Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

TÂM GIÁC NGỘ LÀ GÌ?



Nguyên tác: WHAT IS BODHICITTA?
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

Tâm Giác Ngộ là một nguyện ước - bao gồm tư tưởng,hành động, cảm giác và lời nói - hoàn toàn dâng hiến cho tất cả và để thành tựu Giác Ngộ tròn vẹn nhầm làm lợi ích cho tất cả chúng sanh tối đa như có thể. Tâm Giác Ngộ còn được gọi là “Viên Ngọc Ước Toại Nguyện”, vì giống như một viên ngọc mầu nhiệm sẽ mang đến hạnh phúc chân thật. Có hai trình độ của tâm giác ngộ:

1- Ngưỡng mộ - hay nguyện vọng, mong ước đơn thuần.
2- Dấn thân.

Tâm giác ngộ ngưỡng mộ hay nguyện vọng là nguyện ước hoàn toàn chiến thắng những cảm xúc phiền não và vọng tưởng để nhận ra năng lực trọn vẹn của chúng ta để đem tất cả những chúng sanh đến thể trạng Giác Ngộ thoát khỏi khổ đau.

* Tâm giác ngộ ngưỡng mộ có hai tầng:
1- Nguyện ước chân thành trở thành một Đức Phật để làm lợi ích cho tất cả chúng sanh đây chỉ là "nguyện ước đơn thuần."
2- Phát nguyện không bao giờ từ bỏ mục tiêu cho đến khi thành tựu, "thể trạng cam kết".

Việc phát triển thể trạng nguyện ước (tầng một) không liên hệ đến việc phát nguyện (tầng hai). Với thể trạng phát nguyện của tâm giác ngộ, chúng ta hứa rèn luyện trong năm hành động để giúp chúng ta không bao giờ đánh mất quyết tâm của chúng ta. Bốn rèn luyện đầu quyết định tâm giác ngộ ngưỡng mộ của chúng ta và phát nguyện không bao giờ lui sụt trong kiếp sống này. Rèn luyện thứ năm quyết định chúng ta sẽ không đánh mất mục tiêu của chúng trong những kiếp sống tương lai.

* Tâm giác ngộ dấn thân: "thể trạng dấn thân" của tâm giác ngộ, điều đó gia cố thêm vào thể trạng mong ước hay nguyện vọng, mà trong ấy tôi quyết định trọn vẹn tự dấn thân hoàn toàn vào những sự tu tập sẽ đưa tôi đến Giác Ngộ.Và ở giai tầng ấy chúng ta thọ các giới nguyện của Bồ tát.

1- mười tám hành vi, giới trọng, nếu vi phạm, cấu thành một căn bản trọng tội hay một sự sụp đổ gốc rể.
2- bốn mươi sáu loại thái độ lỗi lầm, hay giới khinh.

Bốn tu tập cho tâm giác ngộ kiên quyết không bị suy thoái trong kiếp sống này.

1-Thứ nhất là mỗi ngày nhớ những hữu ích và thuận lợi của việc phát triển tâm giác ngộ.
2- Thứ hai là rèn luyện để tái khẳng định và tăng cường động cơ này bằng việc hồi hướng trái tim chúng ta mỗi ngày, tiếp nhận và phát tâm giác ngộ mỗi ngày, ba lần mỗi sáng, và ba lần mỗi tối.
3- Thứ ba, là tu tập cố gắng xây đắp những mạng lưới của năng lực tích cực và sự tỉnh giác thâm sâu, thường được diễn dịch như sự tích tập "phước đức và tuệ trí".
4-Thứ tư. Chúng ta không bao giờ từ bỏ việc cố gắng (hay tối thiểu mong ước) để giúp đở bất cứ người nào, bất chấp người ấy là khó khăn như thế nào.

***
Ẩn Tâm Lộ, December 13, 2015


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét