Kể
từ khi rời Đạo Tràng Giác Ngộ, tôi đã bị ám ảnh với một câu hỏi dằn dặt đau khổ:
làm thế nào vụ đau bụng của Đức Đạt Lai Lạt Ma leo thang thành một cuộc khủng
hoảng bùng vở, cuống cuồng đưa Đức Đạt Lai Lạt Ma đến một bệnh viện đặc biệt ở
Bombay? Tôi muốn khám phá nguyên nhân cơn bệnh này với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
"Ngài
có cảm thấy xấu đi khi ngài đi trên đường dốc đến đỉnh Linh Thứu không?"
tôi hỏi ngài trong phòng tiếp kiến. Ngari Rinpoche kéo chiếc ghế-thẳng-lưng hơi
gần hơn anh của ông. Ông không có đi Linh Thứu với chúng tôi, và ông quan tâm
muốn biết điều gì đã xảy ra trước khi đau xảy ra cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.
"Không,"
Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời. "Tôi không có cảm nhận xấu trong buổi sáng ấy.
Không có gì hết. Rất khỏe khoắn. Nhưng rồi thì, đã có một số nguyên nhân và điều
kiện rồi."
"Ngài
có ăn thứ gì đó tệ hại ở khách sạn Nhật Bản ở Raigir?"
"Tôi
không nghĩ thế."
"Nhưng
ngài bị tiêu chảy nhẹ sau khi dùng trưa tại khách sạn?"
"Kiết
lỵ."
"Tôi
đã nghe từ Bác sĩ Tseten là có vi khuẩn amip trong dạ dày của ngài. Chúng phải
đến từ thực phẩm hay nước kém vệ sinh."
"Tôi
không biết," Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời. "Những con amip ở trong bao
tử tôi bao lâu tôi không biết. Không nhất thiết là đến ngay ngày hôm ấy … Có
nhiều nguyên nhân. Một, nguyên nhân tức
thời, là sự bất cẩn."
"Bất
cẩn?"
"Bất
cẩn bởi vì thông thường thân thể tôi Okay, rồi thì tôi nghĩ … " Đức Đạt
Lai Lạt Ma nhìn qua Lhakdor và chuyển sang Tạng ngữ.
"Đức
Thánh Thiện cảm thấy ngài rất khỏe mạnh, cho nên ngài luôn tự bắt buộc ngài,
làm việc quá nhiều, du hành quá nhiều," Lhakdor thông dịch.
"Thiếu
cẩn trọng," Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích.
Những
người làm việc gần gũi với Đức Đạt Lai Lạt Ma đồng thuận với ý kiến chân thành
này. Ngài giữ một thời khóa thúc ép, một cách đặc biệt khi ngài trên đường. Tôi
đã du hành với ngài đủ thời gian để tự biết điều này. Tôi trẻ hơn mười tuổi.
nhưng năng lượng và sức chịu đựng của ngài làm tôi phải xấu hổ. Để theo kịp
ngài dứt khoát không là một cuộc đi bộ trong công viên.
"Rồi
thì đi lên đỉnh Linh Thứu buổi sáng, đổ mồ hôi nhiều quá," Đức Đạt Lai Lạt
Ma tiếp tục. "Trên đỉnh núi, hơi lạnh. Đi xuống, lại đổ mồ hôi, rồi bửa
trưa, cởi áo ra. Sau bửa trưa, uống nước chanh tươi - thông thường không rắc rối gì, nhưng ngày ấy,
do vì điều gì đấy đã quấy rầy, điều đó trở thành một trong những nhân tố.
"Một
nguyên nhân quan trọng hơn. Trước khi tôi đi
hành hương ở Linh Thứu và Na Lan Đà, trước hết tôi đi Nam Ấn để giảng dạy.
Trong khi tôi ở đấy, tôi bắt đầu dùng thuốc Tây Tạng cho gan và mắt. Đó là thuốc
lạnh - nó làm thân thể lạnh. Khoảng ba mươi năm trước, tôi đã dùng thứ thuốc ấy
cho gan, và ngay lập tức cơn đau nổi lên chút ít ở đây trong bao tử tôi. Thay
vì thế tôi ngừng và dùng thuốc để sinh nhiệt. Cơn đau biến mất hoàn toàn. Bây
giờ lần này, chính xác cùng chỗ. Quá lạnh."
Quá
lạnh. Đó là những gì mẹ tôi thường nói bất cứ khi nào tôi bị bệnh. Tôi không
quan tâm nhiều về triệu chứng của tôi là gì. Rắc rối luôn luôn là "lạnh bốc
hơi". Mẹ tôi kéo tôi đi xuyên đảo Hồng Kông bằng xe lửa điện đến vùng ngoại
ô West Point, nơi chúng tôi bước lên những lối đi hẹp, dốc lót bằng những viên
đá gập ghềnh, đến một tiệm bán cỏ thuốc, đông y dược. Nơi ấy lờ mờ, và hầu hết
các chỗ nào cũng có những ngăn đựng thuốc bằng gỗ đỏ, đầy cỏ thuốc. Thầy thuốc
sẽ bắt mạch tôi, xem lưỡi tôi, kê toa thuốc với bút và mực đen, và cân thuốc từ
những ngăn chứa. Trở về nhà, mẹ tôi sẽ sắc thuốc trong vài tiếng đồng hồ, cho đến
đúng mức cần thiết nước thuốc sánh đen. Thuốc dược thảo mặc dù đắng, nhưng
không hoàn toàn khó chịu. Tôi phải uống hết một lần trong khi nó đang nóng.
Thông thường, tôi thật khá hơn không lâu sau đó - có lẽ như thế mặc dù thuốc đắng,
tôi thích nghĩ như vậy.
"Giống
như thuốc Tàu, như thuốc Ayurveda của Ấn Độ, thuốc Tây Tạng thường được phân làm
hai thứ nóng và lạnh," Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích. "Hầu hết bệnh tật
của phần dưới thân thể liên hệ với lạnh nhiều. Rắc rối của gan, đầu có nghĩa là
quá nóng. Tôi dùng thuốc đó, làm tăng lạnh trong cơ thể tôi. Thỉnh thoảng chút
gì đau đau bắt đầu. Rồi thì trong cuộc hành hương, những nguyên nhân tức thời xảy
ra, và điều gì đó bùng phát."
"Một
nhân tố khác," ngài tiếp tục. "Tháng Năm vừa rồi, khi tôi ở Mỹ, hệ thống
tiêu hóa của tôi rất tốt, tuyệt vời. Cho nên trong bửa điểm tâm tôi dùng sửa lạnh
nhiều. Sau đó ở Salt Lake City, một phụ nữ nói với tôi rằng quả việt quất
(blueberry) là rất tốt cho mắt. Bà nói với tôi là phi công Hàng Không Quân Sự
Hoa Kỳ ăn mứt việt quất nhiều lắm. Thế nên tôi ăn một ít quả việt quất, ngon lắm.
Rồi sau đó, ngày qua ngày, tăng lên. Thế đó nó tác động đến hệ thống tiêu hóa tới một mức độ nào đó - quá
nhiều lạnh."
Đức
Đạt Lai Lạt Ma nói ngắn với Lhakdor. "Dường như là mọi việc đã bắt đầu như
thế ấy," Lhakdor thông dịch, "do bởi sự lạnh lẽo của quả việt quất."
***
Vậy
là do sự lạnh lẽo của những quả việt quất đã châm ngòi khủng hoảng. Đó hoàn
toàn không phải là câu trả lời mà tôi mong đợi. Nhưng tôi đành cam chịu với sự
kiện rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma không giống như bạn và tôi. Ngài có một cách khác
biệt đáng chú ý về việc nhìn thế giới chung quanh ngài. Vẫn còn có một vài việc
về cơn bệnh mà tôi muốn biết.
"Điều
gì xảy ra khi ngài ở Đạo Tràng Giác Ngộ," tôi hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma,
"sau khi ngài trở lại từ Patna?"
"Năm,
sáu ngày ở Shechen, không khá gì hơn. Cho nên tôi nghĩ: nếu lễ Thời Luân bắt đầu,
nếu một khi bắt đầu rồi mà thất bại, thế thì tệ hại lắm. Do thế, tốt hơn là
đình lại, dời lại. Vì vậy tôi quyết định. Lúc đầu, vẫn hy vọng giảng dạy ba
ngày. Nhưng không thể làm được. Rồi thì một buổi sáng Bác sĩ Tseten chú ý rằng
phía này sưng phồng ra," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, vỗ vỗ vào phía bên trái dạ
dày ngài.
"Tôi
đề nghị Đức Thánh Thiện vào bệnh viện ngay ngày hôm ấy," Lhakdor nói.
"Đó
là tại sao ngài đã bãi bỏ lễ cầu nguyện trường thọ vào ngày cuối cùng của lễ Thời
Luân?" tôi hỏi.
"Vâng,"
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói. "Ngay ngày đó, không thể sắp xếp chuyến đi. Sau đó
cố gắng để xem có thể đến Bombay ngày hôm sau không. Một vài người liên lạc với
Delhi. Chính quyền bang đồng ý cung cấp một trực thăng, chính quyền trung ương
cung cấp một chuyến bay đặc biệt từ Patna đi trực tiếp Bombay. Ở Bombay, từ phi
trường thẳng tới bệnh viện."
''Khi
Đức Thánh Thiện bước vào bệnh viện," Ngari Rinpoche nói với tôi, một cách tự ý.
"việc đầu tiên ngài thấy là một chai nước biển và một cây kim lớn đang chờ
ngài. Ngài cảm thấy không thoải mái. Ngài hơi sợ." Mặc dù Ngari Rinpoche ở
đấy chính yếu để phụ Lhakdor thông dịch, nhưng tôi luôn tin rằng ông đến với một
tin tức gì đó hấp dẫn.
"Nhưng
không có lựa chọn nào khác, cho nên tôi phải vô nước biển," Đức Đạt Lai Lạt
Ma nói, hơi nhăn nhó với ký ức.
"Họ
đã thử nghiệm những gì ở bệnh viện?" tôi hỏi.
"Họ
kiểm tra đủ thứ. Bao tử, ruột, dĩ nhiên. Cũng như tim, gan, máu. Không có gì bệnh
tật. Không ung thư."
"Nhưng
điều gì làm cho sưng lên?" tôi hỏi.
"Họ
không thể tìm ra. Mặc dù một chuyên gia đã nói với tôi …" Đức Đạt Lai Lạt
Ma chuyển sang Tạng ngữ.
"Sau
khi khám cho Đức Thánh Thiện," Ngari Rinpoche thông dịch, "chuyên gia
nói mọi thứ hoàn toàn Okay, không có dấu hiệu gì của ung thư. Sau đó ông nói:
đây là cơn bệnh trầm trọng. Nó có thể giết
ngài. Có một lỗ thủng bé tí trong ruột ngài. Nếu nó lớn hơn, nó có thể đã
giết ngài."
Tôi
liếc sang Đức Đạt Lai Lạt Ma, có một nụ cười mĩm kín đáo trên khuôn mặt ngài. Giống
như ngài lấy làm vui một cách bí mật rằng ngài xém chết.
Một
vài tu sĩ vào phòng tiếp kiến, mang theo những cái khay. Một tu sĩ cẩn thận đặt
một chén có nắp nước nóng bên cạnh Đức Đạt Lai Lạt Ma. Một vị khác đặt một cái
khay với một bình Nescafé uống liền, một vài gói trà, và một bình thủy nước
nóng trên một cái bàn thấp bên cạnh tôi. Họ rời phòng một cách lặng lẽ như khi
họ đến. Ngari Rinpoche đứng lên và bước đến tôi, và thì thầm trong tai tôi,
"Ông muốn cà phê hay trà?"
Mắt
tôi vẫn không rời Đức Đạt Lai Lạt Ma. "Dạ, cà phê." Tôi cảnh giác một
cách mơ hồ với Rinpoche đang cho một muỗng Nescafé uống liền vào ly và đổ nước
nóng vào. Ông dựa gần vào tôi và thì thầm
vào tai tôi một lần nữa, "Sửa? Đường?"
"Uh,
vâng, cảm ơn," tôi trả lời một cách tự động. Khi tôi lật qua những trang
giấy về những loại câu hỏi, một thoáng hoảng loạn bùng lên. Tôi đã lạc mất chỗ
câu hỏi cuối của tôi, và tôi không biết đáng lẻ tôi phải hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma
điều gì kế tiếp. Cà phê luôn luôn là một sự chào đón hào sảng: bây giờ đang ở
giữa đoạn đường của hơn hai giờ phỏng vấn, năng lượng của tôi có khuynh hướng
giảm sút. Mà đôi khi sự ngắt lời có thể làm cho tôi đánh mất sự tập trung tế nhị
của tôi.
Rồi
thì tôi nhớ điều gì đó mà Bác sĩ Tseten đã đề cập với tôi trong một lần đàm đạo.
"Bác
sĩ Tseten nói với tôi rằng những bác sĩ Ấn Độ ở Bombay nói trái tim của ngài
như của một người hai mươi tuổi," tôi nói với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
"Vâng,
đúng đấy," ngài trả lời." Sau khi kiểm nghiệm điện tâm đồ (ECG) các
bác sĩ ở Bombay báo cho tôi biết. Thật sự thì bác sĩ ở Patna người khám tôi
cũng nói giống y như vậy."
"Ngài
nghĩ đâu là lý do cho điều này?" tôi hỏi khi tôi ngụm cà phê và nuốt xuống
một cách tham lam.
"Tôi
nghĩ là sự hòa bình của tâm hồn," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói không do dự.
"Trái
tim của ngài giống như hai mươi tuổi bởi vì ngài có một sự hòa bình của tâm hồn?"
"Vâng,"
Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh. "Bằng khác đi, không có điều gì đặc biệt về
tôi. Tôi không có tập thể dục gì đặc biệt."
Một
người đàn ông sáu mươi bảy tuổi với trái tim hai mươi tuổi. Đức Đạt Lai Lạt Ma
không nghi ngờ gì tâm thức ấy có năng lực để chửa trị thân thể. Đối với ngài,
tâm thức và thân thể thuộc về một sự tương tục không tách rời nhau. Khi điều gì
đó xảy ra cho một thứ, thì thứ kia bị ảnh
hưởng - mối lệ thuộc hổ tương của tất cả mọi thứ đã là mật ngôn của Đức Đạt Lai
Lạt Ma trong nửa thế kỷ qua. Bây giờ, ngay cả những bác sĩ và các nhà nghiên cứu
chủ đạo chuyên môn cũng đi đến cùng kết luận. Một sự rối loạn trong thận có thể
có hậu quả nghiêm trọng cho não bộ. Và một sự phiền muộn bây giờ được xem là
nhân tố nguy hại quan trọng cho bệnh tim - nó có thể tệ hại không kém gì mở
trong máu. Sau cùng, thân và tâm cùng chia sẻ những khối xây dựng - máu, thần
kinh, kích thích tố, kháng thể.
Đây
là vấn đề Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thiết lập như thế nào: "Rèn luyện tâm thức, điều này có nghĩa là làm mạnh những cảm xúc tích cực
đó chẳng hạn như tha thứ và từ bi, chẳng hạn như hồi hướng lợi lạc cho người
khác. Những cảm xúc tiêu cực như thù hận, ganh tỵ, đây là những thứ mà quý vị gọi
là kẻ thù. Những cảm xúc tiêu cực qua tu tập, chúng ta có thể giảm chúng đến mức
tối thiểu. Sự rèn luyện tâm thức này, theo một số nhà khoa học là liên hệ rất
nhiều với sức khỏe của chúng ta."
"Lấy
thí dụ như tha thứ. Có hai mức độ ở đây. Một mức độ: tha thứ có nghĩa là ta
không nên phát triển những cảm giác của trả thù. Bởi vì trả thù làm tổn hại người
khác, do thế đó là một hình thức của bạo động. Với bạo động, thường có phản bạo
động. Điều này thậm chí gây ra nhiều bạo động hơn - rắc rối không bao giờ giải
quyết được. Cho nên đó là một mức độ. Một mức độ khác: tha thứ có nghĩa là ta
nên cố gắng không phát triển những cảm giác của sân hận đối với kẻ thù của ta.
Sân hận không thể giải quyết rắc rối. Sân hận chỉ đem đến những cảm giác không
thoải mái cho chính ta. Sân hận phá hoại sự hòa bỉnh tâm hồn của chính ta. Tâm
trạng hạnh phúc không bao giờ hiện hữu, không có trong khi sân hận vẫn còn. Tôi
nghĩ đó là lý do chính tại sao chúng ta nên tha thứ. Với một tâm thức tĩnh lặng,
tâm thức hòa bình hơn, thân thể khỏe mạnh hơn. Một tâm thức khích động đầu độc
sức khỏe của ta, rất tổn hại cho thân thể. Đây là cảm nhận của tôi."
Tôi
hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma ngài có nghĩ điều gì đó tích cực đã hình thành do bởi bệnh
tật của ngài không. Những người Tây Tạng khắp thế giới đã cực kỳ lo lắng về
ngài. Trong khi ngài nằm trên giường bệnh ở tu viện Shechen, hàng trăm nghìn
người hành hương đã ở ngoài trời cả đêm, dâng lời cầu nguyện cho Đức Đạt Lai Lạt
Ma giữa những điều kiện rõ ràng của mùa
đông.
Đức
Đạt Lai Lạt Ma chọn trả lời bằng Tạng ngữ và để Lhakdor thông dịch: "Đức
Thánh Thiện nói rằng tình cảnh là một sức mạnh kích hoạt tốt đẹp cho việc tiến
hành những hành vi tốt đẹp, cho việc theo đuổi những hành vi tâm linh."
Tôi
không hiểu lắm.
"Nếu
mọi thứ là bình thường," Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích, "thế thì mặc
dù chúng ta cầu nguyện thật nhiều, nhưng những người cầu nguyện có thể không
tha thiết lắm. Nhưng bởi vì tôi bệnh, cho nên mỗi lời cầu nguyện là tha thiết. Tất
cả chúng ta dâng những lời cầu nguyện thật tha thiết. Thế nên qua cách ấy, có những
kết quả tích cực nào đó."
"Bệnh
tật là một chất xúc tác làm cho chúng ta có tinh thần hơn," Ngari Rinpoche
thêm vào.
Đối
với Đức Đạt Lai Lạt Ma, khổ đau và tai ương là những điều kiện cần thiết cho việc
phát triển nhẫn nhục và bao dung. Những phẩm chất này là cần cho sự sống nếu chúng
ta muốn giảm thiểu những cảm xúc tiêu cực như thù hận và ganh tỵ. Khi mọi thứ diễn ra tốt đẹp, chúng
ta ít cần đến nhẫn nhục và tha thứ. Chỉ khi nào chúng ta gặp phải rắc rối, khi chúng
ta khổ đau, như vậy chúng ta mới thật sự học hỏi những đạo đức này. Một khi chúng
ta tiếp thu chúng, từ bi tuôn chảy một cách tự nhiên.
"Ông
có buồn không khi tôi khởi hành?" Đức Đạt Lai Lạt Ma hỏi tôi một cách không
ngờ.
"Tôi
buồn, vâng," tôi trả lời.
"Ông
có nghĩ là Đức Thánh Thiện sẽ không qua khỏi chứ?" Ngari Rinpoche tò mò.
"Không,
không. Tôi có một sự tin tưởng nào đó. Thế nào đó tôi biết ngài sẽ không sao,''
tôi trả lời. "Tôi buồn bởi vì ngài trông yếu quá, quá phờ phạc. Tôi chưa bao giờ thấy ngài yếu đuối như vậy
trước đây. Tôi bị sốc quá cũng như những người khác vậy. Và một điều khác nữa. Ngài
ôm tôi trước khi rời tu viện Shechen. Tôi thật cảm động với việc ấy. Mặc dù ngài
đang đau và có thể đứng dậy khó khăn, nhưng ngài vẫn muốn làm tôi thoải mái, động
viên tôi. Bệnh tật như ngài vậy mà ngài vẫn để mắt nhìn đến tôi. Như ngài luôn luôn
làm, ngài đã đặt lợi ích của người khác trên lợi ích của chính ngài."
Ẩn
Tâm Lộ, Friday, December 25, 2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét