Thứ Hai, 26 tháng 7, 2021

KINH KIM CANG CHINH PHỤC DHĀRANĪ

 




KINH KIM CANG CHINH PHỤC DHĀRANĪ

Kính lễ tất cả chư Phật và chư Bồ tát!

Tôi nghe như vầy một thuở nọ.
Đức Thế Tôn đang an trú nơi tòa Kim Cang.[1]
Qua năng lực của Đức Phật, toàn thân Kim Cang Thủ được hoá thành như kim cang
Và Kim Cang Thủ nhập vào tam muội kim cang.

Sau đó, qua năng lực của Đức Phật,
Sự gia hộ của tất cả chư Phật,
Và sự gia hộ của tất cả chư Bồ tát,
Kim Cang Thủ tuyên bố tinh hoa kim cang phát sinh từ kim cang phẫn nộ:

“Kim Cang là không thể phá vỡ, không thể hủy hoại, chân thật, vững chắc, ổn định, không bị chướng ngại bởi tất cả, và bất khả chiến bại bởi tất cả;[2]
Nó làm tất cả chúng sanh khiếp sợ,
Nó làm tất cả chúng sanh lẫn tránh,
Nó cắt đứt tất cả tri thức mantra[3],
Nó ngăn chặn tất cả tri thức mantra;
Nó đánh bại tất cả những hoạt động luân hồi:
Nó vô hiệu hoá tất cả những việc làm của người khác với ngài[4];
Nó đè bẹp tất cả những năng lực chướng ngại;
Nó giải thoát khỏi tất cả những năng lực chướng ngại;
Nó khống chế tất cả những linh thức;
Nó kích hoạt những chức năng của tất cả các tri thức mantra;
Nó hoàn thành những gì chưa hoàn thành;
Nó bảo tồn tất cả những gì đã hoàn thành;
Nó ban cho tất cả mọi mong ước;
Nó bảo hộ, bình định và làm giàu tất cả chúng sanh;
Nó làm tất cả chúng sanh tê liệt và sửng sờ.”

Qua năng lực của Đức Phật, sau đó Kim Cang Thủ đã tuyên bố mantra bí mật rất mạnh mẽ này:

Tạng âm:
namo ratna trayaya | nama tsenda benza panaye | maha yaksha senapataye | teyata | om truta truta trotaya trotaya | saputa saputa sapotaya sapotaya | ghurna ghurna ghurnapaya ghurnapaya || sarva satvani bhodhaya bhodhaya sambhodhaya sambhodhaya || bhrama bhrama sambhramaya sambhramaya sarva bhutani || kutta kutta samkuttaya samkuttaya | sarva shatrun || ghata ghata samghataya samghataya || sarva vidyam benza benza | sapotaya benza benza | kata benza benza | mata benza benza | matha benza benza | ata hasanila benza su benza ya soha || hepullu | nirupullu | grihana kullu | mili tsullu | kurukullu | benza vijayaya soha || kili kilaya soha | kata kata | mata mata | rata rata | motana pramotanaya soha | tsarani tsara | hara hara | sara sara maraya | benza vidaranaya soha | tsindha tsindha | bhindha bhindha | maha kili kilaya soha | bhendha bhendha | krodha benza kili kilaya soha | tsuru tsuru tsenda kili kilaya soha | trasaya trasaya | benza kili kilaya svaha | hara hara benza dharaya soha | prahara prahara | benza prabhanjanaya soha | matisthira benza | shutisthira benza | pratisthira benza | maha benza aprati hata benza | amogha benza | ehay ehi | shri ghram benza dharaya soha | dhara dhara dhiri dhiri dhuru dhuru sarva benzakula awartaya soha | amuka maraya phé | nama samenta benzanam | sarva benza kulam mawartaya | mahabale | katapale | tatale | atsale | mendala maye | ati benza | maha bale | bega rana rana | ajite | jola jola | titi titi | ting gale | daha daha | tejo wati | tili tili | bhendha bhendha | mahabale | benza angkusha jolaya soha ||
namo ratna trayaya | nama tsenda benza panaye | maha yaksha senapataye | teyata | om hara hara benza | matha matha benza | dhuna dhuna benza | daha daha benza | patsa patsa benza | dhara dhara benza | dharaya dharaya benza | daruna daruna benza | tsindha tsindha benza | bhindha bhindha benza hung pé ||
namash tsenda benza krodhaya | hulu hulu | tishtha tishtha | bhendha bhendha | hana hana | amrité hung pé ||

Phạn âm:
namo ratna-trayāya | namaś-caṇḍa-vajrapāṇaye | mahā-yakṣa-senāpataye | tadyathā | oṃ truṭa truṭa troṭaya troṭaya | sphuṭa sphuṭa sphoṭaya sphoṭaya | ghūrṇa ghūrṇa ghūrṇāpaya ghūrṇāpaya || sarvasattvāni bodhaya bodhaya saṃbodhaya saṃbodhaya || bhrama bhrama saṃbhramaya saṃbhramaya sarvabhūtāni || kuṭṭa kuṭṭa saṃkuṭṭaya saṃkuṭṭaya | sarva-śatrūn || ghaṭa ghaṭa saṃghaṭaya saṃghaṭaya || sarva-vidyā vajra vajra | sphoṭaya vajra vajra | kaṭa vajra vajra | maṭa vajra vajra | matha vajra vajra | aṭṭahāsa-nīla-vajra | suvajrāya svāhā || he phullu | niruphullu | gṛhṇa kullu | mili cullu | kurukullu | vajra-vijayāya svāhā | kīli kīlāya svāhā | kaṭa kaṭa | maṭa maṭa | raṭa raṭa | moṭana pramoṭanāya svāhā | caraṇi cara | hara hara | sara sara māraya | vajra-vidāraṇāya svāhā | chinda chinda | bhinda bhinda | mahā-kīli-kīlāya svāhā | bandha bandha | krodha-kīli-kīlāya svāhā | curu curu caṇḍala-kīli-kīlāya svāhā | trāsaya trāsaya | vajra-kīli-kīlāya svāhā | hara hara vajra-dharāya svāhā | prahara prahara | vajra-prabhañjanāya svāhā | mati-sthira vajra | śruti-sthira vajra | prati-sthira vajra | mahā-vajra | apratihata vajra | amogha vajra | ehy ehi | śīghraṃ vajra-dhārāya svāhā | dhara dhara dhiri dhiri dhuru dhuru sarva-vajra-kulam-āvartāya svāhā | amukaṃ māraya phaṭ | namaḥ samanta-vajrānām | sarva-vajra-kulam āvartāya | mahā-bale | kaṭa-bale | tatale | acale | maṇḍale māye | ati-vajra | mahā-bale | vegaraṇa-raṇa | ajite | jvala jvala | tiṭi tiṭi | tiṅkale | daha daha | tejovati | tili tili | bandha bandha | mahā-bale | vajrāṃkuśa-jvālaya svāhā ||
namo ratna-trayāya | namaś-caṇḍa-vajrapāṇaye | mahā-yakṣa-senāpataye | tadyathā | oṁ hara hara vajra | matha matha vajra | dhuna dhuna vajra | daha daha vajra | paca paca vajra | dhara dhara vajra | dhāraya dhāraya vajra | dāruṇa dāruṇa vajra | chinda chinda vajra | bhinda bhinda vajra | hūṃ phaṭ ||
namaś-caṇḍa-vajra-krodhāya | hulu hulu | tiṣṭha tiṣṭha | bandha bandha | hana hana | amṛte hūṃ phaṭ ||

Qua việc tịnh hoá tất cả những tiêu cực,
Mantra này tiêu trừ tất cả khổ đau,
Nó là gốc rễ của tất cả các Tantra,
Trang nghiêm hoàn hảo với mọi sự huy hoàng.
Tất cả các chúng sanh với những khả năng yếu kém,
Sức sống bị cạn kiệt hay suy yếu,
Tất cả những ai ở trong các hoàn cảnh bất hạnh,
Bị chư thiên bỏ rơi,
Những người đối diện với thái độ thù địch của những người thân,
Bị đè nặng, như những người làm,
Những ai sống trong sự bất hoà,
Những người bị tổn hại bởi mất của cải,
Trong sự tuyệt vọng hay thương tổn,
Sợ hãi hay thiếu thốn,
Bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những hành tinh, chòm sao hay lời nguyền độc hại,
Bị tổn hại không thể chịu nổi bởi các linh thức,
Những người thấy những điềm xấu trong giấc mơ
Do nguyên nhân bởi mệt mỏi hay lo rầu -
Tất cả được tẩy sạch bởi mantra này và vì vậy trở thành thuần khiết.
Do vậy, hãy lắng nghe kinh điển thiêng liêng này!
Tất cả những ai có tâm đạo đức và thanh tịnh,
Và được trang nghiêm với y phục tốt lành,
Khi nghe kinh điển này -
Phạm vi thậm thâm của Đức Phật -
Sẽ qua sự huy hoàng của kinh điển này,
Được chữa trị
Tất cả những bệnh tật,
Kể cả những thứ khó chữa trị nhất;
Phước đức và tuổi thọ của họ sẽ gia tăng,
Và họ sẽ thoát khỏi mọi thứ tiêu cực!
Đầy một chậu làm bằng vàng, bạc, hay những thứ như vậy,[5]
Với những vật quý giá, châu báu, hạt cải, cỏ chỉ[6],
Trầm hương, pha lê,
Kim cương, bông hoa,
Và nước.
Gắn một miếng vải sạch với nó.
Trì tụng mantra Kim Cang Chinh Phục
Hai mươi mốt hay
Một trăm lẻ tám lần
Hỡi nhà vua, ngài nên luôn luôn thực hiện lễ tắm gội.

***
Điều này hoàn thành dhāraṇī được gọi là Kim Cang Chinh Phục (Vajravidāraṇa).

 

Dhāraṇī này được trích ra từ các bài chú giải của đạo sư vĩ đại Padmākara, Vimalamitra, Buddhaguhya, Jñānavajra, Smṛtijñānakīrti và những người khác và toàn hảo hoàn mỹ.

Nguyên bản: The Vajravidāraṇa Dhāraṇī / The Incantation called Vajra Subduer
India: Vajravidāraṇa-nāma-dhāraṇī
Anh dịch: Stefan Mang, 2019/  Peter Woods hiệu đính
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển /Sunday, July 25, 2021

 



[1] Theo chú giải của Mipham Rinpoche cho Vajravidāraṇadhāraṇī (rdo rje rnam par 'joms pa'i gzungs kyi mchan ‘grel), Như Lai đang ở bên ngoài tại Kim Cang tòa dưới cội Bồ đề thuần hóa ma quân trong khi nội tâm an trú trong trí tuệ kim cang.
[2] Đây được gọi là bảy phẩm chất của kim cang.
[3] vidyā-mantras: Các bài chú giải phân biệt giữa các vidyā-mantras (tri thức mantra) — những câu thần chú — cần được ngăn ngừa và siêu việt — phương tiện chính để đạt được ‘tri thức bí truyền’ — cần được thực hiện.
[4] Mipham Rinpoche xác định người nhận hướng dẫn về nghi lễ bình hoa là Vua Indrabhūti.
[5] Sau đây là hướng dẫn về cách thực hiện nghi lễ bình hoa (bum pa’i cho ga).
[6] dūrvā-grass: cỏ chi, cỏ ống

KINH KIM CANG TRẢO DHĀRANĪ




KINH KIM CANG TRẢO DHĀRANĪ

Kính lễ tất cả chư Phật và chư Bồ tát!
Kính lễ Tam bảo!

Đức Thế Tôn đang cư ngụ trong Kim Cang Cung[1] được bao quanh bởi một hội chúng lớn của các tỳ kheo và vô số các vị thủ trì tỉnh thức (vidyādharas). Ngay sau đó, Đức Thế Tôn đã nói với các vị thủ trì tỉnh thức:

“Hãy nghe các vị thủ trì tỉnh thức!
Có một vị bổn tôn tên là Kim Cang Trảo (Vajraṇakhī).
Ngài là con gái của chư Thiện Thệ,
Em gái của các vị bồ tát,
Và là mẹ của các vị bổn tôn phẫn nộ.
Ngài là người đứng đầu trong các ḍākinī,
Một đồng minh của các vị thủ trì tỉnh thức,
Và người bảo vệ thần hiệu của các giáo lý.
Ngài là người bảo vệ Tam Bảo,
Nguồn cội của tất cả các thành tựu,
Và nữ hoàng giải thoát các ma quỷ và dị giáo.

Bất cứ vị thủ trì tỉnh thức nào trì tụng dhāraṇī của Kim Cang-Ḍākinī này từ ký ức sẽ đạt được mười lăm phẩm chất tuyệt vời này:
Bất cứ sanh nơi nào, họ cũng sẽ gặp một vị vua ủng hộ giáo pháp
Họ sẽ sanh trong một nơi không có hành vi tiêu cực nào xảy ra.
Họ sẽ luôn luôn gặp những thời gian tiện lợi.
Họ sẽ luôn luôn được giúp đở bởi những người đạo đức.
Tài năng và tay chân họ sẽ nguyên vẹn.
Họ sẽ duy trì nguyên tắc của họ trong bốn hoạt động[2].
Thệ nguyện và mật nguyện của họ sẽ không bao giờ bị tổn hại.
Những sự cúng dường và sở hữu của họ sẽ không bị người khác trộm cắp.
Họ sẽ luôn luôn được người khác tôn trọng và vinh danh.
Họ sẽ có dư dật của cải và hưởng thụ.
Họ sẽ hoàn thành bất cứ điều gì họ muốn.
Họ sẽ được bảo vệ bởi những vị hộ pháp.
Họ sẽ luôn luôn gặp sự hướng dẫn tâm linh.
Họ sẽ thực hành giáo pháp khi được nghe.
Đây là mười lăm phẩm chất tuyệt vời mà họ sẽ đạt được.

Hơn thế nữa, họ sẽ không bao giờ phải trải qua mười lăm sự chết chóc từ những kinh nghiệm khủng khiếp:

Họ sẽ không chết đói vì nạn đói.
Họ sẽ không chết bởi tác động của vũ khí hay những lưỡi đao.
Họ sẽ không chết trong chiến trận với một đội quân đột kích.
Họ sẽ không bị giết bởi cọp hay dã thú.
Họ sẽ không chết vì bị chìm trong nước.
Họ sẽ không chết vì bị lửa thiêu.
Họ sẽ không chết vì bị đầu độc.
Họ sẽ không bị quỷ thần giết.
Họ sẽ không chết trong cơn hôn mê hay điên cuồng.
Họ sẽ không chết vì bị té xuống núi, cây, hay ghềnh đá.
Họ sẽ không chết vì bị kẻ thù trù ếm.
Họ sẽ không chết vì bị lây nhiễm bệnh dịch.
Họ sẽ không chết vì cố ý tự tử.
Họ sẽ không chết vì đối diện sự xuống dốc.
Họ sẽ không chết vì bị sét đánh.
Họ sẽ không chết vì vật vả, hoang mang, hay trong thống khổ cùng cực.

Hơn thế nữa, họ sẽ đón nhận những lợi ích này:
Bệnh tật sẽ không xảy ra với họ. Nếu qua nghiệp lực, bệnh tật phải sinh khởi, họ sẽ nhanh chóng hồi phục.
Nhiều người sẽ xem họ là thu hút.
Của cải và sở hữu của họ sẽ không bị trộm cắp.
Họ sẽ không bao giờ sợ hãi kẻ thù.
Dòng dõi của họ sẽ thịnh vượng.
Họ sẽ trường thọ.
Họ sẽ đầy quyền lực và hùng mạnh.

Họ sẽ có lòng tôn trọng những vị thầy tôn quý và thực hành giáo pháp,
Và họ sẽ xua đuổi tất cả những linh thức xấu[3], ma thuật đen và lời nói độc ác.
Vì thế Kim Cang-Ḍākinī có thể liên tục bảo hộ, gìn giữ và che chở cho hành giả
Các vị thủ trì tỉnh thức nên sao chép dhāraṇī này, mang nó, trì tụng nó, hoàn toàn thông hiểu nó, và thuộc lòng chính xác nó.”

Kính lễ ba ngôi tôn quý!
Kính lễ Đức Thế Tôn, Như Lai, Ứng Cúng, Toàn Thiện Hoàn Hảo Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính lễ Mahāsahasrapramardanī!
Kính lễ Mahāmāyūrī
! (Khổng Tước Minh Vương)
Kính lễ Mahāpratisarā! (Đại Tùy Cầu Bồ Tát)
Kính lễ Mahāśītavatī!
Kính lễ Mahāmantrānusāriṇī!
Kính lễ Kim cang ḍākinī

Tất cả những nguy hiểm do những kẻ thống trị, trộm cắp, lửa, nước, thuốc độc, vũ khí, binh lính đối nghịch, nạn đói, kẻ thù, bảo tố, chết bất ngờ, động đất, thiên thạch, luật vua gia hình, chư thiên, rồng, sét đánh, đại bàng cánh vàng, thú dữ đều vượt qua!

Tất cả đều bị tiêu tan qua tri thức-mantra này!
Chúng bị đánh với đao kim cang phurba !
Bị giã bởi búa!
Và bị dìm dưới biển!

 Tạng âm:
nama samenta buddha nam kaya waka tsitta benza nam
om gha gha ghataya ghataya sarva dushtam maraya
dak gi jikpa tamché maraya pé pé
kili kilaya pé sarva papam hung hung hung
benza kili kilaya benza dharo ajnya payati kaya waka tsitta benza kili kilaya hung pé
om a krodhé kamudgara hung pé
om benza krodha maha bala hana hana daha daha patsa bidham saya dzati lambo dhari utsushma krodha hung pé

Phạn âm:
namaḥ samanta buddhānāṃ kāya vāk citta vajrāṇāṃ |
oṃ gha gha ghātaya ghātaya sarva duṣṭān māraya |
Tất cả những gì nguy hiểm māraya phaṭ phaṭ |
kīli kīlaya phaṭ | sarvapāpān hūṃ hūṃ hūṃ |
vajrakīli kīlaya vajradharodājñāpayati kāya vāk cittaṃ kīli kīlaya hūṃ phaṭ |
oṃ akrodhe kamudgara hūṃ phaṭ |
oṃ vajrakrodha mahābala hana hana daha daha paca vidhvaṃsaya jaṭilambodari ucchuṣma krodha hūṃ phaṭ ||


Tất cả các grahas[4] devas, nāgas, asuras, maruts, garuḍas, gandharavas, kiṃnaras, yakṣas, rākṣasas, Pretas, piśācas, bhūtas, kumbhāṇḍas, pūtanas, kaṭapūtanas, skandkinhas, apasmāras, unādas, chakārakās mātṛnandīs, samikās, và kaṇṭakamālinīs đều bị chinh phục!

Tất cả những ý đồ xấu và những xu hướng tổn hại được loại trừ qua tri thức-mantra này!
Chúng bị đánh với đao kim cang phurba !
Bị giã bởi búa!
Và bị dìm dưới biển!

 Tạng âm:
nama samenta buddha nam kaya waka tsitta benza nam
om gha gha ghataya ghataya sarva dushtam maraya pé pé
kili kilaya sarva papam hung hung hung
benza kili kilaya benza dharo ajnya payati kaya waka tsitta benza kili kilaya hung pé
om a krodhé kamudgara hung pé
om benza krodha maha bala hana daha patsa bidham saya dzati lambo dhari utsushma krodha hung pé

Phạn âm:
namaḥ samanta buddhānāṃ kāya vāk citta vajrāṇāṃ |
oṃ gha gha ghātaya ghātaya sarva duṣṭān māraya phaṭ phaṭ |
kīli kīlaya sarvapāpān hūṃ hūṃ hūṃ |
vajrakīli kīlaya vajradharodājñāpayati kāya vāk cittaṃ kīli kīlaya hūṃ phaṭ |
oṃ akrodhe kamudgara hūṃ phaṭ |
oṃ vajrakrodha mahābala hana daha paca vidhvaṃsaya a ucchuṣma krodha hūṃ phaṭ ||


Tất cả những linh thức xấu xa, những kẻ phá hoại sự rạng rỡ và sức sống; nuôi dưỡng bào thai; uống và ăn mỡ, thịt, dầu, tủy và trẻ sơ sinh; ăn cắp sinh lực và ăn chất nôn mữa và phân; uống từ hầm phân; ngấu nghiến thức ăn thừa; uống nước bọt; tiêu đờm và mủ, thông tắc, tràng hoa, mùi thơm, nhang; săn mồi trong tâm trí của mọi người; và những người tiêu thụ bông hoa, trái cây, ngũ cốc và của lễ thiêu cúng — tất cả đều bị chinh phục!

Tất cả những ý đồ xấu và những xu hướng tổn hại được loại trừ qua tri thức-mantra này!
Chúng bị đánh với đao kim cang phurba !
Bị giã bởi búa!
Và bị dìm dưới biển!
 
Tạng âm:
nama samenta buddha nam kaya waka tsitta benza nam
om ghagha ghataya ghataya sarva dushtam maraya
dak gi dang trokpa dang ziji trokpa tamché maraya pé pé
kili kilaya sarva papam hung hung hung
benza kili kilaya benza dharo ajnya payati kaya waka tsitta benza kili kilaya hung pé
om a krodhé kamudgara hung pé
om benza krodha maha bala hana daha patsa bidham saya dzati lambo dhari utsushma krodha hung pé

Phạn âm:
namaḥ samanta buddhānāṃ kāya vāk citta vajrāṇāṃ |
oṃ gha gha ghātaya ghātaya sarva duṣṭān māraya |
Tất cả các linh thức làm hại sự rạng rỡ và sức sống của tôi māraya phaṭ phaṭ |

kīli kīlaya sarvapāpān hūṃ hūṃ hūṃ |
vajrakīli kīlaya vajradharodājñāpayati kāya vāk cittaṃ kīli kīlaya hūṃ phaṭ |
oṃ akrodhe kamudgara hūṃ phaṭ |
oṃ vajrakrodha mahābala hana daha paca vidhvaṃsaya jaṭilambodari ucchuṣma krodha hūṃ phaṭ ||


Tất cả những người sử dụng các nghi lễ ma thuật, chẳng hạn như ném đao kīlas, thực hiện các phép thuật phù thủy của mātṛkās, quay bánh xe của Yama[5], nói ra những câu thần chú ác ý của những kẻ dị giáo, gửi lời nguyền rủa nāga[6], thực hiện ma thuật yakṣa[7], công bố những thần chú phẫn nộ của māras; Tất cả những người sử dụng zor[8],  như ném zor tsé, zor hạt mù tạt, zor mũi tên, zor cốc, zor máu, và thün zors pháp và bön zor, lời nguyền sử dụng zor do phụ nữ ném và bắn tên thật[9] đều bị loại bỏ qua vidyā-mantra này!

Chúng bị đánh với đao kim cang phurba !
Bị giã bởi búa!
Và bị dìm dưới biển!
 
 Tạng âm:
nama samenta buddha nam kaya waka tsitta benza nam
om gha gha ghataya ghataya sarva dushtam maraya
dak la rik ngak kyi tu tongwa tamché maraya pé pé
kili kilaya sarva papam hung hung hung
benza kili kilaya benza dharo ajnya payati kaya waka tsitta benza kili kilaya hung pé
om a krodhé kamudgara hung pé
om benza krodha maha bala hana daha patsa bidham saya dzati lambo dhari utsushma krodha hung pé

Phạn âm:
namaḥ samanta buddhānāṃ kāya vāk citta vajrāṇāṃ |
oṃ gha gha ghātaya ghātaya sarva duṣṭān māraya |

Tất cả các phép thuật chống lại tôi māraya phaṭ phaṭ |
kīli kīlaya sarvapāpān hūṃ hūṃ hūṃ |
vajrakīli kīlaya vajradharodājñāpayati kāya vāk cittaṃ kīli kīlaya hūṃ phaṭ |
oṃ akrodhe kamudgara hūṃ phaṭ |
oṃ vajrakrodha mahābala hana daha paca vidhvaṃsaya jaṭilambodari ucchuṣma krodha hūṃ phaṭ ||

Tất cả các bệnh truyền nhiễm - cho dù chúng kéo dài một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, bảy ngày, nửa tháng, hay chỉ một khoảnh khắc ngắn ngủi; cho dù chúng là mãn tính, không ngừng, không thể dung nạp, hoặc nghiêm trọng; Cho dù chúng là do linh thức gây ra, phát sinh từ những xáo trộn trong máu, gió, mật, đờm, hoặc sự kết hợp của chúng, tất cả các bệnh khó chữa và tất cả các bệnh của não, đều được loại bỏ thông qua tri thức mantra này!

Chúng bị đánh với đao kim cang phurba !
Bị giã bởi búa!
Và bị dìm dưới biển!

 Tạng âm:
nama samenta buddha nam kaya waka tsitta benza nam
om gha gha ghataya ghataya sarva dushtam maraya
dak gi rimné tamché maraya pé pé
kili kilaya sarva papam hung hung hung
benza kili kilaya benza dharo ajnya payati kaya waka tsitta benza kili kilaya hung pé
om a krodhé kamudgara hung pé
om benza krodha maha bala hana daha patsa bidham saya dzati lambo dhari utsushma krodha hung pé

Phạn âm:
namaḥ samanta buddhānāṃ kāya vāk citta vajrāṇāṃ |
oṃ gha gha ghātaya ghātaya sarva duṣṭān māraya |

Tất cả các bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến tôi māraya phaṭ phaṭ |
kīli kīlaya sarvapāpān hūṃ hūṃ hūṃ |
vajrakīli kīlaya vajradharodājñāpayati kāya vāk cittaṃ kīli kīlaya hūṃ phaṭ |
oṃ akrodhe kamudgara hūṃ phaṭ |
oṃ vajrakrodha mahābala hana daha paca vidhvaṃsaya jaṭilambodari ucchuṣma krodha hūṃ phaṭ ||


Tất cả các chứng bệnh ảnh hưởng đến toàn bộ hay một phần cơ thể, chứng chán ăn, mắt, mũi, miệng, họng hoặc tim, đau thanh quản, tai, răng, tim, não, khớp, lưng, dạ dày, thắt lưng , đường tiết niệu, đùi, bắp chân, bàn tay, bàn chân, và tất cả các bộ phận chính và phụ của cơ thể — tất cả đều được loại bỏ thông qua tri thức mantra này!

Chúng bị đánh với đao kim cang phurba !
Bị giã bởi búa!
Và bị dìm dưới biển!

Tạng âm:
nama samenta buddha nam kaya waka tsitta benza nam
om ghagha ghataya ghataya sarva dushtam maraya
dak gi lü kyi né tamché maraya pé pé
kili kilaya sarva papam hung hung hung
benza kili kilaya benza dharo ajnya payati kaya waka tsitta benza kili kilaya hung pé
om a krodhé kamudgara hung pé
om benza krodha maha bala hana daha patsa bidham saya dzati lambo dhari utsushma krodha hung pé

Phạn âm:
namaḥ samanta buddhānāṃ kāya vāk citta vajrāṇāṃ |
oṃ gha gha ghātaya ghātaya sarva duṣṭān māraya |
Tất cả những bệnh tật của tôi māraya phaṭ phaṭ |
kīli kīlaya sarvapāpān hūṃ hūṃ hūṃ |
vajrakīli kīlaya vajradharodājñāpayati kāya vāk cittaṃ kīli kīlaya hūṃ phaṭ |
oṃ akrodhe kamudgara hūṃ phaṭ |
oṃ vajrakrodha mahābala hana daha paca vidhvaṃsaya jaṭilambodari ucchuṣma krodha hūṃ phaṭ ||


Tất cả những kẻ thù giữa những con người trên đất này, họ nội, họ ngoại, anh chị em dâu, bạn bè, người hầu, anh chị em và hàng xóm của chúng ta đều bị loại bỏ thông qua tri thức mantra này!

Chúng bị đánh với đao kim cang phurba !
Bị giã bởi búa!
Và bị dìm dưới biển!

 Tạng âm:
nama samenta buddha nam kaya waka tsitta benza nam
om ghagha ghataya ghataya sarva dushtam maraya
dak la nga dra lak la darwa dang chi dra yi la sempa tamché maraya pé pé
kili kilaya sarva papam hung hung hung
benza kili kilaya benza dharo ajnya payati kaya waka tsitta benza kili kilaya hung pé
om a krodhé kamudgara hung pé
om benza krodha maha bala hana daha patsa bidham saya dzati lambo dhari utsushma krodha hung pé

Phạn âm:
namaḥ samanta buddhānāṃ kāya vāk citta vajrāṇāṃ |
oṃ gha gha ghātaya ghātaya sarva duṣṭān māraya |

Tất cả điều ác gây ra bởi kẻ thù của quá khứ hoặc âm mưu của kẻ thù của tương lai māraya phaṭ phaṭ |
kīli kīlaya sarvapāpān hūṃ hūṃ hūṃ |
vajrakīli kīlaya vajradharodājñāpayati kāya vāk cittaṃ kīli kīlaya hūṃ phaṭ |
oṃ akrodhe kamudgara hūṃ phaṭ |
oṃ vajrakrodha mahābala hana daha paca vidhvaṃsaya jaṭilambodari ucchuṣma krodha hūṃ phaṭ ||


Tất cả những ai khó chịu khi tôi thành công, hài lòng khi tôi thất bại; khó chịu khi tôi khỏe, hài lòng khi tôi đau khổ; khó chịu khi tôi ở trên cao và hùng mạnh, hài lòng khi tôi xuống và bị loại; khó chịu khi tôi nổi tiếng, hài lòng khi tôi bị thất sủng; khó chịu khi tôi đạt được, hài lòng khi tôi mất; khó chịu khi tôi được khen ngợi, hài lòng khi tôi bị chê trách; khó chịu khi tôi khá giả, hài lòng khi tôi thiếu thốn; khó chịu khi tôi hạnh phúc, hài lòng khi tôi đau khổ; khó chịu khi tôi được người khác tôn trọng, hài lòng khi tôi không được như ý; khó chịu khi tôi mạnh mẽ, hài lòng khi tôi không; khó chịu khi tôi được yêu, hài lòng khi tôi bị ghét; khó chịu khi tôi nổi tiếng, hài lòng khi tôi không được yêu thích — tất cả những ai nuôi dưỡng những điều thích, không thích, gây hấn và thù địch với tôi đều bị loại bỏ thông qua tri thức mantra này!
 
Chúng bị đánh với đao kim cang phurba !
Bị giã bởi búa!
Và bị dìm dưới biển!

 Tạng âm:
nama samenta buddha nam kaya waka tsitta benza nam
om ghagha ghataya ghataya sarva dushtam maraya
dak la to nön dang ngen sem dang nösem dzinpa tamché maraya pé pé
kili kilaya sarva papam hung hung hung
benza kili kilaya benza dharo ajnya payati kaya waka tsitta benza kili kilaya hung pé
om a krodhé kamudgara hung pé
om benza krodha maha bala hana daha patsa bidham saya dzati lambo dhari utsushma krodha hung pé

Phạn âm:
namaḥ samanta buddhānāṃ kāya vāk citta vajrāṇāṃ |
oṃ gha gha ghātaya ghātaya sarva duṣṭān māraya |
mọi sự thù địch, âm mưu xấu xa và ý đồ có hại đối với tôi māraya phaṭ phaṭ|
kīli kīlaya sarvapāpān hūṃ hūṃ hūṃ |
vajrakīli kīlaya vajradharodājñāpayati kāya vāk cittaṃ kīli kīlaya hūṃ phaṭ |
oṃ akrodhe kamudgara hūṃ phaṭ |
oṃ vajrakrodha mahābala hana daha paca vidhvaṃsaya jaṭilambodari ucchuṣma krodha hūṃ phaṭ ||

Tất cả những cơn ác mộng, những cánh cổng xấu xa, những điềm báo không lành, những ma vương khuấy động ở trên, những linh thức bay lên ở dưới và những con quỷ hoành hành ở giữa, và tất cả những kẻ gây nguy hiểm cho cuộc sống của tôi, cướp đi vinh quang của tôi, cướp đoạt của cải, làm hại gia đình và bạn bè của tôi, phá hủy sự thịnh vượng của tôi và công đức, và làm phiền não của tôi — tất cả đều được tiêu trừ nhờ tri thức mantra này!

Chúng bị đánh với đao kim cang phurba !
Bị giã bởi búa!
Và bị dìm dưới biển!

Tạng âm: 
nama samenta buddha nam kaya waka tsitta benza nam
om ghagha ghataya ghataya sarva dushtam maraya
dak la nampar tsewa tamché maraya pé pé
kili kilaya sarva papam hung hung hung
benza kili kilaya benza dharo ajnya payati kaya waka tsitta benza kili kilaya hung pé
om a krodhé kamudgara hung pé
om benza krodha maha bala hana daha patsa bidham saya dzati lambo dhari utsushma krodha hung pé

Phạn âm:
namaḥ samanta buddhānāṃ kāya vāk citta vajrāṇāṃ |
oṃ gha gha ghātaya ghātaya sarva duṣṭān māraya |
tất cả những gì làm hại tôi māraya phaṭ phaṭ |
kīli kīlaya sarvapāpān hūṃ hūṃ hūṃ |
vajrakīli kīlaya vajradharodājñāpayati kāya vāk cittaṃ kīli kīlaya hūṃ phaṭ |
oṃ akrodhe kamudgara hūṃ phaṭ |
oṃ vajrakrodha mahābala hana daha paca vidhvaṃsaya jaṭilambodari ucchuṣma krodha hūṃ phaṭ ||


Tất cả những ai vu khống hoặc đồn thổi về tôi, những người mang lại cho tôi sự khốn cùng và bất hạnh, ngăn cản tôi thăng tiến và buộc tôi phải đi xuống, âm mưu chống lại tôi để gia tăng lãnh thổ của họ, phục kích tôi, phá hủy tài sản công cộng của tôi, ăn cắp của cải tư nhân của tôi, làm hại gia súc tôi, làm tổn thương những đứa con yêu quý và bạn đời của tôi — đều bị loại bỏ thông qua tri thức mantra này!

Chúng bị đánh với đao kim cang phurba !
Bị giã bởi búa!
Và bị dìm dưới biển!

Tạng âm:
nama samenta buddha nam kaya waka tsitta benza nam
om ghagha ghataya ghataya sarva dushtam maraya
dak la dangwé dra dang nöpé gek tamché maraya pé pé
kili kilaya sarva papam hung hung hung
benza kili kilaya benza dharo ajnya payati kaya waka tsitta benza kili kilaya hung pé
om a krodhé kamudgara hung pé
om benza krodha maha bala hana daha patsa bidham saya dzati lambo dhari utsushma krodha hung pé

Phạn âm:
namaḥ samanta buddhānāṃ kāya vāk citta vajrāṇāṃ |
oṃ gha gha ghātaya ghātaya sarva duṣṭān māraya |
tất cả những kẻ thù dai dẳng và những thế lực có hại māraya phaṭ phaṭ |
kīli kīlaya sarvapāpān hūṃ hūṃ hūṃ |
vajrakīli kīlaya vajradharodājñāpayati kāya vāk cittaṃ kīli kīlaya hūṃ phaṭ |
oṃ akrodhe kamudgara hūṃ phaṭ |
oṃ vajrakrodha mahābala hana daha paca vidhvaṃsaya jaṭilambodari ucchuṣma krodha hūṃ phaṭ ||


Tất cả những ai làm ô nhục Tam Bảo, phá hoại giáo lý của Đức Phật, làm nguy hại đến tính mạng của Kim Cang Đạo Sư, làm hại đến anh chị em Pháp hữu của tôi, làm nguy hiểm đến tính mạng và tấn công gia đình tôi, quấn quanh thân tôi như rắn, ngứa như tóc gáy, nhìn chằm chằm vào tôi với đôi mắt gian ác, nói với tôi bằng những giọng điệu thô tục, hoặc chứa đựng ý định xấu và những âm mưu độc hại, và những kẻ phô bày mười lý do giải thoát18[10] — tất cả đều bị loại bỏ thông qua tri thức mantra này!

Chúng bị đánh với đao kim cang phurba !
Bị giã bởi búa!
Và bị dìm dưới biển!

Tạng âm:
nama samenta buddha nam kaya waka tsitta benza nam
om ghagha ghataya ghataya sarva dushtam maraya
dak la nga dra dangwa dang chi drar sempa tamché maraya pé pé
kili kilaya sarva papam hung hung hung
benza kili kilaya benza dharo ajnya payati kaya waka tsitta benza kili kilaya hung pé
om a krodhé kamudgara hung pé
om benza krodha maha bala hana daha patsa bidham saya dzati lambo dhari utsushma krodha hung pé

Phạn âm:
namaḥ samanta buddhānāṃ kāya vāk citta vajrāṇāṃ |
oṃ gha gha ghātaya ghātaya sarva duṣṭān māraya |
tất cả sự tức giận của kẻ thù trong quá khứ và ý định có hại của kẻ thù trong tương lai māraya phaṭ phaṭ|
kīli kīlaya sarvapāpān hūṃ hūṃ hūṃ |
vajrakīli kīlaya vajradharodājñāpayati kāya vāk cittaṃ kīli kīlaya hūṃ phaṭ |
oṃ akrodhe kamudgara hūṃ phaṭ |
oṃ vajrakrodha mahābala hana daha paca vidhvaṃsaya jaṭilambodari ucchuṣma krodha hūṃ phaṭ ||


Những phẩm chất của dhāraṇī này là không thể nghĩ bàn:
Hướng nó xuống đất và mặt đất sẽ nứt,
Hướng nó vào một tảng đá và tảng đá sẽ vỡ vụn,
Hướng nó vào một cái cây và cây sẽ khô héo,
Hướng nó vào một dòng suối và dòng suối sẽ dừng,
Hướng nó vào một ngọn lửa và ngọn lửa sẽ tàn lụi,
Hướng nó theo hướng gió và luồng gió sẽ dừng lại.
Vậy thì cần gì phải đề cập đến ảnh hưởng đối với những sinh vật có ý thức? ”

Rồi Kim Cang Trảo nói với Thế Tôn:

“Trong thời xưa, vô số kiếp trước, khi tôi mang hình dáng một người phụ nữ, Đức Thế Tôn, Như Lai, Ứng Cúng, Toàn Thiện Hoàn Hảo Quân Khí Hùng Kiên Chiến Thắng Vương Phật[11] xuất hiện trên thế gian. Ngài đặt bàn tay vàng của mình lên đầu con và nói: ‘Con gái quý tộc, hãy lấy dhāraṇī này, bản chất của Bí Mật Mantra, và ghi nhớ nó! Nếu con làm vậy, trong tương lai, con sẽ trở nên nổi tiếng với cái tên Kim Cang Trảo. Trong hình thức này, con sẽ mang lại lợi ích và hạnh phúc to lớn cho tất cả chúng sinh. Dhāraṇī này sẽ ban cho con sức mạnh, lòng trung thành và thành tựu của các vị thủ trì tỉnh thức.

Những vị Thủ Trì Tỉnh Thức gặp dhāraṇī này là trước đây đã cúng dường cho vô số vị Phật và nuôi dưỡng sâu rộng cội rễ của đức hạnh. Nhờ đó họ gặp được một người bạn tinh thần theo đúng nguyện vọng của mình. Một khi họ ghi nhớ và trì tụng dhāraṇī này, họ chiến thắng tam giới. không lâu nữa họ sẽ sinh ra một cách kỳ diệu trong một bông sen ở cõi Phật Cực Lạc. Các vị Thủ Trì Tỉnh Thức, hãy trì tụng dhāraṇī này ba lần vào ban ngày và ba lần vào ban đêm. Như vậy tất cả chúng sinh sẽ được viên mãn và hành động nhất tâm trong mọi hành động. Hãy có niềm tin vào ta và những người bạn thiêng liêng của con. '”

Sau đó, Đức Thế Tôn khen ngợi Kim Cang Trảo:
“Kim Cang Trảo tuyệt vời, Kim Cang móng vuốt,
Trong hình thức phẫn nộ của con, con vui vẻ trong hạnh phúc vô hạn,
Và say đắm ôm lấy vị phối ngẫu phẫn nộ của con.
Ḍākinī vinh quang trong tất cả sự huy hoàng của con: lòng kính trọng đối với con! ”

Sau đó ḍākinī phát âm các mật nguyện[12] cho dhāraṇī này:
“Hãy tôn trọng đạo sư của con và bảo vệ các quán đảnh và mật nguyện của con.
Không phổ biến các hướng dẫn cốt lõi, nhưng thực hiện chúng một cách bí mật trong cô độc.
Đừng đi lang thang giữa đám đông hoặc hòa mình với những người mà mật nguyện của họ đã thoái hóa.
Hãy thực hiện những sự cúng dường, lễ cúng và vật phẩm cúng dường cho các chúng sanh của cõi luân hồi và niết bàn trong bốn thời.
Giải quyết bằng quan điểm, thực hành thiền định và trung thành.
Bằng cách duy trì các mật nguyện, mà không từ chối hạnh kiểm bí mật, con sẽ nhận được những thành tựu.
Làm theo những chỉ dẫn truyền miệng mà không ưu tiên cho những thú vui của cuộc sống này.
Học cách kiểm soát tâm ý và theo đuổi sự hoàn thành. ”

Sau đó, Đức Thế Tôn đã chấp thuận những lời của Kim Cang Ḍākinī:
“Xuất sắc, thật sự xuất sắc! Thủ Trì Tỉnh Thức, quý vị nên tin chắc rằng nó là như vậy! ”

Khi Đức Thế Tôn đã nói điều này, sự tập hợp của đại chúng tu sĩ, Kim Cang Trảo vinh quang và sự tập hợp của đại chúng thủ trì tỉnh thức cùng với toàn thể chư thiên, người, yakṣas, rakshasas, gandharvas, asuras, garuḍas, kinnaras, mahoragas — tất cả con người và các linh thức — vui mừng và tán thán lời dạy của Đức Thế Tôn.

Như vậy kết thúc Dhāraṇī của Kim Cang Trảo Vinh quang.

Maṅgalaṃ!
Nguyên bản: The Dhāraṇī of Glorious Vajraṇakhī -
                      The Incantation of Glorious Vajra Claw
Anh dịch: Stefan Mang và Lowell Cook, 2020
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển / Quảng Cơ
Ẩn Tâm Lộ, Friday, July 23, 2021


[1] Dorjé Dermo
[2] đi, đứng, nằm, ngồi.
[3] 'Si linh' (sri) là một loại linh thức ma quỷ đặc biệt. Có vẻ như ‘si-linh thức’ ban đầu là một loại linh thức của đạo Bon mà sau này được các Phật tử kết hợp.
[4] Các vị quỷ thần làm tổn hại thân thể và tâm linh
[5] Diêm vương
[6] Rồng
[7] Dạ xoa
[8] Zor  là những chất hoặc vật thể mà thông qua nghi lễ và trì tụng thần chú, được mang sức mạnh ma thuật.
[9] Trong trường hợp này, các mũi tên thật được bắn vào một hình nộm hoặc theo hướng của kẻ thù hoặc các chướng ngại vật.
[10] Mười lý do giải thoát đề cập đến mười hành động ác, khi tất cả đều do một kẻ thù thực hiện, khiến kẻ thù đó thích hợp để giải thoát. Theo Trường phái Nyingma, đây là: 1) kẻ thù chung của Tam Bảo, 2) kẻ thù riêng của đạo sư vajra, 3) kẻ hư hỏng samaya, 4) kẻ đã trái với samaya; 5) một người đã chia sẻ các samayas bí mật với những người không phù hợp với con đường của thần chú bí mật, 6) một người đến một hội đồng các học viên và đánh đập họ, 7) một người, giống như thủ lĩnh của một băng cướp có vũ trang, làm hại tất cả mọi người, 8) một người được gọi là 'thù địch với samaya' - người là loại người cần phải bị trừ tà; 9) một người có phong cách hành xử tiêu cực là phi đạo đức xuyên suốt và 10) chúng sinh của ba cõi thấp.
[11] Dṛḍhaśūraraṇasenapraharaṇarāja - vị vua có quân đội và vũ khí, anh hùng và kiên định trong trận chiến
[12] Samaya: tam muội da giới

Thứ Bảy, 17 tháng 7, 2021

GIÁO LÝ CHÍNH CỦA ĐẠO PHẬT

 



Nguyên bản: Principles of Buddhism
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Thupten Jinpa
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển /Thursday, July 8, 2021

 

***

GIÁO LÝ CHÍNH CỦA ĐẠO PHẬT

BỐN CHÂN LÝ CAO QUÝ

TÔI SẼ TRÌNH BÀY một tóm tắt nền tảng giáo lý của Đức Phật về Bốn Chân Lý Cao Quý – khổ đế (sự thật về khổ đau), tập đế (sự thật về nguồn gốc), diệt đế (sự thật về chấm dứt), và đạo đế (sự thật về con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ.)

Đức Phật đã dạy về những sự thật này ngay khi ngài đạt đến Giác Ngộ như một phần của những gì được biết như Chuyển Pháp Luân Lần Thứ Nhất. Nếu không có một sự thông hiểu về Bốn Chân Lý Cao Quý thì chúng ta không thể tiến hành sự học hỏi và thấu hiểu một cách đầy đủ về bản chất của thực tại phù hợp với Đạo Phật. Nhưng trước nhất, tôi muốn nói rõ rằng tất cả những tôn giáo quan trọng có cùng năng lực, cùng thông điệp và mục tiêu, qua đó tôi biểu lộ lòng mong muốn chân thành để mang đến những điều kiện tốt đẹp hơn cho thế giới, một thế giới hạnh phúc hơn với những con người từ bi hơn. Đây là những gì mà tất cả các tôn giáo quan trọng cùng chia sẻ.

Để sống một cách hòa hiệp, chúng ta phải thực hiện một nổ lực chung. Thật rất quan trọng để có một sự tôn trọng tương kính, hơn là cố gắng để tuyên truyền về truyền thống của chính mình.
Vì vậy, tôi luôn nhấn mạnh rằng mọi người từ các truyền thống khác nhau nên giữ đức tin của riêng mình và không nên vội vàng thay đổi tôn giáo của họ. Có nhiều người Á Châu ở Úc Đại Lợi ngày nay đến từ những xứ sở theo Phật giáo truyền thống, và trong sự tập hợp này chúng ta có những tăng ni từ Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka và Nhật Bản; ngoài ra còn có những người từ Trung Quốc, Mông Cổ và Tây Tạng. Ngoài ra, có một số người trong số hàng triệu người phương Tây có nguồn gốc Ki Tô giáo  truyền thống có khuynh hướng hoặc thái độ tinh thần thấy rằng phương pháp tiếp cận của Phật giáo hiệu quả hơn. Trên cơ sở đó, tôi sẽ đưa ra một số giải thích về giáo Pháp hôm nay ở đây.

BA TRÌNH ĐỘ CỦA THÔNG HIỂU

Trong Phật giáo, người ta nói về ba trình độ của thông hiểu, vốn là tuần tự - một sự thông hiểu đến qua việc học hỏi và nghiên cứu, và một sự thông hiểu phát triển như một kết quả của việc quán chiếu và tư duy sâu sắc, và một sự thông hiểu đòi hỏi qua kinh nghiệm hành thiền.

Có một trật tự rõ ràng trong trình tự của ba thứ này. Cho nên trên căn bản của việc học hỏi và nghiên cứu – vốn là trình độ thứ nhất – thì chúng ta tiến sâu sự thông hiểu của chúng của một chủ đề nào đó bằng việc liên tục quán chiếu về nó cho đến khi chúng ta đi đến một điểm mà chúng ta đạt được một cấp độ cao hay niềm tin nào đó mà nó là vững chắc trên nền tảng của lý trí. Ở điểm này, thậm chí nếu người khác mâu thuẩn với sự thông hiểu của chúng ta và những tiền đề dựa trên nó thì chúng ta sẽ không bị quay cuồng, bởi vì sự tự tin của chúng ta trên sự thật đã phát sinh qua năng lực của sự phản chiếu chín chắn. Tuy thế, đây là trình độ thứ hai của việc thông hiểu vẫn là ở trình độ của sự thông minh. Nếu chúng ta theo đuổi sự thông hiểu này xa hơn và tiến sâu hơn qua sự quán chiếu liên tục và làm quen thuộc với sự thật, thì chúng ta sẽ đạt đến một điểm nơi mà chúng ta cảm thấy tác động ở trình độ cảm xúc. Nói cách khác, niềm tin của chúng ta không còn ở trình độ thông minh đơn thuần nữa. Đây là trình độ thứ ba của việc thông hiểu, vốn là kinh nghiệm, và điều này liên hệ đến kinh luận Phật giáo như một sự thông hiểu phát sinh qua kinh nghiệm của thiền tập.

Một khi quý vị đã nghe sự trình bày của tôi, nhiều vị có thể đòi hỏi trình độ thông hiểu thứ nhất. Nếu quý vị thích thú trong chủ đề Bốn Chân Lý Cao Quý, thì quý vị sau đó sẽ cần xây dựng trên trình độ thứ nhất của việc thông hiểu này bằng việc liên tục tự làm quen thuộc với nó qua sự quán chiếu và tư duy sâu sắc. Cho nên trong một ý nghĩa, quý vị phải làm bài tập ở nhà! Sau đó quý vị có thể đạt đến trình độ thứ hai của việc thông hiểu.

Đối với những ai chân thành quan tâm đến giáo lý nhà Phật và con đường tâm linh được trình bày, quý vị cần làm sâu sắc sự thông hiểu của quý vị xa hơn bằng việc dấn thân trong việc hành thiền vì thế quý vị có thể tiến đến trình độ thứ ba của sự thông hiểu. Tuy thế, quý vị cần nhận ra rằng tiến trình này cần có thời gian. Nó đòi hỏi chí nguyện trong một thời gian dài và liên tục của sự thực hành tâm linh. Thế nên quý vị có thể cần vượt thắng thói quen tự động hóa của thời hiện đại. Chúng ta nhấn một nút nào đó và điều gì đấy bật lên! Chúng ta cần cố gắng để vượt thắng điều này và quay trở lại hơn 2.000 năm nỗ lực của con người, vào thời kỳ mà làm việc chăm chỉ là phương pháp khả thi duy nhất.

PHẬT GIÁO VÀ NHỮNG TRUYỀN THỐNG CỔ XƯA KHÁC CỦA ẤN ĐỘ

Hơn 2,500 trước, trước khi Đức Phật Thích Ca ra đời, nhiều hệ thống tâm linh và triết lý tư tưởng đã hiện hữu ở Ấn Độ. Đức Phật đã kết hợp trong giáo huấn của ngài trong một số chủ đề và thực hành với những hệ thống tư tưởng này, chẳng hạn như việc trau dồi nhất tâm để phát triển định lực, và những sự hành thiền khác nhằm mục tiêu giảm thiểu những mức độ của dính mắc. Trên căn bản này và những giáo huấn tâm linh khác, Đức Phật đã phát triển một hệ thống đặc biệt của tư tưởng và thực hành đặt trọng tâm vào tuệ giác then chốt rằng không có sự tồn tại độc lập hay một tự ngã “thật sự”. Đây là giáo lý về vô ngã, được gọi bằng tiếng Sanskrit là anatman.

Nói một cách rộng rãi, có hai loại chính trong thế giới truyền thống tâm linh ở Ấn Độ cổ đại. Một phía là những truyền thống tâm linh, trong hình thức này hay một thứ khác, giữ một niềm tin trong nhận thức về một bậc siêu nhiên hoặc thượng đế như một đấng tạo hóa thiêng liêng; trong khi phía kia là những truyền thống vốn không tán thành với khái niệm này về một thượng đế siêu nhiên. Tương tự thế, một số chấp nhận khái niệm tái sanh hay luân hồi, trong khi những phái khác không chấp nhận. Trong những trường phái chấp nhận khái niệm tái sanh hay luân hồi, một số cũng chấp nhận khả năng thành tựu giải thoát khỏi vòng luân hồi và vì vậy là khả năng mà những cá nhân có thể tìm thấy sự giải thoát tâm linh rốt ráo.

Xa hơn nữa, trong những trường phái này, một số chấp nhận khái niệm một tự ngã tồn tại vĩnh cữu (atman trong Sanskrit) trong khi những trường phái khác phủ nhận khái niệm về một tự ngã tồn tại vĩnh cữu này. Đạo Phật thuộc về loại những trường phái Ấn Độ cổ đại vốn phủ nhận bất cứ khái niệm nào về một thượng đế siêu nhiên như đấng tạo hóa. Những trường phái khác trong loại này kể cả một phân nhánh của trường phái Samkhya (Số Luận) Ấn Độ cổ truyền và Jainism (Kỳ Na giáo).

Có một sự phân phái kỳ lạ như vậy trong các truyền thống cổ đại Ấn Độ, nhiều phái đề cao sự khác biệt và, trong một số trường hợp, quan điểm triết lý và siêu hình mâu thuẩn. Câu hỏi là, tại sao điều này như vậy? Tôi nghĩ điều quan trọng để nhận ra rằng sự phân chia của những truyền thống, và đặc biệt những quan điểm siêu hình là trụ cột của những trường phái này, thật sự phản chiếu nhu cầu cho một nhóm đa đạng của những cá nhân hành giả vì sự khuây khỏa tâm linh. Điều này hóa ra chỉ ra sự phân chia nền tảng là những sự tồn tại tự nhiên trong khuynh hướng tinh thần và xu hướng tâm linh của chúng sanh hữu tình.

Bây giờ, như thế đó, khái niệm về một thượng đế siêu nhiên như một đấng tạo hóa có một tác động mạnh mẽ và cảm hứng trong đời sống của những ai tin vào đấy. Ý nghĩa rằng toàn bộ vận mạng của họ nằm trong tay của một đấng toàn năng, toàn tri và từ bi hướng dẫn họ để cố gắng thấu hiểu những việc làm và những thông điệp then chốt của đấng siêu nhiên này. Thế thì, khi họ đi đến nhận ra rằng đấng siêu nhiên này hiện thân của từ ái và bi mẫn vô hạn, thì họ cố gắng để trau dồi từ ái và bi mẫn đối với những thành viên của họ như những phẩm chất mà qua đó để biểu lộ tình thương của đấng tạo hóa của họ. Họ cũng đạt được niềm tin và ngưỡng mộ qua một cảm giác thân mật hay nối kết với tình thương này, của đấng siêu nhiên.

Mặc dù,  nói siêu hình, nhưng Phật giáo phủ nhận bất cứ khái niệm nào về một đấng tạo hóa siêu nhiên, tuy một số Phật tử thật có liên hệ đến những bậc cao siêu nào đó, như nữ thần Tara, như một thực thể độc lập và thật sự có quyền lực đối với họ. Đối với những hành giả này Tara là sự nương tựa duy nhất của họ, đối tượng lớn lao hơn cả của việc tôn kính và đấng bảo vệ cùng hộ trì niềm tin của họ. điều này gợi ý rằng đó là xu hướng để tìm cầu sự nương tựa trong một nguồn gốc nội tại là điều gì đó tự nhiên một cách sâu xa cho họ như những con người.

Nhưng cũng rõ ràng rằng đối với những người khác thì khái niệm siêu hình về một đấng tạo hóa siêu nhiên là không thể chấp nhận. Câu hỏi hình thành trong tâm thức của họ, như: ai tạo ra đấng tạo hóa – nói cách khác – đấng siêu nhiên đến từ chốn nào? Và chúng ta có thể thừa nhận hay đặt vị trí cho một sự khởi thủy thật sự hay không? Con người với loại xu hướng tinh thần này tìm kiếm nơi nào khác cho những sự giải thích? Triết lý Ấn Độ cổ đại Số Luận, thí dụ thế, phù hợp với tư tưởng Phật giáo trong sự chấp nhận rằng tất cả mọi thứ và mọi sự kiện, kể cả chúng sanh hữu tình, hình thành sự hiện hữu như một kết quả của những nguyên nhân và điều kiện. Những triết gia Số Luận khẳng định một cách tự tin rằng thực tại hiện hữu ở hai trình độ:  đó là thế giới của kinh nghiệm hàng ngày, vốn được đặc trưng bởi đa dạng và phong phú; và đó là nguồn gốc của thế giới vô số này, mà họ gọi là “vật chất nguyên sơ”. Phật giáo phủ nhận lý thuyết này về thực tại, thay vì thế duy trì sự thấu hiểu rằng tất cả mọi vật và sự kiện, kể cả chúng sanh hữu tình, tồn tại đơn thuần trong sự lệ thuộc trên những tập hợp của các nguyên nhân và điều kiện.

Đạo Phật thừa nhận hai thế giới phổ thông của nhân quả: ngoại tại và nội tại. Thế giới ngoại tại của nhân quả liên hệ đến môi trường bên ngoài, chẳng hạn như toàn bộ môi trường thiên nhiên – đó là, thế giới vật chất mà trong đó chúng ta sinh sống, kể cả thân thể chúng ta. Thế giới nội tại của nhân quả cấu thành nhận thức, tri giác, cảm xúc, và tư tưởng của chúng ta, mà thông thường chúng ta mệnh danh là lãnh vực của “kinh nghiệm chủ quan.”  Cả hai thế giới của nhân quả bao gồm những yếu tố vốn tạm thời. Nói cách khác, chúng hình thành sự hiện hữu và tại một thời điểm nào đó chúng sẽ chấm dứt sự hiện hữu. Chúng ta có thể tự quán sát bản chất tạm thời này, cả hai ở trong tư tưởng và cảm xúc chúng ta cũng như trong môi trường tự nhiên của chúng ta. Khi chúng ta thấu hiểu thực tại này thì chúng ta có thể suy luận ra rằng, đối với điều gì đấy chấm dứt sự tồn tại, thì nguyên nhân của sự chấm dứt này phải xảy ra trong căn bản từng thời khắc. Không có điều gì khác có thể giải thích một cách mạch lạc cho những sự thay đổi mà chúng ta nhận thức trong một khoảng thời gian.

Nói tóm lại, quan điểm căn bản của Phật giáo với sự quan tâm đến nguồn gốc và bản chất của thực tại là mọi vật và sự kiện hình thành hoàn toàn trên căn bản của việc tập hợp các nguyên nhân và điều kiện, và tất cả những hiện tượng như vậy là tạm thời mà trong ấy chúng là đối tượng thay đổi liên tục, từng thời khắc.

PHỤ THUỘC TƯƠNG LIÊN VÀ QUY LUẬT NHÂN QUẢ

Nguyên tắc chính là phụ thuộc tương liên hay thuyết nhân duyên. Nguyên tắc nền tảng này của Phật giáo tuyên bố rằng mọi thứ sinh khởi và chấm dứt  trong sự lệ thuộc trên những nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên). Tư tưởng gia thế kỷ thứ tư của Ấn Độ là Asanga (Vô Trước) đã xác định ba điều kiện then chốt quyết định nguyên tắc phụ thuộc tương liên này. Thứ nhất là “sự vắng mặt tình trạng của nhà thiết kế,” liên quan đến vấn đề có hay không có một trí tuệ siêu việt phía sau nguồn gốc của vũ trụ (đấng tạo hóa). Thứ hai là “tình trạng vô thường,” liên hệ đến chính khái niệm nguyên nhân và điều kiện vốn tạo ra sự phát sinh thế giới phụ thuộc tương liên là chính sự vô thường và đối tượng của thay đổi. Thứ ba “tình trạng tiềm năng.” Đây là nguyên tắc rất quan trọng trong tư tưởng Đạo Phật liên hệ đến sự kiện rằng điều gì đó không thể sản sinh từ chỉ bất cứ điều gì. Đúng hơn, với một hệ đặc thù của nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh cho một hệ đặc thù của ảnh hưởng và hệ quả, phải có một loại liên hệ bản chất nào đó giữa chúng.

Thí dụ, thế giới ngoại tại của kinh nghiệm chúng ta – gồm có những nhận thức, xu hướng, tư tưởng, cảm xúc, v.v… - là những hiện tượng tinh thần hơn là vật lý, và do vậy chúng ta phải có thể truy tầm sự tiến triển của chúng qua những giai đoạn diễn tiến tuần tự của tri giác tinh thần của chúng. Chúng ta có thể nói rằng, theo sự thấu hiểu của Đạo Phật thì đây là một phần của quy luật thiên nhiên vốn áp dụng một cách bình đẳng với thế giới vật lý. Chúng ta phải có thể truy tầm nhân quả của những thuộc tính vật lý đến những trình độ khác của những thuộc tính này, và cuối cùng đến sự khởi đầu của vũ trụ hiện tại.

Qua tiến trình giảm dần này thì chúng ta có thể thấy một loại tình trạng lúc khởi đầu của vũ trụ hiện tại, chỗ có một nguyên nhân cho sự tiến hóa toàn thể thế giới vĩ mô. Theo quan điểm của Phật giáo – thí dụ, trong một luận điển của Mật Pháp Thời Luân (Kalachakra Tantra) – có một sự thấu hiểu về điều được gọi là “hạt không gian,” không có một thuật ngữ chính xác hơn. Những thứ này được nghĩ là những hạt vật chất cực kỳ vi tế[1], vốn được xem như nguồn gốc hoặc xuất xứ của toàn thể sự tiến hóa của thế giới vật chất mà chúng ta đang trải nghiệm bây giờ. Cho nên trong dạng thức nhân quả thì chúng ta có thể truy tầm tất cả những đối tượng vật chất đến cấp độ hạt cấu thành và từ đấy ngược đến nguồn gốc của vũ trụ.

Điểm chính yếu của điều kiện tiềm năng này là, mặc dù có một mối liên hệ nhân quả giữa thế giới vật chất và thế giới của những hiện tượng tinh thần, trong dạng thức sự tương tục của chính chúng thì không thể nói cái này là nguyên nhân của cái kia. Một hiện tượng tinh thần, chẳng hạn như một tư tưởng hay một cảm xúc, phải đến từ một hiện tượng tin thần có trước; giống như thế, một hạt vật chất phải đến từ một hạt vật chất trước đó.

Dĩ nhiên, có một mối liên hệ mật thiết giữa hai thứ. Chúng ta biết rằng những trạng thái tinh thần có thể ảnh hưởng hiện tượng vật chất, chẳng hạn như thân thể; và tương tự thế, những hiện tượng vật chất có thể hoạt động như những yếu tố đóng góp cho những kinh nghiệm khách quan nào đó. Đây là điều gì đó mà chúng ta có thể quán sát trong đời sống của chúng ta. Nhiều thứ trong trình độ thô của ý thức là liên hệ rất gần gũi với thân thể chúng ta, và trong thực tế chúng ta thường sử dụng thuật ngữ và quy ước phản chiếu điều này. Thí dụ, khi chúng ta nói “tâm thức con người” hay “ý thức con người” thì chúng ta đang sử dụng thân thể con người như một căn bản để xác định một trạng thái tinh thần nào đó. Giống như thế, ở cấp độ thô của tâm thức chẳng hạn như những kinh nghiệm cảm giác, thì rất rõ ràng rằng những thứ này lệ thuộc nặng nề trên thân thể chúng ta và một số trạng thái vật lý nào đó. Khi một bộ phận của thân thể chúng ta bị thương tích hay tổn hại, thí dụ thế, thì chúng ta tức thời trải nghiệm tác động trên trạng thái tinh thần của chúng ta. Tuy thế, nguyên tắc vẫn là hiện tượng tinh thần phải đến từ hiện tượng có trước của cùng một loại, và v.v…

Nếu chúng ta truy tầm những hiện tượng tinh thần đúng mức, như trong trường hợp đời sống của một cá nhân, thì chúng ta đi đến khoảnh khắc đầu tiên của ý thức trong đời sống này. Một khi chúng ta có thể truy tầm sự tương tục của nó đến điểm khởi đầu, thì sau đó chúng ta có ba lựa chọn: chúng ta hoặc là có thể nói rằng khoảnh khắc đầu tiên trong đời sống này phải đến từ khoảnh khắc trước đó của ý thức vốn tồn tại trong kiếp sống trước. Hoặc chúng ta có thể nói rằng khoảnh khắc đầu tiên của ý thức không đến từ đâu – nó chỉ giống như “bùng lên.” Hay chúng ta có thể nói rằng đến từ một nguyên nhân vật chất. Theo quan điểm Phật giáo, hai lựa chọn sau là có vấn đề sâu sắc. Sự thấu hiểu Phật giáo là thế này, trong dạng thức sự tương tục của nó, ý thức hay tâm thức là không có khởi đầu (vô thỉ). Những hiện tượng tinh thần là không có khởi đầu (beginningless). Do thế, con người hay chúng sanh – vốn cơ bản là một quyết định căn cứ trên sự tương tục của tâm thức – cũng không có sự khởi đầu.

THẾ GIỚI BÊN TRONG CỦA Ý THỨC

Khi chúng tôi dùng những thuật ngữ chẳng hạn như “ý thức” hay “tâm thức” thì thường có xu hướng nhấn mạnh rằng chúng ta đang nói về một thực thể đơn độc, nguyên chất; nhưng điều này là sai lầm. Kinh nghiệm của cá nhân chúng ta tiết lộ rằng thế giới tinh thần là vô cùng đa dạng. Hơn thế nữa, khi chúng ta thẩm tra mỗi thời khắc của tri giác hay kinh nghiệm tinh thần, thì chúng ta nhận ra rằng tất cả chúng liên hệ với những đối tượng nội tại hoặc ngoại tại. Thí dụ, nếu chúng ta thẩm tra mỗi thời khắc của nhận thức thì chúng ta thấy rằng nó tiếp nhận một khía cạnh của bất cứ đối tượng nào xảy ra là sự tập trung của nó trong chính thời khắc ấy. Và vì chúng ta thường hình thành những ấn tượng sai lầm dựa trên những nhận thức méo mó ấy, cho nên chúng ta có thể nói rằng một số nhận thức của chúng ta là đúng đắn trong khi những thứ khác là không.

Nói một cách rộng rãi, chúng ta có thể xác định hai đặc trưng chính trong thế giới của ý thức – đó là, thế giới chủ quan của kinh nghiệm. Có những thứ liên hệ đến các kinh nghiệm của giác quan, chẳng hạn như thấy và nghe, nơi mà sự tiếp xúc với đối tượng là trực tiếp và không qua trung gian; và có những thứ nơi mà tri giác của chúng ta tiếp xúc với thế giới thông qua trung gian là ngôn ngữ, nhận thức, và tư tưởng. Trong mô thức này, nhận thức sự thấu hiểu chính như một kinh nghiệm trực tiếp của các đối tượng ở trình độ cảm giác. Điều này xảy ra qua thiền quán của thông tin giác quan nhưng liên hệ không phán đoán về đối tượng hoặc là đáng tham muốn hay không đáng tham muốn, hấp dẫn hay không hấp dẫn, tốt hay xấu. Những phán đoán này xảy ra ở giai đoạn thứ hai khi tư tưởng nhận thức đi vào hoạt động.

Bây giờ chúng ta hãy liên hệ điều này với kinh nghiệm cá nhân của chúng ta. Khi chúng ta nhìn vào thứ gì đó, trong đó thời khắc đầu tiên của nhận thức chúng ta có một kinh nghiệm nhìn thấy trực tiếp không qua trung gian về đối tượng. Nếu sau đó chúng ta nhắm mắt lại và nghĩ về cùng đối tượng thì chúng ta sẽ có hình ảnh của nó trong tâm thức chúng ta, nhưng bây giờ chúng đang gợi lại nó ở cấp độ của tư tưởng nhận thức. Đây là hai kinh nghiệm khác biệt về định tính, có nghĩa là hình ảnh tạo bằng nhận thức liên hệ hợp nhất cả thời gian và không gian.

Thí dụ, quý vị thấy một bông hoa xinh đẹp trong góc một khu vườn. Ngày sau, quý vị thấy một bông hoa cùng loại trong một góc khác của cùng khu vườn và quý vị sẽ tự nghĩ, “Ô, tôi đã thấy bông hoa này trước đây rồi.” Tuy nhiên, trong thực tế, hai bông hoa này là khác biệt hoàn toàn và hiện hữu trong những khu vực khác nhau của vườn hoa. Cho nên mặc dù hai bông hoa là riêng biệt trong không gian và thời gian, nhưng khi thời điểm xảy ra trong tư tưởng quý vị là quý vị đang kết hợp cả thời gian và không gian và phóng chiếu hình ảnh của bông hoa mà quý vị đã thấy hôm qua vào những gì quý vị đang thấy bây giờ. Điều này hòa lẫn cả thời gian và không gian trong tư tưởng của quý vị, vốn thường qua trung gian của ngôn ngữ và nhận thức, lần nữa cho thấy rằng một số nhận thức của chúng ta là đúng đắn trong khi những thứ khác là sai lầm.

Nếu đó đơn giản là vậy rằng những nhận thức bị bóp méo hay sai lầm này không có những hệ quả tiêu cực, thì điều này cũng tốt thôi. Nhưng không phải như vậy. Cung cách mơ hồ trong sự thấu hiểu của chúng ta về thế giới đưa đến mọi loại rắc rối bằng việc tạo ra rối rắm trong tâm thức chúng ta. Sự rối rắm này ảnh hưởng cung cách mà trong ấy chúng ta đối diện với thế giới, vốn hóa ra là những nguyên nhân của khổ đau cho cả chính chúng ta và người khác. Vì một cách tự nhiên chúng ta mong ước hạnh phúc và vượt thắng khổ đau, cho nên thật rất quan trọng để nhận ra rằng sự rối rắm căn bản trong sự thấu hiểu của chúng ta về thế giới (kể cả tự chính chúng ta) là ở gốc rể của nhiều sự khổ đau và khó khăn của chúng ta. Xa hơn nữa, vì những trải nghiệm của chúng ta về hạnh phúc và khổ đau cùng sự si mê nền tảng là ở gốc rể đau khổ của chúng ta là tất cả những hiện tượng tinh thần, thế nên nếu chúng ta mong ước chân thành theo đuổi việc hoàn thành nguyện vọng tự nhiên của chúng ta để được đạt đến hạnh phúc và vượt thắng khổ đau thì chúng ta phải đi đến thấu hiểu tối thiểu căn bản hoạt động trong thế giới nội tại của chúng ta, được gọi là thế giới của tâm ý.

BỐN NGUYÊN TẮC CỦA THỰC TẠI

Chúng ta hãy trở lại sự thảo luận của chúng ta về quan điểm Phật giáo rằng tất cả mọi trải nghiệm và mọi thứ đi đến hiện hữu trong việc lệ thuộc trên những nguyên nhân và điều kiện. Điều này hàm ý gì cho thế giới hay những trải nghiệm của chính chúng ta, chẳng hạn như những trải nghiệm về đau đớn, sung sướng, khổ đau và hạnh phúc? Xa hơn nữa, vì tất cả chúng ta sở hữu sự tham muốn tự nhiên này để được hạnh phúc và vượt thắng khổ đau, cho nên khi chúng ta nói về việc trải nghiệm khổ đau và hạnh phúc thì chúng ta đang nói về thế giới kinh nghiệm của chính chúng ta. Vì những kinh nghiệm là các kinh nghiệm tinh thần, cho nên thật thiết yếu cho những ai chân thành mong ước đạt đến hạnh phúc và vượt thắng khổ đau để thấu hiểu tối thiểu căn bản hoạt động trong thế giới nội tại của chính họ.

Những trải nghiệm về hạnh phúc và khổ đau của chúng ta không xảy ra mà hoàn toàn không có lý do. Chúng phát sinh như một kết quả của những nguyên nhân và điều kiện trước đó và đi đến hội tụ lại với nhau của nhiều nhân tố khác nhau. Một số những nhân tố này là ở bên ngoài nhưng đại đa số là bên trong – nói cách khác, chúng liên hệ với nhau trong thế giới tinh thần nội tại của chúng ta.

Bây giờ chúng ta có thể hỏi rằng: “Bản chất thật sự của những hiên tượng tinh thần này là gì? Chúng ta có thể thấy hay thấu hiểu luật nhân quả như thế nào trong mối liên hệ với thế giới nội tại của chúng ta? Trên nền tảng nào mà chúng ta có thể chấp nhận rằng những đối tượng vật chất sở hữu những đặc trưng xác định nào đó, chẳng hạn như có thể nhìn thấy, có thể xúc chạm và v.v…? Và trên những nền tảng nào mà chúng ta có thể thấu hiểu rằng những hiện tượng tinh thần cũng sở hữu những đặc trưng rõ ràng, chẳng hạn như thoát khỏi chướng ngại, những thuộc tính không gian, và có bản chất của kinh nghiệm chủ quan? Tại sao hoàn toàn có sự tương tục của tâm ý? Và tại sao, cho vấn đề ấy, thì có một sự tương tục của thế giới vật chất?”

Quan điểm của Phật giáo về bốn nguyên tắc của thực tại có thể giúp chúng ta giải thích những vấn đề quan trọng này của triết lý. Thứ nhất là nguyên tắc bản chất, theo vấn đề được hiểu là sự thật rằng chúng ta tồn tại và chúng ta sở hữu một tham muốn bản chất để được hạnh phúc và vượt thắng khổ đau đơn giản là cách như vậy. Nguyên tắc này đơn giản là ý kiến của luật tự nhiên trong khoa học, và cũng liên hệ đến sự kiện rằng mọi vật và mọi sự kiện, kể của chúng sanh hữu tình, tất cả đi đến hiện hữu như một kết quả của các nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên). Nó cũng mở rộng ra đến sự tiến hóa và nguồn gốc của vũ trụ hiện tại của chúng ta. Theo nguyên tắc này, một loại tiến trình nhân quả tự nhiên xảy ra cùng khắp. Vì thế, chúng ta có thể nói rằng sự tương tục vật chất của vũ trụ bao gồm các đối tượng và sự kiện vốn hiện hữu qua một tiến trình tiến hóa.

Sau đó chúng ta có thể hỏi: “Có phải đây là một tiến trình thuần bản chất tự nhiên mà không có những ảnh hưởng ở ngoài góp phần hoạt động? Nếu là như vậy, thì làm sao chúng ta có thể giải thích cho sự kiện rằng ở một điểm nào đó vũ trụ vật chất tiếp nhận một bản chất hay hình thức nào đó, vì thế nó có một tác động trực tiếp trên kinh nghiệm của chúng sanh hữu tình về đau khổ hay sung sướng? Xa hơn nữa, làm sao là như vậy, qua tiến trình dường như tự nhiên, một điểm nào đó được đạt đến vốn là những nguyên nhân và điều kiện hoạt động như một căn bản cho việc sinh khởi tâm ý và kinh nghiệm?”

Theo quan điểm của Phật giáo, đây là chỗ mà nghiệp đi vào toàn cảnh. Thuật ngữ “nghiệp – karma” theo nghĩa đen có nghĩa là “hành động,” và một cách đặc biệt hơn liên hệ đến tiến trình của nguyên nhân và hệ quả (nhân quả), nơi mà xu hướng của một tác nhân hay chúng sanh nào đó liên hệ đến. Cho nên ở đây nghiệp có nghĩa là một hoạt động có xu hướng tiến hành hay đưa đến bởi một chúng sanh kẻ sở hữu một bản chất có tri giác và kẻ cũng có thẻ có một trải nghiệm tri giác.

Hãy lấy thí dụ về một bông hoa một lần nữa để làm sáng tỏ điểm này. Một cách phổ thông, khi chúng ta thấy một bông hoa nào đó hấp dẫn và thích thú với mùi hương và màu sắc xinh đẹp của nó, thì nó trở thành một đối tượng thưởng thức của chúng ta; chúng ta thích thú hình ảnh của nó, sự xinh đẹp của nó. Cùng lúc, bông hoa này có thể là ngôi nhà của nhiều côn trùng và những vi sinh vật khác. Trong cả hai trường hợp, mặc dù trong chính nó bông hoa là một đối tượng vô tri giác, nhưng nó có một tác động với kinh nghiệm của chúng sanh hữu tình về đau khổ và sung sướng. Thế nên, đối với người Phật tử thì khái niệm về nghiệp cung ứng một khung cảnh rất hữu dụng cho việc thấu hiểu vấn đề một đối tượng vô tri giác, như một bông hoa, có thể liên hệ trực tiếp đến kinh nghiệm của chúng sanh hữu tình như thế nào.

Đã nói như vậy, thì sự mở rộng của nghiệp có thể được thấy như có một vai trò trong sự khởi đầu của một bông hoa nào đó là một câu hỏi mở. Không cần phải nói, cũng có những câu hỏi khác. Thí dụ, những nguyên nhân nào khiến những cánh hoa của một bông hoa hướng xuống và phai màu trong một ngày hoặc hai trong khi những cái khác thì tồn tại trong một tuần? Có phải điều này thuần là một chức năng của những quy luật tự nhiên, hay có phải nghiệp đóng một vai trò ngay cả ở trình độ ấy của nhân quả trong một phút? Tất cả những điều còn lại là những câu hỏi mở. Có lẽ do bởi loại khó khăn này mà kinh luận Phật giáo đã tuyên bố rằng chỉ tâm một Đức Phật toàn giác mới có thể thâm nhập vào những khía cạnh vi tế của những hoạt động nghiệp, và biết ở trình độ vĩ mô nhất vốn là nguyên nhân và điều kiện để làm phát sinh ra những hệ quả đặc thù. Ở trình độ của chúng ta, thì chúng ta chỉ có thể nhận ra một mối liên hệ mật thiết tồn tại giữa những yếu tố ngoại tại thế giới vật chất và những yếu tố nội tại của thế giới tinh thần của chúng ta; và, căn cứ trên đấy, thì chúng ta có thể nghiên cứu và phát hiện ra những mức độ đa dạng vi tế trong những kinh nghiệm tinh thần và cảm xúc của chúng ta.

Nguyên tắc thứ hai của thực tại liên hệ đến sự thảo luận hiện tại của chúng ta là “nguyên tắc lệ thuộc,” vốn liên hệ đến sự thấu hiểu về nguyên nhân và hệ quả. Trên căn bản của sự thấu hiểu về nguyên tắc bản chất – sự kiện rằng mọi thứ tồn tại một cách tự nhiên của cung cách chúng là – chúng ta thấy sự hoạt động của nguyên tắc lệ thuộc trong sự hoạt động tương tác của mọi vật và mọi sự kiện đưa đến sự phát sinh đến sự xuất hiện của những thứ và sự kiện xa hơn. Nguyên tắc thứ ba là “nguyên tắc chức năng,” vốn cho chúng ta một sự thấu hiểu về vấn đề mọi vật khác nhau như thế nào – chẳng hạn những hạt, những nguyên tử và những thứ vật chất khác, cũng như những hiện tượng tinh thần – có những thuộc tính cá thể của chính chúng vốn làm cho chúng thể hiện chức năng trong cung cách đặc thù của chúng. Cuối cùng trên căn bản của sự thấu hiểu ba thứ này, thì sau đó chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc thứ tư là “nguyên tắc lý trí thích ứng.”

Cuối cùng, trên căn bản của việc thấu hiểu ba nguyên tắc này, sau đó chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc thứ tư “nguyên tắc lý trí thích ứng.” Điều này cho phép chúng ta kết luận rằng, với điều này, điều đó sẽ xảy ra; và, với điều đó, điều này sẽ xảy ra, và v.v…Thế nên những người Phật tử chúng ta sử dụng cấu trúc này của bốn nguyên tắc nền tảng của thực tại khi chúng ta cố gắng để đi đến một sự thông hiểu rõ ràng về những hoạt động của những nguyên nhân, điều kiện, và những hệ quả của chúng (nhân - duyên - quả).

BỐN CHÂN LÝ CAO QUÝ

Bây giờ nếu chúng ta tập trung vào những hoạt động của nguyên nhân và hệ quả trong mối quan hệ đến sự tồn tại của chính chúng ta, thì tự nhiên chúng ta sẽ thấy những kinh nghiệm cá nhân của chúng ta tại căn bản cho việc trau dồi một tuệ giác sâu sắc hơn. Trong phạm trù này, giáo huấn của Đức Phật về Bốn Chân Lý Cao Quý có thể chứng tỏ cực kỳ hữu ích vì nó liên hệ trực tiếp đến những trải nghiệm của chúng ta, đặc biệt đến sự khao khát bẩm sinh để tìm cầu hạnh phúc và vượt thắng khổ đau. Về bản chất, giáo huấn của Đức Phật về Bốn Chân Lý Cao Quý hướng dẫn chúng ta trước nhất đến việc công nhận bản chất của khổ đau (khổ đế); rồi thì đến việc công nhận nguồn gốc cua khổ đau (tập đế); sau đó việc công nhận khả năng của việc chấm dứt khổ đau (diệt đế); và cuối cùng công nhận con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau như vậy (đạo đế).

Đạo Phật thừa nhận ba trình độ của khổ đau, khổ đau của khổ đau (khổ khổ), khổ đau của sự thay đổi (hoại khổ), và sự khổ đau cùng khắp của sự tồn tại điều kiện (hành khổ).

Với sự quan tâm đến điều thứ nhất – khổ khổ - ngay cả thú vật cũng có thể xác định những trải nghiệm đớn đau rõ ràng như không muốn. Giống như chúng ta, chúng biểu lộ bản năng tự nhiên để tránh và thoát khỏi những trải nghiệm như vậy.

Đối với cấp độ thứ hai của khổ khổ - đau khổ của sự thay đổi - ngay cả những hành giả không theo Đạo Phật cũng có thể trau dồi thành công cả sự nhận biết rằng điều này là không mong muốn và mong muốn đạt được sự thoát khỏi nó.

Đó là hành khổ - sự đau khổ của điều kiện lan tràn là điều đặc biệt của Phật giáo. Những người thực hành tâm linh mong muốn tìm kiếm sự giải thoát hoàn toàn khỏi sự tồn tại tuần hoàn phải phát triển sự nhận thức sâu sắc về hình thức đau khổ này.
Chúng ta cần trau dồi sự hiểu biết rằng sự đau khổ của điều kiện lan tràn không chỉ đóng vai trò là nền tảng cho trải nghiệm đau khổ hiện tại của chúng ta mà quan trọng là nó còn đóng vai trò là nguồn gốc của những trải nghiệm đau khổ trong tương lai. Dựa trên sự công nhận chắc chắn về sự tồn tại của chính điều kiện của chúng ta như một hình thức đau khổ, chúng ta sau đó phải nuôi dưỡng ước muốn thật sự tìm kiếm tự do. Cảm giác khao khát tự do của chúng ta mạnh mẽ đến mức chúng ta cảm thấy như thể sự tồn tại có điều kiện này là một căn bệnh cấp tính mà từ đó chúng ta háo hức mong được hồi phục càng nhanh càng tốt.

Điều gì làm phát sinh mức độ đau khổ thứ ba này, mệnh danh là sự đau khổ của điều kiện cùng khắp? Đạo Phật xác định hai yếu tố nghiệp và phiền não là nguồn gốc thật sự của đau khổ.
Nghiệp phát sinh từ những phiền não tinh thần, về cơ bản có hai loại: phiền não về khái niệm, chẳng hạn như quan điểm sai lầm, và phiền não về cảm xúc như tham muốn, giận dữ và đố kỵ. Chúng tôi gọi chúng là “phiền não” (nyonmong trong tiếng Tây Tạng) bởi vì chúng phát sinh trong trái tim và tâm thức của chúng ta ngay lập tức tạo ra một dạng phiền não được đặc trưng bởi trạng thái rối loạn sâu sắc và bất ổn. Điều này dẫn đến các mức độ phiền não hơn nữa trong tâm thức và trái tim của chúng ta, chẳng hạn như bị tràn ngập bởi phiền muộn, bối rối và các hình thức đau khổ khác.

Nói chung, tất cả những phiền não tinh thần này phát sinh từ ba chất độc cơ bản của tâm thức – dính mắc, sân hận, và vọng tưởng (tham, sân và si).
Vọng tưởng si mê là nền tảng của hai cái kia và của tất cả những phiền não của chúng ta; và, trong bối cảnh của tư tưởng Phật giáo Đại thừa, si mê ám chỉ khái niệm sai lầm của chúng ta về việc nắm bắt sự tồn tại thật sự của các sự vật và sự kiện. Vì vậy, chính thông qua việc diệt trừ si mê - vốn nằm ở gốc rễ của mọi phiền não - mà chúng ta nỗ lực để chấm dứt đau khổ và do đó đạt được sự giải thoát thật sự (moksha trong tiếng Phạn).

Trong tác phẩm Những nền tảng của Trung Đạo, nhà tư tưởng Phật giáo có ảnh hưởng ở thế kỷ thứ hai là Long Thọ (Nagarjuna) giải thích rằng chỉ bằng cách trau dồi tuệ giác sâu sắc về tánh không của tự thân và các hiện tượng, thì chúng ta mới có thể nhìn thấu được những vọng tưởng si mê của mình và mang toàn bộ chuỗi nhân quả mê lầm này đi đến kết thúc.
Do đó, sự thông hiểu về tánh không kết hợp với việc trau dồi lòng từ bi là chính cốt lõi của việc thực hành lời dạy của Đức Phật.1 Một hành giả thực chứng, người đã hiện thực sự chấm dứt thât sự của đau khổ, sẽ tiếp tục sống theo nguyên tắc này trên thế gian thông qua hành động từ bi. Tôi mô tả đây là hoạt động tuyệt vời của một người đã thực chứng tánh không và dấn thân trong hành vi từ bi.




BA VÔ LẬU HỌC

Giáo lý về Bốn Chân Lý Cao Quý (Tứ Diệu Đế), là lời dạy đầu tiên của Đức Phật sau khi Ngài đạt được Giác Ngộ hoàn toàn, đại diện cho nền tảng cho các thực hành về tánh không và trau dồi lòng từ bi.
Lời dạy này làm nền tảng cho mọi điều mà Đức Phật đã dạy sau đó và giúp chúng ta thiết lập một sự hiểu biết cơ bản về cách mà mọi thứ thật sự là. Trên cơ sở hiểu biết như vậy, chúng ta có thể dấn thân thành công các thực hành được thể hiện trong Ba Vô Lậu Học. Đây là những tu tập về đạo đức, định tâm và trí tuệ (giới- định- tuệ). Sự rèn luyện cao hơn về đạo đức đóng vai trò là nền tảng cho sự tu dưỡng nhất tâm, là thành phần quan trọng của sự rèn luyện cao hơn thứ hai, đó là sự rèn luyện cao hơn về định. Có nhiều loại giới luật khác nhau trong việc tu tập về đạo đức. Nói rộng ra, có giới luật hoặc đạo đức của cư sĩ và giới luật hoặc đạo đức của tu sĩ xuất gia. Nhìn chung, chúng ta có thể liệt kê bảy hoặc tám loại giới luật khác nhau kết hợp để thể hiện những lời dạy về đạo đức. Lấy đạo đức hay việc thực hành giới luật đạo đức như một nền tảng, cá nhân hành giả trau dồi nhất tâm và do đó phát triển sự tu tập thứ hai, đó là tu tập về định.

Lý do tại sao luận điển liên hệ đến ba điều này “rèn luyện cao hơn” hay “ba vô lậu học” là để phân biệt chúng với những thực tập thông thường về đạo đức, nhất tâm, và tuệ giác, vốn tự chúng không đặc biệt là của Phật giáo. Điều đòi hỏi trong hỏi trong phạm trù Phật giáo cho một loại thực tập như vậy được xem như một sự rèn luyện cao cấp là vì nó được đặt căn bản trên một động lực thích đáng, chẳng hạn như tìm cầu nương tựa trong Tam Bảo.  Tam Bảo là Đức Phật, là vị thầy, Pháp Bảo, là giáo huấn, và Tăng già, là cộng đồng những hành giả chân thành. Trong ba thứ này, một hành giả Phật giáo phải đặc biệt nương tựa trong như phương tiện thật sự để chấm dứt khổ đau và đạt đến giải thoát và Giác Ngộ. Thêm nữa, để quy y hay nương tựa, một sự thực hành Phật giáo của việc phát triển nhất tâm phải được đặt nền tảng trên một ý nghĩa sâu xa của việc viễn ly vượt qua tất cả những quan tâm trần tục. Trên hai căn bản này – đạo đức như căn bản và nhất tâm như phương pháp – con đường thật sự bao hàm trân trọng trong việc tu tập trí tuệ.2

Trong giáo huấn của lần chuyển pháp luân thứ hai, sự nhấn mạnh lớn được đặt trong hai điểm quan trọng của việc thực hành: thứ nhất trong hai thứ này là tâm bồ đề là việc phát sinh tâm Giác Ngộ vị tha – đó là, xu hướng để đạt đến Quả Phật vì lợi ích của vô lượng chúng sanh hữu tình — vốn đã hình thành sự tập trung sau này trong chương Tám Đề Mục Chuyển Hóa Tâm của Langri Thangpa là việc trau dồi một tuệ giác sâu sắc trong bản chất tối hậu của thực tại. Điều này liên hệ đến việc trau dồi một sự thấu hiểu sâu hơn về chân lý thứ ba – sự thật về chấm dứt khổ đau (diệt đế). Bản chất thật sự của diệt đế liên hệ đến sự chấm dứt những cảm xúc và tư tưởng phiền não, thì chúng ta có thể đạt được như một kết quả của việc áp dụng những phương thức đối trị hay biện pháp khắc phục thích đáng.

Nếu chúng ta thật sự thấu hiểu sự chấm dứt khổ đau hay diệt đế, thì trước nhất chúng ta cần nhận ra những gì nằm ở gốc rể của những phiền não tinh thần và cảm xúc của chúng ta, và sau đó học hỏi phân biệt những thể trạng nào của tâm thức hoạt động như những sự đối trị trực tiếp với chúng. Xa hơn nữa, chúng ta cần khảo sát có hay không một khả năng thật sự của việc nhổ gốc rể chúng từ sự tương tục tinh thần của chúng ta. Tóm lại, giáo huấn của lần chuyển pháp luân thứ hai có thể được thấy như trình bày tỉ mỉ hơn về những chủ đề đã được đề cập trong lần chuyển pháp luân thứ nhất, đặc biệt với việc quan tâm đến chân lý thứ ba và thứ tư của Bốn Chân Lý Cao Quý – diệt đế và đạo đế, sự chấm dứt khổ đau và con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau.

Đối với lần chuyển pháp luân thứ ba, một kinh luận then chốt dứt khoát thuộc loại này là Tinh Hoa Của Quả Phật (Kinh Như Lai Tạng - Tathagatagarbha Sutra), là kinh luận chính yếu nguồn gốc của tác phẩm nổi tiếng của Di Lặc là Bảo Tánh Luận (Uttaratantra) mà trong ấy chúng ta thấy một sự thảo luận toàn diện về bản chất tối hậu của tâm. Giáo lý của lần chuyển pháp luân này cấu thành một sự thấu hiểu rất sâu sắc về Bốn Chân Lý Cao Quý, sự thật về con đường đưa đến chấm dứt khổ đau – đạo đế.

Những giáo huấn này giúp làm sâu sắc hơn sự thấu hiểu của chúng ta về tánh không của tâm thức như một sự đối ngược với tánh không của những đối tượng bên ngoài như bình hoa, cột trụ, v.v… Mặc dù cả tâm thức và những đối tượng ngoại tại đều trống rỗng bản chất, nhưng có một sự khác biệt rất lớn vể mặt tác động trong việc thấu hiểu về tánh không của chúng. Vì khi chúng ta thẩm tra bản chất tối hậu của tâm một cách cẩn thận, thì chúng ta thấy nó không chỉ trống rỗng — đó là, không có bản chất nội tại  — mà cũng rõ ràng một cách tự nhiên. Điều này đưa chúng ta đến việc nhận ra rằng tất cả những phiền não tinh thần vốn làm ô nhiễm tâm thức chúng ta, chẳng hạn như dính mắc và giận dữ, về nguyên tắc có thể tách rời khỏi tâm thức. Những gì điều này gợi ý là những phiền não này của tâm thức trong một ý nghĩa nào đó là ngoại lai hay ngẫu nhiên. Vì những thứ ô nhiễm này có thể tách rời hay có thể dời đi được khỏi tâm thức, chúng không thể cùng nhau cấu thành bản chất thiết yếu của nó. Đúng hơn, bản chất thiết yếu của tâm thức chúng ta là tiềm năng cho Quả Phật vốn là cố hữu trong tất cả chúng ta.

Cho nên, như Di Lặc chỉ ra, những phiền não đa dạng của tâm thức chúng ta là có thể tách rời khỏi bản chất thiết yếu của tâm thức — trái lại tiềm năng cho việc hoàn thiện của Giác Ngộ, việc thực chứng sự toàn tri toàn giác và sự hoàn thiện của nhiều phẩm chất Giác Ngộ của Quả Phật, nằm một cách tự nhiên trong dạng thức của một hạt giống trong chính tâm thức mà tất cả chúng ta sở hữu. Hạt giống hay tiềm năng này được liên hệ trong kinh luận Phật giáo như Phật tánh, tinh hoa của Quả Phật. Những phẩm chất này của Đức Phật không phải là điều gì đó mà chúng ta cần trau dồi từ bên ngoài chúng ta, mà đúng hơn, hạt giống hay tiềm năng đó vốn tồn tại một cách tự nhiên trong tất cả chúng ta. Nhiệm vụ của chúng ta như một ứng viên với Quả Phật là để kích hoạt và hoàn thiện tiềm năng này cho sự tỉnh thức hay Giác Ngộ hoàn toàn.

***
Trích từ quyển ‘An introduction of Buddhism’
Ẩn Tâm Lộ, Saturday, July 17, 2021

 



[1]      Kinh Lăng-Nghiêm Đức Phật dạy:

        “Nếu lấy một vật chia chẻ mãi tới còn bằng đầu sợi tóc, gọi là mao trần. Lấy hạt bụi bằng mao trần này chia chẻ còn bằng hạt bụi bay trong hư không, gọi là khích du trần. Hạt bụi bay lại chia chẻ nữa thành vi trần nhỏ, rồi hạt vi trần nhỏ này lại chia ra nữa cho tới khi không còn chia được nữa, gọi là cực vi trần, lân hư trần”.

 

Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2021

HAI MƯƠI TÁM CHÍ NGUYỆN

 


HAI MƯƠI TÁM CHÍ NGUYỆN
Twenty-Eight Commitments 


 
Om. Chủ tể yoga bậc đã thành tựu tuệ trí vô thượng,
Ngài là bậc làm lợi lạc cho chúng sanh và đã thấu đáo lòng từ bi,
Người bạn và đồng minh vô song của cả ba cõi luân hồi,
Thượng thủ giữa chư thiên, nguyện ngài hãy hướng chú ý đến con.
 
Những tỏa chiếu đại dương của chư Phật Thế Tôn,
Những hội chúng rộng lớn của những chủ tể thành tựu yoga,
Và những thủ hộ mantra thệ nguyện , chư thiên và vân vân-
Tập hợp tất cả chung quanh, xin hãy hướng chú ý của các ngài đến con.
 
Về phần chúng con, không tìm cầu những cõi quyền lực cao xa,
Những sở hữu và tài nguyên hay vui thích của các giác quan
Nhưng cố gắng chỉ vì sự quan tâm yêu thương và vị tha -
Những đấng toàn giác, hãy chứng minh chí nguyện này của con, con cầu nguyện.

Chư vị bảo hộ pháp, vì tuệ trí của các ngài không bị chướng ngại,
Các ngài thấu hiểu ý định này của con.
Hãy ủng hộ chí nguyện của con trong sự hiện diện cao cả của các ngài,
Chúng con sẽ không làm các ngài thất vọng hay lừa dối các ngài, hỡi các vị bảo hộ.

Một cách chân thành, con từ bỏ tất cả với thành tựu và tiếng tăm,
Tất cả những hình thức của lừa dối và quan tâm cho sở hữu vật chất,
Và bằng việc tập trung sự chú ý của con hoàn toàn cho lợi ích của kẻ khác,
Chúng con sẽ thực hiện những hành vi tuyệt vời của hành giả yoga.

Con lập tâm con Giác Ngộ
tối cao, vô thượng của Phổ Hiền
Và nguyện rằng từ nay trở đi con sẽ tiếp nhận trọn vẹn
Tâm bồ đề tuyệt đối và tương đối trong một cung cách thích đáng.
 
Thậm chí nếu mọi tạo vật đều biến thành quỷ quái
Và cắt thân thể con thành hàng nghìn mảnh nhỏ
Tuy thế con sẽ không từ bỏ tâm bồ đề vô thượng,
Tuệ trí và từ bi, hay các ngài, những bổn tôn ước nguyện.

Thậm chí cả giá mạng sống, con sẽ không bao giờ từ bỏ những mật nguyện kim cang quý báu,
Kim Cang đạo sư, hay những anh chị em Kim Cang của con ,
Cũng như tất cả những ai đã vào tối thượng thừa,
Và con sẽ luôn làm mọi cách để bảo vệ họ.

Luân hồi, bản chất vốn không thật và vọng tưởng,
Sẽ hoàn toàn không gây ra bất cứ sự sợ hãi nào với con,
Sự hoan hỉ mãi mãi với con đến tận cùng
Vì lợi ích của những người sống trong si mê.
 
Trong khi săn đuổi khắp những cõi luân hồi vì lợi ích của những người khác,
Con sẽ thể hiện những làn sóng lớn của hoạt động giác ngộ.
Để làm lợi ích cho những chúng sanh trong sáu nẻo luân hồi
Con sẽ tái sanh phù hợp với ý định của con.

Chúng con sẽ không vui thích và bám víu vào thế giới này
Hoặc theo đuổi việc vượt qua giới hạn của khổ đau,
Nhưng tiếp tục mang lợi lạc cho hàng vô lượng kiếp như đại dương
Trong những trạng thái của khổ đau, bất cứ nơi nào chúng hiện.

Cố gắng kéo dài trong điều kiện luân hồi
Là chí nguyện của bồ tát, và do vậy
Cho đến khi nào cõi khổ trống không,
Con sẽ tiếp tục mà không bao giờ cảm thấy nản lòng.

Làm việc vì chúng sanh với tuệ trí và phương pháp,
Và chẳng bao giờ thiếu những dự trử của lòng từ bi,
Con sẽ xem những cõi địa ngục, cõi của ngại quỉ
Và thế giới của Diêm Ma như vườn thiên đàng của hoan hỉ.
 
Được truyền cảm hứng bởi lòng từ ái cho chúng sanh, hành giả du già sản sanh
Cam lồ siêu phàm của Phật pháp từ cổ họng huy hoàng của họ.
Nguyện con cũng truyền trao và hoằng hoá giáo lý thích ứng
Liên tục cho đến ngày tận cùng của thế giới này
 
Dưới ảnh hưởng của nghiệp và những điều kiện trần gian,
Thánh pháp sẽ bị ngưng tồn tại ở những nơi nào đấy;
Cho nên nếu con phải đi qua lửa hay lưỡi dao,
Nguyện cho con gìn giữ giáo huấn quý báu đến tận cùng.

Lập tâm con trên sự tỉnh thức tối cao, vô thượng,
Và dấn thân trong hình thức thực hành siêu việt,
Với bất cứ sức mạnh nào con có thể tập trung suốt trong những kiếp sống,
Nguyện con luôn hoàn thành những ý định giác ngộ của những bậc đại nhân

Bất cứ những chướng ngại nào của thánh Pháp và những thực hành của nó,
Cho dù từ ý hướng của con người hay những năng lực phi nhân,
Con nguyện qua hành vi hoà bình và phẫn nộ,
Bình định nó hoàn toàn và chấm dứt nó trọn vẹn.
 
Qua đại tối thượng thừa của yoga siêu việt,
Và qua nương tựa trên ngài, Kim Cang tối cao,
Chúng con nguyện tịnh hoá các cõi Phật và cứu giúp chúng sanh
Bằng việc thực chứng tinh hoa của sự tỉnh thức.


Nếu con phải chống chọi với sự chết không đúng lúc,
Rồi thì, bằng việc phát ra một  thủ ấn siêu phàm tôn quý,
Nguyện con đến trong sự hiện diện của ngài để tiếp tục con đường,
Hỡi đấng Hộ Vệ mantra bí mật với mạn đà la tuệ trí của ngài.
 
Ngài biết khổ đau nào có suốt khắp ba cõi.
Do vậy khi chúng con tìm hành động nhanh chóng vì chúng sanh,
Bằng việc dập tắt lửa của địa ngục và vân vân,
Nguyện cho những đấng siêu phàm ban cho chúng con năng lực mà chúng con thỉnh cầu.

Cầu mong phúc đức dồi dào.

***
 Nguyên bản: The Twenty-Eight Commitments
                     from the Words of the Buddha
Anh dịch Adam Pearcey, 2020.
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển /Friday, July 2, 2021