Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
*
HỎI: Ngài nhấn mạnh từ bi như căn bản cho đạo đức.
Nhưng trong vài trường hợp, không nhất thiết bảo đảm công lý, thay vì là lòng từ
bi lại là thủ phạm gây tội? Cái chết của Osama bin Laden hầu như bị che đậy bởi
truyền thông, đáng lẻ có công lý cho gây kẻ gây tội và thông tin được người ta ăn
mừng. Từ bi và đạo đức thích đáng chỗ nào ở đây?
ĐÁP: Chúng ta
phải có một sự phân biệt rõ ràng giữa kẻ hành động và hành động. Những hành động
của Osama bin Laden là tàn phá kinh khiếp. Sự kiện 9/11 gây ra cái chết của hàng
nghìn người. Cần có công lý. Nhưng kẻ hành động là một con người và chúng ta cần
từ bi để đối phó với y. Nhưng bước đi cần được thực hiện để chấm dứt cội nguồn
của hành vi tàn phá, nhưng kẻ hành động có thể được tha thứ. Căn bản của sự tha
thứ là quên đi những gì đã xảy ra, nhưng nhớ những gì đã xảy ra rồi và cần tha
thứ cho sự bình an của tâm hồn. Nhưng hành vi nghiêm trọng cần phải có những lượng
định để đối phó với nó.
HỎI: Tôn giáo là cội nguồn tốt đẹp nhất của đạo đức.
Nhưng đôi khi nó xung đột với luật pháp quốc gia. Chúng ta ưu tiên cho thứ nào
trước và tại sao?
ĐÁP: Điều đó
hoàn toàn tùy thuộc vào cá nhân. Nếu ta là một người tin tưởng nghiêm túc trong
một tôn giáo, thế thì tôn giáo trở thành quan trọng; nhưng nếu ta là một người
không tín ngưỡng, thế thì luật pháp được ưu tiên. Ấn Độ có nhiều truyền thống
nhưng là một xã hội thế tục. Vì vậy Ấn Độ trở thành một thí dụ hay kiểu mẫu cho
một chủ nghĩa thế tục.
Ở Jodhpur, khi tôi đang đi ngang qua hành lang một khách
sạn, một người đàn ông Châu Âu đến gần tôi. Ông đã đến từ Romania để tìm sự hòa
hiệp tôn giáo của Ấn Độ. Ông thấy một làng Hồi giáo với ba gia đình Ấn giáo,
nhưng không có sợ hãi xung đột, vốn làm ông ngạc nhiên. Ở Kerala, Ki Tô giáo, Hồi
giáo, Ấn giáo, và Kỳ Na giáo sống chung với nhau. Mối quan hệ là lành mạnh giữa
mọi người do bởi chủ nghĩa thế tục, ngay cả với sự tồn tại của tham nhũng.
Trong năm mươi năm qua, Ấn Độ đã là nơi thường trú của
tôi và tôi cảm thấy rất an toàn. Ngay cả tôi không nên có một sự dính mắc với
Phật giáo như một tâm thức định kiến sẽ không thế thấy thực tại. Bất cứ thành
viên của tôn giáo nào mà quá dính mắc với tôn giáo của họ, thì nó sẽ làm cho họ
cuồng tín, vốn là một lỗi lầm.
HỎI: Tôi làm việc cho một công ty lớn và tôi đã
thấy nhiều sự nhũng lạm. Nếu tôi báo cáo nó, tôi mất việc, và tôi là người trụ
cột của gia đình tôi. Tôi có nợ nần trách nhiệm gì với cộng đồng và gia đình
tôi?
ĐÁP: Đó là dấu
hiệu rõ ràng của sự nhũng lạm. Một lần nọ khi tôi ở Bombay, một thương gia nói
với tôi rằng trong xã hội có nhiều trường hợp nhũng lạm và nếu ta là người
trung thực thì khó tồn tại. Một học sinh ở Jodhpur đã nói với tôi rằng một cá
nhân không thể thành công nếu không tham gia vào một hình thức nào đó của nhũng
lạm. Trả lời cho cả hai trường hợp, tôi nói rằng đại đa số nhân loại có lòng từ
bi, và chỉ có một bộ phận nào đó là nhũng lạm. Ta tham gia vào sự nhũng lạm chỉ
vì bất lực. Đó là phạm tội là không nên bỏ qua. Trách nhiệm của chúng ta là lên
tiếng chống lại nó, để đứng vững vàng chống lại sự lan tỏa của loại tội phạm
như thế. Một số người có thể bị thương tổn trong cuộc đấu tranh của họ chống lại
nhũng lạm, nhưng đó sẽ là một cái giá rất nhỏ phải trả cho một sự tốt lành lớn
lao.
Những người nhũng lạm là đạo đức giả, khi họ chỉ quan tâm
đến danh tiếng của họ và làm việc để bảo vệ nó ngay cả khi họ biết rõ rằng họ
đang làm sai. Thật tốt lành hơn để sống một cách trung thực hơn là đạo đức giả.
Những gia đình nghèo khó sống với một niềm tin tưởng rất nhỏ giữa họ với nhau.
Hệ thống giáo dục hiện đại truyền đạt tầm quan trọng của giá trị vật chất chứ
không phải đạo đức. Thật quan trọng để xây dựng một xã hội lành mạnh qua giáo dục
chứ không phải qua tôn giáo.
HỎI: Tôi sắp xong đại học cộng đồng (college) và
tôi mong đời sống của tôi là một sự phục
vụ và đáng giá. Cùng lúc, nhiều cơ hội ở những sự nhũng lạm không cùng chia sẻ
đạo đức và giá trị của tôi. Trong khi tôi nghĩ sẽ là tuyệt vời để làm việc cho
một tổ chức bất vụ lợi hay phục vụ người khác, cần thiết trong việc này là tôi
phải làm ra tiền để trả tiền nhà và tiền nợ sinh viên của tôi. Ngài có chỉ bảo
gì?
ĐÁP: Tôi phải
trì tụng lời Phật dạy như câu trả lời – bạn là người chủ của cuộc đời bạn. Tôi
nghĩ bạn nên phán xét với một nhận thức rộng rãi hơn, dự tính lâu dài, và trung
thực. Nếu tôi cố vấn cho bạn điều gì đó và bạn gặp phải rắc rối sau đó, rồi thì
bạn sẽ đổ thừa cho tôi.
HỎI: Có rất nhiều người đang đau khổ qua hậu của
các việc làm của họ. Ngài có nghĩ rằng chúng ta có trách nhiệm đạo đức để đối xử
họ với lòng từ bi không?
ĐÁP: Câu trả lời
thì khác biệt tùy theo những quan điểm triết lý khác biệt. Thí dụ, theo quan điểm
hữu thần, thì mọi thứ là do Thượng đế tạo nên nhưng theo những tôn giáo vô thần,
như Kỳ Na giáo, Phật giáo, và Ấn giáo, một con người có nhiều kiếp sống. Họ tin
rằng một số kinh nghiệm trong kiếp sống này là hậu quả của những hành động của
họ trong kiếp sống trước. Vì vậy, thật phức tạp để trình bày vấn đề.
Tôi tin rằng mọi người nên chú ý hơn đến những giá trị
nhân bản và sự tỉnh thức. Nó giúp năng lực của chúng ta để đối diện những thử
thách. Cho nên đề nghị tốt nhất mà tôi có thể nói, và tôi trích ra từ một vị Thầy
Phật giáo Ấn Độ vào thế kỷ thứ tám là nếu có một giải pháp, thì đừng nãn lòng
và hãy tìm ra giải pháp. Nếu không có giải pháp, thế thì không cần phải chán
nãn. Tôi đồng ý với lời dạy đặc biệt ấy vì lo lắng chỉ làm người ấy gia tăng
căng thẳng.
Thí dụ, khi tôi thăm Nhật Bản sau trận sóng thần. Tôi thấy
đất nước và nhớ người Tây Tạng nói rằng điều đó diễn tả hoàn cảnh ở đấy rất
khéo léo – bi kịch chồng chất lên bi kịch. Những thảm họa như động đất, sóng thần, và rò rỉ chất
phóng xạ giáng xuống Nhật Bản thứ này đến thứ khác. Tôi đã nói với mọi người rằng
thảm kịch đã qua rồi, vì vậy bây giờ không ai phải lo lắng vì nó nữa. Tất cả
chúng ta phải làm là hành động, hướng đến tương lai, và chăm sóc gia đình. Theo
quan điểm của Phật giáo, tất cả những điều này là nghiệp. Họ đang trải qua một
thời điêm khó khăn, nhưng có thể vượt thắng với hành động và sự tự tin.
HỎI: Ngài là một Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhưng ngài
cũng là một con người. Ngài có bao giờ làm điều gì phi đạo đức không?
ĐÁP: Tôi thường
nói với mọi người rằng mối quan hệ của tôi với con muỗi là không đạo đức. Nếu
có hiểm họa của bệnh sốt rét, thế thì tôi hành động hung hăng với chúng. Nhưng
nếu tôi đang trong tâm trạng tốt và không có hiểm họa của sốt rét, thế thì tôi
rất rộng rãi với những con muỗi và để nó hút máu tôi. Một lần tôi thấy con muỗi
đầy máu của tôi, nó chỉ bay đi và không cho thấy cảm kích gì. Tôi thật sự nghĩ
rằng nó là một con muỗi vì con muỗi thì hung hăng hơn trong các con muỗi. Nó
làm tôi tò mò và một lần, trong một hội nghị ở đại học Oxford, khi tôi đang ngồi
trang nghiêm trước những giáo sư, tôi hỏi họ rằng có ai có ý kiến gì về trình độ
mức độ kích thước của não bộ vốn có thể biểu lộ sự cảm kích không. Những con chó
thì có thể biểu lộ sự cảm kích. Do thế, trên căn bản sự quán chiếu của tôi, tôi
rộng rãi với con muỗi thứ nhất ngồi trên tôi nhưng sẽ không kiên nhẫn với con
thứ hai, thứ ba, hay thứ tư.
*
Trích từ quyển The Big Book of Happiness
Ẩn Tâm Lộ, Saturday, August 10, 2019
*
HỎI VÀ ĐÁP
HỎI: Tôi muốn biết mục tiêu của đời sống là gì và
ngài có tin tưởng vào định mệnh hay không? Nếu có, thế thì vai trò của định mệnh
trong đời sống là gì?
ĐÁP: Theo quan
điểm của Phật giáo (mặc dù quan điểm của riêng tôi thì khác), đôi mắt, tâm thức,
và khát vọng vượt thắng điều gì đó tất cả là một bộ phận của bản chất. Tôi nghĩ
một cách thế tục, đó là câu trả lời. Chính mục tiêu của sự sống, tôi tin, là hạnh
phúc. Không có gì bảo đảm trong cuộc sống, nhưng chúng ta tồn tại do bởi hy vọng.
Nếu chúng ta đánh mất hy vọng thế thì điều đó sẽ làm ngắn lại sự sống của chúng
ta. Sự tồn tại của chúng ta căn cứ trên hy vọng cho một tương lai tốt đẹp,
không phải là một tương lai tệ hại. Từ quan điểm này, hạnh phúc là mục tiêu duy
nhất cho sự sống.
Định mệnh là cố định và chúng ta không có năng lực để
thay đổi, theo những niềm tin khác nhau. Nhưng theo con đường thế tục, không có
định mệnh. Những sự kiện xảy ra qua các nguyên nhân và điều kiện; thí dụ, một
thân thể bệnh hoạn sẽ đưa đến một định mệnh yếu đuối. Nếu thân thể được chăm
sóc, thế thì định mệnh có thể thay đổi. Vì vậy, định mệnh có thể thay đổi nếu
có nổ lực thực hiện.
HỎI: Ngài có thể nói với chúng tôi vấn đề ngài vượt
thắng thù oán và sợ hãi như thế nào? Và ngài có thể đưa ra một ánh sáng của thiền
(zen) nào đó không?
ĐÁP: Có nhiều
mức độ của thù oán và nó có thể được diễn tả như một cảm nhận xấu đối với người
tạo ra rắc rối, kẻ thù, hay bạn bè. Nhưng sân hận là một bộ phận cảm xúc của
chúng ta, vốn mọc lên như một cơ cấu phòng vệ trong một con người khi người ấy
chạm trán với những hoàn cảnh tiêu cực hay nguy hiểm. Nói một cách sinh học,
các cảm xúc như sân hận, khát vọng, và dính mắc là cần thiết cho sự tồn tại.
Thù oán có thể được diễn tả như dư âm của sân hận vốn duy trì và day dứt trong
một thời gian dài.
Tôi không có thù oán, nhưng nếu tôi thấy điều gì đó sai
trái, tôi trở nên sân hận giận hờn. Sau khủng hoảng ở Tây Tạng vào ngày 10
tháng Ba năm 2008, tôi cảm thấy những cảm xúc giống như mà tôi đã cảm nhận vào
ngày 10 tháng Ba năm 1959, khi tôi mất tự do – bất lực, bất lực, và băn khoăn.
Tuy thế, những cảm xúc hiện hữu khác, khi sau khủng hoảng 2008, tôi đã quán tưởng
những cán bộ Trung Cộng và tôi đã hoán đổi sự sợ hãi và sân hận của họ cho sự
nhẫn nhục và từ bi của tôi. Rõ ràng, nó không giải quyết bất cứ vấn nạn nào,
nhưng nó giúp tôi trong việc duy trì sự an bình tinh thần của tôi.
Ta có thể cầu nguyện để tiêu trừ thù oán. Theo tâm lý học
Phật giáo, việc đối phó với các cảm giác tiêu cực là quan trọng. Thù oán vốn sắp
khởi lên phải được đối phó ngay lúc đầu. Sự kích thích hoạt động như một chất
xúc tác cho sân hận phát triển thành thù oán. Vào lúc đó, chúng ta cần nhớ rằng
sân hận không phải là một giải pháp nhưng chỉ giúp làm tàn phá niềm hạnh phúc.
Điều đó giúp cho việc giảm thiểu các tư tưởng khó chịu hình thành trong tâm thức.
Điều kiện của thân thể cũng liên quan, như một thân thể yếu
đuối có thể làm nghiêm trọng sự tiêu cực, nhưng một thân thể khỏe mạnh sẽ đưa đến
kết quả trong một tâm tư mạnh mẽ vốn sẽ không bị quấy rầy một cách dễ dàng. Qua
sự thực hành, chúng ta cần nghiên cứu để tách rời chính ta khỏi sân hận, vốn sẽ
làm cho ta nhìn vào sân hận một cách hợp lý và cuối cùng đánh bại nó một cách
hoàn toàn. Nếu sân hận lan tỏa khắp tâm tư, thì nó trở thành khó khăn để loại
trừ. Tâm lý Phật giáo và tâm lý học Ấn Độ giáo có những yếu tố như thiền chỉ và
thiền quán giải thích những phương pháp để tìm cách giải quyết vấn nạn này của
tâm thức.
Khi tôi đi ngang qua những thị trấn của Ấn Độ, tôi thấy
những đền thờ như Shiva lingam, Ganesh – tôi tự hỏi tại sao không xây dựng những
phòng ốc nơi mà các tín đồ có thể ngồi và thảo luận các kinh điển hơn là những
đền thờ chỉ như một ngôi nhà cho một bức tượng đơn độc của một bổn tôn mà thôi?
Tôi thường nói với những người Tây Tạng đừng tạo dựng thêm các tượng Phật nữa.
Tôi là một Phật tử nhưng tôi biết rằng tượng Phật sẽ không bao giờ nói; nhưng tốt
hơn là in thêm kinh sách vốn có thể chứng tỏ lợi lạc hơn thêm. Những kinh điển
đã tồn tại hơn ba nghìn năm qua, nhưng điều thiếu vắng là sự học hỏi chúng. Nhiều
người Ấn Độ là những tín đồ rất ngoan hiền, nhưng họ không chú ý đến việc học hỏi
các kinh điển.
HỎI: Các bác sĩ phải phát Lời thề Hippocrates trước khi họ có thể bắt đầu việc thực hành
nghề y của họ. Có một lời thề công cộng mà ngài đề nghị cho những chính trị gia
đón nhận một cách phổ thông không?
ĐÁP: Tôi không
phải là một nhà chính trị. Nhiều năm trước, quốc hội ở Delhi xây dựng tượng
Gandhi, tôi được mời trong buổi lễ khánh thành và tôi đã nói các nhà chính trị
hãy nhớ sự chân thành của Gandhi mỗi lần họ đi ngang qua tượng. Trong cuộc đấu
tranh cho tự do của Ấn Độ, tất cả những lãnh tụ là vô ngã vị tha, vô úy, và
trung thực với việc làm của họ. Tôi thường nói với những người bạn Ấn Độ rằng
trong sáu mươi năm qua từ sự tự do của họ, các lãnh đạo cần cùng một tinh thần
như những nhà đấu tranh cho tự do. Họ cũng cần trung thực, chân thành, và vô
ngã vị tha.
Ấn Độ là một đất nước dân chủ và có một nền tư pháp độc lập
làm cho nó là một xứ sở hòa bình. Tại một cuộc hội họp với nhiều vị thẩm phán
và luật sư, tôi đùa họ trong khi ca ngợi họ rằng nếu người hoạt động cho công
lý hơi thiếu trung thực, thế thì nó trở thành một thảm họa thật sự. Ấn Độ là một
quốc gia khổng lồ, vì vậy một vấn đề nhỏ thỉnh thoảng xảy ra là có thể hiểu được.
Nhưng nó thì ổn định hơn các lân bang nhiều.
Truyền thông Ấn Độ có một vai trò thật sự quan trọng.
Trong một quốc gia dân chủ, vai trò của họ đạt tầm quan trọng hơn khi có trách
nhiệm để hướng dẫn người dân về những sự kiện xảy ra chung quanh họ. Vì vậy, họ
cần duy trì những giá trị nhân văn căn bản, đạo đức thế tục, và sự hòa hiệp tôn
giáo. Cùng với điều đó, họ cần bảo đảm rằng họ giao tiếp với những sự thật về
các nhà chính trị, các nhà hoạt động xã hội, truyền thông, và thương gia, nhưng
phải bảo đảm rằng họ không đang trình bày bất cứ sự thật phũ phàng nào với người
dân. Ở Trung Hoa, vì không có một ngành truyền thông độc lập, hệ thống trải qua
nhiều sự nhũng lạm, mà người giàu có và quyền lực tự do bốc lột. Ngành truyền
thông nên khảo sát thế giới một cách toàn diện và để người dân biết những sự thật
trong một thái độ không thành kiến.
HỎI: Ngài nói rằng tiền bạc không ban cho hạnh
phúc – Tôi đồng ý. Nhưng tôi tin rằng tiền bạc có thể mua những thứ để làm cho
đời sống của ta thoải mái. Cho nên, theo tâm lý học Phật giáo, ngài có thể đề
nghị một phương cách đưa đến sự cân bằng giữa việc có được sự giàu có và làm
cho ta hạnh phúc không?
ĐÁP: Chúng ta
có thân thể này và để làm cho nó thoải mái, chúng ta cần thực phẩm và nơi cư
trú. Tôi đi ngang qua những xóm làng với những con người rất nghèo khổ, những
người chưa bao giờ trải nghiệm sự thoải mái này. Trong toàn thế giới, khoảng
cách giữa người giàu và nghèo là khổng lồ. Sự chú ý nên được hướng đến việc khắc
phục khoảng cách trên cấp độ toàn cầu và quốc gia. Nền kinh tế Ấn Độ tăng trường khá tốt, và nó là một xã hội
tự do khai phóng, không giống như Trung
Hoa. Vì vậy, nó là một xã hội lành mạnh. Một sự chuyển hóa thật sự nên xảy ra
trong những xa xôi hẻo lánh với nhiều sự chú ý hơn cho sự phát triển vùng sâu
vùng xa.
Tôi thật sự đồng ý rằng tiền bạc là quan trọng. Những sự
gia hộ thôi thì không đủ. Làm việc cần mẫn cũng quan trọng. Sự chuyển hóa thật
sự đến từ việc lao động chăm chỉ chứ không đến chỉ từ việc cầu nguyện. Người
giàu nên ban cho người nghèo sự học vấn và những kỷ năng công nghệ. Một vài
ngày trước tôi đã ở một thị trấn mà tôi đã từng được mời đến hai thập niên trước,
khi những người địa phương trình bày quyết định phát triển của họ. Tôi đã hứa hẹn
hiến tặng mười triệu rupee và tiểu bang cũng hứa đóng góp. Khi tôi đến đó mới
đây, người dân ở đó đã phát triển một số kỷ năng và đang sống rất yên bình.
Bây giờ, có người nào có kinh nghiệm đưa qua đưa lại tâm
trạng hạnh phúc và tâm trạng đau buồn? Khi ta đau buồn và có tiền trong túi,
thì ta có thể đi tới một cửa hàng lớn và đòi hỏi một tâm thức yên bình được
không? Hay ta có thể đi tới một nhà thương lớn chích một mũi thuốc bình an tâm
hồn không, hay yêu cầu một kỷ thuật cho sự bình an nội tại từ một nhà máy
không? Chỉ nếu người ta giữ não bộ một bên và thay thế nó với cơ cấu máy móc
nào đó thì chúng ta sẽ dững dưng và không trải nghiệm bất cứ cảm giác gì. Chúng
ta có thật sự muốn như vậy không?
Do vậy, rõ ràng rằng tiền bạc là cần thiết chỉ cho nhu cầu
thân thể, chứ không cho sự bình an của tinh thần. Vì vậy, hãy mua những tiện
nghi vật chất nhưng không tôn sùng tiền bạc. Hãy nhận ra rằng có một sự giới hạn
về giá trị kinh tế và tập trung năng lượng của ta để đạt được sự hòa bình nội tại.
HỎI: Dường như trong vài tháng gần đây có những dấu
hiệu lo lắng trong truyền thông đối với vị lạt ma có tiền bạc gì đó. Dường như
rằng sự hiện diện của ngài và sự hiện diện của cộng đồng Tây Tạng đông đảo ở Ấn
Độ đang bắt đầu không thuận tiện trong con mắt người Ấn Độ trong sự phát triển
toàn cầu. Ngài có những quan tâm nào đó không về tương lai của cộng đồng Tây Tạng
và sự ổn định trong mối quan hệ của ngài với Ấn Độ vốn tồn tại rất lâu?
ĐÁP: Mối quan
hệ giữa Tây Tạng và Ấn Độ không phải chỉ tồn tại trong vài thập niên mà hàng
nghìn năm. Tôi luôn luôn duy trì mối quan hệ của chúng tôi như mối quan hệ giữa
đạo sư và học trò - Ấn Độ là đạo sư và chúng tôi là học trò. Thí dụ, trong thế
kỷ thứ bảy hay thứ tám, Phật giáo vào Tây Tạng và phát triển và thay đổi lối sống.
Bây giờ nền văn minh Ấn Độ và văn minh Tây Tạng – như Moraji Desai nói dựa vào
lời chúc mừng mà tôi đã viết cho ông khi ông trở thành Thủ tướng của Ấn Độ - là
giống như những nhánh cây của một cây bồ đề. Thân cây ấy lớn lên ở Ấn Độ và
vươn đến Tây Tạng. Chúng tôi có một mối quan hệ rất mạnh mẽ.
Tây Tạng bị khống chế bởi Trung Cộng, nhưng trong tâm tư
họ họ đang nhìn về đất nước này. Năm 1956, chính phủ Ấn Độ đã mời tôi và tôi đã
đến đây vô vàn khó khăn. Từ lúc ấy tôi đã phát triển một mối quan hệ rất đặc biệt
với Nehru và Rajendra Prasad. Năm 1959, Ấn Độ cho tôi và người dân tôi tị nạn
chính trị. Họ đã giúp tôi xây dựng những
trường học và những khu định cư, đặc biệt trong những bang Himachal Pradesh và
Karnataka. Sau năm mươi mốt năm, cộng đồng
của tôi đã định cư rất tốt đẹp tại những nơi đây. Đó là mối quan hệ mà chúng
tôi chia sẻ trên đất nước này.
Một cách địa lý, Ấn Độ chia sẻ biên giới với Tây Tạng.
Không có một chiến binh Ấn Độ nào đã từng được thấy xuyên qua hàng nghìn dặm
biên giới này. Sau 1959, và đặc biệt sau 1962, những trạm quân sự được xây dựng.
Vấn đề Tây Tạng cũng là một vấn đề của Ấn Độ. Những sự hiểu lầm nhỏ luôn luôn xảy
ra ở đấy. Những sự hiểu lầm nào đó ló lên qua sự bất cẩn của một người công
nhân, nhưng trái lại không có gì nghiêm trọng về vấn đề lạt ma.
HỎI: Có phải ngớ ngẩn để nghĩ rằng tôn giáo có thể
trở thành một nguyên nhân cho một cuộc chiến tranh không? Trong trường hợp ấy,
tôn giáo trở thành một người bạn của chiến tranh hay hòa bình? Sẽ có hòa bình
hơn nếu nó bị bãi bỏ?
ĐÁP: Chiến
tranh vì tôn giáo là một phần của lịch sử nhân loại. Những người nào đó tin rằng
sẽ tốt hơn nếu không có tôn giáo, nhưng thế thì Thế Chiến thứ nhất, Thế chiến
thứ hai hay Chiến tranh Triều Tiên không phải xảy ra vì các vấn đề của những
tôn giáo. Một sự xung đột nào đó luôn luôn ở đấy. Trong quá khứ, một số xung đột
đã xảy ra vì tôn giáo. Nhưng, tôi tin rằng cái tên tôn giáo bị lạm dụng cho quyền
lực.
Tôn giáo được sử dụng để lôi kéo con người. Những người
tôn giáo cũng bị dính mắc với tôn giáo của họ. Ở Argentina, tôi đã gặp gở những
nhà khoa học và các lãnh tụ tôn giáo, một nhà khoa học Chi lê đã nói với tôi rằng
ông nghĩ ông không nên quá dính mắc ngay cả với lãnh vực khoa học của ông ta.
Ngay cả tôi không nên phát triển sự dính mắc với Phật giáo, vì một tâm thành kiến
không thể thấy thực tại. Bất cứ tín đồ tôn giáo nào dính mắc quá nhiều với tôn
giáo của họ thì trở thành một người cuồng tín, vốn là một sai lầm.
Nhiều người Ấn giáo tin Krishna và Shiva, nhưng khi tôi
yêu cầu họ định nghĩa
Ấn giáo thì họ không có câu trả lời. Tôi đùa với những
người bạn của tôi, khi họ tán tụng những câu thần chú Sanskrist vào buổi sáng
nhưng không biết ý nghĩa của chúng. Họ đặt bong hoa dưới chân của thần Ganesha
hay bất cứ biểu tượng nào khác, nhưng không có bất cứ ý tưởng nào tại sao họ cần
làm như thế. Tôi nghĩ nhiều người Hồi giáo nêu tên Allah nhưng không biết ý
nghĩa là gì. Người bạn của tôi nói rằng nếu bất cứ người Hồi giáo nào làm đổ
máu một người khác, thế thì người ấy không còn là một người Hồi giáo nữa. Người
ta nên có lòng từ ái và bi mẫn cho những người khác, chỉ như thế thì người ấy mới
có thể được gọi là một hành giả chân thành của Hồi giáo. Ý nghĩa của thánh chiến
(jihad) được định nghĩa bởi những người Hồi giáo từ những phần tử khủng bố, vốn
không biết giáo huấn thật sự của kinh Koran. Họ biểu lộ một sự dính mắc với tôn
giáo của họ và trở thành người cuồng tín.
Ngay cả trong những người Phật giáo, cũng có những người
cuồng tín. Họ không thích cách giáo huấn của tôi và chống lại tôi bởi vì sự tiếp
cận của tôi không thoải mái với những giáo lý Đạo Phật truyền thống. Tình trạng
tốt đẹp nhất sẽ là nếu sáu tỉ người nên biến mất và rồi thì sự hòa bình chân thật
của thế giới đạt được. Chúng ta nên cầu nguyện để Thượng đế làm cho toàn bộ nền
văn minh của con người biến mất. Nói đùa thôi, chúng ta nên tồn tại và trau dồi
lòng từ bi vô giới hạn. Loài người cần phát triển xa hơn và nên biết thực tại
cùng năng lực của con người.
*
Ẩn Tâm Lộ, Tuesday, July 30, 2019
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét