Nguyên bản: Secular Ethics, Human Values and Society
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma/ Los Angeles, 2011
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
*
Tôi cảm ơn những người tổ chức tạo cơ hội để nói chuyện
và chia sẻ với mọi người, đặc biệt với giới trẻ. Tôi cũng cảm ơn chính tôi, đặc
biệt là thân thể tôi. Một vài ngày qua, tôi có vấn đề với cuống họng của tôi,
vì thế tôi phải uống thuốc, nhưng rủi ro thay tôi uống quá liều và nó trở nên
trầm trọng. Tôi đã ngủ mười tiếng đồng hồ vào buổi tối và tôi cảm thấy rất khỏe
khoắn hôm nay.
Tôi nói về những giá trị nhân bản bất cứ nơi nào tôi đến,
như tôi tin rằng đó là căn bản cho sự hòa bỉnh của tâm hồn và một cuộc sống hạnh
phúc. Bất cứ trong hoàn cảnh nào, nếu tinh thần chúng ta tĩnh lặng, thì các rắc
rối có thể được chạm trán với sự thấu hiểu và thoải mái. Chúng không quấy rầy
tinh thần nhiều, khi chúng ta tĩnh lặng về tinh thần. Cho dù ta là người có tín
ngưỡng hay không tín ngưỡng, có một số hành vi rất quan trọng trong đời sống hàng
ngày, như ngủ nghĩ, vốn giúp để cải thiện sức khỏe tinh thần. Sự hòa bình của
tinh thần cũng cần thiết cho thể trạng sức khỏe của tinh thần; một sự tĩnh lặng
của tâm hồn và hạnh phúc cũng là lợi ích vô vàn đối với sức khỏe. Tôi hoàn toàn
chắc chắn rằng nếu tinh thần tôi không tĩnh lặng thế thì tôi không thể ngủ mười
giờ đồng hồ.
Quý vị được sống một cộng đồng và quốc gia tự do, nhưng
vào lúc mười sáu tuổi, tôi mất sự tự do, và lúc hai mươi bốn tuổi tôi đã mất
quê hương. Trong năm mươi năm qua, thỉnh thoảng tôi nhận được những tin tức tốt
lành nhưng hầu hết trong mọi lúc khác tôi đã có những tin tức tệ hại. Mặc cho tất
cả, tôi cố gắng để giữ thể trạng tinh thần của tôi rất tĩnh lặng. Nhiều người
phàn nàn về những vấn đề nhỏ nhặt qua sự thiếu vắng sức mạnh nội tại. Tôi luôn
nói rằng nhằm để là một con người hạnh phúc, thì tiền tài, danh vọng, quyền lực,
và một thân thể mạnh mẽ là quan trọng, nhưng chúng ta nên phụ thuộc vào sức mạnh
nội tại. Sân hận không cung cấp sức mạnh nội tại, mặc dù tạm thời nó cho một
năng lượng đặc biệt hay sự táo bạo – nhưng không lâu. Do vậy, tôi luôn luôn
thúc đẩy những giá trị nội tại. Tất cả chúng ta là những con người giống nhau về
tinh thần, thân thể, và cảm xúc, và tất cả chúng ta muốn hướng đến một đời sống
hạnh phúc.
Tôi là một Phật tử, nhưng tôi tin rằng sự hòa hiệp giữa
những tôn giáo khác nhau là rất quan trọng. Một số cộng đồng, như những người
Ki Tô giáo hay Hồi giáo, có sự xung đột giữa chính họ qua những khác biệt nhỏ.
Sự xung đột giữa tôn giáo là một bộ phận quan trọng của lịch sử nhân loại. Tất
cả những tôn giáo có thể khác nhau, nhưng tất cả đều có cùng thông điệp cốt lõi
để truyền đạt – để lan tỏa và thực hành từ ái, bi mẫn, tha thứ, và kỷ luật tự
giác. Thế nên, chắc chắn không lợi ích gì trong việc tạo ra xung đột giữa những
tôn giáo hay truyền thống khác nhau. Một cách toàn diện, chúng ta cần những
truyền thống khác nhau như một sự đa dạng không gian tâm linh cần một sự đa dạng
truyền thống để tồn tại. Cho nên, một khái niệm khác mà tôi thúc đẩy là khái niệm
hòa hiệp giữa những truyền thống khác nhau.
Mục tiêu đầu tiên của chúng ta là tạo nên một thế giới hạnh
phúc, vốn căn cứ trên một cộng đồng hạnh phúc, trong đó lại căn cứ trên một gia
đình hạnh phúc và một cá nhân hạnh phúc. Do vậy, không có cá nhân hạnh phúc,
thì một thế giới hạnh phúc không thể được tạo dựng. Dĩ nhiên, tôi là một Phật tử
và ăn kiêng cùng cầu nguyện là một bộ phận của đời sống. Nhưng chúng ta không
thể đạt được một thế giới hạnh phúc qua cầu nguyện. Sự cầu nguyện mang đến lợi
lạc giới hạn đến cá nhân, nhưng không có gì cho thế giới. Với một thế giới hạnh
phúc, một cá nhân nên là một người nhạy cảm và lan tỏa hạnh phúc trong gia
đình, cộng đồng, và rồi thì ở một mức độ của quốc gia và quốc tế.
Một con người hạnh phúc không cần phải có tôn giáo, nhưng
nên bao gồm việc hành thiền trong đời sống hàng ngày của người ấy để trở thành
một con người nhạy cảm. Hòa bình ở mức độ thế giới không thể đạt đến được qua
tôn giáo do bởi sự tồn tại của rất nhiều người không tín ngưỡng. Mục tiêu chính
yếu là tìm ra một cung cách thế tục để đạt được hòa bình, không cần đụng đến
tôn giáo. Ở phương Tây, những người bạn của tôi vốn là tín đồ Ki Tô giáo và Hồi
giáo tin rằng chủ nghĩa thế tục là sự không tôn trọng tôn giáo của họ. Nhưng ở Ấn
Độ, chủ nghĩa thế tục là sự tôn trọng tất cả mọi tôn giáo và không có sự thiên
vị bất cứ tôn giáo nào.
Theo người bạn Ấn Độ của tôi, cựu phó thủ tướng Ấn Độ,
thì chủ nghĩa thế tục cũng cho sự tôn trọng với những người không tín ngưỡng.
Trong hơn hai nghìn năm, một bộ phận nhỏ những triết gia đã phủ nhận sự tồn tại
của kiếp sống tới hay khái niệm nghiệp (karma). Ông đã nói với tôi rằng bộ phận
những người tín ngưỡng đã phải đối diện sự phê phán với quan điểm ấy, nhưng họ
không bất tôn trọng trong bất cứ thái độ nào. Vậy cho nên, khi tôi nói thế tục,
ý tôi không muốn nói bất cứ bất cứ sự không tôn trọng với bất cứ tôn giáo nào.
Tôi là một Phật tử và tin tưởng trong tôn giáo, nhưng tôi tôn trọng tất cả mọi
tôn giáo và nói về chủ nghĩa thế tục. Với sự thông hiểu và từ ngữ tiếng Anh giới
hạn của tôi, tôi sẽ cố gắng để giải thích ý nghĩa của đạo đức thế tục.
Đối với tôi, giá trị có nghĩa là điều gì đó lợi lạc và hữu
dụng cho sự tồn tại của chúng ta. Chúng ta có một thân thể và một tâm thức,
nhưng chúng ta cần có một thân thể khỏe mạnh và một tâm thức khỏe mạnh. Một tâm
thức khỏe mạnh là một hiện tượng bao gồm một cung cách khách quan nhận thức sự
việc. Thế giới của tâm thức được làm từ những tế bào thần kinh nhưng có những mức
độ khác nhau, theo tâm lý học Ấn Độ. Những cảm xúc trình độ vi tế hơn được căn
cứ trên trình độ giác quan của tâm thức; trái lại trạng thái giấc mơ là trình độ
sâu hơn của tâm thức vốn không lệ thuộc vào những giác quan, nhưng tùy thuộc
vào năm loại đối tượng tinh thần.
Những giấc mơ vốn là một trình độ khác của ý thức, là căn
cứ trên các kinh nghiệm hay nhận thức. Xa hơn, chức năng của não bộ tìm kiếm
trình độ vi tế hơn của ý thức. Một số người Ấn Độ tin rằng sau khi chết, chức
năng của não bộ dừng lại nhưng thân thể vẫn tươi nhuận. Nói một cách khoa học,
không có sự giải thích. Nhưng bây giờ một nghiên cứu nào đó đang được tiến hành
liên hệ với vấn đề này. Ý thức của tâm là một lãnh vực nào đó đã trở thành một
đối tượng thảo luận. Tâm thức chỉ có thể có kinh nghiệm khách quan vốn không có
bất cứ màu sắc hay hình thể, mà ta chỉ có thể cảm nhận. Năng lượng ấy đồng hành
cùng tiến trình tinh thần trong kỷ năng của thực tại là một bộ phận của mantra
(mật ngôn), không phải tâm thức.
Nhằm để đạt được một đời sống hạnh phúc, chúng ta cần
chăm sóc cả thân thể và tâm thức. Một cách vật lý, chúng ta có thể khỏe mạnh
nhưng có thể không hạnh phúc. Nếu ta dùng thuốc an thần hay rượu bia như một loại
thuốc cho sự căng thẳng thế thì ta có thể cảm nhận như thú vật và sẽ không thể
sử dụng sự thông minh của con người. Tiềm năng của tâm thức chúng ta phải được
sử dụng để bảo đảm rằng sự giáo dục không phải là lãng phí. Mặc dù thú vật có
những giác quan bén nhạy hơn con người khi chúng tồn tại dựa vào đó, nhưng
chúng ta có não bộ và năng lực suy nghĩ của chúng ta là mạnh mẽ hơn nhiều. Thật
là thông tuệ để sử dụng phẩm chất đặc thù của chúng ta nhằm để đạt được một tâm
thức tĩnh lặng.
Yếu tố chính, vốn được cần thiết bởi con người, là nhiệt
tình. Tâm thức bị phân chia thành hai loại – thứ nhất là trình độ tri giác, căn
cứ trên sự thông minh và những cảm xúc, vốn liên hệ với động cơ. Nền giáo dục
hiện đại dường như chú ý nhiều đến sự thông minh mà không đủ với cảm xúc. Tôn
giáo nhấn mạnh việc phát triển về phía khác, thứ lệ thuộc vào động cơ. Truyền
thống Ấn Độ có một khái niệm vốn phối hợp cả những hai loại tâm thức. Đức Giáo
Hoàng cũng nhấn mạnh rằng niềm tin và lý trí nên đi với nhau.
Chỉ trí thông minh đơn độc tạo nên thêm viễn kiến, mong
muốn, và khát vọng nhưng cũng đem thêm sợ hãi, nghi ngờ, và không tin tưởng. Vì
vậy, một sự cân bằng phải được đưa vào giữa cả hai phía của tâm thức bằng động
cơ phía cảm xúc của tâm thức qua lòng nhiệt tình, vốn sẽ xua tan bất cứ cảm giác
không tin tưởng nào. Như những tạo vật xã hội, con người cần một trái tim cởi mở
để trở thành một cá nhân, gia đình, và cộng đồng hạnh phúc. Trong gia đình,
ngay cả một chút không tin tưởng cũng mang đến sợ hãi và cô đơn. Kinh nghiệm cảm
xúc với sự hổ trợ của thông minh có thể giúp con người trở thành hạnh phúc. Nếu
đối diện với một hoàn cảnh bi thảm, con người với sự cân bằng của tâm thức sẽ
có thể chiến thắng nghịch cảnh bi thảm một cách dễ dàng.
Thú vật có trí thông minh giới hạn, vì thế chúng không thể
phát triển những phẩm chất tốt đẹp. Con người có thể khắc sâu những cảm xúc như
từ bi và nhiệt tình. Một hình thức của từ bi là sinh học, vốn thành kiến, nhưng
hình thức khác của từ bi có thể được phát triển. Sự trau dồi từ bi hướng đến những
người khác. Qua rèn luyện tu tập, cảm giác yêu mến, từ bi cho người khác, tha
thứ và quan tâm chân thành, với sự giúp đở của trí thông minh, có thể ban cho tất
cả.
HỎI VÀ ĐÁP
HỎI: Ngài nhấn mạnh từ bi như căn bản cho đạo đức.
Nhưng trong vài trường hợp, không nhất thiết bảo đảm công lý, thay vì là lòng từ
bi lại là thủ phạm gây tội? Cái chết của Osama bin Laden hầu như bị che đậy bởi
truyền thông, đáng lẻ có công lý cho gây kẻ gây tội và thông tin được người ta ăn
mừng. Từ bi và đạo đức thích đáng chỗ nào ở đây?
ĐÁP: Chúng ta
phải có một sự phân biệt rõ ràng giữa kẻ hành động và hành động. Những hành động
của Osama bin Laden là tàn phá kinh khiếp. Sự kiện 9/11 gây ra cái chết của
hàng nghìn người. Cần có công lý. Nhưng kẻ hành động là một con người và chúng
ta cần từ bi để đối phó với y. Nhưng bước đi cần được thực hiện để chấm dứt cội
nguồn của hành vi tàn phá, nhưng kẻ hành động có thể được tha thứ. Căn bản của
sự tha thứ là quên đi những gì đã xảy ra, nhưng nhớ những gì đã xảy ra rồi và cần
tha thứ cho sự bình an của tâm hồn. Nhưng hành vi nghiêm trọng cần phải có những
lượng định để đối phó với nó.
HỎI: Tôn giáo là cội nguồn tốt đẹp nhất của đạo đức.
Nhưng đôi khi nó xung đột với luật pháp quốc gia. Chúng ta ưu tiên cho thứ nào
trước và tại sao?
ĐÁP: Điều đó
hoàn toàn tùy thuộc vào cá nhân. Nếu ta là một người tin tưởng nghiêm túc trong
một tôn giáo, thế thì tôn giáo trở thành quan trọng; nhưng nếu ta là một người
không tín ngưỡng, thế thì luật pháp được ưu tiên. Ấn Độ có nhiều truyền thống
nhưng là một xã hội thế tục. Vì vậy Ấn Độ trở thành một thí dụ hay kiểu mẫu cho
một chủ nghĩa thế tục.
Ở Jodhpur, khi tôi đang đi ngang qua hành lang một khách
sạn, một người đàn ông Châu Âu đến gần tôi. Ông đã đến từ Romania để tìm sự hòa
hiệp tôn giáo của Ấn Độ. Ông thấy một làng Hồi giáo với ba gia đình Ấn giáo,
nhưng không có sợ hãi xung đột, vốn làm ông ngạc nhiên. Ở Kerala, Ki Tô giáo, Hồi
giáo, Ấn giáo, và Kỳ Na giáo sống chung với nhau. Mối quan hệ là lành mạnh giữa
mọi người do bởi chủ nghĩa thế tục, ngay cả với sự tồn tại của tham nhũng.
Trong năm mươi năm qua, Ấn Độ đã là nơi thường trú của
tôi và tôi cảm thấy rất an toàn. Ngay cả tôi không nên có một sự dính mắc với Phật
giáo như một tâm thức định kiến sẽ không thế thấy thực tại. Bất cứ thành viên của
tôn giáo nào mà quá dính mắc với tôn giáo của họ, thì nó sẽ làm cho họ cuồng
tín, vốn là một lỗi lầm.
HỎI: Tôi làm việc cho một công ty lớn và tôi đã
thấy nhiều sự nhũng lạm. Nếu tôi báo cáo nó, tôi mất việc, và tôi là người trụ
cột của gia đình tôi. Tôi có nợ nần trách nhiệm gì với cộng đồng và gia đình
tôi?
ĐÁP: Đó là dấu
hiệu rõ ràng của sự nhũng lạm. Một lần nọ khi tôi ở Bombay, một thương gia nói
với tôi rằng trong xã hội có nhiều trường hợp nhũng lạm và nếu ta là người
trung thực thì khó tồn tại. Một học sinh ở Jodhpur đã nói với tôi rằng một cá
nhân không thể thành công nếu không tham gia vào một hình thức nào đó của nhũng
lạm. Trả lời cho cả hai trường hợp, tôi nói rằng đại đa số nhân loại có lòng từ
bi, và chỉ có một bộ phận nào đó là nhũng lạm. Ta tham gia vào sự nhũng lạm chỉ
vì bất lực. Đó là phạm tội là không nên bỏ qua. Trách nhiệm của chúng ta là lên
tiếng chống lại nó, để đứng vững vàng chống lại sự lan tỏa của loại tội phạm
như thế. Một số người có thể bị thương tổn trong cuộc đấu tranh của họ chống lại
nhũng lạm, nhưng đó sẽ là một cái giá rất nhỏ phải trả cho một sự tốt lành lớn
lao.
Những người nhũng lạm là đạo đức giả, khi họ chỉ quan tâm
đến danh tiếng của họ và làm việc để bảo vệ nó ngay cả khi họ biết rõ rằng họ
đang làm sai. Thật tốt lành hơn để sống một cách trung thực hơn là đạo đức giả.
Những gia đình nghèo khó sống với một niềm tin tưởng rất nhỏ giữa họ với nhau. Hệ
thống giáo dục hiện đại truyền đạt tầm quan trọng của giá trị vật chất chứ
không phải đạo đức. Thật quan trọng để xây dựng một xã hội lành mạnh qua giáo dục
chứ không phải qua tôn giáo.
HỎI: Tôi sắp xong đại học cộng đồng (college) và
tôi mong đời sống của tôi là một sự phục
vụ và đáng giá. Cùng lúc, nhiều cơ hội ở những sự nhũng lạm không cùng chia sẻ
đạo đức và giá trị của tôi. Trong khi tôi nghĩ sẽ là tuyệt vời để làm việc cho
một tổ chức bất vụ lợi hay phục vụ người khác, cần thiết trong việc này là tôi
phải làm ra tiền để trả tiền nhà và tiền nợ sinh viên của tôi. Ngài có chỉ bảo
gì?
ĐÁP: Tôi phải
trì tụng lời Phật dạy như câu trả lời – bạn là người chủ của cuộc đời bạn. Tôi
nghĩ bạn nên phán xét với một nhận thức rộng rãi hơn, dự tính lâu dài, và trung
thực. Nếu tôi cố vấn cho bạn điều gì đó và bạn gặp phải rắc rối sau đó, rồi thì
bạn sẽ đổ thừa cho tôi.
HỎI: Có rất nhiều người đang đau khổ qua hậu của
các việc làm của họ. Ngài có nghĩ rằng chúng ta có trách nhiệm đạo đức để đối xử
họ với lòng từ bi không?
ĐÁP: Câu trả lời
thì khác biệt tùy theo những quan điểm triết lý khác biệt. Thí dụ, theo quan điểm
hữu thần, thì mọi thứ là do Thượng đế tạo nên nhưng theo những tôn giáo vô thần,
như Kỳ Na giáo, Phật giáo, và Ấn giáo, một con người có nhiều kiếp sống. Họ tin
rằng một số kinh nghiệm trong kiếp sống này là hậu quả của những hành động của
họ trong kiếp sống trước. Vì vậy, thật phức tạp để trình bày vấn đề.
Tôi tin rằng mọi người nên chú ý hơn đến những giá trị
nhân bản và sự tỉnh thức. Nó giúp năng lực của chúng ta để đối diện những thử
thách. Cho nên đề nghị tốt nhất mà tôi có thể nói, và tôi trích ra từ một vị Thầy
Phật giáo Ấn Độ vào thế kỷ thứ tám là nếu có một giải pháp, thì đừng nãn lòng
và hãy tìm ra giải pháp. Nếu không có giải pháp, thế thì không cần phải chán
nãn. Tôi đồng ý với lời dạy đặc biệt ấy vì lo lắng chỉ làm người ấy gia tăng căng
thẳng.
Thí dụ, khi tôi thăm Nhật Bản sau trận sóng thần. Tôi thấy
đất nước và nhớ người Tây Tạng nói rằng điều đó diễn tả hoàn cảnh ở đấy rất
khéo léo – bi kịch chồng chất lên bi kịch. Những thảm họa như động đất, sóng thần, và rò rỉ chất
phóng xạ giáng xuống Nhật Bản thứ này đến thứ khác. Tôi đã nói với mọi người rằng
thảm kịch đã qua rồi, vì vậy bây giờ không ai phải lo lắng vì nó nữa. Tất cả
chúng ta phải làm là hành động, hướng đến tương lai, và chăm sóc gia đình. Theo
quan điểm của Phật giáo, tất cả những điều này là nghiệp. Họ đang trải qua một
thời điêm khó khăn, nhưng có thể vượt thắng với hành động và sự tự tin.
HỎI: Ngài là một Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhưng ngài
cũng là một con người. Ngài có bao giờ làm điều gì phi đạo đức không?
ĐÁP: Tôi thường
nói với mọi người rằng mối quan hệ của tôi với con muỗi là không đạo đức. Nếu có
hiểm họa của bệnh sốt rét, thế thì tôi hành động hung hăng với chúng. Nhưng nếu
tôi đang trong tâm trạng tốt và không có hiểm họa của sốt rét, thế thì tôi rất rộng
rãi với những con muỗi và để nó hút máu tôi. Một lần tôi thấy con muỗi đầy máu của
tôi, nó chỉ bay đi và không cho thấy cảm kích gì. Tôi thật sự nghĩ rằng nó là một
con muỗi vì con muỗi thì hung hăng hơn trong các con muỗi. Nó làm tôi tò mò và một
lần, trong một hội nghị ở đại học Oxford, khi tôi đang ngồi trang nghiêm trước những
giáo sư, tôi hỏi họ rằng có ai có ý kiến gì về trình độ mức độ kích thước của não
bộ vốn có thể biểu lộ sự cảm kích không. Những con chó thì có thể biểu lộ sự cảm
kích. Do thế, trên căn bản sự quán chiếu của tôi, tôi rộng rãi với con muỗi thứ
nhất ngồi trên tôi nhưng sẽ không kiên nhẫn với con thứ hai, thứ ba, hay thứ tư.
*
Trích từ quyển The Big Book of Happiness
Ẩn Tâm Lộ, Saturday, August 10, 2019
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét