Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

GIÁO HUẤN VỀ TÂM GIÁC NGỘ NGUYỆN VỌNG



Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Jeffrey Hopkins
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

Trong nhiều tôn giáo của thế giới, hôm nay tôi sẽ nói về một tôn giáo được giảng dạy bởi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật Giáo, như nó đã tồn tại ở Tây Tạng, là một hình thức hoàn hảo của Phật Giáo trong ấy bao hàm cả Hiển Giáo và Mật Giáo, cũng được gọi là tantra, và có những giáo huấn trọn vẹn trong tất cả những hình thức của các trường phái, cả Tiểu Thừa và Đại Thừa. Hôm nay tôi sẽ nói theo quan điểm Đại Thừa, trường phái Trung Đạo.

Việc phát sinh tâm thức đối với Giác Ngộ là ba đoạn kệ đầu trang, nhưng trước đó chúng ta sẽ thực hiện Bảy Đề Mục Quán Niệm bắt đầu giữa trang.

Trước tiên nhất, hãy để tôi nhận diện xu  hướng vị tha để Giác Ngộ là gì. Vị thầy ân cần của chúng ta Đức Phật Thích Ca, khi ngài lần đầu tiên chuyển bánh xe về Bốn Chân Lý Cao Quý, đã thiết lập một giáo lý với từ bi là gốc rể. Cho nên ngay cả trong kinh điển được gọi là Thanh Văn, như kinh điển của Theravada, cũng có đề cập Đức Phật Thích Ca trước khi thành đạo ở Đạo Tràng Giác Ngộ thì ngài là một vị Bồ tát.

Sau đó với việc quan tâm đến những sự thực hành thật sự của một vị Bồ tát trong kinh điển Thanh Văn, có một sự giải thích ngắn trong Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo cho Giác Ngộ và có một sự đề cập nhẹ nhàng về sáu ba la mật. Nhưng nhấn mạnh thật sự về thực hành của những vị Bồ tát được thấy trong những kinh điển Tuệ Giác Toàn Thiện, kinh Bát Nhã. Trong những kinh Bát Nhã, những gì được thuyết giảng một cách rõ ràng là giáo lý về tánh không. Nhưng có một trình độ ẩn tàng về ý nghĩa của những kinh điển Bát Nhã và những điều này được biểu thị bằng những liệt kê những hiện tượng là trống rỗng sự tồn tại cố hữu, và trong ấy chúng ta có thể thấy những giai tầng của con đường. Và trong kinh Phổ Diệu, những hành vi của Bồ tát được nói một cách rộng rãi.

Trong Hiện Quán Trang Nghiêm Luận có một sự diễn tả về xu hướng vị tha để được Giác Ngộ hay tâm giác ngộ với hai nguyện vọng. Một là nguyện vọng đem lợi ích cho người khác và tình trạng ấy đem lại nguyện vọng thứ hai là đạt đến Giác Ngộ cho chính mình. Cả hai nguyện vọng này hành giả cần thực hành. Việc phát triển nguyện vọng để mang đến Giác Ngộ cho người khác được mang đến bằng việc thực hành trong hai cách. Một là qua hoán đổi tự thân và người khác, và hai qua việc quán chiếu giáo lý Bảy Phần Nhân Quả. Tinh hoa của tiến trình này là để nhận ra rằng tất cả những chúng sanh khác cũng như chính chúng ta là giống nhau trong vấn đề mọi người muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau và sự khổ đau ấy là có thể loại trừ được. Nó có thể loại trừ được. Thêm nữa, mọi người có quyền loại trừ khổ đau.

Nhưng đâu là sự khác biệt giữa tự thân và người khác? Tự mình chỉ là một, trái lại người khác là vô số lượng. Và từ một quan điểm khác, hạnh phúc của một người liên hệ với hạnh phúc của người khác. Vì vậy, nếu người khác hạnh phúc, thì tự động và tự nhiên tự ta cũng hạnh phúc. Nếu người khác khổ đau, một người cũng tự động và tự nhiên khổ đau. Thí dụ, nếu bạn đi vào một gia đình nơi mà mọi người liên tục tranh cải và họ liên tục quấy rầy - ngay cả chỉ một chút, thì bạn sẽ chú ý sự không thoải mái lan tỏa trong gia đình. Và nếu bạn đến một gia đình trú trong một mức độ nào đó của toại nguyện và hạnh phúc, sống với nhau hòa hiệp, thì tự chính bạn sẽ có một cảm giác thoải mái ngay khi bạn đến trong nhà của họ. Vì thế, trong cách này, hạnh phúc và khổ đau của người khác có một mối quan hệ gần gũi với hạnh phúc và khổ đau của chính bạn.

Và rồi theo quan điểm của giáo huấn nhà Phật, nếu bạn có một thái độ vị tha, về việc làm lợi ích cho người khác, bạn cũng tự lợi lạc nhiều như vậy - bạn cũng tích lũy nhiều phước đức như vậy làm lợi lạc cho chính bạn. Thí dụ, nếu bạn dấn thân trong một sự thực hành đơn độc, chẳng hạn như cầu nguyện hay bất cứ loại thực hành đạo đức nào khác, nếu bạn làm điều này với một động cơ của việc thành tựu giải thoát khỏi sanh tử luân hồi cho chính bạn - hay nếu bạn làm cũng hành vi với động cơ thành tựu sự Giác Ngộ vô thượng hoàn thiện nhằm để làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh, thế thì sự khác biệt trong sức mạnh - năng lực - của đức độ ấy,  là rất lớn trong ý nghĩa của cả hai xu hướng động cơ của bạn - những gì bạn đang mưu cầu để hoàn thành và vì ai bạn đang mưu cầu để hoàn thành - là khác biệt một cách lớn lao. Vì vậy, khi phạm vi của động cơ là lợi ích cho vô lượng chúng sanh, thế thì đạo đức tích tập được qua tu tập là cực kỳ rộng lớn. Vì vậy, trong Đại Thừa khi nói về việc tích lũy những khối lượng phước đức khổng lồ, thì phước đức ấy đạt được qua sự ân cần đối với những chúng sanh khác.

Bây giờ, nếu bạn hỏi, "Làm thế  nào có thể tưởng tượng mọi người - tất cả chúng sanh - có loại ân cần này khi một số người không có động cơ hổ trợ người khác và vấn đề một người có thể tưởng tượng họ ân cần như thế nào? Và câu trả lời là việc đánh giá những chúng sanh khác không lệ thuộc vào động cơ của họ.

Như Tịch Thiên nói trong Hướng Dẫn Lối Sống của Bồ tát, trong ba sự quy y, những sự quy y thật sự là những sự diệt độ chân thật của các chướng ngại và các con đường để thành tựu những sự diệt độ đó. Tự những sự diệt độ chân thật đó, hay chính những tâm đạo đó, không có bất cứ nhiệt tình nào để hổ trợ bạn, nhưng chúng cung ứng sự bảo hộ lớn lao. Vì thế việc đánh giá, có một ý thức yêu mến hay giá trị mọi thứ, không lệ thuộc trên việc chúng có nhiệt tình để hộ trợ bạn. Do vậy theo quan điểm con đường tu tập, nó tùy thuộc trên tầm quan trọng hay sự ân cần của vô lượng chúng sanh có thể tiến tới trên con đường. Cũng thế, trong hình thức thông thường, hầu hết mọi sự cung ứng của chúng ta - thực phẩm và áo quần và tiếng tăm và v.v…, đến từ những người khác. Nó lệ thuộc vào họ trong mô thức  của trạng thái kết quả, cũng thế, nó đến bằng phương tiện của giá trị hay sự ân cần của những chúng sanh khác. Vì vậy như được nói, trong sự lệ thuộc vào sự ân cần của những đồng loại chúng ta mà chúng ta thành tựu ngay cả những niềm vui nho nhỏ và v.v… trong đời sống thường ngày và lệ thuộc trên những người khác với đại thành tựu Quả Phật và v.v… Cho nên chính là qua những đồng loại của chúng ta, lệ thuộc trên họ mà chúng ta thành tựu bất cứ thứ gì. Bây giờ vấn nạn với những ai chỉ mưu cầu để giải thoát họ khỏi vòng sanh tử luân hồi cho chính họ là vì phương tiện động cơ thấp và nhỏ của họ mà họ quên lãng những chúng sanh đồng loại của họ. Vì vậy họ đang rơi vào một sự an bình vị kỷ, đơn độc. Do thế, như nói rằng những chúng sanh ngây ngô - những người chưa trưởng thành giống như trẻ con - đang mưu cầu lợi ích cho chính họ bằng việc đặt họ lên trước nhất, nhưng thật sự gây ra nhiều khổ đau hơn, trái lại những bậc như Đức Phật đưa người khác lên trước và hành động vì lợi ích của họ, và kết quả đây là sự thành tựu Quả Phật. Cho nên đây là cung cách chính yếu mà hành giả rèn luyện trong việc phát triển lòng vị tha cho người khác.

Vậy thì nguyện vọng kia là gì -- nguyện vọng cho sự Giác Ngộ của chính chúng ta? Như Dajen Gyeba Singjai, học giả Ấn Độ - một đệ tử quan trọng của Long Thọ -- nói, Giác Ngộ không phải là điều gì đó được ban cho từ bên ngoài. Những nguyên nhân cho Giác Ngộ không phải sở hữu bởi người nào khác. Đúng hơn chính những nhân tố làm cho Giác Ngộ khả dĩ được hàm chứa trong tự thân -- đây là  biểu hiện tính bản nhiên sáng rở và nhận thức của tâm, và chúng ta cần biểu hiện điều này tự thân và, do thế, biểu hiện sự Giác Ngộ tự thân. Như chính Long Thọ nói, qua việc tiêu trừ nghiệp ô nhiễm, những hành vi ô nhiễm và những cảm xúc phiền não, cho nên có sự giải thoát. Vậy thì những hành vi ô nhiễm và cảm xúc phiền não là gì? Những hành vi ô nhiễm được cảm sinh bởi những cảm xúc phiền  não. Những cảm xúc phiền não được cảm sinh bởi những hành vi tinh thần không thích đáng. Hành vi tinh thần không thích đáng được cảm sinh bởi sự dàn dựng của khái niệm tồn tại cố hữu. Những sự dàn dựng của khái niệm tồn tại cố hữu được tiêu trừ qua tánh không -- nghĩa là qua thực chứng tánh không. Một hình thức khác của dòng cuối cùng nói sự dàn dựng của khái niệm tồn tại cố hữu được tiêu trừ trong tánh không. (Điều này có nghĩa là trong không gian của thực tại tánh không, tánh không của sự tồn tại cố hữu). Vậy thì qua thiền quán về tánh không hành giả có thể làm chấm dứt sự dàn dựng của khái niệm tồn tại cố hữu như thế nào? Nhằm để thấu hiểu điều này, hành giả cần có sự lãnh hội về hai chân lý và bốn sự thật. Bốn sự thật, hay Bốn Chân Lý Cao Quý mà Đức Phật thiết lập ban đầu là rất căn bản cho toàn bộ giáo lý của Ngài.

Trong Đại Thừa có sự đề cập của ba phương diện giáo huấn của Đức Phật được gọi là chuyển bánh xe giáo lý, thứ nhất là giáo huấn Bốn Chân Lý Cao Quý mà tôi vừa đề cập. Giáo lý giữa mở rộng Chân Lý thứ ba, sự Ngừng Dứt Chân Thật, diệt đế, và giải thích một cách chi tiết về diệt đế. Giáo lý cuối cùng mở rộng trên Bốn Chân Lý Cao Quý, Con Đường Chân Thật và cũng mở rộng Chân lý thứ ba của Bốn Chân Lý Cao Quý. Vì vậy có hai chức năng này nói nhiều hơn về sự Ngừng Dứt Chân thật, diệt đế, và nói nhiều hơn về Con Đường, đạo đế. Liên hệ đến Con Đường, nó nói về tánh không. Thật cần thiết để biết sự trình bày về những khuyết điểm của những cảm xúc phiền não, … trong chi tiết vi tế.

Tất cả bốn trường phái của Phật Giáo Tây Tạng đồng ý rằng vô minh là căn bản mà từ đó tất cả những cảm xúc phiền não khác được sản sinh. Nhưng bốn trường phái trình bày trong những ý kiến chi tiết khác biệt rất lớn chỉ về vấn đề vô minh là gì, và những ý kiến này cần được biết. Thế nên, thật cần thiết để biết một cách chi tiết vô minh là gì mà nó phục vụ như gốc rể của những cảm xúc phiền não khác. Thật không đủ nếu chỉ nghĩ, "Ô, vô minh là gốc rể của những cảm xúc phiền não." Chúng ta cần biết và xác định rõ ràng vô minh là gì. Để có một sự thấu hiểu rõ ràng về vấn đề vô minh là gì, thật quan trọng để có một ý tưởng về vấn đề mọi hiện tượng thật sự tồn tại như thế nào. Chúng ta không thể chỉ hài lòng với vấn đề mọi thứ xuất hiện như thế nào; đúng hơn, chúng ta cần có một ý tưởng về vấn đề chúng thật sự tồn tại như thế nào. Và khi chúng ta có một ý tưởng gì đó về vấn đề mọi thứ thật tồn tại như thế nào, rồi thì chúng ta mới có thể thấu hiểu rằng vô minh là một vấn đề của việc nhận thức các  hiện tượng tồn tại trong một cách đối nghịch với cách chúng thật sự là. Do thế, thật rất quan trọng để phác họa vấn đề các hiện tượng thật sự tồn tại như thế nào. Vì vậy trong những hệ thống giáo lý Đại Thừa, có hệ thống Duy Thức và Trung Đạo. Trong hệ thống Duy Thức, một loại lý trí được sử dụng để phân tích các hiện tượng xuất hiện là những đối tượng ngoại tại và qua lý trí đó để quyết định  rằng những đối tượng xuất hiện ngoại tại này thật sự không phải được làm nên bởi những khối cấu trúc của những phần tử ngoại tại; đúng hơn, chúng là những sự xuất hiện từ trong thực thể của thức nội tại. Vì vậy, họ chấp rằng cung cách mọi hiện tượng thật sự tồn tại là giống như cùng thực thể như tâm nội tại, rằng chúng không tồn tại như chúng xuất hiện -- như những đối tượng ngoại tại. Vì vậy hệ thống Duy Thức thiết lập tánh không của sự khác biệt của thực thể chủ thể và đối tượng.

Bây giờ, Nguyệt Xứng, tên của người đề xuất trường phái Trung Đạo, trả lời họ bằng cách nói giống như bạn thẩm tra với lý trí để khảo sát những đối tượng ngoại tại, thay vì vậy chúng ta nên thẩm tra và khảo sát tính bản nhiên của tâm, và rằng dưới sự phân tích như vậy chúng ta cũng sẽ không tìm ra một tâm nào đó tồn tại một cách cụ thể. Vì thế, cả những đối tượng nội tại và đối tượng ngoại tại là tương tự nhau trong ấy khi chúng được phân tích trong một cách như vậy thì chúng sẽ không được tìm thấy, nhưng điều này không có nghĩa là chúng không tồn tại. Vì vậy Nguyệt Xứng thừa nhận những đối tượng ngoại tại.

Thứ không tìm ra được là điều gì qua truy tầm phân tích biểu thị? Nó biểu thị rằng những hiện tượng không tồn tại một cách chủ quan trong tự chúng. Vậy thì các hiện tượng, được nói là chủ thể và đối tượng, tồn tại một cách thật sự như thế nào? Chúng tồn tại một cách quy ước, một cách mệnh danh. Nguồn gốc của tư thế này là ở trong những tác phẩm của Long Thọ, người nói rằng bất cứ thứ gì duyên sanh thì nhất định trống rỗng và không có  hiện tượng nào không là một sự duyên sanh. Và mọi thứ được đặt trong sự lệ thuộc trên những nhân tố khác. Bởi vì các hiện tượng là quy ước trong sự lệ thuộc vào những nhân tố khác cho nên không tồn tại hay cũng không có sự tồn tại cố hữu, mà đúng hơn là chúng tồn tại trong một cách trung đạo, và đây là con đường Trung Đạo. Vì vậy, mô thức tồn tại thật sự của các hiện tượng, cung cách thật sự mà các hiện tượng tồn tại, mô thức chân thật của sự tồn tại là chúng tồn tại một cách quy ước; chúng tồn tại một cách lệ thuộc và mệnh danh.

Tuy nhiên, những hiện tượng mà chúng ta kinh nghiệm một cách nội tại và những hiện tượng mà chúng ta trải nghiệm, chúng ta phải thừa nhận rằng không xuất hiện để tồn tại một cách quy ước; chúng xuất hiện để tồn tại từ chính phía của chúng, trong chính chúng. Bên trong tâm thức chúng ta, chúng ta có một cảm giác mạnh mẽ rằng những hiện tượng nội tại và những hiện tượng ngoại tại này thật sự tồn tại như cách mà chúng xuất hiện. Bây giờ điều này là điều được gọi là nhận thức sai lầm về sự tồn tại cố hữu hay nhận thức sai lầm về sự tồn tại chân thật. Vì thế, chúng ta nên quán chiếu hay phản chiếu trên sự kiện rằng nó là ở trong sự lãnh hội sai lầm mà chúng ta đang phát sinh những cảm xúc phiền não và đang bị lôi cuốn vào trong những hành vi ô nhiễm, tự thân và người khác xuất hiện tồn tại một cách cố hữu, trái lại chúng không như thế, nhưng chúng ta đi hoàn toàn với sự xuất hiện của tự thân và người khác như tồn tại trong tự chính chúng và trong sự lệ thuộc trên ấy mà phát sinh những cảm xúc phiền não mà tự chúng gây ra những nghiệp cảm nhiễm ô.

Vậy thì vô minh là gì mà chúng ta cứ nói về nó?  Nó là sự tán thành đối với hiện tướng của mọi thứ trong môi trường giống như chúng tồn tại như chúng xuất hiện, rồi cũng thế, chúng xuất hiện thế nào. Đó là vô minh và loại tán thành hiện tướng sai lạc này giống như các đối tượng tồn tại trong chính chúng gây ra tham dục và thù hận. Sự tham dục và thù hận đó tiếp theo gây ra những hành vi nhiễm ô. Vì vậy, vô minh đang tán thành hiện tướng của những đối tượng như tồn tại cố hữu không có một nền tảng vững chắc, không có một nền tảng được chứng nhận bởi nhận thức có căn cứ; trái lại việc nhận ra rằng các đối tượng không tồn tại trong cách này thật có một sự thừa nhận bởi nhận thức có căn cứ. Vì vậy, căn bản, nền tảng của vô minh không vững chắc, bất chấp nó mạnh mẽ như thế nào qua thời gian, nền tảng của nó không vững chắc; trái lại nền tảng của tuệ giác là vững chắc. Chính là ở trong ý nghĩa này mà những nhiễm ô có thể được loại trừ. Và vì thế tuệ giác hành động như một nhân tố chống lại vô minh. Và chính là bằng cách thực tiển này mà tuệ giác thực chứng vô ngã, sự vắng mặt của sự tồn tại cố hữu, là một phẩm chất của tâm thức, cũng có thể nói nó là một phẩm chất lệ thuộc vào tính bản nhiên sáng suốt và hiểu biết của tâm thức được nói là ổn định. Vì nó là ổn định, cho nên nó có thể quen thuộc với sự trong sáng ngày càng lớn mạnh hơn. Đây là cách mà bạn có thể nghĩ về dòng  này, đã được đề cập trước đây, rằng những cảm xúc phiền não lệ thuộc vào những việc dàn dựng nhận thức của sự tồn tại cố hữu được làm cho chấm dứt bằng tánh không hay được làm cho ngừng lại trong tánh không. Thế nên, sự thực chứng tánh không về sự tồn tại cố hữu là lý do tại sao - sự thực chứng về bản chất thật sự của các hiện tượng - là lý do tại sao các nhiễm ô có thể được loại trừ. Và một khi các nhiễm ô có thể được loại trừ, thế thì sự giải thoát khỏi vòng luân hồi là có thể. Và cũng thế, những khuynh hướng được thiết lập bởi nhận thức sai lầm rằng các hiện tượng tồn tại trong chính chúng, những khuynh hướng này đã tạo ra những hiện tượng xuất hiện trong khía cạnh sai lầm này và ngăn trở sự hiểu biết tất cả mọi hiện tượng, những khuynh hướng này cũng thích hợp cho việc loại trừ và có thể được loại trừ. Vì tâm thức một cách tự nhiên có bản chất hay tự nhiên là sáng suốt và hiểu biết, cho nên một khi những chướng ngại này được tẩy trừ, sau đó tâm thức có thể biết mọi thứ. Vì vậy, chúng ta có thể thông hiểu rằng sự Giác Ngộ tròn vẹn là có thể và cũng có thể trong sự tương tục của chính chúng ta đạt được điều này. Và đây là vấn đề làm sao, qua việc quán chiếu cách này, thì chúng ta có thể đạt được nguyện vọng để thành tựu sự Giác Ngộ của chính chúng ta.

Rồi thì giống như tự ta có thể tiêu trừ những nhiễm ô của chính chúng ta trong không gian của thực tại qua thiền quán về tánh không và những chướng ngại khác vốn ngăn trở toàn giác toàn tri, cho nên thật đúng với sự quan tâm đến mỗi một chúng sanh. Những  nhiễm ô và chướng ngại của họ là thích hợp để được loại trừ, và cũng vì thế họ cũng thích hợp để thành tựu Giác Ngộ vô thượng như một Đức Phật. Vì thế với nguyện vọng đem về sự Giác Ngộ vô thượng của họ, hành giả đã ở trong nguyện vọng đem đến sự Giác Ngộ của chính mình nhằm để hổ trợ họ. Do thế, vấn đề sự Giác Ngộ của chính bạn có thể phục vụ như một nhân tố cống hiến sự Giác Ngộ của người khác như thế nào? Như được nói rằng một Đức Phật không rửa sạch những hành vi nghiệp báo của người khác bằng nước. Một Đức Phật không ban cho người khác sự chứng ngộ của Đức Phật. Nhưng đó là bằng phương pháp giảng dạy đến người khác những phẩm chất của con đường mà Đức Phật đã phát triển bằng kinh nghiệm nên một Đức Phật có thể hổ trợ người khác thành tựu Giác Ngộ. Vậy nên, đây là tiến trình mà qua đó hành giả phát triển một xu hướng vị tha để trở thành Giác Ngộ -- Bodhicitta, tâm bồ đề, Tâm Giác Ngộ, được mở ra với hai nguyện vọng, nguyện vọng đem lợi lạc cho người khác và nguyện vọng đem về sự Giác Ngộ cho chính mình.

Do vậy bây giờ những gì bạn sẽ làm ở đây hôm nay là với thông tin của một sự thông hiểu về hai loại nguyện vọng này -- nguyện vọng vì lợi ích của người khác và nguyện vọng với sự Giác Ngộ của chính mình -- bạn phải nhất tâm tập trung vào việc thành tựu hai điều này và phát triển nguyện ước thành tựu sự Giác Ngộ vị tha này. Và rồi thì để nghĩ về điều đó -- thực hiện quyết định đó -- trong mọi hoàn cảnh và trong mọi thời gian tôi sẽ không từ bỏ thái độ này, và tôi sẽ thực hiện điều này bằng việc phát triển xa hơn và xa hơn sự quen thuộc với những tiến trình của lòng vị tha. Và vì thế, hôm nay, nếu có người nào đó quen thuộc với loại thực hành này, thì bạn cũng có thể phát triển một mục tiêu không bao giờ để nó trôi qua.

Vậy thì, trước tiên nhất, xin hãy trì tụng Bảy Điều Quán Nguyện ở phần thứ ba của trang thứ nhất. Sau đó, trước tiên nhất quý vị nên quan tâm đến, căn cứ trên hình tượng của Đức Phật trên tường, rằng Đức Phật thật sự hiện diện. Và quý vị nên quan tâm đến rằng những bậc đại sĩ đã từng giảng dạy Đạo Phật ở Ấn Độ và Tây Tạng và v.v… cũng hiện diện. Và rồi thì tưởng tượng ở chung quanh quý vị trải rộng chung quanh quý vị là tất cả những chúng sanh. Và rồi nghĩ rằng tôi sẽ thành tựu những phẩm chất thân thể,  lời nói, và tinh thần cao quý của Giác Ngộ vì lợi ích của việc mang đến sự hổ trợ và hạnh phúc cho tất cả chúng sanh, và trong động cơ này, thái độ này, hãy trì tụng Bảy Điều Quán Nguyện.

Nói với tôi: Chư Phật tử nên chấp tay lại:

Đến với tất cả chư Phật xuyên qua ba thời
Đến Giáo huấn và cộng đồng tâm linh
Tôi lạy xuống với những hiện thân của thân tôi
Tương đương với số lượng các nguyên tử trong một cõi Phật

Giống những Bồ tát như Văn Thù Sư Lợi
Cúng dường đến những Đấng Chiến Thắng
Nên tôi cũng cúng dường đến Ngài, Đức Thế Tôn,
Ngài, Đấng Bảo Hộ và con cháu Ngài.

Trong vòng luân hồi vô thỉ này
Trong kiếp sống này và trong những kiếp sống khác
Bị trói buộc bởi những lỗi lầm của vô minh
Tôi đã dấn thân không cần thiết vào những hành vi sai lạc.

Tôi khuyến khích người khác phạm phải lỗi lầm
Và cũng tùy hỉ trong những hành vi xấu của người khác
Đã thấu hiểu những tội nghiệp của tôi
Tôi sám hối chúng với những Đấng Bảo Hộ từ trái tim tôi.

Tôi hoan hỉ trong những hành vi lợi ích cho chúng sanh
Và trong những đại dương của đức độ
Làm gia tăng nguyện vọng vị tha
Và đem hạnh phúc cho tất cả chúng sanh.

Tôi chấp tay cầu thỉnh
Chư Phật trong tất cả mọi phương,
"Xin hãy thắp lên ngọn đèn giáo huấn
Cho chúng sanh khổ đau trong đêm tối mê mờ."

Tôi chấp tay khẩn nguyện,
Đến chư Phật nguyện cho Niết bàn tối hậu,
"Xin ở lại trong vô số kiếp bất tận;
Đừng rời chúng sanh trong sự đui mù này."

Tôi đã  hành động tất cả những điều này trong cách này
Và tích lũy đạo đức;
Nguyện nó loại trừ
Tất cả những khổ đau
Của tất cả chúng sanh.

Những gì quý vị vừa trì tụng -- "Bảy Điều Quán Nguyện" -- được trích ra từ Hướng Dẫn Lối Sống của Bồ tát của Tịch Thiên. Sau đó, với việc quan tâm đến sự hướng tâm thức trực tiếp đến Giác Ngộ, hai đoạn kệ đầu giống như những dòng kệ xuất hiện trong nhiều luận điển khác  nhau. Và đoạn kệ thứ ba là một bài kệ trong Hướng Dẫn Lối Sống Bồ tát của Tịch Thiên. Cho nên hãy trì tụng ba đoạn kệ này một cách từ từ và cẩn thận suy nghĩ một cách thận trọng về hai nguyện vọng: vì lợi ích của người khác và vì sự thành tựu Giác Ngộ của tự thân nhằm để mang lợi ích đến cho người khác. Và hãy nghĩ rằng tôi sẽ không để thái độ này thoái hóa. Và những ai trong quý vị sẽ làm điều này, xin hãy quỳ xuống. Không cần thiết phải quỳ xuống cả hai đầu gối - quý vị có thể có gối bên phải quỳ xuống và gối trái thẳng, và những ai có sự khó khăn với đôi chân của họ thì ngoại lệ.

Lập lại:

Với nguyện ước giải thoát tất cả chúng sanh
Tôi sẽ luôn luôn quy y
Phật, Pháp và Tăng
Cho đến khi thành tựu Giác Ngộ tròn vẹn

Được thúc đẩy bởi tuệ giác và từ bi
Hôm nay trong sự hiện diện của Đức Phật
Tôi nguyện phát tâm giác ngộ
Vì lợi ích của tất cả chúng sanh

Cho đến khi không gian còn tồn tại
Cho đến khi chúng sanh còn hiện hữu
Cho đến lúc ấy tôi nguyện cũng sẽ hiện diện
Để xua tan nổi đau của trần thế.

Lần thứ hai:

Với nguyện ước giải thoát tất cả chúng sanh
Tôi sẽ luôn luôn quy y
Phật, Pháp và Tăng
Cho đến khi thành tựu Giác Ngộ tròn vẹn

Được thúc đẩy bởi tuệ giác và từ bi
Hôm nay trong sự hiện diện của Đức Phật
Tôi nguyện phát tâm giác ngộ
Vì lợi ích của tất cả chúng sanh

Cho đến khi không gian còn tồn tại
Cho đến khi chúng sanh còn hiện hữu
Cho đến lúc ấy tôi nguyện cũng sẽ hiện diện
Để xua tan nổi đau của trần thế.

Lần thứ ba:

Với nguyện ước giải thoát tất cả chúng sanh
Tôi sẽ luôn luôn quy y
Phật, Pháp và Tăng
Cho đến khi thành tựu Giác Ngộ tròn vẹn

Được thúc đẩy bởi tuệ giác và từ bi
Hôm nay trong sự hiện diện của Đức Phật
Tôi nguyện phát tâm giác ngộ
Vì lợi ích của tất cả chúng sanh

Cho đến khi không gian còn tồn tại
Cho đến khi chúng sanh còn hiện hữu
Cho đến lúc ấy tôi nguyện cũng sẽ hiện diện
Để xua tan nổi đau của trần thế.

Bây giờ ngồi xuống.

Lợi ích của việc tiếp nhận điều này - của việc tham dự trong nghi thức phát lòng vị tha này để trở thành Giác Ngộ là cực kỳ lợi ích. Không nhất thiết liên hệ với tất cả những chí nguyện, v.v… của hệ thống mật ngôn. Điều này rất, rất năng lực.

(Bây giờ Đức Thánh Thiện nói Anh ngữ - không cần sự thông dịch của Jeffrey Hopkins)

Đó là sự giảng dạy của ngày hôm nay. Bất cứ khi nào tôi tiến hành sự thực tập này -- giáo huấn tâm giác ngộ này -- tự tôi cũng luôn luôn cảm thấy, "Ô bây giờ, tôi đã làm tròn một mục tiêu nào đấy." Không có một hiểm họa như vậy, do thế, tôi cảm thấy nó là rất rất quan trọng, rất hữu ích. Thế nên đây là sự trì tụng, bất cứ khi nào quý vị có thời gian, bất cứ khi nào tình cảm của quý vị là tốt lành, hãy suy nghĩ và thiền quán về  nó và làm nó quen thuộc với quý vị. Hãy tiến hành bằng cách này, và rồi quý vị sẽ thấy, qua năm tháng, tâm vị tha sẽ gia tăng mạnh mẽ -- cuối cùng nó sẽ trưởng thành. Do vậy đó là cách thực hành. Cho nên chúng ta thực tập sự thực hành Bồ tát như vậy, chúng ta không nên mong đợi những điều kỳ diệu có thể thành đạt trong một thời gian ngắn. Không nên mong đợi điều đó. Theo kinh nghiệm của tôi, tôi cần -- như câu cuối cùng, "Cho đến khi không gian còn hiện hữu, tôi sẽ hiện hữu." Loại suy nghĩ thế đó thật sự cho chúng ta sức mạnh nội tại. Nếu sự tồn tại của quý vị trở thành điều gì đó lợi ích cho người khác, thế thì thời gian là ở trong sự quan tâm này. Bằng khác đi, rồi thì chúng ta nói, "tôi muốn thành tựu Quả Phật nhằm để làm lợi ích cho người khác, nhưng tôi muốn đạt đến Quả Phật trong ba năm hay sáu năm hay chín năm," tôi nghĩ như vậy là không hợp lý, vô nghĩa. Tôi nghĩ loại thái độ như vậy là nguy hiểm. Cho nên quý vị thấy, Kinh Thừa Hiển Giáo giải thích là đếm vô số kiếp, vô số kiếp. Như vậy là rất hữu ích. Thế đó sẽ giúp chúng ta có một quyết tâm và ý chí. Vì thế hãy nghĩ thêm về vấn đề vô số kiếp hơn là tính giờ, hay tuần hay tháng.

Một vấn đề khác, trong việc đi theo bất cứ tôn giáo nào, chúng ta nên thực hành một cách chân thành. Tất cả những giáo huấn phải nên là bộ phận trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Điều đó rất quan trọng. Nếu niềm tin hay giáo lý vẫn chỉ đơn thuần là tri thức, như vậy sẽ không có ích gì. Chắc chắn giáo huấn phải nên là bộ phận của đời sống hàng ngày của chúng ta. Để được như vậy chúng ta cần nổ lực liên tục. Không thể có những điều kỳ diệu gì đó xảy ra như một loại gia hộ ngoài sự nổ lực của chúng ta. Như vậy là không thể. Thế đó, tôi nghĩ, mình tự đánh lừa mình. Cho nên phải thực tiển và thực tập với cố gắng, với sự quyết tâm và với sự kiên nhẫn. Thế đó là quan trọng. Và rồi, như những người Phật tử, chúng ta phải là những gương mẫu tốt của môn nhân của Đức Phật. Và rồi cuối cùng, chúng ta có thể nói -- không phải trong ý nghĩa tuyên truyền Phật Pháp -- tôi luôn luôn rất cảnh giác về điều đó -- nhưng cùng lúc nhằm để phục vụ người khác -- nhằm để giúp đở  người khác -- trước nhất tự ta phải là một  người dễ thương. Như vậy là quan trọng.

Cảm ơn rất nhiều.

Ẩn Tâm Lộ, Thursday, December 24, 2015


SỰ LẠNH LẼO CỦA NHỮNG TRÁI BLUEBERRY



Kể từ khi rời Đạo Tràng Giác Ngộ, tôi đã bị ám ảnh với một câu hỏi dằn dặt đau khổ: làm thế nào vụ đau bụng của Đức Đạt Lai Lạt Ma leo thang thành một cuộc khủng hoảng bùng vở, cuống cuồng đưa Đức Đạt Lai Lạt Ma đến một bệnh viện đặc biệt ở Bombay? Tôi muốn khám phá nguyên nhân cơn bệnh này với Đức Đạt Lai Lạt Ma.

"Ngài có cảm thấy xấu đi khi ngài đi trên đường dốc đến đỉnh Linh Thứu không?" tôi hỏi ngài trong phòng tiếp kiến. Ngari Rinpoche kéo chiếc ghế-thẳng-lưng hơi gần hơn anh của ông. Ông không có đi Linh Thứu với chúng tôi, và ông quan tâm muốn biết điều gì đã xảy ra trước khi đau xảy ra cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.

"Không," Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời. "Tôi không có cảm nhận xấu trong buổi sáng ấy. Không có gì hết. Rất khỏe khoắn. Nhưng rồi thì, đã có một số nguyên nhân và điều kiện rồi."

"Ngài có ăn thứ gì đó tệ hại ở khách sạn Nhật Bản ở Raigir?"

"Tôi không nghĩ thế."

"Nhưng ngài bị tiêu chảy nhẹ sau khi dùng trưa tại khách sạn?"

"Kiết lỵ."

"Tôi đã nghe từ Bác sĩ Tseten là có vi khuẩn amip trong dạ dày của ngài. Chúng phải đến từ thực phẩm hay nước kém vệ sinh."

"Tôi không biết," Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời. "Những con amip ở trong bao tử tôi bao lâu tôi không biết. Không nhất thiết là đến ngay ngày hôm ấy … Có nhiều nguyên nhân. Một,  nguyên nhân tức thời, là sự bất cẩn."

"Bất cẩn?"

"Bất cẩn bởi vì thông thường thân thể tôi Okay, rồi thì tôi nghĩ … " Đức Đạt Lai Lạt Ma nhìn qua Lhakdor và chuyển sang Tạng ngữ.

"Đức Thánh Thiện cảm thấy ngài rất khỏe mạnh, cho nên ngài luôn tự bắt buộc ngài, làm việc quá nhiều, du hành quá nhiều," Lhakdor thông dịch.

"Thiếu cẩn trọng," Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích.

Những người làm việc gần gũi với Đức Đạt Lai Lạt Ma đồng thuận với ý kiến chân thành này. Ngài giữ một thời khóa thúc ép, một cách đặc biệt khi ngài trên đường. Tôi đã du hành với ngài đủ thời gian để tự biết điều này. Tôi trẻ hơn mười tuổi. nhưng năng lượng và sức chịu đựng của ngài làm tôi phải xấu hổ. Để theo kịp ngài dứt khoát không là một cuộc đi bộ trong công viên.

"Rồi thì đi lên đỉnh Linh Thứu buổi sáng, đổ mồ hôi nhiều quá," Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục. "Trên đỉnh núi, hơi lạnh. Đi xuống, lại đổ mồ hôi, rồi bửa trưa, cởi áo ra. Sau bửa trưa, uống nước chanh tươi  - thông thường không rắc rối gì, nhưng ngày ấy, do vì điều gì đấy đã quấy rầy, điều đó trở thành một trong những nhân tố.

"Một nguyên nhân quan trọng hơn. Trước khi tôi đi  hành hương ở Linh Thứu và Na Lan Đà, trước hết tôi đi Nam Ấn để giảng dạy. Trong khi tôi ở đấy, tôi bắt đầu dùng thuốc Tây Tạng cho gan và mắt. Đó là thuốc lạnh - nó làm thân thể lạnh. Khoảng ba mươi năm trước, tôi đã dùng thứ thuốc ấy cho gan, và ngay lập tức cơn đau nổi lên chút ít ở đây trong bao tử tôi. Thay vì thế tôi ngừng và dùng thuốc để sinh nhiệt. Cơn đau biến mất hoàn toàn. Bây giờ lần này, chính xác cùng chỗ. Quá lạnh."

Quá lạnh. Đó là những gì mẹ tôi thường nói bất cứ khi nào tôi bị bệnh. Tôi không quan tâm nhiều về triệu chứng của tôi là gì. Rắc rối luôn luôn là "lạnh bốc hơi". Mẹ tôi kéo tôi đi xuyên đảo Hồng Kông bằng xe lửa điện đến vùng ngoại ô West Point, nơi chúng tôi bước lên những lối đi hẹp, dốc lót bằng những viên đá gập ghềnh, đến một tiệm bán cỏ thuốc, đông y dược. Nơi ấy lờ mờ, và hầu hết các chỗ nào cũng có những ngăn đựng thuốc bằng gỗ đỏ, đầy cỏ thuốc. Thầy thuốc sẽ bắt mạch tôi, xem lưỡi tôi, kê toa thuốc với bút và mực đen, và cân thuốc từ những ngăn chứa. Trở về nhà, mẹ tôi sẽ sắc thuốc trong vài tiếng đồng hồ, cho đến đúng mức cần thiết nước thuốc sánh đen. Thuốc dược thảo mặc dù đắng, nhưng không hoàn toàn khó chịu. Tôi phải uống hết một lần trong khi nó đang nóng. Thông thường, tôi thật khá hơn không lâu sau đó - có lẽ như thế mặc dù thuốc đắng, tôi thích nghĩ như vậy.

"Giống như thuốc Tàu, như thuốc Ayurveda của Ấn Độ, thuốc Tây Tạng thường được phân làm hai thứ nóng và lạnh," Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích. "Hầu hết bệnh tật của phần dưới thân thể liên hệ với lạnh nhiều. Rắc rối của gan, đầu có nghĩa là quá nóng. Tôi dùng thuốc đó, làm tăng lạnh trong cơ thể tôi. Thỉnh thoảng chút gì đau đau bắt đầu. Rồi thì trong cuộc hành hương, những nguyên nhân tức thời xảy ra, và điều gì đó bùng phát."

"Một nhân tố khác," ngài tiếp tục. "Tháng Năm vừa rồi, khi tôi ở Mỹ, hệ thống tiêu hóa của tôi rất tốt, tuyệt vời. Cho nên trong bửa điểm tâm tôi dùng sửa lạnh nhiều. Sau đó ở Salt Lake City, một phụ nữ nói với tôi rằng quả việt quất (blueberry) là rất tốt cho mắt. Bà nói với tôi là phi công Hàng Không Quân Sự Hoa Kỳ ăn mứt việt quất nhiều lắm. Thế nên tôi ăn một ít quả việt quất, ngon lắm. Rồi sau đó, ngày qua ngày, tăng lên. Thế đó nó tác động đến  hệ thống tiêu hóa tới một mức độ nào đó - quá nhiều lạnh."

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói ngắn với Lhakdor. "Dường như là mọi việc đã bắt đầu như thế ấy," Lhakdor thông dịch, "do bởi sự lạnh lẽo của quả việt quất."

***
Vậy là do sự lạnh lẽo của những quả việt quất đã châm ngòi khủng hoảng. Đó hoàn toàn không phải là câu trả lời mà tôi mong đợi. Nhưng tôi đành cam chịu với sự kiện rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma không giống như bạn và tôi. Ngài có một cách khác biệt đáng chú ý về việc nhìn thế giới chung quanh ngài. Vẫn còn có một vài việc về cơn bệnh mà tôi muốn biết.

"Điều gì xảy ra khi ngài ở Đạo Tràng Giác Ngộ," tôi hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma, "sau khi ngài trở lại từ Patna?"

"Năm, sáu ngày ở Shechen, không khá gì hơn. Cho nên tôi nghĩ: nếu lễ Thời Luân bắt đầu, nếu một khi bắt đầu rồi mà thất bại, thế thì tệ hại lắm. Do thế, tốt hơn là đình lại, dời lại. Vì vậy tôi quyết định. Lúc đầu, vẫn hy vọng giảng dạy ba ngày. Nhưng không thể làm được. Rồi thì một buổi sáng Bác sĩ Tseten chú ý rằng phía này sưng phồng ra," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, vỗ vỗ vào phía bên trái dạ dày ngài.

"Tôi đề nghị Đức Thánh Thiện vào bệnh viện ngay ngày hôm ấy," Lhakdor nói.

"Đó là tại sao ngài đã bãi bỏ lễ cầu nguyện trường thọ vào ngày cuối cùng của lễ Thời Luân?" tôi hỏi.

"Vâng," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói. "Ngay ngày đó, không thể sắp xếp chuyến đi. Sau đó cố gắng để xem có thể đến Bombay ngày hôm sau không. Một vài người liên lạc với Delhi. Chính quyền bang đồng ý cung cấp một trực thăng, chính quyền trung ương cung cấp một chuyến bay đặc biệt từ Patna đi trực tiếp Bombay. Ở Bombay, từ phi trường thẳng tới bệnh viện."

''Khi Đức Thánh Thiện bước vào bệnh viện," Ngari Rinpoche nói với tôi, một cách tự ý. "việc đầu tiên ngài thấy là một chai nước biển và một cây kim lớn đang chờ ngài. Ngài cảm thấy không thoải mái. Ngài hơi sợ." Mặc dù Ngari Rinpoche ở đấy chính yếu để phụ Lhakdor thông dịch, nhưng tôi luôn tin rằng ông đến với một tin tức gì đó hấp dẫn.

"Nhưng không có lựa chọn nào khác, cho nên tôi phải vô nước biển," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, hơi nhăn nhó với ký ức.

"Họ đã thử nghiệm những gì ở bệnh viện?" tôi hỏi.

"Họ kiểm tra đủ thứ. Bao tử, ruột, dĩ nhiên. Cũng như tim, gan, máu. Không có gì bệnh tật. Không ung thư."

"Nhưng điều gì làm cho sưng lên?" tôi  hỏi.

"Họ không thể tìm ra. Mặc dù một chuyên gia đã nói với tôi …" Đức Đạt Lai Lạt Ma chuyển sang Tạng ngữ.

"Sau khi khám cho Đức Thánh Thiện," Ngari Rinpoche thông dịch, "chuyên gia nói mọi thứ hoàn toàn Okay, không có dấu hiệu gì của ung thư. Sau đó ông nói: đây là cơn bệnh trầm trọng. Nó có thể giết  ngài. Có một lỗ thủng bé tí trong ruột ngài. Nếu nó lớn hơn, nó có thể đã giết ngài."

Tôi liếc sang Đức Đạt Lai Lạt Ma, có một nụ cười mĩm kín đáo trên khuôn mặt ngài. Giống như ngài lấy làm vui một cách bí mật rằng ngài xém chết.

Một vài tu sĩ vào phòng tiếp kiến, mang theo những cái khay. Một tu sĩ cẩn thận đặt một chén có nắp nước nóng bên cạnh Đức Đạt Lai Lạt Ma. Một vị khác đặt một cái khay với một bình Nescafé uống liền, một vài gói trà, và một bình thủy nước nóng trên một cái bàn thấp bên cạnh tôi. Họ rời phòng một cách lặng lẽ như khi họ đến. Ngari Rinpoche đứng lên và bước đến tôi, và thì thầm trong tai tôi, "Ông muốn cà phê hay trà?"

Mắt tôi vẫn không rời Đức Đạt Lai Lạt Ma. "Dạ, cà phê." Tôi cảnh giác một cách mơ hồ với Rinpoche đang cho một muỗng Nescafé uống liền vào ly và đổ nước nóng vào.  Ông dựa gần vào tôi và thì thầm vào tai tôi một lần nữa, "Sửa? Đường?"

"Uh, vâng, cảm ơn," tôi trả lời một cách tự động. Khi tôi lật qua những trang giấy về những loại câu hỏi, một thoáng hoảng loạn bùng lên. Tôi đã lạc mất chỗ câu hỏi cuối của tôi, và tôi không biết đáng lẻ tôi phải hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma điều gì kế tiếp. Cà phê luôn luôn là một sự chào đón hào sảng: bây giờ đang ở giữa đoạn đường của hơn hai giờ phỏng vấn, năng lượng của tôi có khuynh hướng giảm sút. Mà đôi khi sự ngắt lời có thể làm cho tôi đánh mất sự tập trung tế nhị của tôi.

Rồi thì tôi nhớ điều gì đó mà Bác sĩ Tseten đã đề cập với tôi trong một lần đàm đạo.

"Bác sĩ Tseten nói với tôi rằng những bác sĩ Ấn Độ ở Bombay nói trái tim của ngài như của một người hai mươi tuổi," tôi nói với Đức Đạt Lai Lạt Ma.

"Vâng, đúng đấy," ngài trả lời." Sau khi kiểm nghiệm điện tâm đồ (ECG) các bác sĩ ở Bombay báo cho tôi biết. Thật sự thì bác sĩ ở Patna người khám tôi cũng nói giống y như vậy."

"Ngài nghĩ đâu là lý do cho điều này?" tôi hỏi khi tôi ngụm cà phê và nuốt xuống một cách tham lam.

"Tôi nghĩ là sự hòa bình của tâm hồn," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói không do dự.

"Trái tim của ngài giống như hai mươi tuổi bởi vì ngài có một sự hòa bình của tâm hồn?"

"Vâng," Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh. "Bằng khác đi, không có điều gì đặc biệt về tôi. Tôi không có tập thể dục gì đặc biệt."

Một người đàn ông sáu mươi bảy tuổi với trái tim hai mươi tuổi. Đức Đạt Lai Lạt Ma không nghi ngờ gì tâm thức ấy có năng lực để chửa trị thân thể. Đối với ngài, tâm thức và thân thể thuộc về một sự tương tục không tách rời nhau. Khi điều gì đó xảy ra cho một thứ, thì thứ  kia bị ảnh hưởng - mối lệ thuộc hổ tương của tất cả mọi thứ đã là mật ngôn của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong nửa thế kỷ qua. Bây giờ, ngay cả những bác sĩ và các nhà nghiên cứu chủ đạo chuyên môn cũng đi đến cùng kết luận. Một sự rối loạn trong thận có thể có hậu quả nghiêm trọng cho não bộ. Và một sự phiền muộn bây giờ được xem là nhân tố nguy hại quan trọng cho bệnh tim - nó có thể tệ hại không kém gì mở trong máu. Sau cùng, thân và tâm cùng chia sẻ những khối xây dựng - máu, thần kinh, kích thích tố, kháng thể.

Đây là vấn đề Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thiết lập như thế  nào: "Rèn luyện tâm thức, điều  này có nghĩa là làm mạnh những cảm xúc tích cực đó chẳng hạn như tha thứ và từ bi, chẳng hạn như hồi hướng lợi lạc cho người khác. Những cảm xúc tiêu cực như thù hận, ganh tỵ, đây là những thứ mà quý vị gọi là kẻ thù. Những cảm xúc tiêu cực qua tu tập, chúng ta có thể giảm chúng đến mức tối thiểu. Sự rèn luyện tâm thức này, theo một số nhà khoa học là liên hệ rất nhiều với sức khỏe của chúng ta."

"Lấy thí dụ như tha thứ. Có hai mức độ ở đây. Một mức độ: tha thứ có nghĩa là ta không nên phát triển những cảm giác của trả thù. Bởi vì trả thù làm tổn hại người khác, do thế đó là một hình thức của bạo động. Với bạo động, thường có phản bạo động. Điều này thậm chí gây ra nhiều bạo động hơn - rắc rối không bao giờ giải quyết được. Cho nên đó là một mức độ. Một mức độ khác: tha thứ có nghĩa là ta nên cố gắng không phát triển những cảm giác của sân hận đối với kẻ thù của ta. Sân hận không thể giải quyết rắc rối. Sân hận chỉ đem đến những cảm giác không thoải mái cho chính ta. Sân hận phá hoại sự hòa bỉnh tâm hồn của chính ta. Tâm trạng hạnh phúc không bao giờ hiện hữu, không có trong khi sân hận vẫn còn. Tôi nghĩ đó là lý do chính tại sao chúng ta nên tha thứ. Với một tâm thức tĩnh lặng, tâm thức hòa bình hơn, thân thể khỏe mạnh hơn. Một tâm thức khích động đầu độc sức khỏe của ta, rất tổn hại cho thân thể. Đây là cảm nhận của tôi."

Tôi hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma ngài có nghĩ điều gì đó tích cực đã hình thành do bởi bệnh tật của ngài không. Những người Tây Tạng khắp thế giới đã cực kỳ lo lắng về ngài. Trong khi ngài nằm trên giường bệnh ở tu viện Shechen, hàng trăm nghìn người hành hương đã ở ngoài trời cả đêm, dâng lời cầu nguyện cho Đức Đạt Lai Lạt Ma giữa những điều  kiện rõ ràng của mùa đông.

Đức Đạt Lai Lạt Ma chọn trả lời bằng Tạng ngữ và để Lhakdor thông dịch: "Đức Thánh Thiện nói rằng tình cảnh là một sức mạnh kích hoạt tốt đẹp cho việc tiến hành những hành vi tốt đẹp, cho việc theo đuổi những hành vi tâm linh."

Tôi không hiểu lắm.

"Nếu mọi thứ là bình thường," Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích, "thế thì mặc dù chúng ta cầu nguyện thật nhiều, nhưng những người cầu nguyện có thể không tha thiết lắm. Nhưng bởi vì tôi bệnh, cho nên mỗi lời cầu nguyện là tha thiết. Tất cả chúng ta dâng những lời cầu nguyện thật tha thiết. Thế nên qua cách ấy, có những kết quả tích cực nào đó."

"Bệnh tật là một chất xúc tác làm cho chúng ta có tinh thần hơn," Ngari Rinpoche thêm vào.

Đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma, khổ đau và tai ương là những điều kiện cần thiết cho việc phát triển nhẫn nhục và bao dung. Những phẩm chất này là cần cho sự sống nếu chúng ta muốn giảm thiểu những cảm xúc tiêu cực như thù  hận và ganh tỵ. Khi mọi thứ diễn ra tốt đẹp, chúng ta ít cần đến nhẫn nhục và tha thứ. Chỉ khi nào chúng ta gặp phải rắc rối, khi chúng ta khổ đau, như vậy chúng ta mới thật sự học hỏi những đạo đức này. Một khi chúng ta tiếp thu chúng, từ bi tuôn chảy một cách tự nhiên.

"Ông có buồn không khi tôi khởi hành?" Đức Đạt Lai Lạt Ma hỏi tôi một cách không ngờ.

"Tôi buồn, vâng," tôi trả lời.

"Ông có nghĩ là Đức Thánh Thiện sẽ không qua khỏi chứ?" Ngari Rinpoche tò mò.

"Không, không. Tôi có một sự tin tưởng nào đó. Thế nào đó tôi biết ngài sẽ không sao,'' tôi trả lời. "Tôi buồn bởi vì ngài trông yếu quá, quá phờ  phạc. Tôi chưa bao giờ thấy ngài yếu đuối như vậy trước đây. Tôi bị sốc quá cũng như những người khác vậy. Và một điều khác nữa. Ngài ôm tôi trước khi rời tu viện Shechen. Tôi thật cảm động với việc ấy. Mặc dù ngài đang đau và có thể đứng dậy khó khăn, nhưng ngài vẫn muốn làm tôi thoải mái, động viên tôi. Bệnh tật như ngài vậy mà ngài vẫn để mắt nhìn đến tôi. Như ngài luôn luôn làm, ngài đã đặt lợi ích của người khác trên lợi ích của chính ngài."

Ẩn Tâm Lộ, Friday, December 25, 2015

NĂM SỰ TU TẬP CHO TÂM GIÁC NGỘ KIÊN QUYẾT


Tác giả: Alexander Berzin/ Moscow, Russia, October 2009
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
***

Chúng ta đang thảo luận về tâm giác ngộ và một vị Bồ tát có nghĩa là gì, và chúng ta đã thấy rằng chỗ nào để thọ giới Bồ tát có trong sự tiến bộ của việc phát triển tâm giác ngộ, và những giai tầng của việc phát triển tâm giác ngộ. Và điều thật sự quan trọng là thấu hiểu vai trò của giới nguyện Bồ tát và khi nào chúng ta thật sự tiếp nhận các giới ấy. Nhiều người trong chúng ta đã thọ giới có hơi hấp tấp, khi chúng ta chưa thật sự phát triển tròn vẹn ngay cả giai tầng sơ khai của tâm giác ngộ. Nhưng tuy thế, ngay cả với một sự thấu hiểu giới hạn về tâm giác ngộ và không thật sự nghĩ về tất cả mọi người một cách chân thành, thì việc cố gắng để tuân theo những hướng dẫn của giới Bồ tát là rất lợi lạc. Nhưng nếu chúng ta thọ giới Bồ tát, thì chúng ta cần tiếp tục hành động trong việc cải thiện thế hệ của chúng ta và sự phát triển của tâm giác ngộ, và không bao giờ tầm thường hóa những gì thật sự liên hệ đến thể trạng của tâm giác ngộ. Bởi vì nó không chỉ bắt đầu hướng đến tất cả mọi người, một cách bình đẳng, rộng lớn vô biên, mà cũng là hướng đến Giác Ngộ - với sự Giác Ngộ chưa xảy ra của chính chúng ta - nhưng sự Giác Ngộ, là một sự thành tựu rộng lớn bao la, mà chúng ta cần có một loại nhận thức chính xác nào đó.

Bây giờ, khi nào chúng ta thật sự tiếp nhận giới Bồ tát là một câu hỏi. Hay chúng thọ giới như thế nào? Chúng ta thọ giới hoặc là trong một buổi lễ đặc thù cho việc truyền giới Bồ tát, hay thọ giới Bồ tát như một bộ phận của lễ khai tâm mật tông (hay quán đảnh). Không đi vào chi tiết của những loại quán đảnh, truyền lực, khai tâm, lễ cho phép tiếp theo, và tất cả loại nghi thức mật tông - tất cả đều phải thọ giới Bồ tát. Và những ai liên hệ với hai lớp mật tông cao nhất, cho dù chúng ta nói về truyền thống Nyingma, lớp tantra cao nhất, hay chúng ta đang nói với những truyền thống mới (Gelugpa, Sakya, và Kagyu), cũng đều giống nhau. Và nếu đó là một lễ quán đảnh liên hệ với tantra yoga, thì có giới Bồ tát và giới mật tông tantra. Nếu nó là một lễ quán đảnh liên hệ với tantra hoạt động hay tantra thực hiện, nó cũng có Bồ tát giới. Và  nếu nó ở trong tantra tối thượng của những trường phái mới hay trong mahayoga, auyoga, hay atiyoga (đại toàn thiện) của Nyingma, cũng có giới nguyện Bồ tát và giới nguyện tantra.

Như Sakya Pandita, một đại sư, đã từng nói rất rõ ràng, "Không thọ giới, thì không có lễ quán đảnh, không có lễ khai tâm." Và để thọ giới, quý vị phải thật sự biết một cách ý thức những gì quý vị đang làm và chấp nhận các giới nguyện một cách ý thức; bằng khác đi thì quý vị không tiếp nhận các giới. Và vì thế nếu trong lễ khai tâm quý vị không có ý tưởng gì về những gì quý vị đang làm, tất cả trong một ngôn ngữ là quý vị không thông hiểu, và chỉ làm theo người nào đó nói với quý vị, "À, thật sự quý vị thọ giới Bồ tát và mật tông tantra." Đừng ngờ nghệch với chính mình. Quý vị không tiếp nhận giới và quý vị không thọ nhận lễ quán đảnh. Quý vị đã ở đấy; quý vị đã tiếp nhận điều thường được gọi ở phương Tây "sự gia hộ của lễ quán đảnh," là điều một cách kỷ thuật hơn sẽ là sự truyền cảm hứng từ việc tham dự lễ ấy, nhưng quý vị không thật sự tiếp nhận lễ quán đảnh vởi vì quý vị đã không thọ giới một cách có ý thức và không tham dự một cách có ý thức trong lễ quán đảnh.

Bây giờ, nếu chúng ta tham dự lễ quán đảnh trong cách này mà không thật sự biết những gì chúng ta đang làm hay biết những gì đang xảy ra, thế thì mặc dù sự tham dự của chúng ta không khác gì con chó của người Tây Tạng thường được đem theo họ đến lễ quán đảnh - nó cũng không tiếp nhận lễ quán đảnh, bằng cung cách, bằng việc tham dự lễ khai tâm  - tuy thế nếu chúng ta cố gắng để làm những thực hành (trì mật ngôn và quán tưởng và tự tạo sadhana và v.v…) từ lễ quán đảnh, thì tốt thôi cho đến khi chúng ta có lễ khai tâm trọn ven trong tương lai, khi cơ hội đến, tôi sẽ tiếp nhận lễ khai tâm một cách thích đáng. Thế thì tốt thôi. Vấn đề chính là không tự phụ và nghĩ, "Ô tôi đã thành tựu nhiều lắm!" khi thật sự thì không thế.

Bây giờ đối với việc tiếp nhận các giới nguyện, thật rất cần thiết để có một trình độ nào đó của ba la đề mộc xoa trước. "Giới ba la đề mộc xoa" có nghĩa là giới cho sự giải thoát cá nhân, biệt giải thoát. Điều này hình thành căn bản hay nền tảng của Bồ tát giới. Vậy thì điều này có thể ở tại những giới của cư sĩ, sa di hay sa di ni giới, hay đại giới của tỳ kheo và tỳ kheo ni. Cũng có thức xoa ma na ni giới. Với giới cho cư sĩ, có năm giới; và chúng ta có thể tiếp nhận năm hay bốn hay ba hay hai hay một, không có gì khác biệt - tối thiểu một trình độ nào đấy. Không có bổn phận khi thọ giới cư sĩ chúng ta phải tiếp nhận tất cả năm giới. Điều đó tùy vào chúng ta và nó là quyết định cá nhân của riêng chúng ta. Quý vị không công bố nó cho bất cứ ai kể và vị thầy. Quý vị có thể, nhưng không cần thiết.

Vậy thì đây là không lấy mạng sống của kẻ khác, không sát sanh; không lấy bất cứ thứ gì không được cho, nói cách khác là không trộm cắp; không nói hay biểu hiện điều gì không thật, nói cách khác là không lừa dối; không nuông chiều trong thái độ tình dục không thích đáng - chữ "không thích đáng" ở đây hơi khó chuyển dịch một cách chính xác, nhưng hãy gọi nó một cách tạm thời - và không sử dụng những chất làm say, liên hệ một cách đặc biệt đến rượu nhưng có thể được mở rộng đến những gì chúng ta có thể gọi đến những thứ tiêu khiển, như thuốc phiện, ma túy, bạch phiến, … Chúng ta gọi trong tiếng Anh là "thuốc tiêu khiển (recreational drugs)", là những thứ hoàn toàn cho sự giải trí chứ không phải là y dược thí dụ cho người bệnh ung thư được cho thuốc giảm đau morphine để đối phó với cơn đau. Chúng ta không liên hệ đến những thứ ấy, hay uống thuốc aspirin cho nhức đầu.

Bây giờ ở đây không chi tiết trong năm điều này, nhưng Tông Khách Ba viết, trước nhất ngài nói, "Bất cứ khi nào chúng ta đi vào cánh cửa của bất cứ thừa nào trong Phật Giáo" - vậy thì Tiểu Thừa, Đại Thừa hiển giáo hay Đại Thừa mật giáo - "
Chúng ta cần thiết lập căn bản giới luật của từng thừa tương ứng." Điều ấy đang liên hệ đến giới giải thoát cá nhân của Tiểu Thừa, hay Bồ tát giới của Đại Thừa phổ thông, và giới mật tông của Tantra Yoga tối thượng (Vô thượng du già). Và sau đó ngài tiếp, "Và một cách đặc biệt khi chúng ta đi vào mantra bí mật," đó là mật tông - "rồi thì tâm giác ngộ là điểm cần thiết tối hậu cho tất cho tất cả tâm đạo của Đại Thừa, thì thật rất quan trọng cho điều ấy là vững vàng với Bồ tát giới."

Vậy thì Tông Khách Ba nhấn mạnh nhu cầu của giới Bồ tát với mật tông. Và Tông Khách Ba cũng tiếp tục và nói (đây là trong Lá Thư Khuyến Tấn Thực Tiển Với Kinh Thừa Và Mật Thừa của ngài), "Những sự thực chứng được thành tựu bằng việc tiếp nhận Bồ tát giới, trong khi đã được truyền thọ giới pháp theo từng trình độ tương ứng với Luật tạng" - nói cách khác hoặc là giới của cư sĩ hay sa di hay đại giới của tỳ kheo nam nữ - "các giới ấy là tốt nhất" - nói cách khác tiếp nhận Bồ tát giới, được căn cứ trên những giới giải thoát cá nhân ấy - "là tốt nhất so với những ai chỉ duy trì Bồ tát giới mà thôi." Nói cách khác quý vị sẽ thành tựu những sự thực chứng vững vàng hơn, thích đáng hơn, cao độ hơn nếu quý vị có một nền tảng vững vàng về giới ba la đề mộc xoa hơn là nếu chỉ có giới Bồ tát mà thôi.

Tông Khách Ba nói tiếp, "Đây là những gì Đức Phật muốn đề cập khi Ngài nói trong nhiều kinh điển rằng nếu có hai vị Bồ tát bình đẳng trong tất cả mọi sự tôn kính, thì ngoại trừ một người là cư sĩ không có giới giải thoát cá nhân" - nói cách khác, không có giới biệt giải thoát - "và những sự truyền giới khác" - có nghĩa là một trong những trình độ của cư sĩ hay nam nữ tu sĩ, " - thì người với trình độ này của giới (có thọ giới giải thoát cá nhân) - "sẽ là người đáng ca ngợi hơn. Đức Phật đã thiết lập rõ ràng những điểm này trong sự trình bày của Ngài về giới nguyện."

Okay. Vậy thì chúng ta cần một trình độ nào đó của giới ba la đề mộc xoa trước khi thọ Bồ tát giới, dĩ nhiên thêm nữa để phát triển một trình độ nào đó của tâm giác ngộ. Hãy nhớ rằng Bồ tát giới được tiếp nhận khi chúng ta đã đạt được thể trạng dấn thân của tâm giác ngộ này (hay thành tựu điều này). Chúng ta phải đã phát triển thể trạng nguyện ước hay thể trạng nguyện vọng của tâm giác ngộ.
Và chúng ta đã thấy rằng tâm giác ngộ nguyện vọng có hai giai tầng: là thể trạng mong ước đơn thuần - chỉ mong ước trở thành một Đức Phật nhằm để làm lợi ích cho chúng sanh; và thể trạng phát nguyện - cam kết - của việc không bao giờ từ bỏ mục tiêu này cho đến khi chúng ta thật sự thành tựu sự Giác Ngộ ấy - Đức Đạt Lai Lạt Ma thường làm điều này, tiến hành một nghi thức bao gồm cả thể trạng chỉ mong ước đơn thuần và thể trạng phát nguyện cam kết, trước khi ngài truyền giới Bồ tát - rồi thì trong mô thức của thể trạng phát nguyện của tâm giác ngộ nguyện vọng, chúng ta thực hiện một sự bảo đảm cố gắng để tuân theo năm loại rèn luyện tu tập.

Vậy thì điều này có nghĩa là bốn tu tập cho tâm giác ngộ kiên quyết không suy thoái trong kiếp sống này, và một tu tập cho việc không đánh mất tâm giác ngộ kiên quyết trong những kiếp sống tương lai. Điều cuối cùng chi tiết tránh bốn điều và thực hiện bốn điều đối kháng với nó. Điều này có nghĩa là trước khi chúng ta thọ giới Bồ tát, thì chúng ta đã đang tuân theo một loại tu tập nào đó, một loại giới nào đó, không chỉ trong những giới giải thoát cá nhân, mà cũng trong dạng thức của những loại cam kết này, những tu tập này. Thế thì những loại tu tập này là gì?

 Trước nhất, bốn tu tập cho tâm giác ngộ kiên quyết không bị suy thoái trong kiếp sống này. Những gì chúng ta muốn làm là luôn luôn có tâm giác ngộ mạnh mẽ. chúng ta không muốn điều ấy bị yếu đi. Thế thì chúng ta làm cho điều này mạnh mẽ như thế nào?

1-Thứ nhất là mỗi ngày nhớ những hữu ích và thuận lợi của việc phát triển tâm giác ngộ. Chúng ta có một liệt kê dài những lợi ích này trong chương thứ nhất của Hướng Dẫn Lối Sống Bồ tát (Nhập Bồ tát hạnh) của Tịch Thiên. Nhưng nếu chúng ta đọc một cách rõ ràng thì điều này rất lợi lạc, và ôn lại mỗi ngày. Nhưng ngay cả nếu chúng ta không thật sự đọc những điều này như một phần của sự thực tập hàng ngày, thì chúng ta cũng có thể nghĩ đến những điểm chính, tự nhắc nhở mình. Cách duy nhất chúng ta khả dĩ có thể đạt đến Giác Ngộ là với việc có xu hướng của tâm giác ngộ: "Tôi muốn thành tựu Giác Ngộ, và tôi đang hành động đến việc thành tựu ấy, và tự tin rằng tôi có thể thành tựu Giác Ngộ  và những gì tôi sẽ làm với sự Giác Ngộ là: giúp đở tất cả chúng sanh."

 Và hành động với mục tiêu này thì chúng ta có thể đem đến hạnh phúc cho chính chúng ta- bởi vì chúng ta rõ ràng đang làm việc để vượt thắng những giới hạn của chính chúng ta nếu chúng ta sẽ thành tựu Giác Ngộ - nhưng nếu chúng ta sẽ có thể làm lợi ích và mang hạnh phúc đến cho mọi người. Và nếu chúng ta chỉ nghĩ trong hình thức của giá trị thế gian, như được ca ngợi và cảm kích, và v.v…bởi người khác, như Tịch Thiên nói, "Nếu người nào đó được ca ngợi chỉ vì bố thí một ít thực phẩm cho một vài người đói kém nào đó một lần" - như cho đồ cứu trợ nạn nhân động đất hay điều gì giống như thế - " nếu như vậy là đáng ca ngợi, vậy thì về việc đem đến hạnh phúc cứu kính bất tận đến mọi người trong vũ trụ sẽ tồn tại mãi mãi, và đem đến sự Giác Ngộ cho họ thì thế nào?"

Nếu chúng ta đang hành động đến Giác Ngộ, thì chúng ta sẽ không chán nản hay mệt mõi (tôi không muốn nói đến điều này ở trình độ thông thường như sự mệt mõi sau một ngày làm việc), nhưng chúng ta sẽ có sức mạnh: "Tôi sẽ đạt đến điều này để hổ trợ mọi người." Điều ấy sẽ cho quý vị một sức mạnh không thể tin nổi trong mọi thời để có thể hành động vì điều ấy. Đó là một sự bảo vệ và đối trị tốt nhất cho việc hành động một cách tiêu cực hay hành động như một kẻ ngốc. "Làm sao tôi có thể hành động như một tên ngốc? Làm sao tôi có thể ích kỷ? Làm sao tôi có thể hành động trong một cách tiêu cực và tổn hại bất cứ người nào nếu tôi thật sự hành động để thành tựu Giác Ngộ để làm lợi ích cho tất cả mọi người?"  Có nhiều và rất nhiều lợi ích, vì thế chúng ta cố gắng để tự nhắc nhở mình mỗi ngày với điều này Tôi muốn nói một cách thật sự, không chỉ là thử. Chúng ta hứa hẹn để làm như vậy, và trên căn bản của sự hứa hẹn ấy chúng ta cố gắng để hành động để làm điều này.

2- Thứ hai là rèn luyện để tái khẳng định và tăng cường động cơ này bằng việc hồi hướng trái tim chúng ta mỗi ngày, tiếp nhận và phát tâm giác ngộ mỗi ngày, ba lần mỗi sáng, và ba lần mỗi tối. Điều ấy không có nghĩa là chỉ lập lại những câu kệ vô ý thức. Chúng ta có thể trì tụng vô ý thức một câu kệ hoặc là bằng Tạng ngữ hay trong ngôn ngữ của từng dân tộc. Chỉ bởi vì trong ngôn ngữ của riêng từng người không bảo đảm nó sẽ không là vô ý thức. Vô ý thức có  nghĩa là chỉ đọc suông và không thật sự cảm nhận bất cứ gì hay phát sinh bất cứ điều gì trong tâm thức chúng ta ngoại trừ từ ngữ. Như vậy có nghĩa là nghĩ về những lợi ích và sau đó thật sự thâm nhập vào những giai tầng: buông xả, cởi mở đến tất cả mọi người, bình đẳng; mọi người ân cần, như một bà mẹ và những lúc khác, v.v… qua toàn câu. Và sau đó, cách ấy, điều này sẽ củng cố tâm giác ngộ của chúng ta. Nếu chúng ta làm việc này mỗi ngày, tâm giác ngộ kiên quyết của chúng ta sẽ không suy thoái, sẽ không trở thành yếu kém.

Cho nên mặc dù chúng ta có những sự thực tập nào đó, những câu kệ căn bản nào đó mà chúng ta có thể sử dụng cho việc phát sinh nguyện  ước này, phát tâm giác ngộ này, mà chúng ta có thể trì tụng ba lần buổi sáng và ba lần buổi tối, xin nhớ rằng, chúng ta cần cố gắng để không chỉ là đọc tụng suông vô ý thức. Và đừng tự đùa với chính mình. Điều ấy thật không dễ để thật sự thực hành mỗi buổi sáng và tối. Nó đòi hỏi đúng là hơi nổ lực, có phải không?

3- Thứ ba, là tu tập cố gắng xây đắp những mạng lưới của năng lực tích cực và sự tỉnh giác thâm sâu, thường được diễn dịch như sự tích tập "phước đức và tuệ trí". Nói cách khác chúng ta cố gắng tối đa với thể trạng nguyện vọng của tâm giác ngộ, để hổ trợ người khác, tối đa như có thể. Đó là sự xây đắp năng lực tích cực, phước đức. Chúng ta không chỉ ngồi trên tọa cự và mong ước mọi người được an lành, nhưng ngay cả trước khi thọ giới Bồ tát, thì chúng ta cố gắng để giúp người khác tối đã như chúng ta có thể. Đây là đang xây dựng một mạng lưới năng lực tích cực (hay tích lũy phước đức).

Nói cách khác, không chỉ ngồi tại một nơi nho nhỏ an ổn nào đó: "Tôi mong ước mọi người được an lành. Tôi sẽ thành tựu Giác Ngộ và hổ trợ tất cả mọi người," nhưng trong đời sống hàng ngày chúng ta nói với những người khác khi họ yêu cầu giúp đở, "Tôi bận rộn quá" và "Đừng làm phiền tôi," và v.v…, như thế này sẽ không thành tựu được. Một cách tối đa có nghĩa là hãy thực tế, không hứa hẹn điều gì đó ngoài hoàn cảnh và giai tầng của chúng ta hiện tại. Tịch Thiên nhấn mạnh điều này một cách thật rõ ràng. Đừng hứa hẹn ngoài khả năng của chúng ta. Châm ngôn được sử dụng là "Tôi mời mọi người làm khách của tôi đến tiệc lớn Giác Ngộ." Tịch Thiên nói những điều này trong một cách thi vị, có nghĩa là tôi sẽ làm việc cho sự Giác Ngộ của quý vị, vì thế tôi sẽ mời quý vị như vị khách đến cũng để Giác Ngộ. Đây là điều chúng ta đang hứa hẹn và điều này chúng ta sẽ không bao giờ từ bỏ, và điều này tôi sẽ bày tỏ với quý vị khi tôi thành tựu Giác Ngộ. Điều đó khác với những gì tôi đang liên hệ đến, là điều mà một vị Bồ tát tại một trình độ nào đó không thử cố gắng để làm những hành vi Bồ tát của một vị Bồ tát ở trình độ cao hơn. Điều đó được tuyên bố một cách thi vị như "Một con sói không nhảy nơi một con sư tử có thể nhảy qua."

Tịch Thiên nói là hãy thẩm tra chính mình một cách cẩn thận trước khi hứa hẹn làm điều gì đó như, "Tôi sẽ chuyển dịch toàn bộ tạng kinh Kangyur (Cam Thù) sang tiếng Nga," khi mà chúng ta thật sự không thể thực hiện lời hứa ấy trong một thời gian ngắn ngũi này. Sau đó hãy thẩm tra một cách kỷ lưỡng là quý vị có thể làm điều ấy hay không. Và tốt hơn là là nói "Tôi không thể làm việc đó" trước, hơn là hứa hẹn và bắt đầu và rồi từ bỏ bởi vì quý vị không thể làm việc đó. Như vậy là khác với hứa hẹn đem mọi người đến Giác Ngộ. Okay. Cho nên chúng ta hãy cố gắng tối đa để giúp đở người khác, để tích tập phước đức, và thiền tập về tánh không, để trau dồi tuệ trí ở bất cứ trình độ thấu hiểu nào về tánh không mà chúng ta có. Và tại sao tôi làm điều này? Tôi làm điều này nhằm để có thể thành tựu Giác Ngộ để giúp đở mọi người. Cho nên nó giúp cho tâm Bồ tát kiên quyết của chúng ta không bị suy thoái.

4-Thứ tư. Chúng ta không bao giờ từ bỏ việc cố gắng (hay tối thiểu mong ước) để giúp đở bất cứ người nào, bất chấp người ấy là khó khăn như thế nào. Hãy nhớ, tâm giác ngộ: chúng ta đang hành động để làm lợi ích cho tất cả mọi người, bất chấp chúng là khó khăn như thế nào. Dĩ nhiên chúng ta có thể mở rộng điều này đến con muỗi đang bay chung quanh đầu chúng ta trong khi chúng ta đang cố gắng để ngủ. "Tôi sẽ không bao giờ từ bỏ việc cố gắng để đem quý vị đến Giác Ngộ, vị Muỗi thân mến của tôi, bởi vì trong kiếp sống trước ngươi đã là mẹ của ta." Như vậy là quá tiến bộ có phải không? Nhưng chúng ta có thể tối thiểu mở rộng điều này đến những con người khác.

Tôi sẽ cho quý vị một thí dụ về kinh nghiệm của chính tôi. Có một phụ nữ ở Đức quốc và bà ta bị chứng tâm thần phân liệt, và bà ta đang rất tệ hại và từ chối không đi đến sự giúp đở tâm lý trị liệu chuyên môn. Bà ta luôn luôn đi quanh những tổ chức Phật Pháp và những vị thầy thế nào đó giúp bà ta và những nơi đó ngay cả không hiểu biết rằng bà bị tâm thần phân liệt. Và bà ta đặc biệt theo sát tôi và gọi tôi trong mọi lúc và gửi tôi email trong mọi thời. Bà ta bị từ chối khỏi rất nhiều trung tâm và tổ chức Phật Pháp bởi vì bà có thể gây khó chịu cho người khác khi bà ta ở đấy và hành động trong một cách khó khăn. Và khi bà ta gọi tôi tôi luôn luôn nói với bà, "Hãy nhìn", tôi nói mộ cách rất rõ ràng, "Tôi không thể giúp đở bà. Việc này ngoài khả năng của tôi. Tôi không phải là một nhà tâm lý trị liệu chuyên môn. Tôi không biết giúp đở bà như thế nào. Bà phải đến những nhà chuyên môn." Cho bà một câu mật chú nào đó để trì tụng, hay điều gì như thế là ngu ngơ. Điều đó sẽ không giúp gì cho bà ta ở giai tầng này của sự quấy rầy tinh thần. Thế này nhé, thật dễ dàng nếu bà ta gọi, chỉ bắt máy và nói, "Đừng bao giờ gọi tôi nữa" và quên nó đi. Nhưng có một sự tu tập, tôi đã từng nói một cách rõ ràng rằng tô không thể giúp bà bây giờ, nhưng tối thiểu tôi mong muốn, "Tôi ước rằng tôi có thể giúp bà." Tôi không thể việc đó bây giờ. Và vì thế tôi không chỉ ném bà ta vào thùng rác. Điều này đòi hỏi một sự kiên nhẫn lớn, dĩ nhiên, và sự bao dung lớn, nhưng đây là loại việc mà chúng ta làm bây giờ với sự tu tập này. Vấn đề là tôi không nói bà ta biến đi hay cút xéo tối thiểu là cũng giúp đở thế nào đó. Mặc dù, như tôi mới nói trước đây, tôi không giả vờ rằng tôi có thể làm việc gì đó hơn khả năng của tôi. Tôi không thể giúp đở bà ta.

Như thế đó là bốn sự tu tập cho tâm giác ngộ kiên quyết của chúng ta không bị thoái trào trong kiếp sống này. Rồi thì:

5- Thứ năm chúng ta hứa tuân theo điều tu tập thứ năm, nhằm hướng để không đánh mất tâm giác ngộ của chúng ta trong những kiếp sống tương lai. Và điều này liên hệ đến bốn mô thức đối kháng của thái độ. Do thế điều đó có nghĩa là tránh hay dừng hàn động trong một cách nào đó, và thay vì thế hành động trong cách đối kháng lại. Đó là những gì chúng ta muốn nói bằng một cách đối kháng của thái độ.

a- Thứ nhất là chúng ta dừng sự lừa dối các vị đạo sư, cha mẹ, và tam bảo (Phật, Pháp, Tăng). Thay vì thế chúng ta luôn luôn trung thực với quý vị ấy, một cách đặc biệt về động cơ của chúng ta và nổ lực để giúp đở người khác của chúng ta. Điều này là rất quan trọng. Với cha mẹ, chúng ta bắt đầu. Cha mẹ là những người chăm sóc chúng ta như những đứa bé và nuôi dưỡng chúng ta v.v… Chúng ta luôn luôn lệ thuộc vào cha mẹ - ngoại trừ chúng ta được sinh ra từ bông sen như ngài Liên Hoa Sanh, nhưng hãy nói thêm về những gì sẽ xảy ra một cách thông thường. Và vì thế bởi vì sự ân cần của họ đối với chúng ta và nhu cầu dựa vào cha mẹ trong tương lai, quý vị không muốn hành động trong một cách lừa dối họ, lường gạt họ, giả vờ điều gì đó mà chúng ta không thế, một cách đặc biệt trong dạng thức của những vấn đề tâm linh, mà chúng ta nói đến. Nhưng thay vì thế, như tôi nói, chúng ta trung thực với họ. Bây giờ điều này rất rõ ràng và thẳng thắn rằng nếu chúng ta nói về những vị thầy tâm linh. Quý vị không muốn lừa dối và nói láo, "Ô, tôi đã thực chứng điều này, hay điều nọ." khi chúng chưa, hay "tôi đang thực hành điều này hay điều nọ," khi chúng ta không thế. Hay Phật, Pháp, Tăng (tam bảo): "Tôi đang đi trong phương hướng này, và tôi đang đặt phương hướng này trong đời sống của tôi" - và chúng ta không thế. Chúng ta chỉ đang làm việc cho một mục tiêu tổn hại nào đó. Nếu chúng ta muốn tiếp tục những kiếp sống tương lai với tâm giác ngộ của chúng ta, thì chúng ta cần nương tựa vào cha mẹ; chúng ta cần nương tựa vào những vị đạo sư; chúng ta sẽ cần quy y, theo phương hướng an toàn của Phật, Pháp, và Tăng. Đó là tại sao chúng ta không lừa dối các vị ấy. Chúng ta trung thực với các vị ấy vì thế chúng ta sẽ tiếp tục có những hoàn cảnh để phát triển tâm giác ngộ trong những kiếp sống tương lai với tâm giác ngộ kiên quyết, để làm mới nó, để phát sinh nó trong những kiếp sống tương lai.

Giới Bồ tát và giới mật tông không giống như giới biệt giải thoát. Giới biệt giải thoát chúng ta chỉ thọ nó cho kiếp sống này. Giới Bồ tát và mật tông chúng ta thọ cho toàn bộ tất cả những kiếp sống, toàn bộ con đường cho đến Giác Ngộ. Cho nên nếu chúng ta thọ giới Bồ tát trong kiếp sống này, trong kiếp sống tới, vào lúc đầu, chúng sẽ im lìm, ngủ; không hoạt động. Giả như chúng ta sinh ra như một con gián. Vậy thì con gián có Bồ tát giới không? Nếu con gián đã thọ giới Bồ tát trong kiếp trước, à, vâng, thế thì chúng im lìm không hoạt động. Chúng vẫn ở nơi nào đó trong dòng suối tâm, sự tương tục tinh thần. Con gián không thực hành thái độ Bồ tát.

Một giới Bồ tát quý vị tiếp nhận cho đến khi Giác Ngộ. Cho nên bây giờ tôi chết, với những giới Bồ tát của tôi không bị ảnh hưởng, và tôi tái sanh như một con gián. Tôi vẫn giới Bồ tát như một con gián trong kiếp sống con gián chứ? Vâng, chúng hoạt động chứ? Không. Sẽ phải phát tâm, phát triển một lần nữa, tâm giác ngộ và thọ giới Bồ tát một lần  nữa, ngay cả nếu chúng ta tái sanh như một con người. Và vì thế có nghĩa là chúng ta sẽ phải lệ thuộc vào cha mẹ và một vị thầy tâm linh và Ba Ngôi Tôn Quý. Và vì thế quý vị muốn có một mối quan hệ chân thành thẳng thắn với họ chứ không phải là một thứ lừa dối. Bởi vì điều gì sẽ xảy ra nếu quý vị có một vị thầy lừa đảo. Rồi thì quý sẽ  phải đón nhận tất cả những loại hoàn cảnh ngược đãi và giáo phái cúng bái, và v.v… và cha mẹ có thể ngược đãi quý vị, và tất cả những thứ như vậy. Cho nên quý vị muốn tránh những thứ ấy để quý vị sẽ có thể phát triển tâm giác ngộ thuần khiết một lần nữa trong những kiếp sống tương lai.

Nhưng như tôi nói, với cha mẹ hơi tế nhị một tí vì nhiều người trong chúng ta có thể có cha mẹ không nhất thiết là thấu hiểu con đường tâm linh của chúng ta hay ưa thích nó. Chúng ta không nói về phải nói với cha mẹ chúng ta mọi chi tiết tỉ mỉ về đời sống riêng tư, đời sống cá nhân của chúng ta. Chúng ta không phải nói dối, nhưng không có nghĩa là chúng ta phải nói tất cả mọi thứ. Nhưng điều đang liên hệ là trong hình thức của những việc tâm linh, trong mô thức của việc hổ trợ họ. Nếu tôi nói tôi sẽ giúp đở cha mẹ tôi, đem rác ra ngoài mỗi ngày, thế thì tôi làm như thế mỗi ngày. Tôi không lừa dối họ, loại việc thế này, trong hình thức hổ trợ họ, trong mô thức nếu cha mẹ hỏi về sự thực hành tâm linh của chúng ta. "À, vâng, tôi…" Chúng ta không nói dối việc rằng việc này không là điều gì đấy quan trọng trong đời sống của tôi.


b- Thứ hai là chấm dứt chê trách và khinh thường chư vị Bồ tát. Khinh thường có nghĩa là chúng tôi không thích quý vị, chúng tôi thấy khuyết điểm bởi vì chúng tôi sân hận với người này. Nhưng rắc rối ở đây là ngoại trừ chúng ta là Phật, thì chúng ta sẽ không bao giờ chắc chắn ai thật sự là Bồ tát. Ngược lại điều này là xem mọi người như vị thầy của chúng ta. Ngay cả nếu người ta đang hành động trong một cung cách thô lỗ và ghê tởm, tuy nhiên họ dạy chúng ta không cư xử trong cách ấy. Bây giờ quý vị phải rất cẩn thận với điều này bởi vì quý vị có thể lỗi lầm khi nói điều này như là luật định, và nó là một sự tồn tại hoàn toàn tự chính nó từ phía nó, và chúng ta không cố gắng để thấy tính tương đối của điều này. Bởi vì ở đây không nói rằng nếu người nào đó đang hành động một cách tàn phá và quý vị không cố gắng để làm họ dừng lại khi người nào đó đang làm một sai sót hay người nào đó đang hành động một cách tổn hại, đó là một phần của Bồ tát giới: nếu quý vị có khả năng để chặn họ lại, thì quý vị phải làm họ ngưng lại. Đức Phật luôn làm như vậy. Vấn đề ở đây là không tìm khuyết điểm, với sân hận và thù oán. "Ngươi là một người xấu và bây giờ ta phải trừng phạt ngươi, ta sẽ đánh ngươi". Người này đang hành động một cách tai hại; họ là thầy tôi; dĩ nhiên, họ đang dạy tôi không hành động như vậy. Tuy nhiên, tôi muốn giúp họ, và để giúp họ thì tôi cần giúp họ dừng tạo nghiệp bất thiện và để dừng việc làm tổn hại. Vì thế tôi đang làm việc này với từ ái và bi mẫn.

Bổn sư của tôi, Serkong Rinpoche, không đề cập tên, có một vị thầy tâm linh Tây Tạng nọ, người đang dạy học trò của ngài thực hiện điều gì đó để làm một loại thực tập nào đó rất cao, vượt ngoài trình độ của những môn nhân này. Và Serkong Rinpoche, nói, "À, vâng, động cơ của vị thầy này có thể là trong sạch, loại động cơ của tâm giác ngộ để giúp đở  người khác, nhưng những phương pháp của ngài không thiện xảo lắm.'' Ngài đang chỉ ra một khuyết điểm và ngay cả không đang chỉ ra cho vị thầy ấy, mà đang chỉ ra tới tôi, một học trò của ngài. Có phải là tán gẫu không?  Không. Serkong Rinpoche đang làm gì? Ngài đang chỉ ra - ngài không giận hờn với vị thầy ấy, nhưng ngài đang dạy tôi rằng bất chấp mục tiêu và động cơ cùng xu hướng tâm giác ngộ của quý vị là tốt lành đi nữa, nhưng quý vị phải thiện xảo trong các phương pháp khi sử dụng để giúp đở người khác. Hãy suy nghĩ một cách cẩn  thận về những gì quý vị dạy người khác.

Cho nên chúng ta phải thừa nhận rằng người nào đó đang làm một sai sót khi họ đang làm sai sót; chúng ta không phải sân hận, và chúng ta cố gắng để học hỏi từ điều đó. Và nếu người kia dễ tiếp thu để thay đổi, thì chúng ta chỉ ra khuyết điểm của họ. Nếu họ là một vị Bồ tát, hay mong muốn để là một vị Bồ tát, không có nghĩa là họ thiện xảo như một Đức Phật và biết một cách chính xác đâu là cách tốt nhất để hành động và lợi ích của việc  này là gì. Và chúng ta làm việc này mà không phải la lên như: "Ta là thẩm quyền thánh thiện" và "Thánh thiện, thánh thiện, ta thiêng liêng! Ta biết điều gì là tốt nhất". Chắc chắn không phải là trong cách tự phụ như thế, mà rất khiêm tốn, một lời khuyên dâng hiến. Cho nên vấn đề không phải là bình phẩm, không phải bới tìm khuyết điểm vì sân hận; "với tình trạng khinh thường của tâm tư," với sự thù ghét con người, sân hận với họ. Bởi vì họ đang cố gắng. Chúng ta không biết. Tôi không phải là một Đức Phật, vì thế tôi không biết có phải quý vị hành động trong cách này do bởi là một vị Bồ tát thiếu thiện xảo, hay có phải quý vị hành động trong cách này bởi vì quý vị là vô cùng si mê. Nhưng vấn đề là không nổi giận với người ấy, bởi vì người ấy có thể là một vị Bồ tát tiềm tàng., và vì thế có lẻ họ đang hành động để dạy tôi điều gì đó, sau đó chúng ta tiếp tục phải tôn kính cho thái độ Bồ tát, và điều đó sẽ giúp chúng ta tiếp tục có tâm giác ngộ kiên quyết này trong những kiếp sống tương lai.

c- Thứ ba là chúng ta chấm dứt làm người khác hối hận bất điều tích cực hay tiêu cực gì mà họ đã làm. Thay vì thế chúng ta khuyến khích người khác hãy tích cực và hữu dụng, và nếu họ dễ tiếp thu thì chúng ta động viên họ làm việc trong việc phát triển tâm giác ngộ, đi theo con đường tâm linh đến Giác Ngộ. Đó là những người nào đó đang làm điều gì đó tích cực, họ đang thực hành một loại thực tập tâm linh nào đó, đang theo một vị thầy nào đó không phải thầy của chúng ta. Điều chúng ta cần là tránh làm cho họ hối hận như: "Quý vị là khờ dại mới theo vị thầy ấy, thực hành như thế ấy, hay thuộc trung tâm Phật Pháp ấy" - làm họ phải hối hận đã làm những việc ấy. Người ta có thể rất chán nản, thất vọng và hoàn toàn không muốn tiếp tục nữa. Nhưng chúng ta hãy khuyến khích họ, chúng ta giúp đở họ. Nếu những gì họ đang làm là xây dựng, tích cực - quá tốt! Và nếu họ dễ lãnh hội, chúng ta hãy đề nghị những thứ xa hơn mà họ có thể làm. Nếu họ không dễ tiếp thu, thì đừng. Nếu chúng ta muốn mọi người thành tựu Giác Ngộ, thế thì những gì sẽ hổ trợ họ để đạt được Giác Ngộ là hành động của họ là xây dựng; cho nên nếu họ đã hành động một cách tích cực thì hãy động viên họ - tốt quá! Đừng làm họ chán nản bởi việc làm họ hối hận. Họ cúng dường tiền của đến một trung tâm Phật Pháp khác, chứ không phải trung tâm của tôi!"A, quý vị không nên làm như vậy - quý vị nên cúng cho tôi." Đó không phải là cách chúng ta làm, okay.

d- Điều cuối cùng, điều sau cùng trong bốn điều này, là chấm dứt đạo đức giả và khoe khoang trong việc giao tiếp với người khác. Biểu hiện "đạo đức giả" là che dấu lỗi lầm của chúng ta khi chúng ta có và giả vờ như không có, và "khoe khoang" có nghĩa là chúng ta giả vờ có những phẩm chất mà chúng ta không có. Tôi là một người đạo đức giả: Tôi nói quý vị không hút thuốc, nhưng tôi ra ngoài và trong phòng riêng tôi hút thuốc. Đó là đạo đức giả. Tôi đang che dấu những khuyết điểm của tôi.

Okay. Cho nên thay vì hành động như vậy trong việc giao tiếp với người khác, nếu chúng ta đang tiếp nhận trách nhiệm hổ trợ người khác thì chúng ta phải luôn luôn trung thực và cởi mở với họ. Những giới hạn của chúng ta là gì? Những năng lực của chúng ta là gì? Điều đó là rất, rất quan trọng. Những con người khác nhau, một cách đặc biệt nếu quý vị ở trong phạm vi Phật Pháp và cố gắng để giúp đở người khác hoặc là một vị thầy hay một hành giả Phật Pháp, đừng giả bộ là một loại người thánh thiện nếu quý vị không phải thế. Nhiều người tuyệt vọng trong việc giúp đở một cách rất dễ dàng sẽ vọng tưởng tất cả mọi thứ vào người nào đó mà họ thấy như khả dĩ có thể giúp đở họ. Họ lãng mạn, lý tưởng, và có tất cả những hy vọng không thật. Và thường thì họ cực kỳ thất vọng và rất chán nản vào lúc cuối - "vở mộng" như chúng ta thường nói trong tiếng Anh “disillusioned” - và chúng ta có thể thậm chí từ bỏ. Nhưng nếu chúng ta ở trong vị thế để giúp đở người khác, hay nếu chúng ta là một vị thầy, thì chúng ta không nhất thiết phơi bày tất cả mọi khuyết điểm của chúng ta; nhưng khi nó liên hệ đến người khác, thì chúng ta thừa nhận khuyết điểm của chúng ta. "Tôi chưa học điều này. Tôi vẫn không nhẫn nhục lắm. Tôi vẫn sân hận." Quý vị thừa nhận những khuyết điểm này. Quý vị không dấu diếm chúng, nhưng quý vị nói rằng tôi đang làm việc với những thứ này. Bởi vì nếu chúng đang cố gắng để hổ trợ người khác, thường thường - mặc dù họ có thể là đầy cảm hứng bởi một lý tưởng hóa nào đó - thường thì điều sẽ truyền cảm hứng hơn trên một trình độ ổn định là tấm gương của người nào đó đang thật chân thành hành động với những khuyết điểm của họ. Đó là điều gì đó mà quý vị có thể liên hệ hơn như một học trò cần giúp đở.

Cho nên đây là năm loại tu tập mà chúng ta hứa hẹn tuân theo khi chúng ta có thể trạng nguyện vọng của tâm giác ngộ, và một cách đặc biệt thể trạng phát nguyện cam kết. Bốn tu tập cho tâm giác ngộ kiên quyết không bị suy thoái trong kiếp sống này; và một tu tập (điều thật sự có bốn phần này) để không đánh mất tâm giác ngộ kiên quyết trong những kiếp sống tương lai.

Chúng ta sẽ chấm dứt buổi giảng ở đây và sẽ tiếp tục vào lúc 5 giờ. Và nếu quý vị có câu hỏi nào, thì chúng ta có thể bắt đầu buổi giảng với một số câu hỏi. Okay. Cảm ơn.

Ẩn Tâm Lộ, Wednesday 15, 2015

Bài liên hệ



http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/practice_material/vows/bodhisattva/bodhichitta_actions_bodhisattva_vows/transcript_2.html