Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

XÂY DỰNG NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHO TÂM GIÁC NGỘ



Tác giả: Alexander Berzin / Riga, Latvia, July 2004
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển


1- Ôn Lại

a- Có Một Ý Tưởng Chính Xác Về Tâm Giác Ngộ Và Giác Ngộ

Sáng nay, chúng ta sẽ nói về tâm giác ngộ, nó thật sự là gì. Chúng ta đã thấy rằng có một tâm giác ngộ sâu sắc nhất, và tương đối, và nó hướng đến Giác Ngộ, và một cách đặc biệt sự Giác Ngộ của chính cá nhân của chúng ta chưa xảy ra, nhưng là thứ có thể được gán trên sự tương tục tinh thần của chúng ta - rằng ở tại một thời điểm nào đó nó sẽ xảy ra. Nhưng nó không là không thể tránh được nếu chúng ta không xây đắp những nguyên nhân cho nó xảy ra, thì nó sẽ không xảy ra. Cho nên, tâm giác ngộ tương đối hướng đến vào những gì Giác Ngộ thật sự là, và tâm giác ngộ sâu xa nhất là hướng đến vấn đề sự Giác Ngộ tương lai tồn tại như thế nào - đấy là tánh không.

Và hãy nói trong dạng thức của tâm giác ngộ tương đối - cách mà tâm thức nhận nó như đối tượng của nó với hai mục tiêu.

·        Một mục tiêu là để đạt đến thể trạng ấy,  nói cách khác là cho nó trở thành sự Giác Ngộ xảy ra hiện tại, chứ không là một sự Giác Ngộ chưa xảy ra.
·        Mục tiêu khác là để làm lợi ích cho mọi người một cách tròn vẹn nhất bằng phương tiện của sự Giác Ngộ ấy. Nhưng thật sự mục tiêu ấy thậm chí đến sớm hơn bởi vì nó là bộ phận của động cơ chúng ta muốn làm lợi ích cho mọi người tối đa như có thể, do thế - vì chúng ta nhận ra rằng để làm điều ấy một cách trọn vẹn thì chúng ta cần thành tựu Giác Ngộ tròn vẹn như có thể - chúng ta hướng đạt đến Giác Ngộ và trong thực tế để làm lợi ích cho người khác.

Và do thế, tâm giác ngộ được đồng hành bởi từ ái và bi mẫn nhưng chắc chắn không giống y như từ ái và bi mẫn, cho nên chúng ta thật sự phải phân biệt những thể trạng này của tâm thức, những nhân tố tinh thần này. Bi mẫn, xét cho cùng, có mục tiêu của nó - đại bi (không chỉ là lòng bi mẫn thông thường) là hướng đến mọi người, và một cách đặc biệt nổi khổ của mọi người. Nó không hướng đến Giác Ngộ; nó hướng đến sự đau khổ của mọi người, và cách mà tâm thức an trú trên đối tượng đó là với nguyện ước và mục tiêu cho họ được thoát khỏi khổ đau, cho sự đau khổ ấy biến mất, cũng với một xu hướng là tôi sẽ làm điều gì đó về nó, nguyện ước để có thể điều gì đó về nó. Cho nên điều ấy đến trước, trước tâm giác ngộ. Và chúng ta có thể có lòng bi mẫn một cách đồng thời với tâm giác ngộ bởi vì chúng ta có thể có vài thể trạng tinh thần cùng lúc với những đối tượng khác nhau đồng thời, giống như chúng ta có thể nghe và thấy cùng lúc chúng ta đang nói chuyện với người nào đó. Giống như thế, chúng ta có thể lòng bi mẫn và tâm giác ngộ cùng lúc, nhưng chúng là những đối tượng khác nhau - chúng tập trung trên những thứ khác nhau. Thế nên thật rất quan trọng để phân biệt bi mẫn với tâm giác ngộ. Bi mẫn là nguyện ước cho mọi người thoát khỏi khổ đau và nguyên nhân của đau khổ; từ ái là nguyện ước được hạnh phúc và có những nguyên nhân của hạnh phúc. Tất cả những thứ này là các thể trạng khác nhau của tâm thức.

Để thật sự tập trung một cách thích đáng trên chân lý tương đối (tục đế) của sự Giác Ngộ tương lai của chính chúng ta, là thứ chưa xảy ra - nói cách khác là tập trung trên vấn đề nó là gì - chúng ta phải có một ý tưởng chính xác về vấn đề Giác Ngộ là gì. Nếu nó là một  ý tưởng không chính xác là chúng ta có thể chỉ phất cây đủa thần hay chuyển động đôi tay của chúng ta và giải quyết tất cả mọi vấn nạn của thế giới hay vũ trụ - à, đó không là phải Giác Ngộ là gì, đó là không là điều gì đó có thể hiện hữu, do thế, để hướng đến việc thành tựu  nó là một ý nghĩ kỳ quặc. Chúng ta phải có một ý tưởng, sự thấu hiểu thật chính xác về vấn đề Giác Ngộ thật sự là gì vì thế chúng ta cần thật quen thuộc với tất cả những phẩm chất của một Đức Phật. Chúng ta đã phải học hỏi sẳn sàng khi chúng ta quy y, đặt vào một phương hướng an toàn trong đời sống của chúng ta - chúng ta học hỏi cách ấy trước tâm giác ngộ.

b- Trở Thành Tự Tin Với Sự Giác Ngộ Cá Nhân Của Chính Chúng Ta

Và, nhằm để hướng đến việc thành tựu Giác Ngộ, thì chúng ta cần được thuyết phục rằng điều ấy là có thể đạt được - tôi có thể thành tựu điều ấy. Như tôi nói, điều này đòi hỏi hai thứ - nó đòi hỏi vài thứ khác, nhưng để tập trung trên nó, tôi phải có một hình ảnh chính xác, để hình ảnh ấy có thể nói: nó là thế nào, với thể trạng của Quả Phật, tôi sẽ có thể làm lợi ích cho mọi người tối đa như có thể? Do vậy, chúng ta phải thật sự thông hiểu những thứ căn bản như không có những cảm xúc phiền não. Những thứ thậm chi căn bản hơn: không có hiện tướng tạo tác, như chúng ta đã thảo luận sáng này, của sự tồn tại thật sự, có nghĩa là chúng ta có thể hoàn toàn tỉnh giác về tất cả những nguyên nhân và mối liên hệ hổ tương của mọi thứ và  mọi  người, nghiệp duyên của mọi người từ thời vô thỉ.  Để biết điều gì sẽ xảy ra với một người nào đó, với mỗi người, những lý do nào để họ hành động như thế này hay thế nọ. Và để biết tất cả những hậu quả của bất cứ điều gì mà chúng ta dạy họ, vì thế chúng ta biết một cách chính xác đâu là thứ tuyệt vời nhất để dạy họ; và vấn đề điều đó sẽ tác động họ như thế nào, không chỉ trong tất cả những kiếp sống tương lai, mà là vấn đề nó sẽ tác động với mọi người khác mà họ tương tác như một kết quả mà chúng ta đã dạy họ điều này như thế nào? Và năng lực liên hệ đến mọi người, để giao tiếp với mọi người trong một cách mà họ có thể thấu hiểu và v.v…, và không bị giới hạn trong việc chỉ giúp một người trong một lần. Do vậy, chúng ta có thể thấu hiểu rằng đây thật sự là cách mà trong ấy chúng ta có thể hổ trợ mọi người. Và tuy thế, tất cả những gì chúng ta có thể làm là chỉ cho họ con đường. Họ phải thấu hiểu cho chính họ. Sau đó chúng ta phải trở thành được thuyết phục rằng có thể trở thành như thế.

2- Phật Tánh

Để hướng đến việc thành tựu điều này, như tôi nói, chúng ta cần tự tin rằng chúng ta có thể thành tựu việc này. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần thông hiểu rằng chúng ta có Phật tánh - chúng ta có nguyên liệu căn bản cho phép chúng ta thành tựu việc ấy, làm cho điều ấy có thể. Và điều ấy liên hệ đến bản chất của tâm thức chúng ta, bản chất của hoạt động tinh thần - bản chất tương đối của nó và bản chất sâu xa nhất của nó. Bản chất tương đối tạo tác những hiện tướng, nó hoạt động làm ra những hiện tướng và hiểu biết, nhận thức. Đấy là điều gì đó sẽ cho phép sự kiện tạo tác các  hiện tướng của mọi thứ và biết nó trọn vẹn mà không có những hạn chế. Cho nên nguyên liệu là ở đấy, hành động ấy ở đấy, của vấn đề nó là gì và những phẩm chất căn bản của nó của năng lực thấu hiểu, để tập trung vào nhiều thứ, để tỉnh giác về cá thể của mọi thứ, để tiếp nhận thông tin, để biết vấn đề liên hệ với người khác, nồng ấm và thấu hiểu như thế nào. Tất cả những phẩm chất này là những phẩm chất của hoạt động tinh thần, cho nên đó chỉ là vấn đề loại trừ những chướng ngại đã ngăn cản nó thể hiện chức năng một cách trọn vẹn. Thêm nữa, bản chất sâu xa nhất của hoạt động tinh thần ấy - không tồn tại trong những cách không thể có - bị đóng trong gói ni lông và nó luôn luôn sẽ là giống nhau và nó không thể bị tác động hay phát triển - nó có thể phát triển được. Cho nên chúng ta phải thật sự thấu hiểu Phật tánh, rằng đây là điều có thể cho phép chúng ta đạt đến Giác Ngộ. Và nó không có khởi đầu hay  nó sẽ không có chấm dứt.

3- Xây Đắp Năng Lực Tích Cực Và Sự Tỉnh Giác Thâm Sâu (Phước Và Trí)

Chúng ta cần nhận ra rằng chức năng toàn bộ của hoạt động tinh thần này chưa xảy ra, nhưng nó có thể xảy ra. Không phải là nó xảy ra rồi, mà nó bị che phủ bởi một chướng ngại nào đó. Nó chưa xảy ra nhưng nó có thể xảy ra; căn bản là ở đấy. Cho nên chúng ta cũng phải thấu hiểu việc này. Chúng ta cũng cần nhận ra rằng chức năng trọn vẹn của nó sẽ xảy ra chỉ trên căn bản của việc hành động trên nguyên liệu đã ở đấy. Nhằm để có được chức năng ấy trọn vẹn, thế thì chúng ta cần phải hành động rất nhiều. Và vì thế chúng ta cần phải làm hai thứ.

·        Chúng ta phải tịnh hóa và loại trừ những trở lực, những chướng ngại đang ngăn trở nó hoạt động trọn vẹn.
·        Và chúng ta phải xây đắp - thông thường được gọi là "phước đức" nhưng điều ấy có nghĩa là "năng lực tích cực", năng lượng tích cực. Đôi khi nó cũng được gọi là "sự tích tập phước đức" - "tích tập" không phải là một chữ hay lắm ở đây bởi vì "tích tập" giống như sưu tập tem, và chúng ta không đang nói về sự sưu tập tem, một sự tích lũy những điểm. Chúng ta đang nói về mạng lưới hoạt động - nhiều năng lực tích cực được xây đắp. Và chúng ta cần hệ thống và năng lực của hệ thống không chỉ là năng lực tích cực hay phước đức, mà cũng là sự tỉnh giác thâm sâu của chúng ta. Và sự tỉnh giác thâm sâu đôi khi được gọi là trí giác, nhưng ý nghĩa thật sự của nó là một hệ thống của càng nhiều kinh nghiệm và thời khắc tập trung vào tánh không, một cách đặc biệt, vô thức hay vô niệm, nhưng chúng ta có thể bắt đầu một cách nhận thức.

Truyền thống Gelugpa và Sakya giải thích sự xây đắp năng lực tích cực này sẽ phát triển những phẩm chất của Phật tánh căn bản, tương đối này - đó những năng lực trong hình thức yếu kém, như nhiệt tình và sự thấu hiểu và v.v…Trái lại Kagyu và Nyingma giải thích rằng chúng biểu hiện chức năng là để hổ trợ tiến trình tịnh hóa, để loại trừ những trở lực, những chướng ngại. Nhưng nó đến giống nhau một cách chính xác. Kagyu và Nyingma không nói rằng thể trạng Giác Ngộ tròn vẹn đang thể hiện chức năng rồi, nhưng họ nói rằng nó chưa thể hiện chức năng, mà nếu quý vị loại bỏ được những trở lực, thì nó sẽ biểu hiện chức năng một cách trọn vẹn. Gelugpa và Sakya đang nói rằng, nếu quý vị loại trừ được những trở lực, thì quý vị hoạt động trên điều ấy, và quý vị cũng hành động trên việc phát triển những phẩm chất tích cực. Nhưng mọi người cuối cùng cũng làm giống hệt nhau. Và vì thế đó chỉ là vấn đề diễn giải khác nhau về vấn đề nó hoạt động như thế nào, cho nên quý vị không nên nghĩ rằng nó mâu thuẩn - không phải thế. Ngay cả khi quý vị đọc, à, "Chúng ta đã là những vị Phật," không có nghĩa là tâm thức đã đang hoạt động như một Đức Phật, điều ấy chỉ tiềm tàng bên trong. Đó hoàn toàn không phải là Phật Giáo; đó là một trong những trường phái của Ấn Độ Giáo - đặc biệt là phái là Số Luận (Samkhya).

Chúng ta cũng cần thấu hiểu, tại sao quý vị cần xây đắp hai hệ thống này và vấn đề nó thể hiện chức năng như thế nào? Và vì thế chúng ta cần thấu hiểu rằng càng nhiều kinh nghiệm chúng ta có trong việc tập trung một cách sâu sắc, vô niệm, về tánh không, nó hệ thống với nhau. Nó sẽ mạnh hơn và mạnh hơn vì thế cuối cùng chúng ta có thể an trú tập trung trên nó mãi mãi, mà không bị xao lãng. Và nếu chúng ta có thể làm như thế, thì chúng ta cần biết rằng phương tiện ấy quý vị có thể có, đồng thời với nó, hoặc là những cảm xúc phiền não, sự bất giác về thực tại, hay tâm thức tạo tác những phương pháp tồn tại không thể có. Và vì vậy chúng ta thấu hiểu tại sao chúng ta cần xây đắp thêm và thêm kinh nghiệm về điều này.

Tất cả điều ấy, dĩ nhiên, được căn cứ trên những gì chúng ta đã thảo luận sáng nay về việc nhận ra rằng những thứ giới hạn này - sự bất giác, cảm xúc phiền não, việc tạo tác những hiện tướng của mọi thứ tồn tại thật sự với những đường giới hạn chung quanh chúng và v.v… - rằng đây là những thứ có thể loại bỏ được. Những thứ này không ở trong bản chất của hoạt động tinh thần. Do vậy chúng ta cũng phải thấu hiểu điều ấy. Trên căn bản ấy, chúng ta sẽ nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng thêm và thêm hệ thống tỉnh giác thâm sâu này, mục tiêu của nó. Và chúng ta cần thấu hiểu tại sao chúng ta phải xâu đắp một hệ thống của năng lực tích cực và nó thể hiện chức năng như thế nào, và vì thế chúng ta cần thấu hiểu bằng việc làm những thứ xây dựng - thật sự hổ trợ người khác, việc phát triển những thể trạng xây dựng của tâm thức, bố thí, trì giới, nhẫn nhục, … điều này làm phát sinh năng lượng tích cực lớn lao.

Năng lượng tích cực ấy là cần thiết; nó như nhiên  liệu sẽ đưa chúng ta tiến lên phía trước, trong một ý nghĩa. Chúng ta cũng phải thấu hiểu vấn đề, khi quý vị xây đắp một trình độ nào đó của năng lượng tích cực, nó giống như một hệ thống kết cấu - bổng nhiên hệ thống đầy đủ sẽ được tổ chức lại và biểu hiện trong một trình độ hoàn toàn khác nhau khi có một sự gia tăng năng lượng đầy đủ như thế nào. Nó giống như khi quý vị cho đầy đủ năng lượng vào nước đá, bổng nhiên toàn bộ sự vật tự tái tổ chức và trở thành chất lỏng nước. Và quý vị cho thậm chí cho thêm năng lượng vào nó và nó sẽ tự tái kết cấu và bổng nhiên trở thành hơi. Và giống như thế, hoạt động tinh thần - năng lượng tích cực được quý vị đặt vào nó càng nhiều, thì nó sẽ đi qua những giai tầng của tôn giả và la hán, cuối cùng là Phật, và thể hiện chức năng trọn vẹn nhất của nó. Cho nên chúng ta cần thấu hiểu sự cần thiết cho việc làm loại này, vấn đề nó hoạt động như thế nào. Đó là vấn đề chúng ta sẽ đạt được Giác Ngộ: sự phối hợp của việc xây dựng hai mạng lưới này và sự hoạt động giữa chúng với nhau - hệ thống của năng lượng tích cực và sự tỉnh giác thâm sâu, của tánh không.

Thí dụ nó giống như nếu chúng ta muốn đến một ngôi sao ở xa hàng nghìn năm ánh sáng, và chúng ta biết tại sao chúng ta muốn đến ngôi sao ấy - không chỉ là, okay, thật sung sướng để đến chỗ ấy - nhưng nếu chúng ta hiểu sự cần thiết để đến ngôi sao ấy - nếu chúng ta đến ngôi sao ấy thì chúng ta sẽ có được tất cả mọi năng lực và v.v… để có thể giúp đở mọi người trọn vẹn như có thể.

·        Và vì thế trước nhất chúng ta phải hướng đến đúng ngôi sao để có thể đến đấy; nếu quý vị hơi sai lầm một chút thì quý vị sẽ không thể đến được mục tiêu.
·        Và chúng ta phải tự tin rằng chúng ta có một phi thuyền có thể đưa chúng ta đi trọn quảng đường để đến đấy, và rằng chúng ta có thể sử dụng khi chúng ta ở đấy để tiếp nhận mọi thuận lợi của những gì ở ngôi sao ấy.
·        Và nó sẽ cần mười nghìn năm để đến đấy, và chúng ta cũng tin tưởng điều ấy, sẽ có một sự tương tục đời sống hết đời này đến đời khác vì thế chúng ta mới có thể đến đấy. Chứ không phải là tôi sẽ chết sau năm mươi năm và rồi hành trình chấm dứt.
·        Và chúng ta có đủ nhiên liệu - đó là năng lực tích cực, hệ thống năng lực tích cực - sẽ đưa chúng ta đến đấy. Phi thuyền của tâm thức, sự hoạt động tinh thần. Và chúng ta có đủ nhiên liệu, và chúng ta tiếp tục tạo dựng thêm nhiên liệu, vì chúng ta sẽ sử dụng gió vũ trụ hay thượng đế biết điều gì cần có để đến đấy. Nhưng chúng ta biết rằng chúng ta có thể đặt nhiên liệu thêm và thêm nữa vào - chúng ta biết nhiên liệu ấy là gì, và nó sẽ đưa chúng ta đến đấy.
·        Và chúng ta biết một cách chính xác cách để đến đấy - sau đó chúng ta sẽ đến đấy. Chúng ta có thể có niềm tin thiết lập trên phi thuyền của chúng ta và cuối cùng chúng ta sẽ đến đấy.

Nó giống với tâm giác ngộ. Không có tất cả thứ đó, quý vị sẽ từ bỏ, và quý vị không có niềm tin rằng quý vị có thể đến đấy; quý vị không thể thật sự đặt trọn trái tim của quý vị vào trong ấy. Quý vị ngay cả có thể lộn với ngôi sao khác vì quý vị không hướng đến một cách chính xác. Và sau đó giữa chừng quý vị nói, "Thế nào đi nữa tại sao tôi phải bận tâm của việc đi đến đấy?" Và quý vị bỏ dở giữa đường.

4- Tầm Quan Trọng của Hồi Hướng

Hồi hướng năng lực tích cực ấy là tuyệt đối cần thiết; để có nó được hồi hướng một cách đúng đắn. Nếu chúng ta không hồi hướng nó cho giải thoát hay Giác Ngộ, thế thì bất cứ năng lực tích cực nào mà chúng ta xây đắp sẻ chỉ biểu hiện chức năng cải thiện luân hồi, sự tồn tại  luân hồi - nó là bộ phận của toàn bộ tiến trình nghiệp. Vậy thì nó giống như quý vị đánh máy một tài liệu và nếu quý vị không nhấn một nút nào đó để bảo lưu nó trong ngăn "giải thoát" hay trong ngăn "Giác Ngộ", thì nó sẽ tự động đi vào ngăn "cải thiện luân hồi". Do thế, quý vị phải hồi hướng, bảo lưu năng lực tích cực như nó được xây dựng ngày càng thêm lên không chỉ vào trong ngăn giải thoát, mà lưu nó vào trong ngăn Giác Ngộ. Và năng lực sẽ ngày càng mạnh mẽ thêm hơn tùy thuộc vào nơi chúng ta bảo lưu nó.

Và giống như thế: chúng ta có phi thuyền, chúng ta có nhiên liệu, nhưng nếu năng lực không mạnh quá, thì điều gì sẽ xảy ra? Chúng ta sẽ đi lên, nhưng sẽ chỉ ở trong quỷ đạo; chúng ta sẽ quay chung quanh, và quay chung quanh và chung quanh - đó là luân hồi. Chúng ta phải xây dựng thêm năng lực và hồi hướng nó đến giải thoát vì thế quý vị sẽ tách ra khỏi quỷ đạo - giải thoát khỏi vòng luân hồi. Chỉ tách ra khỏi quỷ đạo và tiến đến giải thoát - à, như vậy là không đủ. Chúng ta phải có nó thật tốt đi bằng tốc độ ánh sáng - đấy là tâm giác ngộ, do vậy chúng ta thật sự có thể đến ngôi sao này ở một vạn năm ánh sáng xa tít.

Một sự tương tự như vậy đôi khi rất hữu ích, nhưng thật quan trọng để có nó, với sự xây dựng năng lực tích cực, nó sẽ được chỉ lối một cách thích đáng. Chúng ta phải làm như vậy, bằng khác đi nó sẽ không làm được gì cả.

5- Những Giai Tầng của Tâm Giác Ngộ

Với tâm giác ngộ tương đối, có hai giai tầng. Một được gọi là "giai tầng nguyện vọng" của tâm giác ngộ, trong ấy chúng ta chỉ mong ước đạt được Giác Ngộ để có thể làm lợi ích cho mọi người tối đa như có thể, là điều dĩ nhiên căn cứ trên sự hiểu biết Giác Ngộ là gì và vấn đề chúng ta sẽ có thể làm lợi ích cho mọi người như thế nào - nó thật sự có nghĩa là gì và rằng có thể thành tựu được, không chỉ mong ước, nguyện vọng cho điều gì đó thì không thể.

Giai tầng thứ nhất của tâm giác ngộ nguyện vọng, tâm giác ngộ tương đối tự nó có hai giai tầng. Thứ nhất nó không chỉ là mong ước đạt đến sự Giác Ngộ này - nguyện vọng để thành tựu nó. Và giai tầng thứ hai là giai tầng mà trong ấy chúng ta hoàn toàn quyết tâm rằng chúng ta sẽ không bao giờ từ bỏ mục tiêu này. Hoàn toàn quyết tâm rằng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ mục tiêu này rõ ràng phải căn cứ trên sự tự tin tuyệt đối rằng thật có thể đạt đến Giác Ngộ, có phải không?  Vậy thì tại sao tôi nhấn mạnh: thật quan trọng để hiểu vấn đề có thể thành tựu Giác Ngộ như thế nào; và có thể đạt đến nó; có thể cho tôi đạt đến nó; và vấn đề biết thực hành như thế nào, nó hoạt động như thế nào - vậy thì sau đó quý vị thật sự có thể tuyệt đối quyết tâm rằng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ mục tiêu này.

Giai tầng thứ hai được gọi là "giai tầng dấn thân" của tâm giác ngộ, tâm giác ngộ dấn thân, và thật sự ở đây rõ ràng chúng ta phải biết vấn đề đạt đến Giác Ngộ như thế nào. Nó căn cứ trên ấy rằng chúng ta hoàn toàn quyết chí - "Vâng! Đây là điều mà tôi sẽ thực hành!" Và chúng ta sẽ thật sự dấn thân hoàn toàn trong hoạt động ấy là việc sẽ đưa chúng ta đến Giác Ngộ, là thứ chúng ta có thể tổng kết trong việc xây dựng hai hệ thống: năng lực tích cực (phước), tỉnh giác thâm sâu (trí), làm mạnh hai hệ thống này, với sự hồi hướng thích đáng đến Giác Ngộ.

6- Những Giới Nguyện Bồ Tát

Ở tại điểm này với tâm giác ngộ dấn thân chúng ta thọ giới Bồ tát. Giới Bồ tát một cách căn bản là những hướng dẫn về những gì chúng ta muốn tránh nếu chúng ta muốn đạt đến Giác Ngộ, nếu chúng ta muốn làm lợi ích người khác. Và con đường cho việc đạt đến Giác Ngộ là làm lợi ích cho người khác tối đa như chúng ta có thể bây giờ mặc dù chúng ta là giới hạn. Và vì thế đây là những hướng dẫn, những giới nguyện Bồ tát, của những gì để tránh. Chúng ta đưa ra mô thức ấy cho thái độ của chúng ta; bằng việc thọ giới, nó sẽ tạo ra cấu trúc cho sự tương tục tinh thần của chúng ta, một cấu trúc cho thái độ của chúng ta và v.v…Đây là khuôn mẫu mà trong ấy ta sẽ hành động để đạt đến Giác Ngộ. Ta sẽ không vượt qua đấy, bên ngoài giới hạn ấy, như nó là; chúng sẽ hình thành thái độ của ta trên con đường đến Giác Ngộ. Đây là những giới nguyện Bồ tát. Và khi chúng ta thọ giới, nó trở thành bộ phận của sự tương tục tinh thần từ bây giờ cho đến khi chúng ta thành tựu Giác Ngộ, cho tất cả những kiếp sống tương lai. Một cách rõ ràng trong kiếp sống tới chúng ta phải thọ giới lại nhằm để tự tái cam kết , nhưng bản năng, thói quen, sẽ tiến tới một cách rất mạnh mẽ, cho nên chúng ta sẽ được khiến cho thực hành việc ấy. Trong một ý nghĩa chúng ta phải làm mới, làm cho nhớ lại các giới Bồ tát của chúng ta.

Nói cách khác, như một bé con, nếu chúng ta đã thọ giới Bồ tát trong một kiếp trước, thì chúng ta vẫn có những giới ấy, nhưng chúng ta có thể phạm giới. Trong việc phạm giới nó làm giới nguyện yếu đi, nhưng nó không phải là chúng ta [như suy nghĩa kiểu này], quý vị biết, "Vâng, giới này là ngu ngơ và tôi không muốn tuân theo," và quên lãng nó. Nó thật sự không là thể trạng tiêu cực này của tâm thức - "Tôi thật sự vui mừng rằng tôi đã vi phạm và tôi không có mục tiêu để gìn giữ nó một lần nữa," và như thế. Đó là với tình trạng tiêu cực hoàn toàn này của tâm thức mà quý vị từ bỏ giới nguyện. Cho nên, nếu quý vị không có giới - một bé con không biết khá hơn hay một đứa con nít không biết gì khá hơn - và vì thế chỉ làm yếu kém sức mạnh của giới Bồ tát. Bởi vì một cách căn bản giới Bồ tát là một bộ phận của sự tương tục tinh thần.Và vì thế khi đứa bé ấy trưởng thành và biết những gì nó làm, thì đứa bé có thể thọ giới Bồ tát một lần nữa - tịnh hóa nó, làm mạnh nó lại một lần nữa. Và đó là những gì chúng ta làm. Chúng ta làm việc ấy ngay cả trong kiếp sống này bởi vì một cách không thể tránh khỏi là chúng ta sẽ làm yếu nó đi.

Vấn đề là không đánh mất giới một cách hoàn toàn bằng việc vui sướng rằng tôi đã vi phạm nó và tôi không bao giờ có mục đích để dừng lại việc vi phạm nó, và tôi không hối hận gì cả (trong thực tế tôi vui mừng về nó) và tôi không có cảm giác xấu hổ gì cả, và tôi không bận tâm vấn đề nó phản chiếu với tôi như thế nào, vấn đề nó phản chiếu trên những vị thầy của tôi như thế nào, hay những thứ như vậy - thế thì chúng ta đánh mất giới Bồ tát. Chúng ta từ bỏ giới. Cho nên đây là ý nghĩa những gì khi nói rằng chúng ta có giới Bồ tát từ bây giờ đến Giác Ngộ. Không phải giới biệt giải thoát của tu sĩ nam nữ mà quý vị sẽ mất khi quý vị chết. Và những giới mật tông tantric chúng ta cũng có tận đến khi chúng ta Giác Ngộ; nó có cùng cơ cấu như giới Bồ tát.

7- Tự Thân Hành Động Với Tâm Giác Ngộ

Trong thời khắc hiện tại, chúng ta có thể có nguyện ước và thể trạng dấn thân này của tâm giác ngộ. Chúng ta phải tự hành động tiến qua những giai tầng để nó hiển lộ, nhưng rồi thì dĩ nhiên, hàng ngày, trong cuộc sống thường nhật, nó không đến một cách tự động. chúng ta phải tiến hành qua những bước tương tự nhằm để thật sự cảm nhận tâm giác ngộ. Nói cách khá, chúng ta phải đi qua một tuyến lý trí nào đó, những bước, nhằm để thật sự cảm nhận nó. Và vì thế có hai phương pháp phổ thông để làm việc ấy.

·        Một được gọi là tiến trình bảy phần nhân quả cho thiền tập, mà trong ấy chúng ta nhận ra mọi người từng là mẹ của chúng ta trong những kiếp sống trước, nhớ lại lòng ân cần tử tế của các bà mẹ, lòng yêu thương của bà mẹ, và v.v…
·        Thứ kia gọi là bình đẳng và hoán đổi các thái độ của chúng ta về tự thân và người khác. 

Chúng ta hoặc là tiến hành qua một trong hai tiến trình này, thứ này hay thứ kia,hay có một cách để phối hợp cả hai thứ vào trong một tiến trình - thế thì chúng ta tự hành động qua những giai tầng này một cách thật sự, "Vâng! Tôi đang hướng đến Giác Ngộ để làm lợi ích cho mọi người," kể cả tất cả những con gián trong vũ trụ, một cách bình đẳng." Đó không phải là một sự thành đạt nhỏ nhoi để có thể thật sự cảm nhận điều này đối với mọi côn trùng trong vũ trụ, không chỉ là những người chúng ta thích, và không chỉ là những con người, và là chân thành trong việc ấy.

7- Tâm Giác Ngộ Tạo Tác Và Tâm Giác Ngộ Vô Tác

Trong việc hành động qua mỗi giai tầng trong chuỗi liên tục, rồi thì căn cứ trên tất cả những sự thấu hiểu mà chúng ta đã thảo luận, sau đó chúng ta thật sự phát triển mục tiêu này một cách chân thành, chúng ta thật sự cảm nhận nó. Đây là sự thiền tập: chúng ta đang tự làm quen thuộc, làm nó thành một thói quen, xây dựng nó lên, hết lần này đến lần khác. Và đó là những gì được biết như tâm giác ngộ tạo tác. Một số người có thể chuyển dịch là "nhân tạo" - không có nghĩa là nó không là cảm nhận chân thành, không phải nó là không thật. Nó chỉ có nghĩa là quý vị phải hành động với nó qua những giai tầng. Ngoại trừ chúng ta có những bản năng không thể tin nổi từ những kiếp trước, là thứ rất, rất, rất hiếm, thì tất cả chúng ta sẽ phải làm như thế. Những bản năng đúng là - một cách tự động chúng ta có tâm giác ngộ tuyệt diệu mà không phải hành động qua những giai tầng, nhưng hầu như không có ai, cho nên đừng tự lừa dối mình trong suy nghĩ rằng  nó là chúng ta.

Chúng ta phải hành động qua tất cả những giai tầng và thiền tập này và v.v… làm nó thành một thói quen. Đó được gọi là tâm giác ngộ tạo tác. Chúng ta đang nói về việc phát triển nó một cách chân thành, không là một phiên bản tầm thường hóa của tâm giác ngộ. Như tôi nói, chúng ta muốn giúp đở mọi con gián trong vũ trụ đạt đến Giác Ngộ, và điều đó thật là, thật là sâu sắc và thật là khó khăn. Và cuối cùng, khi chúng ta thiền tập đủ và làm quen với chính mình đủ và tự hành động cho đến một cảm giác chân thành thật sự của tâm giác ngộ, rồi thì cuối cùng chúng ta sẽ đạt thể trạng tâm giác ngộ vô tác. Tâm giác ngộ vô tác là khi chúng ta không đi qua những giai tầng từng bước một, mà chúng ta chỉ có nó, mà không phải hành động qua những giai tầng. Chỉ bằng việc nhớ lại, thì tự động chúng ta có nó một cách trọn vẹn. Đó là thể trạng vô tác. Và khi chúng ta thậm chí không tự nhắc nhở về tâm giác ngộ, mà chúng ta có tâm giác ngộ vô tác này trong mọi lúc, thế thì chúng ta trở thành một vị Bồ tát. Đấy là một vị Bồ tát. Cho nên đừng tầm thường hóa việc trở thành một vị Bồ tát. Xin vui lòng.

Khi chúng ta nghĩ trong dạng thức của năm con đường - đây thật sự là 5 tâm đạo sẽ đưa chúng ta đến mục tiêu của chúng ta - con đường thứ nhất thường được chuyển dịch là "con đường tích lũy" (tư lương đạo). Tôi gọi nó là "tâm đạo xây dựng" - chúng ta đang xây dựng ngày càng thêm những nguyên nhân căn bản. Nhưng chỉ tại điểm này khi chúng ta có tâm giác ngộ vô tác trong mọi lúc rằng quý vị thật sự đi vào con đường, rằng chúng ta thật sự có con đường thứ nhất của năm tâm đạo, trình độ thứ nhất của tâm đạo, con đường tích lũy, tư lương đạo. Đó là nơi mà nhiều sự thảo luận bắt đầu. Chúng ta cuối cùng lên đến; mọi thứ trước đấy giống như sự chuẩn bị sơ bộ. Lên đến trại căn bản của Đỉnh Everest, quý vị cuối cùng đến trại căn bản. Như thế ấy, đây là con đường xây dựng của Đại Thừa, sự tích lũy.

Và khi chúng ta nói rằng chúng ta có tâm giác ngộ trong mọi lúc - một vị Bồ tát có tâm giác ngộ vô tác trong mọi lúc - điều đó không có nghĩa phải là ý thức trong mọi lúc. Một vị Bồ tát có điều này ngay cả khi vị Bồ tát ngủ. Điều đó có nghĩa là ngay cả khi quý vị ngủ, quý vị vẫn có xu hướng ấy; quý vị không bao giờ đánh mất mục tiêu ấy, để thành tựu Giác Ngộ và làm lợi ích cho mọi người. Và vì thế đó là tại sao, khi đọc Tịch Thiên, trong tác phẩm Hướng Dẫn Lối Sống của Bồ tát: một khi con thật sự phát triển nó - chúng ta không nói về những giai tầng trước kia, chúng ta đang nói về việc khi chúng ta thật sự là một vị Bồ tát - thế thì nó xây dựng năng lực tích cực trong mọi lúc, bởi vì quý vị không bao giờ đánh mất mục tiêu ấy, bởi vì nó là vô tác, nó ở đấy. Dĩ nhiên, mỗi thời khắc đang thay đổi, thay đổi, thay đổi, nhưng có một sự tương tục trong điều này. Tôi muốn nói là nó không bất động, nhưng khi chúng ta tỉnh giấc, khi chúng ta ngủ nghỉ, bất chấp chúng ta đang làm gì, xu hướng tâm giác ngộ ấy luôn luôn ở đấy. Đấy là một vị Bồ tát, vì thế như tôi nói thật rất quan trọng để không tầm thường hóa, "Ô, người này là một vị Bồ tát," hay quý vị biết, "Tôi bây giờ là một vị Bồ tát," và v.v… Điều ấy hoàn toàn rất ngoại lệ, hoàn toàn phi thường. Và rồi thì mọi thứ quý vị làm là lợi ích, bởi vì mọi thứ quý vị làm là với xu hướng ấy.

8- Bồ Tát, Giải Thoát, Và Giác Ngộ

Đây là một vấn đề trước khi chúng ta nghĩ giải lao. Đôi khi chúng ta nghe, "À, một vị Bồ tát là gì?" Một vị Bồ tát là người nào đó sẽ không nhập niết bàn cho đến khi họ có thể hổ trợ mọi người. Vậy thì, điều ấy có nghĩa là gì? Việc xây dựng năng lực tích cực qua nhiều, rất nhiều loại hành động tích cực có nghĩa là gì? Nếu chúng ta đang hướng đến, nếu chúng ta hồi hướng cho việc giải thoát, sẽ không cần thời gian lâu dài đến thế - trong vài kiếp sống, quý vị có thể làm việc ấy, một khi quý vị đạt đến một giai tầng nào đó. Trái lại để đạt đến Giác Ngộ, điều ấy có nghĩa là không đặt toàn bộ năng lực tích cực vào ngăn giải thoát, mà bảo lưu nó trong ngăn Giác Ngộ - để làm việc này sẽ đòi hỏi một khối lượng thời gian lâu dài kinh khủng bởi vì nó đòi hỏi một khối lượng năng lực tích cực to lớn không thể tưởng.  Và vì thế đây là những gì một vị Bồ tát làm. Một vị Bồ tát sẽ không đặt toàn bộ năng lực tích cực đối với giải thoát, là thứ có thể đạt đến với ít thời gian hơn nhiều; nhưng bởi vì một vị Bồ tát muốn làm lợi ích cho mọi người tối đa như có thể, nên Bồ tát sẽ đặt toàn bộ năng lực tích cực vào trong ngăn Giác Ngộ, là thứ sẽ đòi hỏi một khối lượng thời gian khổng lồ kinh khủng để cho đầy đủ nhằm để có thể làm lợi ích cho mọi người khác. Vì thế đó là ý nghĩa của việc một vị Bồ tát từ bỏ việc đạt đến niết bàn của tự thân, có nghĩa là giải thoát. Giải thoát sẽ đến trên con đường của việc đặt toàn bộ năng lực tích cực vào ngăn Giác Ngộ, nhưng nó sẽ cần thời gian lâu dài hơn. Và thái độ của một vị Bồ tát là, "Tôi bất chấp thời gian lâu dài như thế nào, tôi sẽ không bao giờ từ bỏ," là điều dĩ nhiên căn cứ trên sự tự tin trọn vẹn rằng sự tương tục tinh thần sẽ tiếp diễn mãi mãi - bằng khác đi toàn bộ sự việc sẽ không có ý nghĩa gì.

Bây giờ hãy nghỉ giải lao năm phút.

Ẩn Tâm Lộ, Friday, July 24, 2015


http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/sutra/level2_lamrim/advanced_scope/bodhichitta/what_needs_to_be_understood_in_order_to_have_a_bodhichitta_aim/session_3.html


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét