Tôi đã dành nhiều năm để quán chiếu những tiến bộ đáng
chú ý của khoa học. Trong một khoảng không gian ngắn của đời tôi, sự tác động của
khoa học và kỷ thuật với nhân loại là không thể tưởng tượng nổi. Mặc dù việc
quan tâm khoa học của tôi đã bắt đầu với sự tò mò về một thế giới, xa lạ với
tôi vào lúc ấy, bị thống trị bởi kỷ thuật, không bao lâu trước khi toàn bộ ý
nghĩa khổng lồ của khoa học đối với loài người trở nên rõ ràng đối với tôi – đặc
biệt sau khi tôi lưu vong năm 1959. Hầu như không có lãnh vực nào của con người
ngày nay mà không bị tác động của khoa học và kỷ thuật. Nhưng chúng ta chưa rõ
về vị trí của khoa học và kỷ thuật vào toàn bộ đời sống con người – nó nên hoạt
động một cách chính xác như thế nào và nó nên được quản lý như thế nào? Điều
sau là quan yếu bởi vì ngoại trừ đường hướng của khoa học được hướng dẫn bởi một
động cơ đạo đức có ý thức, đặc biệt là từ bi yêu thương, bằng không thì những ảnh
hưởng của nó có thể không mang đến lợi ích. Thực tế chúng có thể tạo ra những tổn
hại to lớn.
Thấy tầm quan trọng vô vàn của khoa học và địa vị thống
trị không thể tránh khỏi của nó trong thế giới hiện đại đã làm thay đổi thái độ
đối với khoa học của tôi một cách căn bản từ hiếu kỳ đến một loại dấn thân cấp
bách. Trong Đạo Phật, lý tưởng tâm linh cao nhất là trau dồi lòng từ bi cho
toàn thể chúng sanh và hành động vì lợi ích của tất cả, rộng mở bao la nhất như
có thể. Từ lúc ấu thơ ban sơ nhất, tôi đã có điều kiện để nuôi dưỡng lý tưởng
này và cố gắng hoàn thành nó trong mỗi hành vi của tôi. Thế nên, tôi muốn thấu
hiểu khoa học bởi vì nó cho tôi một lãnh vực mới để khám phá yêu cầu cá nhân của
tôi để thấu hiểu bản chất của thực tại. Tôi cũng muốn học hỏi về nó bởi vì tôi
nhận ra trong nó một cung cách hấp dẫn để đối thoại với những hiểu biết thu thập
được từ truyền thống tâm linh của tôi. Cho nên, đối với tôi, nhu cầu cho việc dấn
thân với năng lực đầy sức mạnh này trong thế giới chúng ta cũng đã trở thành một
loại mệnh lệnh tâm linh. Điều bàn đến trung tâm – trọng tâm cho sự tồn tại và cát
tường của thế giới chúng ta – là vấn đề chúng ta có thể thực hiện những sự phát
triển tuyệt vời của khoa học như thế nào vào điều gì đó để cống hiến cho lòng vị
tha và phụng sự yêu thương cho những nhu cầu của nhân loại và những chúng sanh
khác mà chúng ta cùng chia sẻ trái đất này với nhau.
Đạo đức có vị trí trong khoa học chứ? Tôi tin rằng có đấy.
Trước tiên nhất, giống như bất cứ khí cụ nào, khoa học có thể được đặt vào việc
sử dụng tốt hay xấu. Đó là thể trạng tâm thức của người nắm giữ khí cụ vốn quyết
định cuối cùng nó sẽ được đặt vào chỗ nào. Thứ hai, những khám phá khoa học ảnh
hưởng cung cách chúng ta thấu hiểu thế giới và vị trí của chúng ta trong ấy. Điều
này có những hệ quả với thái độ của chúng ta. Thí dụ, sự thông hiểu cơ giới học
về thế giới đưa đến Cách Mạng Công Kỷ Nghệ, vốn đưa đến sự khai thác thiên
nhiên đã trở thành sự thực hành tiêu chuẩn. Tuy nhiên, có sự thừa nhận phổ
thông rằng đạo đức chỉ liên hệ với việc áp dụng khoa học, chứ không phải việc
theo đuổi thật sự của khoa học. Trong khuôn mẫu này, khoa học gia như một cá
nhân hay cộng đồng của những nhà khoa học trong phổ quát chiếm giữ một vị trí đạo
đức trung tính, không có trách nhiệm với những kết quả cho những gì họ khám
phá. Nhưng nhiều khám phá khoa học quan trọng và đặc biệt những sáng kiến mới
mà họ hướng đến, tạo ra những hoàn cảnh mới và mở ra những khả năng mới vốn tạo
ra những thử thách đạo đức và tâm linh mới. Chúng ta đơn giản không thể miễn
trách doanh nghiệp khoa học và những nhà khoa học với trách nhiệm cho việc góp phần
hiện hữu một thực tế mới.
Có lẻ điều quan trọng nhất là bảo đảm rằng khoa học không
bao giờ được tách ra khỏi sự thấu cảm nhân loại căn bản với đồng loại của chúng
ta. Giống như những ngón tay của một người chỉ có thể biểu hiện chức năng trong
sự liên hệ với bàn tay, cho nên những nhà khoa học phải duy trì sự tỉnh giác về
mối liên hệ của họ với toàn thể xã hội. Khoa học là quan hệ sống còn, nhưng nó
chỉ là một ngón tay của bàn tay con người, và khả năng lớn nhất của nó có thể
được biến thành hiện thực miễn là chúng ta nhớ điều này một cách cẩn thận. Bằng
trái lại, có hiểm họa chúng ta sẽ đánh mất cảm nhận của chúng ta về những ưu
tiên. Loài người có thể cuối cùng lại phục vụ cho những quyền lợi ích kỷ của tiến
trình khoa học hơn là chiều ngược lại. Khoa học và kỷ thuật là những khí cụ đầy
năng lực, nhưng chúng ta phải quyết định sử dụng chúng thế nào hiệu quả nhất.
Trên tất cả những vấn đề ấy là động cơ vốn chi
phối việc sử dụng khoa học và kỷ thuật, mà trong ấy tâm thức và trái tim
lý tưởng thống nhất với nhau.
Đối với tôi, khoa học, trước nhất và trên tất cả đó là một nguyên tắc theo lối kinh nghiệm vốn
cung ứng cho nhân loại một lối vào đầy năng lực để thầu hiểu bản chất của thế
giới vật lý và sự sống. Nó là một kiểu mẫu thẩm tra thiết yếu cho chúng ta những
kiến thức chi tiết tuyệt vời của thế giới thực nghiệm và những quy luật tiềm
tàng của tự nhiên, mà vốn chúng ta suy ra từ những dữ liệu thực nghiệm. Khoa học
diễn tiến bằng những phương tiện của một phương pháp rất đặc thù vốn liên hệ đến
sự đo lường, định lượng, và sự thẩm tra liên đới qua những thí nghiệm lập đi lập
lại. Điều này, tối thiểu, là bản chất của phương pháp khoa học như nó tồn tại
trong mô hình hiện tại. Trong kiễu mẫu này, nhiều khía cạnh về sự tồn tại của
con người, kể cả những giá trị, sáng tạo và tâm linh, cũng như những vấn đề
siêu hình sâu xa hơn, ở ngoài phạm vi của sự thẩm tra khoa học.
Mặc dù có những lãnh vực của đời sống và kiến thức ở bên
ngoài sự chi phối của khoa học, nhưng tôi chú ý là nhiều người vẫn bảo lưu ý kiến
cho rằng quan điểm của khoa học nên là căn bản cho tất cả mọi tri thức và tất cả
những gì có thể biết được. Đây là chủ nghĩa duy vật khoa học. Mặc dù tôi không
thấy một trường phái tư tưởng nào đề xuất dứt khoát ý kiến này, nhưng dường như
nó là một giả định chung chưa được kiểm tra. Quan điểm này ủng hộ sự tin tưởng
vào một thế giới khách quan, độc lập, bất ngờ với những người quán sát chúng. Nó cho rằng những
dữ liệu được phân tích trong một cuộc thí nghiệm là độc lập với những quan điểm
hình thành trước, những nhận thức, và kinh nghiệm của những nhà khoa học phân
tích chúng.
Bên dưới quan điểm này là sự thừa nhận rằng trong sự phân
tích cuối cùng, vật chất, như nó có thể
được diễn tả bởi những nhà vật lý và như nó bị chi phối bởi những quy luật
vật lý, thì đó là tất cả. Vì thế, quan điểm này xác nhận rằng tâm lý học có thể
quy về sinh học, sinh học quy về hóa học, và hóa học quy về vật lý học. Sự quan
tâm của tôi ở đây không phải là tranh cải nhiều gì để chống lại vị thế giản hóa
luận này (mặc dù chính tôi không đồng thuận với điều ấy) nhưng là để hướng chú
ý đến một vấn đề hết sức quan trọng: rằng những ý tưởng này không cấú thành tri
thức khoa học; đúng hơn chúng trình bày một vị trí triết học, trong thực tế là
một quan điểm siêu hình. Quan điểm ấy rằng tất cả những khía cạnh của thực tại
có thể quy về vật chất và những hạt khác nhau của nó, đối với tâm thức tôi, cũng
như một quan điểm siêu hình như là quan điểm vốn là một cơ chế thông minh được
tạo ra và kiểm soát thực tại.
Một trong những vấn nạn chính với chủ nghĩa duy vật khoa
học triệt để là quan điểm thiển cận vốn đưa đến hậu quả và khả năng chắc chắn
có thể hình thành chủ nghĩa hư vô. Chủ
nghĩa hư vô, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa giản hóa luận là ở trên tất cả
mọi vấn nạn do từ một quan điểm triết lý và đặc biệt là quan điểm con người, vì
chúng có khả năng làm nghèo nàn cung cách chúng ta thấy chính mình. Thí dụ, cho
dù chúng ta tự thấy mình như những tạo vật sinh học ngẫu nhiên hay như những
chúng sanh đặc biệt được ban cho sở hữu ý thức và năng lực đạo đức sẽ làm nên một
sự tác động lên vấn đề chúng ta cảm nhận về chính mình và đối xử với người khác
như thế nào. Trong quan điểm này, nhiều sở hữu của thực tế toàn diện về nó là
gì để là con người – nghệ thuật, đạo đức, tâm linh, lòng tốt, vẻ đẹp, và trên tất
cả là ý thức – hoặc là được giảm thiểu như những phản ứng hóa học của việc kích
thích tế bào thần kinh hay được thấy như một vấn đề của cấu trúc tưởng tượng
thuần tuý. Hiểm họa thế rồi là con người có thể bị làm giảm giá trị không gì
hơn là những bộ máy sinh học, những việc sinh sản với cơ hội thuần khiết trong
sự phối hợp ngẫu nhiên của những gien, không có mục tiêu gì hơn là sự cưởng chế
sinh học trong tái sản xuất.
Thật khó khăn để thấy những vấn đề chẳng hạn như ý nghĩa
của đời sống hay tốt và xấu có thể được thích ứng trong một thế giới quan như vậy
như thế nào. Vấn nạn không phải là với những dữ liệu của khoa học mà với luận
điểm là chỉ những dữ liệu này thôi cấu thành nền tảng hợp pháp cho việc phát
triển một thế giới quan toàn diện hay một phương tiện phù hợp cho việc đáp ứng
với những vấn nạn của thế giới. Có nhiều thứ với sự tồn tại của loài người và đến
chính thực tại hơn mà khoa học hiện tại chưa thể cho chúng ta lối vào.
Cùng chứng cớ, thì tâm linh phải được thuần hóa bằng tuệ
giác và những khám phá của khoa học. Nếu như những hành giả tâm linh, chúng ta
phớt lờ những khám phá khoa học, thì sự thực tập của chúng ta cũng bị nghèo nàn,
khi tư duy này có thể đưa đến trào lưu chính thống. Đây là một trong những lý
do mà tôi động viên những đồng đạo Phật tử của tôi hứa nhận học hỏi khoa học,
vì sự thông tuệ của nó có thể được hòa nhập trong thế giới quan Phật giáo.
Ẩn Tâm Lộ, Monday, July 24, 2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét