Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

TẤT CẢ NHỮNG VỊ PHẬT VỊ KỶ




Lhakdor ngồi cứng đờ trên cạnh một chiếc ghế bành. Vị tu sĩ thông dịch này im lặng một cách khác thường. Lúc ấy là 4:30 sáng, có thể như vậy là quá sớm với ông. Drolma, con chó chăn cừu gốc Đức của ngài, nằm cuộn tròn kế bên ông. Nàng ta không biết đến sự xâm nhập của chúng tôi vào chỗ của nàng, tô chén đựng thức ăn và nước uống bằng thép không rỉ đang ở trên sàn nhà cạnh chiếc ghế bành.

Đó là cuối tháng Ba năm 2002, hai tháng rưởi sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma ngã bệnh nặng ở Đạo Tràng Giác Ngộ. Lhakdor và tôi đang ở trong phòng khách tầng trệt trong khu vực riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Dharamsala. Chúng tôi có cuộc hẹn với vị lãnh tụ Tây Tạng. Lần đầu tiên từ sau cơn bệnh ngài đã đủ mạnh để tiếp khách. Và đây là lần thứ hai trong ba năm, tôi được một đặc ân hiếm hoi là cùng đi bộ với Đức Đạt Lai Lạt Ma vào buổi sáng. Tôi sẽ chính mắt thấy ngài đã thật sự bình phục hay chưa.

Nút thắt bất tận

Bàn ghế bằng mây và thảm trải trong phòng khách tầng trệt thì xềnh xoàng và hơi quá tệ vì đã mòn do dùng lâu ngày. Một chân dung sơn dầu của Đức Đạt Lai Lạt Ma, được họa bao năm trước do nhìn vào đấy mà biết, treo trên tường. Một bức họa một nút thắt bất tận [bàn trướng] trôi nổi trên màu xanh dương thời đại mới dựng tựa vào chân bàn. Rõ ràng căn phòng này ít khi được dùng đến. Đức Đạt Lai Lạt Ma có vài lý do để đến phòng này. Mọi thứ ngài cần đến - thiền phòng, phòng nghiên cứu, phòng ăn - ở tầng hai. Và ngài hầu như luôn luôn thích tiếp khách trong tòa nhà tiếp kiến trong khu phức hợp  xa dưới đồi trong khu vực thường trú.

Một điều làm tôi chú ý là nó có cảm giác như một cái kho. Tòa nhà rõ ràng được thiết kế để phòng ngừa động đất, thậm chí là chống động đất. Những khối dầm bê tông được nén dưới đáy nền này. Trần phòng thấp làm nổi bật cảm giác ngột ngạt của nó.

Chính xác lúc 4:40 sáng sớm, một bảo vệ Tây Tạng vào và  nói với chúng tôi rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma sắp đến. Chúng tôi rời phòng và vội vả ra ngoài. Không khí mát lạnh dễ chịu ban đêm ngập tràn hương thơm của những bông hoa kỳ lạ, gần như tất cả những không gian nào thuận tiện trong sân ra vào được nhồi nhét đầy những chậu cây, hàng khối hoa tím và xanh dương đậm rộ nở làm nổi bật những bông hoa đỏ cao hơn phía sau. Khu cư trú hai tầng được làm sáng lên như một chiếc tàu trên biển, nhuộm những nền đất chung quanh với ánh sáng. Khoảng nửa tá bảo vệ quanh quẩn chúng  quanh cửa ra vào. Trong khi những người khác ở Dharamsala ngủ, vùng đất riêng biệt này được sống với hoạt động yên lặng có mục đích.

Đức Đạt Lai Lạt Ma bước một chậm rãi xuống cầu thang bê tông cốt sắt to lớn bên ngoài. Ngài mặc đồ tu sĩ Tây Tạng nhưng không có chiếc y đỏ bên ngoài, đôi vai và đôi tay ngài để trần. Sau khi gật đầu với Lhakdor, ngài cúi gần nhìn chăm vào tôi, rồi đứng thẳng lên, và nổ vang một cách mạnh khỏe "Nị hào?" chuẩn mực chào mừng bằng tiếng Hoa với tôi - và bước đi tốc độ nhanh. Đã hơn hai tháng từ khi tôi gặp ngài lần cuối. Vào lúc ấy, ngài bước lê một cách mệt nhọc khỏi tu viện Shechen ở Đạo Tràng Giác Ngộ trên đường đến phi trường nhỏ của thành phố Gaya. Một chiếc trực thăng đang chờ đợi để đưa ngài đến một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất Ấn Độ. Tuy nhiên, trong buổi sáng sớm mùa xuân ấy, ngài trông tỉnh táo và đầy sức sống, giá mà đừng chạm đến sự gầy rạc của ngài. Không nghi ngờ gì ngài đã bình phục khỏi cơn suy nhược bệnh hoạn. Hai nhân viên Ấn Độ trong áo kaki và áo gió xuất hiện không biết từ đâu và đi theo sau ngài. Những người bảo vệ Tây Tạng, Lhakdor và tôi đi bên cạnh.

Chẳng bao lâu chúng tôi đã rời khỏi khu thường trú sáng chói bố cục lạ kỳ ở phía sau. Bước đi trên con đường bê tông rộng, chúng tôi đi ngang qua ngôi nhà kính dài và hẹp. Sau đó chúng tôi hướng vào một khu tối đen đầy cây cối. Một người lính gác Ấn Độ, mặc áo ấm ngắn chống lại cái lạnh, đứng chú ý cạnh phòng gác bê tông, cây súng trường đặt khéo léo bên cạnh anh ta. Đức Đạt Lai Lạt Ma bước tới anh lính, giật mạnh một cách đùa bởn với cây súng, và nói lời chào buổi sáng. Người lính dường như đã quen với việc này, đôi mắt vẫn nhìn chăm chăm thẳng vào phía trước và nói một cách quả quyết, "Chào buổi sáng, thưa ngài."

Chúng tôi đi dọc theo chân một ngọn đồi nhỏ với những lá cờ cầu nguyện và một ngôi tháp trắng. Lối mòn hẹp lại khi chúng tôi đến gần khu tiếp kiến phức hợp. Khu vực này tối đen. Người cận vệ đã tiến ra phía trước và bật đèn pin sáng chói của anh ta lên, chiếu sáng lối đi và hàng hiên bông giấy. Đức Đạt Lai Lạt Ma đi quanh đường vòng và hướng lên đồi đến thiền phòng riêng. Từ phía bên kia của tòa nhà, một đường dốc đi xuống qua vùng cây rậm rạp trở lại khu thường trú, Đức Đạt Lai Lạt Ma đi chậm lại một ao nuôi cá phần cuối cùng, uốn mình theo những bước chân khi  ngài vượt qua những dốc nghiêng trong ánh sáng lờ mờ. Sau đó chúng tôi trở lại nơi chúng tôi đã bắt đầu. Tôi mừng rở ngạc nhiên khi Đức Đạt Lai Lạt Ma quay trở lại và bắt đầu một vòng nữa. Lần đầu tiên tôi đồng hành cùng ngài trong một trong những cuộc đi dạo buổi sáng như thế này -- ngài chỉ đi qua khỏi ngôi nhà kính rồi trở lại - một khoảng cách không dài hơn chiều rộng của một sân đá bóng. Trong hai năm từ khi ấy, tôi thường càm ràm ngài về tầm quan trọng của việc vận động thân thể, và tôi hài lòng vì ngài đã quan tâm đến điều ấy một cách nghiêm túc. Trong buổi sáng hôm ấy, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã hoàn thành tất cả ba vòng. Vào cuối chương trình buổi sáng này, ngài nói lời tạm biệt với chúng tôi và đi lên tầng trên để tắm và dùng điểm tâm. Cuộc đi bộ mất gần nửa tiếng đồng hồ, và tôi đẫm mồ hôi mặc dù không khí núi đồi mát lạnh.

Ngay cả chút ít tôi thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma trong bóng tối, ánh sáng lúc trước rạng đông, nhưng tôi có thể nói rằng ngài đã mất trọng lượng. Không ngạc nhiên gì, vì ngài đã bệnh nặng hầu như cả tháng Giêng và tháng Hai. Trong vài tiếng đồng hồ, tôi có thời khóa biểu với một loạt cuộc phỏng vấn khác với  ngài. Tôi say mê để hỏi về bệnh tật của ngài.

***
Khi tôi bước vào tòa nhà tiếp kiến buổi trưa hôm ấy, tôi ngạc nhiên vui mừng thấy Ngari Rinpoche ở đấy với Lhakdor. Người em trai út của Đức Đạt Lai Lạt Ma không ngồi ở đấy trọn những buổi phỏng vấn của tôi, nhưng thời gian rỗi rành mà ông làm, thường là với sự thỉnh cầu Đức Đạt Lai Lạt Ma, biểu hiện cảm giác tiếu lâm tột bực của ngài giúp để đánh tan sự căng thẳng tinh thần của tôi. Đức Đạt Lai Lạt Ma vào phòng không lâu sau đó, đúng thời gian biểu như thường lệ. Ngài ngồi xuống chiếc ghế bành của ngài và nhìn tôi một cách chờ đợi.

"Ngài cảm thấy thế nào bây giờ?" tôi bắt đầu.

"Okay. Chỉ một rắc rối, hơi," ngài trả lời.

"Bùng phình lên, nhiều hơi quá," Ngari Rinpoche giải thích.

"Hơi tăng lên, thế nên đôi khi hơi đau. Nhưng đi bộ, không có vấn đề gì," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói. Tôi chú ý ngài đang ngồi trên mép của chiếc ghế bành thay vì dựa lưng vào như thường lệ. Và tiếng Anh của ngài thay đổi một cách đáng chú ý.

Tôi đặc biệt thích thú muốn biết điều gì xảy ra cho Đức Đạt Lai Lạt Ma sau cuộc hành hương đến phế tích Na Lan Đà và Núi Linh Thứu. Ngài nói với tôi rằng cơn đau bụng gia tăng kịch liệt trước khi đoàn xe hộ tống đến Patna. Cơn đau quá nghiêm trọng khiến ngài phải cuộn tròn như một trái banh. Cố gắng để được thoải mái, ngài thay đổi vị trí, dựa vào cửa xe, quay mình bên này rồi bên kia. Cuối cùng ngài bỏ cuộc và dựa hẳn vào phía bên trái, cúi đầu và lưng dựa vào tay vịn. Mỗi cú dằn xe trên đường làm lắc bật dữ dội toàn thân ngài. Mắt ngài nhắm lại và mồ hôi ra đầm đìa, mặc cho máy điều hòa được mở cao độ.

Trước khi phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma, tôi đã nói chuyện với nhân viên liên lạc người Ấn Độ chịu trách nhiệm những sắp xếp phối hợp bảo vệ. Tôi muốn biết về chiếc xe đi từ Na Lan Đà đến Patna. Nhân viên đã đồng hành với Đức Đạt Lai Lạt Ma trong nhiều chuyến đi ở Ấn Độ. Nhưng ông ta chưa bao giờ thấy ngài trong một tình trạng đau đớn như vậy. Tiêu chảy nhẹ hay cảm lạnh, vâng. Nhưng chưa bao giờ như thế này. Đức Đạt Lai Lạt Ma gập lại như một chú chó bệnh, và Patna vẫn còn một tiếng đồng hồ nữa mới tới. Nhân viên đã gọi điện thoại với trưởng nhóm cảnh sát hộ tống, nói với ông ta về rắc rối này. Đoàn xe tăng tốc độ, mở còi hụ và đèn chớp. Tất cả xe cộ trên đường phải tấp vào lề để đoàn xe kỳ lạ chạy qua. Tốc độ gia tăng lướt qua một số ổ gà, và thế ấy dường như đã làm cho Đức Đạt Lai Lạt Ma cảm thấy hơi nhẹ nhàng hơn.

Tuy nhiên ở ngoại ô Patna, đoàn xe phải chậm rề rề lại. Đường xá đã tắt nghẽn với giao thông buổi chớm tối, và tiếng ồn ào là khủng khiếp, hay dường như thế đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma, mỗi người tài xế đang tựa vào chiếc kèn xe của họ. Ngay cả đối với cảnh sát hộ tống, không có cách nào để đoàn xe chạy nhanh hơn. Nó bị nêm chặc giữa những chiếc xe buýt chạy dầu cặn và những chiếc xe ba bánh phóng nhanh. Do bởi những lần ngừng và chạy thường xuyên, Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu cảm thấy đau ở dạ dày. Ngài xoay sở ngồi thẳng dậy, và thấy rằng cơn buồn nôn nhẹ đi khi ngài có thể nhìn ra ngoài cửa sổ.

"Tôi đau lắm, đau vô cùng," Đức Đạt Lai Lạt Ma diễn tả cảnh tượng cho tôi nghe trong tòa nhà tiếp kiến. Ngari Rinpoche lắng nghe từng lời, ông chưa nghe những chi tiết này trước đây. "Rồi thì tất cả dung dịch … nước … mồ hôi này. Lúc này tôi chú ý rằng nước từ mắt, liên hệ rất sâu đậm với cảm xúc. Nước từ thân thể, liên hệ rất nhiều với cơn đau vật lý. Cho nên khi cơn đau thân thể rất nghiêm trọng đến,  không có nước từ mắt, chỉ từ thân thể. Khác biệt gì, liên hệ gì, tôi không biết. Rồi thì tôi thấy một người già với đầu tóc dài không cắt tỉa." Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa bàn tay phải ngang qua đỉnh đầu. Mở rộng ngón tay cái và ngón út, ngài diễn tả cho tôi biết tóc của người già kia dài thế nào. "Và râu ria. Hoàn toàn rối bời. Mặc áo quần đầy bụi bẩn." Ngài nhăn mặt khi nhớ lại hình tượng bối rối đó.

"Rồi thì nhiều trẻ em nghèo. Không học vấn, sống bên cạnh lề đường. Tôi chú ý một đứa cở này." Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa cánh tay ra để diễn tả chiều cao của đứa bé khoảng ba đến bốn bộ, sau đó ngài cúi xuống chạm vào ống chân ngài với cả hai tay. "Bị chứng bại liệt. Cả hai chân được kẹp lại. Và nó phải dùng những cây nạng. Thế nên trong khi tôi bị cơn đau thân thể này, trong đôi mắt tôi chỉ có hình ảnh của những người nghèo này. Không ai quan tâm đến họ trong khi tôi đang được chăm sóc kỹ lưỡng."

Đức Đạt Lai Lạt Ma nhắm mắt lại và rơi vào im lặng. Sau một vài giây, ngài tiếp tục. "Mặc dù tôi cảm thấy đau đớn vật lý, nhưng tinh thần không boăn khoăn, hoàn toàn hòa bình. Chỉ cảm thấy hơi bất tiện. Tại sao là cảm giác hòa bình như vậy? Tự tôi có cơn đau thân thể ấy, nhưng tinh thần liên tục cảm nhận về những người không ai săn sóc ấy. Do vậy, không lo lắng cho cơn đau của chính tôi nhiều. Quan tâm đến những người khác dường như giúp tôi giảm nhẹ cơn đau. Kinh nghiệm của việt phát sinh lòng từ bi là điều gì đó rất lợi lạc cho chính mình, không nhất thiết là lợi lạc cho người khác. Tôi quán chiếu điều kiện kinh khủng của người già, và cậu bé bại liệt. Cảm giác quan tâm đã giảm thiểu cơn đau của tôi. Cho nên rất tốt."

"Có phải điều này ngài có trong tâm," tôi hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma, "khi ngài nói trong giáo lý rằng chư Phật và chư Bồ tát của thế giới là những chúng sanh vị kỷ nhất, bằng việc trau dồi lòng vị tha các ngài thật sự thành tựu niềm hạnh phúc tột cùng cho chính các ngài chứ gì?"

"Vâng. Một sự vị kỷ thông tuệ," ngài trả lời. "Giúp đở người khác không có nghĩa là chúng ta làm việc  này từ sự tổn hại của chúng ta. Không phải như thế. Chư Phật và chư Bồ tát, là những bậc rất thông tuệ. Trọn đời sống của các ngài chỉ muốn một điều: thành tựu hạnh phúc rốt ráo. Làm việc này như thế nào? Bằng việc nuôi dưỡng từ bi, trau dồi lòng vị tha. Khi các ngài quan tâm đến người khác, chính các ngài được lợi lạc trước  nhất - các ngài có hạnh phúc tối đa trước nhất. Các ngài biết phương pháp tốt nhất để hướng đến đời sống hạnh phúc là giúp đở người khác. Đó là tuệ giác thật sự. Các ngài không nghĩ: 'Ô, tôi là quan trọng nhất, người khác không quan trọng quá như thế.' Không phải là cách ấy. Các ngài quan tâm một cách chủ tâm cho sự cát tường của người khác là điều quan trọng nhất. Và, trong thực tế, hành động này trở lại lợi lạc tối đa cho các ngài."
Ngari Rinpoche

Một tư tưởng len vào Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài quay sang Ngari Rinpoche và nói bằng tiếng Anh, "Tôi nghĩ nấu … " Ngài chuyển sang Tạng ngữ. Người em trai út của ngài thông dịch: "Một người nấu ăn cho người khác, mặc dù không có ý định nấu cho chính người ấy, nhưng luôn luôn no đủ."

"Nhiều người nấu ăn rất béo phì, tôi để ý thế," Đức Đạt Lai Lạt Ma thêm vào. Ngài và người em trai cùng bùng cười to với câu nói ấy.

"Vậy thì cơn đau của ngài thật sự qua khỏi khi ngài thấy những người nghèo ở Patna?" tôi muốn biết.

"Không, tôi không nghĩ thế," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói. "Nhưng những hình ảnh tinh thần mà tôi thấy, sự nghèo đói và bất lực, chúng rất bén nhạy. Ngay cả trong khi tôi nằm trên giường khách sạn ở Patna, tôi trong cơn đau, nhưng tất cả những gì tôi thấy là hai thứ ấy: Đói, khát. Tôi hỏi nhiều lần trong tâm tư tôi: "Đáng thương thay! Chúng ta có thể làm gì, chúng ta có thể làm gì? Cơn đau mãnh liệt của tôi giảm thiểu. Điều gì đó như bị tràn ngập bởi một sự quan tâm mạnh mẽ."

Ẩn Tâm Lộ, Wednesday, December 23, 2015


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét