Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2016

THIỀN TẬP VỚI BEEB


Tôi đứng bên cạnh Đức Đạt Lai Lạt Ma trên nóc nhà của ngài. Phong cảnh của vòng ngoài dãy Hy Mã Lạp Sơn từ nơi này trông như thấy toàn cảnh. Tôi có thể nhận ra ba dãy núi sương mù chảy dịu dàng từ 4,350 mét của Đèo Indrabar Pass đến Thung Lũng Kangra bao la xanh tươi bên dưới. Xa xa kia, và cao hơn nhiều, là rặng Dhauladhar nhốm tuyết. Trên sườn núi gần đỉnh, tôi nhận ra vài đốm nhỏ màu xám - những thôn xóm núp mình trên cao nguyên nhỏ xíu. Bên cạnh chúng là những vạch dài của đất lở. Xa bên dưới, dãi băng bạc của một con sông phân chia ngang thung lũng, vượt qua những cụm đèn lấp lánh li ti.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, cầm xâu chuỗi bên tay trái, chỉ vào một cụm sáng rở và nói, "Ánh sáng của làng quê vẫn ở đấy." Ngài ra dấu cho tôi lại gần ngài hơn để tôi có thể theo dõi đường cong của thung lũng khi nó đi xuống từ ngọn đèo Triund giữa hai đỉnh núi đến những đồng bằng và những khu định cư nhấp nhoáng.

Lúc đó là năm giờ sáng, ngày chủ nhật trước mùa mưa. Đức Đạt Lai Lạt Ma ăn bận giản dị khi ra ngoài vào lúc này của ngày. Ngài không mặc y áo thông thường của tu sĩ. Trên chỉ có một chiếc áo không tay, màu cam nhạt với cổ áo cao của quan lại. Vải áo sa ten lung linh trong ánh nắng sáng sớm. Một chiếc sà rông màu rỉ sét dài tới mắt cá quấn chung quanh thân ngài, ở khoảng giữa thân, ngài cột một chiếc khăn choàng của tu sĩ. Tôi chưa bao giờ thấy kiểu ăn mặc thế này trước đây. Tôi đoán là ngài thường ăn mặc thế  này cho sinh hoạt buổi sáng trong nơi cư trú của ngài.

Đây là lần đầu tiên Đức Đạt Lai Lạt Ma mời tôi lên sân thượng. Lối đi bê tông và mặt bằng ngắm cảnh chỉ mới được xây dựng gần đây thôi. Phía dưới chúng tôi, tôi có thể thấy những vùng đất cũ, hầu hết phần um tùm của cây bách hương, thông và đổ uyên, của khu cư trú của ngài bên cánh trên của một lối ra.

Chúng tôi không ở lâu trên sân thượng. Sau khoảng năm phút, chúng tôi đi xuống phòng tiếp khách rộng lớn ở tầng hai và vào thiền phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài cởi giày ra, nhét vào trong một góc lõm của thiền phòng, và ngồi xếp bằng phía sau bàn của ngài.



Hầu như ngay lập tức, Paljor-la, thị giả của Đức Đạt Lai Lạt Ma, đi vào với một khay điểm tâm. Ông đặt nó xuống một tọa cụ thấp trên sàn bên cạnh Đức Đạt Lai Lạt Ma. Có vài cái bình thủy, một tô thủy tinh lớn cháo yến mạch, một dĩa bánh mì lát dày, bơ và mứt. Đức Đạt Lai Lạt Ma trải một khăn ăn trên đùi và lấy tô cháo yến mạch to bự ấy. Cầm nó trên tay trái, ngài múc một muỗng lớn với tay phải. Ngài giữ nó gần môi trong một vài giây, nhìn chăm chăm vào khoảng không xa xa. Sau đó bắt đầu. Khi ngài ăn, ngài đọc một xấp giấy rời dày năm inch - một luận điển tôn giáo Tây Tạng - sắp xếp ngăn nắp trên bàn trước mặt ngài.

Rồi thì Đức Đạt Lai Lạt Ma lấy một miếng bánh mì nướng Tây Tạng, mới nướng sáng nay trong nhà bếp của ngài, và trải một lớp mứt dâu Hero bằng phẳng trên ấy. Ngài trét một cục bơ trên mứt trước khi cắn lạo xạo miếng bánh mì. Với bửa điểm tâm, Đức Đạt Lai Lạt Ma ăn hết tô cháo yến mạch, hai miếng bánh mì nướng lớn, và tối thiểu hai ca sửa. Trong khi ăn, ngài tập trung vào việc đọc tài liệu và không cố gắng để nói chuyện với tôi.

Đức Đạt Lai Lạt Ma thích ăn một mình. Ngài không thay đổi dù nhận được nhiều lời mời ăn điểm tâm hay ăn trưa khi du hành ra ngoại quốc. Tenzin Geyche Tethong, thư ký riêng của ngài,cố gắng làm tốt nhất để từ chối hầu hết những lời mời ấy. Nếu vị lãnh tụ Tây Tạng buộc phải có khách vào bửa ăn, ngài ngăn cản một cách linh động việc nói chuyện trong khi ăn.

Vào lúc 5:30 Đức Đạt Lai Lạt Ma đứng dậy và ra dấu cho tôi đi theo ngài. Chúng tôi đi vào phòng tắm. Toàn bộ một bức tường đã được đưa lên bởi các cửa sổ. Ngài mở một tấm màn lên để lộ ra sự hùng vĩ huyền bí của những dãy núi. Một đống báo Kinh Tế Viễn Đông để trên một cái bàn thấp cạnh bồn cầu. Đức Đạt Lai Lạt Ma bật vòi nước và bắt đầu đánh răng.

Trong những chuyến du hành với ngài, tôi chú ý rằng ngài hầu như luôn luôn đánh răng sau khi ăn. Trong một trường hợp, chủ tịch và hội đồng giảng huấn trường đại học Tromso ở Na Uy đã mời buổi trưa danh dự cho ngài. Sau bửa ăn, Đức Đạt Lai Lạt Ma lấy ra một bàn chảy đánh răng và một ống kem đánh răng Colgate từ đãi của ngài và đưa lên cao cho những người chủ nhà ngắm nhìn, như một người đi câu khoe cá vừa bắt được. Vẫn giữ dụng cụ xúc miệng trên cao, ngài đi đến phòng rửa mặt, làm hơn sáu mươi vị hiện diện khoái chí vô cùng.

Trở lại thiền phòng, Đức Đạt Lai Lạt Ma ngài quấn tấm vải đỏ quanh giữa thân ngài và ngồi xuống trên tọa cụ. Đó là thời gian hành thiền buổi sáng của ngài. Nhưng trước khi bắt đầu, ngài quyết định cho tôi một cảm nhận về chương trình của ngày hôm ấy.

"Sau khi tôi hành thiền," ngài nói, "khoảng tám giờ, tôi nghĩ tôi sẽ bắt đầu giảng dạy: một số cầu nguyện và hành thiền đặc biệt. Đó có thể là trong một tiếng rưởi cuối cùng, ông có thể ở lại. Sau đó tôi có thể nghiên cứu. Ngồi đây hay đó," ngài ra dấu tới phòng khách, mà tôi có thể thấy qua cửa ra vào. "Và rồi vào lúc bửa trưa, khoảng mười một giờ rưởi, ở đây. Buổi trưa tự do. Tự do có nghĩa là đọc sách hay xem tin tức gì đó. Hôm nay là chủ nhật. Tôi không có chuyện gì đặc biệt. Thường thường là thay đổi dây đồng hồ đeo tay …" Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu cười khúc khích khi ngài nghịch với đồng hồ đeo tay. "Nhưng hôm nay tôi không nghĩ là có chuyện gì. Buổi chiều, khoảng năm giờ, tôi tắm. Sau khi tắm, tôi ngồi đây với khăn tắm - như những  người Tân Tây Lan, trần trụi." Sự tưởng tượng ấy tạo thành một cơn cười vang thót bụng. "Lúc năm giờ ba mươi, bốn mươi lăm, buổi trà tối của tôi. Sau đó tạm biệt, bye-bye."

Đây là lần đầu tiên kể từ khi tôi biết ngài, ngài đã mời tôi dành trọn một ngày tốt lành trong khu vực riêng của ngài.

Đức Đạt Lai Lạt Ma cởi tấm vải ra và lại quấn chung quanh khít chung quanh bụng ngài. Ngài đặt xâu chuổi trên đùi ngài, nhét chiếc váy xuống bên dưới đôi chân xếp bằng, kéo chiếc đồng hồ lên trên một dấu khắc tay, thẳng lưng lên, cúi xuống phía trước một lần, và ngồi thẳng lên. Ngài đã sẳn sàng để bắt đầu thời hành thiền của ngài.

Đối với tôi, Đức Đạt Lai Lạt Ma không khác nhiều so với một số ẩn sĩ mà tôi đã thấy ở Tây Tạng. Những ẩn sĩ sống tách biệt trong những hang động nhỏ trên những vùng cao của Hy Mã Lạp Sơn, thức ăn hàng ngày được đem đến bởi những người thị giả tận tụy của họ. Trách nhiệm duy nhất của họ: tiến tới với sự thực tập tâm linh của họ. Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma ngồi trên tấm tọa cụ một thước vuông của ngài trên sàn, thì ngài đang ở trong nơi ẩn dật cá nhân của ngài - dù là một nơi thoải mái. Không gian riêng của ngài, được vây quanh bởi một cái bàn giản dị và một tủ gỗ cao đến đầu gối bên trên là một cái khay ra/vào đỏ, được giảm thiểu thành một chỗ ẩn náo không lớn hơn phòng điện thoại công cộng.

Đức Đạt Lai Lạt Ma thâm nhập sâu lắng vào thiền tâm của ngài rất nhanh chóng, không cần hơn một hay hai phút từ lúc bắt đầu. Đôi mắt ngài nhắm lại. Trên đùi ngài, những ngón tay của cả hai bàn tay đang lần chuỗi một cách đều đặn. Khi việc hành thiền của ngài tiến triển đầu của  ngài cúi xuống. Rất thường, tôi có thể thấy cặp mi mắt rộng của ngài bị lăn lộn bởi chuyển động mắt nhanh rõ ràng - giống như một viên cẩm thạch nhảy tung tăng tới lui dưới một chiếc khăn tay.

Một giờ trôi qua. Đức Đạt Lai Lạt Ma không gián đoạn buổi thiền tập, ngài tìm vào trong một ngăn hộc của tủ gỗ phía bên phải ngài và mở máy phát thanh Sony. Đài BBC bắt đầu sau bốn tiếng bíp quen thuộc. Đó là 6:30 sáng Dharamsala, 1 giờ trưa Greenwich. Tin tức kể về cuộc gặp gở lịch sử giữa thủ tướng Do Thái Ariel Sharon, và người tương nhiệm Palestine Mohmoud Abbas. "Họ đã gặp gở ở Jerusalem để thảo luận Lộ Trình hòa bình do Mỹ hậu thuẩn," giọng nữ phát ngôn viên  vang dội trong thiền phòng an tịnh. "Cuộc gặp gở được tổ chức trong văn phòng của Sharon được canh gát cẩn mật, và việc bảo vệ là chủ đề chính."

Đức Đạt Lai Lạt Ma không biểu lộ gì khi ngài nghe đài. Nhưng thân thể ngài dường như căng thẳng một cách lạ lùng. Ngài nắm hai bàn tay lại với nhau và ấn mạnh góc ngón tay cái vào mũi ngài. Có một sự gắng sức trong cử chỉ của ngài. Giống như bằng việc đẩy mạnh đôi bàn tay một cách vững chắc vào mặt ngài thì bằng sức mạnh tuyệt đối của ý chí, ngài có thể đạt được một trình độ mới của tuệ giác.

Vẫn trong giờ hành thiền, ngài lấy kính đeo mắt của ngài - mặt trời đã ló dạng trên rặng Dhauladhar, và ánh sáng sảng khoái của buổi sáng đang tràn vào phòng. Đức Đạt Lai Lạt Ma thì thầm vài đoạn cầu nguyện nhanh và rồi vặn tắt máy phát thanh.

Đứng dậy từ tọa cụ hành thiền, Đức Đạt Lai Lạt Ma bước vào phòng tiếp khách, một không gian tuyệt đẹp với những cửa sổ từ sàn tới trần ở ba phía. Căn phòng chiếm hết phân nữa tầng hai. Những đám bông giấy rậm rạp màu tím vây quanh phía bên ngoài của tòa nhà, làm dịu ánh sáng sớm tuôn vào phòng. Đức Đạt Lai Lạt Ma đi tới góc xa của phòng và ngồi xuống trên một tọa cụ trên nền, dưới một bàn thấp đầy những xấp kinh luận.

Gần đấy là một máy chạy bộ đời  mới nhất là tặng phẩm từ một môn nhân người Đức. Tôi đứng trước một bức tượng Phật sơn mài rực rở được tạc từ một lõi cây. Tôi nhận ra bức tượng đặc biệt ngay lập tức. Đó là tặng phẩm từ Tổng Thống Trần Thủy Biển của Đài Loan; tôi đã ở đấy khi ông tặng nó cho vị lãnh tụ Tây Tạng. Tôi đã tưởng tượng, nếu và khi nào ngài quyết định sử dụng máy chạy bộ, việc nhìn tập trung chăm chăm của ngài vào Đức Phật, nhiều người khác có thể xem chương trình TV yêu thích của họ trong khi họ tập thể thao.

Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đọc những tài liệu, thỉnh thoảng ngài ghi chép vào vở. Sau khoảng hai mươi phút ngài đứng dậy và đi tới chiếc ghế bành ở góc đối diện của phòng. Tôi đi theo và ngồi trên một chiếc ghế lưng thẳng gần ngài một cách thận trọng.

"Đôi,khi những điều kỳ lạ xảy ra," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với tôi một cách bất ngờ. "Năm mươi tám. Mùa hè. Xá lợi trân quý của Đức Phật đã hiện ra trên ngai Đức Phật ở Lhasa đại tự. Tôi nhận được báo cáo và một số xá lợi được gửi đến tôi trong cung điện mùa hè. Tôi: hơi nghi ngờ, không biết chân thật hay không. Vị tu sĩ, người săn sóc bức tượng vào lúc ấy là già, mập. Cho nên tôi ngờ vực. Tôi gửi đến một viên chức. Ông ấy đặt một khăn choàng trắng tại nơi xá lợi xuất hiện và ông niêm phong. Sau vài ngài tôi thăm viếng nơi ấy. Ở dấu niêm phong. Ô, nhiều xá lợi ở đấy, bên trong khoảng hẹp chỗ Phật ngự. Tôi nghĩ rằng đó là một dấu hiệu, một loại tặng phẩm giả biệt. Do, thế, năm mươi chín tháng Ba, chúng tôi ra đi. Kỳ lạ, có phải không?"

"Xá lợi trông như thế nào?" tôi hỏi.

"Trắng. Giống như những viên thuốc tròn nhỏ. Nhiều lắm. Gần đầy ca."

Ngài trông trầm ngâm. Ngài nhìn chăm chăm ra bên ngoài cửa sổ, lần chuỗi một cách đều đặn. Sau đó ngài hướng qua tôi.

"Ông đến thăm tôi nhiều lần trong mấy năm qua," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói. "Ông du hành cùng tôi đến rất nhiều nơi. Mỗi cơ hội ông có, ông hỏi tôi những câu hỏi. Đôi khi là những câu rất ngớ ngẫn … " Ngài bùng cười to lên như một trong những thế mạnh của ngài.

Ngài tiếp tục: "Bây giờ tôi muốn hỏi ông một vài câu."

"Dĩ nhiên, thưa Đức Thánh Thiện. Tôi sẽ cố gắng để trả lời hết sức mình."

"Trước nhất, vì ông đến để biết về Tây Tạng, cho nên ông đã viếng thăm Tây Tạng," Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu. Tôi có thể cảm nhận sự tập trung cao độ của ngài vào tôi. Giống như ngài đang cố gắng để truyền một năng lượng thiền nhất tâm đến tôi. "Ông thật sự đã tiến hành một việc nào đó ở đấy. Đã viết một quyển sách lớn về những nơi hành hương của Tây Tạng. Ông nghĩ gì về người Tây Tạng?"

"Vâng, như ngài biết," tôi trả lời, "lần đầu tiên tôi tiếp xúc với người Tây Tạng và văn hóa Tây Tạng khi tôi đến Dharamsala hơn ba mươi năm trước. Đối với một người Tàu từ Hồng Công, quen thuộc với một môi trường nhanh nhẹn, đó là một cú sốc văn hóa. Tôi đã ngạc nhiên bởi tính thân thiện của con người. Người Tây Tạng cười một cách dễ dàng. Và tôi cảm nhận rằng họ đã quan tâm đến những người mà họ tiếp xúc. Ngay cả những người hoàn toàn xa lạ.

"Khi tôi du lịch ở Tây Tạng, người Tây Tạng mà tôi đã gặp ở đấy có cùng phẩm chất. Một điều rõ ràng: họ không bao giờ thành kiến với tôi - mặc dù họ biết tôi là người Tàu. Tôi đã không phải giả vờ rằng tôi là người Nhật.

"Tôi biết có nhiều giả thuyết lãng mạn, lý tưởng ngoài kia về người Tây Tạng. Thực tế không như vậy. Người Tây Tạng giống như hầu hết những người khác, có thể bất chánh, vật chất. Nhưng đã quán sát họ trong một thời gian dài, tôi có thể danh dự mà nói: về tổng thể, những phẩm chất tốt đẹp của người Tây Tạng trội hơn nhiều so với thứ xấu."

"Tôi nghĩ đó là ấn tượng tổng quát,'' Đức Đạt Lai Lạt Ma nói. "Bằng khác đi, thời gian trôi qua, thái độ thân thiện đối với khách du lịch có thể thay đổi. Nhưng bây giờ, sau bốn mươi bốn năm, mặc dù biết một số hạn chế nào đó, một số lỗi lầm nào đó, thái độ thân thiện phổ quát đối với người Tây Tạng đang gia tăng."

"Tôi gật đầu. Từ những gì tôi đã từng thấy, điều này chắc chắn đúng ở Dharamsal. Ngày càng nhiều khách du lịch đến. Quá nhiều cho nên chính phủ Ấn Độ đã quyết định thực hiện một nổ lực đặc biệt để nâng cấp những hạ tầng cơ sở ảm đạm của vùng đồi núi."

"Đến ngồi gần hơn," Đức Đạt Lai Lạt Ma bảo tôi. Tôi kéo ghế tôi trước mặt ngài. "Bây giờ, cuối cùng chúng ta đã nuôi dưỡng một mối quan hệ thân hữu nào đó. Không chỉ thế. Qua quyển sách sắp tới, ông cố gắng để kể với mọi người về Tây Tạng, về Đức Đạt Lai Lạt Ma. Không tuyên truyền, tôi không nghĩ thế. Ông nghĩ gì về quyển sách, về tác phẩm hợp tác của chúng ta?"

Tôi nghĩ thật thích thú là Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dùng chữ "tuyên truyền". Đó là điều gì đó mà ngài đã cảm nhận một cách sâu sắc. Cả đời, ngài đã thấy ảnh hưởng gậm nhấm đối với sự tuyên truyền của Trung Cộng. Đó là điều mà ngài muốn tránh bằng mọi giá.

"Tôi không nghĩ quyển sách là một sự tuyên truyền," tôi trả lời, "tôi cố gắng để viết về những thứ mà chính mắt tôi thấy. Tôi cố gắng để ghi lại mọi thứ một cách trung thực tối đa như có thể. Nhưng tôi phải chỉ ra một điều, tôi không phải là một phóng viên vô tư, tham vọng khảo sát. Trải qua năm tháng, tôi đã phát triển một sự liên hệ chặc chẽ với nhiều người Tây Tạng. Tôi là một người ngưỡng mộ ngài và Tây Tạng. Nhưng tôi cố để khách quan; tôi cố gắng để không quá mơ mộng."

Đức Đạt Lai Lạt Ma gật đầu. Ngài lấy mắt kính ra và xoa quanh mắt bằng lưng nắm tay của ngài. Có lẻ ngài đã mệt mõi vì phải lắng nghe những lời dông dài của tôi. Lần đầu tiên tôi chú ý đến chiếc tủ gỗ đối diện với ngài bên kia phòng, đầy sách vở và báo chí lung tung. Đứng vô  hại với chúng là một máy phát thanh to lớn màu đen - một khí cụ chuyên môn của thế kỷ trước. Một tấm hình nhỏ người mẹ quá cố của Đức Đạt Lai Lạt Ma khiêm tốn trong một góc. Bà rất được Đức Đạt Lai Lạt Ma thương mến.

Sau đó Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục với dòng tư tưởng của ngài. "Vậy là tất cả mọi thứ này diễn ra từ khi ông phát triển một sự tiếp xúc nào đó với tôi. Thế nên bây giờ, điều gì thay đổi, chính ông đấy?"

Đây là một chủ đề mà tôi đã không nghĩ nhiều đến, và tôi không biết phải nói thế nào.

"À … chỉ một việc," tôi cuối cùng nói, "tôi cho rằng ngài là thần tượng của tôi. Năng lực tha thứ của ngài. Sự ân cần của ngài đối với con người, ngay cả với những người ngài mới gặp, tiêu chuẩn đạo đức cao thượng của ngài, lòng vị tha của ngài. Đây là những thứ mà tôi thấy bằng chính mắt tôi. Chúng là những tấm gương đầy năng lực cho tôi. Nhưng tôi nghĩ điều đầy đủ ý nghĩa nhất đối với tôi là thế này: sau khi một vài ý tưởng này cuối cùng thấm nhuần, tôi có thể chia sẻ với hai đứa con nhỏ của tôi. Hy vọng, tôi có thể làm một nửa vai trò gương mẫu khá tốt cho chúng."

Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ngồi một cách lạ kỳ trên cạnh của chiếc ghế bành. Dường như đối với tôi, vừa mới dành trên bốn giờ đồng hồ ngồi trên sàn sáng nay, ngài đã có khó khăn với những bàn ghế chế tạo cho những người bình thường. Ngài thay đổi vị trí, cố gắng để dựa hoàn toàn vào nệm. Đó là một sự căng mình quá mức. Thay vì thế ngài dựng phần nhỏ của lưng vào tay dựa của ghế. Ngài trông thậm chí khó chịu hơn lúc trước.

"Tôi không nói rằng tôi đã trở thành một người tốt hơn từ khi tôi bắt đầu làm việc với ngài," tôi tiếp tục. "Như tôi đã nói, những thứ này cần thời gian. Nhưng tôi nghĩ tôi đã trở nên tỉnh giác hơn, nhạy cảm hơn. Thì dụ tôi có cảm nhận những phần thưởng của lòng vị tha. Nếu tôi dễ thương với mọi người, tự tôi sẽ lợi lạc. Tôi đã trải nghiệm sự hài lòng đến từ việc quan tâm cho người khác. Tôi không nghi ngờ sự tha thứ vốn ở trong xương tủy ngài. Và tôi đã thấy rằng nó cho ngài sự hòa bình của tâm hồn. Tôi cũng đã học hỏi thêm được điều gì đó từ sự liên hệ hổ tương. Như ngài từng nói, 'Một điều xảy ra ở một nơi nào đó, sẽ tác động đến nơi của bạn.' Thế nên, đây là một trong vài thứ mà tôi bộc bạch. Một vài thứ nào đó có thể thật sự biến chuyển ra, nếu chỉ tạm thời. Bây giờ, nếu tôi phải làm việc cho một quyển sách nữa với ngài, dầu sao đi nữa đó có thể thật sự là hy vọng của tôi."

Đức Đạt Lai Lạt Ma tỏ vẻ vui mừng với điều này.

Tôi quyết định hỏi ngài một câu hỏi về chính tôi, một câu hỏi ở trong đầu tôi ở một lúc nào đó. "Ngài là một tu sĩ suốt đời ngài. Không phải nói về những thứ khó khăn như niết bàn hay Giác Ngộ. Nhưng ngài muốn thành tựu điều gì?"

Không ngập ngừng. Câu trả lời của ngài ngay lập tức, giống như ngài đang chờ nó. Đây là những gì Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói: "Để hạnh phúc. Sự thực tập giúp tôi hướng đến một đời sống hữu ích. Nếu tôi có thể ban một giây phút hạnh phúc ngắn ngủi nào đó cho người khác, thì tôi cảm thấy rằng cuộc sống của tôi đã thành đạt một mục tiêu nào đó. Điều này cho tôi một sự toại nguyện tinh thần sâu xa - cảm giác này luôn luôn đến nếu ông phụng sự cho người khác. Thế nên, khi tôi giúp đở người khác, tôi cảm thấy hạnh phúc. Đối với tôi, điều quan trọng nhất là lòng từ bi nhân bản, một cảm giác quan tâm cho nhau."

Thời gian giải lao trôi qua, ngài đứng dậy và về lại thiền phòng của ngài. Ngài ngồi xuống phía sau bàn và trở lại cầu nguyện. Tôi ngồi một mình, trên một cái ghế xếp đỏ đậm gần cửa ra vào, cách ngài một vài mét. Đức Đạt Lai Lạt Ma đang nhìn nghiêng nghiêng. Bên kia của ngài, qua một bức tường thủy tinh, là những ngọn núi hình lưỡi dao của rặng Dhauladhar, bây giờ rực rở trong ánh nắng. Phía bên trái tôi là những sưu tập thiêng liêng và lộng lẫy của nghệ thuật Tây Tạng quy tụ tại một nơi, tất cả được sắp xếp một cách tỉ mỉ trong những bệ thờ lộng kính rộng. Những hình tượng tuyệt đẹp - hàng trăm bức tượng  lớn  nhỏ, những bức họa treo tường hàng thế kỷ của Tây Tạng được vẽ trong những màu sắc sôi động của đá, tất cả đều có nguồn gốc huyền thoại - đánh động vào các giác quan. Tôi ý thức về năng lượng sinh động của Đức Đạt Lai Lạt Ma, tinh hoa thánh thiện của ngài thấm nhuần tất cả những đối tượng và không gian trong phòng, đó là kết quả của hàng nghìn giờ mà ngài đã dành cho việc hành thiền và cầu nguyện trong phòng này.

Ẩn Tâm Lộ, Friday, January 01, 2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét