Sofia Stril-Rever bên phải trong một buồi giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma |
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc
dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi lần thứ nhất của
Gendun Drup vào năm 1391. Đức Đạt Lai Lạt Ma đàm luận về những giai thoại và những
thành tựu của các kiếp sống trước của ngài một cách tự nhiên cũng như ngài liên
hệ đến những ký ức thời thơ ấu của ngài. Ngài duy trì một nối kết sống động với
mười ba vị tiền thân của ngài, thường đề cập đến sự hiện diện quý yêu, quen thuộc
của họ. Ngài bây giờ bảy mươi bốn tuổi, nhưng từ khi đảm trách gánh nặng lãnh đạo
tâm linh và thế quyền của Tây Tạng, sự tỉnh giác của ngài bao hàm bảy thế kỷ lịch
sử.Trong quyển sách này, chúng tôi đã gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma vào lúc ngài đang
quán chiếu vào sự hóa thân kế tiếp của ngài, và ngài biết rằng sự tồn tại hiện
tại của ngài đang đi đến chỗ kết thúc. Nhưng ngài cũng biết rằng sự sống của
ngài sẽ không chấm dứt với sự chết của ngài.
Tuy nhiên, ngài thừa nhận rằng ngài "không là một
người đặc biệt" nhưng là "một con người" như mọi người khác. Việc
gặp gở ngài chắc chắn gợi lên nhiều câu hỏi, vì không gian "loài người"
của ngài không biểu lộ những giới hạn bình thường trong điều kiện của chúng ta;
tôi thường tự hỏi sự giảng dạy tinh hoa mà chúng ta tiếp nhận từ ngài có phải
đơn giản về việc trở thành con người trọn vẹn không.
Tôi tự hỏi mình câu hỏi này một lần nữa vào ngày 10 tháng
Ba năm 2006 ở Dharamsala, khi tôi lắng
nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện để kỷ niệm cuộc khởi nghĩa ở Lhasa.
Tôi có cảm giác rằng những lời nói của ngài vượt xa khỏi các đám mây phủ trên
những đỉnh núi và hàng trăm người tập họp trong một cơn mưa lạnh lẽo, đều đều để nghe ngài. Ngài kêu gọi cho nhân quyền được
tôn trọng ở Tây Tạng, nhưng lĩnh vực những lời nói của ngài là phổ quát. Đó là
con người chúng ta, ngài đang bảo vệ để chống lại sự dã man và vô nhân dạo. Đức
Đạt Lai Lạt Ma đang kêu gọi lương tâm của nhân loại.
Trong mười lăm năm, tôi đã đi theo và thông dịch lời giảng
dạy của ngài trong hệ thống thiền tập Thời Luân - Kalachakra, được xem như tối
thượng bởi những Phật tử Tây Tạng và hồi hướng cho hòa bình thế giới. Ngày hôm ấy
tôi đã thấy một sự liên hệ liền lũy thậm thâm giữa tính nhân bản phi thường và
ngôn ngữ của ngài như một đạo sư của Thời Luân, và bài diễn thuyết chính trị của
ngài. Nghĩ lại điều này, tôi đã hiểu rằng là con người đối với ngài có nghĩa là
sống một tính chất tâm linh đến từ trái tim và được biểu hiện đồng thời trong đời
sống thường nhật của ngài, như trong sự trao đổi với những nhà khoa học nổi tiếng
của thế giới hay những tuyên bố của ngài trong những diễn đàn quốc tế. Chắc chắn
rằng không phải bởi may mắn mà Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma Thứ Mười Bốn đã đề
xuất và thực hiện một chính sách gọi là "Trung Đạo" đối với Trung Cộng,
vì Trung Đạo trình bày tinh hoa của tuệ giác nhận thức về tánh không, trong Phật
Giáo.
Tôi nhận ra rằng với một sự tiếp cận tâm linh như vậy,
người ta có thể phá vở những hàng rào thường ngăn cách những hành động, tư tưởng,
và cảm giác và tiến gần tới tính phổ quát của trái tim. Và khi tôi đồng ý để những
hàng rào ấy hạ xuống, tôi có một kinh nghiệm về sự chuyển hóa trong sáng nội tại.
Tôi đã hiểu rằng, đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma, việc cầu nguyện vượt khỏi những
hình thức của tin tưởng. Cầu nguyện bắt đầu từ những gì phổ quát của tất cả những
tôn giáo gọi mời chúng ta khám phá chiều kích bên trong loài người chúng ta và
cải hóa "phẩm chất con người của chúng ta."
Tôi thảo luận phạm vi của điều này với Samdhong Rinpoche,
thủ tướng của chính phủ Tây Tạng lưu
vong và là bạn của Đức Đạt Lai Lạt Ma; tôi đã gặp ông khi tôi đang học ở Ấn Độ
tại Đại học Tây Tạng ở Sarnath, ông là hiệu trưởng. Tôi đề nghị làm chứng nhân
cho tâm linh "cởi mở" này của Đức Đạt Lai Lạt Ma bằng việc xuất bản
những bài vở chọn lọc chưa từng được xuất bản trước đây ở Pháp, kể cả bài diễn
thuyết ngày 10 tháng Ba và những bài thuyết giảng được thực hiện trên diễn đàn
quốc tế. Việc xuất bản này sẽ cho thấy sự ảnh hưởng của tính nhân bản của Đức Đạt
Lai Lạt Ma với thế giới chúng ta vào một thời kỳ khủng hoảng trong lịch sử khi
sự sống còn của những thế hệ tương lai dường như bị đe dọa. Những sự tuyên bố của
ngài, kêu gọi cho một cuộc cách mạng tâm linh và đó cũng là một cuộc cách mạng
đạo đức, cố gắng thuyết phục chúng ta công nhận nhân loại là một, trong sự
phù hợp với nguyên tắc của Phật Giáo về
liên hệ hổ tương. Sự tỉnh thức rằng mọi thứ là liên hệ với nhau trong trong thực
tế chung sức của đời sống được biểu hiện
trong mức độ cá nhân bằng bi mẫn và trên mức độ tập thể bằng trách nhiệm phổ
quát. Những quan điểm này đã góp phần cho việc đổi mới thuật ngữ và sự tiến bộ
tinh thần của những tài liệu của Liên Hiệp Quốc cống hiến cho một nền văn hóa
hòa bình.
Sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đồng ý dàn bài tổng quát tác
phẩm của tôi, mà lúc mới đầu tôi đặt tựa đề là Lời Kêu Gọi đến Thế Giới, tôi tự
hiến dâng cho nó, và trong phạm vi sự nghiên cứu của tôi cho một hình thức thứ
hai liền lũy đã đánh động tôi: đó là sự tương tục thế gian của tư tưởng của Đức
Đạt Lai Lạt Ma. Thực tế, mặc dù trải qua năm tháng, những thông điệp của ngài
đã được hổ trợ với những liên hệ mới và được nối kết với những sự kiện hiện tại
và đến sự phát triển của xã hội đương thời, nhưng việc phân tích những thông
điêp đó đã đi theo một chiều hướng dẫn chúng ta trở lại cùng nguồn gốc - một tuệ
giác và ân cần dường như không mệt mõi và một lẽ thật bất tận.
Tôi có một kinh nghiệm ấn tượng về điều này trong tháng Hai năm 2008, vào cuối một buổi
phỏng vấn dài cho bộ phim Đức Đạt Lai Lạt Ma, Đời Nối Tiếp Đời. Khi Lhasa và
Tây Tạng bừng cháy lên một tháng sau đó, có một thời khắc của nghi ngờ. Trong sự trình chiếu của nó, như được
dự định cho tháng Tám, không phải bộ phim đã được thấy như lạc đề với những sự
kiện hiện tại hay sao? Nhưng một cách rất nhanh chóng, rõ ràng rằng trước và
sau những sự kiện này, chí nguyện của Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với bất bạo động,
hòa giải, và đối thoại vẫn không thay đổi. Tôi đã đi đến kết luận rằng những từ
ngữ của ngài có một sự thích hợp không thay đổi với những sự kiện của lịch sử.
Lẽ phải của ngài sở hữu một phẩm bất biến hiếm có.
Tôi tự hỏi tại sao điều này như vậy. Lý do dường như là tầm
nhìn của Đức Đạt Lai Lạt Ma bao quát cuộc sống phổ biến, trong sự nhân nhượng
hoàn hảo. Những ai đạt đến trình độ lẽ thật này - được Thánh Gandhi gọi là sự
kháng cự thụ động, satyagraba, một vĩ nhân khác của nhân loại và là một bậc quý
kính đốivới Đức Đạt Lai Lạt Ma - những sự đối kháng bây giờ không còn phản đối
nhau nữa mà ngồi lại với nhau trong sự bổ khuyết hòa hiệp. Vì vậy, người Trung
Cộng, thí dụ thế, không phải là những "kẻ thù" mà là "những anh
chị em". Sự thử thách của tôi là tạo một cảm quan thâm thúy như vậy trong
cấu trúc của quyển sách.
Trong phương diện cuối cùng của công việc tôi nhận ra rằng
những bản văn của người đầu tiên mà tôi đã lựa chọn để dựng lên một tự truyện
tâm linh. Tôi sử dụng thuật ngữ "tâm linh" ở đây trong ý nghĩa mà Đức
Đạt Lai Lạt Ma cho nó - được gọi là, sự phát triển toàn diện những giá trị nhân
bản là thiết yếu cho sự tốt lành của tất cả. Tôi đã nói chuyện với Samdhong
Rinpoche về ý tưởng này vào tháng Mười Hai năm 2008, khi tôi ở Dharamsala. Khi
Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận thức điều ấy vào đầu tháng Giêng năm 2009, ngài chấp nhận,
nói rằng ngài rất vui với khái niệm ấy. Ngài thấy rằng những thông điệp của
ngài như được trình bày trong quyển sách này phù hợp với những nguyện vọng căn
bản của ngài, và cũng cho phép việc xuất bản những bản ghi chép diễn thuyết của
ngài vào ngày 10 tháng Ba năm 2007, được chú thích với những ghi chép tay của
ngài và được Samdhong Rinpoche giữ gìn.
Tôi hiểu rằng với sự phê chuẩn này thì tôi chạm với thử
thách mà tôi thiết lập trong việc viết quyển sách này - sự thử thách của việc
làm cho nó thành hiện thực sống động và đem độc giả đến gần đúng mức những từ
ngữ của Đức Đạt Lai Lạt Ma để nghe chúng và thiền quán về chúng trong một cuộc
đối thoại mạnh mẽ vô tư mà từ đấy hy vọng có thể tỏa sáng.
Sofia Stril-Rever/ Sarnath, Tháng Giêng năm 2009
Ẩn Tâm Lộ, Friday, January 01, 2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét