Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Phát tâm giác ngộ hay tâm bồ đề hay bodhicitta


NGHI LỄ CHO việc phát tâm vị tha nguyện ước giác ngộ là một nghi thức đơn giản.   Mục tiêu của nó là để khẳng định và ổn định nguyện vọng đạt đến Quả Phật của chúng ta vì lợi ích của tất cả chúng sanh.  Sự khẳng định này là thiết yếu cho việc làm nổi bật sự thực hành bi mẫn.

Chúng ta bắt đầu nghi lễ này bằng việc quán tưởng một hình tượng của Đức Phật.  Một khi việc quán tưởng là phân minh, chúng ta cố gắng để tưởng tượng rằng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thật sự hiện diện trước mặt chúng ta.  Chúng ta tưởng tượng rằng Ngài được vây quanh bởi những đại sư Ấn Độ trong quá khứ, Long Thọ, người thiết lập trường phái triết lý Trung Quán và sự diễn giải vi diệu nhất về tánh không, và Vô Trước, đạo sư truyền thừa chính của phương diện "phương pháp" bao la của sự thực tập của chúng ta, là ở trong những đại sư ấy.  Chúng ta cũng tưởng tượng Đức Phật được vây quanh bởi những đạo sư của bốn trường phái Phật Giáo Tây Tạng: Sakya, Gelugpa, Nyingma, và Kagyu.  Sau đó chúng ta tưởng tượng chính mình được vây quanh bởi tất cả chúng sanh.  Diễn đàn bây giờ được thiết lập cho việc phát tâm vị tha nguyện ước giác ngộ.  Các hành giả của những tín ngưỡng khác có thể tham dự trong nghi lễ đơn giản bằng việc trau dồi một thái độ nhiệt tâm, vị tha đối với tất cả chúng sanh.


BẢY ĐIỀU QUÁN NGUYỆN THỰC HÀNH[1]

Nghi lễ bắt đầu với một nghi thức mà trong ấy công đức được tích tập và phiền não được tiêu trừ.  Chúng ta tiến hành nghi thức này bằng việc phán chiếu trên những điểm thiết yếu của Bảy Điều Quán Nguyện.


ĐIỀU THỰC HÀNH THỨ NHẤT
Tôn Kính

Trong điều thực hành thứ nhất, chúng ta dâng lòng tôn kính với Đức Phật bằng việc quán chiếu trong những phẩm chất của giác ngộ của thân, miệng, và tâm của Ngài.  Chúng ta có thể chứng tỏ lòng thành tín và dâng hiến bằng việc lễ lạy trước khi quán tưởng hình tượng của Đức Phật.  Bằng việc tỏ lòng quy kính từ trái tim, chúng ta cũng tỏ lòng tôn kính những phẩm chất Phật trong chính chúng ta. (Nhất giả lễ kính chư Phật- Nhị giả xưng tán Như Lai)



ĐIỀU THỰC HÀNH THỨ HAI
Cúng Dường


Điều thực hành thứ hai là cúng dường.  Chúng ta có thể thực hiện việc cúng dường vật chất hay đơn giản tưởng tượng chúng ta đang cúng dường những sở hữu quý giá đến chúng hội mà chúng ta đang quán tưởng phía trước chúng ta.  Việc cúng dường sâu sắc và đầy đủ ý nghĩa nhất của chúng ta là sự thực hành tâm linh chuyên cần của chúng ta.  Tất cả những phẩm chất tốt đẹp mà chúng ta đã tích tập là kết quả của việc tiến hành trong những hành vi đức hạnh.  Những hành vi bi mẫn, hành vi ân cần, ngay cả một nụ cười mĩm vào người nào đấy hay tỏ lòng quan tâm cho người nào đấy đang đau đớn, tất cả là những hành vi đức hạnh.  Chúng ta cúng dường những điều này trong bất cứ thí dụ nào của lời nói đức hạnh.  Những thí dụ có thể bao gồm những lời khen ngợi, chúc tụng mà chúng ta đã nói với người khác, việc tái cam đoan, những lời êm dịu hay an ủi - tất cả những hành vi tích cực được tiến hành qua lời nói.  Chúng ta cũng cúng dường những hành vi tinh thần của đạo đức.  Việc trau dồi lòng vị tha, cảm nhận về ân cần săn sóc, lòng bi mẫn của chúng ta. Và lòng tin tưởng sâu xa cũng như sự dâng hiến giáo nghĩa Phật Đà của chúng ta là ở trong những sự cúng dường này.  Tất cả những điều này là những hành vi đức hạnh tinh thần.  Chúng ta có thể quán tưởng tất cả những thứ này trong hình thức của những đối tượng tuyệt đẹp và quý giá phong phú mà chúng ta cúng dường đến Đức Phật và hội chúng được quán tưởng phía trước chúng ta.  Chúng ta có thể cúng dường bằng tinh thần đến toàn thể pháp giới, vũ trụ, môi trường của chúng ta với những khu rừng, đồi núi, đồng cỏ, và những cánh đồng bông hoa. Bất kể chúng có thuộc sở hữu của chúng ta hay không, chúng ta có thể cúng dường một cách tinh thần. (Tam giả quảng tu cúng dường)


ĐIỀU THỰC HÀNH THỨ BA
Sám Hối

Điều thực hành thứ ba là sám hối.  Yếu tố then chốt của sám hối là việc đang nhận thức về những hành vi tiêu cực của chúng ta, những việc làm sai lầm mà chúng ta đã từng dấn thân vào.  Chúng ta nên trau dồi một cảm nhận hối lỗi sâu xa và rồi hình thành một quyết tâm mạnh mẽ không theo đuổi trong những thái độ phi đạo đức như thế trong tương lai.  (Tứ giả sám hối nghiệp chướng)


ĐIỀU THỰC HÀNH THỨ TƯ
Tùy Hỉ

Điều thực hành thứ tư là việc tập tùy hỉ.  Bằng việc tập trung trên những hành vi đức hạnh quá khứ, chúng ta phát triển một niềm hoan hỉ lớn trong việc hoàn thành của chúng ta.  Chúng ta phải bảo đảm rằng chúng ta không bao giờ hối hận bất cứ hành vi tích cực nào mà chúng ta đã làm mà đúng hơn là chúng ta tìm thấy niềm hoan hỉ  với việc thực hành những việc làm tốt đẹp ấy.  Thậm chí quan trọng hơn, chúng ta nên tùy hỉ trong những hành vi tích cực với người khác, những chúng sanh thấp kém hơn chúng  ta, yếu đuối hơn chung ta, cao siêu hơn chúng ta, hay mạnh mẽ hơn chúng ta hay ngang bằng với chúng ta.  Thật quan trọng để bảo đảm rằng thái độ của chúng ta đối với những đức hạnh của người khác không bị làm mờ đi bởi sự ganh đua hay ghen tỵ; chúng ta phải cảm thấy một sự ngưỡng mộ thuần khiết và hoan hỉ đối với những phẩm chất và sự hoàn thành của họ. (Ngũ giả tùy  hỉ công đức)


ĐIỀU THỰC HÀNH THỨ NĂM và THỨ SÁU
Khuyến Thỉnh và Cầu Xin

Trong hai điều thực hành tiếp theo chúng ta thỉnh cầu chư Phật giảng dạy hay chuyển bánh xe  pháp vì lợi ích của tất cả chúng sanh, sau đó cầu xin các Ngài đừng tìm cầu an lạc niết bàn cho riêng các Ngài mà thôi.


ĐIỀU THỰC HÀNH THỨ BẢY
Hồi Hướng

Điều thực hành thứ bảy và cuối cùng là điều quán nguyện hồi hướng.  Tất cả những công đức và năng lực tích cực chúng ta đã tạo được từ tất cả những điều thực hành trước và những việc làm đức hạnh được hồi hướng đến mục tiêu cứu kính tâm linh: việc đạt đến Quả Phật.


Đã thực hiện những thực tập chuẩn bị của Bảy Điều Quán Nguyện, chúng ta bây giờ đã sẳn sàng để phát sinh thật sự tâm vị tha nguyện ước giác ngộ.  Bài kệ đầu tiên của buổi lễ bắt đầu với sự hiện diện của động cơ thích đáng:

Với nguyện ước giải thoát tất cả chúng sanh

Câu thứ hai và thứ ba xác định những đối tượng của quy y: Phật Bảo, Pháp Bảo, và Tăng Bảo.  Thời điểm của chí nguyện cho việc tìm cẩu sự quy y này cũng được thiết lập trong những dòng này:

Con sẽ luôn luôn quy y với
Phật Bảo, Pháp Bảo, và Tăng Bảo.

Bài kệ thứ hai là sự phát sinh tâm vị tha nguyện ước giác ngộ.

Được làm cho nhiệt tình bởi tuệ trí và từ bi
Hôm nay với sự hiện diện của chư Phật
Con phát tâm nguyện ước tỉnh thức hoàn toàn
Vì lợi ích của tất cả chúng sanh.

Bài kệ này nhấn mạnh tầm quan trọng của tuệ trí và từ bi hợp nhất.  Giác ngộ không là từ bi không tuệ trí hay tuệ trí tách rời từ bi.  Đấy là một đặc thù của tuệ trí thực chứng tánh không được liên hệ ở đây.  Có một sự thực chứng trực tiếp về tánh không, hay ngay cả một nhận thức hay sự thấu hiểu thông tuệ về nó, điều ấy biểu thị khả năng cho một sự chấm dứt sự hiện hữu bất giác của chúng ta.  Khi tuệ trí như vậy làm đầy đủ lòng từ bi của chúng ta, phẩm chất tiếp theo của từ bi là mạnh mẽ  hơn bao giờ hết.  Chữ 'được làm cho nhiệt tình' (enthused) trong câu kệ này biểu thị một lòng từ bi dấn thân và vô cùng năng động, không chỉ là một thể trạng của tâm thức.

Câu tiếp theo,

Hôm nay trong sự hiện diện của chư Phật

Biểu thị rằng chúng ta đang ngưỡng mộ để đạt được thể trạng thật sự của một Đức Phật.  Nó cũng có thể biết được với ý nghĩa là chúng ta đang kêu gọi sự chú ý của tất cả chư Phật để chứng minh cho sự kiện này, như chúng ta tuyên bố.

Con phát tâm nguyện ước tỉnh thức hoàn toàn
Vì lợi ích của tất cả chúng sanh.

Bài kệ cuối cùng, từ tác  phẩm Hướng Dẫn Lối Sống Bồ tát của Tôn Giả Tịch Thiên ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ 8, được biết là:

Cho đến khi không gian còn tồn tại,
Cho đến khi chúng sanh còn hiện hữu,
Cho đến lúc ấy, con nguyện cũng hiện diện
Và xua tan khổ não của trần gian.

Những dòng này biểu lộ một tình cảm mãnh liệt.  Một vị Bồ tát phải tự xem mình như vật sở hữu của tất cả chúng sanh.  Giống như một hiện tượng trong thế giới tự nhiên hiện hữu ở đấy để người khác thụ hưởng và sử dụng, vì vậy sự hiện hữu và tồn tại của chính chúng ta sẳn sàng cho tất cả chúng sanh.  Chỉ một lần chúng ta bắt đầu nghĩ trong những dạng thức như vậy là chúng ta có thể phát triển một tư tưởng đầy năng lực "Con sẽ dâng hiến toàn bộ sự hiện hữu của con vì lợi ích của người khác.  Con tồn tại chỉ để phục vụ cho chúng sanh".  Những quan điểm năng động như vậy tự hướng vào những hành vi làm lợi ích cho chúng sanh, và trong tiến trình cho những nhu cầu của chính chúng ta được đầy đủ.  Bằng trái lại, nếu chúng ta sống trong toàn bộ cuộc sống bị thúc đẩy bởi lòng vị kỷ, chúng ta cuối cùng sẽ không thể đạt được những khát vọng vị kỷ của chính chúng ta, sẽ tệ hơn nhiều so với sự cát tường của kẻ khác.

Chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Phật lịch sử, bậc chúng ta tôn kính, nếu đã duy trì một đời sống vị kỷ như chúng ta, bây giờ chúng ta cũng sẽ đối xử với Ngài như những người thông thường khác, và nói rằng, "Ông hãy im lặng.  Ông hãy câm mồm lại".  Nhưng không phải như vậy.  Bởi vì Đức Phật Thích Ca đã chọn bỏ rơi những cung cách vị kỷ và yêu mến người khác, chúng ta xem Ngài như một đối tượng của sự tôn kính.

Đức Phật Thích Ca, những đạo sư rực sáng của Ấn Độ như Long Thọ và Vô Trước, và những đạo sư tột bậc của Tây Tạng trong quá khứ tất cả đều đã đạt được thể trạng giác ngộ của các ngài như một kết quả của sự thay đổi hoàn toàn nền tảng trong thái độ đối với chính các ngài và những người khác.  Các ngài đã tìm cầu sự nương tựa.  Các ngài đã ôm ấp sự cát tường của các chúng sanh khác.  Các ngài đã đi đến thấy rằng sự luyến ái và chấp trước chính mình vào tự ngã như kẻ thù sanh đôi và cội nguồn sanh đôi vô đạo đức.  Các ngài đã chiến đấu với hai năng lực này, và đã loại trừ chúng.  Như một kết quả của sự thực tập, những chúng sanh vĩ đại này bây giờ đã trở thành những đối tượng cho sự ngưỡng mộ và noi gương của chúng ta.  Chúng ta phải noi theo gương của các ngài và hành động để thấy sự tự luyến ái và chấp trước vào tự ngã như kẻ thù để loại trừ.

Do vậy, trong khi đem những tư tưởng này đến tâm thức và quán chiếu chúng, chúng ta đọc theo ba bài kệ tiếp theo ba lần:

Với nguyện ước giải thoát tất cả chúng sanh
Con luôn luôn quy y
Với Phật Bảo, Pháp Bảo, và Tăng Bảo
Cho đến khi con đạt được sự giác ngộ hoàn toàn.

Được làm cho nhiệt tình bởi tuệ trí và từ bi
Hôm nay với sự hiện diện của chư Phật
Con phát tâm nguyện ước tỉnh thức hoàn toàn
Vì lợi ích của tất cả chúng sanh.

Cho đến khi không gian còn tồn tại,
Cho đến khi chúng sanh còn hiện hữu,
Cho đến lúc ấy, con nguyện cũng hiện diện
Và xua tan khổ não của trần gian.

Điều này hợp thành nghi thức phát tâm vị tha nguyện ước giác ngộ.  Chúng ta phải cố gắng quán chiếu ý nghĩa của những dòng kệ này, hay bất cứ khi nào chúng ta thấy có thời gian.  Tôi đã làm điều này và thấy nó rất quan trọng cho việc thực hành của tôi.

Chân thành cảm ơn.

Wednesday, October 31, 2012 / 11:40:47 AM






[1] Bảy điều quán nguyện tương tự như Mười nguyện Phổ Hiền nhưng tóm thâu lại.

QUẢ PHẬT




ĐỂ  QUY Y một cách chân thành trong Ba Ngôi Tôn Quý, với lòng khao khát thâm sâu đạt đến giác ngộ vô thượng nhằm để làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, chúng ta cần thấu hiểu bản chất của giác ngộ.  Chúng ta, dĩ nhiên, phải nhận ra rằng bản chất của cuộc sống trần gian là đầy khổ não.  Chúng ta biết rằng sự phù  phiếm của việc theo đuổi trong vòng sanh tử có thể dường như vô cùng cám dỗ.  Chúng ta quan tâm vì sự khổ đau mà người khác đang liên tục trải nghiệm, và chúng ta khao khát giúp họ vượt khỏi khổ não của họ.  Khi sự thực hành của chúng ta được thúc đẩy bằng nguyện vọng này, việc hướng chúng ta đạt đến giác ngộ cứu kính của Quả Phật, chúng ta ở trên con đường của Đại Thừa.

Thuật ngữ Đại Thừa thường được phối hợp với những hình thức Phật Giáo được truyền bá vào Tây Tạng, Trung Hoa, và Nhật Bản.  Thuật ngữ này đôi khi cũng được áp dụng đến những trướng phái Phật Giáo khác nhau.  Tuy nhiên, ở đây tôi đang sử dụng thuật ngữ Đại Thừa trong ý nghĩa của một nguyện vọng nội tại của sự thực tập cá nhân.  Động cơ tối thượng chúng ta có thể có là cung ứng tất cả chúng sanh với hạnh phúc, và nổ lực mà chúng ta có thể dấn thân là đang hổ trợ tất cả chúng sanh đạt đến hạnh phúc ấy.

Những hành giả Đại Thừa dâng hiến chính mình đạt đến thể trạng của một Đức Phật.  Họ hành động trong việc loại trừ si mê, phiền não, lòng vị kỷ được thúc đẩy bởi những hình thức tư tưởng cản trở họ đạt đến thể trạng giác ngộ hoàn toàn, thông suốt mọi sự cho phép họ làm lợi ích thật sự cho người khác.  Hành giả dâng hiến chính họ để tinh luyện những phẩm chất đức hạnh chẳng hạn như rộng lượng, đạo đức, và nhẫn nhục đến mức độ họ sẽ tự dâng hiến trong bất cứ phương cách cần thiết nào và sẽ chấp nhận tất cả mọi khó khăn và bất công nhằm để phục vụ người khác.  Quan trọng nhất, họ phát triển tuệ trí của họ: sự thực chứng tánh không.  Họ hành động với việc làm cho sự thực chứng  này về tánh không của sự tồn tại cố hữu (vô tự tánh) ngày càng thậm thâm hơn.  Họ phải tinh luyện tuệ giác này và phải làm sâu sắc thêm sự vi tế của tâm thức họ nhằm để được như thế.  Dĩ nhiên, thật khó khăn để diễn tả tiến trình tiến đến việc đạt được cứu kính của Quả Phật.  Cũng đủ để nói rằng khi sự thực chứng của chúng ta về tánh không của sự tồn tại cố  hữu trở nên thậm chí sâu hơn, tất cả những dấu vết của vị ngã được tiêu trừ và hành giả tiếp cận thể trạng giác ngộ trọn vẹn của Quả Phật.  Tuy nhiên, cho đến khi chính chúng ta bắt đầu tiếp cận thật sự những sự thực chứng như vậy, sự thấu hiểu của chúng ta vẫn là lý thuyết.

Khi những dấu vết cuối cùng của những nhận thức si mê sai lầm và những thiên hướng của chúng đã được loại trừ khỏi tâm thức hành giả, tâm tinh khiết ấy là tâm của một Đức Phật.  Hành giả đã đạt đến giác ngộ.  Giác ngộ, tuy nhiên, có một số phẩm chất khác, liên hệ trong kinh luận Phật Giáo như những thân.  Một số thân này có thân thể vật chất, những thân khác thì không.  Những thân không có hình thể vật chất kể cả thân chân thật - thanh tịnh pháp thân.  Đây là những gì mà tâm tinh khiết được biết đến.  Phẩm chất toàn tri của tâm giác ngộ, năng lực của nó nhận thức một cách liên tục tất cả mọi hiện tượng cũng như bản chất hiện hữu trống rỗng của sự tồn tại cố hữu được biết như thân tuệ trí của Đức Phật - tuệ trí thân.  Và bản chất trống rỗng của tâm toàn tri này được liên hệ như thân tự nhiên của Đức Phật - tự tánh thân.  Không thân nào trong đây (được xem như là những khía cạnh của thân chân thật) có hình thể vật chất.  Tất những thân đặc thù này được đạt đến qua phương diện "tuệ trí" của con đường tu tập.
 
Rồi thì có những biểu  hiện vật lý của giác ngộ.  Ở đây chúng ta đi vào một thế giới vô cùng khó khăn nắm bắt đối với hầu hết chúng ta.  Các biểu hiện được gọi là những hình thể của thân Đức Phật.  Thọ dụng thân của Đức Phật là một biểu hiện có thân thể vật lý nhưng không thể thấy gần như đối với tất cả chúng ta.  Thọ dụng thân có thể được nhận thức chỉ bởi những bậc thực chứng vô cùng cao độ, các vị Bồ tát những người trải nghiệm thậm thâm chân lý cứu kính được thúc đẩy bởi khát vọng mãnh liệt đạt đến Quả Phật vì lợi ích của tất cả chúng sanh.

Từ thọ dụng thân này vô biên ứng thân đồng thời lưu xuất.  Không như thọ dụng thân, những biểu hiện này của sự đạt đến giác ngộ trọn vẹn Phật Quả là có thể thấy được và đến gần được bởi những con người thông thường, đấy là những con người như chúng ta.  Do bởi phương tiện của những ứng thân mà các Đức Phật mới có thể hổ trợ chúng ta.  Nói cách khác, những biểu hiện này là hóa thân của những bậc giác ngộ.  Những thân này đảm đương một cách hoàn toàn và thuần khiết vì lợi ích của chúng ta.  Những thân này hình thành sự hiện hữu vào lúc hành giả đạt được giác ngộ hoàn toàn, như một kết quả của nguyện vọng từ bi của vị ấy để giúp đở người khác.  Chính là bằng phương tiện của những ứng thân vật chất này mà một Đức Phật dạy dỗ người khác phương pháp mà chính ngài nhờ đó đạt đến thể trạng giải thoát khổ não.

Đức Phật giúp đở chúng ta qua những ứng thân như thế nào?  Phương tiện trung gian chính mà qua đấy một Đức Phật hiển hiện hành vi giác ngộ là giáo huấn này.  Đức Phật Thích Ca bậc đã đạt đến giác ngộ dưới cội cây bồ đề 2.500 năm trước đây, là một ứng thân.

Một sự giải thích về những khía cạnh khác nhau về thể trạng giác ngộ của Quả Phật như vậy có thể nghe hơi giống như khoa học giả tưởng, một cách đặc biệt nếu chúng ta khám phá vô biên ứng thân của vô lượng chư Phật biểu hiện trong vô số thế giới nhằm để hổ trợ vô số chúng sanh.  Tuy nhiên, ngoại trừ sự thấu hiểu của chúng ta về Quả Phật đủ phức tạp để nắm bắt những phương diện luận lý hơn của giác ngộ, nếu không thì sự quy y Phật Bảo của chúng ta sẽ không đủ năng lực cần thiết.  Sự thực hành Đại Thừa, mà trong ấy chúng ta tự phát nguyện cung ứng hạnh phúc cho tất cả chúng sanh, là một hứa nguyện rộng lớn.  Nếu sự thấu hiểu của chúng ta về Phật Bảo là giới hạn với một nhân vật lịch sử Thích Ca Mâu Ni, chúng ta sẽ là đang tìm kiếm sự nương tựa trong một người nào đó đã chết rất lâu rồi và không còn có năng lực để hổ trợ chúng ta.  Nhằm để cho sự quy y của chúng ta là năng lực thật sự, chúng ta phải nhận thức những khía cạnh  khác nhau của thể trạng Quả Phật.

Chúng ta giải thích về sự tương tục bất diệt trong sự tồn tại của một Đức Phật như thế nào?  Chúng ta hãy nhìn vào tâm thức chúng ta.  Nó giống như một dòng sông - một sự tuôn chảy tương tục của sự  hiểu biết, mỗi sự tuôn chảy đưa đến một sự tuôn chảy khác của hiểu biết.  Dòng suối của những thời khắc của ý thức như vậy đi hết giờ này đến giờ khác, năm này đến năm khác, và ngay cả, phù hợp với quan điểm của Đạo Phật, từ kiếp sống này đến  kiếp sống khác.  Mặc dù thân thể chúng ta không thể đồng hành với với chúng ta một khi năng lực của sự sống cạn kiệt, nhưng những thời khắc của tâm thức tiếp tục, qua cái chết và cuối cùng đi vào kiếp sống tới, bất cứ hình thức nào mà nó có thể có.  Mỗi chúng ta sở hữu một dòng suối tâm thức như thế.  Và nó không có bắt đầu và không có kết thúc.  Không có điều gì có thể chấm dứt nó.  Trong ý nghĩa này nó không giống như những cảm xúc như sân hận hay  luyến ái, là những thứ có thể được làm cho chấm dứt bằng việc áp dụng những phương pháp đối trị.  Xa hơn nữa, bản chất thiết yếu của tâm thức được nói là tinh khiết; những nhiễm ô có thể được loại trừ, làm cho sự sự tương tục của tâm thức tinh khiết này bất diệt.  Một tâm như vậy, giải thoát khỏi mọi nhiễm ô, là thân chân thật của một Đức Phật, than tịnh Pháp thân.


Nếu chúng ta quán chiếu thể trạng giác ngộ trọn vẹn trong cách này, sự đánh giá của chúng ta về sự vĩ đại của Đức Phật lớn mạnh, cũng như niềm tin của chúng ta.  Khi chúng ta nhận thức những phẩm chất của một Đức Phật, nguyện vọng của chúng ta để đạt đến thể trạng này sâu sắc mãnh liệt hơn.  Chúng ta đi đến đánh  giá đúng giá trị và sự cần thiết của một bậc có thể ứng hóa những hình thể khác nhau nhằm để giúp đở vô lượng chúng sanh.  Điều này ban cho chúng ta sức mạnh và quyết tâm để đạt đến tâm giác  ngộ.

TUỆ TRÍ





Thursday, October 25, 2012

Chúng ta bây giờ đã quen thuộc với kỷ năng để rèn luyện tâm thức chúng ta vì thế chúng ta có thể duy trì tập trung một cách hoàn hảo trên một đối tượng của thiền quán.  Khả năng này trở thành một khí cụ căn bản trong việc thẩm thấu tuệ trí, một cách đặc biệt là tánh không.  Mặc dù tôi đã nói đến tánh không suốt khắp quyển sách này, nhưng bây giờ chúng ta hãy khám phá sâu xa hơn một chút chỉ về, tánh không là gì?


TỰ NGÃ

Tất cả chúng ta đã có một ý nghĩa rõ ràng về tự ngã, một cảm nhận của cái "tôi".  Chúng ta biết ai chúng ta đang liên hệ đến khi chúng ta nghĩ, "Tôi sắp làm việc", "Tôi sắp về nhà", hay "Tôi đói bụng".  Ngay cả những con thú cũng có một khái niệm về tính chất của chúng, mặc dù chúng không thể biểu lộ nó trong ngôn ngữ như chúng ta.  Khi chúng ta cố gắng xác định và thấu hiểu cái "tôi" này đúng là gì, nó trở nên rất khó khăn để xác định chính xác.

Trong Ấn Độ cổ xưa nhiều triết gia đưa ra ý kiến rằng tự ngã này là độc lập với tâm thức và thân thể con người.  Họ cảm thấy rằng phải có một thực thể có thể cung ứng sự tương tục trong những giai tầng khác nhau của tự ngã, chẳng hạn như tự ngã "khi tôi trẻ" hay "khi tôi già" và ngay cả cái "tôi" trong kiếp trước và cái "tôi" trong một kiếp sống tương lai.  Khi tất cả những tự ngã khác nhau này ngắn ngủi nhất thời và vô thường, người ta cảm thấy rằng phải có một tự ngã đơn nhất và thường còn sở hữu những giai tầng khác nhau của đời sống.  Đây là căn bản cho việc bố trí một tự ngã khác biệt với tâm thức và thân thể.  Người ta gọi đây là atman.

Một cách thật sự, tất cả chúng ta nắm giữ một khái niệm như vậy về tự ngã.  Nếu chúng ta thẩm tra vấn đề chúng ta nhận thức ý nghĩa tự ngã này như thế nào, chúng ta xem nó như cốt lõi của sự hiện hữu của chúng ta.  Chúng ta không trải nghiệm nó như một tập hợp của tay, chân, đầu, và mình, nhưng đúng hơn chúng ta nghĩ về  nó như chủ nhân ông của những bộ phận này.  Thí dụ, tôi không nghĩ về tay tôi như tôi, tôi nghĩ về nó như tay của tôi; và tôi nghĩ về tâm thức tôi trong cùng cách ấy, như thuộc về tôi.  Chúng ta đi đến nhận thức rằng chúng ta tin tưởng rong một cái "tôi" tự đầy đủ và độc lập với cốt lõi của sự hiện hữu của chúng ta, sở hữu những bộ phận đã làm nên chúng ta.

Sự tin tường này có sai lầm gì?  Một tự ngã không thay đổi, vĩnh cửu, và đơn nhất độc lập với tâm thức và thân thể bị phủ nhận như thế nào?  Những triết gia Phật Giáo cho rằng tự ngã chỉ có thể được hiểu trong mối quan hệ trực tiếp đến phức hợp thân và tâm.  Họ giải thích rằng nếu một tự ngã tồn tại, nó hoặc là riêng biệt với những thành phần nhất thời cấu tạo nên nó, thân và tâm, hay nó sẽ phải là một với những bộ phận của nó.  Tuy nhiên, nếu nó riêng biệt với thân và tâm, thì sẽ không thích đáng, giống như nó hoàn toàn  không liên hệ với chúng.  Và để đề nghị rằng một tự ngã thường còn vô hình có thể là một với những thành phần nhất thời đã làm nên thân và tâm là buồn cười.  Tại sao?  Bởi vì tự ngã là đơn độc và vô hình, trong khi các thành phần là vô số.  Làm thế nào để một thực thể không thành phần có những thành phần? 

Do vậy, một cách thích đáng, bản chất của tự ngã này là gì mà chúng ta quá quen thuộc với nó?  Một số triết gia Phật Giáo chỉ tập họp những thành phần của thân và tâm và xem tổng số của chúng thôi là tự ngã.  Những người khác cho rằng sự tương tục của ý thức tinh thần phải là tự ngã.  Cũng có niềm tin rằng một số khả năng tinh thần riêng biệt nào đó, một "tâm thức căn bản cho tất cả" là tự ngã.  Tất cả những khái niệm như vậy là những cố gắng để thích nghi với sự tin tưởng bẩm sinh của chúng ta trong một tự ngã hạt nhân, trong khi biết tính không vững về sự kiên cố và thường còn mà chúng ta gán cho nó một cách tự nhiên.


TỰ NGÃ VÀ PHIỀN NÃO

Nếu chúng ta thẩm tra các cảm xúc của chúng ta, kinh nghiệm của chúng ta về sự luyến ái hay thù địch mạnh mẽ, chúng ta thấy rằng ở gốc rể của chúng là một sự bám víu mãnh liệt đến một nhận thức về tự ngã.  Một tự ngã như vậy chúng ta cho là độc lập và tự đầy đủ, với một thực tế vững chắc.  Khi niềm tin của chúng ta trong loại tự ngã này được tăng cường, thì mong ước của chúng ta để làm hài lòng và bảo vệ nó cũng gia tăng.

Tôi sẽ cho các bạn một thí dụ.  Khi chúng ta thấy một chiếc đồng hồ đeo tay xinh đẹp trong một cửa hàng, chúng ta bị hấp dẫn với nó một cách tự nhiên.  Nếu người bán hàng làm rớt chiếc đồng hồ, bạn sẽ nghĩ, "Ô, trời ơi, chiếc đồng hồ đã rơi xuống".  Tác động này đối với chúng ta sẽ không lớn lắm.  Tuy nhiên, nếu chúng ta đã mua chiếc đồng hồ và đã đi đến nghĩ nó như "chiếc đồng hồ của tôi", rồi thì, nếu bạn làm rơi nó, tác động sẽ là tàn phá.  Bạn sẽ cảm thấy giống như trái tim của bạn đã nhảy ra bên ngoài lồng ngực.  Cảm nhận dữ dội này đến từ chốn nào?  Sự bám giữ lấy sinh khởi từ cảm nhận về tự ngã.  Cảm nhận về cái "tôi" của chúng ta càng mạnh, thì cảm nhận về cái "của tôi" càng mạnh.  Đấy là tại sao thật vô cùng quan trọng để chúng ta hành động trong việc đoạn trừ sự tin tưởng trong một cái "tôi" độc lập tự đầy đủ, một tự ngã độc lập tự túc.  Một khi chúng ta có thể đặt vấn đề và làm tan rả một khái niệm về tự ngã như vậy, những cảm xúc phát xuất từ nó cũng giảm thiểu.


TÍNH VÔ NGÃ CỦA TẤT CẢ  MỌI HIỆN TƯỢNG

Không chỉ chúng sanh không có một tự ngã cốt lõi.  Tất cả mọi hiện tượng đều như thế.  Nếu chúng ta phân tích hay mỗ xẻ một bông hoa, tìm kiếm một bông hoa trong những bộ phận của nó, chúng ta sẽ không tìm thấy nó.  Điều này cho thấy rằng bông hoa không thật sự sở hữu một thực tế bẩm sinh.  Điều ấy cũng đúng với một chiếc xe, một cái bàn, hay một chiếc ghế.  Và ngay cả những mùi hương hay vị nếm cũng có thể phân chia ra hoặc là bằng khoa học hay sự phân tích đến điểm mà chúng ta không thể cho đấy là một mùi hương hay một vị nếm.

Và tuy thế, chúng ta không thể phủ nhận sự hiện hữu của những bông hoa và mùi thơm của chúng.  Chúng tồn tại như thế nào?  Một số triết gia Phật Giáo đã giải thích rằng mà ta nhận thức là khía cạnh bên ngoài của sự nhận thức về nó của chúng ta.  Nó tồn tại chỉ trong sự nhận thức về nó.  Theo sự diễn giải này, nếu có một bông hoa trên bàn giữa chúng ta, nhưng bông hoa mà ta thấy là một khía cạnh của sự nhận thức về nó của chúng ta.  Mùi thơm của bông hoa mà bạn ngửi thấy cũng sẽ tương tự như mùi hương với sự cảm nhận của bạn về mùi hương trải nghiệm hương thơm của nó.  Bông hoa tôi nhận thức sẽ là một bông hoa khác với bông hoa bạn nhận thức.  Mặc dù đây là quan điểm "duy tâm" (duy thức), như nó được gọi, giảm thiểu rất nhiều cảm nhận của chúng ta về sự thật khách quan, nhưng nó cống hiến một giá trị quan trọng lớn lao đến ý thức của chúng ta.  Trong thực tế, ngay chính tâm cũng không thật.  Được làm nên bởi những kinh nghiệm khác nhau, bị thúc đẩy bởi những hiện tượng khác nhau, một cách cứu kính nó cũng không thể được tìm thấy cũng như bất cứ hiện tượng nào khác.


TÁNH KHÔNG VÀ DUYÊN KHỞI

Vậy thì tánh không là gì?  Đơn giản đây là thứ không thể tìm ra.  Khi chúng ta tìm kiếm bông hoa trong những thành phần của nó, chúng ta đối diện với sự vắng mặt của một bông hoa như vậy.  Sự vắng mặt ấy là chúng ta đối diện với  tánh không của bông hoa.  Nhưng rồi thì, để tìm kiếm điểm trung tâm của bất cứ hiện tượng nào một cách căn bản là để đi đến một sự đánh giá vi tế hơn về tánh không của nó, thứ không thể tìm thấy của nó.  Tuy nhiên, chúng ta không được nghĩ về tánh không của một bông hoa như một vấn đề không thể tìm thấy mà chúng ta chạm trán khi tìm kiếm trong những thành phần của nó.  Đúng hơn, nó là bản chất phụ thuộc của bông hoa, hay bất cứ đối tượng nào chúng ta quan tâm đến để gọi tên, điều ấy định nghĩa hay chỉ rỏ tánh không của nó.  Đây gọi là duyên khởi.

Khái niệm về duyên khởi được giải thích trong những cách đa dạng bởi những triết gia Phật Giáo.  Một số định nghĩa nó chỉ đơn thuần trong sự liên hệ đến luật nhân quả.  Họ giải thích rằng vì một vật như bông hoa là sản phẩm của những nguyên nhân và điều kiện, nó sinh khởi một cách lệ thuộc.  Những người khác diễn giải sự phụ thuộc vi tế hơn.  Đối với họ một hiện tượng là phụ thuộc khi nó lệ thuộc trên những bộ phận của nó cách mà bông hoa của chúng ta lệ thuộc trên đài hoa, cánh hoa và nhụy hoa.

Cũng có một sự diễn giải thậm chí vi tế hơn về duyên khởi.  Trong phạm vi của một hiện tượng đơn lẻ như bông hoa và những bộ phận của nó - đài hoa, cánh hoa và nhụy hoa - và tư tưởng của chúng ta nhận thức hay đặt tên bông hoa là lệ thuộc hổ tương.  Một vật không thể tồn tại mà không có những thứ khác.  Chúng cũng là những hiện tượng riêng rẻ,  hổ tương một cách rộng rãi.  Do thế, khi sự phân tích hay tìm kiếm cho một bông hoa trong những thành phần của nó, chúng ta sẽ không tìm ra nó.  Và tuy thế, sự nhận thức về một bông hoa chỉ tồn tại trong mối quan hệ đến những thành phần làm nên nó.  Từ sự thấu hiểu này về duyên khởi đưa đến kết quả là một sự phủ nhận bất cứ ý tưởng nào về bản chất hay sự tồn tại cố hữu.


THIỀN TẬP VỀ TÁNH KHÔNG

Việc thấu hiểu tánh không không phải là dễ dàng.  Bao nhiên năm dành để học hỏi nó trong những đại học tu viện Tây Tạng.  Tu sĩ học thuộc những kinh điển và luận giải liên hệ của những đạo sư nổi tiếng của Ấn Độ và Tây Tạng.  Họ học hỏi với những học giả và dành nhiều giờ trong ngày để tranh luận về chủ đề.  Để phát triển sự thấu hiểu của chúng ta về tánh không chúng ta phải học hỏi cũng như quán chiếu chủ đề này.  Thật quan trọng để làm như thế dưới sự hướng dẫn của một vị thầy phẩm chất tương xứng, người mà sự thấu hiểu về tánh không của vị ấy là không còn thiếu sót.

Như đối với những đề tài khác trong quyển sách này, tuệ trí phải được trau dồi với thiền phân tích (quán)cũng như thiền ổn định (chỉ).  Tuy nhiên, trong trường hợp này, nhằm để làm sâu sắc hơn thực chứng của chúng ta về tánh không, chúng ta không thay đổi giữa hai loại kỷ năng này nhưng thật sự kết hợp chúng.  Chúng ta tập trung tâm thức trên sự phân tích về tánh không bằng phương tiện của tập trung nhất tâm bất loạn vừa đạt được.  Đây được gọi là sự hợp nhất tịch tĩnh bất động và tuệ giác đặc biệt.  Bằng việc hành thiền liên tục trong cách này, tuệ giác của chúng ta tiến triển vào trong một nhận thức thực chứng thật sự về tánh không.  Tại điểm này hành giả đã đạt được Con Đường Chuẩn Bị.

Sự thực chứng của chúng ta là nhận thức, khi sự nhận thức của chúng ta về tánh không được bắt nguồn qua suy luận hợp lý (logic).  Tuy nhiên, điều này chuẩn bị cho hành giả một kinh nghiệm thậm thâm về thực chứng tánh không vô thức.

Hành giả bây giờ trau dồi một cách liên tục và sâu sắc hơn thực chứng suy luận về tánh không.  Điều này đưa đến việc đạt được Con Đường Thấy Đạo.  Hành giả bây giờ thấy tánh không một cách trực tiếp, rõ ràng như vị ấy thấy những chỉ tay trên lòng bàn tay của vị ấy.

Bằng việc tiếp tục thiền quán về tánh không, hành giả tiến đến Con Đường Thiền Định.  Không có những phương diện mới trên hành trình cần được trau dồi.  Hành giả bây giờ liên tục phát triển và làm nổi bật kinh nghiệm về tánh không đã đạt được.


NHỮNG GIAI TẦNG CỦA BỒ TÁT

Một hành giả Đại Thừa bắt đầu sự tiến hóa của mình qua những giai tầng đưa đến Quả Phật tại điểm phát tâm bồ đề.  Như những hành giả chúng ta phải phát triển tất cả những phẩm chất phong phú được khám phá qua quyển sách này.  Đã có kiến thức về những hoạt động của nghiệp báo, chúng ta phải dừng những hành vi mà qua đấy chúng ta tự làm tổn hại mình và người khác.  Chúng ta phải nhận thức rằng đời sống là khổ não.  Chúng ta phải có một khát vọng sâu xa vượt khỏi nó.  Tuy nhiên, chúng ta cũng phải có nguyện vọng từ bi để giải thoát tất cả khổ não lan tràn cùng khắp của những người khác, tất cả những ai bị vướng trong vũng bùn sanh tử luân hồi.  Chúng ta phải có lòng từ ái, nguyện ước cung ứng cho mọi người hạnh phúc vi diệu.  Chúng ta phải cảm thấy có trách nhiệm đạt đến giác  ngộ tối thượng.

Đến đây hành giả đã đạt đến Con Đường Tích Lũy (tư lương vị).  Với động cơ của tâm bồ đề hành giả có thể liên hiệp nhất tâm bất loạn và tuệ giác nội quán đặc biệt (định tuệ song hành), do thế trải nghiệm thực chứng suy luận (giải ngộ) về tánh không như được diễn tả ở trên.  Hành giả bây giờ đạt đến Con Đường Chuẩn Bị (gia hạnh vị).  Trong thời gian ở Con Đường Tích Lũy và Con Đường Chuẩn Bị, một vị Bồ tát đi qua sự thực hành vô lượng kiếp thứ nhất của ba a tăng kỳ kiếp, qua đó vị ấy tích lũy vô lượng công đức và làm sâu sắc thêm tuệ trí.

Khi sự thực của hành giả không còn là suy luận nữa, hành giả đạt đến Con Đường Thấy Đạo (kiến đạo - hay thông đạt vị), hành giả đã đạt đến bậc thứ nhất - Hoan Hỉ Địa - trong thập địa Bồ tát dẫn đến Quả Phật.  Qua việc liên tục hành thiền về tánh không, hành giả đạt đến bậc thứ hai của thập địa Bồ tát - Ly Cấu Địa - đạt đến Con Đường Thiền Định (tu tập vị).  Khi hành giả tiến thông qua bảy địa Bồ tát, hành giả tự dâng hiến đến vô lượng kiếp thứ hai của việc tích lũy công đức và tuệ trí.  Đối với ba địa Bồ tát còn lại, hành giả kết thúc vô lượng kiếp thứ ba của việc tích tập công đức và tuệ trí, và vì thế đạt đến Con Đường Không Còn Học Hỏi Nữa (vô học - cứu kính vị).

Hành giả bây giờ đã là một vị Phật toàn giác.

Nhiều vô lượng kiếp tu tập phía trước không làm chúng ta vở mộng.  Chúng ta phải kiên nhẫn.  Chúng ta phải tiến hành từng bước vào một lúc, trau dồi mỗi khía cạnh của sự thực tập.  Chúng ta phải hổ trợ người khác trong khả năng của chúng ta, và giữ mình tránh không làm tổn hại người khác.   Khi những cung cách vị kỷ giảm thiểu và lòng vị tha chúng ta lớn mạnh, chúng ta trở nên hạnh phúc hơn, cũng như  những người chung quanh chúng ta.  Đây là việc chúng ta tích lũy công đức mà chúng ta cần để đạt đến Quả Phật như thế nào.

Thursday, November 01, 2012 / 14:07:46




CHÍN GIAI TẦNG CỦA NHẤT TÂM BẤT LOẠN



Tuesday, October 23, 2012

BẤT CỨ ĐỐI TƯỢNG thiền tập của chúng ta là gì, cho dù nó là bản chất của tâm thức hay hình tượng của Đức Phật, chúng ta đi qua chín giai tầng trong sự phát triển của nhất tâm bất loạn.


GIAI TẦNG THỨ NHẤT

Giai tầng thứ nhất liên hệ việc an trụ tâm thức trên đối tượng của việc tập trung.  Giai tâng này được gọi là bố trí.  Ở giai tầng này hành giả duy trì tập trung một cách khó khăn trong hơn một khoảnh khắc và cảm thấy rằng những sự xao lãng tinh thần đã gia tăng.  Chúng ta thường rời khỏi đối tượng, đôi khi hoàn toàn quên nó.  Chúng ta để nhiều thời gian vào những tư tưởng khác và phải dành một nổ lực lớn để đem tâm thức chúng ta trở lại đối tượng.


GIAI TẦNG THỨ HAI

Khi chúng ta có thể gia tăng chiều dài của thời gian mà chúng ta duy trì tập trung trên đối tượng chọn lựa được vài phút, chúng ta đã đạt được giai tầng thứ hai.  Giai tầng này được gọi là sự bố trí tương tục.   Các thời điểm của sự xao lãng vẫn dài hơn những thời điểm tập trung của chúng ta, nhưng chúng ta thật sự trải nghiệm các thời khắc lướt nhanh của sự tập trung tĩnh lặng tinh thần.


GIAI TẦNG THỨ BA

Cuối cùng chúng ta trở nên có thể nắm bắt ngay lập tức của mình khi nó bị xao lãng và tái lập sự tập trung của nó.  Đây là giai tầng thứ ba của sự thực tập, tái bố trí.


GIAI TẦNG THỨ TƯ

Ở giai tầng thứ tư, được gọi là bố trí gần, chúng ta đã phát triển sự chánh niệm đến phạm vi mà chúng ta không đánh mất sự tập trung với đối tượng thiền tập.  Tuy nhiên, đây là khi chúng ta trở nên khốn khổ với những khoảng cách của giải đải và trạo cử mãnh liệt.  Phương pháp đối trị chính là sự tỉnh thức mà chúng ta đang trải nghiệm chúng.  Khi chúng ta có thể áp dụng những phương pháp đối trị đến những biểu hiện rõ ràng hơn của giải đải và trạo cử (hưng phấn), có hiểm họa của những hình thức giải đải vi tế hơn sinh khởi.


GIAI TẦNG THỨ NĂM

Giai tầng thứ năm là rèn luyện.  Trong giai tầng này, sự nội quán được sử dụng để xác định sự giải đải vi tế và để áp dụng phương pháp đối trị của nó.  Một lần nữa, phương pháp đối trị là sự tỉnh thức của chúng ta về tính giải đải vi tế này.


GIAI TẦNG THỨ SÁU

Ở giai tầng thứ sáu, bình ổn, giải đải vi tế không còn sinh khởi nữa.  Nhấn mạnh vì vậy  được đặt trên việc áp dụng phương pháp đối trị đến trạo cử vi tế.  Sự nội quán của chúng ta phải là năng động hơn, khi chướng ngại vi tế hơn.


GIAI TẦNG THỨ BẢY

Khi qua nổ lực tương tục và phối hợp, chúng ta đã chủ động giữ được những hình thức của giải đải và trạo cử không sinh khởi, tâm thức chúng ta không nhất thiết phải cẩn mật thái quá.  Giai tầng thứ bảy, sự bình ổn hoàn hảo đã đạt được.


GIAI TẦNG THỨ TÁM

Khi, với một sự nổ lực khởi đầu nào đó, chúng ta có thể đặt tâm thức chúng ta trên đối tượng của nó và có thể duy trì sự tập trung mà không có một trải nghiệm nhỏ nhiệm nào của giải đải hay trạo cử, chúng ta đã đạt được giai tầng thứ tám.  Chúng ta gọi đây là nhất tâm bất loạn.


GIAI TẦNG THỨ CHÍN


Giai tầng thứ chín, quân bình bố trí, được đạt đến khi tâm thức chúng ta duy trì trên đối tượng của nó mà không cần cố gắng, lâu mau tùy ý chúng muốn.  Tịch tĩnh bất động thật sự được đạt đến sau khi đạt được giai tầng thứ chín, bằng việc tiếp tục hành thiền với nhất tâm bất loạn cho đến khi hành giả trải nghiệm sự hỉ lạc khinh an của thân thể và tâm thức.

Thật quan trọng để duy trì một sự quân bình khéo léo trong sự thực tập hàng ngày của chúng ta giữa việc áp dụng tập trung nhất tâm bất loạn và phân tích.  Nếu chúng ta tập trung quá nhiều trong việc hoàn hảo tập trung nhất tâm bất loạn, khả năng phân tích sẽ bị xói mòn.  Trái lại, nếu chúng ta quá tập trung với việc phân tích, chúng ta có thể bị hao mòn khả năng trau dồi sự ổn định, để duy trì tập trung trong một thời gian dài.  Chúng ta phải làm việc với sự tìm kiếm một sự quân bình giữa việc áp dụng tịch tĩnh bất động và phân tích.

Tuesday, October 23, 2012 / 15:30:56



NHẤT TÂM BẤT LOẠN



Tuesday, October 23, 2012

Nhất tâm bất loạn hay tịch tĩnh bất động, là một hình thức hành thiền qua đấy ta chọn một đối tượng và tập trung vào đấy.  Mức độ tập trung này không phải được đạt đến trong một lần ngồi thiền!  Ta phải rèn luyện tâm thức bằng những mức độ.  Một cách chậm chạp, chúng ta thấy rằng tâm thức có thể có một sự tập trung chú tâm lớn dần lên.  Nhất tâm bất loạn là một thể trạng kiên định mà trong ấy tâm thức chúng ta có thể duy trì tập trung trên một đối tượng tinh thần lâu như chúng ta mong ước, với một sự tĩnh lặng tự do khỏi mọi xao lãng.

Trong sự thực tập hành thiền này, cũng như đối với tất cả những thứ khác, động cơ một lần nữa là quan trọng bậc nhất.  Kỷ năng thiện nghệ được liên hệ trong việc tập trung trên một đối tượng duy nhất có thể được sử dụng đến nhiều kết cuộc đa dạng.  Đấy là một sự tinh thông kỷ năng thuần nhất, và biểu hiện của nó được quyết định bởi động cơ của chúng ta.  Một cách tự nhiên, như những hành giả tâm linh, chúng ta bị hấp dẫn bởi một động cơ đức hạnh và một kết cuộc đạo đức.  Bây giờ chúng ta hãy phân tích những khía cạnh kỷ năng của sự thực tập này.

Nhất tâm bất loạn được thực tập bởi những thành viên của nhiều tín ngưỡng.  Một thiền giả bắt đầu tiến trình rèn luyện tâm thức bằng việc chọn một đối tượng hành thiền.  Một hành giả Ki Tô Giáo có thể chọn thánh giá hay Thánh Mẫu Maria như điểm duy nhất của việc hành thiền.  Có thể khó hơn cho một hành giả Hồi Giáo bởi vì việc thiếu vắng một hình tượng trong Hồi Giáo, mặc dù hành giả có thể đặt niềm tin của mình vào Thánh Allah, vì đối tượng của thiền tập không nhất thiết là một đối tượng vật lý hay ngay cả là một đối tượng của thị giác.  Do thế, chúng ta có thể duy trì sự tập trung của mình trên một niềm tin sâu sắc trong Thượng Đế.  Chúng ta cũng có thể tập trung vào thành phố thánh địa Mecca.  Kinh luận Phật Giáo thường sử dụng hình tượng của Đức Phật Thích Ca như một điển hình của một đối tượng cho sự tập trung.  Một trong những lợi ích của điều này là nó cho phép sự tĩnh thức về những phẩm chất của Đức Phật tăng trưởng, cùng với lòng cảm kích về sự ân cần của Ngài.  Kết quả là một cảm nhận lớn hơn về sự gần gũi với Đức Phật.

Hình tượng của Đức Phật mà chúng ta tập trung trong sự hành thiền này không nên là một bức ảnh hay một hình tượng.  Mặc dù chúng ta có thể sử dụng một hình tượng vật chất để làm quen thuộc chính mình với với những đường nét và sự cân xứng của Đức Phật, nhưng đây là một hình tượng tinh thần của Đức Phật mà chúng ta phải tập trung.  Sự quán tưởng Đức Phật phải được gợi lên từ trong tâm thức chúng ta.  Một khi đã được như thế, tiến trình tịch tĩnh bất động có thể bắt đầu.

Đức Phật mà chúng ta quán tưởng không được quá xa cũng không được gần quá hành giả.  Khoảng bốn bộ (một thước hai) trực tiếp  trước mặt hành giả, khoảng tầm chân mày, là đúng. Kích cở hình tượng chúng ta quán tưởng phải cao ba hay bốn inches (7 đến 10 tấc) hay nhỏ hơn.  Thật hữu ích để quán tưởng một hình tượng nhỏ, dường như hoàn toàn rực sáng, giống như làm bằng ánh sáng.  Việc quán tưởng một hình tượng sáng rực giúp tiêu mòn khuynh hướng tự nhiên đối với hôn trầm hay uể oải.  Mặt khác, hành giả nên cố gắng để tưởng tượng hình tượng này như hết sức nặng nề.  Nếu hình tượng Đức Phật được nhận thức có một loại sức nặng nào đó, thế thì thiên hướng đối với sự bồn chồn tinh thần có thể được ngăn chặn.

Bất cứ đối tượng thiền quán được chọn lựa là gì, sự tập trung nhất tâm bất động phải được có những phẩm chất của ổn định và rõ ràng.  Sự ổn định bị làm xói mòn bởi trạo cử, phẩm chất tán loạn, và xao lảng của tâm thức là một khía cạnh của dính mắc hay luyến ái.  Tâm thức dễ dàng bị xao lãng bởi những tư tưởng của các đối tượng tham luyến.  Những tư tưởng như vậy cản trở chúng ta phát triển phẩm chất ổn định, tịnh trụ cần thiết cho chúng ta an trú một cách thật sự và tĩnh lặng trên đối tượng mà ta đã chọn lựa.  Sự rõ ràng, về mặt khác, bị cản trở hơn nữa bởi giải đải tinh thần, là điều đôi khi được gọi là một phẩm chất chìm đắm của tâm thức.

Việc phát triển nhất tâm bất loạn đòi hỏi mà chúng ta tự dâng hiến đến tiến trình một cách hoàn toàn cho đến khi chúng ta làm chủ được nó.  Một môi trường tĩnh lặng, yên ắng, được nói là cần thiết, như đang có những người bạn hổ trợ.  Chúng ta phải đặt qua một bên những bận tâm trần tục - gia đình, thương vụ, hay những liên hệ xã hội - và dâng hiến chính mình một cách toàn bộ đến việc phát triển tập trung.  Vào lúc khởi đầu, tốt nhất là tiến hành trong nhiều thời hành thiền ngắn trong suốt cả ngày.  Khoảng mười đến hai mươi thời hành thiền giữa mười lăm và hai mươi phút mỗi lần là thích hợp.  Khi sự tập trung phát triển, chúng ta có thể mở rộng chiều dài những thời tu tập và giảm thiểu sự thường xuyên của chúng.  Hành giả nên ngồi trong một tư thế hành thiền nghi thức, với lưng thẳng đứng.  Nếu chúng ta theo đuổi sự thực hành một cách cần mẫn, thật có thể đạt đến nhất tâm bất loạn trong vòng sáu tháng.

Một thiền giả phải học hỏi để áp dụng những phương pháp đối trị với những chướng ngại khi chúng xảy ra.  Khi tâm thức dường như đang hưng phấn và bắt đầu lái sang một ký ức vui sướng hay nghĩa vụ thúc bách nào đó, phải nắm bắt lấy nó và trở lại tập trung trên đối tượng đã chọn lựa.  Chánh niệm, một lần nữa, là khí cụ để làm việc này.  Khi ta lần đầu tiên bắt đầu phát triển nhất tâm bất loạn, thật khó khăn để giữ tâm thức đặt trên đối tượng hơn một khoảnh khắc.  Bằng phương tiện chánh niệm chúng ta tái định  hướng tâm thức, trở lại đối tượng hết lần này đến lần khác.  Một khi tâm thức được tập trung trên đối tượng của nó, chính là với chánh niệm, tâm thức được an trụ ở đấy, mà không bị xao lãng.

Việc xem xét nội tâm bảo đảm rằng sự tập trung của chúng ta duy trì ổn định và rõ ràng.  Bằng phương pháp nội quán chúng ta có thể nắm bắt tâm thức khi nó trở nên trạo cử hay tán loạn, nhanh chóng đem tâm thức trở lại đối tượng trong tầm tay.  Đây là một vấn đề phổ thông cho những ai vốn đắm mê.  Việc hành thiền trở nên quá lỏng lẻo, thiếu sức mạnh.  Việc xem xét nội tâm cẩn mật có thể cho phép chúng ta nâng dậy tâm thức với những tư tưởng của bản chất hoan hỉ, do thế gia tăng sự trong sáng và nhạy bén tinh thần.

Khi chúng ta bắt đầu trau dồi tịch tĩnh bất động, vấn đề nhanh chóng rõ ràng rằng việc duy trì sự tập trung của chúng ta trên đối tượng chọn lựa trong một thời gian ngắn cũng là một thử thách.  Đừng chán nản.  Chúng ta thấy đây là mộ dấu hiệu tích cực bởi vì cuối cùng đã trở nên tỉnh thức với những hành vi cực độ của tâm thức.  Bằng việc kiên nhẫn trong sự thực tập và khéo léo áp dụng chánh niệm và nội quán, chúng ta trở nên có thể kéo dài thời gian của tập trung nhất tâm bất loạn, sự tập trung trên đối tượng chọn lựa, trong khi cũng duy trì sự tỉnh giác, sự sinh động và sự sáng suốt của tư tưởng.

Có nhiều loại đối tượng, vật chất và khái niệm, có thể được sử dụng để phát triền sự tập trung nhất tâm bất loạn.  Chúng ta có thể trau dồi tịch tĩnh bất động bằng việc lấy chính thức như sự tập trung của việc hành thiền.  Tuy nhiên, thật không dễ có một khái niệm rõ ràng về thức là gì, khi sự thấu hiểu này không thể mang đến bằng một sự diễn tả đơn thuần bằng lời nói.  Một sự thấu hiểu chân thật về bản chất của tâm thức phải đến từ kinh nghiệm.

Sự thấu hiểu này có thể được trau dồi như thế nào?  Trước nhất, chúng ta phải nhìn một cách kỷ lưỡng về kinh nghiệm của ta về các tư tưởng và cảm xúc.   Cung cách ý thức sinh khởi trong chúng ta, cung cách tâm thức hoạt động.  Hầu hết mọi trường hợp chúng ta trải nghiệm tâm hay thức qua sự tương tác của chúng ta với thế giới bên ngoài - ký ức của chúng ta và những phóng chiếu tương lai của chúng ta.   Chúng ta có cáu kỉnh vào buổi sáng không?  Có choáng váng vào buổi tối không? Chúng ta có bị ám ảnh bởi một mối quan hệ thất bại không?  Lo lắng về sức khỏe của con trẻ không?  Hãy đặt tất cả những thứ này qua một bên.  Bản chất thật sự của tâm là một kinh nghiệm trong sáng của sự hiểu biết, đã bị chướng ngại trong những trải nghiệm thông thường của chúng ta.  Khi hành thiền trên tâm thức, chúng ta phải cố gắng để duy trì sự tập trung trên thời khắc hiện tại.  Chúng ta  phải ngăn ngừa việc nhớ lại những trải nghiệm quá khứ gây trở ngại cho việc quán chiếu của chúng ta.  Tâm thức không nên hướng về quá khứ, cũng không bị ảnh hưởng bởi những hy vọng hay sợ hãi về tương lai.  Một khi chúng ta ngăn ngừa những tư tưởng như vậy gây trở ngại cho việc tập trung của chúng ta, những gì còn lại là khoảng cách giữa các ký ức của kinh nghiệm quá khứ và những tiên liệu cùng vọng tưởng của tương lai.  Khoảng cách này là chân không.  Chúng ta phải hành động với việc duy trì sự tập trung của chúng ta thích đáng trên chân không này.

Khởi đầu, kinh nghiệm của chúng ta trên khoảng cách không gian này chỉ thoáng qua.  Tuy nhiên, khi chúng ta tiếp tục thực hành, chúng ta trở nên có thể kéo dài nó ra.  Trong việc làm như thế, chúng ta quét sạch những tư tưởng làm chướng ngại sự biểu hiện bản chất thật sự của tâm.  Dần dần, sự hiểu biết thuần khiết có thể soi sáng qua.  Với việc thực hành, khoảng cách ấy có thể rộng lớn hơn và rộng lớn hơn, cho đến khi nó trở nên có thể cho chúng ta biết thức là gì.  Thật quan trọng để thấu hiểu rằng kinh nghiệm của khoảng cách tinh thần - thức trỗng rỗng tất cả những tiến trình tư tưởng - không phải là một loại tâm thức ngây ngơ không có thần.  Nó không phải là những gì chúng ta trải nghiệm trong giấc ngủ sâu không mộng mị hay khi người nào đó bị ngất xỉu.

Vào lúc khởi đầu việc hành thiền, hành giả phải nói với chính mình, "Tôi sẽ không cho phép tâm thức tôi bị xao lãng bởi những tư tưởng của tương lai, những tiên liệu, hy vọng, hay sợ hãi, tôi cũng không để tâm thức tôi dong ruỗi với những ký ức trong quá khứ.  Tôi sẽ duy trì sự tập trung trong khoảnh khắc hiện tại này".  Một  khi chúng ta đã trau dồi một ý chí như vậy, chúng ta lấy khoảng không gian giữa quá khứ và tương lai như một đối tượng của thiền tập và đơn giản duy trì sự tỉnh thức của chúng ta về nó, tự do khỏi bất cứ tiến tình nhận thức tư tưởng nào.


HAI TRÌNH ĐỘ CỦA TÂM THỨC

Bản chất tâm thức có hai trình độ.  Trình độ thứ nhất là kinh nghiệm trong sáng về sự hiểu biết vừa được diễn tả.   Trình độ thứ hai và bản chất cứu kính của tâm được trải nghiệm với việc thực chứng sự vắng mặt sự tồn tại cố hữu của tâm.   Nhằm để phát triển tập trung nhất tâm bất loạn trên bản chất cứu kính của tâm, chúng ta khởi đầu với trình độ thứ nhất của tâm - kinh nghiệm trong sáng của hiểu biết - như thiền tập trung.  Một khi sự tập trung ấy đạt được, sau đó chúng ta quán chiếu việc vắng mặt sự tồn tại cố hữu của tâm.  Những gì sau đó xuất hiện đến tâm thật sự là tánh không hay việc vắng mặt bất cứ sự tồn tại thực chất nào của tâm.

Đấy là bước thứ nhất.  Sau đó, chúng ta lấy tánh không này như đối tượng của sự tập trung.  Điều này rất khó khăn, và là một hình thức thử thách của việc hành thiền.  Như được nói, một hành giả với năng lực cao nhất trước hết phải trau dồi một sự thấu hiểu về tánh không và sau đó, trên căn bản của sự thấu hiểu này, hãy sử dụng chính tánh không như đối tượng của thiền quán.  Tuy nhiên, thật hữu ích để có một phẩm chất nào đó của tịch tĩnh bất động để sử dụng như một khí cụ trong việc đi đến thấu hiểu tánh không trong một trình độ sâu xa hơn.

Thursday, October 25, 2012 / 11:06:17 AM



Tâm giác ngộ - Tâm bồ đề - Bodhicitta




Monday, October 22, 2012

CHÚNG TA ĐÃ NÓI rất nhiều về bi mẫn và hành xả và ý nghĩa gì của việc trau dồi những phẩm chất này trong đời sống hàng ngày của chúng ta.  Khi chúng ta đã phát triển cảm nhận về lòng bi mẫn đến điểm mà chúng ta cảm thấy trách nhiệm đối với tất cả chúng sanh.  Người Phật tử kêu gọi nguyện vọng để đạt đến một thể trạng tâm bồ đề, và một người đã đạt được thì gọi là một vị bồ tát.  Có hai phương  pháp để mang đến thái độ này.  Một gọi là Phương pháp Bảy phần Nhân Quả, xoay quanh việc nhìn tất cả chúng sanh như đã từng là bà mẹ của chúng ta trong quá khứ.  Còn thứ kia là, Hoán Đổi Tự Ngã với Người Khác, chúng ta nhìn tất cả những người khác như ta làm với chính ta.  Cả hai phương pháp được xem như những sự thực tập của phương pháp, hay con đường bao la.


PHƯƠNG PHÁP BẢY PHẦN NHÂN QUẢ

Nếu chúng ta đã từng tái sanh hết lần này đến lần khác, đấy chính là chứng cớ rằng chúng ta đã từng cần nhiều bà mẹ để sinh ra chúng ta.  Phải nên nhớ rằng sự sinh ra của chúng ta không giới hạn trong hành tinh trái đất này.  Theo quan điểm của Đạo Phật, chúng ta đã trải qua vòng sanh tử rất lâu xa hơn trái đất này đã tồn tại.  Những đời sống quá khứ của chúng ta do thế là vô số, cũng như những chúng sanh đã từng sinh đẻ ra chúng ta.  Thế nên, nguyên nhân thứ nhân thứ nhất đem đến tâm bồ đề là việc nhận ra rằng tất cả chúng sanh đã từng là mẹ của chúng ta.

Lòng yêu thương và ân cần biểu lộ với chúng ta bởi mẹ chúng ta trong kiếp sống này sẽ thật khó khăn để đền đáp.  Bà đã chịu nhiều đêm thiếu ngủ để chăm sóc chúng ta khi chúng ta là những đứa trẻ bất lực.  Bà đã nuôi dưỡng chúng ta và sẽ sẳn lòng hy sinh mọi thứ, kể cả mạng sống của bà để bảo toàn chúng ta.  Khi chúng ta quán chiếu tấm gương về lòng tận tụy yêu thương của bà, chúng ta phải xem như mỗi một chúng sanh suốt vòng sanh tử đã cư xử chúng ta trong cách này.  Mỗi con chó, con mèo, con ruồi, và con người đã từng là mẹ của chúng ta trong một thời gian nào đó của quá khứ vô tận và biểu lộ tràn đầy lòng yêu thương và ân cần đối với chúng ta.  Một tư tưởng như thế phải mang đến lòng cảm kích.  Đây là nguyên nhân thứ hai của tâm bồ đề.

Khi chúng ta hình dung điều kiện hiện tại của tất cả chúng sanh này, chúng ta bắt đầu phát triển lòng khao khát để giúp họ thay đổi số phận của họ.  Đây là nguyên nhân thứ ba, và từ đó sinh ra thứ tư, một cảm nhận từ ái yêu mến tất cả chúng sanh.  Đây là một sự hấp dẫn đối với tất cả chúng sanh, tương tự như một đứa trẻ cảm nhận đối với việc thấy bà mẹ của nó.  Điều này hướng chúng ta đến lòng bi mẫn, chính là nguyên nhân thứ năm của tâm bồ đề.  Lòng bi mẫn là một nguyện ước tách rời những chúng sanh khổ não này, những bà mẹ của chúng ta trong quá khứ, khỏi hoàn cảnh khốn cùng của họ.  Tại điểm này, chúng ta cũng trải nghiệm lòng từ ái, một nguyện ước rằng tất cả mọi chúng sanh sẽ tìm thấy hạnh phúc.  Khi chúng ta tiến hành qua những giai tầng của trách nhiệm, chúng ta đi từ nguyện ước rằng tất cả chúng sanh sẽ tìm thấy hạnh phúc và giải thoát khỏi khổ não đến trách nhiệm đảm đương một cách cá nhân trong việc giúp họ thâm nhập thể trạng vượt khỏi khốn cùng này.  Đây là nguyên nhân cuối cùng.  Khi chúng ta xem xét một cách kỷ lưỡng làm thế nào để giúp đở họ một cách tốt đẹp nhất, chúng ta suy ra được việc đạt đến thể trạng toàn tri và toàn giác của Quả Phật.

Vấn đề ẩn tàng trong phương pháp này là trung tâm của Phật Giáo Đại Thừa: nếu tất cả chúng sanh khác đã từng ân cần đối với chúng ta từ vô thỉ kiếp đang khổ não, làm thế nào chúng ta có thể tự dâng hiến để theo đuổi hạnh phúc cho riêng mình?  Để tầm cầu hạnh phúc của riêng chúng ta mặc cho những chúng sanh khổ não đang trải nghiệm đau thương là bất hạnh bi thảm.   Do vậy, rõ ràng rằng chúng ta phải cố gắng để giải thoát tất cả chúng sanh khỏi khổ não.  Phương pháp này giúp chúng ta trau dồi lòng khao khát để làm như thế.


HOÁN ĐỔI TỰ NGÃ CHO NGƯỜI KHÁC

Một phương pháp khác để mang đến tâm bồ đề, nguyện vọng đạt đến giác  ngộ vô thượng vì lợi ích của tất cả chúng sanh là Hoán Đổi Tự Ngã và Người Khác.  Trong phương pháp này chúng ta hành động với việc nhận thức vấn đề chúng ta lệ thuộc trên những người khác như thế nào đối với tất cả những thứ chúng ta có.  Chúng ta quán chiếu những ngôi nhà chúng ta ở, áo quần chúng ta mặc, những con đường chúng ta lái xe, tất cả đã được tạo ra bởi việc làm khó nhọc của người khác như thế  nào?  Rất nhiều công đoạn đã trải qua trong việc cung ứng cho chiếc áo sơ mi mà chúng ta mặc, từ việc trồng bông vải để kéo sợi, dệt thành vải, và may thành áo mặc.  Lát bánh mì chúng ta ăn đã được nướng bởi người nào đấy.  Lúa mì đã được gieo trồng bởi những người khác nữa và sau khi tưới tẩm và bón phân, đã được thu hoạch và sau đó được xay thành bột.  Việc này phải nhào nặn thành bột nhão và rồi nướng một cách thích hợp.  Thật không thể đếm tất cả những người đã liên hệ trong việc cung cấp chúng ta với một lát bánh mì đơn giản.  Trong nhiều trường hợp máy móc đã làm nhiều công đoạn; tuy nhiên, chúng phải được sáng chế và sản xuất, và phải được điều khiển.  Thậm chí các đức hạnh của chúng ta, chẳng hạn như nhẫn nhục và ý thức đạo đức, tất cả cũng được phát triển trong sự lệ thuộc trên những người khác.  Chúng ta ngay cả đi đến cảm kích những ai gây khó khăn cho chúng ta là đang cung ứng cơ hội cho chúng ta phát triển sự bao dung.  Qua sự rèn luyện tư tưởng này, chúng ta đi đến nhận thức vấn đề chúng ta lệ thuộc trên những người khác cho tất cả những gì chúng ta thụ hưởng trong đời sống như thế nào.   Chúng ta phải hành động trong việc phát triển nhận thức này khi chúng ta đi vào cuộc sống sau những buổi hành thiền buổi sáng.  Có rất nhiều thí dụ trong vấn đề chúng ta lệ thuộc vào những người khác.  Khi chúng ta nhận thức chúng, ý thức trách nhiệm của chúng ta đối với người khác phát triển, cũng như khát vọng đền đáp vì sự ân cần tử tế của họ.

Chúng ta cũng quán chiếu vấn đề, do bởi luật nghiệp báo, những hành vi bị thúc đẩy một cách vị kỷ đã đưa đến những sự khó khăn mà chúng ta chạm trán trong căn bản đời sống hàng ngày như thế nào.  Khi chúng ta xem xét đến hoàn cảnh của chúng ta, chúng ta thấy những cung cách vị ngã của chúng ta vô nghĩa như thế nào và những hành vi vô ngã như thế nào, thì việc cống hiến để giúp đở người khác là lời khuyên bảo hợp lý.  Xét cho cùng, việc này đưa chúng ta đến một hành vi cao quý nhất trong tất cả mọi hành vi: là việc dấn thân trong tiến trình đạt đến thể trạng của Quả Phật nhằm để giúp đở tất cả chúng sanh.

Khi làm việc với kỷ năng Hoán Đổi Tự Ngã cho Người Khác, cũng thật quan trọng để thực hành việc phát triển nhẫn nhục, khi một trong những chướng ngại chính đối với việc phát triển và làm nổi bật lòng bi mẫn cùng tâm bồ đề của chúng ta là một sự thiếu vắng của lòng nhẫn nhục và bao dung.

Bất cứ phương pháp nào chúng ta áp dụng để phát triển tâm bồ đề, chúng ta phải duy trì sự chân thật với nó và trau dồi nguyện vọng cao nhất này hàng ngày trong những buổi thiền chính thức và sau đó.  Chúng ta phải làm việc một cách cần mẫn để làm giảm thiểu các bản năng vị kỷ và hất cẳng chúng với những đức tính cao thượng hơn trong lý tưởng bồ tát.  Thật quan trọng để chúng ta trước nhất phát triển một ý thức mạnh mẽ của hành xả, thái độ thông cảm một cách vô tư đối với tất cả chúng sanh.  Việc tiếp tục nuôi dưỡng những sự thiên vị là rất ảnh hưởng trong việc làm khó khăn cho các nguyện vọng đức hạnh của chúng ta, khi chúng sẽ chiếu cố những thứ mà chúng ta gần gũi.

Trong khi chúng ta hành động để trau dồi nguyện vọng cao thượng của tâm bồ đề, nhiều chướng ngại làm chúng tự đổ ngã.  Các cảm giác nội tại của luyến ái hay thù địch sinh khởi làm xói mòn những nổ lực của chúng ta.  Chúng ta thấy chính mình bị lôi kéo đối với những thói quen lãng phí thời gian xưa cũ, xem truyền hình hay những người bạn thường lui tới đẩy chúng ta xa rời khỏi mục tiêu cao quý mà chúng ta đang hứa hẹn hiện tại.  Chúng ta phải hành động trong việc vượt thắng những khuynh hướng và cảm xúc như vậy bằng phương tiện của các kỷ năng thiền quán đã được diễn tả trong suốt quyển sách này.  Đây là những bước mà chúng ta phải tiến hành.  Thứ nhất, chúng ta phải nhận thức những cảm xúc phiền não và thói quen không tốt như chứng cớ của việc chúng tiếp diễn tình trạng của luyến ái chấp trước và quán sát một lần nữa bản chất tai  hại của chúng.  Thứ  hai, chúng ta phải áp dụng những phương thức đối trị thích hợp và sắp xếp trật tự quyết tâm không theo đuổi những cảm xúc này xa hơn nữa.  Chúng ta phải duy trì tập trung trên chí nguyện của chúng ta đối với tất cả chúng sanh.

Chúng ta đã và đang khám phá cung cách khơi mở những trái tim của chúng ta.  Lòng bi mẫn chính là căn bản của một trái tim cởi mở và phải được trau dồi trong suốt hành trình của chúng ta.  Hành xả loại trừ thành kiến và có thể cho phép lòng vị tha của chúng ta gặp tất cả chúng sanh.  Tâm bồ đề là chí nguyện để hổ trợ họ một cách thật sự.  Bây giờ chúng ta sẽ học những phương pháp mà nhờ đấy chúng ta phát triển sự tập trung cần thiết để trau dồi một khía cạnh khác của việc thực tập của chúng ta, đấy là tuệ trí.

Tuesday, October 23, 2012 / 11:00:41 AM