Hướng Giao Lưu Anh
Em Giữa Các Tôn Giáo
KHI CHÚNG TA TIẾP CẬN thế kỷ 21, thì những truyền thống
tôn giáo thích đáng hơn bao giờ hết. Tuy
thế, như trong quá khứ, những xung đột và khủng hoảng sinh khởi nhân danh những
truyền thống tôn giáo khác nhau. Điều này rất, rất là bất hạnh. Chúng ta phải vận
dụng mọi nổ lực để vượt thắng tình cảnh này. Trong kinh nghiệm của riêng tôi,
tôi đã thấy rằng phương pháp hiệu quả nhất để chiến thắng những xung đột này là
sự tiếp xúc thân cận và sự trao đổi giữa những niềm tin khác nhau đó, không chỉ
ở trình độ của tri thức nhưng trong những kinh nghiệm tâm linh sâu sắc. Đây là
một phương pháp đầy năng lực để phát triển những sự thấu hiểu và tôn trọng hổ
tương, Qua sự trao đổi này, một nền tảng hòa hiệp chân thành mạnh mẽ có thể được
thiết lập.
Thêm nữa những cuộc gặp gở giữa những học giả và hành giả
kinh nghiệm cũng là quan trọng, một cách đặc biệt trong những con mắt công cộng,
những lãnh tụ của những truyền thống tôn giáo khác nhau thỉnh thoảng đến với
nhau để gặp gở và cầu nguyện, như trong cuộc gặp gở quan trọng ở Assisi năm
1986. Đây là một cách đơn giản nhưng hiệu quả để thúc đẩy sự bao dung và thông
hiểu.
Cuộc gặp gở Liên Tôn, Bali, Indonesia tháng Bảy 2007 |
Những Nhà Chính Trị
Cần Tôn Giáo Hơn Những Người ẩn Dật
TÔI CÓ NHIỀU CUỘC đối thoại say mê với Tổng Giám Mục
Canterbury, Tiến sĩ Robert Runcie (đại diện đáng khâm phục của ngài là Terry
Waite, tôi luôn luôn giữ trong sự cầu nguyện của tôi). Chúng tôi chia sẻ quan
điểm rằng tôn giáo và chính trị có thể đến với nhau một cách hiệu quả, và cả
hai chúng tôi đều đồng ý rằng, một cách rõ ràng, nhiệm vụ của tôn giáo là để phụng
sự con người. Tôn giáo không nên phớt lờ thực tế. Làm thành viên của tôn giáo
nhằm để tận tụy cầu nguyện là không đủ. Tín đồ, một cách đạo đức, mang trách
nhiệm cống hiến một cách tối đa như có thể trong việc giải quyết những vấn nạn
của thế giới.
Tôi nhớ một chính trị gia Ấn Độ, người mời tôi thảo luận
quan điểm này với ông. Ông nói với tôi, với sự khiêm hạ chân thành, "Ô,
nhưng chúng tôi là những chính trị gia, không phải là những tu sĩ!" Tôi
đáp lại với điều đó: "Những chính trị gia cần tôn giáo thậm
chí hơn là những ẩn sĩ tu hành. Nếu những ẩn sĩ hành động bị xúi giục bởi động
cơ xấu, người ấy chỉ tổn hại tự thân. Nhưng nếu một chính trị gia, người có thể
ảnh hưởng trực tiếp đến toàn xã hội, lại hành động với động cơ xấu, thì vô số
người sẽ trải nghiệm những hậu quả tiêu cực."
Tôi không thấy bất cứ sự mâu thuẩn nào giữa chính trị và
tôn giáo. Vì trong thực tế, tôn giáo là gì? Chỗ tôi quan tâm đến là tôi xem mỗi
hành vi diễn ra với một động cơ tốt lành như tôn giáo. Trái lại, nếu người ta tập
họp trong Phật đường hay Thánh đường mà không có động cơ tốt lành thì không
đang cư xử một cách tôn giáo khi họ cầu nguyện với nhau.
Những Cuộc Hành
Hương Của Tôi Từ Lourdes Đến Jerusalem
TÔI TIN TƯỞNG MỘT cách chắc chắn rằng chúng ta có thể đẩy
mạnh sự thông hiểu và hòa hiệp giữa các tôn giáo để thúc đẩy thế giới hòa bình.
Để hoàn thành điều này, tôi cổ vũ những cuộc trao đổi liên tôn, một cách đặc biệt
những cuộc hành hương. Đó là tại sao tôi đã viếng thăm Lourdes, ở miền nam nước
Pháp, không phải là một du khách mà như một người hành hương. Tôi đã uống nước
thánh, tôi đã dừng lại trước tượng của Đức Bà Maria, và tôi nhận ra rằng ở địa
điểm này hàng triệu người đã nhận sự phù hộ hay một cảm giác tĩnh lặng. Khi tôi nhìn vào bức tượng Maria, tôi cảm
thấy một sự ngưỡng mộ chân thành và một sự tôn kính xác thật sinh khởi trong
tôi đối với Ki Tô Giáo, vốn lợi lạc đến một số đông con người như vậy. Dĩ
nhiên, Ki Tô Giáo có một triết lý khác biệt với tôn giáo của tôi, nhưng sự cứu
giúp và những lợi ích cụ thể mà nó mang đến là không thể phủ nhận.
Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Bức Tường Than Khóc |
Cùng với tinh thần ấy, tôi đã đến Jerusalem, thánh địa của
nhiều tôn giáo trên thế giới, tôi đã hành thiền tại Bức Tường Than Khóc với những người
bạn Do Thái, và sau đó, trong những đền Ki Tô Giáo, tôi cầu nguyện với những
người bạn Ki Tô, Sau đó tôi đã thăm viếng những thánh tích của những người bạn Hồi Giáo và tôi đã cầu nguyện ở đó với họ.
Tôi cũng đã đi đến những đền đài khác nhau của đạo Hindu,
Jain, và Sikh, những thánh địa của
Bái Hỏa Giáo ở Ấn Độ. Mỗi buổi sáng
chúng tôi ngồi dưới gốc cây bồ đề để hành thiền chung. Vì thời đại của Đức Phật
hơn 2,500 năm trước và Chúa Giê-su là 2,000 năm trước, cho nên tôi nghĩ đó là lần
đầu tiên có một sự gặp gở như vậy xảy ra.
Có một nơi mà tôi đã muốn viếng thăm từ lâu, nhưng mong ước
này chưa được toại nguyện. Đó là Ngũ Đài Sơn, được tôn kính ở Trung Hoa và dành
cho Mạn Thù Thất Lợi, vị Bồ tát của tuệ trí. Vị tiền nhiệm của tôi, Đức Đạt Lai
Lạt Ma thứ 13, đã đến đấy để tỏ lòng tôn kính, và trong cuộc viếng thăm Trung
Hoa lần thứ nhất năm 1954, tôi mong ước đi theo dấu chân của ngài. Lúc ấy nhà cầm
quyền Trung Cộng đã từ chối lời yêu cầu của tôi, viện lý do là đường xá không
tiện cho việc du hành.
Một Cuộc Sống Để
Quán Chiếu Từ Ái
TRONG CUỘC VIẾNG THĂM Đại Tu Viện ở Montserrat ở Tây Ban
Nha, tôi đã gặp gở một tu sĩ dòng Biển Đức ở đấy. Ông đặc biệt đến để thăm tôi
- và tiếng Anh của ông lại dở hơn tôi, cho nên tôi cảm thấy can đảm hơn để nói
chuyện với ông. Sau buổi ăn trưa, chúng tôi đã có những thời gian riêng tư với
nhau, mặt đối mặt, tôi được cho biết là tu sĩ này đã ở nhiều năm trong núi ngay
phía sau tu viện, tôi hỏi ông đã quán chiếu điều gì khi thực hành trong những
năm cô lập đó. Câu trả lời của ông thật đơn giản: "Từ ái, từ ái, từ
ái." Kỳ diệu làm sao! Tôi cho rằng đôi khi ông cũng ngủ. Nhưng trong tất cả
những năm đó ông thiền quán một cách đơn giản về yêu thương. Và ông không chỉ
quán chiếu trên từ ngữ. Khi tôi nhìn vào đôi mắt ông, tôi thấy chứng cứ của tâm
linh và từ ái thậm thâm - như tôi có trong những cuộc gặp gở với Thomas Merton.
Những Chùa Viện Nội
Tại
TÔI TIN MỤC TIÊU của tất cả những tôn giáo quan trọng
trên thế giới không phải là xây dựng những chùa viện to lớn bên ngoài, nhưng là
tạo dựng những chùa viện của từ bi và thánh thiện nội tại, bên trong những trái
tim của chúng ta.
Một số người tin rằng cách hợp lý nhất để thành tựu sự
hòa hiệp và giải quyết những vấn nạn liên hệ đến sự bao dung tôn giáo là thiết
lập một tôn giáo chung cho mọi người. Tuy nhiên, tôi luôn luôn cảm nhận rằng
chúng ta nên có những truyền thống tôn giáo khác nhau bởi vì con người sở hữu rất
nhiều khuynh hướng tinh thần khác nhau: một tôn giáo đơn giản là không hài lòng
nhu cầu của những con người đa dạng như vậy. Nếu chúng ta cố thống nhất những
tín ngưỡng của thế giới vào một tôn giáo, thì chúng ta cũng sẽ đánh mất nhiều
phẩm chất và những phong phú của mỗi tôn giáo đặc thù. Do thế, tôi cảm thấy tốt
hơn là duy trì sự đa dạng của những truyền thống tôn giáo, mặc dù có nhiều
tranh cải nhân danh tôn giáo. Bất hạnh thay, trong khi sự đa dạng những truyền
thống tôn giáo là thích hợp hơn để phục vu nhu cầu cho khuynh hướng tinh thần
đa dạng, thì sự đa dạng này tự nhiên cũng sở hữu khả năng cho sự xung đột và bất
đồng ý kiến. Do đó, mọi người trong những truyền thống tôn giáo phải thực hiện
một nổ lực vượt trội để chuyển hóa sự thiếu bao dung và thiếu hiểu biết và để
tìm kiếm sự hòa hiệp.
Trích từ quyển My Spiritual Journey của Đức Đạt Lai Lạt
Ma
Ẩn Tâm Lộ, Saturday, Sunday, January 17, 2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét