Nguyên tác: Word of wisdom
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
***
Đức Đạt Lai Lạt Ma, Tenzin Gyatso, là lãnh tụ tinh thần
và thế quyền của dân tộc Tây Tạng. Ngài sinh vào ngày 6 tháng Bảy năm 1935,
trong một ngôi làng gọi là Taktser ở đông bắc Tây Tạng, trong một gia đình nông
dân. Đức Thánh Thiện được công nhận vào lúc hai tuổi, phù hợp với truyền thống
Tây Tạng, như tái sanh của người tiền nhiệm, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13.
Đức Đạt Lai Lạt Ma là hiện thân của Đức Phật Từ Bi, nguyện
tái sanh để phụng sự loài người. Đạt Lai Lạt Ma có nghĩa là “Đại dương của trí
tuệ.” Người Tây Tạng thường liên hệ đến Đức Thánh Thiện như Yeshe Norbu, “Viên
ngọc ước,” hay đơn giản là Kundun, có nghĩa là “Thị Hiện.”
Năm 1933, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 viên tịch, nhiệm
vụ đối mặt với chính quyền Tây Tạng không chỉ đơn gian là chỉ định một người kế
vị mà phải tìm kiếm và khám phá một cậu bé mà Đức Phật Từ Bi sẽ tái sanh. Không
nhất thiết là cậu bé phải sinh đúng vào lúc vị tiền nhiệm qua đời, hay thậm chí
ngay sau đó.
Vào những dịp như vậy trước đây, sẽ có những biểu hiện về
các chỉ dẫn để sự tìm kiếm có thể thực hiện, và những dấu hiệu mà cậu bé sẽ được
tìm thấy sở hữu những góp phần vật thể và tinh thần tương tự với người tiền nhiệm.
Năm 1935, vị nhiếp chính của Tây Tạng đi đến một hồ
thiêng Lhamoe Lhatso, khoảng chín mươi dặm về phía đông nam của Lhasa, thủ đô
Tây Tạng. Vị nhiếp chính đã thấy ảo tượng của ba mẫu tự Tây Tạng: Ah, Ka, và Ma
theo một bức hình trong một tu viện với ngói màu ngọc lục bảo và vàng, và một
ngôi nhà với ngói màu ngọc lam. Một diễn giải chi tiết về những ảo tượng này được
viết xuống và giữ bí mật nghiêm ngặt.
Năm 1937, những lạt ma và viên chức cao cấp đã mang những
bí mật của ảo tượng, được gửi đến mọi vùng của Tây Tạng để tìm kiếm vị trí mà vị
nhiếp chính đã thấy trên mặt nước. Phái đoàn tiềm kiếm đã đi về hướng đông, đến
Taktser, dưới sự hướng dẫn của Lạt ma Kewtsang Rinpoche của tu viện Sera. Khi họ
đến tỉnh Amdo, họ đã thấy một địa điểm giống với lời giải thích của ảo tượng bí
mật. Phái đoàn đi vào nhà, đó là nhà của Gyatso, với Kewtsang Rinpoche cải
trang như một phục vụ và một viên chức địa phương, Lobsang Tsewang, cải trang
như trưởng đoàn. Vị lạt ma đã đeo tràng hạt vốn của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13;
cậu bé , nhận ra nó, đòi phải cho cậu ta. Kewtsang Rinpoche hỏi vị trưởng đoàn
là ai, và cậu bé trả lời ông là Sera Aga, có nghĩa, trong phương ngữ địa phương
là, “một lạt ma của Sera.” Kewtsang Rinpoche sau đó hỏi tên của vị trưởng đoàn,
và cậu bé đã nói đúng tên vị ấy. Cậu bé cũng biết tên của người phục vụ. Điều
này được tuân thủ bằng một loạt những thử nghiệm, kể cả việc lựa chọn, từ vài đề
tài, vốn thuộc về Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Qua những thử nghiệm này, những
thành viên của của phái đoàn tìm kiếm đã được thuyết phục hơn rằng vị tái sanh
đã được tìm thấy, và sự tin chắc của họ được nâng cao bằng những mẫu tự đã được
nhìn thấy trong mộng: Ah cho Amdo, tên của tỉnh; Ka cho Kumbum, một trong tu viện
lớn nhất lân cận. Hai mẫu tự Ka và Ma cũng tượng trưng cho tu viện của Karma
Rolpai Dorjee, trên núi phía trên ngôi làng. Nó cũng đáng chú ý vì Đức Đạt Lai
Lạt Ma thứ 13 đã từng ở tại tu viện ấy trên đường trở lại từ Trung Hoa. Trong
năm 1940, Đức Đạt Lai Lạt Ma mới đã đăng quang.
Ngài bắt đầu việc
học vấn vào lúc sáu tuổi. Lúc hai mươi bốn tuổi, Đức Thánh Thiện đã tham
gia những kỳ thi sơ bộ ở mỗi một trong ba tu viện đại học: Drepung, Sera, và
Ganden. Kỳ thi cuối cùng được xảy ra tại chùa Jokhang, Lhasa, trong lễ hội
Monlam, vốn xảy ra trong tháng Giêng mỗi năm. Vào buổi sáng, ngài thi về luận lý học bởi ba mươi học giả khác nhau. Vào buổi
chiều, mười lăm học giả tham dự tranh luận với ngài về Trung Đạo, và buổi tối
ba mươi lăm học giả thẩm tra kiến thức của ngài về tạng luật siêu hình học. Đức
Thánh Thiện đậu kỳ thi với phần thưởng danh dự. Ngài đã hoàn tất bằng cấp Geshe
Lharampa (tiến sĩ triết học Phật giáo) lúc hai mươi bốn tuổi.
Năm 1950, khi mới mười sáu tuổi, ngài đã được yêu cầu chấp
chánh thế quyền vì Tây Tạng bị đe dọa bởi sức mạnh của Trung Cộng. Năm 1954, Đức
Thánh Thiện đã đi Bắc Kinh cho cuộc thương thảo hòa bình với Mao Trạch Đông và
những lãnh đạo Trung Cộng khác, kể cả Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình. Năm 1956, Đức
Thánh Thiện đi thăm Ấn Độ để tham dự kỷ niệm lễ Tam hợp thứ 2.500 của Đức Phật.
Khi ở Ấn Độ, Đức Thánh Thiện đã có một loạt gặp gở với Thủ tướng Nehru và Tổng
lý Chu Ân Lai về những tình trạng xấu đi ở Tây Tạng.
Năm 1959, Đức Thánh Thiện đã bị buộc phải lưu vong ở Ấn Độ
khi quân Trung Cộng chiếm đóng. Từ lúc ấy, Đức Thánh Thiện đã ở gần Dharamsala,
bắc Ấn Độ - đại bản doanh của chính quyền lưu vong Tây Tạng.
Trong khi lưu vong, Đức Thánh Thiện đã kháng cáo tại Liên
Hiệp Quốc về vấn đề Tây Tạng, kết quả là ba giải pháp được Đại Hội Đồng chấp nhận,
trong năm 1959, 1961, và 1965.
Đức Thánh Thiện đã thiết lập những viện giáo dục, văn
hóa, và tôn giáo đã được đóng góp một cách nổi bật cho sự bảo tồn bản sắc Tây Tạng
và di sản phong phú của nó. Năm 1963, Đức Thánh Thiện đã ban hành dự thảo hiến
pháp cho Tây Tạng bảo đảm một hình thức dân chủ của chính quyền. Không giống
như những vị tiền nhiệm, Đức Thánh Thiện đã du hành đến Bắc và Nam châu Mỹ, Tiệp
Khắc, châu Âu, Liên Hiệp vương quốc Anh, Nhật Bản, Thái Lan, và Úc Đại Lợi và
đã gặp gỡ nhiều lãnh đạo tôn giáo tại những quốc gia này.
Trong khi du hành ngoại quốc, Đức Thánh Thiện đã phát biểu
mạnh mẽ cho việc thông hiểu và tôn trọng giữa những tín ngưỡng khác nhau của thế
giới. Hướng đến mục tiêu này, Đức Thánh Thiện đã xuất hiện nhiều lần trong những
mục vụ liên tôn, truyền đạt thông điệp của trách nhiệm, từ ái, bi mẫn, và lòng
tốt phổ quát. “Nhu cầu cho mối quan hệ đơn giản giữa người với người đang trở
nên cấp bách hơn bao giờ hết … . Ngày nay thế giới nhỏ hơn và liên hệ hổ tương
hơn. Những rắc rối của một quốc gia không thể được giải quyết bởi chính nó một
cách hoàn toàn.
Vì vậy, không có một cảm nhận trách nhiệm toàn cầu, thì sự
tồn tại của chính chúng ta sẽ bị đe dọa. Một cách căn bản, trách nhiệm toàn cầu
đang được cảm nhận vì sự đau khổ của những người khác giống như chúng ta cảm nhận
cho chính mình. Chính là việc nhận ra rằng ngay cả kẻ thù của chúng ta cũng
hoàn toàn bị thúc đẩy bởi nhu cầu cho hạnh phúc. Chúng ta phải nhận thức rằng tất
cả mọi chúng sanh muốn cùng những gì chúng ta muốn. Đây là phương cách để thành
tựu một sự thấu hiểu chân thật, không thay đổi bởi sự lưu tâm giả tạo” (Lịch sử
và văn hóa Tây Tạng, Australian Tibetan Society).
Năm 1989, Đức Thánh Thiện đã lãnh giải Nobel Hòa Bình cho
sự chống đối bền bĩ việc sử dụng bạo động, ngay cả trong phương diện xâm lược đối
với dân tộc ngài. Vô số phần thưởng đã được tặng thưởng cho ngài. Đức Thánh Thiện
Đạt Lai Lạt Ma được yêu mến và tôn kính khắp thế giới như một người của hòa
bình.
Từ khi Đức Đạt Lai Lạt Ma lãnh giải Nobel Hòa Bình ngài
đã đạt được vài đột phá ngoại giao quan trọng, kể cả việc gặp gỡ Tổng thống
Gearge Bush – vị tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên gặp gỡ Đức Đạt Lai Lạt Ma (tháng Tư
1991) và Thủ tướng Anh quốc John Major (tháng Mười Hai 1991).
Ngài đã được chào đón bởi nhiều lãnh tụ thế giới kể cả đức
giáo hoàng, Nelson Mandela, và Tổng thống Clinton. Từ năm 1986 Đức Đạt Lai Lạt
Ma đã chủ trì một loạt cuộc thảo luận “Tâm thức và Đời sống” với những nghiên cứu
gia hàng đầu của phương Tây để khám phá mối liên hệ giữa khoa học hiện đại và sự
thấu hiểu của Phật giáo Tây Tạng về những hiện tượng của tâm thức, giấc mộng, bệnh
tật, nhận thức và sự chết.
Như một học giả, một người của hòa bình, và một phát ngôn
viên cho sự thấu hiểu tốt đẹp hơn giữa các dân tộc và tôn giáo, Đức Đạt Lai Lạt
Ma đã du hành một cách rộng rãi, thuyết giảng Phật pháp và những lễ khai tâm,
truyền đạt thông điệp của từ ái, bi mẫn, tử tế, và trách nhiệm toàn cầu.
***
TỪ NGỮ TRÍ TUỆ
TRÍCH DẪN NHỮNG LỜI
DẠY CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
***
Mọi người thích nói về tĩnh lặng và hòa bình cho dù ở
trong phạm vi gia đình, quốc gia hay quốc tế, nhưng nếu không có hòa bình nội tại
thì làm sao chúng ta có hòa bình thật sự? Hòa bình thế giới qua thù hận và sức mạnh
là không thể có.
***
Vì chúng ta cùng chia sẻ một nhu cầu cho yêu thương, cho
nên có thể cảm nhận rằng mỗi người chúng ta gặp trong bất cứ hoàn cảnh nào, bất
cứ khi nào đều là anh chị em của chúng ta.
***
Lúc thiếu thời, một người thị giả đã nói với tôi rằng, nếu
ngài có thể thật sự cười với sự buông xả hoàn toàn thì điều đó rất tốt với sức
khỏe của ngài.
***
Nguyên nhân chính của khổ đau là tham muốn vị kỷ cho sự
thoải mái và hạnh phúc cá nhân.
***
Tất cả chúng ta phải sống một cách hòa hợp với láng giềng
của chúng ta.
***
Tôn giáo của tôi là rất đơn giản. tôn giáo của tôi lòng tử
tế ân cần.
***
Trên căn bản hàng ngày chúng ta nên săn sóc tâm thức của
chúng ta hơn là chỉ tiền, tiền, và tiền.
***
Trong thế kỷ này, chúng ta đã làm nên một sự tiến bộ về vật
chất vô cùng lớn lao. nhưng một cách căn bản về tâm linh, chúng ta vẫn như hàng
nghìn năm trước. Những nhu cầu tâm linh chúng ta cần là rất lớn.
***
Trong sự quan tâm của mọi người, nghệ sĩ có trách nhiệm sử
dụng điều thiện trung bình của người ấy. Trong văn hóa Tây Tạng, hầu hết những
bức họa là của các bổn tôn hay Đức Phật, và tất cả cố gắng để gửi một thông điệp
về giá trị của tâm linh.
***
Qua những kỷ năng thiền tập, chúng ta có thể làm cho tâm
thức chúng ta thoát khỏi vọng tưởng và đạt đến điều chúng ta gọi là Giác Ngộ.
***
Chúng ta phải tiếp nhận một nhận thức rộng rãi hơn, và
luôn luôn tìm những điều chung nhất giữa những người ở đông, tây, nam, bắc.
Xung đột xảy ra từ những điều cơ bản khác nhau.
***
Nếu qua thực hành tuệ giác nội quán thì chúng ta phát triển
một cảm giác nhẹ nhàng thanh thoát, thế thì thời gian không quan trọng. Nếu
chúng ta khổ đau, thì thời gian đáng chú ý. Nó là không thể chịu nổi, vì thế chúng
ta muốn thoát khỏi điều ấy một cách nhanh nhất bằng cả tâm tư.
***
Khi rắc rối vừa khởi lên, hãy cố gắng giữ sự nhún nhường
và duy trì một thái độ chân thành, và hãy xem điều hiện hữu là hợp lý.
***
Mục đích chính của thiền tập là để rèn luyện tâm thức và
giảm thiểu những cảm xúc phiền não.
***
Hạt giống của niết bàn tồn tại trong tất cả mọi chúng ta.
Đã đến lúc để nghĩ một cách thông tuệ hơn, có phải không?
***
Nếu tâm thức bị khống chế bởi thù oán, thì bộ phận quan
trọng nhất của não bộ, vốn để phán đoán đúng hay sai, không hoạt động một cách
thích đáng.
***
Những cảm nhận sân hận, cay đắng, và thù oán là tiêu cực.
Nếu chúng ta giữ nó bên trong chúng ta thì chúng sẽ làm hại thân thể và sức khỏe
của chúng ta. Chúng nó là vô tích sự.
***
Để tương lai tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, ổn định hơn và
văn minh, mỗi người chúng ta phải phát triển một cảm nhận chân thành, nhiệt
tình về tình anh chị em.
***
Tự do là cội nguồn thật sự của hạnh phúc và tính sáng tạo
của nhân loại. Bất chấp chúng ta là một người có tín ngưỡng hay không, cho dù
chúng ta theo Phật giáo, Ki Tô giáo, hay Do Thái giáo, thì điều quan trọng là một
con người tốt lành.
***
Chúng ta phải có một hình thức chính trị nào đó. Chính trị
là một hình thức để giải quyết xung đột. Chính trị đến từ động cơ chân thành là
xây dựng.
***
Những cội nguồn căn bản của hạnh phúc là một trái tim tốt
lành, lòng bi mẫn, và từ ái. Nếu chúng ta có những thái độ tinh thần này, thì
ngay cả nếu chúng ta bị bao vây bởi thái độ thù địch, thì chúng ta chỉ cảm thấy
hơi bị quấy rầy. Trái lại, nếu chúng thiếu vắng lòng bi mẫn và tinh thần chúng
ta đầy dẫy sân hận hay thù oán thì chúng ta sẽ không có hòa bình.
***
Si mê là nguồn gốc của thù oán, và cách để loại trừ si mê
là sự thực chứng.
***
Phương cách chính yếu để giải quyết những vấn nạn của
loài người là với bất bạo động.
***
Tất cả mọi tôn giáo căn bản là giống nhau trong mục tiêu
của họ về phát triển một trái tim con người tốt lành vì thế chúng ta có thể trở
thành những con người tốt đẹp hơn.
***
Mẹ tôi là rất tử tế, tĩnh lặng, nhưng dĩ nhiên là bà mù
chữ. Sau này bà học đọc vì thế bà có thể học hỏi kinh điển. Khi chúng tôi đến
Lhasa, tôi sống riêng lẻ, nhưng không có nghĩa là chúng tôi hoàn toàn không
liên lạc. Bất cứ khi nào bà đến thăm tôi, thì bà mang cho tôi bánh mì do bà
làm.
***
Càng chăm sóc đến hạnh phúc của người khác, thì cảm nhận
hạnh phúc của chúng ta càng trở nên lớn hơn.
***
Đối với một người yêu mến lòng bi mẫn và từ ái, thì sự thực
hành bao dung là thiết yếu, và vì điều đó, một kẻ thù là rất cần thiết. Cho nên
chúng ta nên biết ơn những kẻ thù của chúng ta, vì họ là những người giúp chúng
ta phát triển một tâm thức tĩnh lặng tốt nhất.
***
Sự nuông chiều trong phẩn uất và báo thù sẽ chỉ làm nổi
khốn khổ của chúng ta và người khác gia tăng sâu hơn kiếp sống này và những kiếp
sống sắp tới.
***
Con người không phải là những máy móc – chúng ta là điều
gì đó hơn thế. Chúng ta có cảm giác và kinh nghiệm. Sự thoải mái vật chất không
làm chúng ta hài lòng trọn vẹn. Chúng ta cần điều gì đó sâu sắc hơn – tình người.
***
Không đối tượng vật chất nào, tuy xinh đẹp hay đáng giá,
có thể làm cho chúng ta cảm thấy thương yêu, vì đặc tính sâu xa và cá tính chân
thật của chúng ta nằm trong bản chất chủ quan của tâm thức.
***
Không có sự hòa bình tinh thần thích đáng thì thật khó để
đạt được nền hòa bình của thế giới; do thế có một sự nối kết. Nhiều vấn nạn mà
chúng ta có hiện nay do bởi sự thù hận của chúng ta. Như những con người chúng
ta có những phẩm chất tốt đẹp cũng như những thứ xấu xa. Bây giờ thì sự sân hận,
dính mắc, ganh tỵ và thù oán là phía xấu xa. Chúng thật sự là những kẻ thù. Từ
một quan điểm nào đó, kẻ thù thật sự của chúng ta, kẻ gây rối thật sự, là ở bên
trong. Tôi cố gắng để thấy mỗi thảm kịch trong phạm vi của những thảm kịch
khác, rộng lớn hơn trong lịch sử. Điều
đó cho tôi một sự tập trung rộng rãi hơn và làm cho nó dễ dàng hơn để chịu đựng.
Cho nên đó là bí mật của tôi, thủ thuật của tôi. Tôi tin tôi là một người hạnh
phúc.
***
Chúng ta cần một ít bi mẫn hơn nữa, và nếu chúng ta không
thể có nó thế thì không chính trị gia nào hay ngay cả một nhà huyển thuật nào
có thể cứu vớt hành tinh.
***
Không có những cảm giác thì chúng ta không thể làm một sự
phân ranh giới giữa sự công bình và bất công, sự thật và phi thật, tốt và xấu.
***
Tôi tin rằng sự nổ lực liên tục, sự nổ lực không mệt mõi,
theo đuổi những mục tiêu rõ ràng với nổ lực chân thành là cách duy nhất.
***
Đối với tôi là không có gì. Thiên niên kỷ mới hay thế kỷ
mới hay năm mới. Đối với tôi nó là một ngày khác, một đêm khác. Mặt trời, mặt
trăng, những vì sao là vẫn giống nhau.
***
Mặc dù cá nhân tôi không có bất cứ kinh nghiệm nào để nói
với những người đã sử dụng ma túy nhưng tôi có cảm giác rằng bằng việc dùng ma
túy thì chúng ta sẽ đánh mất năng lực để phân biệt. Điều này sẽ không lợi ích
cho thiền tập cao cấp. Việc phát triển tinh thần phải nên được tiến hành bằng
những phương tiện nội tại, chứ không phải qua những phương tiện bên ngoài.
***
Từ quan điểm của một người tín ngưỡng thì tôi thật có một
mối quan hệ đặc biệt nào đó với một số chúng sanh cao cấp nào đó. Nhưng trong
tâm thức của chính tôi thì tôi vẫn là một tu sĩ Phật giáo bình thường.
***
Vào những thời điểm nào đó có những trách nhiệm không dễ
dàng và nhiều khó khăn. Thế rồi thì, một cách cá nhân tôi hoàn toàn vui vẻ
không quá nhiều lo lắng. Tôi thể hiện một cách tốt đẹp nhất, vốn là sự tiết độ,
và thất bại không hề gì.
***
Vào lúc tảng sáng nếu thời tiết tốt đẹp, tôi đi vào vườn.
Thời điểm này là rất đặc biệt với tôi. Bầu trời trong, tôi thấy những vì sao,
và tôi có cảm giác đặc biệt này – sự tầm thường của tôi trong vũ trụ, sự thực
chứng những gì người Phật tử gọi là v thường.
***
Với một quan tâm nào đó thì tôi là một Đức Đạt Lai Lạt Ma
kém may mắn nhất vì tôi đã sống như một người tị nạn ngoài quê hương của tôi
lâu hơn là tôi sống ở Tây Tạng. Mặt khác, điều đó vô cùng lợi lạc cho tôi để sống
trong một nền dân chủ và để học hỏi về thế giới trong một cung cách mà những
người Tây Tạng chúng tôi chưa từng biết trước đây.
***
Tôi chỉ muốn sống như một tu sĩ Phật giáo giản dị, nhưng
suốt ba mươi năm qua tôi đã kết bạn với nhiều người khắp nơi trên thế giới và
tôi cũng muốn tiếp xúc gần gũi với những người này. Tôi muốn đóng góp vào sự
hòa hiệp và hòa bình của tâm thức, để có ít xung đột hơn. Bất cứ khi nào có thể,
thì tôi sẵn sàng. Đây là mục tiêu của đời tôi.
***
Nhằm để đạt được sự chân thành, nền hòa bình lâu dài của
thế giới căn cứ trên lòng từ bi, thì chúng ta cần một cảm nhận của trách nhiệm
toàn cầu. Trước tiên, chúng ta phải cố gắng giải trừ vũ khí nội tại – làm giảm
thiểu sự sân hận và thù oán của chúng ta trong khi tăng cường sự tin tưởng và
tình người hổ tương.
***
Mặc dù con chim có thể bay, nhưng nó phải đậu trên mặt đất.
***
Những vấn nạn của chúng ta, mặc dù nghiêm trọng và phức tạp,
nhưng sự kiểm soát và sửa chửa là ở trong năng lực của chính chúng ta. Giải
pháp chỉ có thể căn cứ trên một sự tiếp cận vốn vượt lên sự vị kỷ và nhu cầu cục
bộ của khu vực.
***
Những phẩm chất tốt đẹp của loài người – tính trung thực,
chân thành, và một trái tim tốt lành – không thể sản xuất bằng máy móc, mà chỉ
bằng chính tự tâm thức. Chúng ta có thể gọi điều này là ánh sáng nội tại hay sự
gia hộ của Thượng đế, hay phẩm chất của loài người. Đây là tinh hoa của nhân loại.
***
Hàng triệu người khắp thế giới vẫn im lặng, nhưng đại đa
số muốn hòa bình, chứ không phải tắm máu. Đừng lo lắng, tôi dự định sống đến một
trăm năm.
***
Nếu bạn có một trái tim chân thành và cởi mở, thì bạn cảm
thấy tự trọng và tự tin một cách tự nhiên, và không cần phải sợ hãi người khác.
Nếu bạn có phẩm chất căn bản tử tế hay một trái tim tốt lành này, thế thì tất cả
những thứ khác, chẳng hạn như sự học vấn và năng lực, sẽ đi trên một phương hướng
đúng đắn.
***
Không có cửa hàng nào bán sự tử tế, cho nên chúng ta phải
tạo dựng nó bên trong chúng ta. Chúng ta có thể cấy ghép những trái tim, nhưng
chúng ta không thể cấy ghép một trái tim nhiệt tình.
***
Nếu chúng ta đánh mất những giá trị nhân bản bằng việc cơ
khí hóa mọi thứ, rồi thì máy móc sẽ điều khiển đời sống chúng ta.
***
Khi chúng ta chạm trán những vấn nạn nào đó, nếu chúng ta
chỉ vào chính chúng ta chứ không phải
người khác, thì điều này cho chúng ta kiểm soát chính chúng ta và tĩnh lặng
trong một tình huống, bằng cách khác tự kiềm chế sẽ trở thành không chắc chắn.
***
Lòng vị tha vô hạn căn cứ trên sự hòa bình và hạnh phúc.
Nếu bạn muốn vị tha, thì bạn phải kiểm soát sự thù ghét và bạn phải thực hành
nhẫn nhục. Những vị thầy chính của nhẫn nhục là các kẻ thù của chúng ta.
***
Vì bạo động chỉ phát sinh thêm bạo động và khổ đau, cho
nên sự đấu tranh của chúng ta phải là bất bạo động và thoát khỏi sự thù hận.
***
Nếu bất cứ điều gì tôi đã nói dường như lợi ích với bạn,
thì tôi vui mừng. Nếu không, thì đừng lo. Hãy lãng quên chúng.
***
Nếu chúng ta giúp đở và phục vụ người khác, thì cuối cùng
chúng ta sẽ lợi lạc.
***
Khi chúng ta chết thì chúng ta không thể mang theo thứ gì
nhưng những hạt giống của những việc làm trong đời sống và kiến thức tâm linh sẽ
đi theo chúng ta.
***
Lòng từ bi và bao dung không phải là một dấu hiệu của yếu
kém, mà là một dấu hiệu của sự mạnh mẽ.
***
Tất cả chúng ta đều cùng là một phần của gia đình nhân loại.
Chúng ta nên có một nhận thức rõ ràng của một gia đình nhân loại duy nhất.
***
Lịch sử cho thấy rằng những phát triển tích cực hay lợi
ích trong xã hội loài người đã hiện hữu như kết quả của sự ân cần và từ bi. Thí
dụ, hãy xem như việc bãi bỏ buôn bán nô lệ. Những ý tưởng là cơ cấu của tiến
trình.
***
Nhân tố căn bản cho việc yêu thương người khác là việc nhận
thức về sự kiện đơn giản rằng mọi chúng sanh có cùng quyền và cùng khát vọng
cho hạnh phúc, và không khổ đau, và sự suy nghĩ rằng bản thân cá nhân ta là một
đời sống đơn lẻ khi so với vô số người khác trong việc tìm kiếm không ngừng cho
hạnh phúc.
***
Những nguồn gốc căn bản cho hạnh phúc là một trái tim tốt
lành, lòng từ ái, và bi mẫn. Nếu chúng ta có những thái độ tinh thần này, ngay
cả khi chúng ta bị bao vây bởi sự thù địch, thì chúng ta chỉ cảm thấy hơi bị quấy
rầy. Trái lại, nếu chúng ta thiếu lòng từ bi và tinh thần chúng ta đầy sân hận
và thù oán, thì chúng ta không có hòa bình.
***
Nền văn hóa đặc biệt của Tây Tạng sản sinh những con người
với nhiều nụ cười hơn trên khuôn mặt họ. Đặc trưng của Tây Tạng thì hơi khác.
Những khách du lịch nói rằng đó là một kinh nghiệm lạ.
***
Một người có học hỏi sẽ trở thành cao quý chỉ khi người ấy
đem vào thực hành thật sự những gì đã học, thay vì chỉ đơn thuần là chữ nghĩa.
***
Một số người cảm thấy rằng họ đánh mất sự độc lập nếu họ
không để tâm thức của họ lang thang vọng tưởng, nếu họ cố gắng để kiểm soát nó.
Nhưng không phải như vậy. Nếu tâm thức của chúng ta đang hoạt động trong một
cung cách đúng đắn, thì chúng ta đã có một quan điểm đúng đắn. Nhưng nếu tâm thức
chúng ta đang diễn tiến trong một cách sai lạc, thế thì cần thiết, rõ ràng, phải
thực tập để kiểm soát nó.
***
Nếu chúng ta tiếp nhận một sự tiếp cận vị kỷ cho đời sống,
qua đó chúng ta cố gắng để lợi dụng người khác cho lợi ích của chính chúng ta,
thì chúng ta có thể đạt được những lợi ích tạm thời, nhưng về lâu dài chúng ta
sẽ không thành công trong việc đạt được ngay cả hạnh phúc cá nhân, và hy vọng
cho kiếp sống tới là đừng nói tới.
***
Một tâm thức có đặc tính bất ổn sẽ không tĩnh lặng ngay cả
trong sự hiện diện của một sự tĩnh lặng lớn.
***
Tôi muốn nói không do dự rằng mục tiêu đời sống chúng ta
là hạnh phúc.
***
Sự thử thách chân thật của việc vinh danh Đức Phật hay
Thượng Đế là tình yêu thương mà chúng ta mở rộng đến những đồng bào chúng ta.
***
Sân hận và hung hăng làm chúng ta dễ mắc phải bệnh tật.
***
Khái niệm bạo động đã lỗi thời. Sự tàn phá láng giềng của
ta thì thật sự là tự tàn phá chính mình.
***
Chúng ta cần để ý nhiều hơn đến những giá trị nội tại của
chúng ta.
***
Tôn giáo của tôi là sự ân cần. Một tâm thức tốt lành, một
trái tim thánh thiện, những cảm giác nhiệt tình, đây là những thứ quan trọng nhất.
***
Ha, ha, ha – tôi chỉ là một tu sĩ Phật giáo giản dị.
***
Sự Giác Ngộ chân thật không gì khác hơn là việc nhận rõ
hoàn toàn bản chất của chính mình.
***
Nếu bạn đang biểu lộ lòng yêu thương cho những đồng loại
của bạn, thì bạn đang thể hiện lòng yêu thương cho Thượng Đế của chính bạn.
***
Sân hận rốt cuộc là kẻ gây rối. Tôi thấy bạn có thể biểu
lộ một sự không chấp nhận hay không thích mạnh mẽ về một đối tượng mà không
đánh mất sự bình tĩnh của bạn.
***
Bất cứ bạn ở đâu, thì lời dạy của tôn giáo bạn phải ở đó
với bạn.
***
Trước tiên nhất, như một tu sĩ Phật giáo, tôi cho rằng bạo
động là không tốt. Thứ đến. Thứ đến. tôi là một người tin tưởng vững chắc trong
đạo đức của Thánh Gandhi về sự phản kháng thụ động. Và thứ ba, trong thực tế, bạo
động không phải là sức mạnh của chúng ta.
***
Nếu chúng ta cho rằng thái độ khiêm tốn là đúng đắn, thì
những phẩm chất tốt lành của chính mình sẽ gia tăng. Trái lại nếu người nào tự hào, thì người ấy sẽ
trở nên ganh tỵ với người khác, người ấy sẽ khinh khi người khác, và qua đó sẽ
có sự bất hạnh trong xã hội.
***
Tôi nghĩ rằng khi thảm kịch xãy ra thì đó là trên bề mặt.
Giống như đại dương. Trên mặt một làn sóng đến và đôi khi sóng rất mạnh và
nghiêm trọng. Nhưng nó đến và đi, đến và đi, và bên dưới, đại dương vẫn luôn
luôn tĩnh lặng. Người Tây Tạng có một châm ngôn: “Nếu tin tức xấu đến bạn nghe ở
đây” (chỉ vào ta bên phải) “và để nó đi ra ở đây” (chỉ vào tai bên trái).
***
Trong đời sống hàng ngày, tôi có thể nói rằng 80 đến 90
phần trăm năng lượng của tôi dành cho những vấn đề tôn giáo, còn lại 10 đến 20
phần trăm dành cho vấn nạn Tây Tạng. Cho nên một cách tự nhiên tôi cảm thấy một
cách chính yếu tôi là một người tôn giáo. Bên cạnh đó, tôi đã học hỏi tôn giáo,
tôi đã có một kinh nghiệm nào đó về tôn giáo, cho nên tôi có một sự tự tin nào
đó trong mối quan hệ đó.
***
Có hai loại thái độ tranh đua. Một là một cảm giác tranh
đua vì ta muốn đứng hàng đầu. Ta tạo ra những chướng ngại và là tổn hại người
nào đó. Đó là sự tranh đua tiêu cực. Nhưng có một loại tranh đua tích cực vốn
làm lợi ích cho bản thân những người tranh đua và kinh tế. Hãy để những người
tranh đua của ta cũng lớn mạnh, mà không có bất cứ cảm nghĩ nào làm hại họ.
***
Đôi khi tôn giáo lại trở thành một nguồn gốc khác cho sự
phân chia hơn và ngay cả mở ra sự xung đột. Do bởi tình trạng đó, tôi cảm thấy
những truyền thống tôn giáo khác nhau có một trách nhiệm lớn lao để cung ứng sự
hòa bình tâm thức và một cảm nhận tình anh chị em trong loài người.
***
Cuối thế kỷ trước, khoa học và tâm linh dường như không
tương hợp với nhau. Bây giờ, chúng đã di chuyển gần nhau hơn.
***
Niềm tin nền tảng của tôi là toàn bộ loài người cùng chia
sẻ một nguyện vọng căn bản: là tất cả chúng ta cùng muốn hạnh phúc và tất cả
chúng ta cùng chia sẻ khổ đau. Người Á châu, cũng giống như người Mỹ châu, người
Âu châu, và cả thế giới còn lại, cùng chia sẻ khát vọng để sống một đời sống trọn
vẹn nhất, để chính chúng ta tốt đẹp hơn và để sống với những người thương của
chúng ta.
***
Trong thực tế, tôi tin rằng sự tiến bộ kinh tế và tôn trọng
những quyền cá nhân là liên hệ gần gũi với nhau. Xã hội không thể khuếch trương
những thuận lợi kinh tế của nó một cách tối đa mà không trao cho người dân những
quyền dân sự và chính trị.
***
Nếu bạn chuyển sự tập trung từ chính mình đến những người
khác, và nghĩ về sự cát tường và phúc lợi của người khác nhiều hơn, thì sẽ có một
hiệu quả giải thoát tức thời.
***
Trong hai mươi năm nữa, tôi sẽ ở tuổi tám mươi ba, giống
như một ông già với một cây gậy đi đứng như một con gấu lười. Trong khi tôi còn
sống, chí nguyện trọn vẹn của tôi đến quyền tự trị, và tôi là người có thể làm
cho người Tây Tạng chấp nhận điều đó.
***
Từ chính cốt lõi sự tồn tại của chúng ta, chúng ta khao
khát sự toại nguyện. Vì sự hòa hợp cá tính của mỗi người phải được tôn trọng một
cách hoàn toàn.
***
Hai điều quan trọng nhất phải được ghi nhớ trong kinh
doanh là: hãy tỉnh thức về hậu quả tác động đến sinh quyển, và mối quan hệ ân cần
giữa người chủ và người làm công.
***
Bóng tối nội tại, chúng ta gọi là si mê, là gốc rễ của khổ
đau. Ánh sáng nội tại đến càng nhiều, bóng tối càng bị biến mất nhanh hơn. Đây
là cách duy nhất để đạt đến sự cứu độ hay niết bàn.
***
Bất bạo động là cách duy nhất. Ngay cả nếu bạn đạt đến mục
tiêu bằng phương tiện bạo động thì luôn luôn có tác động phụ, và những điều này
có thể tệ hại hơn vấn nạn trước đó. Bạo động phản lại bản chất con người.
***
Nếu tâm thức là tĩnh lặng và được chiếm dụng bởi những tư
tưởng tích cực, thì thân thể sẽ không dễ trở thành con mồi của bệnh tật.
***
Những kẻ thù của chúng ta sẽ cho ta sự thử thách, thì
chúng ta cần phát triển những phẩm chất của bao dung, nhẫn nhục và từ bi.
***
Hãy nhớ rằng nếu bạn muốn thực hành triết lý Đông phương
chẳng hạn Phật giáo Tây Tạng thì bạn phải tiếp nhận bản chất và cố gắng thích ứng
nó với bối cảnh văn hóa và những điều kiện của bạn.
***
Việc trau dồi một cảm nhận gần gũi, nhiệt tình cho những người khác tự động
tâm thức của bạn sẽ thoải mái. Từ những sự kiện ít quan trọng đến quan trọng nhất,
thì tình cảm và sự tôn trọng những người khác quan hệ tột cùng cho sự hạnh phúc
của bạn.
***
Thật quan trọng để sử dụng tiền bạc một cách thích đáng để
giúp đở người khác; bằng khác đi thì bạn sẽ vẫn muốn thêm và cảm thấy nghèo.
***
Bản chất của Phật giáo nếu bạn có thể, hãy giúp đở người
khác. Nếu không, thì tối thiểu hãy tránh làm tổn thương người khác.
***
Bà mẹ hành tinh đang cho chúng thấy ánh sáng đỏ cảnh báo.
Hãy cẩn thận, bà ấy đang nói. Chăm sóc hành tinh là chăm sóc ngôi nhà của chính
chúng ta.
***
Ý nghĩa của đời sống là gì?
Là hạnh phúc và hữu dụng.
***
Hãy mĩm cười nếu bạn muốn một nụ cười từ khuôn mặt của
người khác.
***
Các tôn giáo phải phụng sự nhân loại, không phải là cung
cách loanh quanh nào khác.
***
Nếu bạn có quá nhiều mong đợi, thì bạn sẽ đi đến thất vọng.
***
Từ ái, bi mẫn, và tha thứ - đây là những thứ tôi thuyết
giảng.
***
Ẩn Tâm Lộ, Friday, July 4, 2020
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét