Nhân Loại Là Một
CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI đã đến một điểm nghiêm trọng trong lịch
sử của nó. Thế giới ngày nay buộc chúng ta phải chấp nhận nhân loại là một.
Trong quá khứ, những cộng đồng khác nhau có thể cho phép họ nghĩ rằng họ là
riêng biệt. Nhưng ngày nay, như những sự kiện bi thảm gần đây ở Hoa Kỳ đã cho
thấy, những gì xảy ra trong một nước ảnh hưởng đến nhiều xứ khác. Thế giới đang
trở thành càng ngày càng liên hệ hổ tương hơn. Trong phạm vi của mối liên hệ hổ
tương mới này, việc quan tâm chính mình đòi hỏi lưu ý đến những quan tâm của
người khác. Không có sự thấu hiểu và thúc đẩy ý nghĩa trách nhiệm toàn cầu của
chúng ta, thì tương lai của chúng ta tự nó bị đe dọa. Tôi tin tưởng một cách vững
chắc rằng chúng ta phải trau dồi một cảm nhận lớn hơn về trách nhiệm toàn cầu. Chúng
ta phải nghiên cứu để hành động không phải cho chính chúng ta, gia đình chúng
ta, hay quốc gia của chúng ta, nhưng vì sự tốt lành của nhân loại. Trách nhiệm
toàn cầu là căn bản khả dĩ nhất để bảo đảm cho hạnh phúc cá nhân và hòa bình thế
giới. Nó hàm ý rằng tất cả mọi người được
tiếp cận bình đẳng những nguồn tài nguyên thiên nhiên, bằng việc bảo vệ môi trường
cho những thế hệ tương lai. Nhiều vấn nạn trên thế giới phát sinh vì chúng ta
đã đánh mất nhãn quan nhân loại căn bản vốn đã thống nhất tất cả những thành
viên của gia đình loài người. Chúng ta có khuynh hướng quên lãng rằng mặc dù có
sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ, và tư tưởng, nhưng tất
cả có một quyền bình đẳng và căn bản với hòa bình và hạnh phúc. Mỗi chúng ta muốn
hạnh phúc và không muốn khổ đau. Tuy thế, mặc dù một cách lý thuyết, chúng ta
ca ngợi sự đa nguyên, bất hạnh thay chúng ta thường thất bại trong việc đem nó
vào thực hành. Trong thực tế, bất lực trong việc nắm lấy tính đa dạng của chúng
ta đã trở thành một nguồn gốc quan trọng cho xung đột giữa những dân tộc.
Liên Hệ Nhân Duyên
Hổ Tương Là Quy Luật Của Tự Nhiên
LIÊN HỆ HỔ TƯƠNG
là một quy luật nền tảng của tự nhiên. Nó liên quan nhiều hơn chỉ là hình
thức tiến hóa hơn của cuộc sống, vì ngay cả những côn trùng bé nhỏ cũng là những
chúng sanh xã hội đã tồn tại, căn cứ trên việc nhận thức bẩm sinh về sự tương
quan của chúng, cho dù côn trùng vốn không có một chút tôn giáo, luật lệ hay
giáo dục nào, cảm ơn sự hợp tác hổ tương. Vô số hình thức của sự sống cũng như
những trình độ vi tế nhất của những hiện tượng vật chất bị chi phối bởi tính
liên hệ nhân duyên hổ tương. Tất cả những hiện tượng trên hành tinh mà chúng ta
đang sống, từ những đại dương đến những đám mây, những khu rừng, và những bông
hoa chung quanh chúng ta, vốn tồn tại trong sự lệ thuộc phù hợp với những hình
thức vi tế của năng lượng. Không có sự tương tác thích đáng, chúng sẽ tàn hoại và biến mất.
Một Cảm Nhận Trách
Nhiệm Được Sinh Khởi Từ Lòng Từ Bi
Ở TÂY TẠNG CHÚNG TÔI nói rằng nhiều bệnh tật có thể được
chửa trị duy nhất bằng phương thuốc của từ ái và bi mẫn. Những phẩm chất này là
nguồn gốc tột cùng của hạnh phúc, và chúng ta cần chúng trong chiều sâu thẩm nhất
của con người.
Bất hạnh thay, từ ái và bi mẫn vốn đã bị khai trừ khỏi rất
nhiều lãnh vực của sự tương tác xã hội, từ lâu lắm rồi. Bị giam hảm trong môi
trường riêng tư gia đình, cho nên những biểu lộ công cộng của chúng được xem là
ngượng ngùng hay ngay cả ngây thơ. Đây là một bi kịch, vì trong ý kiến của tôi
sự biểu lộ của từ bi, hoàn toàn không là một dấu hiệu của chủ nghĩa lý tưởng xa
rời thực tế, nhưng là cách hiệu quả nhất để phục vụ những sự quan tâm của người
khác cũng như của chính chúng ta.
Một tâm thức dâng hiến cho từ bi, giống như một hồ chứa đầy
tràn: nó là một cội nguồn liên tục của năng lượng, quyết tâm, và thánh thiện.
Chúng ta có thể so sánh từ bi như một hạt giống. Nếu chúng ta nuôi dưỡng nó, nó
sẽ làm thành một sự rộ nở những phẩm chất tuyệt vời khác một cách phong phú, chẳng
hạn như tha thứ, bao dung, sức mạnh nội tại, và tự tin, cho phép chúng ta chinh
phục sợ hãi và băn khoăn. Tâm từ ái bi mẫn giống như linh đan diệu dược: nó có
sức mạnh đảo ngược những nghịch cảnh thành những hoàn cảnh thuận lợi. Do thế,
chúng ta không nên giới hạn biểu lộ của chúng ta về từ ái và bi mẫn chỉ cho gia
đình và bạn bè chúng ta. Từ bi cũng không là trách nhiệm đơn thuần của những
giáo sĩ, nhân viên bảo vệ sức khỏe và xã
hội. Nó nhất thiết phải quan tâm đến tất cả mọi lãnh vực của cộng đồng nhân loại.
Khi một xung đột phát sinh từ lãnh vực chính trị, thương
mại, hay tôn giáo, sự tiếp cận vị tha thường là giải pháp khả dĩ duy nhất. Đôi
khi những sự tranh luận được sử dụng như phương tiện của hòa giải thì tự chính
nó là nguyên nhân của rắc rối. Trong một trường hợp như thế, khi một giải pháp
dường như không thể, cả hai phía nên nhớ nền tảng nhân bản tự nhiên mà thông
thường họ có. Như thế sẽ giúp họ tìm ra một lối thoát cho ngõ cụt, và về lâu về
dài mọi người có thể đạt đến mục tiêu của
họ một cách dễ dàng. Rất có thể là không ai sẽ hoàn toàn hài lòng, nhưng nếu cả
hai phía đều nhượng bộ, tối thiểu hiểm họa của xung đột sẽ được xoa dịu. Tất cả
chúng ta đều biết rằng những sự hứa hẹn như thế là cách tốt nhất để giải quyết những
vấn nạn. Vậy thì tại sao chúng ta không sử dụng chúng thường xuyên hơn?
Khi quán chiếu về sự thiếu vắng hợp tác trong xã hội, tôi
tự nói với mình rằng đó là qua sự si mê hay không biết bản chất liên hệ hổ
tương của chúng ta. Tôi thường xúc động bởi những côn trùng nhỏ như những con
ong. Những quy luật tự nhiên ra lệnh chúng làm việc với nhau để tồn tại, vì
chúng được phú cho một cảm nhận bẩm sinh về trách nhiệm xã hội. Chúng không có
hiến pháp, luật lệ, cảnh sát, tôn giáo, hay giáo dục đạo đức, nhưng chúng làm
việc một cách trung thành với nhau do bởi bản chất của chúng. Có những lúc
chúng có thể phải chiến đấu, nhưng trong tổng quát toàn bộ bầy đàn tồn tại, cảm
ơn sự hợp tác. Con người có hiến pháp, những hệ thống hợp pháp phức tạp và lực
lượng cảnh sát, tôn giáo, sự thông minh phi thường, và những trái tim được phú cho
năng lực của yêu thương. Nhưng mặc cho những phẩm chất ngoại hạng như vậy,
trong sự thực tập thật sự chúng ta tụt hậu xa những con côn trùng nhỏ nhất.
Trong những cách nào đó, tôi cảm thấy rằng chúng ta tệ hơn những con ong.
Mặc dù chúng ta là những động vật xã hội, buộc phải sống
với nhau, nhưng chúng ta thiếu một cảm nhận trách nhiệm đối với những đồng loại
con người của chúng ta. Có phải sự sai sót vốn ở trong cấu trúc căn bản của gia
đình và xã hội? Tôi không nghĩ như thế.
Tôi nghĩ rằng mặc cho những sự tiến bộ nhanh chóng mà nền
văn minh đã thực hiện trong thế kỷ qua, nhưng nguyên nhân trước mắt của tình trạng
hiện tại là việc dành đặc quyền cho tiến trình vật chất trên tất cả những thứ
khác. Chúng ta đã buông mình một cách thật điên cuồng vào mục tiêu của nó mà
chúng ta đã quên lãng việc chú ý và những nhu cầu thiết yếu của yêu thương, ân
cần, hợp tác, và chăm sóc. Thật rõ ràng đối với tôi là một cảm nhận xác thật về
trách nhiệm chỉ có thể thúc đẩy nếu khi chúng ta phát triển từ bi. Chỉ một cảm
giác tự nhiên của thấu cảm đối với người khác mới có thể động viên chúng ta
hành động nhân danh họ.
Chiến Tranh Là Một
Việc Lỗi Thời
CHIẾN TRANH, hay bất cứ hình thức nào của việc tổ chức
chiến đấu, được phát triển cùng với nền văn minh và dường như là một bộ phận của
lịch sử và tính khí con người.
Tuy nhiên, thế giới đang thay đổi, và chúng ta phải hiểu
rằng chúng ta không thể giải quyết những vấn nạn của loài người với vũ khí. Những
sự tranh chấp vốn kết quả từ những sự khác biệt ý kiến phải nên được dàn xếp dần
dần qua đối thoại.
Rõ ràng, những cuộc chiến tranh sản sinh ra những kẻ
chinh phục và người bị chinh phục, nhưng chỉ tạm thời. Những sự chiến thắng hay
chiến bại hệ quả từ những cuộc chiến tranh không thể tồn tại lâu. Hơn thế nữa,
thế giới chúng ta đã trở thành quá liên hệ hổ tương với nhau mà sự chiến bại của
một xứ sở có những tiếng vang khắp thế giới còn lại và đưa một cách trực tiếp
hay gián tiếp nổi khổ hay mất mát cho mỗi chúng ta.
Ngày nay, trong một thế giới liên hệ hổ tương như vậy,
khái niệm về chiến tranh dường như lỗi thời, phát xuất từ những thái độ cổ lỗ
sĩ của chúng ta. Chúng ta luôn luôn nói về sự đổi mới và thay đổi. Nhiều truyền
thống từ quá khứ không còn thích hợp với hiện tại và ngay cả là chướng ngại ẩn
tàng và vì vậy đã bị bỏ vào thùng rác của lịch sử. Chiến tranh cũng nên được ký
gửi cho thùng rác của lịch sử.
Bất hạnh thay, mặc dù chúng ta đã đi vào thế kỷ 21, nhưng
chúng ta chưa thực hiện sự cắt đứt rõ ràng với những thói quen quá khứ: tôi ám
chỉ đến sự tin tưởng rằng chúng ta có thể giải quyết những vấn nạn với vũ khí.
Chính là do bởi ý tưởng này mà thế giới tiếp tục trải nghiệm tất cả những loại
khó khăn. Nhưng chúng ta nên làm gì? Điều gì nên được hoàn tất khi mà những cường
quốc quan trọng trên thế giới đã có những quyết định của họ rồi? Chúng ta có thể
mong cầu cho một sự chấm dứt dần dần đối với truyền thống chiến tranh.
Đương nhiên, chúng ta không thể chấm dứt truyền thống
quân sự một cách dễ dàng. Nhưng hãy nghĩ về điều ấy. Nếu có một sự chém giết,
người có quyền hay những lãnh tụ sẽ có những nơi trú ẩn an toàn; họ sẽ trốn khỏi
những hậu quả đau đớn bằng việc tìm ra những nơi ẩn náo. Nhưng điều gì sẽ xảy
ra cho những người nghèo, con nít, người già, người bệnh? Họ là những kẻ sẽ phải
chịu đựng sự xung đột.
Khi vũ khí nói chuyện, chúng sẽ tạo ra sự chết chóc và
tàn phá mà không phân biệt giữa kẻ vô tội và người tội lỗi. Những hỏa tiển được
kẻ thù phóng đi không tôn trọng người vô tội, người nghèo, người không có khí
giới - chính những người xứng đáng với lòng từ bi. Như một kết quả, những người
mất mát thật sự là những người có đời sống giản dị.
Điểm tích cực duy nhất: những tổ chức từ thiện mang thuốc
men và vật dụng cứu trợ nhân đạo và len lõi trong những vùng bị tan nát bởi những
cuộc xung đột. Việc phát triển những tổ chức này là một chiến thắng của trái
tim trong kỷ nguyên hiện đại.
Hãy hy vọng và cầu nguyện để hoàn toàn không có chiến
tranh, nếu có thể. Nếu một cuộc chiến tranh bùng nổ, chúng ta hãy cầu nguyện để
có thể chỉ có sự chém giết và khổ đau tối thiểu. Tôi không biết sự cầu nguyện của
chúng ta sẽ có đem đến bất cứ sự trợ giúp nào
không, trong hình thức cụ thể, nhưng đó là tất cả mà chúng ta có thể làm
lúc này.
***
Tuyên bố này được
thực hiện ở Dharamsala ngày 11 tháng Ba năm 2003, khi hiểm họa của cuộc chiến ở
Iraq đang ló dạng. Sáu tháng sau, tháng 10 năm 2003, trong khi đang giảng dạy ở
Paris, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói rằng, trong những sự buộc tội chống lại lãnh tụ
Iraq, Saddam Hussein, không đề cập nào được thực hiện về sự kiện rằng những vũ
khí của nhà độc tài đã được làm với việc sử dụng những kỷ thuật phương Tây.
Ngài chỉ ra rằng sự tham lam của những kẻ buôn bán vũ khí nên được lên án cùng
với kẻ bạo chúa khát máu.
Tháng Giêng 2009 ở Sarnath, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhắc lại thí dụ này nhằm
để làm sáng tỏ sự lệ thuộc hổ tương và nhu cầu của mỗi con người nên nhận thấy
trách nhiệm toàn cầu mà tất cả chúng ta chia sẻ và việc nhận ra rằng một hành
vi nhỏ nhất cũng ảnh hưởng đến thế giới.
Mỗi Người Phải Gánh Vác Sự Chia Sẻ Trách Nhiệm Toàn Cầu
TÔI KHÔNG TIN TRONG việc tạo ra
các phong trào quần chúng hay trong những hệ tư tưởng. Và tôi cũng không đánh
giá cao kiểu tạo ra một tổ chức nhằm để thúc đẩy một ý tưởng này hay nọ, là điều
hàm ý rằng một nhóm nhỏ chịu trách nhiệm đơn thuần trong việc đưa ra một chương
trình nào đó, với việc loại trừ những người khác. Trong những hoàn cảnh hiện tại,
không người nào nên cho rằng người khác nào đó sẽ giải quyết vấn đề của ta. Mọi
người phải đảm đương sự chia sẻ của chính mình trong trách nhiệm toàn cầu. Cách
này, như con số được quan tâm, những cá nhân chịu trách nhiệm sẽ gia tăng - những
chục người đầu tiên, rồi hàng trăm, hàng nghìn và ngay cả hàng trăm nghìn -
không khí phổ quát sẽ được cải thiện.
***
Đức Đạt Lai Lạt Ma không tán thành những hệ tư tưởng nào vốn làm con
người xa rời với sự nhận thấy cần thiết gánh vác tính nhân bản tròn vẹn của họ.
Vị thế mới nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma cốt đặt trọng tâm việc giải quyết những
rắc rối về con người và đạo đức
Từ bi là lẽ thật của con người, và nó hình thành bằng việc phát triển
thái độ vị tha trên trình độ cá nhân. Trên trình độ toàn cầu, từ bi hướng đến
việc phát triển trách nhiệm toàn cầu. Trong thời kỳ toàn cầu hóa lịch sử và văn
minh, tất cả chúng ta gánh vác sự chia sẻ của chúng ta về trách nhiệm toàn cầu
dù cho chúng ta sống ở nơi nào đi nữa. Mỗi hành động cá nhân có ảnh hưởng rộng
khắp. Lãnh vực hành động của mỗi người đã trở thành toàn cầu, với sự tự do cá
nhân kết hợp những nhiệm vụ lẫn quyền lợi.
Như một kết quả sự lệ thuộc hổ tương của chúng ta, việc làm kiệt quệ một
quốc gia, một dân tộc, hay một nền văn hóa tước đi của nhân loại sự đa dạng
phong phú của nó, một sự chia sẻ không thể thay thế. Việc tấn công vào những
quyền căn bản của một người trở thành một sự tấn công vào phẩm cách của tất cả.
Điều gì hơn thế nữa, theo Đức Đạt
Lai Lạt Ma, việc nhận biết trách nhiệm toàn cầu nên mở rộng đến thế giới khoa học.
Vì chân giá trị của con người bị coi thường không chỉ bởi sự áp chế của cảnh
sát và sự chuyên chế của chính quyền hay bởi sự xung đột quân sự. Đạo đức trung
thực trong nhiều thập niên đã phải đối diện với một sự thử thách mới trở thành cấp
thiết hơn khi khoa học và kỷ thuật tiếp tục hiện thực những tiến bộ mới. Những kỷ
luật hà khắc này bây giờ có sức mạnh để vận dụng các mã di truyền thật sự trong
đời sống.
Để cho phép khoa học gánh vác trách nhiệm trong việc phục vụ con người,
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tham gia vào những cuộc đối thoại với những học giả nổi tiếng
trên thế giới. Trên căn bản của Phật Giáo, được thấu hiểu như một môn khoa học về
tâm thức, ngài đã nhấn mạnh những sự hội tụ giữa truyền thống quán chiếu của chính
ngài và khoa học thần kinh hiện đại. Như một kết quả của sự đối thoại này, một định
nghĩa về những nguyên tắc đạo đức có thể áp dụng được cho thế giới khoa học đã được
nổi lên cùng với những triển vọng nghiên cứu sáng tạo.
Trích từ quyển My Spiritual Journey
của Đức Đạt Lai Lạt Ma
Ẩn Tâm Lộ, Friday, January 22,
2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét