Nguyên tác: Advice on Practicing Buddhism in the West
Tác giả: Alexander Berzin/Moscow, Russia, November 2005
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
Tác giả: Alexander Berzin/Moscow, Russia, November 2005
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
Tôi Đến Với Phật Giáo Như Thế Nào
Sasha đã yêu cầu tôi nói về Phật Giáo ở phương Tây tối
nay, và để bắt đầu điều này với đôi điều về tôi như một sự giới thiệu vấn đề
tôi đã đến với Phật Giáo như thế nào, như một cách để làm sáng tỏ Phật Giáo ở
phương Tây.
Tôi sinh ra ở New Jersey,
Hoa Kỳ năm 1944, và ngay từ khi rất trẻ tôi đã rất thích thú với những thứ của
Á châu. Cho nên tôi đã bắt đầu tập yoga với một người bạn khi tôi 13 tuổi và đọc
bất cứ thứ gì có thể trong những năm 1950 về Phật Giáo, là những thứ vốn không
có nhiều. Và rồi khi ở đại học, mặc dù tôi bắt đầu với Hóa học, tôi đã lấy một
chủ đề về văn hóa Á châu. Lúc tôi 17 tuổi và được biết về vấn đề Phật Giáo đến
từ một nền văn hóa này đến một nền văn hóa khác ở Á châu, và vấn đề nó được tiếp
nhận và chuyển dịch trong mỗi nền văn hóa như thế nào. Và tôi đã làm việc ấy từ
lúc ấy, hoạt động trên toàn bộ chương trình của vấn đề làm để nào để chuyển hóa
và đem Phật Giáo, trong trường hợp này, đến những xã hội không có truyền thống
bên ngoài Á châu. Cho nên một cách căn bản rồi thì tôi đã thay đổi chủ đề chính
và tôi đã bắt đầu học tiếng Hoa và điều đó đưa đến tiếng Nhật và rồi đến tiếng
Phạn và rồi đến tiếng Tạng.
Thế nên điều này xảy ra
trước khi có những trung tâm Phật Giáo ở phương Tây, cho nên thật là một hoàn cảnh
rất khó khăn đối với cung cách bây giờ. Tôi nghĩ rằng mọi người vào lúc ấy được
lèo lái đến Phật Giáo là bị hướng đạo một cách chính yếu về những lý do nghiệp
quả; chỉ loại ấy biểu hiện, cách duy nhất để giải thích nó là nghiệp quả quá khứ.
Và tôi đã gặp Geshe Wangyal, một đại lạt ma Kalmyk Mongol, người ở Hoa Kỳ vào
lúc ấy mà tôi đã bắt đầu học hỏi tiếng Tây Tạng. Nhưng lúc ấy trường đại học của
tôi không quá gần nơi ngài sống, và tôi chỉ có thể viếng thăm ngài đôi khi,
nhưng tôi không thật sự có cơ hội để học hỏi với ngài.
Nhưng Robert Thurman đã ở
trong tất cả mọi lớp học của tôi tại Harvard. Chúng tôi là những người bạn rất
tốt. Và ông đã ở Ấn Độ với Đức Đạt Lai Lạt Ma, và ông đã nói với tôi về người
Tây Tạng và rằng có thể đến đấy để học hỏi với người Tây Tạng. Vì thế, tôi đã nộp
đơn cho Fulbright Fellowship, là học bổng để đi học nước ngoài, và tôi đã đến Ấn
Độ để làm luận án tiến sĩ của tôi. Đấy là năm 1969, lúc ấy tôi 24 tuổi.
Sự tiếp cận Phật Giáo
trong những ngày ấy ở các trường đại học và những nơi khác ở phương Tây là thế,
một cách căn bản, Phật Giáo Tây Tạng đã chết. Nó giống như sự nghiên cứu Ai Cập
cổ đại. Và tôi luôn luôn tự hỏi có thể
nghĩ về điều này như thế nào, hãy nghĩ trong dạng thức của giáo lý nhà Phật.
Nhưng khi tôi đến Ấn Độ và gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma gần như ngay sau khi tôi đến,
tôi nhanh chóng nó hoàn toàn thật. Phật Giáo Tây Tạng vẫn sống động, và rằng thật
sự có thể thực hành Phật Giáo. Và ở đây người ta thật sự biết ý nghĩa của kinh
luận là gì; họ không giống như những giáo sư trong các trường đại học những người
căn bản là phỏng đoan, giống như trò chơi ghép chữ trong một tờ báo. Vì thế tôi
đã bắt đầu thực tập hành thiền và tôi đã học tập với một vị thầy ở đấy, Geshe
Ngawang Dhargyey. Và Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma đã xây dựng một thư viện
Tây Tạng vài năm sau đó ở Dharamsala, và ngài đã yêu cầu Geshe Ngawang Dhargyey
làm thầy giáo ở đấy cho những người Tây phương, và tôi đã hỏi, "Tôi cũng
có thể hổ trợ chứ?" Và Đức Thánh Thiện nói, "Vâng, nhưng hãy trở lại,
làm cho xong luận án, lấy bằng cấp và rồi trở lại. Thế là tôi đã trở lại
Harvard, trình luận án, và nói "không cảm ơn" cho một công việc giảng
dạy mà người ta tìm cho tôi tại một trường đại học khác và tôi đã trở lại Ấn Độ.
Dĩ nhiên, các giáo sư của tôi tất cả đều nghĩ tôi đúng là điên khùng.
Và tôi đã sống ở Ấn Độ
trong 29 năm, làm việc với người Tây Tạng, giúp dở để hình thành Văn Phòng
Phiên Dịch tại Thư Viện. Và tôi đã học tập một cách chính yếu với Serkong
Rinpoche,một trong những vị giáo thọ của Đức Thánh Thiện. Và tôi đã rất may mắn,
tôi có thể được ngài rèn luyện trong một cung cách rất truyền thống, giống như
một người học nghề thời trung cổ. Một cách căn bản, ngài nhận ra rằng ngài có
nghiệp liên hệ với điều ấy và ngài đúng là đã bắt đầu rèn luyện cho tôi ngay từ
đầu làm người thông dịch cho ngài, và cuối cùng có thể thông dịch cho Đức Thánh
Thiện Đạt Lai Lạt Ma. Như vậy tôi là thư ký tiếng Anh của Rinpoche, và là đệ tử
và người thông dịch, du lịch khắp thế giới với ngài, và một cách căn bản có cơ
hội không thể ngờ trong 9 năm với ngài trước khi ngài viên tịch.
Và rồi thì sau khi ngài
viên tịch, tôi cũng bắt đầu được mời đi dạy khắp thế giới, và tôi cũng làm
thông dịch viên cho Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma trong thời điểm ấy. Và tôi
cũng hổ trợ thực hiện nhiều chương trình cho Đức Thánh Thiện khắp thế giới, để
chuẩn bị, và viết nhiều quyển sách. Và rồi thì tôi đã quyết định như vậy nhằm để
có thể thực hiện một website có tầm vóc mà với nó bây giờ tôi đã có và nhiều
quyển sách hơn và có thể đối thoại dễ dàng hơn, có thể dễ dàng di chuyển đến
phương Tây, và vì thế tôi đã chuyển đến Berlin, Đức quốc.
Tôi đã sống ở đấy trong 7
năm qua và đã giảng dạy một ít. Nhưng hầu hết tôi đã làm việc trên website lớn
này, www.berzinarchives.com, bởi vì tôi đã có khoảng ba mươi nghìn trang bản thảo,
những thứ mà tôi đã viết và phiên dịch, và tôi không muốn chúng bị quăng vào sọt
rác khi tôi chết. Và tôi cũng đã phiên dịch chúng bằng những ngôn ngữ khác:
Nga, Mông Cổ, Đức, v.v…, và chúng cũng sẽ sớm được đưa lên mạng.
Thế nên, đấy là những gì
tôi đã làm và những gì tôi đã hoàn tất; tôi cho rằng nó không có gì khủng khiếp
đặc trưng về vấn đề người phương Tây liên hệ với Phật Giáo thế nào và vấn đề đời
sống của họ biểu lộ thế nào. Nhưng tôi luôn luôn xem vị thế của tôi như một chiếc
cầu. Nhằm để là một chiếc cầu, quý vị phải có hai nền tảng, trên mỗi bên của
dòng sông hay bất cứ nó là gì mà chiếc cầu bắc ngang. Cho nên tôi có một nền tảng
ở phương Tây và tôi có thể du lịch qua nhiều quốc gia khắp thế giới, vì thế tôi
có thể biết nhiều nền văn hóa khác nhau, những khu vực mà những con người quan
tâm trong Đạo Phật - những nơi họ muốn có Phật Giáo thêm nữa. Vì thế tôi có một
nền tảng trong những quốc gia mà tôi đã đến, nhưng rồi thì tôi có nền tảng khác
rất vững vàng được gieo trồng vững vàng với người Tây Tạng và văn hóa truyền thống
Phật Giáo.
Thấu Hiểu Truyền Thống Văn Hóa Tây Tạng
Và tôi nghĩ rằng đối với
người phương Tây chúng ta để có thể trở thành liên hệ với Phật Giáo - một cách
đặc biệt Phật Giáo Tây Tạng - thật rất quan trọng để có một sự cảm kích nào đó
đối với truyền thống văn hóa mà Phật Giáo Tây Tạng đã phát triển. Bởi vì không
có sự thấu hiểu phạm trù mà trong ấy Phật Giáo sinh khởi và từ nơi mà chúng đến
với chúng ta, và một cách đặc biệt không có sự thấu hiểu văn hóa của những lạt
ma Tây Tạng đang đến với chúng ta, chúng ta chỉ tự mở mình ra với một sự thấu
hiểu vô vàn sai lạc. Quý vị thấy những gì tôi đã làm một cách căn bản là để phù
hợp với văn hóa Tây Tạng, văn hóa truyền thống.
Vai trò truyền thống nào
cho một người ngoại quốc, người đến với văn hóa Tây Tạng và muốn học hỏi? À, vị
thế ấy là của một người thông dịch. Cho nên tôi đã yêu cầu họ huấn luyện cho
tôi thành một thông dịch viên. Và với vai trò ấy, người Tây Tạng biết liên hệ với
tôi như thế nào, và tôi chấp nhận điều ấy và họ chấp nhận điều ấy, và vì thế
như vậy đã thành công. Nhưng nếu chúng ta không tương hợp với cung cách truyền
thống của suy nghĩ, một cách đặc biệt ngay từ lúc đầu, thế thì thật khó khăn để
có thể thật sự đi vào Phật Giáo. Tôi nghĩ rằng, ngày nay, chắc chắn không cần
trước tiên chấp nhận văn hóa Tây Tạng, hay văn hóa Đông phương, hay bất cứ truyền
thống văn hóa châu Á nào; chúng ta không cần giống như những con khỉ bắt chước
một nền văn hóa khác. Chúng ta không cần phải thay đổi sự kiêng cử của chúng ta
và thay đổi áo quần của chúng ta: điều ấy chắc chắn không cần thiế. Nhưng tối
thiểu nếu chúng ta thấu hiểu chúng ta đến từ nơi nào, chúng ta sẽ có ít vọng tưởng
hơn và ít bối rối hơn.
Vậy thì, trong truyền thống
văn hóa Tây Tạng, người ta sinh ra trong hệ thống và niềm tin văn hóa nào đó.
Cho nên người ta hoàn toàn cho là đương nhiên với những thứ như nghiệp, tái
sanh, rằng có một thứ như những bậc Giác Ngộ. Có một sự cảm kích đối với giá trị
trở thành một vị sư thầy hay sư cô và một sự tôn trọng lớn với điều ấy. Và nếu
quý vị muốn thật sự học tập và thực hành Phật Giáo, quý vị phải trở thành một vị
tu sĩ. Và khi quý vị trở thành một vị tu sĩ, rồi thì quý vị dâng hiến toàn bộ
thời gian tuyệt đối cho Phật Pháp - học tập, thực hành - và dĩ nhiên chúng ta
không nên quên sự kiện rằng có những người nấu nướng thức ăn và tìm kiếm củi đốt
và nước sử dụng, và v.v… Rõ ràng, dĩ nhiên người ta cũng phải duy trì tu viện.
Nhưng là một tu sĩ, quý vị không phải đi ra ngoài và kiếm một việc làm, và quý
vị không phải giúp đở một gia đình. Và nam cùng nữ cách biệt nhau.
Những cư sĩ thật sự không
có cơ hội nhiều để học hỏi Phật Pháp. Cư sĩ có thể thực hiện thí dụ như tụng mật
ngôn, và đi nhiễu. Họ có thể giúp đở các
tu viện, và có thể có những buổi lễ cầu trường thọ và những thứ như vậy, và thỉnh
cầu tu sĩ đến nhà họ để thực hiện những nghi lễ. Nhưng mọi người thừa nhận sự
kiện rằng nếu quý vị thật sự muốn học hỏi, quý vị phải cống hiến toàn bộ thời
gian cho việc ấy và trở thành một vị tu sĩ. Hoàn toàn chấp nhận. Do thế, khi
chúng ta mời một tu sĩ truyền thống từ một cộng đồng Tây Tạng, thí dụ thế, đây
là nơi mà họ đến.
Nhận thức văn hóa phương Tây
Và ở đây, chúng ta ở
phương Tây và chúng ta không có những thứ ấy. Chúng ta được sinh ra trong những
nền văn hóa khác nhau, và chúng ta chắc chắn không tin tưởng vào tái sanh, hầu
hết chúng ta, hay trong nghiệp quả; hay chúng ta có thể nói chúng ta tin tưởng
trong nghiệp quả, nhưng thật sự chúng ta chỉ làm cho nghiệp quả thành như số phận,
như vậy phải không phải là những gì nghiệp quả nói đến. Và chúng ta có tin tưởng
rằng có những bậc Giác Ngộ không? À, một số người trong chúng ta, nếu chúng ta
nghĩ rằng có một Đức Phật, chúng ta có thể làm với một vị Trời, hay Thượng Đế,
chắc chắn Đức Phật không phải như vậy. Và khi chúng ta đến với những hình ảnh
như Quán Thế Âm, và Tara, những Đức Phật như vậy, nhiều người ở phương Tây có
thể làm các ngài thành như những vị thánh - vì thế đấy là Thánh Tara và Thánh
Quán Âm, và dâng lời cầu nguyện và đốt đèn cầy cho các ngài giống như họ là một
biểu tượng trong thánh đường.
Chắc chắn hầu hết mọi người
trong chúng ta không muốn trở thành một tu sĩ. Và trong thực tế, dường như mọi
người ở phương Tây không muốn tôn trọng quá nhiều cho những người phương Tây thật trở thành một vị sư thầy
hay sư cô, là điều họ cho thật sự là hổ thẹn. Trong thực tế, thật sự là rất lạ
lùng rằng mọi thứ đảo ngược lại. Trong những trung tâm Phật Giáo ở phương Tây
nơi có những tu sĩ, thay vì cư sĩ phục vụ và giúp đở cho họ, thì tu sĩ lài trở
thành những người phục vụ và phụng sự cho cư sĩ, và một cách căn bản điều hành
một khách sạn cho cư sĩ đến tham dự những ngày tu học cuối tuần. Và thay vì tu
sĩ có thể giảng dạy, họ phải đứng bên ngoài và thu tiền và bảo đảm rằng cả hệ
thống hoạt động đều đặn.
Và như những người cư sĩ
chúng ta chắc chắn mong rằng chúng ta có thể chủ yếu là tập trung trong việc học
tập, thực hành, và giảng dạy. Nhưng rắc rối lớn là chúng ta không có thời gian.
Chúng ta quá bận rộn. Một số trong chúng ta làm việc, một số đến trường, và một
số có gia đình. Nếu chúng ta đến sau khi đi làm chúng ta mệt mõi, và nếu chúng
ta phải trải một chặng đường đầy xe cộ phải di chuyển chậm lụt thí dụ như ở
Moscow này, để đến đây. Và nếu chúng ta muốn lắng nghe và muốn học hỏi, khi
chúng ta đến vào buổi tối, chúng ta quá mệt mõi và chúng ta ngủ gật. Và có thể
chúng ta dành một đêm, có thể hầu như 2 đêm một tuần, nhưng không thể hơn thế.
Chúng ta có những dự tính khác. Cho nên, thật sự đây là một rắc rối.
Tiếp cận sự thực hành Phật Giáo với những mong đợi thực tiển
Và rất nhiều tùy thuộc vào
những gì chúng ta thật sự mong đợi. Bây giờ, đây không phải là một viên thuốc sung
sướng để nuốt vào, nhưng sự thực hành Phật Giáo liên hệ đến hoạt động căn cứ
vào cá tính của chúng ta, và cố gắng để loại bỏ những thói quen tiêu cực của
chúng ta như vị kỷ, giận dữ, tham lam - những thứ ô nhiễm này. Đức Thánh Thiện
Đạt Lai Lạt Ma gọi chúng là "những kẻ gây rối". Đây là những thứ tạo
ra hầu hết mọi rắc rối cho chính chúng ta và người khác. Và sự thực hành Phật
Giáo liên hệ đến việc huấn luyện chúng ta phát triển những thói quen tốt hơn và
xây dựng và tích cực hơn. Và viên thuốc khó nuốt là đấy là những việc rất khó
làm. Sự vị kỷ và giận dữ của chúng ta không biến mất như thế, [như việc] tham dự
một vài buổi thuyết giảng mỗi tuần hay ngồi thiền mỗi ngày ngay cả nửa giờ hay
một giờ, là điều mà hầu hết mọi người chúng ta có nhiều thời gian để ngồi thiền
và cố gắng để hành thiền và thực hành. Những thói quen tiêu cực của chúng ta
không biến mất một cách quá dễ dàng. Cho nên, khi chúng ta đến với Phật Giáo ở
phương Tây, tôi nghĩ rằng điều rất quan trọng là có một thái độ thực tế đối với
điều này.
Nhiều người đến với Phật
Giáo vì những lý do không có lợi nhất cho phát triển. Một số người đến như thời
trang, sự hấp dẫn thời thượng. Nhưng giống như thời trang trong thế giới y phục,
nó thay đổi mỗi năm hay hai năm một lần, vì thế đó không là một lý do hiện hữu
lâu dài lắm cho việc đến với Phật Giáo. Những người khác đến với Phật Giáo vì bị
hấp dẫn với sự lạ thường, thật sự lạ thường, những thứ xa lạ, như tìm kiếm những
chiếc đĩa bay. Họ đọc những sách truyện lạ kỳ nói về người Tây Tạng khoan vào
giữa trán người để mở con mắt thứ ba và v.v…, và người ta bị hấp dẫn với những
thứ như vậy.
Một lần tôi thông dịch cho
một lạt ma Tây Tạng ở New York, Nechung Rinpoche. Và trong thính chúng một người
nào đó dường như bị say thuốc đứng dậy và hỏi: "Tôi biết rằng châu
Atlantis ở dưới mặt đất và những đĩa bay ở đấy và chúng bay ra từ trung tâm của
trái đất qua những núi lửa, và câu hỏi của tôi là "có phải trái đất trống
rỗng không?" Và vị Lạt ma nhìn ông ta, rất nghiêm túc và nói, "Không,
thật sự trái đất bằng thẳng và vuông, câu hỏi tiếp." Tôi nghĩ đấy là câu
trả lời thật tuyệt xảo cho câu hỏi ấy bởi vì việc ấy thật là lạ lùng hơn câu hỏi.
Nếu chúng ta tìm kiếm cho những gì lạ thường, sau một thời gian chúng ta sẽ
hoàn toàn thất vọng; mặc dù văn hóa Tây Tạng có thể khác biệt với văn hóa chúng
ta ở Âu Mỹ, nhưng không gì kỳ bí về nó.
Những người khác đến với
Phật Giáo một cách căn bản bởi vì họ chán nản và họ tìm kiếm phép lạ để chửa trị
cho hoặc là một số rắc rối về thân thể hay một số rắc rối về cảm xúc. Và rất
nguy hiểm, nếu đến với sự mong đợi ấy, bởi vì sự mong đợi và hy vọng ấy, chúng
ta tự đưa chúng ta đến lạm dụng. Thường thường người ta đến và nói, "Thưa
Lạt ma, Lạt ma hãy nói với tôi những từ ngữ kỳ diệu, mantra phép lạ để tụng.
Hãy nói với tôi, tôi sẽ làm bất cứ việc gì!" Và rất thường họ hoàn toàn bị
lạm dụng. Nhưng ngay cả nếu chúng ta đến với những loại động cơ như vậy vào lúc
đầu, động cơ có thể được thay đổi. Nhưng nhiều người trong chúng ta đến chỉ do
bởi tò mò hay có lẽ, giống như trường hợp của tôi, một loại nghiệp quả nào đấy
đã đưa lối một cách vô ý thức, một cách tự động.
Thái Độ Và Tiếp Cận Thích Đáng Với Phật Pháp
Nếu chúng ta nìn vào một số
kinh luận truyền thống, chúng ta thấy sự diễn giải về thái độ thích đáng là như
thế nào, thái độ tốt nhất, cho một số người, cho một số người nếu họ muốn tiếp
cận và học hỏi Phật Pháp. Một đạo sư Ấn Độ, Thánh Thiên, nói rằng, trước nhất,
người đệ tử năng lực phải là người nào đó vô tư. Điều ấy có nghĩa là không có định
kiến. Họ cần cởi mở. Không có lợi nếu đến và nghĩ "À, tôi đã đọc một vài
quyển sách và bây giờ tôi đã biết mọi thứ, cho nên chỉ cần cho tôi một tí bông
kem trên chiếc bánh để hoàn tất nó." Hay có những ý tưởng thật sự kỳ lạ về Phật Giáo và nghĩ rằng đúng Phật Giáo là thế,
và rồi chúng ta thật sự không muốn nghe thêm bất cứ điều gì, hay một người rất
bè phái, giống như tinh thần của một đội bóng đá, rằng "Đây sẽ là môn phái
của tôi, truyền thống của tôi, và mọi thứ khác là sai." Cho nên một cách
căn bản là vô tư, một đầu óc cởi mở, "Tôi đến, và tôi muốn học.
Rồi điều tiếp theo Thánh
Thiên nói là chúng ta cần một cảm nhận thông thường. Nói cách khác, chúng ta cần
có thể thấy những gì là hợp lý, những gì là phi lý trong giáo huấn. Một thí dụ
truyền thống là nếu quý vị đọc một kinh luận này thì quý vị cần mặc áo ấm và
trong một kinh luận nọ thì quý vị cần mặc áo quần rất nhẹ - một cảm nhận thông
thường, quý vị thấu hiểu rằng trong mùa đông quý mặc áo ấm và trong mùa hè quý
vị mặc áo quần nhẹ mõng.
Phật Giáo có xu hướng giúp
chúng ta suy nghĩ cho chính chúng ta. Chúng ta không cần một tinh thần quân đội
trong Phật Giáo vị thầy nói với chúng ta điều cần làm và chúng ta nói,
"Vâng thưa ngài!" và không có hỏi han gì cả. Đấy không phải là cung
cách của Phật Giáo. Chúng ta có thể đọc về những phẩm chất của một vị thầy tâm
linh, vị thầy tâm linh cần hành động như thế nào, và v.v… Và khi chúng ta cần
ai đó người đáng lẻ giảng dạy và không hành động như thế, cảm nhận thông thường
nói với chúng ta rằng có điều gì đấy sai lạc. Và quý vị hỏi, khảo sát, những gì
đang xảy ra.
Phẩm chất thứ ba được mang
đến để quan tâm, sự thích thú chân thành trong Giáo Pháp. Điều ấy có nghĩa là
gì? Đối với điều ấy, chún ta có thể nhìn vào một luận điển khác của một vị thầy
Tây Tạng từ truyền thống Sakya, bởi một đại lạt ma tên là Sonam-tsemo. Ngài viết
một tác phẩm gọi là Cửa Vào Giáo Pháp (The Gateway to the Dharma), và
ngài nói rằng có 3 thứ mà chúng ta cần nhằm để thâm nhập Giáo Pháp, một cách
căn bản diễn giải điều này từ Thánh Thiên. Chúng ta cần nhận ra và thấu hiểu nổi
khổ trong đời sống của chúng ta. Nói cách khác tại sao chúng ta thích thú trong
Giáo Pháp? Có phải chỉ là tò mò, để có thể nói những thứ hấp dẫn với bạn bè
chúng ta qua một tách cà phê hay không? Hay là bởi vì chúng ta nghĩ về đời sống
của chúng ta, và "tôi nhận ra và thấu hiểu rằng tôi có những rắc rối, mọi
thứ khó khăn - khó khăn trong dạng thức của vấn đề đối diện với những người
khác ra sao, tôi giận dữ, mọi thứ không diễn ra như tôi nghĩ và tôi không giải
quyết nó tốt đẹp, và thật khó cho tôi để sống với cha mẹ tôi, xã hội tôi."
Cho nên, trước nhất chúng
ta phải nhận ra và công nhận chúng. Và rồi thì có một nguyện ước chân thành để
thoát khỏi nó, không chỉ thực hiện tốt nhất về nó. Có nhiều sự tiếp cận trong
tâm lý học nói rằng, "À, cuộc sống thì gian khổ lắm, và hoàn cảnh của quý
vị thì khó khăn, và đúng là hãy học để sống với nó và đừng than phiền quá nhiều," đúng là loại "Hãy
im lặng và đừng sân hận." Nhưng như vậy không phải là những gì Phật Giáo
hướng đến. Chúng ta muốn thoát khỏi nó!
Và rồi thứ ba - nhằm để bổ
sung cho việc nhận ra khổ đau và nguyện ước chân thành thoát khỏi nó - điều thứ
ba là có một kiến thức nào đó về giáo lý nhà Phật và vì thế chúng ta có một niềm
tin chắc nào đó rằng Phật Pháp chỉ cho ta con đường để thoát khổ. Cho nên chúng
ta cần biết điều gì đó về Phật Pháp nhằm để dành sự quan tâm trong nó, và chúng
ta đang dành sự quan tâm trong nó trong dạng thức của việc tuân theo giáo lý
nhà Phật như một cách đề thoát khỏi những khó khăn của chúng ta. Rồi thì chúng
ta có sự thích thú trong việc áp dụng thật sự Phật Pháp vào trong đời sống của
chúng ta, và đấy là toàn bộ lý do để tham gia với Phật Giáo.
Và đấy thật sự là tất cả
những gì gọi là viễn ly, xa rời hay từ bỏ. Chúng ta gọi đó là "viễn
ly". Chúng ta viễn ly một cách căn bản, muốn thoát khỏi nó, sự khổ đau của
chúng ta và các nguyên nhân của nó; và chúng ta quyết tâm từ bỏ nó. Và chúng ta
rồi thì tìm kiếm trong Phật Giáo như một cách để giúp chúng ta lìa khỏi khổ
đau, mà căn bản tất cả những gì gọi là quy y, có phải không? Và đấy là tất cả
những gì quy y muốn nói. Quy y là đặt phương hướng này trong đời sống của chúng
ta.
Cho nên, nếu chúng ta là
những người phương Tây chúng ta không thể đặt toàn thời gian vào trong sự thực
hành Phật Giáo, chúng ta không thể trở thành một sư thầy hay sư cô và từ bỏ mọi
thứ và chúng ta không có những tu viện để hổ trợ chúng ta về mặt tài chánh. Và
ngay cả nếu chúng ta phải đối diện với những thực tế tại sở làm, và trường học,
và gia đình, và giao thông và v.v…, thế thì nếu chúng ta có tất cả những điểm
này mà các đại sư Ấn Độ và Tây Tạng đã đề cập, rồi thì chúng ta có thể gặt hái
được những lợi lạc lớn lao từ Phật Giáo. Chúng ta thấy rằng rất nhiều đạo sư
khác nhau cũng đã nói như vậy, một cách căn bản.
Thời gian mà chúng ta có
thể dâng hiến cho Phật Pháp căn bản là một chức năng, tôi nghĩ, của việc chúng ta thấu hiểu nhiều ít thế
nào. Quý vị biết, để thực tập Phật Pháp không thật sự có nghĩa là dành ra nửa
giờ đồng hồ hay dài ngắn thế nào như chúng ta muốn, và chỉ ngồi im lặng, và trì
tụng kinh chú gì đấy, và xảy ra một loại thế giới mơ mộng nào đó. Nhiều người
làm như thế, nhưng một cách căn bản đấy không là lối thoát. Và mặc dù việc ấy
có thể làm họ thư giản, dĩ nhiên là hữu ích, nhưng họ không thật sự thấu hiểu
việc áp dụng Phật Pháp vào trong đời sống hàng ngày của họ. Vì thế họ trở thành
hoàn toàn như tâm thần phân liệt - sự thực tập của họ là một thứ và cuộc sống
hàng ngày của họ là một thứ khác. Thí dụ cố điển là người nào đấy hành thiền và
ai đấy đến với họ và hỏi họ một câu hỏi, và người ấy giận dữ, quý vị biết
không, la lên, "Đừng làm phiền tôi. Đi chỗ khác đi, tôi đang thiền quán về
từ ái!"
Áp Dụng Phật Pháp Vào Đời Sống Hàng Ngày Của Chúng Ta
Nhưng càng thấu hiểu Phật
Pháp, thì chúng ta càng có thể thấu hiểu vấn đề nó thật sự áp dụng vào đời sống
hàng ngày của chúng ta như thế nào. Và để áp dụng Phật Pháp vào đời sống hàng
ngày của chúng ta, đòi hỏi, trước nhất, lắng nghe Phật Pháp, học hỏi nó. Bây giờ
chúng ta có sự thấu hiểu mà Phật Giáo đã dạy. Nó hơi giống việc cố gắng như xếp
đặt những mãnh của bức tranh bị cắt rời, trong một trò chơi - chúng ta có một
mãnh nhỏ ở đây, một mãnh nhỏ ở kia, và một mãnh nhỏ ở đấy, và trách nhiệm của
chúng ta là đặt khớp vào với nhau. Và tất cả những mãnh này được xếp khớp vào
nhau trong nhiều cách, chứ không phải chỉ một cách. Cũng thế, đời sống là rất
phức tạp, và bởi vì đời sống là phức tạp, giáo huấn nhà Phật và sự thực tập
cũng rất sâu sắc và rất rộng rãi và rất phức tạp. Cho nên chúng ta phải nghe nhiều giáo lý hay đọc nhiều sách,
và cố gắng sử dụng cảm nhận thông thường của ta để xếp tất cả lại với nhau. Và
hãy cởi mở - như Thánh Thiên nói, nếu chúng ta không thấu hiểu điều gì đó, đừng
ngay lập tức nói, "À, thứ ngu ngơ
này," và phủ nhận nó chỉ bởi vì ta không hiểu nó. Nhưng hãy có thái
độ cởi mở, nói rằng, "tôi không hiều điều này, nó dường như rất khó"
- như nói về thế giới địa ngục, là thứ mà người phương Tây thật sự không muốn đối
diện gì cả - và nói "Okay, tôi không muốn hiểu thứ này. Và tôi sẽ rời nó
trong một lúc và có thể sau này tôi sẽ thấu hiểu những gì chúng nói đến."
Quý vị biết, những giáo huấn này về tái sanh và tất cả những hình thức sống
khác - những thứ này là rất khó cho chúng ta như những người phương Tây liên hệ
đến. Nhưng thật không công bằng với giáo lý nếu chỉ nói, "À, đây chỉ là một
thứ tâm lý học," hay "Thật là ngu ngơ và quý vị có thể hành động mà
không cần nó."
Rồi thì khi chúng ta có một
số mãnh của vấn đề từ sự lắng nghe, sau đó chúng ta phải nghĩ về nó. Và toàn bộ
tiến trình của suy nghĩ về căn bản là cố gắng để thấu hiểu nó. Và vì điều ấy
chúng ta sử dụng cảm nhận thông thường. Và nếu điều gì đấy thật sự, thật sự là
kỳ lạ, hãy hỏi - hỏi những câu hỏi. Và nếu chúng ta không một vị thầy sẳn sàng
để hỏi những câu hỏi, hãy hỏi những học viên đồng lớp, hãy đọc thêm nữa. Một
cách chắc chắn, rất nhiều thứ bây giờ sẳn sàng cho ta trong sách vở và trên
internet; không có thứ nào tiện dụng cho tôi khi tôi còn trẻ. Bây giờ, trên thế
giới hiện dại, nhiều thứ rất sẳn sàng. Những rắc rối trên internet, dĩ niên, là
cũng có nhiều rác rưởi, cho nên chúng ta cần sử dụng cảm nhận thông thường. Và
bất cứ điều gì làm Phật Giáo trở thành loại gì đó kỳ lạ bí ẩn thì thường là rác
rưởi. Sau khi sống với người Tây Tạng trong 29 năm, tôi có thể nói với quý vị rằng
không có sự thần bí này, những người huyền bí bay trên không trung và những thứ
như vậy. Họ chỉ là những con người, giống như mọi người khác. Nhiều người trong
họ là phát triển rất, rất cao độ - điều này tôi có thể nói một cách chắc chắn -
nhưng họ không bay trên không trung và biểu diễn phép lạ.
Sự Tiếp Cận Cởi Mở
Cho nên chúng ta cần giữ
đôi chân chúng ta trên mặt đất khi tiếp cận với Phật Giáo. Ngay cả khi những
hình thức mà chúng ta sẽ gặp khi chúng ta học hỏi Phật Giáo Tây Tạng truyền thống
có thể là rất xa lạ với chúng ta, điều đó không có nghĩa là họ bí mẫn và kỳ lạ;
chỉ là khác biệt mà thôi. Vị thầy chính của tôi, Serkong Rinpoche, thường gắt gỏng
với tôi mọi lúc - rất hữu ích cho tôi, thật sự. Và tôi nhớ một lần khi tôi đang
thông dịch cho ngài và ngài đang giải thích về cách người Tây Tạng làm số học.
Họ cộng và trừ và nó khác với cách chúng ta làm ở phương Tây. Và sự chú ý của
tôi về nó, tôi đã nói với ngài, "Ô, cách này thật là kỳ lạ," và ngài
la tôi. Ngài nói, "Đừng quá kiêu hảnh. Không kỳ lạ gì, chỉ khác biệt
thôi." Gọi nó là kỳ lạ chỉ một dấu hiệu sự kiêu hảnh của quý vị. Và điều
này rất đúng.
Thế nên, một khi chúng ta
đã thấu hiểu điều gì đó của giáo huấn, rồi thì hành thiền về những gì chúng ta
làm để xây dựng nó lên như một thói quen lợi ích. Bằng việc thực hành, thí dụ,
kiên nhẫn. Và thiền tập không là điều gì đó mà chúng ta chỉ thực hiện khi ngồi
trên một chiếc gối trong phòng của chúng ta, nhưng chúng ta có thể làm điều này
cả ngày. Trong thực tế, chúng ta cũng có thể thực hiện việc tư duy về Giáo Pháp
cả ngày. Nhưng nếu chúng ta không từng thật sự được nghe nhiều giáo lý và chúng
ta không tư duy về chúng và cố gắng thấu hiểu chúng, rồi thì chúng ta chỉ sẽ bị
lấp đầy với sự do dự dao động, nghi ngờ, và vấn đề chúng ta có thể thực hiện bất
cứ tiến trình nào ra sao?
Vượt Thắng Sự Ngã Lòng
Bây giờ, điều quan trọng
nhất để nhớ trong việc thực hành Phật Giáo là bản chất của luân hồi là nó lên
và xuống. Và điều đúng ấy không chỉ trong tái sanh và loại luân hồi viễn tượng
rộng lớn hơn này, mà nó cũng rất đúng trong dạng thức của sự thực hành hàng
ngày. Vài ngày sự thực hành tiến triển tốt, vài ngày không tốt; vài ngày chúng
ta thậm chí không cảm thấy thích thực hành, những ngày khác chúng ta rất nhiệt
tình. Điều ấy là thông thường.
Và khi mọi việc không tiến
triển tốt, quý vị mong đợi gì ở luân hồi? Rằng nó sẽ là cực lạc, thiên đàng? Nó
là luân hồi. Cho nên không có cách gì sự thực hành của chúng ta sẽ như một đường
vẽ và mỗi ngày sẽ tốt hơn và tốt hơn và tốt hơn, và cuối cùng chúng ta sẽ sống
một cách hạnh phúc từ đó như một câu chuyện thần tiên. Sau nhiều năm, chúng ta
vẫn khó chịu về những vấn đề nào đó. Nhưng vấn đề là đừng chán nản.
À, ngay cả nếu chúng ta
không thể dành toàn thời gian thực hành như một tu sĩ - và lưu ý quý vị, thế
nào đi nữa hầu hết tu sĩ không thể dành toàn bộ thời gian để thực hành; họ uống
nhiều trà và cũng làm tất cả mọi thứ khác - nhưng bất kể chúng ta có thể dành
bao nhiêu thời gian vào đấy, thì cũng đừng mong đợi những kết quả tức thời.
Tính vị kỷ và những thói quen tiêu cực của chúng ta là rất mạnh mẽ, nhưng vấn đề
là hành động trên chúng. Như Tịch Thiên, một đại sư Ấn Độ, nói, "Thời gian
mà những cảm xúc phiền não có thể đánh bại tôi đã qua. Bây giờ tôi sẽ loại bỏ
chúng, và tôi sẽ không bao giờ chịu thua."
Và như Đức Thánh Thiện Đạt
Lai Lạt Ma nói, "Đừng nhìn trong những dạng thức thực tập ngắn hạn để thấy
để thấy chúng ta có làm được một sự tiến triển nào không; hãy nhìn 5 năm qua, nếu
quý vị đã thực tập thời gian dài ấy. Và mặc dù, ngày qua ngày, chúng sẽ lên và
xuống; nếu sau 5 năm quý vị thấy rằng quý vị không bị khó chịu như quý vị thường
khó chịu, và quý vị có thể đối diện với những khó khăn của cuộc sống hơi tĩnh lặng
hơn, thế thì quý vị đã có một sự tiến triển nào đó.
Và đừng thỏa mãn chỉ với một
tí tiến triển, quý vị biết, và nói, "Ô, tốt nha, bây giờ như vậy là đủ rồi."
Nhưng nếu chúng ta thật sự nghĩ về bản chất của tâm thức, là thứ không phải dễ
để thấu hiểu, thế thì chúng ta sẽ có sự tự tin rằng có thể thật sự loại bỏ tất
cả những thứ rác rưởi đã tạo ra rắc rối cho chúng ta.Và khi chúng ta có những
biểu tượng sống như Đức Đạt Lai Lạt Ma và những vị khác có truyền cảm hứng cho
chúng ta bởi tấm gương của các ngài về
những gì có thể đạt đến - cho dù các vị ấy giác ngộ hay không, nhưng tôi là ai?
Tôi không đủ năng lực để có thể nói - nhưng hãy nhìn cách các ngài xử sự với những
khó khăn. Quý vị có thể tưởng tượng những vị như Đức Đạt Lai Lạt Ma, và hàng
trăm và hàng triệu người ở Trung Hoa và ở
những nơi khác xem ngài như một nhân vật tệ hại nhất, và tuy thế nó không phiền
hà ngài, ngài có thể đối diện với việc đó. Tôi muốn nói là nếu một người nào đó
nghĩ chúng ta là kinh khủng, thì chúng ta hoàn toàn bối rối và không thể dối diện
với nó.
Và ngay cả nếu chúng ta
chưa bao giờ gặp ngài, ngay cả nếu chúng ta chưa bao giờ thấy ngài tận mắt,
nhưng, chúng ta đã đọc về ngài, xem video và những thứ với ngài - những thứ này
đang truyền cảm hứng. Và sự truyền cảm hứng ấy giúp chúng ta tiếp tục ngay cả
những lúc khó khăn và chúng ta đang trải nghiệm giai đoạn xuống của luân hồi đi
lên và những lúc xuống.
Sự Chuyển Hóa Bên Trong Chứ Không Phải Là Thời Trang
Điểm cuối cùng về sự thực
hành Phật Giáo - không chỉ ở phương Tây, nhưng phổ quát - là một trong những lời
khuyến tấn rằng trong lojong, giáo huấn
rèn luyện tâm thức, là thứ để chuyển hóa chính chúng ta bên trong nhưng bên
ngoài vẫn bình thường. Có nghĩa là việc làm chính mà chúng ta làm là trên cá
nhân của chúng ta. Chúng ta không phải đi quanh quẩn mang 20 giải đỏ quanh cổ
và với xâu chuỗi và những thứ áo quần kỳ dị và những thứ như thế, bởi vì khi
người ta thấy quý vị họ nghĩ rằng quý vị thật là lạ lùng, điều gì đó thật sự
sai lạc với người này. Và nếu họ nghĩ như thế, thì làm sao chúng ta giúp đở họ?
Người ta hoàn toàn không thể tiếp thu chúng ta. Không có gì sai với những giải
đỏ và xâu chuỗi và nếu như quý vị thấy hữu ích, thì quý vị có thể giữ những giải
đỏ trong túi quý vị, trong bóp quý vị; quý vị có thể giữ xâu chuỗi cũng trong
túi quý vị hay nơi nào khác, nhưng quý vị không nên để mọi người chung quanh thấy.
Trong thực tế, giáo lý mật tông, nhấn mạnh rất nhiều về việc giữ gìn mọi thứ một
cách tư riêng. Nếu quý vị biểu lộ mọi thứ với mọi người chung quanh, người ta sẽ
cười to vào quý vị; họ trêu đùa quý vị; quý vị phải chống chế và v.v… những việc
sẽ lấy đi mất bất cứ loại cảm giác thiêng liêng hay thánh thiện về chúng. Khi nó
là riêng tư, khi nó là cá nhân, đặc biệt với chúng ta, việc ấy tất cả các thứ ấy
là cần thiết. Nhưng bên ngoài, chúng ta là bình thường và trong cách này mọi
người sẽ cởi mở với chúng ta. Chúng ta có thể liên hệ với mọi người, họ có thể
liên hệ với chúng ta, và điều này rất quan trọng.
Kết Luận
Cho nên nếu chúng ta thấu
hiểu nền văn hóa mà Phật Giáo xuất phát, rồi thì chúng ta sẽ không thực hiện những
đòi hỏi và mong đợi phi lý về chính chúng ta. Và chúng ta cũng sẽ không đưa ra
những đòi hỏi phi lý về phía những vị thầy. Nó làm cho chúng ta có khả năng
khiêm hạ hơn. Tôi hiểu, "Tôi không có được niềm tin tự động trong tái sanh
và tự động có sự tôn trọng về nhiều thứ. Nhưng tôi có sự giáo dụ phương Tây, vì
thế điều ấy cho tôi một số khí cụ để suy nghĩ về những thứ này. Và tôi có thể
không thể dành toàn thời gian cho việc học hỏi và thực tập Phật Giáo; tôi phải
hướng đến một đời sống thực tiển ở phương Tây." Và vì thế chúng ta sẽ
không đòi hỏi quá đáng: "Ô, hãy chỉ cho tôi mọi thứ nhưng tôi không phải lắng
nghe nó, vì thế hãy cho tôi thứ ấy ngay lập tức trong một viên thuốc."
Nhưng "Tôi chỉ có thời gian như thế này, điều này là thực tế, và vì thế
tôi sẽ thực hành và thực hiện trong cách tốt nhất của tôi với những gì tôi có
thể."
Quý vị thấy thật rất quân
bình vào lúc cuối giữa việc không kiêu hảnh về một mặt và không bị chán nản và
nói, "Ô, tôi không có bất cứ khả năng nào bởi vì tôi không có thời gian và
v.v…, vì thế tại sao thậm chí phải làm phiền." Thật rất quan trọng để
không phải đi vào một trong hai thứ cực đoan này. Nhưng nếu chúng ta thoát khỏi
hai cực ấy, về sự kiêu hảnh và chán nản, thế thì đúng là chúng ta đã thực hiện
trong khả năng tốt nhất. Đấy là tất cả những gì mà chúng ta có thể làm mà không
có một sự mong đợi quá cao - hãy thực tế.
Và hãy nhớ, trong những xã
hội truyền thống, không có những thứ như các trung tâm Phật Giáo. Đây hoàn toàn
là sự sáng tạo của phương Tây. Mọi người tập hợp lại với nhau, sư thầy và sư cô
tập hợp lại với nhau để thực hiện nghi lễ, nhưng không ai tập hợp lại để cùng
hành thiền. Đấy là điều mà chúng ta thực hiện riêng tư. Cho nên chúng ta có những
trung tâm Phật Giáo cho cư sĩ - rất tốt. Nhưng xét cho cùng, chúng ta phải cố gắng
đẻ tránh hai cực đoan: một là làm nó thành một câu lạc bộ xã hội. Qua cực đoan ấy
tôi muốn nói chỉ một câu lạc bộ xã hội và không có gì hơn. Hay cực đoan khác là
thứ mà chúng ta tìm thấy trong một số trung tâm, nơi mà thậm chí không ai biết
tên của nhau, và quý vị chỉ đến và ngồi đấy rất nghi thức, và rồi quý vị không
nói, và quý vị đi ra và không ai biết ai.
Điều rất hữu ích với những
trung tâm Phật Giáo là chúng ta có một nhóm người đồng ý kiến với nhau trong sự
thích thú tương tự. Cho nên, điều này rất quan trọng để có thể rồi thì tiếp xúc
thân hữu với nhau. Tối thiểu hãy tìm hiểu tên tuổi của nhau. Và khi người mới đến,
hãy làm cho họ cảm thấy được hoan nghênh, làm hơi cá nhân một tí. Không cần phải
là một nhóm tâm lý trị liệu nơi mọi người nói với nhau tất cả mọi rắc rối.
Nhưng chúng ta có thể đón nhận nhiều sự hổ trợ trong sự thực hành của nhau. Và
điều ấy tôi nghĩ là một chức năng quan trọng trong Phật Giáo phương Tây, điều ấy
rất hữu ích. Và dĩ nhiên với sự tôn trọng - tôn trọng mỗi người, tôn trọng những
gì chúng ta đang làm. Và trong cách này, chúng ta có thể hợp lý và đi theo con
đường Phật Pháp với đôi chân chúng ta trên mặt đất.
Câu hỏi
Quý vị có những câu hỏi chứ?
HỎI: Ông không nghĩ rằng một số khía cạnh
của văn hóa Tin Lành một cách căn bản mâu thuẩn với những hình thức cơ bản nào
đó của những tôn giáo chính của thế giới và trong chính Phật Giáo chứ?
ĐÁP: Tôi nghĩ rằng khi chúng ta tiếp cận Phật Giáo chúng ta phải rất chính
niệm về những gì hành trang văn hóa mang theo với chúng ta mà có thể làm rối rắm
chúng ta trong thực hành của chúng ta. Hãy nhớ rằng, nguyên tắc thứ nhất mà
Thánh Thiên đề cập cho một nguyên tắc thích đáng là ông ấy cần phải vô tư, nói
cách khác là đến với Phật Pháp mà không có định kiến. Thế nên cho dù chúng ta
có nói về việc đến với Phật Giáo từ những tôn giáo khác hay từ một người không
tín ngưỡng, nền văn hóa lý lịch của người ấy, hay không, thì rất thường chúng
ta đem đến những thái độ không thích đáng đối với Phật Pháp và đã tạo ra nhiều
chướng ngại trong việc thực tập của chúng ta. Và thường thì điều này phản chiếu
ngay cả trong những thuật ngữ chuyển dịch với những điều chúng ta học hỏi Phật
Pháp. Cho nên nếu chúng ta suy nghĩ trong dạng thức của đạo đức, phi đạo đức,
phước và tội, tốt và xấu, và tất cả những thứ này, rồi thì chúng ta mang vào từ
nhiều tôn giáo phương Tây toàn bộ khái niệm về tội lỗi, bởi vì một cách căn bản
chúng là xấu nếu chúng ta không thực hành, và điều ấy thật sự tạo ra những rắc
rối trong thực tập. Khi chúng ta đem loại vấn đề ấy vào, điều này đến một cách
căn bản từ những tôn giáo căn cứ trên những luật lệ ban bố từ một thẩm quyền
cao cấp. Và đạo đức căn cứ trên sự vâng lời, và nếu bạn không vâng lời thế thì
bạn là xấu và bạn bị trừng phạt, và khi bạn thật vâng lời rồi thì bạn sẽ được
ban thưởng - mặc dù thẩm quyền cao cấp ấy vốn ban bố luật lệ mà chúng ta phải
vâng lời có thể hoặc là một thẩm quyền thiên đàng hay có thể là một thẩm quyền
lập pháp, những luật lệ hợp pháp. Chúng ta có những thứ giống như vậy trong văn
hóa chúng ta. Hay bạn là một đảng viên cộng sản tốt hay xấu; giống nhau, cùng
tinh thần.
Trái lại trong Phật Giáo,
một cách căn bản khi chúng ta hành động tàn phá chúng ta đang làm như vậy không
phải bởi vì chúng ta là những người xấu và chúng ta tội lỗi, mà chúng ta làm
như vậy một cách căn bản bởi vì chúng ta rối rắm si mê. Cho nên chúng ta si mê;
chúng ta không biết rằng hành động như vậy chỉ tạo thêm nhiều rắc rối. Thế nên
sự đáp ứng để người nào đấy như vậy không phải, "Bạn tội lỗi và bạn sẽ vào
địa ngục," nhưng là bi mẫn. Và giống như vậy nếu chúng ta đem vào từ những
tôn giáo ngoại quốc nào đó hay những cách suy nghĩ không nhất thiết là tôn
giáo, về Một Chân Lý - rằng đây là con đường duy nhất và mọi thứ khác là sai -
như vậy cũng sẽ tạo ra những rắc rối trong sự thực tập của chúng ta. Trái lại,
Đức Phật đã dạy rất nhiều phương pháp khác nhau cho nhiều người khác nhau, và điều
này là rất hữu ích và cần thiết.
Do vậy tôi không nghĩ rằng
rất hữu ích để chỉ và nói, "Đến từ quá khứ này là tệ hại và khó khăn hơn
là đến từ lý lịch ấy, tôn giáo này hay xã hội nọ hay nền văn hóa kia." Tôi
nghĩ vấn đề chính là cố gắng tỉnh thức về những cách suy nghĩ nào đó mà văn hóa
vốn giới hạn - nó chỉ đến từ một nền văn
hóa, một tôn giáo - và đừng phóng chiếu nó vào trong Phật Giáo.
Vâng.
HỎI: Một cách cá nhân tôi quán sát rằng
tâm thức phương Tây hay châu Âu là tò mò hơn và hỏi nhiều câu hỏi hơn khi học hỏi
Phật Giáo hơn là tâm thức Tây Tạng hay phương Đông hay châu Á. Như vậy có phải
thế nào đấy tối thiểu có một ít lợi lạc để hỏi nhiều câu hỏi hơn hay nó là một
chướng ngại?
ĐÁP: Thật sự, hỏi câu hỏi có thể rất lợi lạc nếu người ta hỏi vào những thời
gian thích đáng. Nói cách khác, trước tiên chúng ta cần có thông tin và hãy nhẫn
nại. Thí dụ, trong một bài diễn thuyết, hãy chờ đến lúc kết thúc và rồi hãy hỏi.
Trái lại, nếu quý vị chỉ nghe một câu và rồi, lập tức đứng dậy và hỏi một câu hỏi
về những gì sẽ lập tức xảy ra sau đó, như vậy có làm gián đoạn một chút.
Nhưng nếu chúng ta nhìn
vào truyền thống Phật Giáo Tây Tạng, đúng là tu sĩ không hỏi quá nhiều câu hỏi
trực tiếp với vị thầy. Nhưng những gì họ làm là họ tranh luận với nhau, và họ
cũng sẽ tranh luận với vị thầy nếu đấy chỉ là một nhóm ít người. Và cuộc tranh
luận đầy những câu hỏi, giống như chúng ta có xu hướng để hỏi mọi thứ trong tâm
thức chúng ta, trong sự thấu hiểu của chúng ta, và rồi hỏi sự thấu hiểu của mỗi
người khác, và cố gắng để làm việc với giải pháp của chính chúng ta. Và cuộc
tranh luận có xu hướng giúp mọi người thông hiểu.
Tầm quan trọng của tranh
luận là chúng ta sẽ không bao giờ đặt vấn đề với chính sự thấu hiểu của chúng
ta nhiều như các người khác. Chúng ta sẽ từ bỏ một cách nhanh chóng hơn nhiều.
Nếu người tranh luận chống lại chúng ta không lìa chúng ta, [thì chúng ta nói] "Huynh
không nhận ra ngay vấn đề ấy, huynh không thật sự thông hiểu," và rồi quý
vị hỏi một câu hỏi khác.
Và vào cuối buổi tranh luận,
những gì chúng ta còn lại với nó là chúng ta thật sự thông hiểu điều gì đó và
không có bất cứ câu hỏi nào hay bất cứ sự nghi ngờ nào. Và chỉ như vậy chúng ta
mới có thể thật sự thiền quán về chủ đề và thật sự tiêu hóa nó. Khi chúng ta
không còn có bất cứ câu hỏi nào nữa, chúng ta chắc chắn về sự thông hiểu của
chúng ta.
Cho nên cách chúng ta đặt
vấn đề ở phương Tây thật sự không quá lợi ích cho sự phát triển cá nhân, bởi vì
những gì chúng ta mong đợi ở quý vị chỉ là đặt câu hỏi và quý vị có được câu trả
lời và vậy thôi, và có thể, có thể quý vị viết nó xuống. Và dĩ nhiên quý vị sẽ
không bao giờ nhìn lại những gì quý vị đã viết một lần nữa.
Và tôi phải nói rằng hầu hết
những vị giáo viên phương Tây, kể cả tôi, từ sự huấn luyện Tây phương, chúng ta
có xu hướng cho câu trả lời. Nhưng đấy không thật sự là phương pháp của Phật
Giáo. Phương pháp của Phật Giáo là để cho học nhân tự cố gắng để hình dung ra
nó vì thế họ sẽ phát triển tâm thức của họ.
Và xét cho cùng rắc rối là
chúng ta không có quá nhiều thời gian dành cho cả ngày hay cả tuần để tranh luận
về điều gì đó. Chúng ta muốn có câu trả lời ngay lập tức - chúng ta đánh máy nó
trong computer và vài giây sau là có câu trả lời. Thế nên cách mà chúng ta đặt
câu hỏi và cách mà những Phật tử truyền thống Tây Tạng đặt câu hỏi là hoàn toàn
khác biệt.
Đây là tại sao tôi đã nói
ngay từ lúc đầu rằng tôi thấy rất hữu ích trong việc có thể giúp để bắc cây cầu
cho mọi người thấy, "À, người Tây Tạng làm nó như thế nào?" Và rồi thấy
là có một cách so sánh nào đó mà chúng ta có thể làm từ nền văn hóa của chúng
ta, và đừng cho cách của chúng ta làm mọi việc là đúng.
Vì thế cho dù chúng ta thực
hiện một cuộc tranh luận nghi thức, cho dù chúng ta chỉ có những buổi thảo luận
với mỗi người trong một cách một cách thông thường hơn, thì tôi nghĩ rằng điều
này có thể rất lợi lạc để thảo luận những vấn đề Phật Pháp với nhau. Và rồi
thì, nếu có điều gì đó mà chúng ta không thật sự thấu hiểu và thật sự không thể
hình dung ra, sau đó hãy hỏi vị thầy. Nhưng nếu chúng ta làm điều này, chúng ta
cũng cần sẳn sàng để vị thầy đặt câu hỏi chúng ta và đặt câu hỏi về sự thấu hiểu
của chúng ta, và nhiều người phương Tây không thích như vậy bởi vì nó giống như
họ đang có một bài khảo sát và sẽ được cho điểm như trong trường học.
Quý vị thấy, những sự
tranh luận là được hoàn tất trong một cách rất sinh động, đúng đấy, nhưng nó
cũng có rất nhiều sự vui thú. Và thế nên khi ai đó không biết câu trả lời và
nói điều gì đó sai, mọi người cười vào họ. Và đấy là một sự thực tập rất tốt để
vượt thắng một cái ngã to tướng. Và có rất nhiều tranh luận xảy ra mà mọi người
nói điều gì đó ngu ngơ ở một điểm nào đó, và nó làm cho mọi người ngơ ra. Nhưng
đối với chúng ta ở phương Tây, nếu mọi người trong lớp bắt đầu cười khi chúng
ta nói điều gì đó không đúng hay ngu ngốc, nhiều người trong chúng ta sẽ có sự
tự ái mạnh thêm, như vậy không lợi ích lắm.
Quý vị thấy, hầu hết người
Tây phương chúng ta đau khổ vì lòng tự trọng thấp và hầu hết người Tây Tạng tối
thiểu không khổ đau vì lòng tự trọng thấp. Nếu bất cứ điều gì, họ đau khổ từ sự
ngược lại, là thứ hơi quá cao lòng tự trọng. Và vì thế, chúng ta tiếp cận những
thứ từ một lý lịch rất khác biệt, và điều này xét cho cùng là hành trang văn
hóa mà chúng ta mang theo chúng ta.
Và đối với người Tây Tạng,
một người tự hào cao như núi nghĩ, "tôi đúng" và v.v…, sự tranh luận
với mọi người cười to và v.v… giúp đem họ xuống. Trái lại đối với chúng ta đến
với lòng tự trọng thấp, nó làm chúng ta chỉ cảm thấy tệ hại hơn về chính chúng
ta. Cho nên những gì tôi làm trong lớp của tôi là, tôi đợi một thời gian thật
lâu, nhiều năm, cho đến khi đầy đủ một lòng tin và sự thân hữu và ấm ấp trong
nhóm cho mọi người cảm thấy thoải mãi đủ để sau đó có loại thảo luận như thế
này. Nhưng với những người mới và cảm thấy không an toàn trong một nhóm, nó có
thể là rất tàn phá.
Vậy thì có lẻ chúng ta nên
chấm dứt ở đây cho buổi tối này. Chúng ta kết thúc với một sự hồi hướng. Và thật
rất quan trọng để hiểu rằng tại sao chúng ta cần có một sự hồi hướng. Nếu chúng
ta làm điều gì đó tích cực như lắng nghe thuyết giảng Phật Pháp như chúng ta
làm tối nay, nó xây dựng một năng lực tích cực và sự thấu hiểu nào đó. Nhưng nếu
chúng ta không hồi hướng, sau đó nó chỉ là năng lực tích cực cho luân hồi. Và
vì nói chín muồi thành có lẻ có thể có một buổi đàm thoại với những người khác
về những gì quý vị đã nghe và không có gì đặc biệt. Nhưng những gì chúng ta cần
làm giống như một máy điện toán: quý vị phải bảo lưu năng lực tích cực vào
trong ngăn cho Giác Ngộ. Nếu quý vị không bảo lưu nó trong ngăn Giác Ngộ, nó chỉ
tự động đi vào ngăn luân hồi. Do thế sự hồi hướng là để bảo lưu nó trong ngăn Giác
Ngộ. Và sao lưu nó lên, vâng.
Vậy thì những gì chúng ta
nói là, "Bất cứ năng lực tích cực nào đã có từ việc này, bất cứ sự thông
hiểu nào, nguyện cho nó hoạt động như một nguyên nhân cho việc đạt đến Giác Ngộ
vì lợi ích của tất cả chúng sanh." Chúng tôi thật sự muốn như thế. Sau đó
nó hoạt động như một nguyên nhân cho Giác Ngộ mà chúng tôi muốn có thể làm lợi
ích cho mọi người. Quý vị chỉ làm việc này trong tâm thức quý vị; quý vị không
phải lập lại những từ ngữ đặc biệt ấy. Việc chính là tư tưởng. Và điều tốt nhất
để làm nó là trong một từ ngữ nào đấy đầy đủ ý nghĩa với quý vị. Nếu quý vị muốn
thực hiện việc này trong một nghi thức, thì không có gì sai với nghi thức.
Nhưng hãy làm nghi thức của chính quý vị, không chỉ nói qua loa "blablabla",
là thứ không có ý nghĩa gì với quý vị.
Cảm ơn rất nhiều.
---
Ẩn Tâm Lộ Tuesday,
December 30, 2014