Sự cống hiến của dân tộc chúng tôi với hòa
bình thế giới
THẾ GIỚI ĐÃ TRỞ THÀNH ngày càng liên hệ hổ tương với nhau
cho nên nền hòa bình lâu dài trên trình độ của quốc gia, khu vực và toàn cầu chỉ
có thể nếu chúng ta chú ý quan tâm đến tất cả mọi dân tộc. Trong thời đại của
chúng ta, thật thiết yếu rằng tất cả chúng ta, mạnh cũng như yếu, cùng chung
đóng góp cho nhau. Như lãnh đạo của dân tộc Tây Tạng và như một tu sĩ Phật
giáo, tôi chân thành với ba chí nguyện của một tôn giáo căn cứ trên từ ái và bi
mẫn. Trên tất cả, tôi là một con người, vì số phận của tôi cùng chia sẻ hành
tinh này với tất cả mọi người, những người anh chị em của tôi. Khi thế giới
ngày càng nhỏ hơn, chúng ta cần nhau hơn bao giờ hết. Đây là sự thật cho tất cả
mọi thành phần của thế giới, kể cả lục địa mà tôi đã sinh ra.
Ngày nay, ở Á Châu cũng như những nơi khác, căng thẳng
cao độ. Có những xung đột đang xảy ra ở Trung Đông, và Đông Nam Á, và ở quê
hương tôi, Tây Tạng. Mở rộng ra, những vấn nạn này là triệu chứng bên dưới những
căng thẳng vốn tồn tại trong sự tác động của những không gian quyền lực.
Nhằm để giải quyết những xung đột khu vực, chúng ta phải
tính đến nhưng quan tâm tương ứng của tất cả mọi quốc gia và dân tộc lớn cũng
như nhỏ. Không có giải pháp toàn cầu vốn bao gồm nguyện vọng của những dân tộc
quan tâm trực tiếp nhất, sự lượng định hay biện pháp nửa chừng chỉ có thể tạo
thêm những vấn nạn. Người Tây Tạng thâm tâm muốn đóng góp cho hòa bình, cả trên
trình độ khu vực lẫn thế giới, và họ nghĩ rằng họ ở trong một vị thế đặc biệt để
làm việc đó. Một cách truyền thống, chúng tôi là một dân tộc bất bạo động, những
người yêu hòa bình. Kể từ khi Phật giáo được du nhập vào Tây Tạng hơn một nghìn
năm trước, người Tây Tạng đã thực hành bất bạo động và tôn trọng tất cả mọi
hình thức của sự sống. Chúng tôi đã mở rộng vị thế đứng đầu này cho những mối
quan hệ quốc tế của quốc gia chúng tôi. Vị trí chiến lược cao độ của Tây Tạng
trong trung tâm của Á Châu, giữa những cường quốc lớn của lục địa, một cách lịch
sử ban cho chúng tôi một vai trò quan yếu trong việc duy trì hòa bình và ổn định.
Một cách chính xác vì lý do này mà trong quá khứ, những đế quốc Á Châu đã cẩn
thận tránh xa Tây Tạng bằng những thỏa thuận
hổ tương. Giá trị của Tây Tạng như một quốc gia trái đệm độc lập được nhận
thức như một thành phần cho sự ổn định của khu vực.
Khi nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa mới thành lập xâm lược
Tây Tạng năm 1950, thì một nguồn gốc xung đột mới đã xuất hiện. Điều này đã xảy
ra tiếp theo, khi cuộc đồng khởi của toàn dân Tây Tạng chống lại Trung Cộng và
sự đào thoát của tôi sang Ấn Độ năm 1959, căng thẳng giữa Trung Hoa và Ấn Độ
gia tăng, và đưa đến kết quả trong cuộc chiến tranh biên giới trong năm 1962.
Năm 1987, một lần nữa, những đội quân đông đảo đã tập trung cả hai bên biên giới
Hy Mã Lạp Sơn, và căng thẳng một lần nữa diễn ra nguy hiểm một cách cao độ.
Vấn đề thật sự không phải là đường biên giới giữa Ấn Độ
và Trung Hoa, mà là sự chiếm đóng bất hợp
pháp của Trung Cộng ở Tây Tạng, vốn đã cho phép Trung Hoa thâm nhập trực
tiếp vào lục địa Ấn Độ. Nhà cầm quyền Trung Cộng đã cố gắng để hạ thấp vấn đề bằng
việc tuyên bố rằng Tây Tạng luôn luôn là một phần của Trung Hoa. Điều này không
đúng. Tây Tạng đã là một quốc gia hoàn toàn độc lập khi nó bị xâm lược bởi Quân
Giải Phóng Nhân Nhân năm 1950.
Kể từ khi những hoàng đế Tây Tạng thống nhất Tây Tạng hàng
nghìn năm trước, xứ sở chúng tôi đã có thể bảo vệ nền độc lập của nó, cho đến
giữa thế kỷ 12. Tây Tạng trong quá khứ đã mở rộng sự ảnh hưởng của nó đối với
những lân bang và dân tộc láng giếng, và những thời gian sau nó bị ở dưới sự thống
trị của những nhà thống trị ngoại bang cường thịnh: những Đại hản của Mông Cổ,
những Gurkha của Nepal, những hoàng đế Mãn Châu,và người Anh hiện diện ở Ấn Độ.
Dĩ nhiên, không phải hiếm những quốc gia chịu ảnh hưởng
hay can thiệp ngoại bang. Điều được gọi là những mối quan hệ chư hầu là thí dụ
thuyết phục nhất cho điều này – những quốc gia lớn tiến hành ảnh hưởng của họ đối
với những đồng minh hay lân bang yếu kém
hơn. Như nghiên cứu được đưa ra bởi những thẩm quyền hợp pháp cao nhất cho thấy,
trong trường hợp của Tây Tạng, sự khuất phục thỉnh thoảng của xứ sở chúng tôi đối
với những ảnh hưởng ngoại bang không bao giờ bao hàm việc đánh mất sự độc lập của
nó. Và Tây Tạng từ mọi quan điểm là một nhà nước độc lập, không thể phá hủy được
vào thời điểm xâm lược của quân đội Cộng Sản Bắc Kinh.
Sự xâm lăng của Trung Cộng bị lên án bởi hầu hết các quốc
gia của thế giới tự do, cấu thành một sự xâm lược trắng trợn đối với công pháp
quốc tế. Khi quân đội chiếm đóng Tây Tạng tiếp tục, thế giới nên nhớ rằng, ngay
cả nếu người Tây Tạng đánh mất tự do của họ, theo luật pháp quốc tế, thì Tây Tạng
ngày nay vẫn là một quốc gia độc lập bị chiếm đóng một cách bất hợp pháp.
Tôi không đang cố gắng để đi vào sự liên hệ trong một cuộc
tranh luận chính trị hay hợp pháp đối với vị thế của Tây Tạng. Mong ước của tôi
chỉ đơn thuần là để nhấn mạnh sự kiện rõ ràng và không thể chối cải rằng như những
người Tây Tạng, chúng tôi là một dân tộc khác biệt với nền văn hóa, ngôn ngữ,
tôn giáo, và lịch sử riêng của chúng tôi. Tây Tạng nên giữ vai trò của nó như một
quốc gia trái độn, vì thế bảo vệ và bảo đảm sự thúc đẩy hòa bình ở Á Châu.
Mặc dù sự hủy diệt gây ra cho dân tộc chúng tôi trải qua
những thập niên vừa rồi do quân đội xâm lược Trung Cộng tiến hành, nhưng tôi
luôn luôn cố gắng để đi gần đến một giải pháp thông qua những sự thảo luận trực
tiếp, thẳng thắn với nhà cầm quyền Bắc Kinh. Năm 1982, theo sau những sự thay đổi
trong giới lãnh đạo Trung Cộng, và cảm ơn những sự tiếp xúc trực tiếp với chính
quyền Bắc Kinh, tôi đã gửi những đại diện của tôi để khởi đầu những việc nói
chuyện về tương lai của đất nước và dân tộc tôi.
Chúng tôi bắt đầu đối thoại với lòng nhiệt thành cởi mở
và thái độ tích cực để đem vào xem xét những nhu cầu chính đáng của Cộng Hòa
Nhân Dân Trung Hoa. Tôi hy vọng rằng thái độ này sẽ là hổ tương và rằng một giải
pháp cuối cùng sẽ được tìm ra để có thể hài lòng và bảo tồn những nguyện vọng
và quan tâm của đôi bên. Bất hạnh thay, Trung Cộng đã tiếp tục đáp ứng những nổ
lực của chúng tôi trong một cung cách phòng thủ, đem sự báo cáo chi tiết của
chúng tôi về những thực tế rất khó khăn ở Tây Tạng chỉ đơn thuần như những sự
chỉ trích chế độ.
Nhưng đó chưa phải là tệ hại nhất. Trong ý kiến của chúng
tôi, chính quyền Trung Cộng đã cho phép cơ hội cho sự đối thoại thật sự qua đi.
Thay vì đối diện với những vấn nạn thật sự của sáu triệu dân Tây Tạng, họ đã cố
gắng để co cụm toàn bộ vấn đề Tây Tạng thành vị thế cá nhân của chính tôi.
Trong nguyện ước chân thành nhất của tôi, và của dân tộc
Tây Tạng, để tái lập ở Tây Tạng vai trò lịch sử vô giá của nó bằng một lần nữa
biến toàn bộ xứ sở, kể cả ba tỉnh U-Tsang, Kham, và Amdo, thành một vùng ổn định,
hòa bình, và hợp tác. Trong truyền thống tinh khiết nhất của Phật giáo, Tây Tạng
vì thế sẽ cống hiến những sự phụng sự và lòng hiếu khác của nó đến tất cả những
người bảo vệ hòa bình, tính tốt đẹp của con người, và quan tâm cho môi trường
mà tất cả chúng ta cùng chia sẻ.
*
Đó là năm 1987, Đức
Đạt Lai Lạt Ma đã phát biểu tại Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội Hoa Kỳ. Sau khi Mao
chết, Đặng Tiểu Bình đã ban hành một chính sách mới hạn chế nới lỏng ở Tây Tạng,
bắt đầu năm 1979, Đảng Cộng Sản Trung Quốc dã tổ chức một Hội Nghị Chuyên Đề Đầu
Tiên về Tây Tạng vào mùa xuân năm 1980 và gửi Hồ Cẩm Đào, tổng bí thư đảng cộng
sản, đánh giá hoàn cảnh Tây Tạng, bị sốc bởi tình trạng nghèo đói cùng cực của
xã hội Tây Tạng, khi trở lại ông đề nghị những sự cải cách cấp tiến để thoát khỏi
sự kiểm soát tập thể, cho phép sự tự trị rộng rãi hơn, và giảm thuế. Nó quyết định
giảm thiểu cán bộ Trung Cộng xuống còn hai phần ba, để lại sự quản lý Tây Tạng
cho người của chính họ, những người chịu trách nhiệm cho sự hồi sinh nền văn
hóa của họ. Những tù nhân chính trị, bị giam giữ từ năm 1959, được thả ra, và Đảng
Cộng Sản Trung Quốc mời những người lưu vong, đặc biệt là Đức Đạt Lai Lạt Ma,
trở về quê hương để “tham gia vào việc tái thiết xã hội.”
Chính phủ lưu vong
Tây Tạng đã gửi ba phái đoàn điều tra đến Tây Tạng năm 1979 và 1980. Sự viếng
thăm của họ đã khơi dậy niềm hân hoan cùng khắp vốn đã vượt khỏi bất cứ sự nhiệt
thành nào mà Trung Cộng có thể tưởng tượng. Những người anh chị em của Đức Đạt
Lai Lạt Ma đã hiện diện, và những người đồng bào của họ đã đổ xô tới để chạm
vào họ và nước mắt tưới ướt áo của họ, vốn được mang theo như thánh tính. Những
mãnh áo quần của họ là quý giá, vì chúng đến từ những người gần gũi với lãnh đạo
tinh thần của họ, cho sự tôn kính không được cần che dấu của họ. Hai mươi năm
tuyên truyền và đàn áp tàn bạo không làm lay chuyển lòng tin của họ, làm thất vọng
nhiều cho những lực lượng quân sự của Trung Cộng. Lần viếng thăm lần thứ hai đã
bị cắt ngắn vì đám đông ở Lhasa đã trở thành không thể kiểm soát.
Tháng Chín 1980, Đức
Đạt Lai Lạt Ma đề nghị gửi năm mươi giáo viên từ cộng đồng lưu vong đến giảng dạy
ở Tây Tạng. Ngài đề nghị mở một văn phòng liên lạc ở Bắc Kinh để tái lập niềm
tin, nhưng Trung Cộng đã lập lờ.
Tháng Ba 1981, Đức
Đạt Lai Lạt Ma đã lưu ý điều này trong một lá thư gửi Đặng Tiểu Bình, trong khi
vẫn nhấn đi nhấn lại rằng những giáo viên phải được cho phép nhanh chóng để hướng
đến sứ mệnh giáo dục của họ ở Tây Tạng. Vài tháng sau đó, vào tháng Bảy, Hồ Diệu
Bang đã trả lời, yêu cầu Đức Đạt Lai Lạt Ma trở lại Lhasa, nơi ngài có thể tiếp
tục vị trí chính trị và những điều kiện đời sống như trước 1950.
Với phạm trù mới
này Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ám chỉ khi ngài đề cập đến những đại diện được chính
phủ lưu vong gửi năm 1982 và 1984 đến Bắc Kinh. Nhưng sự thất vọng đã tràn ngập
họ, vì chính quyền Trung Cộng đã tuyên bố không khoan nhượng rằng họ chỉ muốn
thảo luận một vấn đề duy nhất: “sự trở về mẫu quốc không điều kiện của Đức Đạt
Lai Lạt Ma.”
Thời điểm cởi mở, vốn
được cho phép cho sự hồi sinh của lối sống và tôn giáo Tây Tạng đã không kéo
dài. Năm 1984, một Hội Nghị Chuyên Đề lần thứ hai về Tây Tạng đặt nghi vấn vào
sự lãnh đạo của Hồ Diệu Bang, phê phán ông về việc cho phép tinh thần quốc gia
Tây Tạng sống lại. ông bị mất chức lãnh Đạo Đảng Cộng Sản, và một lần nữa, những
chính sách của Trung Cộng trở nên khắc nghiệt hơn. Đây là khi Đức Đạt Lai Lạt
Ma, tại lời mời của Quốc Hội Hoa Kỳ, quyết định đưa vấn đề Tây Tạng vào môi trường
quốc tế - hợp đồng cùng với một thông điệp về hòa bình cho thế giới.
*
Tôi đề nghị Tây Tạng trở thành thánh địa bất
bạo động của thế giới
TÔI ĐỀ NGHỊ RẰNG TOÀN BỘ TÂY TẠNG, kể cả những tỉnh miền
đông của Kham và Amdo, được chuyển biến thành một khu vực của bất bạo động, một
thuật ngữ Ấn giáo mệnh danh một tình trạng của bất bạo động và hòa bình.
Sự thành lập một khu vực như vậy của hòa bình sẽ là sự tiếp
tục vai trò lịch sử của Tây Tạng, một quốc gia hòa bình, trung lập và là vùng
trái độn giữa những cường quốc của lục địa. Đó cũng là giữ gìn đề xuất Nepal trở
thành một khu vực hòa bình, một chương trình vốn được Trung Hoa chấp nhận công
khai. Khu vực hòa bình Nepal sẽ có một tác động mạnh mẽ hơn nếu nó bao gồm cả
Tây Tạng và những quốc gia lân bang.
Việc thành lập một khu vực hòa bình ở Tây Tạng sẽ bắt buộc
một sự triệt thoái lực lượng và sự đồn trú quân sự của Trung Cộng. Nó cũng cho
phép Ấn Độ rút lui lực lượng quân sự và
những trại binh khỏi những vùng biên giới
ở Hy Mã Lạp Sơn. Một thỏa thuận quốc tế có thể bảo đảm nhu cầu hợp pháp cho việc
bảo vệ và xây dựng những mối quan hệ của lòng tin giữa dân tộc Tây Tạng, Ấn Độ,
Trung Hoa, và những dân tộc khác trong vùng. Đó sẽ là một thuận lợi cho mọi người,
nhất là Trung Hoa và Ấn Độ. Sự an ninh sẽ được tái củng cố, và việc đó sẽ làm
nhẹ bớt gánh nặng của họ liên hệ đến việc duy trì những sự tập trung quân sự lớn
lao trên những vùng tranh chấp biên giới ở Hy Mã Lạp Sơn.
Trong suốt lịch sử, những mối liên hệ giữa Trung Hoa và Ấn
Độ không bao giờ bị căng thẳng. Chỉ khi quân đội Trung Cộng xâm lược Tây Tạng,
do thế tạo nên một vùng biên giới chung lần đầu tiên mà những mối căng thẳng xuất
hiện giữa hai cường quốc, đưa đến kết quả của cuộc chiến biên giới năm 1962. Kể
từ đó, nhiều sự kiện nguy hiểm đã xảy ra. Việc tái lập những mối quan hệ tốt đẹp
giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới sẽ trở nên bớt căng nếu họ được tách rời
ra, như trong quá khứ, bởi một khu vực trái độn rộng rãi, thân hữu.
Để cải thiện những mối quan hệ giữa dân tộc Tây Tạng và
Trung Hoa, bước đầu tiên là việc phục hồi lòng tin. Sau sự diệt chủng hàng thập
niên mới đây – trong phạm vi của hơn một triệu người Tây Tạng, hay một phần sáu
dân số, đã mất sự sống của họ, trong khi tối thiểu một con số như vậy cũng bị
mòn mõi trong những trại tập trung do bởi niềm tin tôn giáo và lòng yêu mến tự
do của họ - chỉ có một sự rút lui quân đồn trú Trung Cộng mới có thể khởi đầu một
tiến trình hòa giải thật sự. Lực lượng chiếm đóng đông đảo ở Tây Tạng nhắc người
Tây Tạng mỗi ngày sự áp bức và khổ đau mà tất cả đang chịu đựng. Việc rút quân
đội sẽ là một dấu hiệu mạnh mẽ cho chúng tôi hy vọng rằng trong tương lai một mối
quan hệ thân hữu và tin tưởng có thể được thiết lập với người Trung Hoa.
*
Việc chuyển hóa Tây
Tạng thành một khu vực hòa bình cống hiến đến văn hóa bất bạo động (ahimsa) được Đức Đạt Lai Lạt
Ma đề xuất trong phát biểu trước ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội Hoa Kỳ năm 1987,
khi ngài trình bày Dự Án Năm Điểm Hòa Bình. Vị lãnh đạo tinh thần đã phát triển
lập luận rằng nền hòa bình ở Tây Tạng có thể bảo đảm hòa bình trên thế giới,
phù hợp với nguyên tắc độc lập thân yêu của ngài. Bài phát biểu này đã đánh dấu
một chuyển hướng quan trọng trong sự phân tích về tình hình Tây Tạng của Đức Đạt
Lai Lạt Ma và chính phủ lưu vong Tây Tạng.
Cho đến 1979, chính
phủ trung ương Tây Tạng và người Tây Tạng đã cố gắng để khôi phục nền độc lập của
Tây Tạng bằng việc kêu gọi Liên Hiệp Quốc, mà không có nhiều thành công, để
nhìn nhận chủ quyền lịch sử của quốc gia họ, vốn, mâu thuẩn với những gì mà cơ
quan tuyên truyền Trung Cộng xác nhận, là không bao giờ là một phần của Trung
Hoa. Trong khi biết rằng thế giới đã trở thành ngày càng liên hệ hổ tương hơn
trong chính trị, quân sự, và kinh tế, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã quyết định đặt mọi
nổ lực vào việc giải quyết vấn đề Tây Tạng qua đối thoại và đàm phán.
Năm 1979, Đặng Tiểu
Bình đã ra lệnh rằng bất cứ điều gì về Tây Tạng cũng có thể thảo luận ngoại trừ
độc lập. Trong những cuộc gặp gở với các thành viên chính phủ lưu vong, Đức Đạt
Lai Lạt Ma đã nghiên cứu về việc khả dĩ hài lòng những nguyện vọng của dân tộc
Tây Tạng trong khi vẫn chấp nhận ý kiến rằng Tây Tạng có thể sẽ trở thành một tỉnh
của Trung Hoa, cung ứng một vị thế thật sự của tự quản và tự trị có được. Tình
trạng không thể đảo ngược làm cho có sự tự trị hiệu quả này là hủy bỏ cơ quan
hành chính của đất nước, bị áp đặt một cách tùy tiện bởi sự chiếm đóng, thành
năm khu vực kết hợp vào những tỉnh của Trung Hoa. Chính quyền Dharamsala đề nghị
rằng tất cả những vùng được hợp nhất vào một thực thể quyền lực là tự trị một
cách dân chủ. Những chừng mức như thế cho phép bảo tồn tôn giáo và văn hóa Tây
Tạng bằng việc cho người Tây Tạng quyền lực để quyết định sự phát triển kinh tế
xã hội của chính họ. Trung Cộng tiếp tục có trách nhiệm về quốc phòng, ngoại
giao, giáo dục, và kinh tế. Như vậy sẽ có được sự tiến bộ về một sự ổn định lâu
dài bằng tính toàn vẹn lãnh thổ của nó. Dân tộc Tây Tạng sau đó sẽ không có lý
do gì để đòi hỏi sự độc lập của họ.
Những điểm này hình
thành căn bản của chính sách được gọi là “Trung đạo”, được nghĩ là lợi ích hổ
tương cho cả hai phía và để phụng sự hòa bình trên thế giới. Nó vẫn được ủng hộ
bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma trong trong những đàm phán của ngài với chính phủ Cộng
Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Ngài đã đưa ra một sự giải thích hoàn chỉnh về điều này
một năm sau bài phát biểu ở Hoa Kỳ khi ngài tuyên bố tại Quốc Hội Châu Âu ở
Strasbourg.
*
Nhân danh di sản tâm linh của dân tộc tôi
CHÚNG ĐANG SỐNG NGÀY NAY trong một thế giới rất hổ tương.
Một quốc gia đơn lẻ không thể tự giải quyết những vấn nạn. Nếu chúng ta không
nhận ra trách nhiệm toàn cầu, thì chính sự sống còn của chúng ta bị đe dọa. Đó
là tại sao tôi luôn luôn tin tưởng trong sự cần thiết cho sự hiểu biết tốt đẹp
hơn, sự hợp tác gần gũi hơn, và sự tôn trọng rộng rãi hơn giữa các quốc gia
trên thế giới. Quốc Hội Châu Âu là một thí dụ truyền cảm. Nổi lên từ những hổn
độn của chiến tranh, những kẻ thù ngày hôm qua, trong một thế hệ mà thôi, đã học
hỏi để cùng tồn tại và hợp tác.
Tây Tạng đang trải qua một thời điểm rất khó khăn. Người Tây
Tạng, đặc biệt những ai đang chịu đựng sự chiếm đóng của Trung Cộng, ngưỡng mộ
tự do và công lý cũng như đến một tương lai mà chính họ có thể tự quyết định,
cũng như bảo vệ hoàn toàn cá tính đặc biệt của họ và sống trong hòa bình với những
láng giềng của họ. Trong hơn một nghìn năm, dân tộc Tây Tạng đã thừa kế những
giá trị tâm linh, bảo vệ sinh uyển khu vực cũng như duy trì sự cân bằng mong
manh của sự sống trên cao nguyên. Ngưỡng mộ bởi thông điệp bất bạo động và từ
bi của Đức Phật, được bảo vệ bởi những ngọn núi, chúng tôi đã cố gắng để tôn trọng
tất cả những hình thức của sự sống và đã từ bỏ chiến tranh như công cụ của
chính sách quốc gia.
Suốt khắp lịch sử chúng tôi, ngược lại hai nghìn năm,
chúng tôi đã từng độc lập. Không khi nào từ khi lập quốc vào năm 127 trước
Dương Lịch chúng tôi đã nhường lại chủ quyền của mình cho một cường quốc ngoại
bang. Như là trường hợp của tất cả mọi quốc gia. Tây Tạng đã trải qua những thời
điểm khi những lân bang của nó – Mông Cổ, Mãn Thanh, Trung Hoa, Anh quốc, và Nepal
– đã cố gắng để khuất phục nó. Đây là những hồi đoạn ngắn mà dân tộc Tây Tạng
không bao giờ đồng ý để diễn giải như một sự đánh mất chủ quyền quốc gia. Trong
thực tế, có những lúc khi những vị vua Tây Tạng chinh phục những phần lãnh thổ
rộng lớn của Trung Hoa và những lân bang khác. Nhưng điều đó không có nghĩa là
những người Tây Tạng chúng tôi bây giờ đòi hỏi những vùng lãnh thổ này.
Năm 1949 Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa xâm lược Tây Tạng bằng
vũ lực. Kể từ đấy, Tây Tạng chịu đựng một giai đoạn tối tăm nhất trong lịch sử
của nó. Hơn một triệu người dân chúng tôi đã bị giết chết như kết quả của cuộc
xâm lược. Hàng nghìn tu viện đã biến thành đống gạch vụn. Một thế hệ đã lớn lên
thiếu thốn học vấn, phát triển kinh tế, và bản sắc quốc gia. Mặc dù những lãnh
tụ Trung Cộng đã đưa những cải cách nào đó có hiệu lực, nhưng họ cũng đưa đông
đảo người Hoa di chuyển đến cao nguyên Tây Tạng. Chính sách này đã khiến sáu
triệu người Tây Tạng biến thành điều kiện của một tộc dân thiểu số.
Tôi đã cấm dân tộc tôi dùng đến phương thức bạo động
trong những nổ lực của họ nhằm chấm dứt đau khổ cho họ. Tuy nhiên, tôi thật tin
rằng một dân tộc có mọi quyền đạo đức để phản kháng chống lại bất công. Bất hạnh
thay, những phản kháng ở Tây Tạng đã bị trấn áp một cách bạo động bởi công an
và quân đội Trung Cộng. Tôi sẽ luôn luôn khuyến khích bất bạo động, nhưng ngoại
trừ Trung Cộng từ bỏ những phương pháp tàn bạo của họ, chứ người Tây Tạng không
thể bị quy trách nhiệm cho một sự gia tăng đau đớn hơn của hoàn cảnh.
Mọi người Tây Tạng hy vọng và cầu nguyện cho một sự hồi
phục hoàn toàn của nền độc lập của quốc gia họ. Hàng nghìn người dân chúng tôi
đã hy sinh mạng sống của họ, và toàn bộ đất nước chúng tôi đã đau khổ trong cuộc
chiến đấu này. Nhưng người Trung Cộng đã thất bại hoàn toàn trong việc nhận ra
những nguyện vọng của dân tộc Tây Tạng, và họ cương quyết trong chính sách đàn
áp tàn bạo của họ.
Tôi đã suy nghĩ trong một thời gian dài về một giải pháp
thực tiển vốn có thể chấm dứt thảm kịch của đất nước chúng tôi. Với chính phủ
lưu vong, tôi đã chào mời những ý kiến của nhiều bạn hữu và những người quan
tâm. Vào ngày 21 tháng Chín năm 1987, trước ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội ở thù đô
Hoa Sinh Tân, Hoa Kỳ, tôi đã tuyên bố Kế Hoạch Năm Điểm Hòa Bình mà trong đó
tôi kêu gọi cho một sự chuyển hóa ở Tây Tạng thành một khu vực hòa bình, một
thánh địa nơi con người và thiên nhiên có thể sống chung với nhau trong hòa hiệp.
Tôi cũng kêu gọi cho một sự tôn trọng nhân quyền và lý tưởng tự do, cho việc bảo
vệ môi trường, và cho việc chấm dứt sự di chuyển người Hoa đến Tây Tạng.
Điểm thứ năm trong Kế Hoạch Hòa Bình kêu gọi cho những sự
đàm phán nghiêm túc giữa người Tây Tạng và Trung Cộng. Chúng tôi đã chủ động
bày tỏ những tư tưởng này, vốn, là chúng tôi hy vọng, có thể giải quyết cho vấn
đề Tây Tạng. Toàn bộ Tây Tạng, được biết với cái tên Chokha Sum (kể cả những tỉnh
U-Tsang, Kham và Amdo) nên trở thành một thực thể tự quản, dân chủ, và tuân thủ
luật pháp, với người dân đồng ý hoạt động cho lợi ích chung và bảo vệ môi trường,
trong sự phối hợp với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Chính quyền Trung Hoa sẽ vẫn
chịu trách nhiệm về chính sách ngoại giao. Chính quyền Tây Tạng, về phần nó, sẽ
phát triển và duy trì những mối quan hệ qua phòng ngoại giao của nó và những
lãnh vực thương mại, giáo dục, văn hóa, tôn giáo, du lịch, khoa học, thể thao,
và những hoạt động phi chính trị khác.
Vì sự tự do cá nhân là cội nguồn thật sự cho việc phát
triển bất cứ xã hội nào, nên chính quyền Tây Tạng sẽ cố gắng để bảo đảm sự tự
do này bằng việc tuân thủ hoàn toàn Tuyên Bố Nhân Quyền, dưới sự hiểu biết về
những quyền tự do ngôn luận, hội họp hòa bình, và tôn giáo.Vì tôn giáo đại diện
cho bản sắc của nguồn gốc quốc gia Tây Tạng, và vì những giá trị tâm linh là
trung tâm của nền văn hóa giàu đẹp của Tây Tạng, cho nên nhiệm vụ đặc biệt của
chính quyền Tây Tạng là bảo đảm và phát triển nó.
Chính quyền Tây Tạng nên thông qua những luật lệ nghiêm
khắc để bảo vệ những hệ động thực vật hoang dã. Việc khai thác những tài nguyên
thiên nhiên sẽ được kiểm soát một cách cẩn thận. Việc sản xuất, thử nghiệm, và
tàng trử vũ khí nguyên tử và bất cứ vũ khí nào khác sẽ bị cấm chỉ, cùng với việc
sử dụng năng lượng và kỷ thuật nguyên tử vốn sản sinh chất thải độc hại. Đó sẽ
là nhiệm vụ của chính quyền Tây Tạng để chuyển hóa Tây Tạng thành một khu bảo tồn
thiên nhiên rộng lớn nhất hành tinh chúng ta. Một hội nghị hòa bình khu vực sẽ
được kêu gọi để bảo đảm Tây Tạng trở thành một thánh địa thật sự của hòa bình
và phi quân sự. Nhằm để tạo nên một không khí tin tưởng thuận lợi cho những cuộc
đàm phán hiệu quả, chính quyền Trung Hoa nên lập tức chấm dứt việc vi phạm nhân
quyền ở Tây Tạng và từ bỏ chính sách di dân người Hoa đến Tây Tạng.
Đó là những ý kiến mà tôi sẽ tiếp tục duy trì trong tâm
tôi. Tôi cũng cảnh giác rằng nhiều người Tây Tạng thất vọng với vị thế trung
bình này. Không nghi ngờ gì, sẽ tiếp tục có nhiều cuộc thảo luận trong cộng đồng
của chúng tôi, cả ở trong và ngoài Tây Tạng. Đó là một bước cần yếu và không thể
tránh khỏi trong bất cứ một tiến trình thay đổi nào. Tôi tin tưởng rằng những
phản chiếu này trình bày một phương cách thực tiển nhất để tái lập một bản sắc
Tây Tạng đặc thù và để khôi phục những quyền căn bản của Tây Tạng, trong khi vẫn
cho phép những lợi ích của Trung Hoa tồn tại. Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng,
bất cứ sự đàm phán với Trung Cộng kết quả ra thế nào, thì người Tây Tạng nên có
những tiếng nói cuối cùng trong bất cứ quyết định nào. Vậy thì, bất cứ đề xuất
nào cũng sẽ bao gồm một chương trình cho một tiến trình hợp pháp hoàn toàn để định
rõ những nguyện ước của người Tây Tạng bằng một cách của một trưng cầu dân ý quốc
gia.
Tôi không mong cầu đảm nhận một vai trò năng động trong
chính quyền Tây Tạng. Tuy nhiên, tôi sẽ tiếp tục hoạt động tối đa như tôi có thể
cho sự cát tường và hạnh phúc của dân tộc Tây Tạng, cho đến khi nào vẫn cần thiết.
Chúng tôi đã sẵn sàng trình bày một sự đề xuất tới chính
phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa căn cứ trên những cân nhắc này. Một đoàn đám
phán đại diện chính phủ lưu vong Tây Tạng đã được chỉ định. Chúng tôi đã sẵn
sàng để gặp gở và thảo luận những chi tiết của một đề xuất như vậy với chính
quyền Bắc Kinh, với mục tiêu đi đến một giải pháp công bằng.
Chúng tôi được khuyến khích bởi sự quan tâm sâu sắc vấn đề
của chúng tôi đánh thức nhiều chính phủ và lãnh tụ chính trị ngày càng gia
tăng. Chúng tôi vững lòng trong vị thế của chúng tôi qua những thay đổi gần đây
ở Trung Hoa, vốn đem đến một số lãnh đạo mới thực tế hơn và rộng rãi hơn đạt được
quyền lực.
Chúng tôi cầu nguyện rằng chính phủ và các lãnh tụ Trung
Hoa sẽ xem xét những ý tưởng mà tôi đã mở rộng một cách nghiêm túc trong chi tiết.
Chỉ đối thoại và một khát vọng để phân tích thực tế Tây Tạng với lòng trung thực
và sáng suốt mới có thể đưa đến một giải pháp khả thi. Chúng tôi hy vọng chúng
tôi có thể tiến hành thảo luận với chính quyền Bắc Kinh trong khi giữ sự quan
tâm phổ quát nhân bản trong tâm. Vì vậy, đề xuất của chúng tôi sẽ được thực hiện
với một nguyện ước cho sự hòa giải và chúng tôi hy vọng cho một thái độ giống
như vậy của phía Trung Hoa.
Lịch sử đặc thù của quê hương chúng tôi và di sản tâm
linh sâu sắc của nó thích nghi tuyệt vời để điền vào vai trò một thánh địa hòa
bình trong trái tim của Á Châu. Vị thế lịch sử của nó như một khu vực trái độn
trung lập, đóng góp cho sự ổn định của toàn thể lục địa, xứng đáng để được khôi
phục lại. Hòa bình và an ninh ở Á Châu, và khắp toàn thế giới, vì vậy sẽ được
tái củng cố. Trong tương lai, sẽ không cần thiết nữa để duy trì Tây Tạng như một
xứ sở bị chiếm đóng, bị áp chế bằng vũ lực, không sản xuất và bị đánh dấu bởi
khổ đau. Nó có thể trở thành một thiên đường tự do nơi mà con người và thiên
nhiên sẽ sống trong cân bằng hài hòa và là một mô thức sáng tạo cho một giải
pháp của nhiều khu vực xung đột căng thẳng trên thế giới.
Những lãnh đạo Trung Hoa nên nhận ra rằng, trong những
vùng lãnh thổ chiếm đóng, thực dân thống trị là lỗi thời. Một liên hiệp chân thật
của vài quốc gia là có thể trong một phạm vi rộng lớn chỉ có thể trên căn bản của
một sự tuân thủ đồng thuận tự do, khi kết quả nhằm mục đích thỏa mãn cho tất cả
mọi thành phần được quan tâm. Liên hiệp Âu Châu là một thí dụ hùng hồn cho điều
này.
*
Tháng Chín năm
1987, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma trình bày Dự Án Năm Điểm Hòa Bình của ngài với ủy
Ban Nhân Quyền Quốc Hội Hoa Kỳ, ngài yêu cầu “Trung Hoa tham dự nghiêm chỉnh
trong những cuộc đàm phán để giải quyết vấn đề vị thế của Tây Tạng tương lai.”
Tháng Sáu năm 1988,
phát biểu tại Quốc Hội Âu Châu ở Strasbourg, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mở rộng dự
án của ngài, vốn bao gồm một thỏa thuận để từ bỏ đòi hỏi cho nền độc lập của
Tây Tạng trong ủng hộ một khu tự trị hiệu quả. Sự nhượng bộ lớn này nhằm mục
tiêu mang đến việc tạo nên một thực thể chính trị dân chủ của sự tự quản cho tất
cả ba tỉnh của Tây Tạng, vốn vẫn bị sáp nhập vào Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, với
việc chính phủ Trung Hoa tiếp tục quản lý chính sách ngoại giao và quốc phòng của
Tây Tạng. Đề xuất Strasbourg được căn cứ trên ý kiến sáng tạo, trong tâm linh lối
sống của dân tộc Tây Tạng, một thánh địa ở Tây Tạng cống hiến cho nền hòa bình
thế giới và đặt nền tảng trong sự phát triển tâm linh và sự thúc đẩy những giá
trị nhân bản của từ ái, bi mẫn, bất bạo động, bao dung, và tha thứ. Theo
Samdhong Rinpoche, Đức Đạt Lai Lạt Ma từ bỏ đòi hỏi nền độc lập vì ngài quan
tâm về việc cho phép một sự hồi sinh thật sự của di sản tâm linh và văn hóa Phật
giáo, được xem là di sản của toàn nhân loại trên thế giới, trước khi nó quá trể.”
Những chính phủ Cộng
Hòa Nhân Trung Hoa tuyên bố rằng đề xuất Strasbourg chỉ là một đòi hỏi cho nền
độc lập che dấu dưới khu tự trị và rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đang theo đuổi ý tưởng
tách rời Tây Tạng khỏi “mẫu quốc”. Những viên chức chính quyền lăng mạ ngài bằng
việc gọi ngài là một “lãnh tụ của bè đảng ly khai.” Và trong năm 1988, ở Lhasa,
những cuộc phản đối hòa bình của nam nữ tu sĩ bị đàn áp một cách dã man, đã làm
khơi dậy một sự phẫn nộ quốc tế. Tháng Ba năm 1989, những sự phản đối mới đã bị
dập tắt bởi quân đội. Hơn một trăm người bị giết chết , và ba nghìn người bị bắt giam. Thiết quân luật được
ban hành và và duy trì trong hơn một năm cho đến tháng Năm 1990.
Những sự kiện này
đưa đến một sự khơi dậy chưa từng có của công luận ở các thủ đô phương Tây. Vấn
đề Tây Tạng không còn là vấn nạn nội tại mà chính quyền Trung Cộng muốn giảm
thiểu nó như vậy, vì bây giờ nó được thế giới quan tâm. Đức Đạt Lai Lạt Ma trở
thành như một phát ngôn viên đáng tin không chỉ cho dân tộc ngài mà cho lương
tâm thế giới bằng cách gợi ý rằng, Tây Tạng, ngày nay là một vùng đất của khổ
đau và diệt chủng, được chuyển hóa thành một thánh địa của hòa bình.
*
Vũ khí của tôi là sự thật, lòng can đảm và
quyết tâm
NGÀY NAY KHI NGHĨ ĐẾN tương lai của Tây Tạng, tôi không kềm
được xúc động cho phong trào dân chủ bị đập nát ở Quãng Trường Thiên An Môn vào
tháng Sáu 1989 với một sự bạo động tàn ác nhất. Nhưng tôi không tin rằng những
sự phản kháng như vậy là vô ích. Trái lại, tâm linh của tự do được khơi lại
trong những người Hoa, và Trung Hoa không thể lãng quên tác động của tâm linh tự
do này vốn phất phới qua nhiều vùng trên thế giới.
Những thay đổi lạ lùng đang xảy ra ở Đông Âu, những sự kiện
thiết lập phong độ cho một sự đổi mới xã hội và chính trị khắp thế giới. Tương
tự thế, Namibia lấy lại nền độc lập từ Nam Phi, và chính quyền Nam Phi thực hiện
bước đầu tiên để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. Thật đáng hào hứng để ghi
nhớ rằng những thay đổi này xuất phát từ những vận động phổ thông xác thực và
chúng được liên kết với những khát vọng không kềm chế được của con người cho tự
do và công lý. Những thay đổi lịch sử này cho thấy rằng nhu cầu của lý trí, can
đảm, quyết tâm, và không thể triệt tiêu được cho tự do sẽ thành công một ngày
nào đó.
Đó là tại sao tôi đang thúc giục những lãnh đạo Trung Cộng
đừng đi ngược lại làn sóng thay đổi, mà hãy thẩm tra các vấn nạn của dân tộc
Tây Tạng và Trung Hoa với khả năng sáng tạo và tâm tư cởi mở. Tôi tin rằng sự
đàn áp sẽ không bao giờ nghiền nát quyết tâm của một dân tộc để sống trong tự do
và nhân phẩm. Các lãnh tụ Trung Cộng nên nhìn vào các vấn nạn nội tại của Trung
Hoa và vấn đề Tây Tạng với một con mắt mới mẻ và tình trạng tươi mát của tâm hồn.
Trước khi nó quá trể, họ phải lắng nghe tiếng vọng của lý trí, bất bạo động, và
sự tiết độ được nói lên bởi dân tộc Tây Tạng.
Mặc cho yêu sách tuyên truyền của Trung Cộng, hàng triệu
thường dân không phải người Hán, sống trong những khu vực hiện tại dưới sự cai
trị của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, đang chịu đựng tất cả những loại phân biệt.
Tự chính Trung Cộng thừa nhận rằng, mặc cho bao năm dưới chế độ cộng sản, những
vùng này vẫn tiếp tục lạc hậu và nghèo nàn. Tuy nhiên, tác động nghiêm trọng nhất
của chính sách nhà nước đối với những dân tộc của các vùng này là sự di chuyển
nhân khẩu đã được áp đặt cho họ. Hầu như khắp nơi, những người Hán mới nhập cư
đã trở thành đa số. Mãn Châu đã hoàn toàn bị đồng hóa. Nội Mông, chỉ hai triệu
sáu người Mông Cổ còn lại, bị bao vây bởi mười tám triệu người Hán mới đến. Hơn
năm chục phần trăm dân số Tân Cương là người Hán ngày nay, trái lại ở Tây Tạng
sáu triệu người Tây Tạng là thiểu số với bảy triệu rưởi người Hán nhập cư.
Một cách tự nhiên, những dân tộc không phải là người Hán
thì khởi loạn. Ngoại trừ những lãnh đạo Trung Cộng có biện pháp để xoa dịu họ,
chắc chắn rằng những vấn nạn nghiêm trọng sẽ sinh khởi trong tương lai. Tôi tin
rằng thật khẩn thiết để Trung Hoa hãy cố gắng giải quyết những vấn đề này qua đối
thoại và thỏa hiệp. Chính quyền Trung Cộng phải nhận ra rằng những vấn đề này
trong những vùng không phải người Hán dưới ách thống trị của nó không phải đơn
thuần là kinh tế. Chúng ở gốc rễ của chính trị, và như vậy, chúng chỉ có thể giải
quyết bằng những quyết định của một mệnh lệnh chính trị.
Để mang đến một giải pháp hòa bình và hợp lý cho vấn đề
Tây Tạng, tôi đã thố lộ Dự Án Năm Điểm
Hòa Bình và đã trình bày Đề Án
Strasbourg. Ngay cả sau khi ban hành tình trạng thiết quân luật ở Tây Tạng,
chúng tôi đề nghị những cuộc gặp gở sơ bộ xảy ra ở Hồng Công, nhằm để thảo luận
những bước tiếp theo nhằm giảm căng thẳng và tạo điều kiện cho những lần đàm
phán thật sự. Kém may mắn thay, những lãnh tụ Trung Cộng, cho đến hôm nay, đã
không trả lời một cách tích cực những nổ lực chân thành của chúng tôi.
Trung Cộng đã phủ nhận và lên án kịch liệt vị trí của tôi
trong quá khứ và lịch sử của Tây Tạng. Họ muốn tôi thay đổi vị thế của tôi.
Nhưng thật không thể điều chỉnh sự thật của những sự kiện. Trong tâm tư hẹp hòi
của họ, những người Trung Cộng không muốn hiểu ý chính của thông điệp mà tôi đã
cố gắng gởi cho họ trong Dự Án Năm Điểm
Hòa Bình của tôi, trong Đề Án
Strasbourg, hay trong bài nói chuyện quan tâm đến những mối quan hệ tương
lai của Tây Tạng và Trung Hoa, là thứ mà tôi sẵn sàng để thẩm tra với một tâm hồn
cởi mở qua đối thoại.
Giống như chúng tôi đấu tranh cho nhân quyền, tự do và
tương lai cát tường của sáu triệu người Tây Tạng, vì thế chúng tôi phải tái củng
cố những tổ chức dân chủ của chúng tôi và tiến trình của dân chủ hóa. Như tôi
đã tuyên bố nhiều lần, quan tâm đến tự do và dân chủ là cần yếu cho việc phát
triển một Tây Tạng hiện đại. Năm 1963, tôi đã chấp nhận Hiến Pháp Dân Chủ của
Tây Tạng, và chúng tôi đã có được những kinh nghiệm đáng kể trong việc thể hiện
chức năng của những tổ chức dân chủ. Thật vẫn cần thiết để dân chủ hóa xa hơn,
cả Hội Nghị Đại Biểu Nhân Dân Tây Tạng và trong Cơ Quan Hành Chính Tây Tạng. Đó
là tại sao tôi đã thu thập những ý kiến và đề nghị của dân tộc chúng tôi. Tôi cảm
thấy đó là trách nhiệm của mỗi người Tây Tạng để tạo nên một cộng đồng lưu vong
hoàn toàn tự do và dân chủ.
Tôi chú ý với đau buồn rằng sâu xa từ việc thẩm tra vấn đề
Tây Tạng từ một nhận thức mới, nhà cầm quyền Trung Cộng tiếp tục sử dụng sức mạnh
quân sự đông đảo của họ để đàn áp nhiều cuộc biểu tình của người Tây Tạng. Mặc
cho tàn bạo như vậy, dân tộc Tây Tạng ở Tây Tạng tiếp tục quyết tâm không hề
lay chuyển. Đó là trách nhiệm của mỗi người Tây Tạng để đấu tranh cho tự do và
nhân quyền. Nhưng sự đấu tranh của chúng tôi phải nên căn cứ trên bất bạo động.
Một sự kiện quan trọng là Giải Nobel Hòa Bình mà tôi được
trao tặng. Mặc dù nó không thay đổi vị thế của tôi là một nhà tu giản dị, nhưng
tôi vui mừng vì nó cho dân tộc Tây Tạng của tôi, vì giải thưởng ấy đã mang đến
một sự thừa nhận xứng đáng cho sự đấu tranh của họ vì tự do và công lý. Nó tái
khẳng định niềm tin của chúng tôi rằng với vũ khí của sự thật, lòng can đảm và
quyết tâm, thì chúng tôi sẽ thành công để đem đến tự do cho quê hương chúng
tôi. Mối quan hệ giữa Tây Tạng và Trung Hoa nên được căn cứ trên nguyên tắc của
bình đẳng, tin tưởng, lợi ích hổ tương. Nó cũng nên được căn cứ trên việc nhắn
nhủ rằng chủ quyền của Tây Tạng và Trung Hoa nên được giải nghĩa một cách thông
tuệ trên một trụ đá được làm năm 823 sau Dương Lịch. Theo điều khoản được khắc
trên trụ đá ở Lhasa, dân tộc Tây Tạng sẽ sống hạnh phúc trong Tây Tạng rộng lớn,
và người Trung Hoa trong Trung Hoa rộng lớn.”
*
Tháng Ba 1990, “một
tâm linh của tự do phất phới khắp thế giới” ở Âu Châu, với việc sụp đổ của bức
tường Bá Linh, và sự tan rã của Liên Bang Sô Viết, và ở Trung Hoa với những cuộc
biểu tình ở Quảng Trường Thiên An Môn, nhưng ở Tây Tạng Thiết Quân Luật vẫn
đang thi hành. Nó không được gở bỏ cho đến vài tháng sau, trong tháng Năm.
Nhưng phạm vi này không biểu thị sự chấm dứt đàn áp, mà sự tàn bạo của nó chỉ
có gia tăng, như một báo cáo của Hội Ân Xá Quốc Tế đã đề cập năm 1990.
Bắt đầu năm 1992,
những toán đặc biệt chịu trách nhiệm với việc lục soát nhà riêng khắp Tây Tạng.
Những người có hình ảnh, sách vở, hay giáo huấn của Đức Đạt Lai Lạt Ma bị bắt
giữ và bị tra tấn dã man, rồi bỏ tù. Nhiều người trong họ đã biến mất.
Năm 1994, Bắc Kinh
thông qua một loạt các lượng định để loại trừ sự chống đối của người Tây Tạng. Hội
thảo chuyên đề thứ ba về Tây Tạng bảo đảm cho “việc thống nhất Tây Tạng vơi mẫu
quốc và chiến đấu chống lại chủ nghĩa ly khai.” Trong những vận động tuyên truyền
hùng biện về “chống lại – Dalai” và “chống ly khai”, đó là một vấn đề của “một
cuộc đấu tranh sống và chết” và sự gửi gắm là “mưa không mệt mỏi thổi xuống vì
an toàn công cộng.” Một sự leo thang bạo động sau đó suốt khắp Tây Tạng, làm hồi
tưởng những thời gian tệ hại nhất của cuộc Cách Mạng Văn Hoa; tháng Bảy 1996, Đảng
Cộng Sản phóng ra ba cuộc vận động chính trị lớn được gọi là “Học Tập Yêu Nước,”
“Văn Minh Tâm Linh” và “Đánh Mạnh.” Với
nhiều tuyên truyền, hai cuộc vận động đầu khởi động nhằm mục tiêu xóa bỏ tôn
giáo, văn hóa và ngôn ngữ Tây Tạng: “ Chúng ta phải dạy những người Phật tử để
cải tạo chính họ và để trả lời cho nhu cầu ổn định Tây Tạng và để đón nhận mô
thức xã hội chủ nghĩa.” Để giám sát các tu sĩ nam nữ, xem như những yếu tố nguy
hiểm, những người hướng đến hoạt động nhân danh Đức Đạt Lai Lạt Ma, Ủy Ban Hành
Chính Dân Chủ Và Yêu Nước được thành lập trong mọi tu viện. Năm 1989, chính
sách này đưa đến việc trục xuất hơn mười nghìn nam nữ tu sĩ, và phụ tá bí thư của
Đảng Cộng Sản tuyên bố rằng ba mươi lăm nghìn tu sĩ nam nữ đã được cải tạo, cảm
ơn cuộc vận động học tập cải tạo yêu nước. Nhà cầm quyền đã xóa bỏ tất cả dấu vết
của “chủ nghĩa hoạt động chính trị Tây Tạng.”
Với cuộc vận động
“Đánh Mạnh”, sự bóp nghẹt này bao gồm những hành động như nói chuyện với người
ngoại quốc, sở hữu những ấn phẩm của chính phủ lưu vong Tây Tạng hay hình ảnh của
Đức Đạt Lai Lạt Ma, và tham gia trong những cuộc biểu tình hòa bình. Người dân
bị ép phải đưa những thông tin của hàng xóm, đồng nghiệp, hay cha mẹ của họ, dưới
hình phạt phải mất nhà cửa hay nghề nghiệp của họ. Can phạm bị bỏ tù, và những
lời thú tội của họ bị cưởng bức từ việc tra tấn. Nhiều người đã chết như một kết
quả của sự đối xử tàn ác. Năm 1999, một ủy ban của các bác sĩ tìm cách bảo vệ
nhân quyền đã xác minh rằng ở Tây Tạng việc tra tấn được sử dụng ngày càng nhiều
hơn như thay thế cho bản án tử hình. Một sự chết dần mòn hay một sự thoái hóa
cuộc sống con người là kết quả từ sự thi hành này.
Trong những thập
niên từ 1900 đến 2000, những trung tâm thẩm vấn và giam giữ mọc lên khắp Tây Tạng.
Cảm ơn những lời khai của các tù nhân chính trị, một số tìm cách mua lại những
khí cụ tra tấn từ những kẻ canh gác của họ bằng vàng, những kỷ thuật tra tấn được
kê ra thứ tự bởi những tổ chức liên kết với Liên Hiệp Quốc, chẳng hạn như ủy
Ban Quốc Tế Về Công Lý, Những Nhóm Hành Động Về Giam Giữ Tùy Tiện, và báo cáo đặc
biệt về tra tấn.
Bên cạnh việc xem
thường nhân quyền, nhà cầm quyền Trung Cộng đã khởi xướng một chính sách mới di
chuyển đông đảo người Hán đến Tây Tạng với việc phát động một chương trình được
gọi là “Phát Triển Phía Tây.” Chương trình ấy chỉ tăng tốc từ đầu thiên niên kỷ
khi nó tạo điều kiện để phát triển cơ sở hạ tầng cho việc vận chuyển những di dân
mới, giống như con đường sắt nối Bắc Kinh và Lhasa, khánh thành vào ngày 1
tháng Bảy, 2006.
Đức Đạt Lai Lạt Ma
đã gọi đây là một chính sách của “xâm lược nhân khẩu học” vốn biến người Tây Tạng
không hơn gì một dân tộc thiểu số ngay trên mãnh đất tổ tiên họ nhằm gắn kết
Tây Tạng một lần và mãi mãi về sau vào Trung Hoa: “Một sự xâm lược nhân khẩu học
thật sự đang xảy ra, và đây là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Ngày nay, dân số
của Lhasa, theo báo cáo điều tra dân số mới nhất, là hai phần ba người Hán. Đây
cũng là trường hợp của những thành phố chính ở Tây Tạng nơi mà người Tây Tạng
đã trở thành thiểu số. Người Tây Tạng ở Ấn Độ thì Tây Tạng hơn người Tây Tạng ở
Tây Tạng.”
Tháng Tư 2000, Nghị
viện Châu Âu đã bỏ phiếu cho một nghị quyết quan tâm sâu sắc cho mối hiểm họa rằng
“sự di chuyển ồ ạt người Hán đến Tây Tạng đặt vấn đề cho di sản văn hóa và tâm
linh Tây Tạng.” Những dân biểu khuyến cáo Trung Cộng bắt đầu một cuộc đối thoại
“vô điều kiện” với Đức Đạt Lai Lạt Ma trên căn bản Dự Án Năm Điểm và chấm dứt sự
vi phạm dai dẳng và trầm trọng những tự do căn bản của dân tộc Tây Tạng.”
*
Tây Tạng vẫn đau khổ vì những sự vi phạm
nhân quyền trắng trợn, không thể tưởng tượng
TÔI TIẾP TỤC DÂNG NHỮNG LỜI CẦU NGUYỆN CỦA TÔI, đảnh lễ tất
cả những người đàn ông và đàn bà can đảm ở Tây Tạng, những người chịu vô vàn thử
thách và hy sinh thân mạng của họ cho vấn đề của dân tộc chúng tôi. Tôi bày tỏ
lòng đoàn kết với những người Tây Tạng, những người đang chịu đựng đàn áp và đối
xử tàn ác. Tôi chào mừng cả những người Tây Tạng ở trong nước và ngoại quốc, những
người ủng hộ vấn đề của chúng tôi, và tất cả những người bảo vệ công lý.
Trong sáu thập niên, người Tây Tạng khắp Tây Tạng, được
biết với cái tên Chokha Sum (kể cả những tỉnh U-Tsang, Kham, và Amdo)đã bị
áp lực phải sống liên tục trong tình trạng
sợ hãi, đe dọa và nghi ngờ, đối tượng để Trung Cộng trấn áp. Tuy thế, dân tộc
Tây Tạng đã có thể duy trì niềm tin tôn giáo của họ, dân tộc tính vững chắc, và
văn hóa đặc thù của họ, trong khi vẫn giữ lòng ngưỡng mộ lâu đời của họ cho tự
do tồn tại. Tôi ngưỡng mộ lớn lao cho những phẩm chất này trong dân tộc chúng
tôi và cho lòng can đảm bất khuất của họ. Họ làm cho tôi cảm thấy tự hào và toại
nguyện vô cùng.
Nhiều chính phủ và tổ chức phi chính phủ, và cá nhân khắp
thế giới, trung thành với lý tưởng hòa bình và công lý, đã kiên trì ủng hộ cho
vấn đề Tây Tạng. Trong mấy năm gần đây, các chính phủ và dân tộc của nhiều quốc
gia đã thực hiện những động thái quan trọng biểu lộ sự đoàn kết của họ một cách
rõ ràng, và tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đến họ.
Vấn nạn rất phức tạp của Tây Tạng liên hệ với những chủ đề
khác như chính trị, xã hội, nhân quyền, tôn giáo, văn hóa, dân tộc tính, kinh tế,
và môi trường thiên nhiên. Đó là tại sao một sự tiếp cận toàn cầu phải được chấp
nhận và thực hiện để giải quyết nó bằng việc đưa vào sự quan tâm của tất cả mọi
phía liên hệ hơn là chỉ một nhóm đơn lẻ. Cho nên chúng tôi đã kiên định trong
cuộc đấu tranh của chúng tôi ủng hộ cho một chính sách lợi ích hổ tương của
Trung Đạo, và chúng tôi đã thực hiện những nổ lực bền bĩ để đưa vào thực hành
trong mấy năm nay.
Từ 2002, những đại diện của tôi đã tiến hành sáu buổi đàm
phán với đối tác của họ ở Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa để tiếp cận những vấn đề
quan trọng này. Những buổi thảo luận toàn diện này đã giúp để xoa dịu những
nghi ngờ nào đó và giúp chúng tôi giải thích những nguyện vọng của chúng tôi.
Tuy nhiên, khi đi đến kết thúc, không có kết quả cụ thể nào. Trong mấy năm sau
cùng này, Tây Tạng đã trải nghiệm một sự gia tăng đàn áp tàn bạo. Mặc cho những
sự kiện bất hạnh này, quyết tâm và chí nguyện của tôi là theo đuổi chính sách
Trung Đạo và tiến hành đối thoại với chính quyền Trung Cộng duy trì không đổi.
Một mối quan tâm lớn của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là
nó thiếu tính hợp pháp ở Tây Tạng. Phương pháp tốt nhất mà chính quyền Trung Cộng
có thể sử dụng để làm mạnh vị thế của họ ở Tây Tạng phải là theo đuổi một chính
sách có thể làm hài lòng người Tây Tạng và chiếm được lòng tin của họ. Nếu
chúng tôi có thể hòa giải với người Trung Cộng bằng việc đi đến một thỏa thuận,
thế thì như tôi đã tuyên bố nhiều lần, tôi sẽ cố gắng để hổ trợ dân tộc Tây Tạng
cho việc ấy.
Ở Tây Tạng hiện tại, do bởi vô số hành động được tiến
hành mà không có tầm nhìn xa về phần của chính quyền Trung Cộng, môi trường tự
nhiên bị tổn hại nghiêm trọng. Hơn thế nữa, do bởi chính sách di chuyển cư dân,
nhân số không phải Tây Tạng đã gia tăng ồ ạt, làm giả thiểu người Tây Tạng bản
địa thành một dân tộc thiểu số tầm thường ngay chính trên quê hương của họ. Điều
gì nữa, ngôn ngữ, phong tục, và truyền thống Tây Tạng, vốn phản chiếu bản chất
và đặc tính chân thật của dân tộc chúng tôi, đang trên tiến trình biến mất. Kết
quả là người Tây Tạng thấy họ dần dần bị đồng hóa thành vào trong dân số của
Trung Hoa.
Ở Tây Tạng, việc đàn áp tiếp tục với nhiều vi phạm trắng
trợn, không thể tưởng tượng về nhân quyền, phủ nhận tự do tôn giáo, và chính trị
hóa tôn giáo. Tất cả những việc này xuất phát từ việc thiếu tôn trọng dân tộc
Tây Tạng của chính quyền Bắc Kinh. Đây là những chướng ngại quan trọng mà chính
quyền Trung Cộng đang thiết lập phương pháp cho chính sách thống nhất đất nước
của họ. Những chính sách này tách rời người Tây Tạng khỏi người Hán. Đó là tại
sao tôi kêu gọi chính quyền Bắc Kinh chấm dứt chính sách này ngay lập tức.
Mặc dù những khu vực cư trú của người Tây Tạng được mệnh
danh là những vùng tự trị, quận tự trị, làng tự trị, nhưng chúng tự trị trên
danh nghĩa và trong thực tế chúng không thụ hưởng bất cứ thứ gì tự trị. Trái lại,
chúng được cai trị bởi những người không biết gì về hoàn cảnh khu vực và bị thống
trị bởi những gì mà Mao Trách Đông gọi là “chủ nghĩa dân tộc đại Hán”. Trong thực
tế, những vùng được gọi là tự trị không được ban cho bất cứ lợi ích gì rõ ràng
với sự quan tâm về dân tộc tính. Đây là những chính sách sai lầm, không tương ứng
với thực tế, làm nên vô vàn tổn hại, không chỉ về những dân tộc tính khác biệt,
mà cũng về sự thống nhất và ổn định của quốc gia Trung Hoa. Thật quan trọng cho
chính quyền Bắc Kinh để tuân theo khuyến cáo của Đặng Tiểu Bình, “hãy tìm kiếm
sự thật căn cứ trên các sự kiện,” đúng nghĩa của nó.
Chính quyền Trung Cộng chỉ trích kịch liệt tôi khi tôi
đưa lên vấn đề lợi ích của dân tộc Tây Tạng trước cộng đồng quốc tế. Cho đến
khi chúng tôi tìm ra một giải pháp lợi ích hổ tương, thì tôi có trách nhiệm đạo
đức và lịch sử để tiếp tục phát biểu một cách tự do nhân danh cho tất cả những
người Tây Tạng. Trong bất cứ trường hợp nào, mọi người biết rằng tôi đã về hưu
bán phần vì đội ngũ lãnh đạo mới của cộng đồng Tây Tạng lưu vong đã được bầu cử
tự do.
Trung Hoa đang phát triển và đang trở thành một cường quốc,
cảm ơn cho tiến trình kinh tế quan trọng. Chúng ta hoan nghênh điều này với một
tâm tích cực, hơn nữa đó là cơ hội cho Trung Hoa đóng một vai trò quan trọng
trên trường quốc tế. Thế giới đang chờ đợi với nhẫn nại để thấy những lãnh đạo
Trung Cộng ngày nay sẽ áp dụng những khái niệm của họ về “xã hội hòa hiệp” và
“phát triển hòa bình” như họ binh vực như thế nào. Phải có tiến trình trong việc
tôn trọng luật pháp, trong sự minh bạch, và trong tự do ngôn luận và báo chí.
Vì Trung Hoa là một đất nước với nhiều dân tộc, họ cũng nên được hưởng những
quyền bình đẳng và tự do để bảo vệ bản sắc dân tộc tương ứng. đó là một điều kiện
cho sự ổn định của quốc gia.
Ngày 6 tháng Ba, 2008, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tuyên bố, “Sự ổn
định của Tây Tạng liên quan đến sự ổn định của đất nước, và sự an ninh của Tây
Tạng liên quan đến sự an ninh của quốc gia.” Ông thêm rằng chính quyền Trung
Hoa nên bảo đảm sự cát tường của những người Tây Tạng và cải thiện những hành động
của nó đối với tôn giáo và những nhóm thiểu số, trong khi duy trì sự hòa hiệp
và ổn định của xã hội. Tuyên bố của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tương hợp với thực tế
và chúng tôi yêu cầu nó được áp dụng.
Năm 2008, dân tộc Trung Hoa tự hào và nôn nóng chờ đợi
khai mạc thế vận hội Olympic. Ngay từ đầu tôi ủng hộ ý tưởng Trung Hoa tổ chức
thế vận hội. Vì một sự kiện thể thao quốc tế như vậy, đặc biệt là Olympic, đưa
những nguyên tắc của tự do bày tỏ, bình đẳng và hữu nghị ngay phía trước. Trung
Hoa nên chứng minh tính hiếu khách của họ bằng việc ban cho những quyền tự do
này. Trong việc gửi đi những vận động viên, tôi cảm thấy rằng cộng đồng quốc tế
nên nhắc nhở nhiệm vụ của Trung Hoa. Vài quốc hội, các cá nhân, và những tổ chức
phi chính phủ khắp thế giới đã đưa ra nhiều sáng kiến, nhấn mạnh cơ may của vận
hội này đã cho Trung Hoa khởi đầu một sự thay đổi tích cực. Thế vận hội không
nghi ngờ gì nữa đã có một tác động lớn lao trong tâm trí của mọi người trong cộng
đồng người Hoa. Cho nên thế giới nên tìm những phương cách để hành động một
cách hăng hái nhằm để ủng hộ sự thay đổi tích cực ở Trung Hoa, ngay cả sau khi
chấm dứt Thế vận hội.
Tôi muốn bày tỏ sự tự hào của tôi và chấp nhận về sự chân
thành, can đảm, và quyết tâm của dân tộc Tây Tạng ở Tây Tạng đã biểu lộ. Tôi khuyến khích một cách năng động người Tây
Tạng tiếp tục hành động một cách hòa bình, tôn trọng luật pháp. Tôi thúc giục tất
cả mọi dân tộc thiểu số ở Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, kể cả người Tây Tạng, có
thể hưởng thụ những quyền hợp pháp của họ.
Tôi cũng muốn cảm ơn chính phủ và nhân dân Ấn Độ đặc biệt
tiếp tục sự hổ trợ vô song của họ cho người tị nạn Tây Tạng và vấn đề Tây Tạng,
và để biểu lộ lòng biết ơn của tôi với tất cả mọi chính phủ và tất cả mọi dân tộc
đã tiếp tục ủng hộ cho vấn đề của chúng tôi.
Với lời cầu nguyện của tôi cho sự cát tường của mọi chúng
sanh.
***
Những vấn đề được
giải thích trong bài phát biểu này vào ngày 10 tháng Ba, 2008, cũng giống với
những gì Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tố cáo từ lúc Trung Cộng mới bắt đầu xâm chiếm
Tây Tạng. Chúng đã trở nên ngày càng nguy hiểm tệ hại hơn qua năm tháng, và mặc
cho sự hổ trợ của công luận quốc tế, hệ thống kềm kẹp của Trung Cộng kiểm soát
đã không dừng lại.
Với mong ước đối
thoại và đàm phán đã được trình bày bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma trong nhiều dịp – chẳng
hạn như bài phát biểu trong chuyến du hành Đài Loan vào tháng Hai 1997, khi
ngài thừa nhận rằng “cuộc đấu tranh của người Tây Tạng không hướng đến chống lại
người Hoa hay Trung Hoa, nhưng trong một tinh thần chân thật của hòa giải và thỏa
hiệp.”
Trung Cộng đã đáp lại
những tuyên bố này bằng việc ban hành một lời kêu gọi đấu tranh bằng mọi cách
có thể chống lại “cuộc vận động quốc tế của bè lũ Đạt Lai.” Trong cuộc viếng
thăm Hoa Kỳ sáu tháng sau đó, vào tháng Mười 1997, Chủ tịch Trung Cộng, Giang
Trạch Dân, đã tuyên bố tại Harvard: “Đức Đạt Lai Lạt Ma nên thừa nhận một cách
công khai rằng Tây Tạng là một phần không thể tách rời của Cộng Hòa Nhân Dân
Trung Hoa và ông nên từ bỏ nền độc lập của Tây Tạng và chấm dứt mọi hành động hổ
trợ trong việc tách rời nó khỏi mẫu quốc.”
Hai năm sau đó, vào
năm 1999, trong một cuộc viếng thăm chính thức Pháp quốc, chủ tịch Trung Cộng lại
lập lại những tuyên bố này, thêm rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng nên thừa nhận rằng
Đài Loan là “một tỉnh của Trung Hoa.” Và trong thông điệp hàng năm vào tháng Ba
cùng năm, lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng đã tuyên bố rằng Trung Cộng đã trở nên
cứng rắn trong vị thế của họ khi bước vào những thảo luận với ngài.
Nếu nhằm để tiến tới
trong đối thoại, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã rất nhiều lần từ 1987 biểu lộ sự sẳn
sàng của ngài để từ bỏ sự độc lập của Tây Tạng để ủng hộ cho vị thế của một khu
tự trị thật sự cùng ở chung trong Trung Hoa, đó không có nghĩa là ngài đang viết
lại lịch sử của xứ sở ngài và thừa nhận sự dối trá rằng Tây Tạng là một tỉnh cổ
xưa của Trung Hoa.
Công luận quốc tế -
đã biểu lộ ở trình độ cao nhất bằng thẩm quyền đạo đức của giải Nobel Hòa Bình
– đã tiếp tục khuyến nghị Trung Cộng chấp nhận cánh tay đưa ra bởi Đức Đạt Lai
Lạt Ma, nhưng áp lực này chỉ chọc giận những cán bộ của Trung Cộng, những người
bày tỏ sự bực tức gia tăng của họ bằng một sự đàn áp nghiêm trọng hơn bao giờ hết
ở Tây Tạng. Cuộc đối thoại Hoa – Tạng đã bị gián đoạn trong năm 1993 và không
được nối lại cho đến 2002, khi một phái đoàn của Đức Đạt Lai Lạt Ma đi Trung
Hoa và Tây Tạng với mục tiêu tái lập lại một sự tiếp xúc trực tiếp. Về sau, một
sự trao đổi sâu sắc hơn giữa hai bên đã không xảy ra cho đến năm 2004.
Trong lời phát biểu
chính thức vào ngày 10 tháng Ba, 2005, Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố rằng, “tôi
muốn một lần nữa tái bảo đảm với những người cầm quyền Trung Cộng rằng: khi tôi
vẫn còn có trách nhiệm cho vấn đề Tây Tạng, chúng tôi sẽ vẫn duy trì chí nguyện
với con đường Trung đạo, vốn không đòi hỏi cho sự độc lập của Tây Tạng.” Đức Đạt
Lai Lạt Ma bày tỏ sự lạc quan của ngài cho sự cải thiện dần dần những sự trao đổi
giữa những sứ giả của ngài và những người đối tác Trung Cộng của họ.
Tháng Bảy 2005, một
cuộc gặp gở tại tòa đại sứ Trung Cộng ở Berne, Thụy Sĩ, đã gợi lên nhiều hy vọng
khi phái đoàn Trung Cộng cam đoan với những người Tây Tạng rằng Đảng Cộng Sản
tán thành “tầm quan trọng rất lớn của những mối quan hệ với Đức Đạt Lai Lạt
Ma.” Sau đó, vào tháng Hai 2006 và một lần nữa vào tháng Bảy 2007, trong những
cuộc gặp gỡ mới ở Bắc Kinh, cả hai bên đều tuyên bố rằng họ đã xem lại những điều
kiện cần thiết để giải quyết những bất đồng. Những sứ giả Tây Tạng đã nhấn mạnh
tính cấp bách trong việc đối diện với những vấn đề căn bản, trong khi trình bày
lòng mong ước của Đức Đạt Lai Lạt Ma được thực hiện một chuyến hành hương ở
Trung Hoa.
Những cuộc đàm phán
này là dài nhất và hứa hẹn nhất từ trước đến nay. Đó là tại sao, trong bài phát
biểu vào ngày 10 tháng Ba, 2008, trong khi hối tiếc rằng những cuộc thảo luận
đã chưa có những kết quả cụ thể nào, và rằng Bắc Kinh đã kiên trì trong cuộc
chiến xâm lược nhân khẩu và sự vi phạm những quyền con người ở Tây Tạng, Đức Đạt
Lai Lạt Ma đã vui thích với tuyên bố của chủ tịch Hồ Cẩm Đào khẳng định rằng
chính quyền Trung Cộng sẽ bảo đảm “sự cát tường của người Tây Tạng và cải thiện
những hành động của nó đối với tôn giáo và những nhóm thiểu số, trong khi duy
trì sự ổn định và hòa hiệp xã hội.”
Nhưng trong những
ngày tiếp theo đó, Lhasa đã nổi lên trong bạo động.
*
Ở Trung Hoa, tôi thấy đang trên đà thay đổi
VÀI NGƯỜI KHÁCH đặc biệt đại biểu của Quốc Hội Âu Châu rất
tỉnh thức về những nỗ lực liên tục của tôi để tìm ra một giải pháp đồng thuận hỗ
tương cho vấn đề Tây Tạng qua đối thoại và đàm phán. Cũng trong tinh thần đó, năm 1988, tại Quốc Hội Âu Châu ở Strasbourg, tôi đã trình
bày một đề xuất cho phép sự đàm phán mà không kêu gọi cho một sự ly khai hay độc
lập của Tây Tạng. Kể từ đó, những mối quan hệ của chúng tôi với chính quyền
Trung Cộng đã trải qua nhiều lúc cao và thấp. Sau khi bị gián đoạn gần mười
năm, trong năm 2002, chúng tôi tái lập những cuộc tiếp xúc trực tiếp với chính
quyền Bắc Kinh.
Trong khi nhất định từ bỏ việc sử dụng bạo lực để điều
khiển cuộc đấu tranh của chúng tôi, tôi khẳng định rằng chúng tôi chắc chắn có
quyền để khám phá tất cả mọi lựa chọn chính trị có thể được. Trong tinh thần
dân chủ, tôi đã kêu gọi một cuộc gặp gở đặc biệt của những người Tây Tạng lưu
vong tranh luận về vị thế của dân tộc Tây Tạng và tương lai cuộc vận động của
chúng tôi. Cuộc hội họp đã xảy ra từ ngày 17 đến 22 tháng Mười Một, 2008, ở
Dharamsala, Ấn Độ. Việc chính quyền Bắc Kinh
không đáp ứng một cách thuận lợi những sáng kiến khởi đầu của chúng tôi
khêu gợi lại sự nghi ngờ của nhiều người Tây Tạng vốn nghĩ rằng chính quyền
Trung Cộng không quan tâm đến bất cứ giải pháp có thể chấp nhận được cho đôi
bên dù là gì đi nữa. Nhiều người Tây Tạng tiếp tục tin rằng nhà đương cục Trung
Cộng chỉ đang dự tính đồng hóa và hòa tan Tây Tạng bởi Trung Cộng, cho nên họ
đã kêu gọi cho một nền độc lập hoàn toàn của Tây Tạng. Những người khác bênh vực
cho quyền tự quyết và đòi hỏi một cuộc trưng cầu dân ý cho Tây Tạng. Mặc cho những
quan điểm khác biệt này, các đại biểu tại tại cuộc họp mặt của chúng tôi đã nhất
trí quyết định giao cho tôi toàn quyền quyết định sự tiếp cận tốt nhất có thể,
giữ trong tâm hoàn cảnh hiện tại và những thay đổi ở Tây Tạng, ở Trung Hoa, và
khắp toàn thế giới.
Tôi đã lập luận lúc kết cục thì dân tộc Tây Tạng là những
người quyết định về tương lai của Tây Tạng. Như Pandit Nehru, từng là thủ tướng
Ấn Độ, đã tuyên bố trước quốc hội Ấn Độ vào ngày 7 tháng Mười Hai, 1950: “Lời
nói cuối cùng về Tây Tạng nên được nêu lên bởi người Tây Tạng và không phải ai
khác.”
Vấn đề Tây Tạng có một không gian và quan hệ mật thiết vốn
vượt khỏi số phận của sáu triệu dân Tây Tạng. Nó cũng liên hệ đến hơn mười ba
triệu dân sống khắp Hy Mã Lạp Sơn, Mông Cổ, và những nước Cộng Hòa Kalmuk và
Buriat ở Nga, cũng như sự gia tăng nhân khẩu của những anh chị em Trung Hoa, những
người cùng chia sẻ nền văn hóa Phật giáo, vốn có thể cống hiến cho nền hòa bình
và hòa hiệp trên thế giới.
*
Đức Đạt Lai Lạt Ma
đã có bài phát biểu trên tại Quốc Hội Âu Châu ở Brusels vào tháng Mười Hai
2008, sau cuộc nổi dậy lớn làm kích động Tây Tạng bắt đầu vào ngày 10 tháng Ba
năm Thế Vận Hội của Trung Hoa, sau những cuộc biểu tình xảy ra trong khi trao
đuốc Thế Vận xuyên qua các thủ đô trên thế giới. Sự đàn áp của Trung Cộng thật
là dã man, mù quáng, và toàn diện. Người ta đồn đãi nói rằng có rất nhiều người
bị bắt mà cảnh sát Trung Cộng không đủ còng tay và phải trói tù nhân lại bằng
dây điện.
Vào ngày 14 tháng
Ba, Zhang Qingli, bí thư Cộng đảng của khu tự trị, đã diễn tả tình hình ở Lhasa
như “đánh tới chết” chống lại những kẻ ly khai Tây Tạng. Tại cuộc gặp gỡ với những chỉ huy Cảnh Sát Quân Đội
Nhân Dân, ông ta đã bày tỏ sự hân hoan rằng những cuộc biểu tình tháng Ba đã
cho phép họ “thử nghiệm năng lực của họ để đáp ứng đến một tình trạng khẩn cấp
trong trường hợp của những bạo loạn.”
Con số những nạn
nhân chưa được xác minh, vì vẫn còn hơn một nghìn người bị mất tích. Và tin tức
bị kiểm duyệt, và tất cả mọi cuộc giáo tiếp đều bị cấm đoán – đến nổi kéo dài
như vậy ngay cả nhiều tháng sau đó. Người Tây Tạng ở Ấn Độ đã nói với chúng tôi
rằng họ đã không dám gọi điện thoại cho gia đình họ vì sợ nguy hiểm cho người
thân bên ấy.
Bây giờ chúng tôi
biết rằng hàng nghìn người Tây Tạng – tăng, ni, cư sĩ, người già và kể cả trẻ
con – đã bị bắt. Hơn 200 người bị kết án, và tối thiểu 150 người chết, đôi khi
bị tra tấn và đánh đập. Người nào đó nói về “cuộc Cách Mạng Văn Hóa lần thứ
hai” cho phép những phương pháp được sử dụng bởi nhà cầm quyền Trung Cộng theo
sau việc đóng cửa hàng trăm tu viện khắp xứ sở. Những khu vực tu viện ở Lhasa bị
bao vây bởi những xe thiết giáp nhiều tuần, và cư sĩ bị can ngăn trong việc đem
thực phẩm và nước uống. Ít nhất một tu sĩ được nói là đã chết vì đói ở tu viện
Ramoche. Một lần nữa người ta chứng kiến sự cướp phá tài sản quý giá của tôn
giáo, và những cuộc hội họp “học tập cải tạo yêu nước” được tổ chức bắt buộc những
tu sĩ thọ giới phủ nhận Đức Đạt Lai Lạt Ma trong bài viết, chịu hình phạt bị buộc
tội ly khai và cầm tù.
Tuyên truyền của
Trung Cộng buộc tội vị lãnh đạo tinh thần lưu vong xúi dục những cuộc nổi loạn
này, gọi ngài là “một tội phạm”, một “phản bội mẫu quốc,” một “kẻ ly khai,”
trong khi Zhang Qingli gọi ngài là một “con sói mặt người nhưng có trái tim thú
vật.” Với những lời lăng mạ này, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đáp lại một cách tiếu
lâm rằng đi thử máu để quyết định xem ngài là một con người hay một con thú.
Nhưng nghiêm chỉnh hơn, ngài lấy làm tiếc
về sự tấn công nghiêm trọng vào những quyền con người khi nhà đương cục Trung Cộng
buộc những tu sĩ lăng mạ ngài và, dưới sự đe dọa, phủ nhận ngài.
Đức Đạt Lai Lạt Ma
đã nhận những báo cáo và những hình ảnh đầu tiên của những sự tàn bạo do nhà cầm
quyền Trung Cộng tiến hành khi ngài cùng Samdhong Rinpoche. Ngài nhớ rằng đôi mắt
của họ đẫm lệ và ngài cảm thấy tràn ngập đau khổ: “Đơn giản là tôi buồn, buồn một
cách sâu sắc,” ngài đã nói như vậy.
Vào đầu tháng Giêng
2009, trong một buổi giảng dạy ở Sarnath (Lộc Uyển), ngài tuyên bố rằng ngài đã
quán chiếu lời cầu nguyện của đại hiền nhân Ấn Độ Shantideva, vốn nói về kẻ thù
như một vị thầy tốt nhất, vì vị đó đã buộc chúng ta phát triển nhẫn nhục và làm
sâu sắc lòng bao dung cùng tha thứ của chúng ta. Với một du khách hỏi ngài có
sân hận không, Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời rằng sân hận xa lạ với ngài, vì cảm
xúc này có nghĩa là ta muốn làm tổn hại một người nào đó: “Niềm tin của tôi
giúp tôi vượt thắng cảm xúc tiêu cực này và giữ sự vô tư của tôi. Mỗi một nghi
thức Phật giáo của tôi là một phần trong tiến tình nơi tôi và nhận. Tôi nhận
lòng ngờ vực của người Hoa và tôi gửi lòng từ bi của tôi. Tôi cầu nguyện cho những
người Hoa, cho những lãnh tụ của họ, và ngay cả cho những người mà tay họ vấy
máu.”
Sự phân tích của Đức
Đạt Lai Lạt Ma về tình hình bộc phát là sáng suốt. Ngài chú ý rằng sự áp bức và
tra tấn đã không thành công ở những cuộc “học tập cải tạo” chính trị người Tây
Tạng. Để bù lại những tranh cãi phát sinh bởi những cuộc định cư đông đảo người
Hán, lãnh đạo Cộng đảng Trung Hoa đưa vào vài chương trình hiệu quả để cải thiện
phẩm chất đời sống, bơm vào hàng tỉ nhân dân tệ trong việc xây dựng những cơ sở
hạ tầng. Nhưng trong con mắt của những người Tây Tạng, điều quan trọng nhất là
việc hồi phục những tự do căn bản của họ cùng với bản sắc văn hóa và sự bất cần
tâm linh của họ.
Vào tháng Mười Hai
2008, tại Quốc Hội Âu Châu, Đức Đạt Lai Lạt Ma tái khẳng định sự thích đáng của
chính sách Trung Đạo của ngài, với mục tiêu của nó về việc bảo đảm khu tự trị
phổ quát và bảo đảm người Tây Tạng quyền giải quyết những vấn đề của một trật tự
văn hóa, tôn giáo, hay môi trường của chính họ. Không có vấn đề của một sự độc
lập quốc gia vì từ quan điểm của quốc tế công pháp, Tây Tạng được liên hợp
trong Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, vốn vẫn chịu trách nhiệm về ngoại giao và quốc
phòng.
Tuy nhiên, chính
sách Trung Đạo đã là một chủ đề của sự tranh luận độc hại gia tăng, đặc biệt
trong những thành viên trẻ của Đại Hội Người Trẻ Tây Tạng – một tổ chức “khủng
bố”, theo Cộng Đảng Trung Hoa – những thành viên của nó kêu gọi cho một sự độc
lập. Đức Đạt Lai Lạt Ma chính ngài cũng thừa nhận rằng chính sách Trung Đạo
chưa tạo ra bất cứ hy vọng nào cho kết quả. Nhà thơ Tenzin Tsendu bình luận về
những lý do của sự thất bại này: “Đức Đạt Lai Lạt Ma đặt căn cứ trên sự tin tưởng
rằng các lãnh tụ Trung Cộng cũng là những con người, có thể ngồi chung quanh một
chiếc bàn và thảo luận mọi thứ. Nhưng mặc dù kiên nhẫn qua bao năm tháng để tìm
kiếm cho một cuộc đối thoại thỏa hiệp, duy trì thông suốt và mặc dù mọi thứ, mặc
cho một nổ lực chân thành với những mối quan hệ nhân bản, cuộc đối thoại này đã
không thành công. Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận ra rằng Trung Cộng đã không chơi trò
chơi này.”
Vì vậy, tại Quốc Hội
Châu Âu gặp gở vào cuối năm 2008, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã không loại trừ khả năng
từ bỏ đề xuất khu tự trị và trở lại kêu gọi cho một sự độc lập. Nhưng ngài cũng
thừa nhận rằng ngài không thể giảm giá trị của khả năng của một giải pháp chung
cuộc cho Tây Tạng: để giữ sự kiểm soát toàn Tây Tạng, một xứ sở phong phú tài
nguyên thiên nhiên, những lãnh tụ Trung Cộng có thể áp bức dân số thậm chí tàn
bạo hơn và dùng việc định cư dân số người Hán để làm cho người Tây Tạng vĩnh viễn
thành một thiểu số không đáng kể ở một Tây Tạng tràn ngập người Hán.
Mặc dù bối cảnh
không thể bị loại trừ, nhưng một nhân tố mới đã nuôi dưỡng hy vọng của Đức Đạt Lai
Lạt Ma: sự tiến hóa của dân tộc Trung Hoa, và những sự nối kết Giáo Pháp đã
phát triển trong những thập niên gần đây. Sau khi chúc mừng Quốc Hội Châu Âu về
phần thưởng nhân quyền Sakharov cho Hu Jia, lãnh tụ tinh thần Tây Tạng khẳng định
rằng ngay cả nếu ngài có thể không còn tin tưởng vào những tuyên bố của chính
quyền Trung Cộng, thì ngài niềm tin của ngài với dân tộc Trung Hoa vẫn còn
“nguyên vẹn.”
*
Đến tất cả những anh chị em tâm linh Trung
Hoa
TÔI MUỐN KÊU GỌI một cách cá nhân đến tất cả những anh chị
em tâm linh ở Trung Hoa, cả bên trong và bên ngoài Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa,
đặc biệt đến những đệ tử của Đức Phật. Tôi nói như một tu sĩ Phật giáo và như một
học trò của bậc thầy tôn kính của chúng ta, Đức Phật. Tôi đã kêu gọi đến cộng đồng
người Hoa trong phổ quát, nhưng lần này, các bạn là những người tôi đang nói đến,
những người anh chị em tâm linh của tôi, về chủ đề của một tính nhân đạo cấp
bách.
Dân tộc Trung Hoa và Tây Tạng cùng chia sẻ di sản tâm
linh của Phật giáo Đại thừa. Chúng ta tôn kính lòng Từ Bi của Đức Phật – Quán
Thế Âm trong truyền thống Trung Hoa và Chenrenzig trong truyền thống Tây Tạng.
Chúng ta yêu mến như lòng từ bi lý tưởng tâm linh cao nhất cho tất cả chúng
sanh khổ đau. Vì rằng Phật giáo đã phát triển ở Trung Hoa trước khi nó được truyền từ Ấn Độ vào Tây Tạng, cho
nên tôi luôn luôn xem những người Phật tử Trung Hoa với sự tôn trọng như những
người anh chị em lớn trưởng tràng.
Các bạn biết không, như một tu sĩ, bắt đầu vào ngày 10
tháng Ba, 2008, một loạt các cuộc biểu tình
đã xảy ra ở Lhasa và vài vùng khác của Tây Tạng. Những sự kiện này đã bị
kích động sâu sắc bởi những chính sách của chính quyền Bắc Kinh. Tôi đã rất buồn
vì sự mất đi mạng sống của cả hai bên, Trung Hoa và Tây Tạng, và tôi lập tức
yêu cầu kềm chế trên bộ phận của cả hai bên Trung Hoa và Tây Tạng, tôi đặc biệt
yêu cầu người Tây Tạng không được dùng đến bạo động.
Bất hạnh thay, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã sử dụng những
phương pháp tàn bạo để kiểm tra cuộc phản kháng mặc cho những khẩn cầu từ nhiều
lãnh tụ các nước, NGO tổ chức phi chính phủ, và những người nổi tiếng thế giới,
đặc biệt nhiều học giả Trung Hoa. Trong phạm vi của những sự kiện này, một số
người đã mất đi mạng sống, những người khác bị thương tật, và nhiều người khác
bị tù tội. Những cuộc tấn công tiếp tục, và nó nhầm mục tiêu đặc biệt tại những
tu học viện, nơi mà những truyền thống của trí tuệ Phật giáo của tổ tiên chúng
tôi được bảo tồn. Trải qua những năm lưu vong, nhiều tu viện đã bị đóng cửa.
Chúng tôi đã nhận được nhiều báo cáo nói về việc bỏ tù những tu sĩ, đánh đập và
bị đối xử tàn tệ. Những biện pháp đàn áp này dường như là một bộ phận của một
chính sách có hệ thống, được phê duyệt chính thức.
Không có sự quán sát quốc tế, những nhà báo, hay ngay cả
những khách du lịch được quyền đi vào Tây Tạng, tôi thật sự lo lắng sâu sắc về
số phận của những người Tây Tạng. Nhiều người thương tật, nạn nhân của sự đàn
áp, đặc biệt trong những vùng xa sôi, rất sợ hãi bị bắt bớ không bao giờ đòi hỏi
đến chăm sóc y tế. Theo những nguồn tin đáng tin cậy, người ta đã chạy vào núi
non, nơi họ không được tiếp cận với thức ăn hay chỗ trú ngụ. Những người tiếp tục
đang sống trong một tình trạng sợ hãi liên tục, khiếp đảm bị bắt bớ.
Tôi cực kỳ lo lắng bởi những sự khổ đau liên tục này. Tôi
cực kỳ quan tâm, và tự hỏi kết quả sẽ là gì cho tất cả những sự tiến triển bi
thảm này. Tôi không tin rằng đàn áp là một giải pháp về lâu về dài. Cách tốt nhất
để tiến đến việc giải quyết vấn đề liên quan đến người Tây Tạng và Trung Hoa là
qua đối thoại, và tôi đã bảo vệ vị thế này trong một thời gian dài. Trong những
năm gần đây, tôi đã thường bảo đảm với chính quyền Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa
rằng tôi không yêu cầu cho một sự độc lập. Tôi đang tìm kiếm cho một sự tự trị
đầy đủ ý nghĩa cho dân tộc Tây Tạng, có thể bảo đảm sự tồn tại lâu dài của văn
hóa Phật giáo, và ngôn ngữ của chúng tôi, và bản sắc đặc thù của chúng tôi. Nền
văn hóa phong phú của Tây Tạng là một bộ phận của di sản văn hóa phổ quát của Cộng
Hòa Nhân Dân Trung Hoa, và nó có thể lợi ích cho những anh chị em người Hoa.
*
Vào cuối tháng Tư
2008, ở Hoa Kỳ, trong lần du hành hải ngoại đầu tiên sau cuộc phản kháng khắp
Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đưa ra một lời kêu gọi đến Trung Cộng. Trong một
cuộc nói chuyện với cộng đồng Á châu, ngài đã hồi tưởng lòng chân thành và cởi
mở của ngài, trong khi lấy làm tiếc vì vắng mặt sự đáp ứng về phần nhà cầm quyền
Bắc Kinh.
Trong bài nói chuyện
thứ hai đến người Phật tử Trung Hoa, âm điệu cá nhân hơn. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã
nói với những người “anh chị em”; đến từ ngài, những từ ngữ này không phải
không có ý nghĩa. Liên kết huynh đệ tồn tại trong những trình độ con người, lịch
sử, và tâm linh, vì tất cả mọi người Phật tử đều là đệ tử của cùng một vị Thầy,
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.Trong năm 2008, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kêu gọi cho một
cuộc tái khám phá tình huynh đệ chung quanh lý tưởng của tự do và dân chủ. Và
những lời tuyên bố của ngài có tiếng vang trong Cộng Hòa Nhân Dân, vốn không thật
sự đồng nhất. Trong năm 1996, nhà bất đồng
chính kiến Lưu Hiểu Ba đã bị kết án ba năm trong trại cải tạo vì đã viết một lá
thư cho Chủ tịch Giang Trạch Dân kêu gọi cho quyền tự quyết của cho dân tộc Tây
Tạng và một cuộc đối thoại cởi mở với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Trong xã hội Trung
Hoa ngày nay, những nhà báo, luật sư, môi trường, nghệ sĩ có lòng can đảm đối
diện với nhà cầm quyền. Như nó đang trải qua một sự thay đổi lớn, Trung Hoa
đang khám phá lại tôn giáo. Theo thủ tướng Tây Tạng, Samdhong Rinpoche, có 300
triệu Phật tử ở Trung Hoa, kể cả cựu lãnh tụ Cộng Đảng Giang Trạch Dân, và cựu
thủ tướng Chu Dung Cơ. Nhiều thương gia và nghệ sĩ quan tâm đến Phật giáo, và
những sách vở của Đức Đạt Lai Lạt Ma, được in ở Đài Loan, được lưu hành kín
đáo. Trong khi tình cảm và tình đoàn kết với người Tây Tạng được làm cho tiếp tục
gia tăng, những đại gia ân nhân giàu có đã đóng góp tiền bạc để tái thiết lại
những tu viện bị tàn phá và những trung tâm trao truyền Phật pháp trong truyền
thống vĩ đại của Tây Tạng.
Đức Đạt Lai Lạt Ma
duy trì lòng hy vọng cho một sự dân chủ hóa cuối cùng ở Trung Hoa và cho công
lý sẽ được trả lại cho dân tộc Tây Tạng bởi dân tộc Trung Hoa.
Đức Đạt Lai Lạt Ma
tự hỏi, “Điều gì xảy ra nếu tâm linh lật đổ cộng sản Trung Quốc?” Ngài đã hỏi
câu hỏi này nhiều lần, vì với giả thuyết này, dường như không có khả năng đối với
ngài. Nó được ghi trong logic của cách mạng tâm linh mà ngài đã bênh vực và
trong ba chí nguyện của ngài trong kiếp sống này. Nếu việc làm của ngài trong
việc phụng sự cho tự do và hòa bình khắp thế giới không hoàn tất, thì kiếp sống
tới, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười lăm, sẽ tiếp lấy ngọn đuốc của tự do, vốn
không bao giờ tàn lụi – nó bốc cháy trong trái tim của con người mà đời sống
không chấm dứt với sự chết.