Nam mô Đạo sư Văn Thù Diệu Âm!
Giải thích này về ca ngợi Tuệ Trí Vinh Quang của những Phẩm Chất Tuyệt Vời gồm
năm phần: (I) tác giả, (II) tựa đề tác phẩm, (III) kính lễ dịch giả, (IV) phần
chánh thật sự và (V) kết luận
I- Tác Giả
Chỗ này, một số học giả cho rằng văn bản này được viết bởi Ācārya Vajrāyudha.
Những người khác nói rằng trong quá khứ, ở vùng đất tôn quý Ấn Độ, năm trăm học
giả được vị Viện Trưởng yêu cầu sáng tác lời ca ngợi Bồ tát Văn Thù Sư Lợi, và
họ đã làm như vậy, Văn Thù Bồ tát đã gia hộ họ cho nên tất cả những lời ca ngợi
của họ hoá ra đều giống y như nhau, và họ vững tin rằng việc này chắc chắn phải
là do sự gia hộ của ngài Văn Thù Sư Lợi. Lời ca ngợi cũng được lấy tên từ vị
viện trưởng của họ là Śrī Jñāna Guṇaphala.
Trong bất cứ trường hợp nào thì tác giả là một người mà chúng ta có thể có sự
tin tưởng.
II. Danh hiệu
Trong ngônngữ thánh thiện Sanskrit của vùng đất tôn quý Ấn Độ là śrī jñāna guṇa
phala nāmastuti. Trong tiếng Tây Tạng là dpal ye shes yon tan bzang po zhes bya
ba’i bstod pa. trong tiếng Việt là Ca Ngợi Văn Thù Tôn Quý Được Biết Như Tuệ
Trí Vinh Quang Của Những Phẩm Chất Tuyệt Vời
III. Tôn kính dịch giá
“Tôi phủ phục Đấng Chinh Phục Siêu Việt Và Hoàn Thiện, Đấng Chủ Tể Vinh Quang Văn
Thù Diệu Âm.” Đây là sự tôn kính của dịch giả, được thực hiện trước khi tiến
hành việc phiên dịch, cho mục tiêu đặc biệt là bảo đảm sự hoàn thiện của nó.
IV.
Phần Chánh Yếu Thật Sự
Trong đây, có hai phần: (1) ca ngợi thật sự và (2) những lợi ích
1- Ca Ngợi Thật Sự
Phần thứ nhất có ba mục: ca ngợi đến (i)
tâm Giác Ngộ, (ii) lời nói Giác Ngộ, và (iii) thân Giác Ngộ.
(i) Tâm Giác Ngộ
Ở đây có phần ca ngợi tuệ trí và phần ca ngợi từ ái
a* Ca ngợi tuệ trí
Sự thông tuệ minh mẫn của ngài, hỡi Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử, từ phụ của tất cả
các Đấng chiến thắng, đã hoàn toàn vượt khỏi bóng tối của hai chướng ngại[1]
vốn đã được từ bỏ, cả những thứ cảm xúc vốn là gốc rễ của tham vọng và.v.v...
và những thứ tri giác vốn là gốc rễ của những nhận thức nhị nguyên rối rắm.
Sao thế này? Điều đó cũng được giải thích ở đây. Hãy tưởng tượng mặt trời thoát
khỏi những màn chướng ngại của những đám mây và bụi mờ; giống như thế, tuệ trí
của ngài, khi nó thấy rõ tất cả các pháp là tịnh hoá hoàn toàn khỏi những nhiễm
ô của vọng tưởng che khuất bản chất chân thật của chúng ta, và nó sáng rỡ với
hào quang của tuệ trí xuyên qua mọi thứ có thể biết được. Tuệ trí này nhận thức
đối tượng của nó như thế nào cũng được giải thích. Nó nói rằng ngài nhận thức
toàn bộ thực tại, mọi thứ vốn tồn tại, tất cả các pháp - ngay cả thứ vi tế nhất
- kể cả trong ‘hoàn toàn phiền não’ và hoàn toàn thanh tịnh’ từ vọng tưởng hình
thành cho đến khi toàn tri toàn giác, và ngài thấy chúng một cách trực tiếp và
trọn vẹn, chính xác như chúng là, nhận thức một cách rõ ràng tinh tuý của chúng
và những đặc trưng riêng biệt của chúng.
Trong tim ngài, ngài giữ một quyền kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa, những giáo huấn
đầy đủ về những con đường thậm thâm và thành tựu rộng lớn của chư Bồ tát, để
biểu thị sự kiện rằng - như đã nói ở trên - ngài sở hữu tuệ trí nhân đôi vốn
biết tất cả mọi thứ một cách chính xác như chúng là.
b* Ca ngợi từ ái
Tất cả chúng sanh không có những phẩm chất lâu dài như vậy bị vướng trong tù
ngục luân hồi - từ cõi trời cao nhất xuống đến cõi thấp nhất là địa ngục a tỳ -
nơi ba cánh cửa của thân, miệng, ý của họ bị bao phủ trong bóng tối dày đặc của
si mê, khi họ bám víu vào những khái niệm ‘tôi’ và của tôi’. Đối với tất cả
chúng sanh này không ngoại trừ ai, như một hậu quả bị dày vò bởi ba loại khổ
đau, ngài sở hữu một lòng bi mẫn quan tâm sâu sắc. Điều này được làm sáng tỏ
bởi một thí dụ; giống như từ thân có đứa con duy nhất thương con vô cùng dịu
dàng, ngài, Văn Thù Diệu Âm, có mong ước từ ái và không thành kiến cứu độ tất
cả chúng sanh thoát khỏi khổ đau, những kẻ đang bị dày vò trong chán chường và
đau khổ.
(ii) Lời nói giác ngộ
Được truyền cảm hứng bởi tình cảm đại từ này, và thấy cách mà mọi thứ vốn là,
để thiết lập tất cả chúng sanh trong thể trạng thành tựu cao nhất như có thể,
vì vậy ngài nói và khơi bày một cách rõ ràng những gì nên tiếp nhận và những gì
nên từ bỏ, trong một giọng đơn nhất tuy nhiên lại có sáu mươi âm điệu du dương
của lời Phạm Vương. Chức năng của nó là gì?’ Ta có thể hỏi. Khi rồng sấm sét
phát ra tiếng rống phi thường của nó, nó đánh thức tất cả chúng sanh khác đang
mê ngủ. Tương tự thế, khi ngài nói với giọng sở hữu những phẩm chất đặc biệt,
và chúng sanh được hướng dẫn nghe tiếng rống vĩ đại của tám mươi bốn nghìn giáo
Pháp sấm động trong tai họ nó làm họ thức tỉnh khỏi giấc ngủ của những cảm xúc
quấy rầy, và phá xuyên những xiềng xích chặc chẽ của nghiệp chướng phiền não
nhiễm ô, là thứ đưa đẩy họ vào vòng luân hồi đau khổ, làm nó mãi mãi và giữ họ
ràng buộc trong nó.
Để ngài có thể truyền cảm hứng cho tất cả chúng sanh đạt được thể trạng giải
thoát và toàn tri toàn giác, bên phải ngài giữ thanh gươm kiến thức, tinh hoa
tuệ trí của tất cả chư Phật, có ý nghĩa tượng trưng của nó. Trên căn bản của
tuệ trí và lòng từ bi yêu thương được diễn tả ở trên, với hoạt động nói năng
giác ngộ của ngài, ngài xua tan bóng tối của si mê, mà trong ấy chúng sanh bám chấp
với ‘tôi’ và ‘của tôi’ và vì thế bị ngăn trở để thấy thực tại. Vì trong tiến
trình ngài cắt xuyên qua tất cả những mầm non của đau khổ, như sanh, già, bệnh,
chết, vốn phát triển từ si mê, ngài đã giữ thanh gươm tuệ trí, biểu tượng điều
này hiện hữu một cách trong sáng và không chướng ngại.
(iii) Thân thể giác ngộ
Nói một cách rõ ràng, ngài Văn Thù Sư Lợi bây giờ, và ngay từ đầu ngài luôn
luôn là, một Đức Phật chân thành, trong ngài tất cả những phẩm chất của viễn ly
và thực chứng là hoàn thiện tuyệt vời, vì ngài đã hoàn toàn vượt qua tất cả
mười địa, như hoan hỉ địa và.v.v..., và tịnh hoá hai chướng ngại, cùng với bất
cứ xu hướng tiềm tàng thường xuyên nào, vô lượng a tăng kỳ kiếp qua. Tuy nhiên,
từ một nhận thức tạm thời, ngài xuất hiện như thượng thủ của tất cả Bồ tát, và
chứng minh phương tiện rèn luyện như một vị Bồ tát trong sự hiện diện của tất
cả những Đấng Chiến Thắng và các vị thừa kế trong khắp mười phương.
Hơn thế nữa, từ nhận thức của mật thừa, không nghi ngờ gì, dù thế nào đi nữa
thì ngài, Văn Thù Sư Lợi, là một Đức Phật. Trong thực tế, điều này thậm chí đã
được tuyên bố trong kinh điển. Thí dụ trong Văn Thù Trang Nghiêm Tịnh Độ kinh[2]...nói
rằng ngài đã hoàn thành mười địa. Và trong hai kinh khác- Thủ-Lăng-Nghiêm-Tam-Muội Kinh và Ương Quật Ma La Kinh ngài rõ ràng được nhắc đến như một Đức Phật.
Hình tướng giác ngộ của ngài được trang nghiêm với mười nhân mười hai - là một
trăm mười hai - tướng chính và tướng phụ.
Cho rằng ngài, Văn Thù Diệu Âm, giọng nói êm dịu, sở hữu những phẩm chất giác
ngộ của thân, miệng, ý và hành vi trong sự trọn vẹn của chúng, chúng con đảnh
lễ cúng dường ngài, dâng lòng thành kính tột cùng với thân, khẩu, ý của chúng
con, và nguyện cầu ngài xua tan tất cả tối tăm khỏi tâm thức chúng con, và rộng
rãi hơn, khỏi tâm thức của tất cả chúng sanh.
2- Lợi lạc
Chỗ này có hai mục: lợi ích của việc trì tụng điều này trong một khoảng thời
gian nào đó và lợi ích của việc trì tụng một cách liên tục.
(i) Lợi ích của việc trì tụng trong một khoảng thời gian nào đó
Liên quan đến lợi ích đạt được từ việc trì tụng này, vua của những ca tụng,
trong một khoảng thời gian nhất định, một người nào đó với niềm tin và cần mẫn,
trì tụng sự ca ngợi này với một động cơ trong sạch và vị tha không nhiễm ô bởi
đạo đức giả, và người hướng đến sự giác ngộ hoàn toàn vì lợi ích của người
khác, sẽ nhận những lợi ích phù hợp với sự trì tụng. Khi họ trì tụng một lần,
bảy lần, hai mươi mốt lần, hay thậm chí một trăm hay một nghìn lần mỗi ngày
trong một tháng hay một năm hay bất cứ khoảng thời gian nào, họ sẽ thu thập sự
gia tăng những phẩm chất, như sự tịnh hoá các chướng ngại của họ. Bằng việc trì
tụng nó một lần trong cách này, những chướng ngại ngăn trở việc sinh khởi các
phẩm chất giác ngộ sẽ được tịnh hoá một cách nhẹ nhàng, và họ sẽ đạt được vào
trong bốn sự ứng dụng chánh niệm thân cận. Bằng việc trì tụng nó bảy lần, họ sẽ
đạt được năng lực nhớ lại giáo Pháp một cách chính xác như họ đã nghe nó, là
nguyên nhân trực tiếp cho việc phát triển những phẩm chất giác ngộ. Bằng việc
trì tụng nó hai mươi mốt lần, họ sẽ phát triển tài hùng biện can đảm - đó là,
sự thông tuệ không bị chướng ngại là phạm trù cho những phẩm chất giác ngộ - và
do thế ứng dụng sự chuyên cần của bốn nổ lực đúng đắn.
Với một trăm lần trì tụng để những phẩm chất có thể hoàn thành, họ sẽ đạt được
năng lực nhớ lại hết, vì thế bất cứ điều gì học hỏi và tài hùng biện can đảm mà
họ đã đạt được không bao giờ bị mất, và họ sẽ đạt được định lực của bốn chi
thần kỳ[3].
Qua một nghìn lần trì tụng, họ sẽ đạt được chức năng những phẩm chất giác ngộ
của bạn, năng lực tuệ trí cho phép một người đánh bại đối thủ trong tranh luận.
Vì thế nó tiếp tục, vậy nên nếu bạn có thể trì tụng hơn một nghìn lần, bạn sẽ
đạt được sức mạnh của tuệ trí, ở chỗ mà tuệ trí của bạn trở thành có thể chống
cự những thử thách từ các đối thủ và trong bất cứ hoàn cảnh nào. Điều này để
làm sáng tỏ rằng bạn sẽ đạt được những phẩm chất vô hạn của những con đường tu
tập, như những năng lực và sức mạnh (niềm tin và v.v...), bảy chi giác ngộ, tám
chính đạo, cũng như những phẩm chất của con đường không phải tu tập nữa.
ii. Lợi ích của việc trì tụng liên tục
Xa hơn điều này, nó sẽ giải thích vấn đề những lợi ích phát sinh như thế nào từ
việc trì tụng lời cầu nguyện liên tục. Người nào đó mà dòng suối tâm của họ đã
được tịnh hoá qua niềm tin, chuyên cần và tâm bồ đề hai bậc, người trì tụng lời
cầu nguyện ba lần một ngày suốt đời sống của họ sẽ sở hữu tất cả những phẩm
chất được để cập ở trên. Trên nền tảng của tâm bồ đề tuyệt đối, hành thiền tánh
không (khía cạnh trí tuệ) trở thành nguyên nhân trực tiếp, và lòng từ bi (khía
cạnh phương tiện thiện xảo) trở thành điều kiện đóng góp, cho việc hoàn thành
năm con đường. Sau đó, trên nền tảng của tâm bồ đề tương đối, phương tiện thiện
xảo và lòng từ bi trở thành nguyên nhân trực tiếp, và tuệ trí và tánh không
điều kiện đóng góp, cho việc đạt đến mười địa.
Khi những con đường và mười địa dần dần được vượt qua trong cách này, những
phẩm chất của viễn ly và thực chứng lớn mạnh hơn một cách tương ứng, và hành
giả nhanh chóng đi đến ‘ngôi thành’ ở trong đó mọi thứ có thể biết được thấu
hiểu với tuệ trí hoàn thiện. Ở cực điểm của những con đường, hành giả thực
chứng pháp thân cho lợi ích của chính mình. Ở cực điểm của mười địa, hành giả
làm lợi ích cho người khác qua hai thân, và, như một thuyền trưởng, thể hiện
những hành vi giác ngộ của việc giải thoát tất cả chúng sanh không chỉ từ những
khổ đau biến dạng của luân hồi mà cũng là những nguyên nhân của chúng, một cách
liên tục, cho đến khi không gian còn tồn tại.
V. Kết luận
Ở đây có ba phần: lời cuối sách của tác giả, lời cuối sách của dịch giả, và
truyền cảm hứng hoan hỉ bằng phương tiện của một lịch sử ngẫu nhiên. Thứ nhất
là bắt đầu ‘Tuệ trí vinh quang của những phẩm chất tuyệt vời...’ thứ hai là bắt
đầu những dịch giả thánh thiện...’ và thứ ba bắt đầu với Ācārya Dignāga và...’
là dễ dàng để thấu hiểu.
Những lợi ích và gia hộ không thể lường được của những lời nguyện vương này
luôn luôn là chứng cứ, và tồn tại rõ ràng cho đến ngày nay. Lần đầu tiên tiếp
nhận sự trao truyền cho việc tập trung sự tỉnh thức của bạn từ một vị thầy
thuộc dòng truyền thừa, hãy tự sử dụng trong thực hành với niềm tin nhất tâm và
sự tinh tấn.
***
Được viết bởi Mañjughoṣa chỉ đơn giản là một ghi chú để hỗ trợ trí nhớ của
chính mình và người khác.
Sarva satāhito bhavatu.
Nguyên tác:Explanation of Praise to Noble Mañjuśrī |
known as Glorious Wisdom’s Excellent Qualities
Tác giả: Jamyang Khyentse Wangpo
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
Ẩn Tâm Lộ, Monday, May 24, 2021
[1] Sở
tri chướng và phiền não chướng
[2] Sūtra
of the Array of Mañjuśrīs Pure Land - - Văn
Thù Sư Lợi Phật Độ Nghiêm Tịnh Kinh
[3] Tứ thần
túc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét