Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

GIÁO HUẤN VỀ TÂM GIÁC NGỘ NGUYỆN VỌNG



Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Jeffrey Hopkins
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

Trong nhiều tôn giáo của thế giới, hôm nay tôi sẽ nói về một tôn giáo được giảng dạy bởi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật Giáo, như nó đã tồn tại ở Tây Tạng, là một hình thức hoàn hảo của Phật Giáo trong ấy bao hàm cả Hiển Giáo và Mật Giáo, cũng được gọi là tantra, và có những giáo huấn trọn vẹn trong tất cả những hình thức của các trường phái, cả Tiểu Thừa và Đại Thừa. Hôm nay tôi sẽ nói theo quan điểm Đại Thừa, trường phái Trung Đạo.

Việc phát sinh tâm thức đối với Giác Ngộ là ba đoạn kệ đầu trang, nhưng trước đó chúng ta sẽ thực hiện Bảy Đề Mục Quán Niệm bắt đầu giữa trang.

Trước tiên nhất, hãy để tôi nhận diện xu  hướng vị tha để Giác Ngộ là gì. Vị thầy ân cần của chúng ta Đức Phật Thích Ca, khi ngài lần đầu tiên chuyển bánh xe về Bốn Chân Lý Cao Quý, đã thiết lập một giáo lý với từ bi là gốc rể. Cho nên ngay cả trong kinh điển được gọi là Thanh Văn, như kinh điển của Theravada, cũng có đề cập Đức Phật Thích Ca trước khi thành đạo ở Đạo Tràng Giác Ngộ thì ngài là một vị Bồ tát.

Sau đó với việc quan tâm đến những sự thực hành thật sự của một vị Bồ tát trong kinh điển Thanh Văn, có một sự giải thích ngắn trong Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo cho Giác Ngộ và có một sự đề cập nhẹ nhàng về sáu ba la mật. Nhưng nhấn mạnh thật sự về thực hành của những vị Bồ tát được thấy trong những kinh điển Tuệ Giác Toàn Thiện, kinh Bát Nhã. Trong những kinh Bát Nhã, những gì được thuyết giảng một cách rõ ràng là giáo lý về tánh không. Nhưng có một trình độ ẩn tàng về ý nghĩa của những kinh điển Bát Nhã và những điều này được biểu thị bằng những liệt kê những hiện tượng là trống rỗng sự tồn tại cố hữu, và trong ấy chúng ta có thể thấy những giai tầng của con đường. Và trong kinh Phổ Diệu, những hành vi của Bồ tát được nói một cách rộng rãi.

Trong Hiện Quán Trang Nghiêm Luận có một sự diễn tả về xu hướng vị tha để được Giác Ngộ hay tâm giác ngộ với hai nguyện vọng. Một là nguyện vọng đem lợi ích cho người khác và tình trạng ấy đem lại nguyện vọng thứ hai là đạt đến Giác Ngộ cho chính mình. Cả hai nguyện vọng này hành giả cần thực hành. Việc phát triển nguyện vọng để mang đến Giác Ngộ cho người khác được mang đến bằng việc thực hành trong hai cách. Một là qua hoán đổi tự thân và người khác, và hai qua việc quán chiếu giáo lý Bảy Phần Nhân Quả. Tinh hoa của tiến trình này là để nhận ra rằng tất cả những chúng sanh khác cũng như chính chúng ta là giống nhau trong vấn đề mọi người muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau và sự khổ đau ấy là có thể loại trừ được. Nó có thể loại trừ được. Thêm nữa, mọi người có quyền loại trừ khổ đau.

Nhưng đâu là sự khác biệt giữa tự thân và người khác? Tự mình chỉ là một, trái lại người khác là vô số lượng. Và từ một quan điểm khác, hạnh phúc của một người liên hệ với hạnh phúc của người khác. Vì vậy, nếu người khác hạnh phúc, thì tự động và tự nhiên tự ta cũng hạnh phúc. Nếu người khác khổ đau, một người cũng tự động và tự nhiên khổ đau. Thí dụ, nếu bạn đi vào một gia đình nơi mà mọi người liên tục tranh cải và họ liên tục quấy rầy - ngay cả chỉ một chút, thì bạn sẽ chú ý sự không thoải mái lan tỏa trong gia đình. Và nếu bạn đến một gia đình trú trong một mức độ nào đó của toại nguyện và hạnh phúc, sống với nhau hòa hiệp, thì tự chính bạn sẽ có một cảm giác thoải mái ngay khi bạn đến trong nhà của họ. Vì thế, trong cách này, hạnh phúc và khổ đau của người khác có một mối quan hệ gần gũi với hạnh phúc và khổ đau của chính bạn.

Và rồi theo quan điểm của giáo huấn nhà Phật, nếu bạn có một thái độ vị tha, về việc làm lợi ích cho người khác, bạn cũng tự lợi lạc nhiều như vậy - bạn cũng tích lũy nhiều phước đức như vậy làm lợi lạc cho chính bạn. Thí dụ, nếu bạn dấn thân trong một sự thực hành đơn độc, chẳng hạn như cầu nguyện hay bất cứ loại thực hành đạo đức nào khác, nếu bạn làm điều này với một động cơ của việc thành tựu giải thoát khỏi sanh tử luân hồi cho chính bạn - hay nếu bạn làm cũng hành vi với động cơ thành tựu sự Giác Ngộ vô thượng hoàn thiện nhằm để làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh, thế thì sự khác biệt trong sức mạnh - năng lực - của đức độ ấy,  là rất lớn trong ý nghĩa của cả hai xu hướng động cơ của bạn - những gì bạn đang mưu cầu để hoàn thành và vì ai bạn đang mưu cầu để hoàn thành - là khác biệt một cách lớn lao. Vì vậy, khi phạm vi của động cơ là lợi ích cho vô lượng chúng sanh, thế thì đạo đức tích tập được qua tu tập là cực kỳ rộng lớn. Vì vậy, trong Đại Thừa khi nói về việc tích lũy những khối lượng phước đức khổng lồ, thì phước đức ấy đạt được qua sự ân cần đối với những chúng sanh khác.

Bây giờ, nếu bạn hỏi, "Làm thế  nào có thể tưởng tượng mọi người - tất cả chúng sanh - có loại ân cần này khi một số người không có động cơ hổ trợ người khác và vấn đề một người có thể tưởng tượng họ ân cần như thế nào? Và câu trả lời là việc đánh giá những chúng sanh khác không lệ thuộc vào động cơ của họ.

Như Tịch Thiên nói trong Hướng Dẫn Lối Sống của Bồ tát, trong ba sự quy y, những sự quy y thật sự là những sự diệt độ chân thật của các chướng ngại và các con đường để thành tựu những sự diệt độ đó. Tự những sự diệt độ chân thật đó, hay chính những tâm đạo đó, không có bất cứ nhiệt tình nào để hổ trợ bạn, nhưng chúng cung ứng sự bảo hộ lớn lao. Vì thế việc đánh giá, có một ý thức yêu mến hay giá trị mọi thứ, không lệ thuộc trên việc chúng có nhiệt tình để hộ trợ bạn. Do vậy theo quan điểm con đường tu tập, nó tùy thuộc trên tầm quan trọng hay sự ân cần của vô lượng chúng sanh có thể tiến tới trên con đường. Cũng thế, trong hình thức thông thường, hầu hết mọi sự cung ứng của chúng ta - thực phẩm và áo quần và tiếng tăm và v.v…, đến từ những người khác. Nó lệ thuộc vào họ trong mô thức  của trạng thái kết quả, cũng thế, nó đến bằng phương tiện của giá trị hay sự ân cần của những chúng sanh khác. Vì vậy như được nói, trong sự lệ thuộc vào sự ân cần của những đồng loại chúng ta mà chúng ta thành tựu ngay cả những niềm vui nho nhỏ và v.v… trong đời sống thường ngày và lệ thuộc trên những người khác với đại thành tựu Quả Phật và v.v… Cho nên chính là qua những đồng loại của chúng ta, lệ thuộc trên họ mà chúng ta thành tựu bất cứ thứ gì. Bây giờ vấn nạn với những ai chỉ mưu cầu để giải thoát họ khỏi vòng sanh tử luân hồi cho chính họ là vì phương tiện động cơ thấp và nhỏ của họ mà họ quên lãng những chúng sanh đồng loại của họ. Vì vậy họ đang rơi vào một sự an bình vị kỷ, đơn độc. Do thế, như nói rằng những chúng sanh ngây ngô - những người chưa trưởng thành giống như trẻ con - đang mưu cầu lợi ích cho chính họ bằng việc đặt họ lên trước nhất, nhưng thật sự gây ra nhiều khổ đau hơn, trái lại những bậc như Đức Phật đưa người khác lên trước và hành động vì lợi ích của họ, và kết quả đây là sự thành tựu Quả Phật. Cho nên đây là cung cách chính yếu mà hành giả rèn luyện trong việc phát triển lòng vị tha cho người khác.

Vậy thì nguyện vọng kia là gì -- nguyện vọng cho sự Giác Ngộ của chính chúng ta? Như Dajen Gyeba Singjai, học giả Ấn Độ - một đệ tử quan trọng của Long Thọ -- nói, Giác Ngộ không phải là điều gì đó được ban cho từ bên ngoài. Những nguyên nhân cho Giác Ngộ không phải sở hữu bởi người nào khác. Đúng hơn chính những nhân tố làm cho Giác Ngộ khả dĩ được hàm chứa trong tự thân -- đây là  biểu hiện tính bản nhiên sáng rở và nhận thức của tâm, và chúng ta cần biểu hiện điều này tự thân và, do thế, biểu hiện sự Giác Ngộ tự thân. Như chính Long Thọ nói, qua việc tiêu trừ nghiệp ô nhiễm, những hành vi ô nhiễm và những cảm xúc phiền não, cho nên có sự giải thoát. Vậy thì những hành vi ô nhiễm và cảm xúc phiền não là gì? Những hành vi ô nhiễm được cảm sinh bởi những cảm xúc phiền  não. Những cảm xúc phiền não được cảm sinh bởi những hành vi tinh thần không thích đáng. Hành vi tinh thần không thích đáng được cảm sinh bởi sự dàn dựng của khái niệm tồn tại cố hữu. Những sự dàn dựng của khái niệm tồn tại cố hữu được tiêu trừ qua tánh không -- nghĩa là qua thực chứng tánh không. Một hình thức khác của dòng cuối cùng nói sự dàn dựng của khái niệm tồn tại cố hữu được tiêu trừ trong tánh không. (Điều này có nghĩa là trong không gian của thực tại tánh không, tánh không của sự tồn tại cố hữu). Vậy thì qua thiền quán về tánh không hành giả có thể làm chấm dứt sự dàn dựng của khái niệm tồn tại cố hữu như thế nào? Nhằm để thấu hiểu điều này, hành giả cần có sự lãnh hội về hai chân lý và bốn sự thật. Bốn sự thật, hay Bốn Chân Lý Cao Quý mà Đức Phật thiết lập ban đầu là rất căn bản cho toàn bộ giáo lý của Ngài.

Trong Đại Thừa có sự đề cập của ba phương diện giáo huấn của Đức Phật được gọi là chuyển bánh xe giáo lý, thứ nhất là giáo huấn Bốn Chân Lý Cao Quý mà tôi vừa đề cập. Giáo lý giữa mở rộng Chân Lý thứ ba, sự Ngừng Dứt Chân Thật, diệt đế, và giải thích một cách chi tiết về diệt đế. Giáo lý cuối cùng mở rộng trên Bốn Chân Lý Cao Quý, Con Đường Chân Thật và cũng mở rộng Chân lý thứ ba của Bốn Chân Lý Cao Quý. Vì vậy có hai chức năng này nói nhiều hơn về sự Ngừng Dứt Chân thật, diệt đế, và nói nhiều hơn về Con Đường, đạo đế. Liên hệ đến Con Đường, nó nói về tánh không. Thật cần thiết để biết sự trình bày về những khuyết điểm của những cảm xúc phiền não, … trong chi tiết vi tế.

Tất cả bốn trường phái của Phật Giáo Tây Tạng đồng ý rằng vô minh là căn bản mà từ đó tất cả những cảm xúc phiền não khác được sản sinh. Nhưng bốn trường phái trình bày trong những ý kiến chi tiết khác biệt rất lớn chỉ về vấn đề vô minh là gì, và những ý kiến này cần được biết. Thế nên, thật cần thiết để biết một cách chi tiết vô minh là gì mà nó phục vụ như gốc rể của những cảm xúc phiền não khác. Thật không đủ nếu chỉ nghĩ, "Ô, vô minh là gốc rể của những cảm xúc phiền não." Chúng ta cần biết và xác định rõ ràng vô minh là gì. Để có một sự thấu hiểu rõ ràng về vấn đề vô minh là gì, thật quan trọng để có một ý tưởng về vấn đề mọi hiện tượng thật sự tồn tại như thế nào. Chúng ta không thể chỉ hài lòng với vấn đề mọi thứ xuất hiện như thế nào; đúng hơn, chúng ta cần có một ý tưởng về vấn đề chúng thật sự tồn tại như thế nào. Và khi chúng ta có một ý tưởng gì đó về vấn đề mọi thứ thật tồn tại như thế nào, rồi thì chúng ta mới có thể thấu hiểu rằng vô minh là một vấn đề của việc nhận thức các  hiện tượng tồn tại trong một cách đối nghịch với cách chúng thật sự là. Do thế, thật rất quan trọng để phác họa vấn đề các hiện tượng thật sự tồn tại như thế nào. Vì vậy trong những hệ thống giáo lý Đại Thừa, có hệ thống Duy Thức và Trung Đạo. Trong hệ thống Duy Thức, một loại lý trí được sử dụng để phân tích các hiện tượng xuất hiện là những đối tượng ngoại tại và qua lý trí đó để quyết định  rằng những đối tượng xuất hiện ngoại tại này thật sự không phải được làm nên bởi những khối cấu trúc của những phần tử ngoại tại; đúng hơn, chúng là những sự xuất hiện từ trong thực thể của thức nội tại. Vì vậy, họ chấp rằng cung cách mọi hiện tượng thật sự tồn tại là giống như cùng thực thể như tâm nội tại, rằng chúng không tồn tại như chúng xuất hiện -- như những đối tượng ngoại tại. Vì vậy hệ thống Duy Thức thiết lập tánh không của sự khác biệt của thực thể chủ thể và đối tượng.

Bây giờ, Nguyệt Xứng, tên của người đề xuất trường phái Trung Đạo, trả lời họ bằng cách nói giống như bạn thẩm tra với lý trí để khảo sát những đối tượng ngoại tại, thay vì vậy chúng ta nên thẩm tra và khảo sát tính bản nhiên của tâm, và rằng dưới sự phân tích như vậy chúng ta cũng sẽ không tìm ra một tâm nào đó tồn tại một cách cụ thể. Vì thế, cả những đối tượng nội tại và đối tượng ngoại tại là tương tự nhau trong ấy khi chúng được phân tích trong một cách như vậy thì chúng sẽ không được tìm thấy, nhưng điều này không có nghĩa là chúng không tồn tại. Vì vậy Nguyệt Xứng thừa nhận những đối tượng ngoại tại.

Thứ không tìm ra được là điều gì qua truy tầm phân tích biểu thị? Nó biểu thị rằng những hiện tượng không tồn tại một cách chủ quan trong tự chúng. Vậy thì các hiện tượng, được nói là chủ thể và đối tượng, tồn tại một cách thật sự như thế nào? Chúng tồn tại một cách quy ước, một cách mệnh danh. Nguồn gốc của tư thế này là ở trong những tác phẩm của Long Thọ, người nói rằng bất cứ thứ gì duyên sanh thì nhất định trống rỗng và không có  hiện tượng nào không là một sự duyên sanh. Và mọi thứ được đặt trong sự lệ thuộc trên những nhân tố khác. Bởi vì các hiện tượng là quy ước trong sự lệ thuộc vào những nhân tố khác cho nên không tồn tại hay cũng không có sự tồn tại cố hữu, mà đúng hơn là chúng tồn tại trong một cách trung đạo, và đây là con đường Trung Đạo. Vì vậy, mô thức tồn tại thật sự của các hiện tượng, cung cách thật sự mà các hiện tượng tồn tại, mô thức chân thật của sự tồn tại là chúng tồn tại một cách quy ước; chúng tồn tại một cách lệ thuộc và mệnh danh.

Tuy nhiên, những hiện tượng mà chúng ta kinh nghiệm một cách nội tại và những hiện tượng mà chúng ta trải nghiệm, chúng ta phải thừa nhận rằng không xuất hiện để tồn tại một cách quy ước; chúng xuất hiện để tồn tại từ chính phía của chúng, trong chính chúng. Bên trong tâm thức chúng ta, chúng ta có một cảm giác mạnh mẽ rằng những hiện tượng nội tại và những hiện tượng ngoại tại này thật sự tồn tại như cách mà chúng xuất hiện. Bây giờ điều này là điều được gọi là nhận thức sai lầm về sự tồn tại cố hữu hay nhận thức sai lầm về sự tồn tại chân thật. Vì thế, chúng ta nên quán chiếu hay phản chiếu trên sự kiện rằng nó là ở trong sự lãnh hội sai lầm mà chúng ta đang phát sinh những cảm xúc phiền não và đang bị lôi cuốn vào trong những hành vi ô nhiễm, tự thân và người khác xuất hiện tồn tại một cách cố hữu, trái lại chúng không như thế, nhưng chúng ta đi hoàn toàn với sự xuất hiện của tự thân và người khác như tồn tại trong tự chính chúng và trong sự lệ thuộc trên ấy mà phát sinh những cảm xúc phiền não mà tự chúng gây ra những nghiệp cảm nhiễm ô.

Vậy thì vô minh là gì mà chúng ta cứ nói về nó?  Nó là sự tán thành đối với hiện tướng của mọi thứ trong môi trường giống như chúng tồn tại như chúng xuất hiện, rồi cũng thế, chúng xuất hiện thế nào. Đó là vô minh và loại tán thành hiện tướng sai lạc này giống như các đối tượng tồn tại trong chính chúng gây ra tham dục và thù hận. Sự tham dục và thù hận đó tiếp theo gây ra những hành vi nhiễm ô. Vì vậy, vô minh đang tán thành hiện tướng của những đối tượng như tồn tại cố hữu không có một nền tảng vững chắc, không có một nền tảng được chứng nhận bởi nhận thức có căn cứ; trái lại việc nhận ra rằng các đối tượng không tồn tại trong cách này thật có một sự thừa nhận bởi nhận thức có căn cứ. Vì vậy, căn bản, nền tảng của vô minh không vững chắc, bất chấp nó mạnh mẽ như thế nào qua thời gian, nền tảng của nó không vững chắc; trái lại nền tảng của tuệ giác là vững chắc. Chính là ở trong ý nghĩa này mà những nhiễm ô có thể được loại trừ. Và vì thế tuệ giác hành động như một nhân tố chống lại vô minh. Và chính là bằng cách thực tiển này mà tuệ giác thực chứng vô ngã, sự vắng mặt của sự tồn tại cố hữu, là một phẩm chất của tâm thức, cũng có thể nói nó là một phẩm chất lệ thuộc vào tính bản nhiên sáng suốt và hiểu biết của tâm thức được nói là ổn định. Vì nó là ổn định, cho nên nó có thể quen thuộc với sự trong sáng ngày càng lớn mạnh hơn. Đây là cách mà bạn có thể nghĩ về dòng  này, đã được đề cập trước đây, rằng những cảm xúc phiền não lệ thuộc vào những việc dàn dựng nhận thức của sự tồn tại cố hữu được làm cho chấm dứt bằng tánh không hay được làm cho ngừng lại trong tánh không. Thế nên, sự thực chứng tánh không về sự tồn tại cố hữu là lý do tại sao - sự thực chứng về bản chất thật sự của các hiện tượng - là lý do tại sao các nhiễm ô có thể được loại trừ. Và một khi các nhiễm ô có thể được loại trừ, thế thì sự giải thoát khỏi vòng luân hồi là có thể. Và cũng thế, những khuynh hướng được thiết lập bởi nhận thức sai lầm rằng các hiện tượng tồn tại trong chính chúng, những khuynh hướng này đã tạo ra những hiện tượng xuất hiện trong khía cạnh sai lầm này và ngăn trở sự hiểu biết tất cả mọi hiện tượng, những khuynh hướng này cũng thích hợp cho việc loại trừ và có thể được loại trừ. Vì tâm thức một cách tự nhiên có bản chất hay tự nhiên là sáng suốt và hiểu biết, cho nên một khi những chướng ngại này được tẩy trừ, sau đó tâm thức có thể biết mọi thứ. Vì vậy, chúng ta có thể thông hiểu rằng sự Giác Ngộ tròn vẹn là có thể và cũng có thể trong sự tương tục của chính chúng ta đạt được điều này. Và đây là vấn đề làm sao, qua việc quán chiếu cách này, thì chúng ta có thể đạt được nguyện vọng để thành tựu sự Giác Ngộ của chính chúng ta.

Rồi thì giống như tự ta có thể tiêu trừ những nhiễm ô của chính chúng ta trong không gian của thực tại qua thiền quán về tánh không và những chướng ngại khác vốn ngăn trở toàn giác toàn tri, cho nên thật đúng với sự quan tâm đến mỗi một chúng sanh. Những  nhiễm ô và chướng ngại của họ là thích hợp để được loại trừ, và cũng vì thế họ cũng thích hợp để thành tựu Giác Ngộ vô thượng như một Đức Phật. Vì thế với nguyện vọng đem về sự Giác Ngộ vô thượng của họ, hành giả đã ở trong nguyện vọng đem đến sự Giác Ngộ của chính mình nhằm để hổ trợ họ. Do thế, vấn đề sự Giác Ngộ của chính bạn có thể phục vụ như một nhân tố cống hiến sự Giác Ngộ của người khác như thế nào? Như được nói rằng một Đức Phật không rửa sạch những hành vi nghiệp báo của người khác bằng nước. Một Đức Phật không ban cho người khác sự chứng ngộ của Đức Phật. Nhưng đó là bằng phương pháp giảng dạy đến người khác những phẩm chất của con đường mà Đức Phật đã phát triển bằng kinh nghiệm nên một Đức Phật có thể hổ trợ người khác thành tựu Giác Ngộ. Vậy nên, đây là tiến trình mà qua đó hành giả phát triển một xu hướng vị tha để trở thành Giác Ngộ -- Bodhicitta, tâm bồ đề, Tâm Giác Ngộ, được mở ra với hai nguyện vọng, nguyện vọng đem lợi lạc cho người khác và nguyện vọng đem về sự Giác Ngộ cho chính mình.

Do vậy bây giờ những gì bạn sẽ làm ở đây hôm nay là với thông tin của một sự thông hiểu về hai loại nguyện vọng này -- nguyện vọng vì lợi ích của người khác và nguyện vọng với sự Giác Ngộ của chính mình -- bạn phải nhất tâm tập trung vào việc thành tựu hai điều này và phát triển nguyện ước thành tựu sự Giác Ngộ vị tha này. Và rồi thì để nghĩ về điều đó -- thực hiện quyết định đó -- trong mọi hoàn cảnh và trong mọi thời gian tôi sẽ không từ bỏ thái độ này, và tôi sẽ thực hiện điều này bằng việc phát triển xa hơn và xa hơn sự quen thuộc với những tiến trình của lòng vị tha. Và vì thế, hôm nay, nếu có người nào đó quen thuộc với loại thực hành này, thì bạn cũng có thể phát triển một mục tiêu không bao giờ để nó trôi qua.

Vậy thì, trước tiên nhất, xin hãy trì tụng Bảy Điều Quán Nguyện ở phần thứ ba của trang thứ nhất. Sau đó, trước tiên nhất quý vị nên quan tâm đến, căn cứ trên hình tượng của Đức Phật trên tường, rằng Đức Phật thật sự hiện diện. Và quý vị nên quan tâm đến rằng những bậc đại sĩ đã từng giảng dạy Đạo Phật ở Ấn Độ và Tây Tạng và v.v… cũng hiện diện. Và rồi thì tưởng tượng ở chung quanh quý vị trải rộng chung quanh quý vị là tất cả những chúng sanh. Và rồi nghĩ rằng tôi sẽ thành tựu những phẩm chất thân thể,  lời nói, và tinh thần cao quý của Giác Ngộ vì lợi ích của việc mang đến sự hổ trợ và hạnh phúc cho tất cả chúng sanh, và trong động cơ này, thái độ này, hãy trì tụng Bảy Điều Quán Nguyện.

Nói với tôi: Chư Phật tử nên chấp tay lại:

Đến với tất cả chư Phật xuyên qua ba thời
Đến Giáo huấn và cộng đồng tâm linh
Tôi lạy xuống với những hiện thân của thân tôi
Tương đương với số lượng các nguyên tử trong một cõi Phật

Giống những Bồ tát như Văn Thù Sư Lợi
Cúng dường đến những Đấng Chiến Thắng
Nên tôi cũng cúng dường đến Ngài, Đức Thế Tôn,
Ngài, Đấng Bảo Hộ và con cháu Ngài.

Trong vòng luân hồi vô thỉ này
Trong kiếp sống này và trong những kiếp sống khác
Bị trói buộc bởi những lỗi lầm của vô minh
Tôi đã dấn thân không cần thiết vào những hành vi sai lạc.

Tôi khuyến khích người khác phạm phải lỗi lầm
Và cũng tùy hỉ trong những hành vi xấu của người khác
Đã thấu hiểu những tội nghiệp của tôi
Tôi sám hối chúng với những Đấng Bảo Hộ từ trái tim tôi.

Tôi hoan hỉ trong những hành vi lợi ích cho chúng sanh
Và trong những đại dương của đức độ
Làm gia tăng nguyện vọng vị tha
Và đem hạnh phúc cho tất cả chúng sanh.

Tôi chấp tay cầu thỉnh
Chư Phật trong tất cả mọi phương,
"Xin hãy thắp lên ngọn đèn giáo huấn
Cho chúng sanh khổ đau trong đêm tối mê mờ."

Tôi chấp tay khẩn nguyện,
Đến chư Phật nguyện cho Niết bàn tối hậu,
"Xin ở lại trong vô số kiếp bất tận;
Đừng rời chúng sanh trong sự đui mù này."

Tôi đã  hành động tất cả những điều này trong cách này
Và tích lũy đạo đức;
Nguyện nó loại trừ
Tất cả những khổ đau
Của tất cả chúng sanh.

Những gì quý vị vừa trì tụng -- "Bảy Điều Quán Nguyện" -- được trích ra từ Hướng Dẫn Lối Sống của Bồ tát của Tịch Thiên. Sau đó, với việc quan tâm đến sự hướng tâm thức trực tiếp đến Giác Ngộ, hai đoạn kệ đầu giống như những dòng kệ xuất hiện trong nhiều luận điển khác  nhau. Và đoạn kệ thứ ba là một bài kệ trong Hướng Dẫn Lối Sống Bồ tát của Tịch Thiên. Cho nên hãy trì tụng ba đoạn kệ này một cách từ từ và cẩn thận suy nghĩ một cách thận trọng về hai nguyện vọng: vì lợi ích của người khác và vì sự thành tựu Giác Ngộ của tự thân nhằm để mang lợi ích đến cho người khác. Và hãy nghĩ rằng tôi sẽ không để thái độ này thoái hóa. Và những ai trong quý vị sẽ làm điều này, xin hãy quỳ xuống. Không cần thiết phải quỳ xuống cả hai đầu gối - quý vị có thể có gối bên phải quỳ xuống và gối trái thẳng, và những ai có sự khó khăn với đôi chân của họ thì ngoại lệ.

Lập lại:

Với nguyện ước giải thoát tất cả chúng sanh
Tôi sẽ luôn luôn quy y
Phật, Pháp và Tăng
Cho đến khi thành tựu Giác Ngộ tròn vẹn

Được thúc đẩy bởi tuệ giác và từ bi
Hôm nay trong sự hiện diện của Đức Phật
Tôi nguyện phát tâm giác ngộ
Vì lợi ích của tất cả chúng sanh

Cho đến khi không gian còn tồn tại
Cho đến khi chúng sanh còn hiện hữu
Cho đến lúc ấy tôi nguyện cũng sẽ hiện diện
Để xua tan nổi đau của trần thế.

Lần thứ hai:

Với nguyện ước giải thoát tất cả chúng sanh
Tôi sẽ luôn luôn quy y
Phật, Pháp và Tăng
Cho đến khi thành tựu Giác Ngộ tròn vẹn

Được thúc đẩy bởi tuệ giác và từ bi
Hôm nay trong sự hiện diện của Đức Phật
Tôi nguyện phát tâm giác ngộ
Vì lợi ích của tất cả chúng sanh

Cho đến khi không gian còn tồn tại
Cho đến khi chúng sanh còn hiện hữu
Cho đến lúc ấy tôi nguyện cũng sẽ hiện diện
Để xua tan nổi đau của trần thế.

Lần thứ ba:

Với nguyện ước giải thoát tất cả chúng sanh
Tôi sẽ luôn luôn quy y
Phật, Pháp và Tăng
Cho đến khi thành tựu Giác Ngộ tròn vẹn

Được thúc đẩy bởi tuệ giác và từ bi
Hôm nay trong sự hiện diện của Đức Phật
Tôi nguyện phát tâm giác ngộ
Vì lợi ích của tất cả chúng sanh

Cho đến khi không gian còn tồn tại
Cho đến khi chúng sanh còn hiện hữu
Cho đến lúc ấy tôi nguyện cũng sẽ hiện diện
Để xua tan nổi đau của trần thế.

Bây giờ ngồi xuống.

Lợi ích của việc tiếp nhận điều này - của việc tham dự trong nghi thức phát lòng vị tha này để trở thành Giác Ngộ là cực kỳ lợi ích. Không nhất thiết liên hệ với tất cả những chí nguyện, v.v… của hệ thống mật ngôn. Điều này rất, rất năng lực.

(Bây giờ Đức Thánh Thiện nói Anh ngữ - không cần sự thông dịch của Jeffrey Hopkins)

Đó là sự giảng dạy của ngày hôm nay. Bất cứ khi nào tôi tiến hành sự thực tập này -- giáo huấn tâm giác ngộ này -- tự tôi cũng luôn luôn cảm thấy, "Ô bây giờ, tôi đã làm tròn một mục tiêu nào đấy." Không có một hiểm họa như vậy, do thế, tôi cảm thấy nó là rất rất quan trọng, rất hữu ích. Thế nên đây là sự trì tụng, bất cứ khi nào quý vị có thời gian, bất cứ khi nào tình cảm của quý vị là tốt lành, hãy suy nghĩ và thiền quán về  nó và làm nó quen thuộc với quý vị. Hãy tiến hành bằng cách này, và rồi quý vị sẽ thấy, qua năm tháng, tâm vị tha sẽ gia tăng mạnh mẽ -- cuối cùng nó sẽ trưởng thành. Do vậy đó là cách thực hành. Cho nên chúng ta thực tập sự thực hành Bồ tát như vậy, chúng ta không nên mong đợi những điều kỳ diệu có thể thành đạt trong một thời gian ngắn. Không nên mong đợi điều đó. Theo kinh nghiệm của tôi, tôi cần -- như câu cuối cùng, "Cho đến khi không gian còn hiện hữu, tôi sẽ hiện hữu." Loại suy nghĩ thế đó thật sự cho chúng ta sức mạnh nội tại. Nếu sự tồn tại của quý vị trở thành điều gì đó lợi ích cho người khác, thế thì thời gian là ở trong sự quan tâm này. Bằng khác đi, rồi thì chúng ta nói, "tôi muốn thành tựu Quả Phật nhằm để làm lợi ích cho người khác, nhưng tôi muốn đạt đến Quả Phật trong ba năm hay sáu năm hay chín năm," tôi nghĩ như vậy là không hợp lý, vô nghĩa. Tôi nghĩ loại thái độ như vậy là nguy hiểm. Cho nên quý vị thấy, Kinh Thừa Hiển Giáo giải thích là đếm vô số kiếp, vô số kiếp. Như vậy là rất hữu ích. Thế đó sẽ giúp chúng ta có một quyết tâm và ý chí. Vì thế hãy nghĩ thêm về vấn đề vô số kiếp hơn là tính giờ, hay tuần hay tháng.

Một vấn đề khác, trong việc đi theo bất cứ tôn giáo nào, chúng ta nên thực hành một cách chân thành. Tất cả những giáo huấn phải nên là bộ phận trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Điều đó rất quan trọng. Nếu niềm tin hay giáo lý vẫn chỉ đơn thuần là tri thức, như vậy sẽ không có ích gì. Chắc chắn giáo huấn phải nên là bộ phận của đời sống hàng ngày của chúng ta. Để được như vậy chúng ta cần nổ lực liên tục. Không thể có những điều kỳ diệu gì đó xảy ra như một loại gia hộ ngoài sự nổ lực của chúng ta. Như vậy là không thể. Thế đó, tôi nghĩ, mình tự đánh lừa mình. Cho nên phải thực tiển và thực tập với cố gắng, với sự quyết tâm và với sự kiên nhẫn. Thế đó là quan trọng. Và rồi, như những người Phật tử, chúng ta phải là những gương mẫu tốt của môn nhân của Đức Phật. Và rồi cuối cùng, chúng ta có thể nói -- không phải trong ý nghĩa tuyên truyền Phật Pháp -- tôi luôn luôn rất cảnh giác về điều đó -- nhưng cùng lúc nhằm để phục vụ người khác -- nhằm để giúp đở  người khác -- trước nhất tự ta phải là một  người dễ thương. Như vậy là quan trọng.

Cảm ơn rất nhiều.

Ẩn Tâm Lộ, Thursday, December 24, 2015


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét