Thứ Năm, 21 tháng 3, 2024

LỜI NÓI ĐẦU

 



S HP NHT CA ĐI LC VÀ TÁNH KHÔNG
GIÁO  HUẤN VỀ SỰ THỰC HÀNH ĐẠO SƯ YOGA

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Thupten Jinpa
Việt dịch: Tuệ Uyển
***
LỜI NÓI ĐẦU

ĐẠO SƯ YOGA (GURU YOGA) là một khía cạnh thực hành quan trọng của Đại thừa Mật Tông Phật Giáo và là nền tảng mà trên ấy toàn bộ cấu trúc mật tông được xây dựng; nó cũng là năng lực ban sức sống cho một hành giả thiền tập nghiêm túc. Không giống như những hệ thống khác, thiền tập mật tông lệ thuộc mạnh mẽ trên sự ngưỡng mộ được trao truyền trong một dòng truyền thừa không gián đoạn qua một cá nhân hiện sống, đạo sư. Các hành giả trước nhất phải dược khai tâm trong nguyên tắc qua một nghi lễ quán đảnh vốn làm cho sự tương tục tinh thần của họ dễ tiếp thu với những kỷ thuật thiền tập mật tông phức tạp, những thứ mà họ phải được hướng dẫn qua những giai đoạn thành công của con đường bởi một bậc hướng đạo thông thạo.

Quyển sách này trình bày một sự hướng dẫn thực tiễn hòa hợp những khía cạnh thiết yếu của kinh điển hiển giáo với những kỷ năng mật tông thậm thâm vốn kích thích những năng lực tiềm tàng bên trong chúng ta. Bằng việc thiết lập kết cấu căn bản của toàn bộ con đường Phật Giáo, nó cũng đặt ra nguyên tắc chỉ đạo cho việc tiếp nhận một hình thức hoàn hảo cho sự thực tập căn bản hàng ngày.

Những lời giảng luận trong sáng và sinh động của Đức Đạt Lai Lạt Ma làm cho việc thiền tập như vậy là một sự thực hành gây cảm hứng và hào hứng nhất. Đức Thánh Thiện đã xác định đặc điểm và nhấn mạnh tầm quan trọng to lớn của việc thực hành đạo sư yoga như sau:

Đạo sự yoga không chỉ là một sự thực tập mà chúng ta quán tưởng bổn tôn và rồi là những sự cúng dường bảy chi phần, mà đúng hơn đó là việc chúng ta xem vị đạo sư gốc của chúng ta như một  Đức Phật thật sự từ tâm khảm của mình. Đã trau dồi một thái độ và một niềm tin mạnh mẽ như vậy, sau đó chúng ta dấn thân trong việc thật sự làm vui lòng đạo sư bằng việc tuân theo sự hướng dẫn của ngài.

Văn bản gốc Sablam Lama Chopai Choga Detong Yermema (Một Phương Pháp Để Cúng Dường Đạo Sư, Con Đường Thậm Thâm Mang Tên Sự Bất Khả Phân Của Đại Lạc Và Tánh Không ) của Panchen
Losang Chö kyi Gyaltsen
và một giảng luận khẩu truyền của Đức Đạt Lai Lạt Ma được chuyển dịch trong quyển sách này. Giáo huấn được Đức Thánh Thiện trao truyền tại Dharamsala vào Tháng Ba năm 1986 tại lễ Kỷ Niệm Trải Nghiệm Giác Ngộ Lần Thứ Hai được Tổ Chức Bảo Tồn Truyền Thống  Đại Thừa tổ chức. Bản dịch tiếng Anh đồng thời được kiểm soát lại một cách toàn bộ với bản tiếng Tạng được điều chỉnh và sửa đổi cần thiết bởi người thông dịch. Vì giảng luận của Đức Đạt Lai Lạt Ma dựa trên một kinh nghiệm, nhưng truyền thống đòi hỏi sự lập lại bốn lần những phần quan trọng của văn bản. Những điều này được kết hợp chặc chẽ thành bộ phận chính của giáo huấn trong quyển sách hiện tại. Và một vài chú giải ở phần cuối của quyển sách, cùng với một mục lục sách tham khảo của văn bản.

Chân thành cảm ơn Ven. Alfred Luyens cho việc thông dịch, Nerea và Paloma đánh máy, và Christine Cox đã hiệu đính sau cùng. Đặc biệt cảm ơn người thu thập và xuất bản ban đầu đã dành hàng tháng làm việc cho chương trình này nhưng muốn dấu tên. Văn bản được sử dụng để biên soạn căn cứ trên những bản dịch của Dr. Alexander Bezin và Ven. Martin Willson

Mặc dù tôi đã cố gắng để làm cho bản dịch gần và đúng với nguyên bản nhất như có thể, nhưng vì kinh nghiệm và kiến thức có giới hạn nên vẫn còn những lỗi lầm sơ sót. Vì điều này và tất cả những khiếm khuyết khác xin độc giả tha thứ.

Qua công đức tích lũy được qua bản dịch này nguyện cho tất cả chúng sanh được hưởng mọi điều may mắn sắp đến dưới sự hướng dẫn tâm linh hoàn thiện và từ bi của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Thupten Jinpa
Gaden Shartse College, 1988