Nguyên tác: Bodhicitta
Tác giả: Geshe
Rabten Rinpoche
Chuyển ngữ: Tuệ
Uyển
Con Đường Tiệm Tiến
Đến Giải Thoát
Thừa hay xe không phải là người chuyên chở hay những gì
được chuyên chở - nó là sự chuyên chở . Vì vậy Tiểu Thừa có nghĩa là "sự
chuyên chở vật nặng nhỏ hơn", và Đại Thừa, "sự chuyên chở vật nặng lớn
hơn."
Hành giả Tiểu Thừa là những người thấy sự luân hồi là
không thể chịu nổi và muốn thoát khỏi nó để thể nhập niết bàn. Họ giúp đở người
khác một cách lớn lao bằng việc viễn ly thế gian và cố gắng để đạt được tự do,
nhưng tư tưởng chính của họ là sự giải thoát cá nhân khỏi sanh tử luân hồi. Một
vị a la hán - là vị đã hoàn tất con đường giải thoát cá nhân này - có nhiều
năng lực tâm linh, và có thể giảng dạy giáo huấn tâm linh và cũng hổ trợ nhiều
người, nhưng phải loại trừ sở tri chướng, những chướng ngại ngăn trở toàn giác.
Việc thành tựu niết bàn sẽ chứng tỏ là không đầy đủ và vị la hán sau đó phải
thâm nhập Bồ tát đạo và tiến hóa qua mười địa Bồ tát đến cuối cùng, là hoàn
thành Quả Phật.
Những người thực hành Đại Thừa cũng viễn ly sanh tử luân
hồi và muốn thoát khỏi nó. Nhưng bởi vì họ gắn bó chặc chẽ với tất cả những
chúng sanh khác trong cõi luân hồi, nên những hành giả Đại Thừa không muốn chỉ
sự giải thoát cá nhân đơn thuần. Qua việc quan tâm to lớn của họ cho những người
khác, nguyện ước động cơ toàn triệt của hành giả Đại Thừa là mang đến hạnh phúc
hoàn toàn cho tất cả chúng sanh. Họ thấu hiểu rằng tất cả chúng sanh trong cõi
luân hồi - côn trùng, chư thiên và tất cả những chủng loại còn lại - là bình đẳng
trong việc cùng muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. Họ cũng nhận thức rằng
không ai trong những chúng sanh này có sự hài lòng với hạnh phúc hoàn toàn. Vì
lý do này, họ phát triển một đại nguyện đưa tất cả chúng sanh ra khỏi khổ đau. Nguyện
ước này, cũng là một loại tâm sở, được gọi
là đại bi, "bậc đại bi". Hành giả Đại Thừa nhận ra rằn tất cả chúng
sanh trong cõi luân hồi, mặc dù họ có thể có hạnh phúc nhất thời, nhưng không
có hạnh phúc chân thật miên viễn.
Nguyện ước tiếp theo, là đem cho tất cả chúng sanh hạnh
phúc cứu kính tối hậu của Quả Phật được gọi là đại từ, "đại từ thệ nguyện năng
động". Những nguyện ước này là mạnh mẽ hơn sự không thỏa mãn của hành giả
Tiểu Thừa. Trước khi tầng nguyện vọng này được đạt đến, thì cũng có nhiều sự thực
hành khác phải được phát triển vì thể hành giả Đại Thừa có thể nhận ra trọn vẹn
nổi khổ đau của chúng sanh.
Đầu tiên họ muốn đưa tất cả chúng sanh đến Giác Ngộ mà
không cần một sự trợ giúp nào. Điều này gọi là "tư tưởng đầu tiên" (adicinta). Sau đó, khi họ thẩm tra tự thân để thấy họ có đủ năng lực để làm
việc đó đơn độc không, thì họ thấy rằng cùng những phiền não mà những chúng
sanh khác có cũng tồn tại trong họ. Vì vậy họ cố gắng để tìm xem ai có năng lực
để giúp người khác trong cách này. Qua điều này họ thấy rằng chỉ có một Đức Phật
mới có thể làm như thế, và do vậy họ phát triền nguyện ước được đạt đến Quả Phật
một cách nhanh chóng. Đây là tâm giác ngộ, "Tâm nhiệt tình Giác Ngộ."
Khi hành giả đã thực hành chủ đề lớn này, đại bi, đại từ,
tư tưởng đầu tiên, và tâm giác ngộ ( mahakarunika, mahamaitreya, adicinta và bodhicitta) trở thành bộ
phận rất tự nhiên của hành giả. Ở tại điểm này, hành giả trở thành một vị Bồ
tát, mặc dù chưa là một tôn giả Bồ tát - một vị Bồ tát rất tiến hóa, vị đã thấy
tánh không một cách rõ ràng. Khi hành giả đạt đến giai tầng cao của một vị Bồ
tát, tất cả chư thiên đều tôn kính. Một khi tâm giác ngộ đã phát sinh, hạt giống
của giáo pháp sẽ tiếp tục lớn mạnh cho dù vị ấy tỉnh giấc hay ngủ, và ngay cả những
nghiệp nhân rất tổn hại cũng được ngăn chặn khỏi chín muồi.
Thông thường, người ta có thể được loại trừ những phiền
não tinh thần chỉ bằng việc thiền quán về tánh không. Tâm giác ngộ làm thiền
quán về tánh không mạnh mẽ hơn nhiều. Khi một chiến sĩ đang chiến đấu với một kẻ
thù thì người ấy cần sử dụng vũ khí của người ấy, nhựng vị ấy cũng cần có thực
phẩm tốt; tâm giác ngộ giống như thực phẩm này.
Để đạt đến mục tiêu sau cùng, chúng ta cần hai khí cụ: tuệ
giác và phương tiện, những thứ chứa đựng cả bi mẫn và hành động bi mẫn. Đại bi,
đại từ, tư tưởng đầu tiên và tâm giác ngộ tất cả bao hàm trong phương tiện. Tuệ
giác là việc thấy mọi thứ như chúng là. Một vị Bồ tát là cả hai thứ này. Một vị
a la hán, người đã hoàn thành con đường Tiểu Thừa, đã ra khỏi sanh tử luân hồi
và đã đạt đến trình độ thấp nhất của niết bàn, là mạnh mẽ trong tuệ giác -
trong sự thực chứng về tánh không - nhưng yếu kém về phương tiện. Họ có bi mẫn,
nhưng không phải là đại bi. Họ có từ ái năng động nhưng không phải là đại từ.
Khác biệt chính giữa con đường của họ và Đại Thừa là về phía phương tiện. Cuối
cùng, những vị a la hán sẽ phải phát triển phương tiện.
Tôn giả Tịch Thiên, trong Hướng Dẫn Lối Sống Bồ tát (Nhập
Bồ tát Hạnh) đề cập tất cả những đạo đức khác biệt của tâm giác ngộ, cho những
ai quan tâm trong việc hiểu biết hơn về "tâm nhiệt tình Giác Ngộ".
Ẩn Tâm Lộ, Saturday, December 19, 2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét