Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

NIỀM TIN CHẮC CHẮN VỚI GIÁC NGỘ



Tác giả: Alexander Berzin/ Riga, Latvia, July 2004
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
***


1- Tầm quan trọng của việc có một ý tưởng chính xác về Giác Ngộ

Với tâm giác ngộ - tâm giác ngộ tương đối hay tâm giác ngộ quy ước là điều mà chúng ta nói ở đây - thật quan trọng để có một biểu tướng tinh thần chính xác về Giác Ngộ, một ý tưởng chính xác về Giác Ngộ là gì. Bằng khác đi thì giống như chúng ta đang hướng đến một nơi nào khác - giống như nếu chúng ta đang hướng đến Lithuania mà lại tưởng tượng Estonia, thì chúng ta đang đi trên một con đường khác, đang trên một phương hướng sai lạc. Và vì thế ngoại trừ chúng ta có một hình ảnh đúng đắn về vấn đề Giác Ngộ là gì, không thì chúng ta đang hướng cho một loại ảo tưởng nào đó mà điều ấy không thể đạt được. Tôi muốn nói một cách rõ ràng trong thí dụ đi đến Lithuania hay Estonia từ Latvia, chúng ta có thể đến một trong những địa điểm ấy, nhưng thông thường khi chúng ta có một khái niệm sai lạc về Giác Ngộ, nó có thể hoặc là điều gì đó có thể hay điều gì đó không thể. Nếu nó là có thể, thì chúng ta sẽ không Giác Ngộ, cho nên chúng ta sẽ tự đánh lừa mình nếu chúng ta đạt được nó; và nếu là không thể, thế thì chúng ta có thể không bao giờ đạt được điều ấy. Thật rất quan trọng để có nó một cách chính xác. Điều ấy đòi hỏi sự nghiên cứu học hỏi - nghe sự diễn tả, thấu hiểu nó, và v.v…

2- Trở thành tin chắc với sự Giác Ngộ cá nhân của chúng ta

Để thành tựu Giác Ngộ - sự Giác Ngộ tương lai chưa xảy ra - chúng ta cần một nguyện vọng mạnh mẽ để đạt đến. Và như tôi đã nói, để có một nguyện vọng mạnh để đạt đến, thì phải thật sự chân thành và chắc chắn, nó phải được căn cứ sự tự tin vững vàng rằng Giác Ngộ có thể thành tựu, và chỉ bởi vì chúng ta có thể được thuyết phục rằng có thể đạt được điều gì đấy không thể. Cho nên phải được thuyết phục rằng điều gì đấy thật sự là có căn cứ. Điều này thật sự đòi hỏi một sự khảo sát rộng sâu, và học hỏi, và tư duy. Vì vậy chúng ta không nên tầm thường hóa điểm này. Nếu chúng ta đang hướng đến cho việc giải thoát và Giác Ngộ, thế thì như tôi nói, nếu chúng ta không được thuyết phục rằng chúng ta có thể thành tựu Giác Ngộ, thế thì toàn bộ con đường tâm linh của chúng ta là rất không ổn định.

Vậy thì, chúng ta có thể trở thành được thuyết phục như thế nào? À, thầy tôi đã nói rằng Giác Ngộ là có thể; Đức Phật nói rằng điều ấy là có thể, và vì thế tôi tin tưởng các ngài bởi vì các ngài là những nguồn thông tin vững chắc. Không có lý do gì tại sao các ngài nói dối, một cách đặc biệt không là Đức Phật.Và tiếp trên căn bản ấy chúng ta có thể chấp nhận điều ấy và tin tưởng điều ấy là chân thật. Một cách chắc chắn, tin tưởng điều ấy trên căn bản ấy - "À, tôi nương tựa vào nguồn cội thông tin vững chắc: Đức Phật" - có thể làm chúng ta bắt đầu trên con đường của việc hành động đối với giải thoát và Giác Ngộ, mà không nghĩ rằng điều ấy hoàn toàn điên rồ. Nhưng khi niềm tin của chúng ta bị thử thách bởi người thân và bạn bè, những người không phải là Phật tử, những kẻ nói, "Ô này, đó chỉ là tuyên truyền, bạn bị tẩy não để tin tưởng điều này," rồi thì chúng ta bắt đầu trở thành hơi bị bất ổn bởi vì, à, chúng ta trả lời như thế nào?" Tôi tin tưởng Đức Phật, và Ngài sẽ không lừa dối tôi" - như vậy không quá ổn, có phải không?

Nhưng nếu chúng ta  đi theo con đường tâm linh của Phật Giáo chỉ để học làm một người dễ thương như thế nào, và sống với người khác trong kiếp sống này tốt đẹp hơn, và để có ít khó khăn hơn trong việc đối diện với hoàn cảnh đời sống của chúng ta - thì quý vị không cần phải là một Phật tử để làm việc ấy. Nhiều, rất nhiều tôn giáo và triết lý đã dạy chúng ta điều ấy. Có lẻ cung cách Phật Giáo của việc làm điều này là quyến rũ, nhưng đấy không thật sự là Phật Giáo. Phật Giáo là toàn bộ việc đạt đến giải thoát và Giác Ngộ. Đấy là những gì đặc biệt của Phật Giáo.

Ngay cả giải thoát, đó là gì? Giải thoát là thoát khỏi sự tái sanh tiếp diễn không thể kiểm soát - luân hồi. À, nếu chúng ta không tin tưởng tái sanh, làm sao chúng ta có thể hướng đến việc giải thoát khỏi nó? Và vấn đề chúng ta hướng đến Giác Ngộ mà trong ấy chúng ta sẽ có thể hổ trợ mọi người khác thoát khỏi tái sanh như thế nào? Hầu hết tất cả mọi tôn giáo và triết lý của Ấn Độ - Bà La Môn, Kỳ Na Giáo và v.v… - tất cả đều hướng đến việc giải thoát khỏi luân hồi sanh tử, vì thế trong tự nó không phải Phật Giáo đặc thù. Những gì của Phật Giáo là sự thấu hiểu những nguyên nhân của luân hồi, sự tái sanh tiếp diễn không thể kiểm soát là gì, và giải thoát khỏi nó thật sự có ý nghĩa gì? Vì thế, nếu chúng ta đúng là hướng đến giải thoát, thì nó phải chính xác, Đức Phật dạy gì về điều này, và tự tin rằng điều ấy là có thể - bằng khác đi thì chúng ta đang hướng cho một loại giải thoát nào khác đấy.

Đây là tại sao Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều vị đại sư khác nhấn mạnh nhu cầu của việc nghiên cứu, học hỏi, và thấu hiểu những giáo huấn khác nhau. Bằng khác đi việc đi theo con đường tâm linh chỉ đơn thuần trên mức độ của cảm xúc và sùng kính sẽ không vững vàng. Trái lại, nếu quý vị chỉ học hỏi mà không có phần cảm xúc và sùng mộ, nó cũng không thành bởi vì chúng ta không có năng lượng. Chúng ta cần một sự cân bằng của tất cả những điều này; quý vị không thể bỏ phần nào cả.

Cho nên, để phát triển tâm giác ngộ, tâm giác ngộ tương đối, chúng ta cần được thuyết phục rằng thật có thể thành tựu không chỉ giải thoát, mà cả Giác Ngộ. Vì thế, chúng ta phải có một ý tưởng rõ ràng về giải thoát là gì, Giác Ngộ là gì, và rằng có thể đạt đến điều ấy và rằng tôi có thể thành tựu việc ấy. Do vậy, như tôi đã nói, có nhiều thứ mà chúng ta cần thông hiểu và tin chắc rằng đúng, căn cứ không chỉ trên việc tin tưởng lời nói của những vị nào đấy, mà cũng vì nó có ý nghĩa với chúng ta qua lý trí, qua luận lý (logic). Chúng ta không thể biết nó qua nhận thức tối thiểu cho đến khi chúng ta thật sự trải  nghiệm nó.

a.     Sự tương tục của hoạt động tinh thần

Do vậy, một trong những điều đầu tiên mà chúng ta cần thấu hiểu và tin chắc là sự tương tục tinh thần cá nhân ấy, những gì chúng ta gọi là "tâm thức", vô thỉ và vô chung, không có bắt đầu và không có kết thúc, là điều dĩ nhiên bao hàm cả sự tái sanh. Đấy không phải là một thứ dễ dàng, hoàn toàn không. Bởi vì việc thành tựu Giác Ngộ, mặc dù được nói rằng nó có thể được hoàn tất trong một kiếp sống, điều ấy, không bao giờ, chẳng bao giờ xảy ra. Có một kiếp sống cuối cùng mà trong ấy Giác Ngộ xảy ra, nhưng ngoại trừ chúng ta đã từng xây đắp vô vàn nguyên nhân từ những kiếp sống trước, bằng không thì nó sẽ không xảy ra trong kiếp sống này. Cho nên chúng ta cần có thể hướng đến cho việc thành tựu điều gì đấy sẽ xảy ra trong tương lai lâu xa. Vì vậy chúng ta phải thật sự thấu hiểu và được thuyết phục rằng sẽ có sự tương tục, bằng không thì vô vọng - tôi không thể thật sự có thể làm việc ấy trong kiếp sống này, tôi bận rộn quá và tôi phải làm việc và tôi phải có tất cả mọi trách nhiệm khác, vậy thì tại sao tôi phải bận lòng? Nhưng nếu chúng ta tin chắc về vô thỉ và vô chung, thế thì như được nói trong triết lý phổ thông Ấn Độ - thật sự nó đến từ Áo Nghĩa Thư - kinh điển tiền Ấn Độ giáo - không có mất mát gì của một lần bắt đầu một khi được làm. Ngay cả nếu chúng ta thật già, nếu chúng ta bắt đầu - hãy học hỏi, hãy bắt đầu thực hành - thói quen, bản năng của điều ấy sẽ tiếp diễn đến những kiếp sống tương lai.

 Đây không phải là nơi, lúc hay trường hợp để thảo luận chi tiết về vô thỉ và vô chung của tâm thức, nhưng căn bản tranh luận là chúng ta cần khảo sát để thấu hiểu sự tương tục của điều gì đấy là gì. Và ở đây chúng ta đang nói về một sự tương tục của điều mà chúng ta đã giải thích trước đây, hoạt động tinh thần chủ quan cá nhân này, và để thông hiểu điều ấy, thật hoàn toàn vô nghĩa trong hình thức của nhân và quả: nó có khởi đầu như thế nào từ hoàn toàn không có gì hay chỉ từ một đấng toàn năng nào đó nói, " Hãy để nó là". Điều này hoàn toàn vô lý. Và nếu có một sự tương tục không bị suy tàn, không bị yếu kém hơn và yếu kém hơn mỗi thời khắc, mà nó sẽ tương tục với một trình độ đều đặn … Thế thì điều ấy đòi hỏi, dĩ nhiên, một sự thấu hiểu chúng ta muốn nói gì qua hoạt động tinh thần. Nó không giống như thân thể hao mòn, mà nó [sự tương tục tinh thần] không hao mòn. Và nếu có một sự tương tục của điều gì đó không hao mòn, thì nó hoàn toàn phi lý rằng nó sẽ đi đến một sự kết thúc, bởi vì nó luôn luôn bị tác động bởi mọi thứ. Và vậy thì vấn đề đột nhiên điều gì đó ảnh hưởng nó và làm nó đi đến chấm dứt như thế nào? Do thế, điều này đòi hỏi chúng ta làm việc rất nhiều để thông hiểu điều này. Những gì chúng ta đang nói về một sự tương tục của hoạt động tinh thần này, cho nên chúng ta cần thật sự thấu hiểu sự hoạt động tinh thần ấy là gì khi chúng ta diễn tả nó. Và nhìn vào những phẩm chất của nó và những gì đồng hành với nó.

b.     Bất giác về thực tại

Điều gì ngăn trở sự giải thoát của chúng ta? Nói cách khác, điều tạo ra tất cả những cảm xúc phiền não của chúng ta là sự bất giác về thực tại, một cách căn bản. Tùy thuộc vào kinh luận mà chúng ta xem, kinh luận Ấn Độ, hoặc điều đó có nghĩa là tôi đúng là không biết hay tôi biết một cách sai lạc. Điều gì ngăn trở sự toàn tri toàn giác, điều gì ngăn trở sự Giác Ngộ - một trong những đặc trưng chính của Giác Ngộ là toàn tri toàn giác, có thể biết mọi thứ một cách đồng thời - điều ngăn trở đó là những thói quen của sự bất giác này. Những gì mà các thói quen đó làm là chúng tạo ra sự sinh khởi của mọi thứ tồn tại trong những cách không thể. Cách không thể là nó làm mọi thứ xuất hiện giống như chúng là, từ phía của chính chúng, một cách cụ thể, những thứ có thể biết được. Nó là một thứ gì đấy từ phía của đối tượng, giống như một đường cụ thể lớn bao quanh nó, hay nếu chúng ta nghĩ về không gian ba chiều, thì là một túi ni lông cụ thể bao quanh nó, tách rời nó khỏi mọi thứ khác và làm nó là một tạo vật cá thể có thể biết được một cách chắc thật. Và thế, do bởi hiện tướng làm ra ấy, nó giống như chúng ta nhận thức mọi thứ qua một kính viễn vọng, từ tàu ngầm. Quý vị chỉ nhìn qua một thứ nho nhỏ và chúng ta chỉ thấy những gì phía trước mũi của chúng ta. Chúng ta không thể thấy mối liên hệ hổ tương tuyệt đối của mọi thứ bởi vì chúng ta đang đóng gói mọi thứ như thứ này có thể biết được và thứ kia có thể biết được chỉ từ chính nó, cô lập và rất giới hạn trong phạm vi.

Và ngay cả nếu chúng ta biết rằng mọi thứ không thật sự tồn tại cách mà tâm thức làm nó xuất hiện - tâm thức giới hạn làm nó xuất hiện - nhưng loại hiện tướng giới hạn ấy đang sinh khởi; và do bởi điều ấy, nó đã ngăn trở chúng ta thấy mối liên hệ hổ tương của tất cả mọi nghiệp duyên, của toàn thể mọi người, của tất cả mọi thứ. Và do bởi điều ấy, chúng ta không thể thật sự hổ trợ mọi người một cách trọn vẹn. Tại sao? Bởi vì chúng ta không biết tất cả mọi nguyên nhân khả dĩ từ vô thỉ của mọi người tác động hổ tương để [giải thích] tại sao một cá nhân hiện hữu trong cách hiện tại của họ bây giờ. Và chúng ta không biết nếu tôi dạy người này điều này, thì điều gì sẽ ảnh hưởng trong dạng thức của mọi kiếp sống tương lai của con người này và trên mọi người khác mà người này sẽ chạm trán và liên hệ với, bị ảnh hưởng bởi những gì tôi đã dạy. Đấy là những gì mà một Đức Phật biết. Nhưng bởi gì chúng ta đang thấy mọi thứ bị đóng gói và qua kính tiềm vọng, cho nên chúng ta rất giới hạn, chúng ta không thể thấy tất cả.

Và vì thế nó là những thói quen này của sự si mê này, sự bất giác này, đang làm nên sự giới hạn này. Cho nên chúng ta cần được thuyết phục để tự tin rằng sự bất giác, thứ đã làm nên tất cả mọi cảm xúc phiền não, và những thói quen bất giác, là điều gì đó mặc dù chúng có thể không có bất cứ sự bắt đầu nào, có thể có một sự kết thúc. Có thể loại bỏ chúng - đó là điều mà chúng ta cần trở thành tự tin nhằm để tự thuyết phục rằng thật có thể đạt đến giải thoát và Giác Ngộ.

c.      Loại bỏ bất giác

Chúng ta nói về sự bất giác - nếu chúng ta loại bỏ nó, thì chúng ta cũng loại bỏ được những cảm xúc phiền não (phiền não chướng). Nếu chúng ta nói về nó, sự bất giác không thể xảy ra đồng thời với sự tỉnh giác. Hoặc là quý vị thấu hiểu hay quý vị không thấu hiểu. Nếu chúng ta có thể phát triển sự tỉnh giác và thông hiểu và có tất cả điều ấy trong mọi lúc, thì sẽ không bao giờ bất giác nữa.

Cho nên câu hỏi là, điều gì mạnh mẽ hơn, sự tỉnh giác và thông hiểu hay sự không thông hiểu? Và chúng ta phải nói rằng sự tỉnh giác là mạnh mẽ hơn. Nó có thể vượt thắng bất giác bởi vì nó căn cứ trên lý trí và có thể được làm vững thêm và v.v…, và cũng với tỉnh giác chúng ta phát sinh thêm hạnh phúc, bất giác sản sinh khổ đau.  Và bất giác, nếu chúng ta càng khảo sát thêm, thì chúng ta thấy điều ấy là đúng là không thật. Không điều gì hổ trợ cho nó. Bất giác không là một bộ phận bản chất của hoạt động tinh thần. Mặc dù chúng ta có thể chấm dứt và loại bỏ sự bất giác ấy bởi vì có điều gì đó đối lập chính xác loại trừ nó, không có điều gì đó đối lập loại trừ sự hoạt động tinh thần này, bởi chúng ta đã đi qua sự tranh luận trong dạng thức của sự vô thỉ và  vô chung, rằng quý vị không thể có một thời khắc trong sự tương tục mà trong ấy hoạt động tinh thần không tồn tại nữa. Và vì thế quý vị không thể đối chọi hoạt động tinh thần với không hoạt động tinh thần và loại bỏ nó bằng cách ấy. Quý vị không thể chấm dứt hoạt động tinh thần, nó sẽ tiếp diễn mãi mãi - nhưng quý vị có thể kết thúc sự bất giác.

Cho nên những phẩm chất tiêu cực, những phẩm chất phiền não và v.v… - chúng ta có thể loại trừ nó. Những phẩm chất như từ ái và bi mẫn và v.v… - những thứ này thì không có điều gì có thể đối kháng với sự đối ngược lại. Từ ái là nguyện ước cho mọi người được hạnh phúc và v.v…À, sự đối kháng sẽ là thù hận, cầu mong cho người đau khổ. À, điều đó được căn cứ trên sự bất giác, không thật sự thấu hiểu bản chất của con người, và vấn đề chúng ta liên hệ hổ tương như thế nào, và mọi người muốn hạnh phúc như thế nào, và v.v… Cho nên những phẩm chất tích cực - càng khảo sát chúng, thì chúng được hổ trợ bởi tỉnh giác; và những phẩm chất tiêu cực - thì chỉ là sự bất giác đàng sau chúng, sự bất giác không có bất cứ căn bản vững vàng nào. Do thế, những phẩm chất là điều gì đấy có thể được tăng cường càng lúc càng thêm lên, trái lại những phẩm chất tiêu cực là điều gì đó có thể được loại trừ. Đây là điều gì đó mà chúng ta phải hành động thật sự và cố gắng để thấu hiểu. Vì vậy, thật có thể đạt được giải thoát bây giờ nếu chúng ta có thể an trú trong sự tỉnh giác này, sự thông hiểu về tánh không.

Bây giờ, về những thói quen bất giác? Những thói quen làm lên hiện tướng lừa dối này của mọi thứ có điều được gọi là "sự tồn tại thật sự", với đường viền quanh chúng? Đó là làm việc qua sự kiện rằng tại thời khắc này toi có thiết bị giới hạn, như ổ cứng (hardware) giới hạn. Trình độ tâm thức là thô, hay những gì được gọi là vi tế nhưng vẫn chưa là trình độ vi tế nhất, và vì vậy nên nó bị giới hạn. Và trình độ của thân thể là giới hạn - tôi phải lệ thuộc vào đôi mắt này và não bộ này và v.v…Nó là giới hạn. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào bản chất của chính hoạt động tinh thần này đang làm sinh khởi những hiện tướng và sự hiểu biết - à, chúng không cần phải bị giới hạn bởi ổ cứng. Đây là chỗ mà chúng ta thâm nhập vào lớp cao nhất của mật thừa tantra - có trình độ linh quang của hoạt động tinh thần này, và điều ấy thật sự tiếp diễn từ kiếp này đến kiếp khác, chúng không bị gián đoạn sự tương tục. Thân thể thô phù, thức thô phù của một con người, hay một con ruồi, hay bất cứ chúng sanh nào - chấm dứt vào lúc chết. Nhưng trình độ vi tế tiềm tàng nhất này, là hoạt động tinh thần tinh khiết này - sẽ tiếp diễn và không nhất thiết bị giới hạn. Nó không phải bị giới hạn. Và nếu nó không bị giới hạn, à, hoạt động tinh thần vi tế nhất, trình độ vi tế  nhất của hoạt động tinh thần - sẽ không làm ra những hiện tướng bị bao vây bởi những ranh giới quanh nó. Nó vi tế hơn thế đó.

Những gì chúng ta muốn làm là để có được trình độ ấy và duy trì nó trong mọi lúc; không có những trình độ thô phù  hoạt động. Do vậy, nếu chúng ta có thể đạt đến trình độ linh quang ấy, và duy trì nó mà không có những trình độ thô phù xảy ra, thế thì chúng ta không thể nói rằng có bất cứ một thói quen nào của bất giác còn hiện hữu nữa - thói quen của việc làm sinh khởi những hiện tướng lừa dối này. Chúng ta chỉ có thể nói rằng vẫn có một thói quen nếu nó có thể cho một tương lại xảy ra về nó. Nếu nó có thể có ở đấy, một tương lai, xảy ra một kết quả của thói quen này - hiện tướng tạo tác lừa dối này - thế thì đó là một thói quen quá khứ. Quý vị không thể nói rằng nó là một thói quen hiện tại bởi vì một thói quen có nghĩa là nó có thể phát sinh ra một thí dụ khác của những gì mà nó là một thói quen. Và từ quan điểm ấy, tư duy trong cách này, thì chúng ta cũng có thể tự tin rằng thật có thể loại bỏ những thói quen bất giác này.

Và vì thế, bởi vì hoạt động linh quang ấy, hoạt động tinh thần, không bị phối hợp với một thân thể giới hạn hay một tâm thức thô phù giới hạn, thế thì nó có thể được căn cứ cho tất cả mọi khía cạnh khác nhau của một Đức Phật. Nó sẽ có điều mà chúng ta gọi là ba thân Phật. Đấy sẽ là Pháp Thân, là Thân Bao Hàm Mọi Thứ, nói cách khác, tâm toàn tri toàn giác. Bởi vì chúng ta đang nói về hiện tướng tạo tác và hiểu biết, cho nên không có giới  hạn trong dạng thức của thiết bị này - thân thể và v.v…- nếu không có điều gì đó ngăn trở nó tạo tác một hiện tướng của mọi thứ. Vì vậy nó làm một hiện tướng của mọi thứ, nó là sự biết mọi thứ. Và phẩm chất của từ ái và bi mẫn, tất cả mọi thứ ấy - điều ấy bình đẳng với tất cả mọi người. Không có sự giới hạn - nó không chỉ với thứ này hay chỉ với thứ nọ.

Và nó cũng là một trong những chức năng, những chức năng đặc thù quan trọng, nó làm sinh khởi những hiện tướng - cho nên nó làm sinh khởi những hiện tướng không chỉ những gì nó biết, mà nó làm sinh khởi những hiện tướng của chính nó. Và cho nên chúng ta có nó làm sinh khởi những hiện tướng vi tế và những hiện tướng thô phù - đó gọi là Báo Thân, và Hóa Thân từ quan điểm của Đại Thừa hiển giáo. Hay chúng ta có thể nói về Báo Thân từ quan điểm của Mật Thừa tantra cao nhất, rằng nó làm sinh khởi sự truyền đạt, những làn sóng vi tế thông tin. Và vì nó không phối hợp với một thân thể giới hạn hay của bất cứ điều gì đó giới hạn, cho nên nó có thể giao tiếp với mọi người trong một cách mà họ có thể hiểu, và có thể thị hiện trong hàng triệu hình sắc đồng thời.  Vậy thì chúng ta có Báo Thân và chúng ta có Hóa Thân. Mọi người có một sự tương tục cá nhân của linh quang tỉnh giác, thức linh quang, tâm linh quang.

3- Kết luận

Cho nên trên căn bản này chúng ta có thể có một tâm giác ngộ rất vững vàng bởi vì chúng ta tự tin chắc rằng thật có thể đạt đến giải thoát và Giác Ngộ, và tôi cũng có thể thực hiện điều ấy. À, nhưng chỉ có thể nếu tôi nổ lực, vì thế chúng ta cũng phải biết con đường hướng đến ấy là gì, và những bước khác nhau để hướng Giác Ngộ. Và sau đó chúng ta cần biết những lợi ích của việc thành tựu điều này - tại sao tôi muốn thành tựu điều này? Và tôi sẽ làm gì với điều này? Rồi thì chúng ta có thể phát triển tâm giác ngộ qua những giai tầng của vấn đề tôi sẽ hành động thật sự hướng đến để làm việc ấy như thế nào? Do vậy, đây là những bước mà chúng ta cần tiếp nhận nếu chúng ta sẽ thực hiện nó một cách thật rất trọn vẹn, và trên một trình độ vững vàng của việc có tâm giác ngộ, điều này liên hệ đến tâm giác ngộ tương đối, hay tâm giác ngộ quy ước.

Vậy thì thật có thể đạt đến Giác Ngộ; phương pháp cho việc thực hiện, những lợi lạc cho việc làm điều này; và sau đó, vấn đề tôi thật sự tự động viên tôi để làm việc này là như thế nào. Đấy là những bước. Đấy là toàn bộ vấn đề tôi nghĩ sáng này. Tôi đã giải thích điều này ở một trình độ  hơi sâu sắc, nhưng tôi nghĩ rằng điều đó cũng có thể rất lợi ích. Có giáo huấn trên những phương pháp thật sự cho việc thành tựu điều ấy - những điều này được biết thật rất rộng rãi, cho những gì chúng ta cần có là nền tảng cho việc có thể thật sự áp dụng chúng.

Cho nên chúng ta kết thúc với sự hổi hướng. Chúng ta nghĩ những chúng ta thông hiểu, chúng ta có được, nguyện cho nó thâm nhập sâu hơn, và sâu hơn, và hành động như nguyên nhân cho việc thành tựu Giác Ngộ để làm lợi ích cho tất cả.

Ẩn Tâm Lộ, Thursday, July 23, 2015


http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/sutra/level2_lamrim/advanced_scope/bodhichitta/what_needs_to_be_understood_in_order_to_have_a_bodhichitta_aim/session_2.html


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét