Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

NỀN TẢNG CHO VIỆC THẤU HIỂU TÂM GIÁC NGỘ



Nguyên tác:Background for Understanding Bodhichitta
Tác giả:
Alexander Berzin/ Riga, Latvia, July 2004
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển




1- Hai Chân Lý - nhị đế

Hôm nay chúng ta sẽ nói về tâm giác ngộ (bodhicitta), cả sáng và chiều nay. Tôi tin rằng tôi đã giảng dạy điều này ở đây rồi và những điểm cần chú ý đã sẳn sàng. Và bây giờ tôi phải nghĩ về điều gì đó hơi khác biệt để nói, hơn là lập lại những thứ tương tự như lúc trước. Nhưng, dĩ nhiên, mỗi lần quý vị giải thích điều gì đó thì nó sẽ hơi khác hơn. Và tôi chắc chắn không nhớ những gì tôi đã giải thích lần trước, cho nên nếu có điều gì đấy lập lại thì tôi mong quý vị hãy kiên nhẫn.

Bây giờ, điều thứ nhất mà chúng ta cần biết và rõ ràng nhằm để phát triển tâm giác ngộ là có một ý tưởng nào đấy về vấn đề nó là gì. Có hai phương diện thật sự về tâm giác ngộ và điều này phù hợp với hai chân lý. Hai chân lý về bất cứ điều gì là hiện tướng nhận thức tương đối của mọi thứ, đó gọi là "chân lý tương đối" hay "quy ước". Chúng ta có thể chuyển dịch nó theo nghĩa hơn như "chân lý bề mặt" hay tục đế, cho nên mà mọi thứ xuất hiện giống điều gì ở bề mặt , chúng xuất hiện đến chúng ta như thế nào. Sau đó là chân lý sâu nhất về mọi thứ (chân đế), vấn đề chúng thật sự tồn tại như thế nào, nói cách khác tánh không của mọi thứ khác nhau, và sự tồn tại của chúng vắng mặt trong những cách không thể. Cả hai thứ đều là chân lý; không phải một thứ là chân lý tuyệt đối hay tối hậu và thứ kia là chân lý kém hơn. Cho nên chúng ta đang nói về chân lý siêu việt hoàn toàn cách biệt với thế giới thông thường của chúng ta, mặc dù đôi khi ngữ vựng được sử dụng trong ngôn ngữ Âu châu đề nghị, nhưng đó không phải là ý nghĩa thật sự của nó.

Trong Đại Thừa, khi chúng ta nói về hai chân lý, thì chúng ta đang nói về hai chân lý của mọi thứ. Chúng là những sự chân thật về mọi thứ. Khi chúng ta nói về chân lý tương đối hay chân lý quy ước của mọi thứ, thì chúng ta đang nói về như tôi đã nói là hiện tướng của mọi thứ, sự xuất hiện của chúng là thế nào. Bây giờ, khi chúng ta nói về một hiện tướng, mọi thứ không có một hiện tướng, một hiện tướng là đối với một tâm thức. Hiện tướng của một bồn rửa trong nhà bếp - có phải nó đang xuất hiện bây giờ không? À, chúng ta không biết, tôi muốn nói là nó không chỉ xuất hiện. Cách duy nhất mà chúng ta có thể nói về hiện tướng của bồn rửa trong nhà bếp là nếu chúng ta đi vào nhà bếp và nhìn vào nó. Thế thì nó xuất hiện đến chúng ta. Nó đúng là không tự xuất hiện, ngồi ở đấy mà không có ai trong nhà bếp. Và thế, loại hiện tướng mà chúng ta trải nghiệm, mà tâm thức chúng ta trải nghiệm, lệ thuộc rất nhiều vào tình trạng của tâm thức ấy, điều kiện của tâm thức ấy.

2- Hiện Tướng

Có những cách chính xác và không chính xác của hiện tướng. Như khi tôi lấy kính đeo mắt ra và nhìn vào nhà bếp, và thấy một hình ảnh mờ ảo. À, hiện tướng mờ ảo đó là không chính xác. Cho nên đó không là một hiện tướng chính xác. Nhưng sau đó, có những hiện tướng chính xác của điều gì đó. Thường thường hiện tướng không chính xác của điều gì đó là, là không nhất thiết  do bởi một rắc rối nào đó với các giác quan của chúng ta, nhưng nó có thể cũng là một vọng tưởng tinh thần. Như nếu người đó không gọi chúng ta, chúng ta vọng tưởng, à, tình cảnh thế nào đây? Nó biểu lộ cho chúng ta thấy rằng họ không thương yêu chúng ta nữa, mà trong thực tế là điện thoại của họ bị trục trặc. Cho nên rất thường những gì chúng ta nhận thức là một vọng tưởng. Cho nên đây là hiện tướng của điều gì đó là, chân lý tương đối của điều gì đó. Nó có thể chính xác hay không chính xác tùy thuộc vào tâm thức.

Khi chúng ta nói về chân lý sâu nhất của điều gì đó, là vấn đề nó tồn tại như thế nào, điều này cũng áp dụng trong một giác quan với một hiện tướng của nó; nó phải áp dụng với một hiện tướng của vấn đề điều gì đó tồn tại như thế nào. Theo quan điểm của Trung Quán Cụ Duyên Tông vị thế sâu nhất trong triết lý hay thông hiểu của Phật Giáo - là không có điều gì đó từ phía của đối tượng làm cho nó tồn tại trong một cách nào đó. Tất cả nó phải ở trong mối liên hệ với tâm thức trong một cách nào đó. Sau đó được thảo luận trong những cách phức tạp khác nhau của vấn đề mối liên hệ đến tâm thức là gì. Giống như, vấn đề chúng ta biết có một bồn rửa trong nhà bếp như thế nào, và nó tồn tại trong nhà bếp như thế nào? Quý vị biết điều đó như thế nào? Điều gì chứng tỏ nó ở đó bây giờ? Cách duy nhất mà chúng ta biết rằng nó tồn tại là nếu chúng ta đi vào và nhìn vào nó và thấy nó; hay nghe tiếng nhỏ nước của bồn rửa; hay người nào đó đi vào trong nhà bếp và la lên tới chúng ta, "Vâng, bồn rửa ở đây, nó vẫn ở đây;" hay có một máy quay video hay điều gì đó đang hoạt động. Nhưng có phải chỉ do tự nó? Tuyệt đối không có một sự nối kết nào với tâm thức thì không có cách nào biết cái bồn rửa tồn tại trong nhà bếp bây giờ.

Tôi nghĩ đến một thí dụ tiếu lâm: Quý vị biết rằng có một bóng đèn trong tủ lạnh như thế nào? Quý vị mở cửa và quý vị thấy có một bóng đèn sáng, nhưng khi quý vị đóng cửa, quý vị không biết bóng đèn sáng hay không, có phải không? Không có cách nào để biết. Chúng ta mở cửa lần nữa, à, chúng ta chỉ biết rằng có một bóng cháy sáng bây giờ; chúng ta không biết bóng đèn đang cháy sáng hay không khi cánh cửa đóng - ngoại trừ có một máy quay video hay điều gì đó bên trong. Thật buồn cười, có phải không?

Cho nên hiện tướng của điều gì đó tồn tại và vấn đề nó tồn tại như thế nào, điều đó cũng tùy thuộc vào tâm thức trong một cách này hay cách khác. Tâm thức có hoặc là làm mọi thứ xuất hiện - giống như chúng ta đã có trong dạng thức điều gì đó chính xác hay không chính xác là gì - hoặc nó cũng là trong hình thức của điều gì đó chính xác hay không chính xác tồn tại như thế nào. Cho nên, nói cách khác, tâm thức có thể làm mọi thứ xuất hiện giống như chúng đang tồn tại trong một cách không thể có, hay tâm thức có thể làm mọi thứ xuất hiện để tồn tại trong một cách mà chúng thật sự tồn tại, là thứ sẽ được giải thích trong hình thức của tánh không - việc vắng mặt sự tồn tại không thể có được của chúng.

3- Sự Hoạt Động Tinh Thần

Khi chúng ta nói về tâm giác ngộ, thì chúng ta đang nói về một tình trạng tâm thức. Khi chúng ta nói về một tâm thức, thì điều mà chúng ta đang nói về không là một loại gì đó của "thứ" như một bộ máy, mà chúng ta đang nói về một hoạt động đang xảy ra trong mỗi thời khắc, với sự tương tục riêng biệt từ thời khắc này sang thời khắc khác, chủ quan. Hoạt động ấy là hoạt động của kinh nghiệm, nhưng quý vị không thể chỉ trải nghiệm, mà quý vị phải trải nghiệm điều gì đó. Luôn luôn có nội dung. Và thế, chúng ta diễn tả hoạt động trải nghiệm điều gì đó như thế nào? Quý vị có thể diễn tả nó từ vài khía cạnh khác nhau của điều gì đó đang diễn ra - nó chỉ là một hoạt động đang xảy ra và quý vị có thể diễn tả nó từ những quan điểm khác nhau. Hoạt động này thường được diễn tả từ hai quan điểm chính. Một là có sự sản sinh hay tạo tác hay sinh khởi của một loại hiện tướng tinh thần (ở đây chúng ta có thể sử dụng "tinh thần") - một biểu tượng tinh thần của điều gì đó. Chúng ta có thể nghĩ về nó như một hình ảnh không gian ba chiều, nhưng đừng giới hạn nó với một thứ thuộc thị giác. Nó có thể ở trong bất cứ giác quan nào, hay chỉ là một tư tưởng, hay chỉ là một cảm xúc - mặc dù các cảm xúc luôn luôn đi cùng với những thứ nào đó, chúng không chỉ sinh khởi bởi chính chúng.

Do thế, chúng ta có thể thấy điều này, điều này rất rõ ràng trong hình thức của sự nhìn; thật sự nó giống như những điểm ảnh (pixel) của ánh sáng - giống như những điểm ảnh nhỏ và những chấm của ánh sáng đập vào võng mạc, mắt. Và ở phương Tây, chúng ta nói tâm thức thế nào đó, giống như tâm thức là một bộ máy - thứ này không đến từ quan điểm của Phật Giáo - biến nó thành một hình ảnh tinh thần. Không giống những điểm ảnh của ánh sáng, mà nó xuất hiện cụ thể, thí dụ thế. Đó là một hiện tướng tinh thần. Hay có một hiện tướng của chuyển động. À, nếu chúng ta phân tích điều đó, chúng ta chỉ thấy một phần triệu của giây một lúc. Bàn tay ở đây, và rồi ở đây, và rồi ở đây, và rồi ở đây - chúng ta không thấy toàn bộ chuyển động cùng lúc. Khi bàn tay ở đây, nó không còn ở đó nữa và chúng ta không còn thấy nó ở đó. Tuy nhiên, có hiện tướng tinh thần này của chuyển động - nó không chỉ là những khung ảnh tách rời, có phải không?

Việc nghe lời nói thật là kỳ diệu, nếu quý vị nghĩ về  nó, bởi vì trong một thời khắc chúng ta chỉ có thể nghe âm thinh của một nguyên âm hay một phụ âm. Chúng ta thậm chí không nghe toàn bộ một vần trong một thời khắc. Và khi chúng ta nghe âm thinh kế tiếp, phần tiếp theo của một chữ, chúng ta hoàn toàn không nghe phần đầu của chữ. Và rồi thì, quý vị biết, có toàn bộ một câu của những chữ, và tuy thế, có một biểu tướng tinh thần của toàn bộ sự việc, chẳng hạn như chúng ta thật sự có thể thấu hiểu ý nghĩa không chỉ của những chữ, mà toàn bộ những câu nói. Điều đó hoàn toàn đáng chú ý nếu quý vị nghĩ về nó. Đây là một biểu tướng tinh thần; điều này là một toàn tức đồ của âm thinh. Cũng giống với một tư tưởng, một giải suy nghĩ - chỉ một thời khắc của nó xảy ra một lúc. Hay một tâm trạng hay điều gì giống như thế - mỗi giây phút thì khác nhau và tuy thế có một biểu tướng tinh thần của toàn bộ sự việc.

Vậy thì đây là sự sinh khởi của một hiện tướng tinh thần hay một biểu tướng tinh thần - điều đó thường được gọi là "sự sáng sủa". Mặc dù theo nghĩa đen trong Tạng ngữ, nó thay vì gây ra hiểu lầm. Chúng ta không đang nói về sự tập trung của điều gì đó hay một phẩm chất của điều gì đó; mà chúng ta đang nói về hoạt động này. Và chúng ta cũng không đang nói về một tiến trình, bởi vì "tiến trình" là một chuỗi của những thời khắc; chúng ta đang nói về hoạt động xảy ra trong một thời khắc, trong mỗi thời khắc. Người ta phải rất chính xác với những từ họ sử dụng.

Rồi thì có một cách khác để diễn tả cùng chính xác hoạt động là mà nó không chỉ là một sự sinh khởi của một hiện tướng tinh thần; nó cũng thật sự là hiểu biết về điều gì đó là gì, một nhận thức của điều gì đó là gì. Sự sinh khởi của một hình ảnh không gian ba chiều của thị giác - đó là điều đang thấy là. Sự sinh khởi của toàn tức đồ âm thinh - đó là những gì nghe. Nó là một cách khác của việc diễn tả cùng những hiện tượng - sự sinh khởi của một hình ảnh không gian ba chiều của thị giác, đó là điều đang thấy. Đó là thấy - đó chỉ là một cách khác để diễn tả nó. Nó là một khía cạnh khác của điều đang xảy ra. Không phải là trước tiên có một sự sinh khởi của hình ảnh không gian ba chiều thị giác này, toàn tức đồ tinh thần, và sau đó chúng ta thấy nó. Điều đó xảy ra như thế nào? Chúng ta biết rằng nó được sinh khởi như thế nào nhằm để có thể thấy nó? Chẳng có ý nghĩa gì. Giống như thế: không phải là một tư tưởng sinh khởi và sau đó chúng ta nghĩ về nó. Sự sinh khởi của một tư tưởng và sự suy nghĩ của một tư tưởng chính xác là cùng một thứ; nó chỉ được diễn ta môt cách khác biệt.

Một điểm khác về hoạt động tinh thần này là nó chỉ đang xảy ra. Không phải là có một cái "tôi" riêng biệt kẻ đang làm nó xảy ra, hay khống chế nó, hay tách biệt khỏi nó và quán sát nó xảy ra.  Và không phải rằng "tâm thức" là điều gì đó riêng biệt, một bộ máy tách rời khỏi tất cả mọi thứ đang làm hoạt động này (mặc dù dĩ nhiên chúng ta có thể nói về bộ não và v.v…, nhưng đó chỉ là căn cứ vật lý). Cho nên, không phải là có một cái "tôi" ngồi ở đây và tâm thức giống như một màn ảnh của máy điện toán nào đó và tôi nhìn vào nó, nhìn hoạt động tinh thần này của những gì hiện trên màn ảnh. Nó hoàn toàn không phải như thế. Nó chỉ đang xảy ra, thời khắc này đến thời khắc khác, và chúng ta có thể giải thích nó trong hình thức của "tôi đang suy nghĩ" hay "tôi đang thấy" - không phải là người nào khác; nhưng không phải rằng cái "tôi" là riêng biệt với toàn bộ tiến trình, bên ngoài nó và nhìn vào nó hay khống chế nó, ấn nút.

Thế thì tâm giác ngộ là một hoạt động tinh thần - một hoạt động tinh thần cá nhân chủ quan mà chúng ta có thể phát triển vì thế nó có thể xảy ra trong dòng suối tâm hay sự tương tục tinh thần của chúng ta. Một hoạt động tinh thần phải có một nội dung, ở đó phải có một toàn tức đồ tinh thần nào đó, một biểu tướng tinh thần. Do thế ở đây, biểu tướng tinh thần của điều gì? Toàn tức đồ hay biểu tướng tinh thần là biểu tướng của sự Giác Ngộ. Chúng ta không nói về sự Giác Ngộ của Đức Phật Thích Ca, mà chúng ta nói về sự Giác Ngộ phổ thông; chúng ta nói về sự Giác Ngộ của chính cá nhân chúng ta.

Có thể có một hiện tướng tinh thần, một biểu tướng tinh thần, của những gì là sự Giác Ngộ ấy - những gì là phẩm chất của nó và v.v..., nó thật sự là gì - đó là những gì đang xuất hiện với tâm giác ngộ tương đối. Và nó cũng có thể là một biểu tướng tinh thần của vấn đề sự Giác Ngộ ấy tồn tại như thế nào; đó phải là tâm giác ngộ sâu nhất - tánh không của sự Giác Ngộ cá nhân của chúng ta. Và rõ ràng những hiện tướng tinh thần này của những gì của sự Giác Ngộ ấy là là vấn  đề nó tồn tại như thế nào, có thể hoặc là chính xác hay không chính xác, cho nên chúng ta chắc chắn muốn cố gắng và có một biểu tướng chính xác của sự Giác Ngộ của chúng ta là gì - những phẩm chất ấy là gì - và một biểu tướng chính xác của vấn đề nó tồn tại như thế nào. Không phải là một vọng tưởng quái lạ, phóng túng nào đó.

4- Thấu Hiểu Những Gì Phải Tập Trung Đến Trong Tâm Giác Ngộ

Bây giờ, nó bắt đầu hơi phức tạp. Tôi đang giải thích toàn bộ điều này bởi vì có hai phương pháp cho việc phát triển tâm giác ngộ, và tôi hiểu rằng tôi đã giải thích phương pháp thứ nhất rồi, cho nên tối nay, tôi sẽ giải thích phương pháp thứ hai. Nhưng vì chúng ta không muốn chỉ lập lại phương pháp thứ nhất một lần nữa, cho nên bây giờ tôi sẽ giải thích trong một trình độ hơi sâu hơn.

Okay, bây giờ, sự Giác Ngộ cá nhân của chúng ta chưa xảy ra. Nó chưa hiện hữu. Vậy thì chúng ta tập trung vào nó như thế nào? Đây là những câu hỏi quan trọng bởi vì chúng ta nói, "Okay, tâm giác ngộ, hành thiền về tâm giác ngộ." Nhằm để biết vấn đề thiền tập về nó như thế nào, bất cứ thể trạng nào của tâm thức mà chúng ta muốn phát triển qua thiền tập, thì chúng ta phải biết nó hướng đến điều gì, nó tập trung vào điều gì, và vấn đề nó thật sự nối kết với đối tượng ấy như thế nào. Và ở đây, điều đang được tập trung vào là sự Giác Ngộ cá nhân của chính chúng ta, và cách mà tâm thức đang tiếp nhận nó là với hai mục tiêu. Một là để đạt đến sự Giác Ngộ ấy, và thứ hai là mục tiêu để giúp đở mọi người tối đa như có thể. Và nó cũng đồng hành với từ ái - muốn mọi người hạnh phúc và không bất hạnh; và bi mẫn - muốn mọi người thoát khỏi khổ đau và nguyên nhân của đau khổ; và quyết tâm khác thường rằng tôi sẽ thật sự hành động, tự tôi, vì mọi người. Đó là toàn bộ một phức hệ, thể trạng này của tâm thức, tâm giác ngộ tương đối. Cho nên chúng ta cần biết: nếu tôi phát sinh thể trạng ấy của tâm thức hay cố gắng để phát sinh nó, à, thì tôi đang tập trung trên điều gì? Điều gì xuất hiện vào lúc ấy? Bằng không thì làm thế nào chúng ta lại thiền tập thật sự chỉ tập trung vào tâm giác ngộ. Đó không là một câu hỏi dễ dàng.

5- Quá Khứ và Tương Lai, Những Hiện Tượng Xác Định và Phủ Định

Chúng ta phải thấu hiểu một chút quá khứ và tương lai có ý nghĩa gì trong Phật Giáo. Quá khứ thật sự đang liên hệ đến một sự việc xảy ra rồi - nó đã qua rồi, không còn xảy ra nữa. Tương lai là thật sự, theo nghĩa đen, sự chưa xảy ra của điều gì đó. Vậy thì sự xảy ra đã qua và sự chưa xảy ra. Đó là những từ ngữ. Cho nên chúng ta không nói về điều gì đó cụ thể di chuyển theo thời gian, giống như thời gian là một dải băng, và nó đi từ tình trạng chưa xảy ra, giống như nó ở bên ngoài phòng; bây giờ nó đang xảy ra vì nó đi vào trong phòng; và bây giờ nó đang xảy ra, nó đi ra khỏi phòng và nó ở đấy.  Đó không phải là cách mà thời gian hoạt động theo quan điểm của Phật Giáo. Chúng ta không nói về điều gì đó cụ thể khi chúng ta nói về một sự kiện.

Thế nên, chưa xảy ra và đã xảy ra - chúng là những gì chúng ta gọi là những hiện tượng phủ định. Cái bàn là một hiện tượng xác định; chúng ta gọi nó [cái bàn] một ''hiện tượng xác định''. Nhưng chúng ta cũng có thấy ở đấy là không có trái táo nào trên bàn. Điều gì quý vị thật sự thấy khi quý vị thấy không có táo trên ấy. Đây là những hiện tượng phủ định - chúng ta biết chúng, nhưng hơi kỳ lạ, có phải không? Thật là lý thú, tôi muốn nói quý vị phải biết trái táo trước nhằm để thấy không có táo. Nếu quý vị không có ý tưởng táo là gì và quý vị chưa bao giờ thấy một trái táo, thì quý vị không thể thấy rằng không có táo trên bàn. Thế nên điều đó trở thành rất hấp dẫn, vấn đề một đứa bé học tất cả những điều này như thế nào. Một đứa bé học "không thực phẩm" như thế nào? Đầu tiên đứa bé để mọi thứ vào trong miệng nó; cuối cùng nó phải học "không thực phẩm". Tôi muốn nói, chúng ta không nói về một thứ triết lý kỳ lạ nào đó; nó thật rất, rất là hấp dẫn, thật sự, vấn đề tâm thức vận hành như thế nào, chúng ta biết mọi thứ như thế nào.

Thế nào đi nữa, với sự Giác Ngộ chưa xảy ra của chúng ta, nó không ở đây, vậy thì chúng ta tập trung trên thứ gì? Hãy xem một thí dụ - một thí dụ dễ hơn, trong hình thức của quá khứ. Mẹ tôi đã chết nhiều năm trước đây, nhưng tôi có thể nghĩ về mẹ tôi, có thể chứ? Bây giờ, khi tôi nghĩ về mẹ tôi, điều gì xuất hiện? Bà đã mất rồi, không còn tồn tại nữa, nhưng tôi có thể nghĩ về bà. Vậy thì điều gì xuất hiện? À, chúng ta phải nói mẹ tôi xuất hiện. Đó không phải là người nào khác xuất hiện khi tôi hình dung mẹ tôi trong tâm thức. Nhưng tôi cũng biết sự tồn tại quá khứ của bà, việc không còn hiện hữu của bà. Nó đã qua rồi - Tôi không đang nghĩ rằng bà vẫn sống. Bà mẹ ấy là một hiện tượng xác định; bà có những phẩm chất của bà, giống như chiếc bàn này.

Giống như thế với điều gì đó chưa xảy ra: sự Giác Ngộ chưa xảy ra. Sự Giác Ngộ chưa xảy ra của chúng ta nhưng nó là một hiện tượng xác định - nó có phẩm chất giống như mẹ tôi có những phẩm chất. Nhưng tôi biết rằng nó chưa xảy ra, sự chưa xảy ra của nó. Tôi không đánh lừa bản thân mình trong suy nghĩ rằng bây giờ tôi thì Giác Ngộ. Nhưng tôi chỉ có thể biết rằng sự Giác Ngộ tương lai, sự Giác Ngộ tương lai của cá nhân tôi qua một ý tưởng về nó. Tôi không thể biết nó mà không có một ý tưởng về nó, bởi vì nó chưa xảy ra. Nó giống như sự khác biệt giữa việc thấy đối tượng này và thấy đối tượng này như một chiếc bàn. "Bàn" là một ý tưởng; nó là một phạm trù mà tôi có thể áp dụng với nhiều, nhiều thứ khác nhau.

Do thế, sự Giác Ngộ cá nhân giống như đối tượng này [cái bàn], và việc biết nó qua khái niệm, phạm trù "Giác Ngộ" - à đó là một ý tưởng. Vậy nên những phạm trù này là những khái niệm. Tư duy nhận thức một cách chính yếu liên hệ với tư duy qua hay với những phạm trù - chữ [audio] và ý nghĩa của những phạm trù. Cho Vì thế chúng ta biết phạm trù của Giác Ngộ, chúng ta biết tất cả những phẩm chất và tiêu chuẩn - cho nên, chúng ta cần biết một cách chính xác tất cả những tiêu chuẩn của một Đức Phật, những phẩm chất của một Đức Phật. Và qua khái niệm ấy, một cách căn bản, phạm trù ấy, ý tưởng ấy, sau đó chúng ta tập trung vào sự Giác Ngộ cá nhân chưa xảy ra của tôi.

Vậy thì sự Giác Ngộ tương lai ấy xảy ra như thế nào? Nó giống như thế nào? À, chúng ta có thể hình dung nó như một Đức Phật biểu tượng hay trong mật tông tưởng tượng chính mình như một Đức Phật, hay chỉ là một từ  ngữ. Có nhiều cách mà chúng ta có thể miêu tả sự Giác Ngộ tương lai ấy, giống như tôi có thể nghĩ về bà mẹ đã chết của tôi bằng chỉ việc nghĩ về "bà mẹ", hay một bức hình tinh thần. Nó là một toàn tức đồ, một biểu tướng tinh thần. Đây là tại sao quý vị không thể thực hành mật tông một cách thích đáng mà không có tâm giác ngộ, bởi vì việc quán tưởng tự thân như một Đức Phật biểu tượng - à điều ấy đang tượng trưng, nó là một toàn tức đồ của tương lai ấy, sự Giác Ngộ cá nhân mà chúng ta đang hướng để thành tựu, qua ý tưởng về tất cả những phẩm chất ấy của một Đức Phật là gì; phạm trù của sự Giác Ngộ. Và dĩ nhiên vói sự thấu hiểu rằng nó chưa xảy ra, sự chưa xảy ra của nó - bằng khác đi quý vị là điên khùng - và cũng với xu hướng để thành tựu Giác Ngộ, và mục tiêu làm lợi ích cho mọi người bằng phương tiện của sự Giác Ngộ ấy.

6- Trở Thành Tự Tin  với Sự Giác Ngộ Cá Nhân của Chính Chúng Ta

Bây giờ, trước khi nghĩ giải lao tôi muốn giới thiệu điểm tiếp theo, đó là có một sự khác biệt giữa việc tập trung hãy nói là đứa con chưa sinh ra của tôi - đứa con chưa sinh ra - hay tuổi già chưa đến, và sự Giác Ngộ chưa xảy ra. Đứa con chưa sinh ra hay sự chưa xảy ra lúc của tôi lúc 80 có thể không xảy ra. Tôi có thể chết trước khi tôi 80 hay tôi có thể không có con, trái lại sự Giác Ngộ chưa xảy ra là điều gì đấy chắc chắn có thể xảy ra và sẽ xảy ra nếu tôi đặt nó trong nổ lực. Và vì thế điều này có thể đưa đến điểm kế tiếp, là chúng ta chắc chắn rằng thật có thể thành tựu Giác Ngộ, và rằng tôi có thể đạt được điều ấy. Không có nó, chúng ta đang tập trung vào điều gì đó sẽ không bao giờ xảy ra, và vì thế nếu chúng ta không tự tin rằng Giác Ngộ có thể xảy ra, thì làm sao chúng ta có thể nhắm mục tiêu để đạt đến điều ấy một cách chân thành?

Có một sự khác biệt lớn giữa việc tập trung vào sự tái sanh chưa xảy ra của tôi như Cleopatra - và chúng ta biết những phẩm chất của Cleopatra là gì, cho nên chúng ta có thể tưởng tượng Cleopatra mà tôi sẽ trở thành - và tạp trung vào việc chưa xảy ra trở thành một Đức Phật của tôi. Điều khác biệt là gì? Trong trường hợp tái sanh như Cleopatra chúng ta có thể không bao giờ tái sanh như Cleopatra. Trong trường hợp tái sanh như một con thú, à, chúng ta có thể hoặc không thể, tùy thuộc vào những nguyên nhân. Nhưng trong trường hợp của việc trở thành một Đức Phật, đó là điều gì đó chắc chắn có thể trở thành xa hơn trên sự tương tục tinh thần của chúng ta, nếu chúng ta nổ lực. Nếu chúng ta không nổ lực, nó sẽ không xảy ra.

Cho nên điều ấy đưa chúng ta tới chủ đề tiếp theo, chúng ta sẽ nói đến sau khi nghĩ giải lao, là vấn đề trở nên tự tin rằng thật sự có thể cho tôi trở thành Giác Ngộ. Và điều ấy là rất, rất quan trọng để thật sự tự tin nhằm để phát triển tâm giác ngộ.

Ẩn Tâm Lộ, Wednesday, July 15, 2015




http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/sutra/level2_lamrim/advanced_scope/bodhichitta/what_needs_to_be_understood_in_order_to_have_a_bodhichitta_aim/session_1.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét