bị lèo lái bởi si mê.

2.     Do thế, thật thực tiển để tôi hành động đạt đến Giác Ngộ và để giúp người khác giống như vậy.

3.     Ngay cả nếu tôi phải làm việc này đơn độc, thì tôi cũng sẽ giải thoát tất cả mọi chúng sinh khỏi khổ đau và các nguyên nhân của đau khổ, và đưa chúng sinh vào trong hạnh phúc và các nguyên nhân của nó.

Từng người một, đem vào trong tâm thức cá nhân các chúng sinh - trước tiên là những người thân, sau đó là người trung tính, và rồi thì những kẻ thù, bắt đầu với những người ít khó chịu nhất - và lập lại những sự quán chiếu này với họ. Việc này sẽ cần hàng tháng, hàng năm, nhưng lợi ích của sự thực hành này sẽ là to lớn lạ thường.

Ẩn Tâm Lộ, Tuesday, November 10, 2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét