Thứ Năm, 14 tháng 5, 2020

CHƯƠNG 3




GIẢ THUYẾT VỀ THẤU CẢM – VỊ THA: ĐÓ LÀ GÌ VÀ VẬY THÌ SAO?

Nguyên tác: The Empathy-Altruism Hypothesis What and So What?
Tác giả: C. Daniel Batson
Chuyển ngữ: Quảng Cơ / Tuệ Uyển nhuận sắc /Wednesday, April 22, 2020

Mục lục
01- Tóm tắt
02- Giả thuyết thấu cảm – vị tha
03- Ý nghĩa thực tiễn
04-Ý nghĩa đối với khoa học bi mẫn

*

GIẢ THUYẾT VỀ THẤU CẢM – VỊ THA: ĐÓ LÀ GÌ VÀ VẬY THÌ SAO?

*
TÓM TẮT

Con người chúng ta có bao giờ, ở bất kỳ mức độ nào, quan tâm đến người khác vì lợi ích của họ và không chỉ đơn giản là cho chính chúng ta hay không? Giả thuyết thấu cảm - vị tha đưa ra một câu trả lời khẳng định cho câu hỏi này. Nó tuyên bố rằng mối quan tâm thấu cảm (được định nghĩa là cảm xúc định hướng đến người khác được khơi gợi và phù hợp với nhận thức lợi lạc cho nhu cầu cần thiết của người khác) tạo ra động lực vị tha (một trạng thái động cơ với mục tiêu cuối cùng là tăng phúc lợi cho người khác).

Nghiên cứu trong hơn 40 năm qua thẩm tra giả thuyết này chống lại các lựa chọn vị kỷ đã cung cấp sự hỗ trợ khá mạnh mẽ. Động lực vị tha gây ra sự thấu cảm dường như có sẳn trong nhận thức hành động của con người. Lòng vị tha gây ra sự thấu cảm này có thể có nguồn gốc sinh học của nó trong sự nuôi dưỡng phổ thông của cha mẹ. Ý nghĩa thực tiễn của giả thuyết thấu cảm - vị tha bao gồm cả lợi ích và trách nhiệm – đối với các mục tiêu của sự thấu cảm, cho người khác và cho người cảm thấy lo lắng thấu cảm. Ý nghĩa của nghiên cứu về sự thấu cảm - vị tha đối với nội dung và đạo đức của khoa học bi mẫn được đề xuất.

Từ khóa: lòng vị tha, khoa học bi mẫn, chủ nghĩa vị kỷ, sự quan tâm thấu cảm, giúp đỡ, sự nuôi dưỡng của cha mẹ

*


Hãy nghĩ trong mọi lúc về năng lượng mà chúng ta dành để giúp đỡ người khác. Ngoài sự lịch sự và lòng tốt hàng ngày, chúng ta gửi tiền để hỗ trợ các nạn nhân thảm họa ở nửa vòng trái đất và để cứu cá voi. Chúng ta thức suốt đêm với một người bạn vừa trải qua một mối quan hệ tan vỡ. Chúng ta dừng lại để an ủi một đứa trẻ lạc lối và sợ hãi cho đến khi mẹ nó xuất hiện. Đôi khi sự giúp đỡ thật sự ngoạn mục, khi Wesley Autrey[1] nhảy lên đường rầy xe điện ngầm với đoàn xe đang xuống để cứu một thanh niên bị té trong khi bị co giật. Hoặc khi những người cứu hộ ở Đức Quốc xã mạo hiểm mạng sống của họ và cuộc sống của các thành viên trong gia đình để che chở cho người Do Thái.

Tại sao chúng ta làm những điều này? Điều gì thúc đẩy những hành vi như vậy? Có thật là tình thương vô tư nhất, nhưng là một loại mặc cả, cuối cùng, trong đó tình thương đáng yêu của chính chúng ta luôn đề nghị trở thành người thắng cuộc bằng cách này hoặc cách khác? Hay chúng ta cũng có khả năng vị tha?

Tầm quan trọng của khả năng thứ hai phụ thuộc vào những gì bạn nghĩ về lòng vị tha. Nếu, giống như hầu hết các nhà khoa học hành vi và xã hội, bạn nghĩ rằng đó là việc giúp đỡ tốn kém cá nhân hoặc giúp đạt được những phần thưởng tự cấp như ánh sáng ấm áp hoặc tránh cảm giác tội lỗi, thì sự tồn tại của lòng vị tha là không thể nghi ngờ được. Nhưng để nói rằng chúng ta có khả năng vị tha như vậy thì cũng chưa nói gì những gì chúng ta chưa biết. Những quan niệm này làm tầm thường hóa cuộc tranh luận về chủ nghĩa vị tha - chủ nghĩa vị kỷ hàng thế kỷ.

Trong cuộc tranh luận đó, lòng vị tha đề cập đến một trạng thái động lực với mục tiêu cuối cùng là tăng thêm phúc lợi xã hội cho người khác; chủ nghĩa vị kỷ đề cập đến một trạng thái động lực với mục tiêu cuối cùng là tăng phúc lợi của chính chúng ta. Quan điểm chủ đạo trong tư tưởng phương Tây từ lâu là động lực của chúng ta luôn vị kỷ một cách độc quyền, như La Rochefoucauld nói.

GIẢ THUYẾT THẤU CẢM – VỊ THA

Giả thuyết thấu cảm – vị tha tiếp nhận những khái niệm động cơ của chủ nghĩa vị tha và chủ nghĩa vị kỷ một cách nghiêm chỉnh. Nó tuyên bố rằng sự quan tâm thấu cảm sản sinh động cơ vị tha, thách thức niềm tin trong chủ nghĩa vị kỷ phổ quát (Batson, 1987, 2011). Để hiểu được giả thuyết đơn giản mang tính giả định này, cần phải rõ ràng về những gì nó là và không có nghĩa là, cả mối quan tâm thấu cảm và động lực vị tha.

Quan Tâm Thấu Cảm

Trong giả thuyết thấu cảm - vị tha, quan tâm thấu cảm có nghĩa là cảm xúc định hướng đến người khác được khơi gợi và phù hợp với nhận thức phúc lợi của một người có nhu cầu. Cảm xúc định hướng đến  người khác này đã được gọi bằng một vài cái tên bên cạnh mối “quan tâm thấu cảm,” bao gồm cả lòng bi mẫn, tính nhân hậu, sự thông cảm lòng thương hại. (Chú ý rằng trong khi nhiều người sử dụng thuật ngữ lòng bi mẫn liên hệ đến một hình thức trạng thái cảm xúc thì tôi đang gọi “sự quan tâm thấu cảm,” làm nó tương hợp hơn với toàn bộ giả thuyết thấu cảm – vị tha. Tôi mong ước để động cơ – cảm xúc như liên kết mở cho sự khảo sát thực nghiệm, không để nó bị quyết định trước khi có nghị định xác nhận. Tính chất của mối liên kết này là sự tập trung vào giả thuyết thấu cảm – vị tha.) Nhãn hiệu áp dụng cho cảm xúc định hướng đến người khác là không quan trọng. Điều quan trọng là cảm xúc liên quan đến cảm giác cho người khác, không phải cảm giác như người khác cảm thấy. Hãy để tôi thêm bốn điểm làm rõ nhanh chóng:

1-    Đầu tiên, khi nói rằng cảm xúc định hướng đến người khác được gọi là mối quan tâm thấu cảm là “phù hợp với nhận thức phúc lợi của một người có nhu cầu,” tôi đã đề cập đến một sự phù hợp của khả năng kết hợp hóa trị, không phải là nội dung cụ thể. Khả năng kết hợp hóa trị là tích cực khi nhận thức phúc lợi của người khác là tích cực, và tiêu cực khi phúc lợi nhận thức là tiêu cực. Vì vậy, sẽ phù hợp để cảm thấy, ví dụ, buồn bã hay thương cảm cho một người đang khó chịu và sợ hãi. Hoặc để cảm thấy thương xót cho nạn nhân bất tỉnh vì bị bóp cổ, như Người Samari nhân hậu (Lu-ca 10:33).
2-    Thứ hai, mặc dù thuật ngữ (empathy) thấu cảm, đủ rộng để bao gồm các tình huống không có nhu cầu nhận thức, như khi chúng ta cảm thấy niềm vui thấu cảm với vận may của người khác (Smith, Keat, & Stotland, 1989; Stotland, 1969) – không phải toàn bộ cảm xúc thấu cảm được cho là để tạo ra động lực vị tha: mà chỉ có mối quan tâm thấu cảm được cảm nhận khi người khác cảm thấy cần thiết. Không có nhu cầu nhận thức, thì không có động lực để tăng phúc lợi cho người khác.
3-    Thứ ba, mối quan tâm thấu cảm như được định nghĩa ở đây không phải là một cảm xúc đơn lẻ, rời rạc mà bao gồm cả một nhóm cảm xúc. Nó bao gồm những cảm giác mà mọi người báo cáo như sự cảm thông, lòng bi mẫn, tính đa cảm, lòng nhân hậu, sự than van, nỗi buồn bã, sự khó chịu, đau khổ, quan tâm, thương tiếc, và nhiều hơn nữa.
4-    Thứ tư, mặc dù những cảm giác thông cảm và lòng bi mẫn vốn là định hướng đến người khác, nhưng chúng ta có thể cảm thấy đau khổ, than van và lo lắng do tự định hướng, như khi một điều gì đó xấu xảy ra trực tiếp tới chúng ta. Cả hai phiên bản định hướng đến người khác và tự định hướng của những cảm xúc này có thể được mô tả là cảm thấy phiền muộn hoặc buồn bã, khó chịu hoặc đau khổ, quan tâm hoặc thương tiếc. Độ rộng của việc sử dụng này gây ra sự nhầm lẫn. Sự phân biệt tâm lý có liên quan không nằm trong nhãn hiệu cảm xúc được sử dụng – nỗi buồn bã, đau khổ, quan tâm  – nhưng trong phúc lợi của ai là trọng tâm của cảm xúc. Chúng ta đang cảm thấy buồn bã, đau khổ, hay quan tâm cho người khác, hay chúng ta đang cảm thấy như vậy là kết quả của những gì đã xảy ra với chúng ta (bao gồm, có lẽ, kinh nghiệm của việc nhìn thấy người khác đau khổ)?

Trong những năm gần đây, thuật ngữ thấu cảm (empathy) đã được áp dụng cho một loạt các hiện tượng bên cạnh cảm xúc định hướng đến người khác vừa được mô tả.  Dưới đây là liệt kê những trường hợp:

o   Biết những suy nghĩ và cảm xúc của một người khác.
o   Áp dụng tư thế hoặc phù hợp với phản ứng thần kinh của người khác.
o   Đi đến để cảm nhận như những cảm nhận của một người khác.
o   Cảm thấy đau khổ cá nhân khi chứng kiến nỗi đau khổ của một người khác.
o   Tưởng tượng bạn sẽ nghĩ và cảm thấy như thế nào ở một nơi khác.
o   Tưởng tượng người khác nghĩ và cảm nhận như thế nào.
o   Một sắp xếp chung (đặc điểm) để cảm nhận cho người khác.

Mỗi hiện tượng này khác biệt với cảm giác định hướng đến người khác mà tôi gọi là sự quan tâm thấu cảm, hay nói ngắn gọn là sự thấu cảm. Giả thuyết thấu cảm - vị tha không khẳng định bất kỳ hiện tượng nào khác tạo ra động lực vị tha, ngoại trừ nếu và khi chúng gợi lên mối quan tâm thấu cảm. Hơn nữa, giả thuyết này không khẳng định rằng bất kỳ hiện tượng nào khác là cần thiết hoặc đủ để tạo ra mối quan tâm thấu cảm. Do đó, để tìm bằng chứng ủng hộ giả thuyết thấu cảm - vị tha không nên lấy làm bằng chứng cho thấy bất kỳ hiện tượng nào khác tạo ra động lực vị tha.

Động Cơ Vị Tha

Lòng vị tha và chủ nghĩa vị kỷ trong cuộc tranh luận về chủ nghĩa vị kỷ - vị tha có nhiều điểm chung. Mỗi thứ đề cập đến một trạng thái động lực. Mỗi thứ đều quan tâm đến mục tiêu cuối cùng của trạng thái động lực đó. Và, đối với mỗi thứ, mục tiêu cuối cùng là tăng phúc lợi cho ai đó. Những đặc điểm chung này cung cấp bối cảnh để làm nổi bật sự khác biệt quan trọng: Phúc lợi của ai là mục tiêu cuối cùng – của một người khác hay là của chính chúng ta?

“Mục tiêu cuối cùng” ở đây có nghĩa là – những mối quan hệ kết quả trong tâm lý hiện tại, chứ không phải là nguyên nhân đầu tiên hay cuối cùng siêu hình, và không liên quan đến chức năng sinh học. Một mục tiêu cuối cùng là một kết thúc trong chính nó. Ngược lại, một mục tiêu công cụ là một bước đệm trên đường đến một mục tiêu cuối cùng. Cả hai mục tiêu công cụ và cuối cùng nên được phân biệt với các hậu quả không tính trước, những kết quả của một hành động không hẳn là mục tiêu của nó. Mỗi mục tiêu cuối cùng xác định một động lực định hướng mục tiêu riêng biệt. Do đó, lòng vị tha và chủ nghĩa vị kỷ, vốn có những mục tiêu cuối cùng khác nhau, là những động lực riêng biệt mặc dù chúng có thể cùng xảy ra. Hơn nữa, chúng là các trạng thái động lực, không phải là những xu hướng hoặc đặc điểm cá nhân . Sự tương phản trong cuộc tranh luận về chủ nghĩa vị kỷ-vị tha là giữa các trạng thái động lực của chủ nghĩa vị kỷ và chủ nghĩa vị tha – chứ không phải giữa các loại người vị kỷ và vị tha.

Nhiều hình thức tự lợi có thể bắt nguồn từ sự giúp đỡ. Một số là rõ ràng, chẳng hạn như khi chúng ta nhận được phần thưởng vật chất hoặc được khen ngợi công khai, hoặc khi chúng ta thoát khỏi sự chỉ trích công khai. Nhưng ngay cả khi chúng ta giúp đỡ mà không có phần thưởng bên ngoài, thì chúng ta vẫn có thể lợi lạc. Nhìn thấy một người hoặc một con vật có nhu cầu có thể khiến chúng ta cảm thấy đau khổ, và bằng cách làm giảm sự đau khổ của người khác, thì chúng ta cũng giải tỏa chính mình. Hoặc khi chúng ta giúp đỡ, chúng ta có thể cảm thấy tốt về bản thân vì đã tử tế; hoặc chúng ta có thể thoát khỏi cảm giác tội lỗi và xấu hổ vì đã không làm những gì chúng ta nghĩ rằng chúng ta nên làm.

Giả thuyết đồng cảm - vị tha không phủ nhận rằng việc giúp đỡ với động cơ vị tha có mang lại lợi ích cho bản thân như thế này. Nhưng nó tuyên bố rằng những lợi ích bản thân của sự giúp đỡ thấu cảm đem lại là những hệ quả không tính trước chứ không là mục đích cuối cùng. Ngoài ra, giả thuyết thấu cảm - vị tha không cho rằng một người cảm thấy mối quan tâm thấu cảm chỉ trải nghiệm động lực vị tha. Một người như vậy có thể trải nghiệm các động cơ khác phát sinh từ các nguồn gốc khác, bao gồm các điều kiện gợi lên mối quan tâm thấu cảm – chẳng hạn nhận thức về người khác như có nhu cầu. Giả thuyết này cũng không cho rằng mối quan tâm thấu cảm là nguồn duy nhất của động lực vị tha; đó là sự câm lặng về các nguồn gốc khác có thể có. Cho rằng các hiện tượng khác đã được gọi là “sự thấu cảm,” thì thậm chí còn có thể có những giả thuyết về sự thấu cảm - vị tha khác. Tuy nhiên, cho đến nay, không có giả thuyết nào khác như vậy được thẩm tra cẩn thận.

Tại Sao Phải Lo Lắng về Động Cơ Giúp Đở?

Miễn là người có nhu cầu nhận được sự giúp đỡ, thì tại sao phải lo lắng về việc động lực tiềm tàng là vị tha hay vị kỷ? Câu trả lời phụ thuộc vào sự quan tâm của chúng ta. Nếu chúng ta chỉ quan tâm đến việc giúp đỡ người này trong tình huống này, thì bản chất của động lực có thể không quan trọng. Nhưng nếu chúng ta quan tâm đến việc hiều biết một cách tổng quát hơn khi nào và ở đâu có thể mong đợi sự giúp đỡ và hiệu quả của nó như thế nào (có lẽ là để tạo ra một xã hội ân cần hơn) – thế thì việc thấu hiểu động cơ tiềm tàng là quan trọng. Ví dụ, nếu tôi có động lực giúp đở để gây ấn tượng với bạn, thế thì khi bạn không biết rằng tôi giúp, thì tôi sẽ không giúp.

Theo lập luận của Kurt Lewin (1951), sự giải thích vững vàng về hành động con người được thấy trong mối liên hệ của một động lực nhất định với mục tiêu cuối cùng của nó, chứ không phải trong hành vi hoặc hậu quả. Hành vi rất thay đổi. Sự xuất hiện của một hành vi cụ thể, bao gồm giúp đỡ, phụ thuộc vào sức mạnh của động cơ hoặc các động cơ có thể gợi lên rằng hành vi đó, cũng như
(a) sức mạnh của động cơ cạnh tranh,
(b) hành vi đó liên quan đến từng động cơ này như thế nào,
(c) các lựa chọn hành vi khác có sẵn trong tình huống tại thời điểm đó.
Nó cũng phụ thuộc vào việc hành vi thúc đẩy một mục tiêu công cụ hay mục tiêu cuối cùng. Một hành vi càng trực tiếp thúc đẩy một mục tiêu cuối cùng, và nó càng đặc biệt làm như vậy trong số các lựa chọn hành vi có sẵn, thì càng có nhiều khả năng hành vi đó sẽ xảy ra. Hành vi thúc đẩy mục tiêu công cụ có thể thay đổi nếu (a) mối liên hệ nhân quả giữa mục tiêu công cụ và mục tiêu cuối cùng thay đổi, hoặc (b) những con đường hành vi đến mục tiêu cuối cùng phát sinh mà bỏ qua mục tiêu công cụ.

Tuy nhiên, những vấn đề phức tạp, chúng tôi suy luận về động lực từ hành vi; cụ thể, từ mô hình hành vi qua các tình huống khác nhau theo cách tốt nhất để đạt được các mục tiêu cuối cùng khác nhau có thể. Suy luận này đã cho phép chúng tôi thẩm tra giả thuyết thấu cảm - vị tha.

Vị Thế Hiện Tại Của Giả Thuyết Thấu Cảm – Vị Tha

Trong bốn thập niên qua, hơn 35 thí nghiệm đã được thực hiện để thẩm tra giả thuyết thấu cảm - lòng vị tha, giả thuyết cho rằng sự quan tâm thấu cảm tạo ra động lực vị tha, chống lại một loạt các giả thuyết về vị kỷ mà thay vào đó là động lực của sự thấu cảm. mục tiêu cuối cùng là có được một lợi ích hoặc một tư lợi khác. Như đã đề xuất, chiến lược nghiên cứu đã được thử nghiệm các tình huống khác nhau để chúng ta có thể đưa ra những suy luận đầy đủ ý nghĩa từ mô hình hành vi về mục tiêu cuối cùng của động lực gây ra sự thấu cảm.

Với tính nhất quán đáng chú ý, kết quả của các thí nghiệm này đã ủng hộ giả thuyết thấu cảm - vị tha. Một vài kết quả ban đầu dường như mâu thuẫn với giả thuyết đó đã không được kiểm tra thêm. Theo hiểu biết tốt nhất của tôi, hiện tại không có lời giải thích vị kỷ hợp lý nào cho kết quả tích lũy. Bằng chứng này đã khiến tôi kết luận một cách ngập ngừng rằng giả thuyết thấu cảm - lòng vị tha là đúng: Cảm giác định hướng khác cho một người có nhu cầu (quan tâm thấu cảm) tạo ra động lực với mục tiêu cuối cùng là việc làm hết nhu cầu gây ra thấu cảm (động lực vị tha). Bằng chứng cũng đã khiến tôi kết luận rằng động lực này có thể mạnh mẽ đáng ngạc nhiên.

Những Tiền Đề của Mối Quan Tâm Thấu Cảm

Nếu mối quan tâm thấu cảm tạo ra động lực vị tha, vậy thì điều gì tạo ra mối quan tâm thấu cảm? Lý thuyết về động lực vị tha trong đó giả thuyết thấu cảm - vị tha là cốt lõi chỉ ra hai tiền đề quan trọng của sự quan tâm thấu cảm: (a) nhận thức về người khác như có nhu cầu, và (b) định giá nội tại về phúc lợi của người khác.

Nhận thức về người khác như có nhu cầu: Nhu cầu nhận thức liên quan đến việc nhìn thấy sự khác biệt tiêu cực giữa trạng thái hiện tại của người khác và điều mong muốn cho người khác về một hoặc nhiều khía cạnh của hạnh phúc. Những khía cạnh của hạnh phúc bao gồm sự vắng mặt của nỗi đau thể xác, ảnh hưởng tiêu cực, lo lắng, căng thẳng, nguy hiểm và bệnh tật, cũng như sự hiện diện của niềm vui thể chất, ảnh hưởng tích cực, sự hài lòng và an ninh. Tất nhiên, nhu cầu nhận thức có thể khác nhau về cường độ. Cường độ dường như là một sự vận hành của ba yếu tố:
(a) số lượng các khía cạnh hạnh phúc của những khác biệt được cảm nhận,
(b) kích thước của mỗi sự khác biệt, và
(c) tầm quan trọng cảm nhận của từng khía cạnh này đối với phúc lợi chung của người có nhu cầu.

Sự khác biệt tiêu cực trong vấn đề liên quan đến hạnh phúc của người có nhu cầu, không phải của người cảm thấy thấu cảm. Nhưng sự nhận thức có vấn đề là do người cảm thấy thấu cảm chứ không phải bởi người cần. Có những lúc mọi người nhận thấy mình cần, nhưng những người khác thì không. Những người khác sẽ không gặp phải mối quan tâm thấu cảm, trừ khi họ coi nhận thức sai lầm của người khác về nhu cầu là một nhu cầu. Ngoài ra, có những lúc mọi người không nhận thấy mình cần, nhưng những người khác thì ngược lại. Những người khác cũng có thể cảm thấy rõ mối quan tâm thấu cảm.

Định giá nội tại phúc lợi xã hội của người khác: Loại định giá phúc lợi xã hội của một người khác gợi lên mối quan tâm thấu cảm là nội tại chứ không phải ngoại tại (Allport, 1961). Giá trị khác được định giá theo quyền riêng của chính người ấy, chứ không phải cho những gì người ấy có thể cung cấp. Thông thường hơn, việc định giá nội tại phúc lợi xã hội của một người khác được nói đến như sự quan tâm của ân cần hoặc yêu thương.

Lòng Vị Tha Sinh Ra Sự Thấu Cảm Có Thể Phát Triển Như Thế Nào?

Mở rộng xem xét các tiền đề của mối quan tâm thấu cảm trở lại theo thời gian đặt ra câu hỏi làm thế nào động lực vị tha gây ra sự thấu cảm có thể phát triển. Chức năng tiến hóa nào có thể phục vụ với động lực như vậy? Câu trả lời có vẻ hợp lý nhất dường như là mối quan tâm thấu cảm đã phát triển như một phần của bản năng của cha mẹ ở các động vật có vú cao hơn, đặc biệt là con người. Nếu cha mẹ của động vật có vú không quan tâm sâu sắc đến phúc lợi của thế hệ con cháu rất dễ bị làm hại của chúng, thì những loài này sẽ nhanh chóng chết đi.

Không còn nghi ngờ gì nữa, con người chúng ta đã thừa hưởng các khía cạnh quan trọng trong bản năng của cha mẹ từ tổ tiên mà chúng ta cùng chia sẻ với các loài động vật có vú khác. Nhưng ở loài người, bản năng này ít tự động hơn và linh hoạt hơn. Bản năng làm cha mẹ của con người vượt xa sự nuôi dưỡng, cung cấp các loại thức ăn khác, bảo vệ và giữ cho các hoạt động gần gũi của trẻ, đặc trưng cho sự chăm sóc của cha mẹ trong hầu hết các loài động vật có vú. Nó bao gồm những suy luận và dự đoán về những ham muốn và cảm xúc của đứa trẻ (Có phải đó là tiếng khóc đói hay tiếng khóc nhõng nhẻo? “Nó không thích pháo bông; chúng sẽ quá ồn ào”). Nó cũng bao gồm các động cơ hướng đến mục tiêu và cảm xúc dựa trên sự đánh giá.

Tất nhiên, con người chúng ta không cảm thấy lo lắng thấu cảm chỉ dành cho con cái của chúng ta. Miễn là không có ác cảm từ trước, chúng ta có thể cảm thấy thấu cảm với nhiều người khác có nhu cầu, bao gồm cả những chủng loại không phải người. Phần mở rộng này có thể phản ánh sự khái quát hóa nhận thức, theo đó, chúng ta “nhận nuôi” người khác như con cháu, tạo ra giá trị nội tại và cũng như mối quan tâm thấu cảm và động lực vị tha khi người khác cần.

Hai yếu tố sẽ tạo điều kiện cho sự xuất hiện của sự khái quát hóa như vậy:
(a)  năng lực nhận thức của con người, bao gồm tư tưởng tượng trưng và lý luận tương tự; và
(b) thiếu lợi thế tiến hóa trong các nhóm săn bắt - hái lượm đầu tiên của con người cho sự hạn chế nghiêm ngặt mối quan tâm thấu cảm và sự nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái. Trong các nhóm này, những người có nhu cầu thường là một đứa trẻ hay người thân. Và sự sống sót của một gien đã gắn chặc với phúc lợi ngay cả với những người không thân.

Trong phạm vi mà việc thúc đẩy sự nuôi dưỡng của con người phụ thuộc vào các cảm xúc định hướng khác dựa trên đánh giá như mối quan tâm thấu cảm, thì việc khái quát hóa là tương đối dễ dàng. Trong xã hội đương đại, triển vọng của sự khái quát hóa như vậy có vẻ hợp lý hơn khi bạn nghĩ về sự nhạy cảm và chăm sóc dịu dàng thường được cung cấp bởi những bảo mẫu, những người làm việc tại các trung tâm chăm sóc trẻ em, cha mẹ nuôi và chủ vật nuôi.

Nếu gốc rễ của lòng vị tha của con người nằm trong sự nuôi dưỡng của cha mẹ, thì lòng vị tha được kết chặc vào bản chất của chúng ta và vào cơ cấu của cuộc sống hàng ngày. Nó không phải là ngoại lệ hay cũng không tự nhiên, mà là một đặc điểm trung tâm của tình trạng con người. Thay vì tìm kiếm lòng vị tha chỉ trong những hành động cực kỳ hy sinh tự thân, thì chúng ta nên thấy nó thể hiện trong kinh nghiệm hàng ngày của chúng ta. Các nghiên cứu thấu cảm - vị tha chỉ ra rằng nó là như vậy.

Những Tiền Đề Khác?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự kết hợp giữa nhận thức về nhu cầu và áp dụng một viễn cảnh - tưởng tượng khác (nghĩa là, tưởng tượng cách người cần nhu cầu suy nghĩ và cảm giác như thế nào) có thể tạo ra mối quan tâm thấu cảm. Và một số biến số cá nhân khác biệt, bao gồm:
·        cảm xúc chung,
·        điều tiết cảm xúc,
·        biến thái tâm lý,
·        phong cách gắn bó, và
·        giới tính,
có thể ảnh hưởng đến mức độ quan tâm thấu cảm. Nhưng một viễn cảnh tưởng tượng khác và những khác biệt cá nhân này dường như hoạt động như những sự điều tiết ảnh hưởng hai tiền đề quan trọng của mối quan tâm thấu cảm, là nhu cầu đánh giá, mà không phải là tiền đề bổ sung. Đó là, không rõ ràng rằng bất kỳ điều nào trong số đó ảnh hưởng đến mối quan tâm thấu cảm ngoại trừ thông qua ảnh hưởng của chúng đối với nhận thức về nhu cầu, định giá nội tại hoặc cả hai.

Ý NGHĨA THỰC TIỂN

Bây giờ chúng ta đã có “những gì” về giả thuyết thấu cảm - vị tha trước chúng ta, chúng ta có thể chuyển thành những áp dụng, “vậy thì sao?” Tôi sẽ tập trung đầu tiên vào ý nghĩa thực tiễn, sau đó ngắn gọn về ý nghĩa của khoa học bi mẫn. Nghiên cứu về những ý nghĩa thực tiễn cho thấy lòng vị tha gây ra sự thấu cảm không phải là một điều hoàn toàn tốt đẹp. Nó cung cấp lợi ích nhưng cũng có những trách nhiệm, và chúng ta cần phải tỉnh thức về cả hai.

Những Lợi Ích Của Lòng Vị Tha Gây Ra Sự Thấu Cảm

1- Giúp đỡ nhiều hơn, nhạy cảm hơn và giúp đở ít thay đổi hơn. Có lẽ lợi ích ít ngạc nhiên nhất là cảm giác quan tâm thấu cảm khiến chúng ta giúp (các) mục tiêu của sự thấu cảm nhiều hơn. Ngay cả trước khi giả thuyết thấu cảm - vị tha được thử nghiệm, thì đã có bằng chứng cho thấy sự quan tâm thấu cảm có thể làm tăng khả năng giúp đỡ. Bây giờ chúng ta biết mối quan tâm thấu cảm tạo ra động lực vị tha, chúng tôi có lý do để tin rằng nó cũng có thể cải thiện chất lượng trợ giúp.

Lòng vị tha gây ra sự thấu cảm có khả năng thúc đẩy sự giúp đỡ nhạy cảm hơn với nhu cầu của người mà sự thấu cảm được cảm nhận. Các mục tiêu vị kỷ như đạt được những phần thưởng và tránh bị trừng phạt thường có thể đạt được, ngay cả khi sự giúp đỡ của chúng ta không làm giảm bớt sự đau khổ của cá nhân khó khăn. Đối với những mục tiêu này, đó là suy nghĩ được tính đến. Nhưng ở mức độ mà chúng ta được động viên một cách vị tha, thì đó là phúc lợi của người khác được tính. Bằng chứng thực nghiệm ủng hộ lý do này. Không giống như những người cảm thấy ít thấu cảm, các cá nhân cảm thấy lo lắng thấu cảm có xu hướng cảm thấy tốt sau khi giúp đỡ nếu các khó khăn của người khác được giải tỏa. Làm nổi bật sự nhạy cảm với những hậu quả trong tương lai, Sibicky, Schroeder và Dovidio (1995) đã đưa ra bằng chứng cho thấy sự quan tâm thấu cảm, mặc dù đáp ứng nhu cầu ngay lập tức, nhưng nếu giảm thiểu sự giúp đở, thật sự sẽ gây bất lợi trong dài hạn: Hãy nghĩ đến việc từ chối gây ra những sự đối xử không lành mạnh đến một đứa trẻ đáng yêu.

Ngoài việc tạo ra sự giúp đỡ nhạy cảm hơn, động lực vị tha cũng có khả năng ít thay đổi hơn so với động cơ vị kỷ cho việc giúp đỡ. Nghiên cứu chỉ ra rằng các cá nhân trải nghiệm sự thấu cảm tương đối thấp và do đó, tính vị kỷ chiếm ưu thế đối với động lực vị tha, thì rất ít có khả năng giúp đỡ khi: (a) họ có thể dễ dàng thoát khỏi sự tiếp xúc với nhu cầu mà không cần giúp đỡ, hoặc (b) họ có thể dễ dàng biện minh cho bản thân và những người khác về việc không thể giúp đỡ.

Ý nghĩa thực tế của những phát hiện này là rõ ràng. Dễ dàng trốn tránh và biện minh cao cho việc không giúp đỡ là đặc điểm chung của nhiều tình huống giúp đỡ. Giữa sự rối rắm bùng nổ, ồn ào của cuộc sống hàng ngày, chúng ta hầu như luôn có thể tìm cách hướng sự chú ý đến nơi khác hoặc để thuyết phục bản thân rằng không hành động là hợp lý. Vì điều này, tiềm năng thực tế của động lực vị tha gây ra sự thấu cảm thật sự có triển vọng. Trong nghiên cứu vừa được trích dẫn, các cá nhân trải nghiệm sự thấu cảm tương đối cao cho thấy không có sự sút giảm đáng kể về sự sẵn sàng để giúp đỡ trong các điều kiện dễ dàng trốn tránh, biện minh cao hoặc cả hai.

2.  Ít gây hấn hoặc hung hăng. Một lợi ích thứ hai của lòng vị tha gây ra sự thấu cảm là việc ức chế sự gây hấn. Ở mức độ cảm thấy lo lắng thấu cảm với ai đó tạo ra động lực vị tha để duy trì hoặc tăng phúc lợi cho người đó, thì nó nên ngăn chặn mọi xu hướng hung hăng chống đối hoặc làm hại người đó. Hiệu ứng ức chế này đã được chứng minh một cách ấn tượng bởi Harmon-Jones, Vaughn-Scott, Mohr, Sigelman và Harmon-Jones (2004). Họ đã đánh giá ảnh hưởng của sự thấu cảm đối với hoạt động điện não đồ phía trước bên trái (EEG[2]) liên quan đến sự tức giận sau một sự xúc phạm. Theo dự đoán của giả thuyết thấu cảm - vị tha, hoạt động EEG vỏ não trái trước tương đối thường được tăng lên bởi sự xúc phạm và thúc đẩy sự hung hăng (và tăng lên trong điều kiện thấu cảm thấp) bị ức chế trong tình trạng thấu cảm cao.

Lưu ý rằng cảm giác thấu cảm không nên ức chế tất cả các xung lực hung hăng, mà chỉ những cảm giác hướng đến mục tiêu của sự thấu cảm. Thực tế, thật dễ dàng để tưởng tượng sự tức giận và hung hăng do lòng thấu cảm, trong đó sự thấu cảm với Người A dẫn đến sự tức giận và hung hăng đối với Người B, nếu B được coi là mối đe dọa đối với phúc lợi của A.

Nhìn rộng hơn, sự thấu cảm có thể chống lại một hình thức hung hăng đặc biệt tinh vi và quỷ quyệt – đổ lỗi cho các nạn nhân của sự bất công. Trong tác phẩm kinh điển của mình về giả thuyết thế giới công bằng, Melvin Lerner (1980) đã phát hiện ra rằng những người tham gia nghiên cứu có khả năng làm mất lòng một người mà họ cho là nạn nhân vô tội của sự đau khổ. Sự xúc phạm này có lẽ được phục vụ để duy trì niềm tin những người tham gia rằng mọi người có được những gì họ xứng đáng và xứng đáng với những gì họ nhận được. Việc bảo vệ niềm tin trong một thế giới công bằng theo cách này có thể dẫn đến điều mà William Ryan (1971) gọi là đổ lỗi cho nạn nhân. Ryan cho rằng chúng ta có khả năng phản ứng với các nạn nhân của sự phân biệt đối xử và áp bức bất công trong xã hội của chúng ta bằng cách đổ lỗi cho họ một cách vô ý thức. Nếu họ có ít hơn, họ phải ít xứng đáng hơn.

Xúc phạm và đổ lỗi cho nạn nhân là những lựa chọn quá phổ biến để quan tâm đến sự đau khổ của những người khác. Những quá trình này có thể dẫn đến sự chấp nhận thiển cận về hoàn cảnh của những người kém may mắn là chính đáng và đúng đắn. Nhưng lòng vị tha gây ra sự thấu cảm có thể chống lại xu hướng này. Trong một phần tiếp theo quan trọng đối với các thí nghiệm kinh điển của Lerner, Aderman, Brehm và Katz (1974) đã phát hiện ra rằng các hướng dẫn lấy quan điểm được thiết lập để gợi lên sự thấu cảm loại bỏ sự xúc phạm của một nạn nhân vô tội.

3. Tăng cường hợp tác và ân cần trong các tình huống xung đột. Cũng có bằng chứng cho thấy động lực vị tha gây ra sự thấu cảm có thể làm tăng sự hợp tác và ân cần trong các tình huống xung đột. Nghịch lý của những tình huống như vậy là một “tín hữu một lần thử thách tiến thoái lưỡng nan[3]”. Trong tình huống tiến thoái lưỡng nan này, luôn luôn có sự quan tâm cần thiết nhất để “lẫn tránh” (cạnh tranh), bất kể người kia làm gì. Các lý thuyết cho rằng con người chúng ta luôn luôn quan tâm và độc quyền với nhau như lý thuyết trò chơi và lý thuyết về sự lựa chọn hợp lý (giúp hoặc không), dự đoán không có sự hợp tác nào trong một tín hữu thử thách một lần tiến thoái lưỡng nan. Ngược lại, giả thuyết về sự thấu cảm - vị tha dự đoán rằng nếu một người trong tình huống khó xử như vậy bị cảm thấy thấu cảm với người kia, thì người này sẽ trải qua hai động cơ thúc đẩy lòng tự lợi và lòng vị tha sinh ra thấu cảm. Mặc dù lợi ích cá nhân được thỏa mãn tốt nhất bằng cách đào tẩu, thì lòng vị tha được thỏa mãn tốt nhất bằng cách hợp tác. Vì vậy, giả thuyết thấu cảm - vị tha dự đoán rằng sự thấu cảm sẽ dẫn đến tăng cường hợp tác trong tín hữu một lần thử thách tiến thoái lưỡng nan. Batson và Moran (1999) đã báo cáo một thí nghiệm trong đó họ tìm thấy chính xác những kết quả này (cũng xem Batson & Ahmad, 2001; Rumble, van Lange, & park, 2010).

Còn những xung đột trong thế giới thật thì sao? Có thể việc giới thiệu lòng vị tha gây ra sự thấu cảm cũng đáng để theo đuổi ở đó? Stephan và Finlay (1999) đã chỉ ra rằng việc gây ra sự thấu cảm thường là một thành phần rõ ràng của các kỹ thuật được sử dụng trong các hội thảo giải quyết xung đột nhằm giải quyết các xung đột chính trị lâu dài, như giữa người Ả Rập và Israel. Những người tham gia hội thảo được khuyến khích bày tỏ cảm xúc của họ - hy vọng và sợ hãi của họ - và tích cực chấp nhận quan điểm của những người ở phía bên kia của cuộc xung. Những nỗ lực này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cả nhận thức về người khác về nhu cầu và sự nhạy cảm đối với phúc lợi của người khác, điều này sẽ làm tăng mối quan tâm thấu cảm.

4. Cải thiện thái độ và hành động đối với các thành viên của các nhóm bị kỳ thị. Có thể là lòng vị tha gây ra sự thấu cảm có thể được sử dụng để cải thiện thái độ đối với và hành động thay mặt cho các nhóm bị kỳ thị? Có lý do để nghĩ như vậy. Batson, Polycarpou, Harmon-Jones, Imhoff, Mitchener, Bednar, Klein và Highberger (1997) nhận thấy rằng việc gây ra sự thấu cảm cho một thành viên của một nhóm bị kỳ thị có thể cải thiện thái độ đối với toàn nhóm. Hiệu ứng cải thiện thái độ này hiện đã được tìm thấy đối với nhiều nhóm bị kỳ thị, bao gồm người khuyết tật, đồng tính luyến ái, người bị AIDS, người vô gia cư, thậm chí những kẻ giết người bị kết án và những người buôn bán ma túy. Và thái độ được cải thiện có thể, lần lượt, tăng hành động để giúp đỡ nhóm. Nhấn mạnh khả năng ứng dụng rộng rãi của sự thay đổi thái độ do thấu cảm, Shelton và Rogers (1981) nhận thấy rằng việc gây ra sự thấu cảm để giúp bảo tồn cá voi dẫn đến thái độ tích cực hơn được phản ánh trong ý định gia tăng mục tiêu cứu giúp cứu cá voi. Schultz (2000) phát hiện ra rằng sự thấu cảm gây ra cho động vật bị tổn hại do ô nhiễm đã cải thiện thái độ đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên. Berenguer (2007) cũng vậy.

Có những lý do thực tế để sử dụng sự thấu cảm để cải thiện thái độ và hành động thay mặt cho những người thiệt thòi, suy sụp và bị kỳ thị trong xã hội – ít nhất là ban đầu. Bước đầu làm quen sự thấu cảm có thể dễ dàng hơn là việc cố gắng cải thiện thái độ thông qua các phương pháp như tiếp xúc trực tiếp giữa các nhóm. Tiểu thuyết, phim truyện và phim tài liệu cho thấy việc tạo ra sự thấu cảm đối với một thành viên của một nhóm bị kỳ thị là tương đối dễ dàng. Hơn nữa, sự thấu cảm này có thể được gây ra trong các tình huống tốn kém thấp, rủi ro thấp. Thay vì các thỏa thuận phức tạp thường được yêu cầu để tạo ra sự tiếp xúc trực tiếp, hợp tác, cá nhân, thì chúng ta có thể cảm thấy đồng cảm với một thành viên của một nhóm bị kỳ thị khi chúng ta ngồi thoải mái trong nhà riêng của mình. Cuối cùng, kinh nghiệm gây ra sự thấu cảm có thể được kiểm soát để đảm bảo rằng họ tích cực dễ dàng hơn nhiều so với có thể sống, tiếp xúc mặt đối mặt, trực tiếp. Đối với các ví dụ trong thế giới thật về việc gây ra mối quan tâm thấu cảm để cải thiện thái độ đối với một nhóm bị kỳ thị. Để xem xét về phạm vi của các chương trình đã sử dụng sự thấu cảm để cải thiện thái độ như vậy trong môi trường giáo dục, xem Batson và Ahmad (2009).

5. Tự lợi. Chuyển trọng tâm từ người có nhu cầu, lòng vị tha gây ra sự thấu cảm cũng có thể có lợi cho người có động lực vị tha. Các nghiên cứu dài hạn về các tình nguyện viên và nhà cung cấp hỗ trợ xã hội đã ghi nhận sự cải thiện hạnh phúc về tâm lý và thể chất trong số những người giúp đỡ này. Và có bằng chứng cho thấy các tình nguyện viên chăm sóc cá nhân sống lâu hơn những người không tình nguyện, ngay cả sau khi điều chỉnh ảnh hưởng của hệ quả các yếu tố dự đoán khác về tuổi thọ như sức khỏe thể chất và mức độ hoạt động. Điều quan trọng, ảnh hưởng này đến tuổi thọ dường như chỉ giới hạn ở những người tình nguyện vì những lý do định hướng đến người khác chứ không phải định hướng cho tự thân.

Tuy nhiên, tại thời điểm này, những lợi ích sức khỏe do lòng vị tha gây ra sự thấu cảm là không rõ ràng. Thay vào đó, chúng có thể là do sự nâng cao lòng tự trọng mà sự tình nguyện cung cấp, hoặc do những cảm giác hoàn thành và năng lực. Và ngay cả khi những lợi ích là do lòng vị tha gây ra sự thấu cảm, thì một sự thận trọng thì hóa ra: Theo đuổi có chủ ý những lợi ích sức khỏe này có thể sẽ phải chịu thất bại. Sử dụng lòng vị tha gây ra sự thấu cảm như một cách để đạt đến mục đích cuối cùng tự lợi để đạt được nhiều ý nghĩa hơn và sức khỏe tốt hơn liên hệ đến một mâu thuẫn logic và tâm lý. Ngay khi lợi ích cho người khác trở thành một công cụ để đạt được lợi ích bản thân, động lực không còn là lòng vị tha.

Trách Nhiệm của Lòng Vị Tha Gây Ra Sự Đồng Cảm

Không phải tất cả ý nghĩa thực tế của giả thuyết đồng cảm - vị tha là tích cực. Cùng với những lợi ích được mô tả,thì lòng vị tha gây ra sự đồng cảm có một số trách nhiệm nghiêm trọng.

1. Nó có thể gây hại. Động lực vị tha có khả năng nguy hiểm. Như các nhà sinh vật học tiến hóa đã chỉ ra từ lâu (ví dụ, Dawkins, 1976), lòng vị tha có thể khiến chúng ta phải chịu tổn thất về thời gian và tiền bạc, thậm chí mất mạng. Khi Lenny Skutnik, 28 tuổi, được hỏi tại sao anh ta bơi xuống sông Potomac đầy băng để giải cứu một nạn nhân bị tai nạn máy bay chết đuối, anh ta nói, “tôi chỉ làm những gì tôi phải làm.” Khi những người đầu tiên đáp ứng tại Trung tâm Thương mại Thế giới vào ngày 11 tháng 9 bị thúc đẩy về phía trước để giúp đỡ những người dân bị mắc kẹt bất chấp ngọn lửa, khí độc và những nguy hiểm rõ ràng khác, nhiều người đã chết. Tôi không thể nói mức độ nào những hành động anh hùng này được thúc đẩy bởi lòng vị tha gây ra sự thấu cảm, nhưng tôi có thể nói rằng bất cứ điều gì thúc đẩy họ cũng đưa các người hành động trong một cách tổn hại trực tiếp.

Không chỉ lòng vị tha gây ra sự thấu cảm có thể gây hại cho người có động lực vị tha, mà nó cũng có thể làm tổn thương mục tiêu. Balzac, một trong những nhà quan sát sắc sảo nhất về tình trạng con người của chúng ta, đã mô tả một cách sinh động sự trớ trêu này trong cuốn tiểu thuyết kinh điển Lão Goriot (Père Goriot, Balzac, 1834/1962). Tình thương vị tha của Goriot đã làm hư con gái của ông ta, đẩy họ ra khỏi ông ta, và cuối cùng đã tàn phá cả họ và ông ta. Thông điệp chủ đạo của Balzac: Lòng vị tha có thể là một phần của bản chất con người, nhưng giống như sự gây hấn, nó phải được gìn giữ cẩn thận để kiểm tra xem nó có phá hoại không. Graham Hancock đã đưa ra một điểm tương tự trong bản cáo trạng nghiêm trọng của ông về các chương trình viện trợ quốc tế trong tác phẩm những Lãnh Chúa của Nghèo Khó (Lords of Poverty - 1989).

Ngay cả khi giúp đỡ rõ ràng là thích hợp, nhưng đôi khi lòng vị tha gây ra sự thấu cảm có thể làm cho vấn đề tồi tệ hơn. Điều này đặc biệt đúng khi sự giúp đỡ hiệu quả đòi hỏi một sự tinh tế. Hãy nghĩ về các bác sĩ phẫu thuật: Không phải là ngẫu nhiên, nhà nghiên cứu sinh lý thần kinh Paul MacLean (1967) cho rằng các bác sĩ phẫu thuật nên bị cấm giải phẫu đối với người thân. Khi giải phẫu trên một chị em gái chứ không phải là một người xa lạ, cảm giác quan tâm sâu sắc và mong muốn băn khoăn để giảm bớt nỗi đau của người ấy có thể khiến một bàn tay bình thường vững vàng phải run rẩy.

2. Nó có thể dẫn đến chủ nghĩa gia trưởng. Như đã thảo luận trước đó, giải thích hợp lý nhất về nguồn gốc tiến hóa của động lực vị tha gây ra sự thấu cảm là nó phản ánh khái quát hóa nhận thức về sự nuôi dưỡng của cha mẹ. Nếu đúng, giải thích này cho thấy một trách nhiệm tiềm tàng nghiêm trọng. Nó gợi ý rằng những người cảm thấy lo lắng về sự thấu cảm được hiểu một cách ẩn dụ là như trẻ con - phụ thuộc, dễ bị tổn thương và cần được chăm sóc, ít nhất là về khả năng giải quyết nhu cầu của họ. Phù hợp với khả năng này, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chúng ta cảm thấy mối quan tâm thấu cảm lớn hơn đối với những người lớn có khuôn mặt trẻ con và dễ bị tổn thương hơn.

Đôi khi, để được coi là phụ thuộc, dễ bị tổn thương và cần được chăm sóc không đặt ra vấn đề gì. Hầu hết chúng ta vui vẻ làm theo chuyên môn của các bác sĩ, cảnh sát, lính cứu hỏa và thợ máy khi chúng ta cần sự giúp đỡ của họ. Nhưng vào thời điểm khác, hậu quả có thể là bi thảm. Giáo viên và gia sư có thể, ngoài mối quan tâm thật sự, không cho phép học sinh phát triển khả năng và sự tự tin để tự giải quyết vấn đề. Thay vào đó, họ có thể thúc đẩy sự phụ thuộc không cần thiết, lòng tự trọng thấp và giảm ý thức về hiệu quả. Chuyên gia vật lý trị liệu, bác sĩ, y tá, bạn bè và thành viên gia đình có thể làm điều tương tự cho bệnh nhân bị khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần. Vì vậy, nhân viên xã hội có thể cố gắng chăm sóc người nghèo và hoàn cảnh khó khăn. Để thấy ai đó có nhu cầu như lệ thuộc và dễ bị tổn thương có thể dẫn đến một phản ứng kéo dài nếu không nói là làm trầm trọng thêm vấn đề. Nó có thể tạo ra chủ nghĩa gia trưởng.

Nuôi dạy con hiệu quả đòi hỏi sự nhạy cảm về thời điểm can thiệp và khi nào nên lùi lại, cũng như về cách cấu trúc môi trường trẻ con để khuyến khích sự phối hợp, tự tin và độc lập. Trợ giúp hiệu quả đòi hỏi nhiều như nhau (Fisher, Nadler, & DePaulo, 1983). Hãy nhớ lại câu ngạn ngữ về việc dạy người đói câu cá hơn là cho họ cá.

3. Không phải tất cả các nhu cầu đều gợi lên lòng vị tha gây ra sự thấu cảm. Nhiều vấn đề xã hội cấp bách mà chúng ta gặp phải ngày nay không liên quan đến nhu cầu cá nhân thuộc loại có khả năng gợi lên mối quan tâm thấu cảm. Mối quan tâm như vậy được cảm nhận cho các cá nhân, nhưng nhiều vấn đề là toàn cầu. Hãy nghĩ về việc bảo vệ môi trường, giải trừ hạt nhân và kiểm soát dân số. Những vấn đề này không gặp phải như nhu cầu cá nhân; chúng rộng hơn và trừu tượng hơn. Thật khó nếu không thể không cảm thấy thấu cảm với một khái niệm trừu tượng như môi trường, dân số thế giới hay hành tinh mặc dù việc cá nhân hóa các ẩn dụ như Mẹ Trái đất có thể khiến chúng ta đi theo hướng đó.

Không chỉ khó khơi gợi sự thấu cảm đối với những nhu cầu toàn cầu cấp bách này, mà nhiều vấn đề không thể được giải quyết một cách hiệu quả với phản ứng giúp đỡ cá nhân. Chúng phải được giải quyết trong các vũ đài chính trị và thông qua các cấu trúc thể chế và quan trường. Quá trình dài và chậm. Nó không phải là một quá trình mà các động cơ dựa trên cảm xúc, bao gồm lòng vị tha gây ra sự thấu cảm, có khả năng rất hiệu quả (Hardin, 1977). Giống như những cảm xúc khác, mối quan tâm thấu cảm giảm dần theo thời gian.

Sức chịu đựng hạn chế của sự thấu cảm cũng có thể làm giảm khả năng thúc đẩy các nỗ lực giúp đỡ bền vững thường được yêu cầu đối với các tình nguyện viên hành động vì cộng đồng. Lòng vị tha gây ra sự thấu cảm có thể có hiệu quả trong việc khởi xướng hành động tình nguyện, nhưng các động cơ khác có thể cần phải tiếp nhận nếu một tình nguyện viên tiếp tục trường kỳ.

4. Nó có thể dẫn đến việc lẫn tránh thấu cảm. Điều gì xảy ra nếu bạn không muốn có động lực vị tha? Rốt cuộc, động lực vị tha có thể khiến bạn phải trả giá. Nó có thể khiến bạn dành thời gian, tiền bạc và năng lượng nhân danh người khác. Tỉnh thức rằng sự thấu cảm tạo ra lòng vị tha có thể khơi dậy một động lực vị kỷ để tránh cảm giác lo lắng thấu cảm và kết quả là động lực vị tha. Shaw, Batson và Todd (1994) đã cung cấp bằng chứng cho thấy động cơ tránh sự thấu cảm này có khả năng phát sinh khi bạn tỉnh thức trước khi tiếp xúc với một người có nhu cầu  rằng (a) bạn sẽ được yêu cầu giúp đỡ người này và (b) ) việc giúp đỡ sẽ rất tốn kém. Việc tránh sự thấu cảm có thể được khơi dậy, ví dụ, khi bạn nhìn thấy một người vô gia cư trên đường, hoặc nghe về hoàn cảnh của người tị nạn, hoặc xem đoạn phim tin tức về sự tàn phá của nạn đói. Nó có thể dẫn bạn băng qua đường, đóng lỗ tai, thay đổi làn sóng.

Tránh sự thấu cảm cũng có thể là một yếu tố trong kinh nghiệm của việc kiệt sức trong số những người làm việc trong các ngành nghề giúp đỡ. Nhưng các điều kiện để tránh sự thấu cảm trong việc giúp đỡ chuyên nghiệp dường như không phải là những điều được chỉ định bởi Shaw et al. (1994). Trong các chuyên gia, việc tránh sự thấu cảm có nhiều khả năng xuất phát từ việc không thể nhận thức được việc cung cấp trợ giúp hiệu quả hơn là từ chi phí nhận được của sự giúp đỡ. Nhận thức được rằng nguồn lực hạn chế (ví dụ, quá ít thời gian) hoặc sự khó hiểu của nhu cầu (ví dụ, bệnh nan y) khiến cho sự giúp đỡ hiệu quả là không thể, một số bác sĩ, y tá chăm sóc mãn tính, nhà trị liệu, nhân viên tư vấn và nhân viên phúc lợi có thể cố gắng tránh cảm giác thấu cảm để tránh sự thất vọng của động lực vị tha bị cản trở. Họ có thể biến bệnh nhân hoặc thân chủ của họ thành đối tượng chứ không phải người và đối xử với họ như vậy. Theo thời gian, những người trợ giúp chuyên nghiệp khác có thể thấy rằng khả năng cảm thấy sự quan tâm thấu cảm của họ đã cạn kiệt, dẫn đến cái được gọi là sự mệt mỏi của lòng bi mẫn. Có những giới hạn về mức độ thường xuyên người ta có thể rút ra từ cảm xúc tốt lành như thế nào.

Tránh sự thấu cảm cũng có thể xảy ra để đáp lại sự đau khổ của các thành viên phe đối nghịch trong các cuộc xung đột giữa các nhóm. Cho dù phe đối nghịch là một đội thể thao đối thủ hay một quốc gia, bộ lạc hoặc dân tộc, sự đau khổ của họ có thể thích hợp hơn để tạo ra sự sung sướng trên đau khổ của kẻ khác niềm vui vẻ độc áchơn là mối quan tâm thấu cảm.

Tránh sự đồng cảm thậm chí có thể đã đóng một vai trò quan trọng, lạnh lùng trong vụ thảm sát người Do Thái (holocaust.) Rudolf Hoess, chỉ huy của Auschwitz, báo cáo rằng ông đã “kìm nén mọi cảm xúc ngây dại hơn” để thực hiện nhiệm vụ của mình: tiêu diệt 2,9 triệu người một cách có hệ thống.

5. Nó có thể tạo ra hành động vô đạo đức. Có lẽ ý nghĩa đáng ngạc nhiên nhất của giả thuyết thấu cảm - vị tha là chủ nghĩa vị tha gây ra sự thấu cảm có thể dẫn đến hành động vô đạo đức. Hàm ý này là đáng ngạc nhiên vì nhiều người đánh đồng lòng vị tha với đạo đức. Giả thuyết thấu cảm - vị tha thì không.

Tất nhiên, thông thường, lòng vị tha gây ra sự thấu cảm tạo ra hành động được đánh giá là đạo đức vì khi nó dẫn chúng ta đến giúp đỡ người nghèo hoặc an ủi người bệnh nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Batson, Klein, Highberger và Shaw (1995) phát hiện ra rằng động lực vị tha do sự thấu cảm cũng có thể khiến mọi người dành sự đối xử ưu tiên cho một người mà họ cảm thấy thấu cảm trong khi vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức của chính họ về vô tư. Dường như, sự vị kỷ, lòng vị tha và động lực đạo đức là ba dạng động lực riêng biệt, mỗi dạng có thể xung đột với nhau.

Rộng hơn, có bằng chứng cho thấy lòng vị tha gây ra sự thấu cảm có thể dẫn đến một phần trong các quyết định của chúng ta vì một xã hội về những người trong số nhiều người cần sẽ nhận được sự giúp đỡ của chúng ta. Cách đây vài thập niên, nhà viết tiểu luận của tạp chí Time, Walter Isaacson (1992) đã bình luận về tác phẩm “ăn ảnh” tai họa. Ông nêu ra khả năng quyết định can thiệp vào Somalia nhưng không phải Sudan xảy ra vì những đau khổ ở Somalia tỏ ra tác động hơn, ăn ảnh hơn. Họ gợi lên mối quan tâm thấu cảm và động lực vị tha theo cách mà những người ở Sudan không làm được. Isaacson phản ánh: Những vụ bùng nổ lòng bi mẫn ngẫu nhiên bị kích động bởi những bức ảnh hấp dẫn có thể là cơ sở phù hợp cho các hoạt động của tổ chức từ thiện Christmas, nhưng chúng có phải là nền tảng thích hợp cho một chính sách đối ngoại không?

6. Nó có thể làm suy yếu lợi ích chung. Không chỉ giả thuyết về sự thấu cảm - vị tha dự đoán rằng lòng vị tha do sự thấu cảm có thể dẫn đến hành động vô đạo đức, mà còn có thể khiến chúng ta hành động chống lại lợi ích chung trong một tình huống xã hội khó xử. Một vấn đề xã hội nan giải phát sinh khi ba điều kiện cùng xảy ra:

1.     Mọi người có quyền lựa chọn cách phân bổ nguồn lực khan hiếm của họ (thời gian, tiền bạc, năng lượng) như thế nào.
2.     Bất kể những gì người khác làm, phân bổ tài lực cho nhóm là tốt nhất cho toàn bộ nhóm, nhưng phân bổ cho một cá nhân (bản thân hoặc thành viên nhóm khác) là tốt nhất cho cá nhân đó.
3.     Nếu tất cả các phân bổ là để phân tách các cá nhân, mỗi cá nhân sẽ tồi tệ hơn nếu tất cả các phân bổ tới nhóm.

Trong xã hội hiện đại, tình trạng khó xử xã hội rất nhiều. Chúng bao gồm tái chế, đi chung xe, giảm ô nhiễm, bỏ phiếu, nộp thuế, đóng góp cho truyền hình công cộng hoặc nhạc giao hưởng địa phương — kể tên cho một số ít.

Được dẫn dắt bởi giả định về chủ nghĩa vị kỷ phổ quát làm nền tảng cho lý thuyết ý đồ, người ta thường cho rằng, trong tình huống xã hội khó xử, cá nhân duy nhất chúng ta sẽ phân bổ nguồn lực khan hiếm là chính chúng ta. Nhưng giả thuyết thấu cảm - vị tha dự đoán rằng nếu bạn cảm thấy lo lắng thấu cảm cho một thành viên khác trong nhóm, bạn sẽ có động lực vị tha để mang lại lợi ích cho người đó. Vì vậy, nếu bạn có thể phân bổ nguồn lực cho người ấy, thì thay vì hai động cơ theo truyền thống được cho là xung đột trong một tình huống khó xử xã hội — tự lợi và lợi ích chung ba động cơ đang diễn ra. Nếu, cùng với chủ nghĩa vị kỷ (tư lợi), động lực vị tha mạnh hơn mong muốn thúc đẩy lợi ích chung, thì thứ sau sẽ phải đau khổ.

Động cơ lòng vị tha gây ra sự đồng cảm phát sinh trong tình huống khó xử xã hội trong thế giới thật thường như thế nào? Thật khó để nghĩ về một trường hợp mà chúng không. Chúng phát sinh mỗi khi chúng ta cố gắng quyết định nên dành thời gian hay tiền bạc của mình để mang lại lợi ích cho bản thân, cộng đồng hoặc một cá nhân khác về người mà chúng ta đặc biệt quan tâm. Tôi có thể từ chối tham gia vào một dự án dọn dẹp khu phố vào thứ Bảy, không phải vì tôi muốn chơi gôn, mà vì con trai tôi muốn tôi đưa nó đi xem phim. Những kẻ săn bắt có thể làm tuyệt chủng cá voi và người làm gỗ đốn cây — không phải vì lòng tham cá nhân mà là để cung cấp cho gia đình của họ.

Phù hợp với dự đoán thấu cảm - vị tha này, Batson, Batson, Todd, Brummett, Shaw và Aldeguer (1995) phát hiện ra rằng những người tham gia nghiên cứu đặt vào tình huống khó xử xã hội đã phân bổ một số nguồn lực của họ cho một người mà họ cảm thấy thấu cảm, làm giảm sự thu nhập tài lực của tập thể. Và Oceja, Heerdink, Stocks, Ambrona, López-Pérez và Salgado (2014) nhận thấy rằng, nếu có lý do để tin rằng các cá nhân khác trong nhóm có nhu cầu tương tự như nhu cầu gây ra sự đồng cảm, thì các nguồn lực cũng có thể được phân bổ cho họ.

Làm nổi bật một tình huống trong đó lòng vị tha gây ra sự thấu cảm đặt ra một mối đe dọa thậm chí còn lớn hơn đối với lợi ích chung so với việc tự ái, Batson, Ahmad, Yin, Bedell, Johnson, Templin và Whiteside (1999) nhận thấy rằng khi quyết định phân bổ là công khai, lòng vị tha gây ra sự thấu cảm làm giảm lợi ích chung nhiều hơn là lợi ích cá nhân. Tại sao điều này là như vậy? Có những chuẩn mực xã hội rõ ràng và các biện pháp trừng phạt chống lại việc theo đuổi lợi ích cá nhân của chúng ta với tiêu phí cho những gì tốt nhất cho tất cả: ích kỷtham lam là những biểu tượng chua cay (Kerr, 1995). Các tiêu chuẩn và các biện pháp trừng phạt chống lại việc thể hiện sự quan tâm đối với một người khác, mối quan tâm của bạn, ngay cả khi làm như vậy làm giảm đi lợi ích chung thì không rõ ràng lắm. Làm thế nào để những người săn cá voi và người đốn cây đứng trước sự phản đối của công chúng về sự cạn kiệt quá mức của tài nguyên thiên nhiên? Nó rất dễ dàng. Họ không sử dụng những tài nguyên này cho bản thân mà để chăm sóc gia đình.
Nếu lòng vị tha đặt ra một mối đe dọa như vậy đối với lợi ích chung, tại sao không có các biện pháp trừng phạt xã hội chống lại lòng vị tha như những người chống lại chủ nghĩa vị kỷ? Có lẽ đó là do xã hội đưa ra một hoặc cả hai giả định: “chủ nghĩa vị tha luôn tốt,” hay  “chủ nghĩa vị tha yếu đuối.” Nghiên cứu về sự thấu cảm - vị tha cung cấp bằng chứng cho thấy mỗi giả định này đều sai.

Ý NGHĨA ĐỐI VỚI KHOA HỌC BI MẪN

Để kết thúc, hãy để tôi đề nghị ngắn gọn một số ý nghĩa của nghiên cứu thấu cảm - vị tha cho nội dung và tiến hành của khoa học bi mẫn.

Nội Dung Của Khoa Học Bi Mẫn

Liên quan đến nội dung, tôi sẽ chỉ tập trung vào một câu hỏi: Có thể rèn luyện từ bi dựa trên các thực hành thiền của Phật giáo Tây Tạng để mở rộng các lợi ích và hạn chế những trách nhiệm của lòng vị tha gây ra sự đồng cảm không? Có lý do để nghĩ rằng nó có thể.

Thực hành được gọi là thiền từ ái dường như được thành lập để mở rộng phạm vi của những người khác mà thiền giả mong muốn sức khỏe, hạnh phúc và cát tường, đó là phạm vi của những người khác mà phúc lợi thực chất được coi trọng. Kế hoạch là bắt đầu với tình thương của chúng ta dành cho người khác được chăm sóc nội tâm (ví dụ: mẹ của chúng ta), sau đó dần dần mở rộng vòng tròn chăm sóc để bao gồm người quen, người lạ, tất cả con người (thậm chí là kẻ thù) và cuối cùng là tất cả chúng sinh. Nếu, như tôi đã đề xuất, việc định giá nội tại phúc lợi của người khác là một trong hai tiền đề cần thiết của lòng vị tha gây ra sự thấu cảm, thì sự thực hành này sẽ làm tăng phạm vi của những mục tiêu mà người hành thiền cảm thấy quan tâm thấu cảm khi mục tiêu đó là cần. Điều này sẽ, đến lượt nó, tạo ra động lực vị tha để có nhu cầu được giải quyết. Và vì vậy, hành thiền này nên chiến đấu với các trách nhiệm của lòng vị tha gây ra sự thấu cảm nảy sinh từ một phần tự nhiên của nó; cụ thể là, khả năng cao hơn là nó có kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu của gia đình, bạn bè và các thành viên trong nhóm.

Thiền bi mẫn dường như được đặt ra để mở rộng sự nhạy cảm của thiền giả đối với nhu cầu của nhiều người khác bằng cách tăng sự sẵn sàng nhận thấy, hiểu biết và cảm nhận về sự đau khổ của họ. Một lần nữa, kế hoạch là bắt đầu bằng cách tập trung vào nhu cầu của những người gần gũi và lòng bi mẫn mà chúng ta cảm thấy tự nhiên đối với họ, sau đó mở rộng phản ứng này đến một vòng phạm vi rộng lớn của những người khác mà cuối cùng bao gồm tất cả chúng sinh. Nếu thành công, thiền bi mẫn sẽ tăng phạm vi những mục tiêu của những người cần mà chúng ta nhận thức. Nó cũng nên làm tăng tính chính xác của nhận thức đó. Và nếu nhận thức về người khác có nhu cầu là tiền đề cần thiết của động lực vị tha gây ra sự thấu cảm, thì sự thực hành này nên tăng động lực đó bằng cách đấu tranh với ba trách nhiệm của chủ nghĩa vị tha do sự thấu cảm xuất hiện một cách tự nhiên gợi lên sự quan tâm thấu cảm và tránh sự thấu cảm.

Nếu hai hình thức thiền liên quan chặc chẽ này có tác dụng gợi ý, kết quả của việc kết hợp chúng nên là sự mở rộng mối quan tâm thấu cảm và động lực vị tha do sự thấu cảm vượt ra ngoài giới hạn thông thường của nó. Chúng ta sẽ thấy sự gia tăng rõ ràng trong phạm vi các mục tiêu mà người ta cảm thấy sự quan tâm thấu cảm, điều này sẽ làm tăng chiều rộng và sức mạnh của động lực vị tha, từ đó tạo ra phản ứng hành vi nhạy cảm hơn với các mục tiêu của nhu cầu. Những thực hành thiền tập  này sẽ đưa chúng ta vượt ra khỏi trạng thái động lực gây ra sự thấu cảm của giả thuyết thấu cảm - vị tha đến một điểm mà lòng vị tha trở thành một khía cạnh lan tỏa của tính cách — một đặc điểm. Chúng ta nên xem những gì Matthieu Ricard gọi là một khuynh hướng vị tha, trong đó lòng vị tha trở thành “một cung cách hiện hữu.” Dòng suy nghĩ này, mà Ricard xây dựng, dẫn đến một giả thuyết nghiên cứu mới: sự mở rộng của giả thuyết vị tha gây ra sự thấu cảm.

Giả thuyết mở rộng này có đúng không? Có phải sự thực hành các hình thức thiền này trong thực tế có tạo ra các hiệu ứng giả thuyết không? Giống như giả thuyết thấu cảm - vị tha, giả thuyết mở rộng là theo kinh nghiệm mặc dù nó cũng tập trung vào các quá trình tâm lý bên trong rất khó để ước định — các nhận thức, các giá trị, cảm xúc và động cơ. Có nhiều giai thoại, truyền thuyết, báo cáo cũ và lời chứng thực ấn tượng liên quan đến việc trau dồi và mở rộng lòng vị tha như là kết quả của thiền tập. Nhưng, như với lòng vị tha xảy ra tự nhiên, những giải thích như vậy không thể được coi là bằng chứng khoa học. Chúng chỉ gợi ý.

Trong những năm gần đây, các nghiên cứu đã vượt xa những lời giải thích này để tích lũy một bằng chứng thực nghiệm liên hệ nào đó – những sự bắt đầu của khoa học hành vi của lòng bi mẫn. Thí dụ, có những báo cáo rằng thiền từ ái có thể (a) gia tăng những cảm nhận tích cực đối với một người lạ cùng giới tính và (b) giảm sự thành kiến ngấm ngầm trong nhóm chống lại những người vô gia cư và da den. Và có những báo cáo rằng việc rèn luyện thiền từ ái có thể (a) gia tăng ý chí với cái giá mắc nợ tiền bạc để buộc một người quyết định không công bằng trong một trò chơi độc tài đền bù cho người nhận, và (b) có lẽ việc gia tăng ý chí để dành cho người khác một chỗ ngồi trong phòng chờ đợi của phòng thí nghiệm nghiên cứu cho một người phụ nữ chống nạn mà không cần phải yêu cầu.

Nhưng, mặc dù đáng khích lệ, nghiên cứu thực nghiệm cho đến nay không cung cấp câu trả lời thuyết phục cho câu hỏi liệu thực hành thiền có mở rộng mối quan tâm thấu cảm và động lực vị tha gây ra sự thấu cảm theo những cách được dự đoán bởi giả thuyết mở rộng. Các thẩm tra thực nghiệm tốt hơn là cần thiết, những thử nghiệm vượt ra ngoài thử nghiệm liệu thực hành thiền có làm tăng hành vi giúp đỡ hay không. Giống như giả thuyết thấu cảm - vị tha, giả thuyết mở rộng không chỉ đơn giản là tăng cường giúp đỡ. Đó là về cảm xúc thấu cảm và động lực vị tha, và đặc biệt là về việc mở rộng những thứ vượt ra ngoài phạm vi bình thường của chúng.

Làm thế nào chúng ta có thể có được cuộc thẩm tra tốt hơn về giả thuyết mở rộng? Câu hỏi này hướng chúng ta đến những tác động của nghiên cứu về sự thấu cảm - lòng vị tha đối với việc tiến hành nghiên cứu trong khoa học bi mẫn.

Cách Ứng Xử của Khoa Học Bi Mẫn

Nghiên cứu về sự thấu cảm - lòng vị tha nêu bật hai nguyên tắc mà các nhà nghiên cứu khoa học từ bi có thể muốn tuân theo.

Đầu tiên, điều quan trọng là phải đánh giá kết quả dự đoán càng trực tiếp càng tốt. Nếu chúng ta dự đoán ảnh hưởng của thực hành thiền đối với nhận thức về nhu cầu, hoặc đánh giá phúc lợi của người khác, hay mối quan tâm thấu cảm, hay nhất là đối với động lực vị tha, chúng ta cần đánh giá những tác động đó hơn là một thứ khác, chẳng hạn như giúp đỡ. Để đánh giá hành vi giúp đỡ trong một tình huống duy nhất cho chúng ta biết rất ít về bản chất của các giá trị, cảm xúc và động cơ cơ bản. Động lực có thể là vị kỷ, vị tha, cả hai hoặc không. Chỉ bằng cách đánh giá mô hình trợ giúp qua các tình huống được tạo ra để thay đổi theo cách cho phép chúng ta phân biệt các khả năng động lực thay thế, chúng ta mới có thể rút ra những suy luận có ý nghĩa về động lực. Ngay cả các biện pháp sinh lý thần kinh tinh vi cũng không cung cấp thông tin rõ ràng về bản chất của một người về động lực hay cảm xúc. Ít nhất cho đến nay, các biện pháp hình ảnh thần kinh chỉ cho thấy rằng một số động lực hoặc cảm xúc hiện tại, không phải là . Nguyên tắc đầu tiên này có thể được tóm tắt như sau: Chúng ta cần thẩm tra dự đoán của mình, không phải những sự ủy quyền.

Thứ hai, khi chúng ta tìm thấy dữ liệu hỗ trợ, chúng ta cần tìm kiếm và thẩm tra các giải thích trái ngược cho các dữ liệu này. Các giải thích trái ngược nên bao gồm cả những phương pháp luận (ví dụ, các tín hiệu tinh tế đối với hành vi phù hợp) và lý thuyết (ví dụ, một mong muốn vị kỷ cho các thiền giả nhìn nhận tự thân, hoặc được người khác nhìn thấy, như lòng vị tha). Nhu cầu này đặc biệt cấp bách khi, rất có thể trong khoa học bi mẫn, nhà nghiên cứu đang hy vọng giả thuyết của mình là đúng. Hy vọng như vậy tạo ra áp lực mạnh mẽ đối với một sự thừa nhận thiên vị, hướng tới nhà nghiên cứu, tìm kiếm dữ liệu phù hợp với giả thuyết và dừng lại ở đó. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải đi thêm hai bước nữa: (1) Chúng ta cần tích cực theo đuổi những giải thích trái ngược có lý cho kết quả của mình; và (2) chúng ta cần thiết lập các nghiên cứu cho phép các giả thuyết ấp ủ của chúng ta, bao gồm cả giả thuyết mở rộng, cho thấy chúng đã sai nếu có. Nguyên tắc này có thể được tóm tắt như vậy: Chúng ta cần kiểm tra cho việc phản đối, chứ không phải xác nhận.

Chỉ khi làm theo hai nguyên tắc này, chúng ta mới có khả năng tạo ra một khoa học về lòng bi mẫn vượt ra ngoài việc thuyết giảng dạy cho đội hợp xướng, đó là một khoa học có thể nói lên sự hoài nghi cũng như đối với những người đã bị thuyết phục về sức mạnh của việc hành thiền và các hình thức của rèn luyện lòng bi mẫn để mở rộng phạm vi của lòng vị tha gây ra sự thấu cảm.

*
Ẩn Tâm Lộ, Thursday, May 14, 2020
Trích từ quyển Trích từ quyển The Oxford Handbook of Compassion Science






[1] Wesley Autrey là một công nhân xây dựng ở thành phố New York và là cựu chiến binh Hải quân, năm 2007 đã được công nhận quốc tế sau khi anh ta cứu Cameron Hollopeter, một sinh viên điện ảnh bị tai biến và rơi xuống đường rầy, vì bị xe điện ngầm của thành phố New York đụng phải. 
[2] Electroencephalographic (EEG)
[3] Song đề tù nhân: Prisoner’s Dilemma

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2020

CON ĐƯỜNG SÂU VÀ CON ĐƯỜNG RỘNG



CON ĐƯỜNG SÂU VÀ CON ĐƯỜNG RỘNG

Nguyên tác: The Deep Path and the Wide
Tác giả: Daniel Goleman và Richard J. Davidson
Chuyển ngữ: Quảng Cơ / Tuệ Uyển nhuận sắc / Monday, April 27, 2020

*

Một buổi sáng mùa thu, Steve Z, một trung tá làm việc ở Lầu Năm Góc, nghe một “tiếng động lớn, kinh khiếp,” ngay lập tức ông bị bao phủ trong các mảnh vỡ khi trần nhà bị sập xuống, và làm ông ta bất tỉnh. Đó là ngày 11 tháng 9 năm 2001 khi một chiếc máy bay chở khách đã đâm sầm vào tòa nhà lớn, rất gần văn phòng của Steve.

Những mảnh vỡ chôn vùi Steve đã cứu mạng ông khi thân chiếc máy bay nổ tung, một quả cầu lửa bùng cháy khắp văn phòng. Mặc dù bị chấn động, Steve đã trở lại làm việc bốn ngày sau đó, nổ lực qua những đêm háo hức, từ 6 giờ tối. đến 6 giờ sáng, vì đó là những giờ ban ngày ở Afghanistan. Ngay sau đó, ông tình nguyện một năm ở Iraq.

“Một cách chính yếu tôi đến Iraq vì tôi không thể đi bộ xung quanh Trung tâm thương mại mà không bị thôi miên, thận trọng với cách mọi người nhìn tôi, hoàn toàn cảnh giác,” ông Steve Steve nhớ lại. “Tôi không thể bước lên thang máy, tôi cảm thấy bị kẹt trong xe trên đường đông đúc.”

Triệu chứng của ông là rối loạn căng thẳng hậu chấn thương cổ điển. Rồi đi đến ngày ông nhận ra ông không thể tự mình xử trí việc này. Steve cuối cùng đi đến một nhà trị liệu tâm lý mà anh vẫn thường gặp. Bà dẫn anh, rất nhẹ nhàng, để cố gắng chánh niệm.

Chánh niệm, ông nhớ lại, “đã cho tôi một vài thứ tôi có thể làm, giúp cảm thấy an tĩnh hơn, bớt căng thẳng hơn, không quá náo động.” Khi ông ta thực tập nhiều hơn, thêm sự yêu thương, các triệu chứng hậu chấn tâm lý (PTSD[1]) của ông ta dần trở nên ít thường xuyên hơn, ít dữ dội hơn. Mặc dù sự cáu kỉnh và bồn chồn của ông vẫn xảy đến, nhưng ông có thể thấy chúng đến.

Những câu chuyện như Steve đưa ra những tin tức đáng khích lệ về thiền định. Chúng tôi đã là những người hành thiền trong suốt cuộc đời trưởng thành của mình, và cũng như Steve, chúng tôi tự biết rằng việc thực hành có vô số lợi ích.

Nhưng nền tảng khoa học của chúng ta cũng cho chúng tôi tạm dừng. Không phải tất cả mọi thứ hướng đến thiền tập đều mầu nhiệm thật sự đứng vững trước những sự thẩm tra nghiêm ngặt. Và vì vậy, chúng tôi đã bắt đầu hướng tới để làm rõ những gì có kết quả và những gì không.

Một số điều bạn biết về thiền tập có thể sai. Nhưng những gì là đúng về thiền tập bạn có thể không biết.

Hãy lấy câu chuyện của Steve. Câu chuyện đã được lặp đi lặp lại trong các biến thể vô tận bởi vô số người khác, những người tuyên bố đã tìm thấy sự thư thái trong các phương pháp thiền định như chánh niệm, không chỉ từ hậu chấn tâm lý (PTSD) mà từ hầu như toàn bộ các rối loạn cảm xúc.

Tuy nhiên, chánh niệm, một phần của truyền thống thiền tập cổ xưa, không nhằm mục đích chữa bệnh như vậy; phương pháp này chỉ mới gần đây được điều chỉnh cho những hình thức hiện đại của chúng ta về tác động làm dịu. Mục đích ban đầu, được bao trùm trong một số phạm vi cho đến ngày nay, thì tập trung vào một cuộc khám phá sâu sắc về tâm thức hướng tới một sự thay đổi sâu sắc về chính bản thể chúng ta.

Mặt khác, các ứng dụng thực tiển của thiền – như chánh niệm đã giúp Steve phục hồi sau chấn thương – tác động rộng rãi nhưng không đi quá sâu. Bởi vì cách tiếp cận rộng rãi này có thể thâm nhập dễ dàng, nên nhiều người đã tìm ra phương cách để bao gồm ít nhất một chút thiền trong đời sống của họ.

Sau đó, có hai con đường: sâu và rộng. Hai con đường đó thường bị nhầm lẫn với nhau, mặc dù chúng khác nhau rất nhiều.

Chúng ta thấy con đường sâu được thể hiện ở hai cấp độ: ở dạng thuần túy, ví dụ, trong truyền thống của Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) như được thực hành ở Đông Nam Á, hoặc trong các yogi Tây Tạng (những người chúng ta sẽ thấy một số dữ liệu đáng chú ý trong chương mười một, một “bộ não của yogi” (hành giả du già). Chúng tôi sẽ gọi đây là loại thực hành Cấp 1 chuyên sâu nhất.

Ở Cấp độ 2, những truyền thống này đã được loại bỏ khỏi một phần của lối sống tu sĩ hay yogi, ví dụ như tập thể và thích nghi với các hình thức hợp lý hơn đối với phương Tây. Ở Cấp độ 2, thiền tập xuất hiện trong các hình thức bỏ lại phía sau các thành phần của nguồn gốc châu Á vốn có thể không khiến hành trình xuyên văn hóa trở nên dễ dàng như vậy.

Sau đó là những cách tiếp cận rộng. Ở Cấp độ 3, một loại bỏ tiếp tục đưa những thực hành thiền định tương tự ra khỏi bối cảnh tâm linh của họ và phân loại chúng một cách rộng rãi hơn bao giờ hết – như trường hợp giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm (hay còn gọi là MBSR[2]), được thành lập bởi người bạn tốt của chúng ta Jon KabatZinn và bây giờ được dạy trong hàng ngàn phòng khám và trung tâm y tế, và xa hơn nữa. Hoặc Thiền Siêu Việt (TM[3]), vốn cung cấp các câu thần chú tiếng Phạn cổ điển cho thế giới hiện đại theo một định dạng thân thiện với người sử dụng.

Các hình thức thiền thậm chí có thể thâm nhập rộng rãi hơn ở Cấp độ 4, là điều cần thiết, được tưới tẩm nhiều nhất, tốt hơn hết là khiến chúng trở nên tiện dụng cho số lượng người nhiều nhất. Các hình thức hiện tại của chánh niệm ngay tại nơi làm việc, hoặc thông qua các ứng dụng (apps) thiền độ vài phút, minh họa cho cấp độ này.

Chúng tôi cũng thấy trước Cấp 5, một cấp độ chỉ tồn tại ở dạng những miếng và mảnh, nhưng có thể tăng số lượng và khả năng tiếp cận theo thời gian. Ở Cấp độ 5, những bài học mà các nhà khoa học đã học được khi nghiên cứu tất cả các cấp độ khác sẽ dẫn đến những sự đổi mới và thích nghi có thể mang lại lợi ích lớn nhất cho tiềm năng mà chúng ta khám phá trong chương cuối, “Một tâm thức lành mạnh.”

Những biến đổi sâu sắc của Cấp 1 đã mê hoặc chúng tôi khi chúng tôi bắt đầu đi vào thiền tập. Dan đã nghiên cứu các văn bản cổ xưa và thực hành các phương pháp mà họ mô tả, đặc biệt là trong hai năm anh sống ở Ấn Độ và Sri Lanka trong những ngày đi học và ngay sau đó. Richie (như mọi người gọi ông ta) đã theo Dan đến Châu Á trong một chuyến viếng thăm dài, tương tự như vậy khi thực tập nhập thất ở đó, đã gặp gỡ các học giả thiền định và gần đây đã khảo sát não bộ của các thiền giả cấp thành tựu cao (cấp Olympic) trong phòng thí nghiệm của ông ta tại Đại học Wisconsin.

Sự thực hành thiền của chúng tôi chủ yếu ở Cấp 2. Nhưng ngay từ đầu, con đường rộng, Cấp 3 và 4, cũng rất quan trọng đối với chúng tôi. Các vị thầy châu Á của chúng tôi cho biết nếu bất kỳ khía cạnh nào của thiền định có thể giúp giảm bớt đau khổ, thì nó nên được cung cấp cho tất cả mọi người, không chỉ cho những người tìm kiếm tâm linh. Luận án tiến sĩ của chúng tôi đã áp dụng lời khuyên đó bằng cách nghiên cứu các phương pháp thiền tập có thể có kết quả về nhận thức và cảm xúc.

Câu chuyện chúng tôi kể ở đây phản ánh hành trình cá nhân và chuyên nghiệp của chúng tôi. Chúng tôi đã là bạn bè và cộng tác viên thân thiết về khoa học thiền tập từ những năm 1970, khi chúng tôi gặp nhau ở Harvard trong thời gian tốt nghiệp, và cả hai chúng tôi đều là những người thực hành nghệ thuật nội tâm này trong suốt những năm qua (mặc dù chúng tôi gần như chưa thành thạo được).

Trong khi cả hai chúng tôi đều được đào tạo thành nhà tâm lý học, chúng tôi mang đến những kỹ năng bổ sung để kể câu chuyện này. Dan là một nhà báo khoa học dày dạn, người đã viết cho tờ Thời báo New York trong hơn một thập niên. Richie là một nhà thần kinh học, đã thành lập và đứng đầu Trung tâm Sức khỏe Tâm thức của Đại học Wisconsin, ngoài việc chỉ đạo phòng thí nghiệm hình ảnh não bộ tại Trung tâm Waisman ở đó, hoàn thiện với thiết bị đọc não fMRI[4], đầy đủ với máy quét PET[5] của riêng mình và một chương trình phân tích dữ liệu tiên tiến, cùng với hàng trăm máy chủ cho việc tính toán hạng nặng cần thiết cho công việc này. Nhóm nghiên cứu của ông có hơn một trăm chuyên gia, bao gồm từ các nhà vật lý, nhà thống kê và nhà khoa học máy tính đến các nhà thần kinh học và tâm lý học, cũng như các học giả về các truyền thống thiền tập.

Đồng tác giả một cuốn sách có thể khó xử. Chúng tôi đã có một số điều đó, để chắc chắn, nhưng bất kỳ nhược điểm nào mà sự đồng tác giả mang lại cho chúng tôi đã bị lu mờ rất nhiều bởi niềm vui tuyệt đối mà chúng tôi tìm thấy khi làm việc cùng nhau. Chúng tôi đã là những người bạn thân thiết nhất trong nhiều thập niên nhưng làm việc riêng rẽ trong hầu hết các sự nghiệp của chúng tôi. Cuốn sách này đã mang chúng tôi lại với nhau, luôn luôn là một niềm vui.

Bạn đang cầm cuốn sách mà chúng tôi đã luôn muốn viết nhưng không thể. Khoa học và dữ liệu chúng tôi cần để hỗ trợ các ý tưởng của chúng tôi chỉ mới hoàn thành gần đây. Bây giờ cả hai đã đạt đến một khối lượng quan trọng, cho nên chúng tôi rất vui mừng được chia sẻ điều này.

Niềm vui của chúng tôi cũng xuất phát từ ý thức của chúng tôi về một sứ mệnh được chia sẻ, đầy ý nghĩa: chúng tôi hướng đến việc thay đổi cuộc trò chuyện bằng cách diễn giải lại triệt để những lợi ích thật sự của thiền tập là gì và không phải là mục tiêu thật sự của việc thực hành luôn luôn hướng tới.

CON ĐƯỜNG SÂU

Sau khi trở về từ Ấn Độ vào mùa thu năm 1974, Richie đã tham gia một cuộc hội thảo về tâm lý học tại Harvard. Richie, với mái tóc dài và trang phục phù hợp với tư tưởng của Cambridge trong thời gian đó, bao gồm cả một chiếc khăn dệt đầy màu sắc mà anh ta đeo như một chiếc thắt lưng – đã giật mình khi giáo sư của ông nói, “Một dấu hiệu cho chứng tâm thần phân liệt là cung cách ăn mặc kỳ lạ của một người,” đưa Richie một cái liếc nhìn đầy ý nghĩa.

Và khi Richie nói với một trong những giáo sư Harvard của mình rằng ông muốn tập trung luận án của mình về thiền định, câu trả lời thẳng thừng đã đến ngay lập tức: đó sẽ là một động thái kết thúc sự nghiệp.

Dan bắt đầu nghiên cứu các tác động của thiền định vốn sử dụng một câu thần chú. Khi nghe điều này, một trong những giáo sư tâm lý học lâm sàng của anh ta đã nghi ngờ hỏi, “Một câu thần chú có gì khác với những bệnh nhân bị ám ảnh (hội chứng Tourette) của tôi, người không ngừng nói 'shit-shit-shit'? Sự giải thích là việc lập lại những lời vô nghĩa là không tự nguyện trong tâm bệnh học, trong khi sự lặp lại câu thần chú là một thiết bị tập trung tự nguyện và có chủ ý, đã xoa dịu người ấy ít nhiều.

Những phản ứng này là điển hình của sự phản đối mà chúng tôi gặp phải từ những người đứng đầu chuyên khoa của chúng tôi, những người vẫn đang phản ứng tiêu cực theo một thói quen nhất định với bất cứ điều gì liên quan đến ý thức, có lẽ là một dạng hậu chấn tâm lý (PTSD) nhẹ sau cuộc tranh cãi khét tiếng liên quan đến Timothy Leary và Richard Alpert. Leary và Alpert đã bị lật đổ rất công khai từ bộ phận của chúng tôi trong một trạng thái kích động xã hội về việc để sinh viên đại học Harvard thử nghiệm với ảo giác lâng lâng. Đây là khoảng năm năm trước khi chúng tôi đến, nhưng tiếng vang đã kéo dài.

Mặc dù các cố vấn học tập của chúng tôi thấy việc nghiên cứu thiền định của chúng tôi như một con hẻm cụt, nhưng trái tim của chúng tôi nói với chúng tôi rằng đây là thứ nhập cảng hấp dẫn. Chúng tôi đã có một ý tưởng lớn: ngoài những trạng thái dễ chịu mà thiền định có thể tạo ra, thì những kết quả thật sự là những phẩm chất lâu dài nó có thể dẫn đến.

Một đặc điểm được thay đổi, một đặc tính mới phát sinh từ việc thực hành thiền, tồn tại riêng từ việc thiền định. Những đặc điểm được thay đổi hình thành cung cách chúng ta cư xử trong cuộc sống hàng ngày như thế nào, không chỉ trong khi hoặc ngay sau khi chúng ta thiền định.

Khái niệm về các đặc điểm đã thay đổi là một sự theo đuổi suốt đời, mỗi chúng ta đóng vai trò hiệp đồng trong việc trình bày câu chuyện này. Có những năm Dan ở Ấn Độ với tư cách là người quan sát buổi đầu tham gia vào cội nguồn châu Á của những phương pháp thay đổi tâm thức này. Và khi Dan Quay trở về Mỹ, ông là một người truyền tải không quá thành công đến tâm lý học đương đại về những thay đổi có lợi từ thiền định và các mô hình hành động cổ xưa để đạt được chúng.

Kinh nghiệm riêng của Richie với thiền định đã dẫn đến nhiều thập niên theo đuổi khoa học hỗ trợ cho lý thuyết về những đặc điểm thay đổi của chúng ta. Nhóm nghiên cứu của ông hiện đã tạo ra những dữ liệu góp phần cho sự tin cậy vào những điều nếu không có thể chỉ là những câu chuyện huyền ảo. Và bằng cách lãnh đạo việc tạo ra một lãnh vực nghiên cứu non trẻ, khoa học thần kinh quán chiếu, thì ông đã chuẩn bị cho một thế hệ các nhà khoa học sắp tới mà công trình của họ là xây dựng và bổ sung cho bằng chứng này.

Trước cơn sóng thần phấn chấn trên con đường rộng, lối đi thay thế thường bị bỏ lỡ: đó là con đường sâu, vốn luôn luôn là mục tiêu thật sự của thiền định. Như chúng ta thấy, tác động hấp dẫn nhất của thiền không phải là sức khỏe tốt hơn hay hiệu quả kinh doanh sắc nét hơn, mà hơn thế nữa, là một sự tiếp cận với bản chất tốt đẹp hơn của chúng ta.

Một luồng của những phát hiện từ con đường sâu giúp gia tăng đáng kể các mô hình khoa học về giới hạn trên trong tiềm năng tích cực của chúng ta. Càng đi xa hơn, con đường sâu còn trau dồi sức chịu đựng của những phẩm chất bền bỉ như vị tha, bình đẳng, dáng vẻ yêu thương và lòng bi mẫn vô tư – những đặc điểm thay đổi tích cực cao độ.

Khi chúng tôi bắt đầu, đây có vẻ là tin tức lớn đối với tâm lý học hiện đại, nếu nó lắng nghe. Phải thừa nhận rằng, ban đầu, khái niệm về những đặc điểm bị thay đổi có rất ít sự ủng hộ dành cho những cảm xúc mạnh mẽ mà chúng tôi có được khi gặp những hành giả dày dạn kinh nghiệm ở châu Á, những tuyên bố của các văn bản thiền định cổ xưa và những nỗ lực non trẻ của chúng tôi trong nghệ thuật nội tâm này. Bây giờ, sau nhiều thập niên của sự im lặng và không để ý, thì vài năm qua đã chứng kiến những phát hiện phong phú mang lại linh cảm ban đầu của chúng tôi. Chỉ có dữ liệu khoa học sau này mới đạt đến khối lượng đúng mức, xác nhận những gì trực giác của chúng tôi và các văn bản đã nói với chúng tôi: những thay đổi sâu sắc này là dấu hiệu bên ngoài của chức năng não bộ khác biệt đáng kinh ngạc.

Phần lớn dữ liệu đến từ phòng thí nghiệm Richie, trung tâm khoa học duy nhất đã thu thập các phát hiện về hàng chục bậc thầy quán chiếu, chủ yếu là yogi Tây Tạng, nhóm hành giả sâu sắc lớn nhất được nghiên cứu ở bất cứ đâu.

Những đối tác nghiên cứu không nghĩ đến này đã rất quan trọng trong việc xây dựng một trường hợp khoa học cho sự tồn tại của một lối sống vốn lảng tránh tư tưởng hiện đại, mặc dù nó đang ẩn náo trong viễn cảnh rõ ràng như một mục tiêu của những truyền thống tâm linh lớn của thế giới. Bây giờ chúng ta có thể chia sẻ xác nhận khoa học về những thay đổi sâu sắc này của con người – một biến đổi làm tăng đáng kể các giới hạn trong các quan niệm của khoa học tâm lý về khả năng con người.

Chính ý tưởng về “sự thức tỉnh” – mục tiêu của con đường sâu – dường như là một câu chuyện cổ tích kỳ lạ đối với sự nhạy cảm hiện đại. Tuy nhiên, dữ liệu từ phòng thí nghiệm Richie, một số chỉ được xuất bản trên các tạp chí khi cuốn sách này được đăng tải, xác nhận rằng những thay đổi tích cực, đáng chú ý trong não bộ và thái độ theo những dòng chữ được mô tả cho con đường sâu không phải là một huyền thoại mà là một thực tế.

CON ĐƯỜNG RỘNG

Cả hai chúng tôi đều là thành viên hội đồng lâu năm của Viện Tâm Thức và Đời Sống, ban đầu được thành lập để tạo ra những cuộc đối thoại chuyên sâu giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và các nhà khoa học về các chủ đề rộng rãi. Trong năm 2000, chúng tôi đã tổ chức hội thảo về “những cảm xúc tàn phá,” với vài nhà chuyên môn về các cảm xúc, bao gồm Richie. Giữa chừng cuộc đối thoại, Đức Đạt Lai Lạt Ma quay sang Richie, đưa ra một thách thức đầy khiêu khích.

Trong truyền thống của riêng ngài, Đức Đạt Lai Lạt Ma quan sát, có một loạt các thực hành đã qua thời gian thử nghiệm để thuần hóa những cảm xúc tàn phá. Vì vậy, ngài đã thúc giục, đưa các phương pháp này vào phòng thí nghiệm dưới những hình thức thoát khỏi những vướng mắc tôn giáo, thẩm tra chúng một cách nghiêm ngặt và nếu chúng có thể giúp mọi người giảm bớt các cảm xúc tàn phá của họ, thì sau đó phổ biến chúng rộng rãi đến tất cả những người có thể có lợi lạc.

Điều đó đã kích thích chúng tôi lên. Trong bữa tối hôm đó, và một vài đêm sau đó, chúng tôi bắt đầu vạch ra tiến trình chung của việc nghiên cứu mà chúng tôi báo cáo trong cuốn sách này.

Thách thức của Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã khiến Richie tập trung lại sức mạnh ghê gớm trong phòng thí nghiệm của mình để đánh giá cả con đường sâu và con đường rộng. Và, với tư cách là giám đốc sáng lập của Trung tâm Tâm Thức Lành Mạnh, Richie đã thúc đẩy công việc trên các ứng dụng hữu ích, dựa trên bằng chứng phù hợp cho trường học, phòng khám, doanh nghiệp, thậm chí cho cảnh sát – cho bất cứ ai, ở bất cứ đâu, từ chương trình ân cần cho trẻ mẫu giáo đến điều trị cựu chiến binh với hậu chấn tâm lý (PTSD).

Đức Đạt Lai Lạt Ma thúc giục các nghiên cứu xúc tác hỗ trợ con đường rộng về mặt khoa học, một ngôn ngữ riêng được hoan nghênh trên toàn cầu. Trong khi đó, con đường rộng đã trở nên phổ biến, trở thành công cụ của blog, tweet và ứng dụng linh hoạt. Ví dụ, khi chúng tôi viết điều này, một làn sóng nhiệt tình bao quanh chánh niệm, và hàng trăm ngàn người – có thể hàng triệu người – hiện đang thực hành phương pháp này.

Nhưng việc nhìn chánh niệm (hoặc bất kỳ loại thiền nào) qua lăng kính khoa học bắt đầu bằng những câu hỏi như: Khi nào nó hoạt động, và khi nào thì không? Phương pháp này sẽ giúp tất cả mọi người chứ? Là lợi ích của nó khác với rèn luyện trí óc không? Đây là một số trong những câu hỏi khiến chúng tôi viết cuốn sách này.

Thiền là một từ vừa khớp cho tất cả vô số các loại thực hành quán chiếu, giống như thể thao đề cập đến một loạt các hoạt động thể thao. Đối với cả thể thao và thiền na, các kết quả cuối cùng khác nhau tùy thuộc vào những gì bạn thật sự làm.

Một số lời khuyên thiết thực: đối với những người sắp bắt đầu thực hành thiền, hoặc đang lướt qua một số loại, hãy nhớ rằng như với việc đạt được kỹ năng trong một môn thể thao nhất định, thì việc tìm một sự thực hành thiền hấp dẫn bạn và gắn bó với nó sẽ có những lợi ích tuyệt vời nhất. Chỉ cần tìm một thứ thiền để thử, quyết định khối lượng thời gian mỗi ngày thì bạn có thể hành thiền một cách thực tế hàng ngày – ngay cả ngắn gọn chỉ trong vài phút – hãy thử nó trong một tháng và xem bạn cảm thấy thế nào sau ba mươi ngày đó.

Giống như việc tập luyện thường xuyên mang lại cho bạn thể lực tốt hơn, hầu hết bất cứ loại thiền nào đều giúp tăng cường thể lực tinh thần ở một mức độ nào đó. Như chúng ta sẽ thấy, những lợi ích cụ thể từ loại này hoặc loại khác sẽ mạnh hơn khi tổng số giờ thực hành bạn đặt vào càng nhiều hơn.

CÂU CHUYỆN BÁO TRƯỚC

Swami[6] X, như chúng tôi gọi ông ấy, đã ở đầu làn sóng các giáo thọ thiền tập từ châu Á, người đã đến Mỹ vào giữa những năm 1970, trong những ngày chúng tôi ở Harvard. Swami (tu sĩ Ấn giáo) đã liên lạc với chúng tôi và nói rằng ông ta rất mong muốn năng lực yoga của mình được nghiên cứu bởi các nhà khoa học tại Harvard, những người có thể xác nhận khả năng vượt trội của ông ta.

Đó là đỉnh cao của sự phấn chấn về một công nghệ mới, phản hồi sinh học, đã cung cấp cho mọi người thông tin tức thời về sinh lý – huyết áp của họ, ví dụ – mà nếu khác đi sẽ vượt quá tầm kiểm soát có ý thức của họ. Với tín hiệu mới đến đó, mọi người có thể thúc đẩy các hoạt động của cơ thể họ theo hướng lành mạnh hơn. Swami X tuyên bố ông ta có khả năng kiểm soát như vậy mà không cần phản hồi.

Rất vui khi sai lầm trong một chủ đề dường như đã nghiên cứu thành công, chúng tôi đã có thể hoàn thiện việc sử dụng phòng thí nghiệm sinh lý học tại Trung Tâm Sức khỏe Tinh Thần Massachusetts của Trường Y Khoa Harvard.

Nhưng đến ngày thử nghiệm sức mạnh swami, khi chúng tôi yêu cầu ông hạ huyết áp, ông ta đã nâng nó lên. Khi được yêu cầu nâng nó lên, ông hạ xuống. Và khi chúng tôi nói với ông ấy điều này, swami đã mắng mỏ chúng tôi vì đã phục vụ ông ấy một loại trà độc hại mà được cho là đã phá hoại những tài năng của ông ấy.

Các dấu hiệu sinh lý của chúng tôi cho biết rằng ông ta không thể làm được bất kỳ công phu tinh thần nào mà ông đã khoe khoang. Tuy nhiên, ông ta đã cố gắng đặt trái tim mình vào chứng rung tâm nhĩ, rối loạn nhịp tim – một người có nguy cơ sinh lý cao – với một phương pháp mà ông gọi là “chú chó định lực (the dog Samadhi),” một cái tên có vẻ bí ẩn đối với chúng tôi cho đến ngày nay.

Thỉnh thoảng, swami biến mất trong phòng vệ sinh đàn ông để hút thuốc lá (những loại thuốc lá rẻ tiền này, một vài mãnh thuốc lá được bọc trong lá cây, rất phổ biến trên khắp Ấn Độ). Một bức điện tín từ những người bạn ở Ấn Độ ngay sau đó tiết lộ rằng, Swami, thực ra là quản lý cũ của một nhà máy giày đã bỏ rơi vợ và hai đứa con của mình và đến Mỹ để kiếm tiền.

Không còn nghi ngờ gì nữa, Swami X đang tìm kiếm một lợi thế tiếp thị để thu hút các môn đệ. Trong những lần xuất hiện tiếp theo, ông chắc chắn phải đề cập đến việc “các nhà khoa học tại Harvard” đã nghiên cứu về năng lực thiền định của mình. Đây là một điềm báo sớm về những gì đã trở thành một vụ thu hoạch dữ liệu dồi dào được đưa vào quảng cáo bán hàng.

Với những sự cố cảnh giác như vậy trong tâm trí, chúng tôi mang đến những suy nghĩ cởi mở nhưng đầy hoài nghi – tâm trí của nhà khoa học – đã tập trung vào làn sóng nghiên cứu thiền định hiện nay. Phần lớn chúng tôi xem với sự hài lòng về sự gia tăng của phong trào chánh niệm và sự phát triển nhanh chóng của nó trong các trường học, kinh doanh và cuộc sống riêng tư của chúng tôi, cách tiếp cận rộng rãi. Nhưng chúng tôi tiếc rằng làm thế nào mà tất cả các dữ liệu quá thường xuyên bị bóp méo hoặc phóng đại khi khoa học được sử dụng như một cái móc bán hàng.

Sự pha trộn giữa thiền và kiếm tiền có một hồ sơ theo dõi đáng tiếc như một công thức cho chủ nghĩa bán hàng cưởng bách, thất vọng, thậm chí là tai tiếng. Tất cả quá thường xuyên, những diễn giải sai lệch, tuyên bố nghi vấn hoặc xuyên tạc các nghiên cứu khoa học được sử dụng để buôn bán thiền định. Chẳng hạn, một trang web kinh doanh có một bài đăng trên blog có tên là “Chánh Niệm Sắp Xếp Bộ Não của Bạn, Giảm Căng Thẳng và Tăng Hiệu Suất Như Thế Nào.” Có phải những tuyên bố này được chứng minh bằng những phát hiện khoa học vững chắc? Có và không –  mặc dù vậy, chữ “không” quá dễ dàng bị bỏ qua.

Trong số các phát hiện không chắc chắn đã lan truyền với những tuyên bố nhiệt tình: thiền định làm dày trung tâm điều hành não bộ, vỏ não trước trán, trong khi thu nhỏ hạch hạnh nhân, tác nhân kích hoạt phản ứng đóng băng-chiến đấu-hay-chạy của chúng ta; rằng thiền chuyển điểm đặt bộ não của chúng ta cho cảm xúc thành một phạm vi tích cực hơn; rằng thiền làm chậm lão hóa; và thiền có thể được sử dụng để điều trị các bệnh từ tiểu đường đến rối loạn tăng động giảm chú ý (AHDH/attention deficit hyperactivity disorder).

Nhìn kỹ hơn, mỗi nghiên cứu mà những tuyên bố này dựa trên đều có vấn đề với các phương pháp được sử dụng; họ cần thử nghiệm nhiều hơn và chứng cứ nhiều hơn để đưa ra những tuyên bố chắc chắn. Những phát hiện như vậy cũng có thể đứng vững với sự xem xét kỹ lưỡng hơn nữa hoặc có thể không.

Ví dụ, nghiên cứu báo cáo sự co rút của hạch hạnh nhân, đã sử dụng một phương pháp để ước tính khối lượng hạch hạnh nhân có thể không chính xác lắm. Và một nghiên cứu được trích dẫn rộng rãi mô tả lão hóa chậm hơn đã sử dụng một phương pháp điều trị rất phức tạp bao gồm một số thiền tập nhưng cũng được kết hợp với chế độ ăn uống đặc biệt và tập thể dục chuyên sâu; tác động của thiền định không thể giải mã được.

Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông xã hội vẫn đầy rẫy những tuyên bố như vậy và bản sao quảng cáo cường điệu có thể lôi cuốn. Vì vậy, chúng tôi cung cấp một cái nhìn rõ ràng dựa trên khoa học tự nhiên, sàng lọc các kết quả gần như không hấp dẫn như các tuyên bố đưa ra.

Ngay cả những người đề xướng có thiện chí cũng có rất ít hướng dẫn trong việc phân biệt giữa những gì hợp lý và những gì nghi vấn hay chỉ là vô nghĩa. Với làn sóng nhiệt tình đang lên, sự tỉnh táo hơn của chúng ta sẽ không đến quá sớm.

Một lưu ý cho độc giả: Ba chương đầu tiên nói về những bước đột phá ban đầu của chúng tôi vào thiền định và linh cảm khoa học thúc đẩy cuộc tìm kiếm của chúng tôi. Chương bốn đến mười hai thuật lại hành trình khoa học, với mỗi chương dành cho một chủ đề cụ thể như sự chú ý tập trung hoặc lòng bi mẫn; mỗi thứ đều có một bản tóm tắt ở cuối dành cho những người quan tâm đến những gì chúng tôi tìm thấy hơn là cách chúng tôi đến đó như thế nào. Trong chương mười một và mười hai, chúng tôi đạt đến mục tiêu tìm kiếm từ lâu, chia sẻ những phát hiện đáng chú ý về các thiền giả cao cấp nhất từng được nghiên cứu. Trong chương mười ba, “Những Đặc Điểm Thay Đổi,” chúng tôi đưa ra những lợi ích của thiền định ở ba cấp độ: người mới bắt đầu, thâm niên và thành đạt cao (Olympic). Trong chương cuối cùng, chúng tôi suy đoán về những gì tương lai có thể mang lại, và làm thế nào những phát hiện này có thể mang lại lợi ích lớn hơn không chỉ cho mỗi cá nhân chúng ta mà còn cho xã hội.

SỰ TĂNG TỐC

Ngay từ những năm 1830, Thoreau và Emerson, cùng với những người theo chủ nghĩa siêu việt Mỹ của họ, đã để ý đến những nghệ thuật nội tâm phương Đông này. Họ được thúc đẩy bởi các bản dịch tiếng Anh đầu tiên của các văn bản tâm linh cổ đại từ Châu Á, nhưng không có hướng dẫn trong các thực hành hỗ trợ các văn bản đó. Gần một thế kỷ sau, Sigmund Freud khuyên các nhà phân tâm học tiếp nhận một “sự chú ý bình thản”( an “even-hovering attention”) trong khi lắng nghe thân chủ của họ, nhưng một lần nữa, không đưa ra phương pháp nào cả.

Sự tham gia nghiêm túc hơn của phương Tây đã diễn ra cách đây hàng thập niên, khi các giáo thọ từ phương Đông đến và khi một thế hệ người phương Tây đi học thiền ở châu Á, một số trở về làm giáo thọ. Những đột phá này đã mở đường cho sự tăng tốc hiện tại của con đường rộng, cùng với những khả năng mới cho những người chọn theo đuổi con đường sâu.


Vào những năm 1970, khi chúng tôi bắt đầu xuất bản nghiên cứu về thiền, chỉ có một số ít bài báo khoa học về chủ đề này. Ở lần đếm cuối cùng, con số là 6.838 bài báo như vậy, với sự tăng tốc đáng chú ý về sau. Trong năm 2014, con số hàng năm là 925, năm 2015 tổng số là 1.098 và năm 2016 có 1.113 ấn phẩm như vậy trong tài liệu khoa học tiếng Anh[7].

CUNG CẤP TÀI LIỆU

Đó là tháng 4 năm 2001, trên tầng cao nhất của Trung tâm Fluno trong khuôn viên của Đại học Wisconsin - Madison, và chúng tôi đã nhóm họp với Đức Đạt Lai Lạt Ma trong một buổi chiều đối thoại khoa học về kết quả nghiên cứu thiền định. Thiếu vắng trong phòng là Francisco Varela, một nhà thần kinh học người Chile và là trưởng phòng thí nghiệm khoa học thần kinh nhận thức tại Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia Pháp ở Paris. Sự nghiệp đáng chú ý của ông bao gồm việc đồng sáng lập Viện Tâm Thức và Đời sống, tổ chức chính hội nghị này.

Là một người thực hành thiền định nghiêm túc, Francisco có thể thấy sự hứa hẹn về sự hợp tác đầy đủ giữa các thiền giả dày dạn và các nhà khoa học nghiên cứu chúng. Mô hình đó đã trở thành tiêu chuẩn thực hành trong phòng thí nghiệm của Richie, cũng như những nơi khác.

Francisco đã lên kế hoạch tham gia, nhưng ông đang chiến đấu với bệnh ung thư gan và suy thoái nghiêm trọng đồng nghĩa với việc ông ta không thể đi du lịch. Ông nằm trên giường nhà ở Paris, sắp chết. Đó là vào thời trước Skype và hội nghị qua truyền hình, nhưng nhóm Richie, đã tổ chức một cuộc trò chuyện qua video hai chiều giữa phòng họp của chúng tôi và phòng ngủ của Francisco trong căn nhà ở Paris của ông ấy. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với ông ta rất trực tiếp, nhìn kỹ vào máy thu hình. Cả hai đều biết rằng đây sẽ là lần cuối cùng họ gặp nhau trong cuộc đời này.

Đức Đạt Lai Lạt Ma cảm ơn Francisco về tất cả những gì ông đã làm cho khoa học và vì lợi ích lớn hơn, bảo ông hãy mạnh mẽ và nói rằng họ sẽ vẫn kết nối mãi mãi. Richie và nhiều người khác trong phòng đã chảy nước mắt, đánh giá cao ý nghĩa quan trọng của khoảnh khắc này. Chỉ vài ngày sau cuộc họp, Francisco đã qua đời.

Ba năm sau, vào năm 2004, một sự kiện đã xảy ra biến giấc mơ mà Francisco thường nói đến trở thành sự thật. Tại Viện Garrison, cách sông Hudson từ thành phố New York một giờ, một trăm nhà khoa học, nghiên cứu sinh và hậu tiến sĩ đã tập hợp lần đầu tiên, đã trở thành chuỗi sự kiện hàng năm, Viện Nghiên Cứu Mùa Hè (SRI), một cuộc tụ họp dành cho việc tiếp tục nghiên cứu nghiêm ngặt về thiền định.

Các cuộc họp được tổ chức bởi Viện Tâm thức và Đời sống, được thành lập vào năm 1987 bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma, Francisco và Adam Engle, một luật sư trở thành doanh nhân. Chúng tôi đã thành lập hội đồng thành viên. Nhiệm vụ của Viện Tâm thức và Đời sống là “làm giảm bớt đau khổ và thúc đẩy sự hưng thịnh bằng cách tích hợp khoa học với thực hành quán chiếu.”

Viện Tâm thức và Đời sống mùa hè, chúng tôi cảm thấy, có thể cung cấp một thực tế thú vị hơn cho những người, giống như chúng tôi trong những ngày đi học, muốn nghiên cứu về thiền định. Trong khi chúng tôi là những người tiên phong bị cô lập, thì chúng tôi muốn kết nối một cộng đồng các học giả và nhà khoa học có cùng chí hướng đã chia sẻ việc khảo cứu này. Họ có thể hỗ trợ cho các công việc của nhau từ xa, ngay cả khi họ đơn độc trong mối quan tâm của họ tại tổ chức của chính họ.

Chi tiết về Viện Nghiên Cứu Mùa Hè (SRI) đã ngấm ngầm đơm hoa trên bàn nhà bếp trong nhà của Richie, ở Madison, trong một cuộc trò chuyện với Adam Engle. Richie và một số ít các nhà khoa học và học giả sau đó đã tổ chức chương trình mùa hè đầu tiên và làm giảng viên trong tuần, với các chủ đề như khoa học thần kinh nhận thức về sự chú ý và hình ảnh tinh thần (Mental image/ lạc tạ ảnh tử). Theo văn bản này, mười ba cuộc họp đã diễn ra sau đó (với hai cuộc họp ở châu Âu và có thể là các cuộc họp trong tương lai ở châu Á và Nam Mỹ).

Bắt đầu với Viện Nghiên Cứu Mùa Hè (SRI) đầu tiên, Viện Tâm Thức và Đời sống đã bắt đầu một chương trình tài trợ nhỏ mang tên để vinh danh Francisco. Vài chục giải thưởng nghiên cứu Varela rất khiêm tốn (lên tới 25.000 đô la, mặc dù hầu hết các nghiên cứu thuộc loại này cần nhiều tiền hơn) đã tận dụng hơn 60 triệu đô la tài trợ tiếp theo từ các quỹ và cơ quan cấp liên bang Hoa Kỳ. Và sáng kiến đã sinh ra nhiều hoa trái: năm mươi hoặc hơn sinh viên tốt nghiệp của SRI đã xuất bản hàng trăm bài báo về thiền.

Khi các nhà khoa học trẻ này bước vào các bài đăng chuyên môn, họ đã làm tăng số lượng các nhà nghiên cứu thực hiện các khảo sát như vậy. Họ đã thúc đẩy một phần không nhỏ số lượng nghiên cứu khoa học ngày càng tăng về thiền định. Đồng thời, các nhà khoa học thiết lập hơn đã chuyển trọng tâm của họ sang khu vực này khi kết quả cho thấy kết quả có giá trị. Những phát hiện được đưa ra từ phòng thí nghiệm não bộ của Richie tại Đại học Wisconsin, và các phòng thí nghiệm của các nhà khoa học khác, từ các trường y khoa của Stanford và Emory, Yale và Harvard, và vượt xa các tiêu đề thường xuyên.

Với sự phổ biến bùng nổ của thiền định, chúng tôi cảm thấy cần một cái nhìn cứng rắn. Các lợi ích thần kinh và sinh học được ghi nhận tốt nhất bởi khoa học âm thanh không nhất thiết là những lợi ích chúng ta nghe thấy trên báo chí, trên Facebook hoặc từ các luồng tiếp thị qua email. Và một số trong những người được thổi phồng xa và rộng rãi có rất ít thành tích khoa học.

Nhiều báo cáo rút ra những cách thiền định ngắn ngủi hàng ngày làm thay đổi sinh học và đời sống tình cảm của chúng ta tốt hơn. Tin tức này, đã lan truyền, đã thu hút hàng triệu người trên toàn thế giới tìm thấy một vị trí trong thói quen hàng ngày của họ cho thiền định.

Nhưng có nhiều khả năng lớn hơn nhiều và một số nguy hiểm. Thời điểm đã đến để kể câu chuyện lớn hơn về các tiêu đề bị thiếu vắng.

Có một số sợi chỉ trong tấm thảm mà chúng tôi dệt ở đây. Người ta có thể thấy trong câu chuyện về tình bạn kéo dài hàng thập niên của chúng tôi và ý thức chung của chúng tôi về một mục đích lớn hơn, lúc đầu là một mục tiêu xa vời và khó có thể xảy ra nhưng là một điều mà trong đó chúng tôi vẫn kiên trì bất chấp trở ngại. Một dấu vết khác về sự xuất hiện của khoa học thần kinh, bằng chứng cho thấy những trải nghiệm của chúng ta hình thành nên bộ não của chúng ta, một nền tảng hỗ trợ lý thuyết của chúng tôi rằng khi thiền định rèn luyện tâm trí, nó sẽ định hình lại bộ não. Sau đó, có làn sóng dữ liệu tràn ngập mà chúng tôi khai thác để hiển thị độ dốc của thay đổi này.

Ngay từ đầu, chỉ vài phút mỗi ngày thực hành có những lợi ích đáng ngạc nhiên (mặc dù không phải tất cả những gì được tuyên bố). Vượt ngoài những kết quả như vậy lúc ban đầu, giờ đây chúng tôi có thể chỉ ra rằng bạn càng thực hành nhiều giờ, thì bạn càng nhận được nhiều lợi ích. Và ở cấp độ thực hành cao nhất, chúng tôi tìm thấy những đặc điểm thay đổi thật sự, những thay đổi trong não bộ mà khoa học chưa từng thấy trước đây, nhưng chúng tôi đã đề xuất từ ​​nhiều thập niên trước.

Ẩn Tâm Lộ, 5/7/2020 – 15/4 năm Canh Tý - Phật đản 2564
Trích từ quyển The Science of Meditation


[1] Posttraumatic Stress DisorderPTSD
[2] Mindfulness-based stress reduction:MBSR
[3] Transcendental Meditation (TM)
[4] fMRI viết tắt của hình ảnh cộng hưởng từ đa chức năng (functional Magnetic Resonance Imaging) –  công cụ xử lí hình ảnh thần kinh…
[5] PET scanner: máy chụp positron cắt lớp (Positron emission tomography)

[6] Swami trong Ấn Độ giáo, là một nhà tu khổ hạnh hoặc hành giả đã được bắt đầu vào một trật tự tu viện tôn giáo. Swami cũng đề cập đến một đẳng cấp của người Hindu. 'Swami' được sử dụng như một tiêu đề nhân danh đẳng cấp Bairagi của Bakkarwala và các vùng khác của Ấn Độ.
[7] Từ khóa: thiền, thiền chánh niệm, thiền bi mẫn, và thiền từ ái (The key words used in this search were: meditation, mindfulness meditation, compassion meditation, and loving-kindness meditation.).