Tác
giả: Alexander Berzin / Riga, Latvia, July 2004
Chuyển
ngữ: Tuệ Uyển
Thiền Tập Với Bảy
Phần Nhân Quả
Mặc
dù có nhiều lời về hai phương pháp cho việc xây dựng tâm giác ngộ này, tôi nghĩ
tốt hơn nếu lúc nào đó chúng ta có hỏi đáp, vì để giải thích hai phương pháp
này sẽ cần khá nhiều thời gian. Vấn đề duy nhất mà tôi muốn đề cập là trong thiền
tập bảy phần nhân quả - việc thừa nhận mọi người đã từng là bà mẹ của quý vị
trong một kiếp trước nào đấy, và nhớ lại lòng ân cần tử tế của lòng thương bà mẹ
mà chúng ta đã từng tiếp nhận - bước thứ ba thường được diễn dịch là - tôi cũng
thường chuyển dịch nó - như "đền đáp lòng ân cần ấy". Đó không là một
sự chuyển dịch chính xác bởi vì nó nghe như bị ép buộc để trả lại - đó không phải
là ý nghĩa thật sự. Một sự chuyển dịch tốt hơn của thuật ngữ là "biết
ơn". Nếu chúng ta nhớ lại tất cả lòng ân cần tử tế mà chúng ta đã tiếp nhận,
thế thì tự động chúng ta biết ơn nó. Nếu quý vị nhớ lòng ân cần tử tế đó, thì
quý vị sẽ biết ơn nó.
Và
bước tiếp theo là yêu thương, nhưng thật sự có hai giai tầng của lòng yêu
thương ấy và cũng không thường được giải thích. Thứ nhất chúng ta tiếp nhận -
và điều này tự động đi đến từ sự biết ơn lòng ân cần tử tế mà mọi người đã biểu
lộ đến chúng ta - và điều được gọi là "lòng yêu thương nhiệt tình".
Đó là một cảm giác gần gũi với mọi người - bất cứ người nào chúng ta gặp, nó chỉ
làm ấm áp trái tim chúng ta. Chúng ta cảm thấy gần gũi với mọi người bởi vì
chúng ta biết ơn lòng ân cần tử tế mà mọi người đã biểu lộ đến chúng ta. Rồi
thì đến lòng yêu thương là nguyện ước cho mọi người được hạnh phúc và có những
nguyên nhân của hạnh phúc - đó là lòng từ ái.
Cho
nên, một lần nữa, đừng tầm thường hóa điều
này. Chúng ta đang nói về một con muỗi bay vo ve chung quanh đầu chúng ta và
quý vị đúng là vui sướng, nó chỉ làm ấm áp trái tim quý vị, "Ô, thật diệu
kỳ, tạo vật này đã từng ân cần tử tế với tôi trong một kiếp trước và bây giờ nó
trở lại." Sự tương tục tinh thần bây giờ có hình thức của một con muỗi -
"Ô, thật kinh khủng làm sao, bà mẹ tôi đau khổ thế nào như hiện diện bây
giờ là một con muỗi." Nó chỉ làm ấm áp trái tim chúng ta, chúng ta biết ơn
nó, thật hạnh phúc để gặp con muỗi này. Quý vị không phải tự kích thích để suy
nghĩ, à, nó đã từng là bà mẹ tôi trong một kiếp trước," hãy nghĩ về sự
tương tục tinh thần và v.v…Quý vị không phải nghĩ về tất cả những điều đó, nó
chỉ khởi lên, giống như, một cách tự động, không cố gắng, hốt nhiên. Đó là những
gì chúng ta nói ở đây, cho nên đừng tầm thường hóa điều này. Nó rất tiến bộ. Đó
là những gì mà một vị Bồ tát cảm nhận .
CÂU
HỎI
Mối Quan Hệ Giữa
Giải Thoát Và Giác Ngộ
HỎI: [không nghe được]
ĐÁP: Câu hỏi đang
quan tâm đến mối quan hệ giữa giải thoát và Giác Ngộ. Nếu chúng ta không hướng
đến việc thành tựu giải thoát, nó có nghĩa là gì? Giải thoát ở chỗ nào trên con
đường đến Giác Ngộ? À, giống như chúng ta không đang hướng đến như mộ vị Bồ tát
để đạt đến giải thoát, nhưng chúng ta sẽ đạt giải thoát như một giai tầng trên
con đường đến Giác Ngộ. Và vì thế, nếu chúng ta hướng để đạt đến tầng thứ ba của
việc xây dựng, thế thì dĩ nhiên trên con đường đến tầng thứ ba chúng ta có tầng
thứ hai. Nhưng đó không là mục tiêu của
chúng ta, chỉ đến tầng thứ ba; mục tiêu của chúng ta là đến tầng thứ hai. Cho
nên nó đến trên con đường. Nhưng chúng ta sẽ cần nhiều năng lượng để đến tầng
thứ ba hơn là chỉ đến tầng thứ hai. Chúng ta hướng đến việc loại bỏ tất cả mọi
thói quan của những cảm xúc phiền não, vì thế dĩ nhiên trong tiến trình làm việc
ấy quý vị có thể loại trừ những cảm xúc phiền não trước. Và quý vị sẽ như thế.
Bồ Tát Đạo Trong
Đại Thừa Hiển Giáo Và Mật Giáo
HỎI: Vậy thì, chúng
ta đang nói về Bồ tát đạo là gì. Đây là giáo lý của Hiển Giáo, chứ không phải của
Mật giáo?
ĐÁP: Ô, như vậy
hoàn toàn không đúng. Điều này là thông thường trong cả Hiển giáo và Mật giáo.
Cả Hiển giáo và Mật giáo là những phân nhánh của Đại Thừa - chúng ta đang nói về
Đại Thừa phổ thông. Và theo những giáo huấn khác nhau, nhằm để đạt đến giai tầng sau cùng của Giác Ngộ, thì chúng ta
cần có linh quang của tâm thức. Cho nên ngay cả nếu chúng ta đi theo con đường
của Hiển giáo, trên mười địa của Bồ tát trước khi Giác Ngộ, thì chúng ta sẽ phải
theo sự thực hành của tantra cao nhất để thành tựu linh quang, bởi vì chỉ có điều
ấy mới thật sự là nguyên nhân trực tiếp cho Giác Ngộ. Cho nên đây là nền tảng
hoàn toàn của con đường mật giáo tantra cũng như của hiển giáo kinh thừa. Cả
hai là Đại Thừa. Điều thật sự khác biệt là trong dạng thức đầy đủ của phương
pháp cho việc đạt đến Giác Ngộ, nhưng việc phát triển mục tiêu, động cơ -
là giống nhau y hệt.
Dĩ
nhiên, nhằm để thực hành mật tông tantra chúng ta phải phát triển xu hướng tâm
giác ngộ trước. Bằng khác đi, mật tông tantra hoàn toàn vô nghĩa. Và chắc chắn,
chúng ta phát triển tâm giác ngộ trước, và tất cả mọi thứ mà chúng ta thảo luận
bây giờ là những thứ chúng ta làm trước khi thực hành tantra, nhưng chúng không
là những thứ mà chúng ta bỏ đi một khi chúng ta đang thực hành mật tông tantra.
Thật
hoàn toàn không thích đáng để bắt đầu việc thực hành mật tông tantra quá sớm
trên con đường tâm linh, khi chúng ta chưa được chuẩn bị. Nhưng chúng ta duy trì
tâm giác ngộ, bằng khác đi việc quán tưởng tự thân như một hình tướng Đức Phật
- thì chúng ta đang làm gì đây? Đó là bởi vì chúng ta đang hướng đến để trở
thành điều ấy, và hãy thừa nhận rằng quý vị chưa thành tựu việc ấy. Cho nên
toàn bộ sự tập trung vào tự thân như hình tướng một Đức Phật với tâm giác ngộ,
bằng khác đi cũng có thể tưởng tượng quý vị là Cleopatra
hay Napoleon
- một người điên rồ. "Bây giờ tôi là Mickey Mouse và tôi sẽ hướng dẫn mọi
người đến Disneyland" - thật là điên rồ.
Hãy Sẳn Sàng Để
Bắt Đầu Với Việc Thực Hành Mật Tông Tantra
HỎI: Vậy thì chúng
ta có nhiều sự khai tâm quán đảnh trong đời sống chúng ta, nhiều vị thầy đang đến,
nhưng chúng ta diễn tả thời khắc mà chúng ta đã phát triển tâm giác ngộ của
chúng ta và chúng ta đã sẳn sàng trong sự thực hành mật tông tantra như thế
nào?
ĐÁP: À, hoàn cảnh
như nó là, đặc biệt ở phương Tây, giống như nhiều lý do khác nhau, thật là phức
tạp. Nhiều vị lạt ma đang ban lễ khai tâm quán đảnh và đang ban những lễ quán đảnh
quá sớm cho những người hoàn toàn chưa được chuẩn bị về nó. Bây giờ, nếu thính
chúng là người Tây Tạng - người Tây Tạng dĩ nhiên tất cả đều tin tưởng (nó là một
bộ phần của văn hóa Tây Tạng) vào những kiếp sống tương lai và tất cả đều nghĩ
"À, tôi đang gieo trồng những hạt giống cho các kiếp sống tương lai."
Và những lạt ma cũng nghĩ trong những mô thức như thế. Và đại đa số những vị lạt
ma này cũng không phân biệt giữa những người phương Tây và Tây Tạng. Ngay cả nếu
họ có phân biệt đi nữa - ngay cả Đức Đạt Lai Lạt Ma, mặc dù nhận ra rằng người
phương Tây không tin vào những kiếp sống tương lai, nhưng ngài vẫn cảm thấy rằng
như vậy vẫn lợi lạc. Nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn luôn nói rằng [nếu quý vị
chưa sẳn sàng để thực tập mật tông,] thì quý vị liên hệ với điều này, quý vị sẽ
có sẳn hạt giống trong tâm thức và chờ đợi cho đến khi quý vị thật sự sẳn sàng
cho việc thực tập nó một cách chân thành.
Hầu
hết mọi người đi đến những lễ khai tâm quán đảnh này chỉ vì ngưỡng mộ; thường
được gọi là "gia hộ". Họ khong thật sự được chuẩn bị để tiếp nhận giới
nguyện và vì thế họ không tiếp nhận sự khai tâm. Bây giờ, khi nào chúng ta sẳn
sàng? Khi chúng ta thật sự có nền tảng của viễn ly và quy y để bắt đầu - một
cách chân thành, không chỉ vô ý nghĩa bô la bô lô. Với sự viễn ly, tâm giác ngộ,
và tánh không - chúng ta không đợi cho đến khi nó là [tâm giác ngộ] vô tác,
nhưng tối thiểu chúng ta có một sự thấu hiểu đúng đắn về nó là gì và đi qua những
giai tầng của thiền tập để xây dựng lên cho đến cảm nhận nó. Chúng ta có thể
làm việc ấy ngay cả qua [tâm giác ngộ] tạo tác. Và chúng ta sẽ nhiệt tình giữ
gìn giới nguyện. Rồi thì chúng ta sẳn sàng. Và chúng ta thấu hiểu điều gì đó về
phương pháp mật tông tantra, và chúng ta tin chắc rằng đây là một phương pháp
thích đáng cụ thể, và chúng ta có sự tôn trọng nó - không chỉ là đi vào một con
đường nào đó một cách mù quáng, hay với một ý tưởng tiềm tàng nào đấy về vấn đề
đó là gì. Và chúng ta có một sự tôn kính lớn lao đối với vị thầy ban bố lễ khai
tâm quán đảnh. Quý vị cảm thấy một sự nối kết
nào đó vì thế quý vị được truyền cảm hứng bởi vị thầy.
Cũng
thế chúng ta quan tâm đến ngondro, những thực tập chuẩn bị sơ bộ. Những sự thực
tập chuẩn bị thông thường là rất cần thiết - tối thiểu để có một thể trạng tạo
tác của bốn tư tưởng chuyển tâm đến giáo Pháp, đời sống con người quý giá, sự
chết và vô thường, hoạt động của nghiệp, và nổi khổ đau của luân hồi. Cho nên
chúng ta có sự viễn ly về nó, và rồi dĩ nhiên quy y và tâm giác ngộ. Và tâm
giác ngộ hàm ý việc tu tập về sáu ba la mật - sự tập trung, sự thông hiểu về
tánh không, và v.v… Những thứ đó chúng ta cần để tiến đến mật tông. Bây giờ, những
sự chuẩn bị đặc biệt hay không thông thường - bốn tư tưởng hướng tâm đến giáo
Pháp là thông thường trong hiển giáo lẫn mật giáo - những gì không thông thường
hay đặc biệt với mật tông là thêm vào tất
cả những thứ này như một trăm nghìn thứ này thứ nọ. Sự quán tưởng không quan hệ
- chúng là giống nhau cho dù chúng ta quán tưởng với Liên Hoa Sanh, Tông Khách
Ba, bất cứ ai; không hề gì, tất cả là giống nhau. Vấn đề là để xây dựng năng lực
tích cực, thể trạng của tâm thức, và thực hành một sự tịnh hóa nào đó.
Và
vì thế mặc dù tốt nhất là hoàn tất những thứ ấy trước khi tiếp nhận lễ khai tâm
quán đảnh, tối thiểu chúng ta phát nguyện hành động ở một mức độ nào đó sau khi
tiếp nhận lễ khai tâm bởi vì không có điều ấy, thì quý vị sẽ không có nhiều
thành công trong sự thực hành của quý vị. Quý vị không có nổ lực, quý vị không
có năng lượng; có quá nhiều tiêu cực. Cho nên chúng ta cần một sự phối hợp của
cả hai. Với những thứ thông thường tôi nghĩ rằng chúng ta chắc chắn cần một
trình độ nào đó cho nó trước lễ khai tâm. Những thứ đặc biệt - tùy vào truyền
thống, tùy vào vị thầy, tùy vào hoàn cảnh; cho dù chúng ta hoàn tất nó trước
hay sau khi hay làm cả hai. Đó cũng là một bộ phận của nó.
Như
tôi nói, hầu hết mọi người, họ chưa được chuẩn bị để tham dự một lễ khai tâm
Nhưng nếu quý vị không thật sự được chuẩn bị, nó vẫn là sự truyền cảm hứng. Nó
thường được quý vị đi "cho sự gia hộ", nhưng đó là một sự chuyển dịch
ngớ ngẫn; quý vị có được sự truyền cảm hứng từ đấy - rất hữu ích, rất tốt -
nhưng chúng ta không nên ngu ngơ nghĩ rằng chúng ta thật sự tiếp nhận lễ khai
tâm. Nó được tuyên bố rất rõ ràng, Sakya Pandita nói một cách rất rõ ràng:
không có giới nguyện, quý vị không nhận một lễ khai tâm nào. Và để tiếp nhận giới
nguyện quý vị phải tiếp nhận chúng một cách ý thức. Ở đấy và rồi sau này chúng
ta thấy, "À, vị Lạt ma thực hiện nghi thức toàn bằng Tạng ngữ. Tôi không
có một ý tưởng nào về vấn đề gì đang xảy ra. Tôi không có ý kiến gì về việc tôi
thọ giới, và chỉ như một con két tôi lập lại bô la bô lô bằng Tạng ngữ và bây
giờ tôi bị kẹt với những giới này," quý vị không tiếp nhận giới. Quý vị
không có giới, quý vị không có sự quán đảnh. Đừng ngu ngơ với chính mình. Để thọ
giới, quý vị phải thật ý thức biết những gì quý vị đang làm và thật ý thức để
tiếp nhận chúng. Không có điều ấy, không có lễ quán đảnh thật sự xảy ra. Quý vị
chỉ đến đấy, và nếu quý vị cởi mở đúng mức, thì quý vị tiếp nhận một sự truyền
cảm hứng nào đó, giống như một đứa bé hay một con chó ở đấy.
Dính Mắc Vào Một
Vị Thầy Tâm Linh
Chúng
ta có thể có thêm một câu hỏi nữa nếu có ai hỏi.
HỎI: Cho nên câu hỏi
là vấn đề chúng ta nên đối diện với những trình độ vi tế của dính mắc, một cách
đặc biệt những trình độ vi tế của việc dính mắc vào vị thầy tâm linh của một
hành giả; bởi vì những phương pháp chúng ta diễn tả hôm qua, trong trường hợp
này chúng không hoạt động. Chúng ta đối diện với những trình độ vi tế của việc dính
mắc vào một vị thầy tâm linh của một hành giả như thế nào?
ĐÁP: Như Đức Đạt
Lai Lạt Ma giải thích, nếu chúng ta dính mắc vào vị thầy tâm linh hay chấp trước
vào Giác Ngộ hay dính mắc vào sự thực tập hay hành thiền hay điều gì giống thế
đấy của chúng ta, quý vị không thể nói rằng nó toàn là tiêu cực bởi vì nó thật
có một lợi ích nào đó: nó làm chúng ta tập trung về những thứ rất tích cực. Và
vì thế không phải là điều gì đó chúng ta phải tập kích thật mạnh mẽ trong cùng
cách như chúng ta tấn công, như, dính mắc vào việc săn bắn - điều gì đó tiêu cực;
hay như dính mắc vào kem ăn, nó là thứ trung tính; hay dính mắc vào vợ hay chồng,
thì có hơi khác nhau.
Sự
dính mắc chúng ta giải thích là sự thổi phồng những phẩm chất tích cực, và rồi
thì không muốn buông ra. Cho nên, nếu không muốn buông bỏ việc đi theo một vị
thầy - dĩ nhiên đó phải là một vị thầy đủ
phẩm chất - và không buông bỏ việc hành thiền và thực hành và Giác Ngộ và cố gắng
và tất cả những thứ này - điều ấy là hoàn toàn tốt đẹp. Vậy thì điều chúng ta
phải điều chỉnh ở đây là sự thổi phồng. À, quý vị muốn tập trung vào những phẩm
chất của vị thầy, vì thế đó không là một vấn nạn, nhưng thổi phồng rằng đúng
nghĩa là một vị Phật có thể đọc tư tưởng của mọi người và biết số điện thoại của
mọi người trên thế giới - đây là một sự thổi phồng. Điều này chúng ta phải cẩn
thận.
Một
cách đặc biệt với vị thầy tâm linh, thì chúng ta phải rất cẩn thận bởi vì thường
thì điều xảy ra là trong sự tập trung vào những phẩm chất tốt đẹp, một cách đặc
biệt nếu chúng ta thổi phồng chúng, những gì thường đồng hành với sự thổi phồng
là những phẩm chất yếu kém của chính chúng ta. Và như một kết quả, chúng ta trở
thành lệ thuộc vào vị thầy. Điều ấy rất khác với việc nương tựa vào sự hướng dẫn
và ngưỡng mộ vị thầy. Lệ thuộc là "Tôi không thể sống mà không có vị ấy và
tôi không thể làm việc gì mà không có vị ấy" - đây là điều gì đó mà chúng
ta phải quan tâm. Và một vị thầy tâm linh thích đáng là người dạy dỗ chúng ta để
chúng ta tự đứng trên đôi chân của mình và trở thành một Đức Phật của chính
chúng ta; không phải là người nào đó muốn chúng ta lệ thuộc vào vị ấy. Marpa,
cuối cùng, nói với Milarepa sau khi đã dạy ngài: "Bây giờ, đi. Đi xuống
núi, đi ra khỏi hang động. Bây giờ ngươi phải tự hành động cho chính
ngươi." Milarepa đáp ứng lại Marpa một cách hoàn toàn, hoàn toàn biết ơn mọi
thứ mà thầy ngài đã dạy cho ngài, nhưng ngài không lệ thuộc vào thầy của ngài.
Và
nếu chúng ta có một mối quan hệ như quý vị đề cập với một vị thầy khác, một vị
thầy không phải Phật Giáo, thế thì chúng ta có thể học hỏi nhiều từ vị thầy ấy
- được biết như một vị thầy phẩm chất với
những gì họ đã dạy dỗ - chúng ta có thể được truyền cảm hứng rất nhiều, chúng
ta có thể học hỏi nhiều từ vị thầy ấy, có một sự tôn trọng lớn đối với vị thầy ấy,
hãy tập trung trên những phẩm chất tốt đẹp của vị thầy ấy - điều ấy là rất lợi
lạc. Phật Giáo nói quan tâm đến mọi người như vị thầy của chúng ta - hãy học hỏi
từ họ. Nhưng xét cho cùng, chúng ta quan tâm đến điều gì, đến từ sự dính mắc,
là sự thổi phồng những phẩm chất tốt đẹp, một cách đặc biệt nghĩ rằng vị thầy
không Phật Giáo này có thể hướng dẫn chúng ta đến mục tiêu của Phật Giáo của
Giác Ngộ. Họ không cố gắng để hướng chúng ta đến đấy, vì thế chúng ta không nên
thổi phồng và nghĩ rằng họ đang đưa chứng ta đến đấy. Họ có thể dạy chúng ta điều
gì đó lợi lạc trên con đường - đó là điều hoàn toàn có thể. Việc học hỏi từ họ,
nương tựa họ, không muốn từ bỏ trong ý
nghĩa "Ô, điều này là ngu ngốc, việc này là lãng phí thời gian" - điều
này là okay. Vấn đề là không thổi phồng và ngay cả trong trường hợp của vị thầy
Phật Giáo của chúng ta, giống như trường hợp của Milarepa và Marpa, cuối cùng
chúng ta cần tiếp tục và đứng trên đôi chân của chúng ta. Hãy trở lại khi chúng
ta cần thầy, để làm sáng tỏ những việc gì đó, nhưng không phải là một cách lệ
thuộc tôi phải ở bên cạnh như một con chó con.
Vậy
thì, tại sao chúng ta không chấm dứt ở đây hôm nay Chúng ta nghĩ bất cứ điều hiểu
biết nào chúng ta có được nguyện cho nó thâm nhập ngày càng sâu hơn, và hoạt động
như nguyên nhân cho việc thành tựu Giác Ngộ và làm lợi ích cho tất cả.
Ẩn
Tâm Lộ, Saturday, July 25, 2015
http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/sutra/level2_lamrim/advanced_scope/bodhichitta/what_needs_to_be_understood_in_order_to_have_a_bodhichitta_aim/session_4.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét