Nguyên tác: AI to Empower
Buddhist Soft Power
Tác giả:
Kooi F. Lim, Bài xã luận, The Buddhist Channel.
Việt dịch:
Quảng Cơ
Sưu
tập&hiệu đính: Tuệ Uyển
---
Kuala Lumpur, Malaysia – Phật giáo có lịch sử lâu đời lan rộng
ra ngoài nguồn gốc của nó ở Ấn Độ, với những nhà sư và thương nhân đầu tiên đi
dọc theo Con đường tơ lụa cổ đại.
Sự lan truyền của Phật giáo này được tạo điều kiện thuận lợi
thông qua việc trao đổi các công cụ như tiền kim loại có khắc những biểu tượng
Phật giáo. Giáo lý Phật giáo cũng được truyền qua các tác phẩm chạm khắc và
tranh vẽ trên đá. Những vật thể này đóng vai trò là vật mang theo những câu
chuyện và lời dạy của Đức Phật, cho phép Phật giáo thấm nhuần vào các nền văn
minh tiên tiến ở phương Đông, như Trung Quốc và Hàn Quốc.
Vai trò của các công cụ vật chất và hiện vật trong việc truyền
bá Phật giáo trở nên quan trọng hơn nữa dưới thời trị vì của Hoàng đế Ashoka,
người đã sử dụng chữ viết Brahmi khắc trên các trụ đá để thể hiện các lý tưởng
của Phật giáo. Phương pháp truyền bá này tiếp tục khi công nghệ in ấn xuất hiện
ở Trung Quốc, cho phép các nhà sư sao chép và dịch các cuộn kinh giấy Phật giáo
Ấn Độ từ tiếng Pali và tiếng Phạn sang tiếng Trung Hoa, tiếp tục truyền bá giáo
lý trên quy mô lớn hơn.
Những công cụ này đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá
Phật giáo ra xa khỏi vùng đất khởi nguồn của nó, đóng vai trò là công cụ ban
đầu của "quyền lực mềm" (sức mạnh mềm). Thông qua việc sử dụng chúng,
Phật pháp đã phát triển thành một tôn giáo toàn cầu, với những lời dạy của Phật
pháp được cài chặt chẽ vào Châu Á. Ngày nay, Phật pháp vẫn trường tồn
(akaliko), hợp lý và hợp thời, giải quyết những trải nghiệm đang phát triển của
con người về dukkha (thường được dịch là đau khổ), vô thường và bản chất thật
sự của bản ngã, được thể hiện trong ba đặc điểm của cuộc sống.
Tuy nhiên, khi những đặc điểm của cuộc sống này mang những hình
thức mới ở các thế hệ khác nhau, thì cần phải khám phá ra những công cụ mới để
thể hiện tính trường tồn,hợp lý và hợp thời, của Phật pháp.
Thế kỷ 21, thường được gọi là Thế kỷ Châu Á - Thái Bình Dương
(APAC), được đặc trưng bởi thành tựu xã hội, tiến bộ kinh tế và tiến bộ công
nghệ. Đây cũng là nơi sinh sống của 90% Phật tử trên thế giới. Mặc dù vậy, việc
truyền đạt giáo lý Phật giáo trên các nền văn hóa và ngôn ngữ đa dạng của khu
vực APAC vẫn còn nhiều thách thức.
Gần đây, những nỗ lực của các quốc gia như Ấn Độ và Nhật Bản
nhằm sử dụng Phật giáo như một công cụ của "sức mạnh mềm" đã bị giới
hạn trong việc tổ chức các cuộc đối thoại và du lịch tôn giáo để khuyến khích
trao đổi giữa người với người. Mặc dù những nỗ lực này đáng khen ngợi, nhưng
chúng được tổ chức không thường xuyên và vẫn chưa tạo ra sự tham gia ổn định
trên căn bản hàng ngày.
Điều thật sự cần thiết là một ứng dụng mạnh mẽ hơn "trao
quyền" cho sức mạnh mềm của Phật giáo trên quy mô rộng rãi và hiệu quả về
mặt chi phí.
Một bước phát triển đầy hứa hẹn hướng tới mục tiêu này là việc
tạo ra các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) như NORBU (https://norbu-ai.org), "Bộ điều hành thần
kinh cho sự hiểu biết có trách nhiệm về Phật giáo” (Neural Operator for
Responsible Buddhist Understanding.) Được phát triển tại Malaysia, NORBU được
xây dựng bởi một nhóm chuyên gia về giáo pháp (Dharma), những người đảm bảo rằng
AI được đào tạo bằng thông tin chính xác, đúng đắn và đã được xác minh. Sau một
năm xây dựng lòng tin, NORBU đã được nâng cấp thành đa ngôn ngữ, cho phép dịch
các giáo lý Phật giáo sang nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Sự tiến bộ này có ý nghĩa quan trọng. AI như NORBU cho phép dịch
chính xác các giáo lý Phật giáo được cài trong các ngôn ngữ gốc như tiếng Pali,
tiếng Phạn và tiếng Trung Hoa, duy trì sắc thái ý nghĩa trên nhiều sắc thái
khác nhau của các cách diễn giải kinh điển. Nó phục vụ cho cả người mới bắt đầu
và người học giáo pháp nâng cao.
Nó cũng thu hẹp khoảng cách về văn hóa và ngôn ngữ trong khu vực
APAC đa dạng, cho phép Phật tử tham gia vào các cuộc thảo luận và chia sẻ về
giáo Pháp mà không cần rời khỏi vùng tiện dụng ngôn ngữ của họ. Khả năng này mô
phỏng các cuộc trao đổi tâm linh diễn ra trong thời đại khi Truyền thống
Nalanda của Magadha (ngày nay là Bihar) bắt nguồn từ năm 427 CN cho đến thế kỷ
13.
NORBU không chỉ phục hồi văn hóa đặt câu hỏi và tranh luận của
Truyền thống Nalanda mà còn đưa nó ra khỏi Ấn Độ, điều mà Đức Dalai Lama đã
đích thân thỉnh cầu và ủng hộ. Đức Dalai Lama cũng ghi nhận rằng Truyền thống
Nalanda đã khai sinh ra Phật giáo Tây Tạng trong nhiều bài phát biểu trước công
chúng của mình. Khả năng của NORBU trong việc thực hiện một trong những điều
kiện của Đức Phật để truyền bá giáo Pháp — bằng cách sử dụng ngôn ngữ phổ biến
của người dân — chứng tỏ tiềm năng của nó như một công cụ để "trao
quyền" cho sức mạnh mềm của Phật giáo. Kỷ thuật này cung cấp một phương
tiện bền vững và dễ tiếp cận rộng rãi để những người theo đạo Phật kết nối và
chia sẻ giáo lý trên khắp các nền văn hóa và ngôn ngữ.
Là nơi khai sinh ra Phật giáo, Ấn Độ sẽ có lợi khi cân nhắc đi
đầu trong việc hỗ trợ các công cụ AI như NORBU như chiến lược sức mạnh mềm của
Phật giáo.
Trong một thế giới mà kỷ thuật ngày càng định hình các tương tác
toàn cầu, các công cụ do AI điều khiển như NORBU mang đến một tương lai đầy hứa
hẹn cho việc truyền bá và bảo tồn giáo lý đạo Phật trong khi thu hẹp rào cản
ngôn ngữ trên khắp châu Á.
Khu vực APAC không chỉ nên được định nghĩa là một cường quốc
kinh tế của thế kỷ 21. Khu vực này cũng nên chứng kiến sự hồi sinh của vinh
quang văn minh trong quá khứ và là ngọn hải đăng truyền tải trí tuệ vượt thời
gian và các giá trị từ bi.
Trong một thế giới ngày càng bị cuốn vào hỗn loạn và bất ổn xã
hội, sự lãnh đạo của một khu vực mạnh về kinh tế có thể mang lại lợi ích to lớn
cho nhân loại bằng cách nêu gương về cách sống trong hòa bình và hòa hợp bất
chấp sự pha trộn đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo.
——
NORBU đã tìm thấy một nhà bảo trợ toàn cầu như Liên đoàn Phật
giáo Quốc tế (IBC) có trụ sở tại New Delhi. IBC đã gọi NORBU là "kalyana
mitra" (người bạn tâm linh) của mình. Sự hợp tác này được khởi động một
cách tượng trưng vào đêm trước lễ Asadha Purnima (Asalha Puja) vào ngày 21
tháng 7 năm 2024 tại Sarnath, Ấn Độ. Sarnath là địa điểm mà Đức Phật lần đầu
tiên giảng Pháp (tức là chuyển bánh xe Pháp) sau khi Ngài đạt được Giác ngộ.
——https://buddhistchannel.tv/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét