ĐỂ
QUY Y một cách chân thành trong Ba Ngôi Tôn Quý, với lòng khao khát thâm
sâu đạt đến giác ngộ vô thượng nhằm để làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, chúng
ta cần thấu hiểu bản chất của giác ngộ.
Chúng ta, dĩ nhiên, phải nhận ra rằng bản chất của cuộc sống trần gian
là đầy khổ não. Chúng ta biết rằng sự
phù phiếm của việc theo đuổi trong vòng
sanh tử có thể dường như vô cùng cám dỗ.
Chúng ta quan tâm vì sự khổ đau mà người khác đang liên tục trải nghiệm,
và chúng ta khao khát giúp họ vượt khỏi khổ não của họ. Khi sự thực hành của chúng ta được thúc đẩy bằng
nguyện vọng này, việc hướng chúng ta đạt đến giác ngộ cứu kính của Quả Phật,
chúng ta ở trên con đường của Đại Thừa.
Thuật ngữ Đại Thừa thường được phối hợp
với những hình thức Phật Giáo được truyền bá vào Tây Tạng, Trung Hoa, và Nhật Bản. Thuật ngữ này đôi khi cũng được áp dụng đến
những trướng phái Phật Giáo khác nhau.
Tuy nhiên, ở đây tôi đang sử dụng thuật ngữ Đại Thừa trong ý nghĩa của một
nguyện vọng nội tại của sự thực tập cá nhân.
Động cơ tối thượng chúng ta có thể có là cung ứng tất cả chúng sanh với
hạnh phúc, và nổ lực mà chúng ta có thể dấn thân là đang hổ trợ tất cả chúng
sanh đạt đến hạnh phúc ấy.
Những hành giả Đại Thừa dâng hiến chính
mình đạt đến thể trạng của một Đức Phật.
Họ hành động trong việc loại trừ si mê, phiền não, lòng vị kỷ được thúc
đẩy bởi những hình thức tư tưởng cản trở họ đạt đến thể trạng giác ngộ hoàn
toàn, thông suốt mọi sự cho phép họ làm lợi ích thật sự cho người khác. Hành giả dâng hiến chính họ để tinh luyện những
phẩm chất đức hạnh chẳng hạn như rộng lượng, đạo đức, và nhẫn nhục đến mức độ họ
sẽ tự dâng hiến trong bất cứ phương cách cần thiết nào và sẽ chấp nhận tất cả mọi
khó khăn và bất công nhằm để phục vụ người khác. Quan trọng nhất, họ phát triển tuệ trí của họ:
sự thực chứng tánh không. Họ hành động với
việc làm cho sự thực chứng này về tánh
không của sự tồn tại cố hữu (vô tự tánh) ngày càng thậm thâm hơn. Họ phải tinh luyện tuệ giác này và phải làm
sâu sắc thêm sự vi tế của tâm thức họ nhằm để được như thế. Dĩ nhiên, thật khó khăn để diễn tả tiến trình
tiến đến việc đạt được cứu kính của Quả Phật.
Cũng đủ để nói rằng khi sự thực chứng của chúng ta về tánh không của sự
tồn tại cố hữu trở nên thậm chí sâu hơn,
tất cả những dấu vết của vị ngã được tiêu trừ và hành giả tiếp cận thể trạng
giác ngộ trọn vẹn của Quả Phật. Tuy
nhiên, cho đến khi chính chúng ta bắt đầu tiếp cận thật sự những sự thực chứng
như vậy, sự thấu hiểu của chúng ta vẫn là lý thuyết.
Khi những dấu vết cuối cùng của những nhận thức si mê sai lầm
và những thiên hướng của chúng đã được loại trừ khỏi tâm thức hành giả, tâm
tinh khiết ấy là tâm của một Đức Phật.
Hành giả đã đạt đến giác ngộ.
Giác ngộ, tuy nhiên, có một số phẩm chất khác, liên hệ trong kinh luận
Phật Giáo như những thân. Một số thân
này có thân thể vật chất, những thân khác thì không. Những thân không có hình thể vật chất kể cả
thân chân thật - thanh tịnh pháp thân.
Đây là những gì mà tâm tinh khiết được biết đến. Phẩm chất toàn tri của tâm giác ngộ, năng lực
của nó nhận thức một cách liên tục tất cả mọi hiện tượng cũng như bản chất hiện
hữu trống rỗng của sự tồn tại cố hữu được biết như thân tuệ trí của Đức Phật -
tuệ trí thân. Và bản chất trống rỗng của
tâm toàn tri này được liên hệ như thân tự nhiên của Đức Phật - tự tánh
thân. Không thân nào trong đây (được xem
như là những khía cạnh của thân chân thật) có hình thể vật chất. Tất những thân đặc thù này được đạt đến qua
phương diện "tuệ trí" của con đường tu tập.
Rồi thì có những biểu hiện vật lý của giác ngộ. Ở đây chúng ta đi vào một thế giới vô cùng
khó khăn nắm bắt đối với hầu hết chúng ta.
Các biểu hiện được gọi là những hình thể của thân Đức Phật. Thọ dụng thân của Đức Phật là một biểu hiện
có thân thể vật lý nhưng không thể thấy gần như đối với tất cả chúng ta. Thọ dụng thân có thể được nhận thức chỉ bởi
những bậc thực chứng vô cùng cao độ, các vị Bồ tát những người trải nghiệm thậm
thâm chân lý cứu kính được thúc đẩy bởi khát vọng mãnh liệt đạt đến Quả Phật vì
lợi ích của tất cả chúng sanh.
Từ thọ dụng thân này vô biên ứng thân đồng
thời lưu xuất. Không như thọ dụng thân,
những biểu hiện này của sự đạt đến giác ngộ trọn vẹn Phật Quả là có thể thấy được
và đến gần được bởi những con người thông thường, đấy là những con người như
chúng ta. Do bởi phương tiện của những ứng
thân mà các Đức Phật mới có thể hổ trợ chúng ta. Nói cách khác, những biểu hiện này là hóa
thân của những bậc giác ngộ. Những thân
này đảm đương một cách hoàn toàn và thuần khiết vì lợi ích của chúng ta. Những thân này hình thành sự hiện hữu vào lúc
hành giả đạt được giác ngộ hoàn toàn, như một kết quả của nguyện vọng từ bi của
vị ấy để giúp đở người khác. Chính là bằng
phương tiện của những ứng thân vật chất này mà một Đức Phật dạy dỗ người khác
phương pháp mà chính ngài nhờ đó đạt đến thể trạng giải thoát khổ não.
Đức Phật giúp đở chúng ta qua những ứng
thân như thế nào? Phương tiện trung gian
chính mà qua đấy một Đức Phật hiển hiện hành vi giác ngộ là giáo huấn này. Đức Phật Thích Ca bậc đã đạt đến giác ngộ dưới
cội cây bồ đề 2.500 năm trước đây, là một ứng thân.
Một sự giải thích về những khía cạnh
khác nhau về thể trạng giác ngộ của Quả Phật như vậy có thể nghe hơi giống như
khoa học giả tưởng, một cách đặc biệt nếu chúng ta khám phá vô biên ứng thân của
vô lượng chư Phật biểu hiện trong vô số thế giới nhằm để hổ trợ vô số chúng
sanh. Tuy nhiên, ngoại trừ sự thấu hiểu
của chúng ta về Quả Phật đủ phức tạp để nắm bắt những phương diện luận lý hơn của
giác ngộ, nếu không thì sự quy y Phật Bảo của chúng ta sẽ không đủ năng lực cần
thiết. Sự thực hành Đại Thừa, mà trong ấy
chúng ta tự phát nguyện cung ứng hạnh phúc cho tất cả chúng sanh, là một hứa
nguyện rộng lớn. Nếu sự thấu hiểu của
chúng ta về Phật Bảo là giới hạn với một nhân vật lịch sử Thích Ca Mâu Ni,
chúng ta sẽ là đang tìm kiếm sự nương tựa trong một người nào đó đã chết rất
lâu rồi và không còn có năng lực để hổ trợ chúng ta. Nhằm để cho sự quy y của chúng ta là năng lực
thật sự, chúng ta phải nhận thức những khía cạnh khác nhau của thể trạng Quả Phật.
Chúng ta giải thích về sự tương tục bất
diệt trong sự tồn tại của một Đức Phật như thế nào? Chúng ta hãy nhìn vào tâm thức chúng ta. Nó giống như một dòng sông - một sự tuôn chảy
tương tục của sự hiểu biết, mỗi sự tuôn
chảy đưa đến một sự tuôn chảy khác của hiểu biết. Dòng suối của những thời khắc của ý thức như
vậy đi hết giờ này đến giờ khác, năm này đến năm khác, và ngay cả, phù hợp với
quan điểm của Đạo Phật, từ kiếp sống này đến
kiếp sống khác. Mặc dù thân thể
chúng ta không thể đồng hành với với chúng ta một khi năng lực của sự sống cạn
kiệt, nhưng những thời khắc của tâm thức tiếp tục, qua cái chết và cuối cùng đi
vào kiếp sống tới, bất cứ hình thức nào mà nó có thể có. Mỗi chúng ta sở hữu một dòng suối tâm thức
như thế. Và nó không có bắt đầu và không
có kết thúc. Không có điều gì có thể chấm
dứt nó. Trong ý nghĩa này nó không giống
như những cảm xúc như sân hận hay luyến
ái, là những thứ có thể được làm cho chấm dứt bằng việc áp dụng những phương
pháp đối trị. Xa hơn nữa, bản chất thiết
yếu của tâm thức được nói là tinh khiết; những nhiễm ô có thể được loại trừ,
làm cho sự sự tương tục của tâm thức tinh khiết này bất diệt. Một tâm như vậy, giải thoát khỏi mọi nhiễm ô,
là thân chân thật của một Đức Phật, than tịnh Pháp thân.
Nếu chúng ta quán chiếu thể trạng giác
ngộ trọn vẹn trong cách này, sự đánh giá của chúng ta về sự vĩ đại của Đức Phật
lớn mạnh, cũng như niềm tin của chúng ta.
Khi chúng ta nhận thức những phẩm chất của một Đức Phật, nguyện vọng của
chúng ta để đạt đến thể trạng này sâu sắc mãnh liệt hơn. Chúng ta đi đến đánh giá đúng giá trị và sự cần thiết của một bậc
có thể ứng hóa những hình thể khác nhau nhằm để giúp đở vô lượng chúng
sanh. Điều này ban cho chúng ta sức mạnh
và quyết tâm để đạt đến tâm giác ngộ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét