Đặc Tính Của Tôi
Như Một Tu Sĩ
TÔI THƯỜNG TỰ GIỚI THIỆU mình như một tu sĩ Phật Giáo giản
dị vì cá nhân và tính cách của tôi được xây dựng chung quanh chí nguyện của tôi
như một tu sĩ. Mặc dù tôi khi tôi cảm thấy một liên kết rất mạnh mẽ với những Đức
Đạt Lai Lạt Ma trước đây, nhưng tôi tự xem tôi như một tu sĩ trước nhất. Tôi là
một tu sĩ trước khi là Đạt Lai Lạt Ma!
Điều này rõ ràng chắc chắn như vậy, và nó bén rể một cách
thật sâu xa trong tâm thức tôi, và tôi thậm chí nhớ tôi là một tu sĩ ngay trong
giấc mộng. Ngay cả trong những phần tệ hại nhất của cơn ác mộng tôi cũng không
quên tôi là một tu sĩ. Nhưng tôi chưa bao giờ mơ thấy tôi là một Đức Đạt Lai Lạt
Ma.
Bằng tuệ giác của tôi, những phản ứng tại một trình độ
ngoài tầm kiểm soát của tri thức chứng tỏ rằng ở tận đáy tâm hồn tôi có một dấu
ấn không phai mờ của thể trạng như một tu sĩ của tôi. Tôi cảm thấy một cách rất
mãnh liệt rằng tôi là một tu sĩ Phật Giáo.
Thệ Nguyện Một Tu
Sĩ Của Tôi
TRONG ĐỜI SỐNG XUẤT GIA của Tây Tạng, có 253 giới cho
tăng và 364 giới cho ni. Bằng việc quán chiếu chúng một cách nghiêm cẩn tối đa
như có thể, tôi thoát khỏi những cám dỗ vô ích và những sự quan tâm mỗi ngày. Một
số giới này có nhiều việc phải làm với nghi lễ - quy định, thí dụ một vị tu sĩ
phải đi sau vị trụ trì bao xa. Những điều khác phải làm với những hạnh kiểm.
Bốn giới căn bản đáp ứng đến bốn việc cấm kỵ giản dị: một
tu sĩ không giết hại, trộm cắp, hay nói dối về sự thực chứng tâm linh của vị ấy,
và vị ấy cũng quán sát trinh tiết nghiêm ngặt. Nếu vị ấy phá vở một trong bốn
thệ nguyện này, thì vị ấy không còn là một tu sĩ nữa.
Đôi khi tôi được hỏi có kỳ vọng thật sự để duy trì thệ
nguyện về trinh tiết và một thệ nguyện như vậy có thể giữ được không. Điều ấy
nên được nói là sự thực tập này không có nghĩa là đè nén khát vọng dục tình.
Trái lại, thật cần thiết để chấp nhận toàn bộ sự hiện hữu của một khát vọng như
vậy và để chuyển hóa nó qua sự rèn luyện của lý trí. Khi quý điều khiển đưa việc
ấy vào trong tu tập, sẽ đưa đến kết quả một sự tinh thông về tâm thức rất lợi lạc.
Khát vọng dục tình là mù quáng, và nó đưa đến một rắc rối. Khi quý vị tự nói với
mình, tôi muốn làm tình với người kia ,
quý bị đang bộc lộ một khát vọng mà không phải sự thông minh hướng dẫn. Trái lại,
khi quý vị nghĩ, tôi muốn xóa bỏ sự nghèo
đói khỏi thế giới, đó là một mong muốn có thể kiểm soát được bởi trí tuệ.
Điều gì nữa, sự vừa ý dục tình tượng trưng một sự hài lòng không bền. Như một đại
hiền nhân Ấn Độ Long Thọ nói: "Khi quý vị có một vết ngứa, quý vị tự gãi
ngứa. Nhưng hoàn toàn không có một cơn ngứa thì tốt hơn là tự gãi ngứa trong một
hồi lâu."
Những Sự Thiền Tập
Hằng Ngày Của Một Tu Sĩ Phật Giáo
TÔI DÀNH TỐI THIỂU là năm tiếng rưởi đồng hồ một ngày để
cầu nguyện, hành thiền, hay học tập. Tôi cũng cầu nguyện trong tất cả những lúc
không có việc gì làm suốt cả ngày, trong những buổi ăn hay du hành. Như một Phật
tử, tôi không thấy bất cứ sự khác biệt nào giữa sự thực tập tôn giáo và đời sống
hàng ngày. Sự thực tập tôn giáo một công việc 24/7. Cũng có những sự cầu nguyện
bắt phải thực hành trong mỗi hành vi, từ thức dậy đến tắm rửa, ăn uống, và ngay
cả ngủ nghỉ. Đối với một hành giả mật tông tantra, những sự tu tập diễn ra
trong cơn ngủ sâu và giấc mộng là một thứ nào đó quan trọng nhất, vì chúng chuẩn
bị cho sự chết.
Việc hành thiền chính của tôi liên hệ đến tánh không và cốt
ở việc tập trung vào sự liên hệ hổ tương trong trình độ vi tế nhất. Một phần của
sự thực tập này liên hệ đến "bổn tôn du già", mà trong ấy tôi sử dụng
những mạn đà la khác nhau, quán tưởng tự thân tôi như một loạt các bổn tôn.
(Tôi không muốn nói qua việc này, những nhân vật ấy tồn tại bên ngoài hay độc lập).
Khi tôi làm việc ấy, tôi tập trung tâm thức tôi trên một trình độ đến mức nó
không còn bị thu hút bởi những dữ liệu mà nhận thức giác quan truyền đạt. Đó
không phải là một trạng thái xuất thần, vì tôi vẫn hoàn toàn sáng suốt, nhưng
đúng hơn là một sự rèn luyện trong sự tỉnh giác thuần khiết.
Thật khó để nhận biết những gì tôi muốn nói qua điều này,
cũng khó như một nhà khoa học giải thích qua từ ngữ điều gì ông muốn nói qua không-thời
gian (space-time). Ngôn ngữ và kinh nghiệm hàng ngày không thể chuyển dịch
kinh nghiệm của sự tỉnh giác thuần khiết, mà việc làm chủ nó đòi hỏi qua nhiều
năm.
Một khía cạnh quan
trọng của sự thực tập hàng ngày của tôi liên hệ ý tưởng về sự chết. Theo quan
điểm của tôi, chỉ có hai thứ để làm trong sự sống với chủ đề về sự chết. Hoặc
là quý vị chọn lãng quên nó - mà trong trường hợp ấy quý vị có thể may mắn đủ để
xua đuổi ý tưởng ấy đi nơi khác trong một lúc - hay quý vị đối diện với khía cạnh
này, quý vị cố gắng phân tích nó, và bằng việc làm như vậy quý vị cố gắng để giảm
bớt những nguyên nhân của những nổi khổ đau không thể tránh khỏi nào đó. Cũng
không phương pháp nào có thể đạt đến mục tiêu này trọn vẹn.
Như một Phật tử, tôi chấp nhận sự chết như một tiến trình
bình thường của sự sống. Tôi chấp nhận nó như một thực tế và nó sẽ xảy ra cho đến
khi nào tôi vẫn còn trong cõi sanh tử luân hồi. Biết rằng tôi không thể trốn
thoát khỏi nó, tôi không thấy điểm nào để lo lắng về nó. Tôi nghĩ rằng chết hơi
giống như bỏ lại sau lưng một mãnh áo quần cũ đã sử dụng. Tự trong nó không phải
là chấm hết.
Như một Phật tử, tôi cũng tin rằng việc tu tập về sự chết
là thiết yếu. Chính thời điểm ấy, những kinh nghiệm thậm thâm và lợi lạc nhất
có thể biểu hiện. Vì lý do này, có nhiều đại sư tâm linh chọn lìa thế gian này
trong lúc hành thiền. Khi điều đó xảy ra, thân thể họ không bị phân hủy rất lâu
sau sự chết lâm sàng.
Sống Như Một Vị Bồ
Tát
NHƯ CHO SỰ THỰC TẬP tôn giáo cá nhân của tôi, tôi cố gắng
để sống đời sống của tôi bằng việc đi theo những gì tôi gọi là "lý tưởng Bồ
tát". Trong nhận thức Đạo Phật, một vị bồ tát là một chúng sanh dấn thân
trên con đường hướng đến Quả Phật và hoàn toàn hiến dâng để hổ trợ chúng sanh
giải thoát khỏi khổ đau. Chữ bodhisatva - bồ đề tát đỏa - bồ tát, dễ dàng để hiểu
nếu nghiên cứu hai thuật ngữ làm nên nó, bodhi - bồ đề và sattva - tát đỏa được
phiên dịch riêng rẻ. Bodhi - bồ đề biểu thị tuệ giác thông hiểu bản chất cứu
kính của thực tại, và sattva - tát đỏa là một cá nhân được động viên bởi lòng từ
bi phổ quát. Cho nên lý tưởng bodhisatva - bồ đề tát đỏa - hay lý tưởng bồ tát
có nghĩa là một nguyện vọng thực hành lòng từ bi vô hạn với tuệ giác vô biên.
Thực Hành Tâm Linh
Nhằm Để Trở Thành Những Con Người Tốt Đẹp Hơn
ĐỪNG MONG ƯỚC những thứ phi thường với tôi, như những sự
gia hộ quyền năng vô hạn có thể chuyển hóa đời sống của quý vị một cách kỳ diệu
và ngay lập tức. Quý vị sẽ sai lầm để ấp ủ những tư tưởng như vậy - chúng không
có gì đối với thực tế. Tôi là một tu sĩ Phật Giáo giản dị vốn đã thực tập từ
lúc mười tuổi và cố gắng để sống phù hợp với giáo lý nhà Phật.
Như một tu sĩ giản dị, tôi là một người thông dịch của những
đạo sư siêu phàm và tôi lễ phủ phục một cách khiêm tốn trước các vị ấy. Khi Đức
Phật còn tại thế, ngài giống như một tu sĩ bình thường; ngài du hành bằng chân,
tay cầm bình bát khất thực. Sau ngài, nhiều hành giả vĩ đại đã có cùng hiện tướng
bên ngoài, trông có vẻ nghèo nàn nếu người ta không nhìn vượt khỏi hiện tướng ấy.
Chúng ta chia sẻ chung với Đức Phật cùng năng lực cho từ
tâm và tĩnh lặng. Nhưng chúng ta không phải luôn luôn biết điều này, và đôi khi
chúng ta cố gắng để tàn phá cả hạnh phúc của người khác lẫn sự yên bình nội tại
của chúng ta. Tất cả chúng ta muốn tránh khổ đau và được hạnh phúc. Chúng ta có
một tri thức kinh nghiệm uyên thâm của cả hạnh phúc lẫn khổ đau vốn thông thường
với tất cả chúng sanh.
Tôi đang chia sẻ với quý vị kinh nghiệm sống của tôi, căn
cứ trên giáo lý nhà Phật và sự thực hành, không có bất cứ tham vọng nào trong
việc tuyên truyền Phật Giáo hay có thêm những môn nhân mới. Những truyền thống
tâm linh lớn, tất cả đều rất sống động trên năm lục địa, quán chiếu những tính
khí khác nhau của con người trên thế giới. Họ làm sáng tỏ những nền tảng và
nguyên tắc đạo đức cho phép chúng ta trở nên tốt đẹp hơn bằng việc phát triển
những phẩm chất nhân bản như yêu thương, nhẫn nại và bao dung và bằng việc chiến
đấu với những tham dục quá đáng của chúng ta.
Thật thích đáng hơn để giữ những truyền thống tâm linh vốn
có của chúng ta. Đó là con đường xác thật hơn. Tôi luôn luôn hơi nghi ngờ khi
tôi giảng dạy Phật Giáo trong một quốc gia như Pháp, vốn hầu hết là Ki Tô Giáo
và Thiên Chúa La Mã, vì tôi tin rằng luôn luôn thỏa mãn hơn để làm sâu sắc và bảo
tồn tôn giáo của tổ tiên họ. Không cần thiết để trở thành Phật tử khi quý vị là
một người phương Tây.
Nếu quý vị thẩm tra những tôn giáo lớn trên thế giới, thì
quý vị có thể phân biệt về một mặt những quan điểm triết lý và siêu hình, và mặt
kia là sự thực tập tâm linh hàng ngày. Mặc dù những quan điểm triết lý khác biệt
và đôi khi mâu thuẩn với nhau, nhưng trong sự thực tập tâm linh, tất cả những
tôn giáo liên hệ với nhau. Tất cả đều giới thiệu sự chuyển hóa dòng suối ý thức
nội tại của chúng ta và điều đó làm chúng ta tốt đẹp hơn, những con người sùng
mộ hơn.
Thật tốt đẹp để tạo nên bất cứ hệ thống nào trong những
truyền thống tôn giáo nhưng tốt hơn là thấu hiểu rằng tất cả những giáo lý ấy vốn
để thích nghi đến những tính khí đa dạng của con người. Điều gì hơn thế nữa,
trong chính Phật Giáo quý vị có thể thấy nhiều giáo huấn của Đức Phật, Ngài đã
dạy một giáo thuyết được diễn tả như có "84 nghìn cửa." Tùy chúng ta
nhận ra nhu cầu nào trong những quan điểm triết lý khác nhau và để biết rằng mỗi
một truyền thống tâm linh vốn đều là thánh thiện, vì mỗi tôn giáo đã hổ trợ
hàng triệu người để tiến bộ và ít khổ đau hơn bằng việc trở thành tốt đẹp hơn. Đối
với mỗi người, có một con đường duy nhất và một lẽ thật duy nhất để thành tựu,
nhưng mỗi người vẫn phải chấp nhận chân lý của những truyền thống khác. Ngay cả
nếu một truyền thống khác chống lại niềm tin của chính chúng ta, nhưng nó có lý
do riêng của nó để hiện hữu, trong việc hổ trợ nó cung ứng cho người khác. Thế
nên, về một mặt, chúng ta nên có niềm tin của chính chúng ta, nhưng về mặt khác,
chúng ta nên giữ tâm tư chúng ta cởi mở và bao dung đối với những ai không muốn
chia sẻ chúng.
Ẩn Tâm Lộ, Friday, January 15, 2016
Trích từ quyển My Spiritual Journey của Đức Đạt Lai Lạt
Ma
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét