Nhân dịp kỷ niệm lần thứ năm mươi Đức Đạt Lai Lạt Ma lưu
vong, quyển sách này muốn ăn mừng một chiến thắng.
Trong những quyển sách lịch sử chúng ta thấy rằng một quốc
gia chiến thắng một cuộc chiến tranh trong khi một nước khác thua trận. Trải
qua hàng thế kỷ, những cuộc xung đột đã thành công lẫn nhau; cho thấy thật đúng
đắn như thế nào rằng không có cuộc chiến tranh nào đã chiến thắng mà biểu thị
cho sự chấm dứt chiến tranh. Hoàn toàn mâu thuẫn. Sự đối đầu tiếp tục từ thế hệ
này sang thế hệ khác, và những thành phần đầu hàng hôm qua hy vọng trở thành kẻ
chinh phục ngày mai. Chí nguyện của Đức Đạt Lai Lạt Ma là gì để phá vở vòng lẩn
quẩn của xung đột một cách chính xác. Từ quan điểm ấy, năm mươi năm đã trôi qua
sẽ là không vô nghĩa cũng không mất mát. Trái lại, chúng sẽ đại diện cho chiến
thắng trong chiến tranh.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã giành được hòa bình; ngài đã đến
cùng với chiến thắng hòa bình.
Chiến thắng này không được công bố trên những trang nhất
của báo chí, và các quốc gia không tặng cho một sự chào mừng chiến thắng đến con
người đã chiến thắng chiến trận này, người đã lấy sự ngưỡng mộ của ngài và kiểu
mẫu chính trị của Thánh Gandhi. Chiến trận được tiến hành bởi Đức Đạt Lai Lạt
Ma không thể được thấy như tương tự với hàng nghìn quả bom rơi xuống dân chúng
bị làm con tin bởi những cuộc đụng độ giữa các chính quyền. Chiến trận của ngài
không thể được nghe như những tiếng nổ vang động qua những gì thường được gọi
là “sân khấu” của những cuộc khai triển quân đội. Nhưng một cuộc chiến trận đã
được tiến hành và tiếp tục được tiến hành bởi một lãnh tụ tinh thần của người
Tây Tạng, phù hợp với những quy tắc của một tiến trình được quyết định của bất
bạo động, với sự kiên trì bền bỉ.
Trong chiến trận này, kẻ thù không phải là người có thể
nghĩ nó là. Đức Đạt Lai Lạt Ma không chiến đấu chống lại người Hoa. Làm sao
ngài có thể gọi người Hoa là kẻ thù? Khi ngài nói về họ, đã trong nhiều năm ngài gọi họ là “những
người anh chị em của ngài.” Một biện hộ của sự giải trừ vũ khí bên trong và bên
ngoài, ngài tiến lên trường quốc tế với đôi bàn tay không. Không khủng bố,
không kế hoạch đánh bom, không viện chứng máy bay tự sát (thời thế chiến thứ
hai của Nhật) như sự ngưỡng mộ của ngài. Đối với thế hệ trẻ Tây Tạng, những người
muốn chiến đấu với Trung Cộng chiếm đóng; ngài khuyến khích con đường bất bạo động,
con đường mà ngài không bao giờ lạc lối.
Khi rời Tây Tạng năm 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma không mang
theo thứ gì quý giá với ngài; đó là cái giá của chuyến bay thành công vượt qua
bức tường Hy Mã Lạp Sơn. Nhưng đó không có nghĩa là ngài nghèo khó. Tước bỏ những
vật chất tốt đẹp, ngài mang theo mình những kho báu của tuệ trí, từ ái và bi mẫn
mà ngài đã trau dồi từ lúc thiếu thời. Trong tu viện Potala, trong bí mật của
những bức tường vàng son, ngài đã thực tập để cầm nắm vũ khí đánh bại tất cả mọi
vũ khí, vũ khí vốn chuẩn bị cho sự chiến thắng của hòa bình.
Sự chiếm đóng quân sự của Trung Cộng đối với Tây Tạng, sự
vi phạm quyền con người, sự buộc tội hình sự cư dân, sự xâm lược nhân khẩu là
trắng trợn, đau đớn, và không thể chịu nổi. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã không ngừng tố
cáo chúng hơn năm mươi năm qua với cộng đồng quốc tế, mà sự đáp ứng của họ
không tương xứng với tình hình nghiêm trọng của những sự kiện trên Nóc Nhà của
Thế Giới. Việc nhìn nhận sự diệt chủng người Tây Tạng của Ủy ban Luật gia Quốc
tế (viết tắt là ICJ) năm 1950 không đưa đến những lượng định chống lại Trung Cộng.
Và mặc dù Đức Đạt Lai Lạt Ma đã xoay sở để huy động công luận quốc tế khắp thế
giới, nhưng ngài đã không đạt được những hứa hẹn từ những cộng đồng quốc gia
trên thế giới có thể làm dừng lại việc vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng. Đó có phải
nghĩa là lòng từ ái và bi mẫn bất lực chống lại những quan tâm kinh tế và sự nổ
bùng sức mạnh của Trung Cộng không? Người ta có thể nghĩ như vậy vào lúc đầu,
người ta có thể mỉa mai về sự quá lý tưởng của vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng,
một tu sĩ, nền thần quyền cuối cùng của thời đại khác, vốn ngài đã chuyển biến
thành một chế độ dân chủ ngay trong năm đầu tiên của sự lưu vong. Nhưng một sự
diễn dịch khác sẽ nổi lên nhanh chóng.
Trong nửa thế kỷ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã khẩn cầu với thế
giới lương tâm. Vào một thời đại của xã hội hóa và lịch sử hóa toàn cầu, khi
quyền con người bị khinh thường ở Tây Tạng, có phải là đó là tính nhân bản của
tất cả chúng ta bị vi phạm không? Sự chiến thắng của hòa bình đối với một chế độ
độc tài không tôn trọng Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền chỉ có thể là một sự chiến
thắng cho tất cả mọi người.
Nếu mà, nhằm để chuyển hóa thế giới, chúng ta phải bắt đầu
bằng việc chuyển hóa chính mình sẽ là gì? Bằng việc giả định trách nhiệm toàn cầu?
Sẽ là gì, nếu chúng ta đi theo kiểu mẫu của Đức Đạt Lai Lạt Ma, tất cả chúng ta
được kêu gọi để trở thành “những người đem lại hòa bình” nhằm để giải thoát
chính chúng ta bằng việc giải thoát sáu triệu người Tây Tạng, và vì thế để lại
cho những thế hệ tới với một thế giới nhân bản hơn, huynh đệ hơn?
Chúng ta phải đi đến một loại nhận thức nào đó bây giờ,
vì thế chúng ta sẽ không bị hủy diệt bằng việc ân hận vì đã từng chứng kiến thụ
động một thảm kịch và vì thế, với Đức Đạt Lai Lạt Ma chúng ta có thể đạt được
hòa bình.
-
Sofia Stril-Rever
Tu viện Kiri
Dharamsala, tháng Mười Hai 2008
*
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét