Trích từ quyển
Vũ Trụ Trong Một Nguyên Tử
Tác giả: Đức Đạt
Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: Tuệ
Uyển
|
Tôi nhớ lại
một cuộc trao đổi đầy băn khoăn vài năm trước đây mà tôi có với một người Mỹ
có chồng là người Tây Tạng. Đã nghe về sự thích thú của tôi với khoa học và sự
dấn thân năng động của tôi trong những cuộc trao đổi với những nhà khoa học,
bà ta cảnh báo tôi về hiểm họa của những quan điểm khoa học đối với sự tồn tại
của Đạo Phật. Bà đã nói với tôi là lịch sử đã cho thấy rằng trong thực tế
khoa học là “kẻ giết” tôn giáo và khuyên tôi là thật không khôn ngoan nếu tôi
theo đuổi những quan hệ thân hữu với những người đại diện cho khoa học.
|
Sự tự tin của tôi trong việc liều lĩnh dấn thân vào
khoa học là do nền tảng tin tưởng của tôi rằng trong khoa học cũng như trong
Đạo Phật, việc thấu hiểu bản chất của thực tại được theo đuổi bằng những
phương tiện khảo sát sinh động: nếu phân tích của khoa học chứng minh những
tuyên bố nào đó của Đạo Phật là sai một cách thuyết phục, thế thì chúng ta phải
chấp nhận những khám phá của khoa học và từ bỏ những quan điểm nào đó của Đạo
Phật.
|
Lợi ích lớn lao của khoa học là nó có thể đóng góp vô
vàn cho việc giảm thiểu khổ đau ở trình độ vật lý, nhưng chỉ qua việc trau dồi
những phẩm chất của trái tim con người và việc chuyển hóa các thái độ của
chúng ta mà chúng ta mới có thể bắt đầu nói đến và vượt thắng khổ đau tinh thần
của chúng ta. Nói cách khác, việc đề cao những giá trị nhân bản nền tảng là
không thể thiếu được trong việc tìm kiếm hạnh phúc căn bản của chúng ta. Do
thế, từ quan điểm cát tường của nhân loại, khoa học và tâm linh không phải là
không liên hệ. Chúng ta cần cả khoa học và tâm linh, vì việc làm giảm thiểu
khổ đau phải xảy ra cả ở trình độ vật lý và tâm lý.
|
Tôi tin rằng tâm linh và khoa học là khác nhau nhưng bổ
sung cho nhau qua những sự tiếp cận điều tra nghiên cứu với cùng mục đích lớn
hơn, của việc tìm ra sự thật. Trong việc này, có nhiều điều mà cả hai bên có
thể cùng học hỏi lẫn nhau, và cùng nhau có thể cống hiến cho việc mở rộng phạm
vi hiểu biết cho kiến thức và tuệ trí của nhân loại. Hơn thế nữa, qua đối thoại
giữa khoa học và tâm linh, tôi hy vọng cả hai môn có thể phát triển việc phục
vụ tốt hơn cho những nhu cầu và sự cát tường của nhân loại. Thêm nữa, bằng việc
kể lại câu chuyện về hành trình của chính tôi, thì tôi mong ước nhấn mạnh đến
hàng triệu người Phật tử trên thế giới về nhu cầu của việc chào đón khoa học
một cách nghiêm túc và tiếp nhận những khám phá căn bản của khoa học trong thế
giới quan của họ.
|
Qua đối
thoại giữa khoa học và tâm linh, tôi hy vọng cả hai môn có thể phát triển việc
phục vụ tốt hơn cho những nhu cầu và sự cát tường của nhân loại. Thêm nữa, bằng
việc kể lại câu chuyện về hành trình của chính tôi, thì tôi mong ước nhấn mạnh
đến hàng triệu người Phật tử trên thế giới về nhu cầu của việc chào đón khoa
học một cách nghiêm túc và tiếp nhận những khám phá căn bản của khoa học
trong thế giới quan của họ.
|
Hầu như không có lãnh vực nào của con người ngày nay mà không bị tác
động của khoa học và kỷ thuật. Nhưng chúng ta chưa rõ về vị trí của khoa học
và kỷ thuật vào toàn bộ đời sống con người – nó nên hoạt động một cách chính
xác như thế nào và nó nên được quản lý như thế nào? Điều sau là quan yếu bởi
vì ngoại trừ đường hướng của khoa học được hướng dẫn bởi một động cơ đạo đức
có ý thức, đặc biệt là từ bi yêu thương, bằng không thì những ảnh hưởng của
nó có thể không mang đến lợi ích. Thực tế chúng có thể tạo ra những tổn hại
to lớn.
|
Thấy tầm
quan trọng vô vàn của khoa học và địa vị thống trị không thể tránh khỏi của
nó trong thế giới hiện đại đã làm thay đổi thái độ đối với khoa học của tôi một
cách căn bản từ hiếu kỳ đến một loại dấn thân cấp bách. Trong Đạo Phật, lý tưởng
tâm linh cao nhất là trau dồi lòng từ bi cho toàn thể chúng sanh và hành động
vì lợi ích của tất cả, rộng mở bao la nhất như có thể. Từ lúc ấu thơ ban sơ
nhất, tôi đã có điều kiện để nuôi dưỡng lý tưởng này và cố gắng hoàn thành nó
trong mỗi hành vi của tôi.
|
Tôi muốn
thấu hiểu khoa học bởi vì nó cho tôi một lãnh vực mới để khám phá yêu cầu cá
nhân của tôi để thấu hiểu bản chất của thực tại. Tôi cũng muốn học hỏi về nó
bởi vì tôi nhận ra trong nó một cung cách hấp dẫn để đối thoại với những hiểu
biết thu thập được từ truyền thống tâm linh của tôi. Cho nên, đối với tôi,
nhu cầu cho việc dấn thân với năng lực đầy sức mạnh này trong thế giới chúng
ta cũng đã trở thành một loại mệnh lệnh tâm linh. Chủ đề chính – trọng tâm
cho sự tồn tại và cát tường của thế giới chúng ta – là vấn đề chúng ta có thể
thực hiện những sự phát triển tuyệt vời của khoa học vào điều gì đó như thế
nào để cống hiến cho lòng vị tha và phụng sự yêu thương cho những nhu cầu của
nhân loại và những chúng sanh khác mà chúng ta cùng chia sẻ trái đất này với
nhau.
|
Chủ đề
chính – trọng tâm cho sự tồn tại và cát tường của thế giới chúng ta – là vấn
đề chúng ta có thể thực hiện những sự phát triển tuyệt vời của khoa học vào
điều gì đó như thế nào để cống hiến cho lòng vị tha và phụng sự yêu thương
cho những nhu cầu của nhân loại và những chúng sanh khác mà chúng ta cùng
chia sẻ trái đất này với nhau.
|
Đạo đức có
vị trí trong khoa học chứ? Tôi tin rằng có đấy. Trước tiên nhất, giống như bất
cứ khí cụ nào, thì khoa học có thể được đặt vào việc sử dụng cho mục đích tốt
hay xấu. Đó là thể trạng tâm thức của người nắm giữ khí cụ vốn quyết định cuối
cùng nó sẽ được dùng làm việc gì. Thứ hai, những khám phá khoa học ảnh hưởng
cung cách chúng ta thấu hiểu thế giới và vị trí của chúng ta trong ấy. Điều
này có những hệ quả với thái độ của chúng ta.
|
Có sự thừa nhận phổ thông rằng đạo đức chỉ liên hệ với
việc áp dụng khoa học, chứ không phải việc theo đuổi thật sự của khoa học.
Trong khuôn mẫu này, khoa học gia như một cá nhân hay cộng đồng của những nhà
khoa học trong phổ quát chiếm giữ một vị trí đạo đức trung tính, không có
trách nhiệm với những kết quả cho những gì họ khám phá. Nhưng nhiều khám phá
khoa học quan trọng và đặc biệt những sáng kiến mới mà họ hướng đến, tạo ra
những hoàn cảnh mới và mở ra những khả năng mới vốn tạo ra những thử thách đạo
đức và tâm linh mới. Chúng ta đơn giản không thể miễn trách doanh nghiệp khoa
học và những nhà khoa học với trách nhiệm cho việc góp phần hiện hữu một thực
tế mới.
|
Có lẻ điều
quan trọng nhất là bảo đảm rằng khoa học không bao giờ được tách ra khỏi sự
thấu cảm nhân loại căn bản với đồng loại của chúng ta. Giống như những ngón
tay của một người chỉ có thể biểu hiện chức năng trong sự liên hệ với bàn
tay, cho nên những nhà khoa học phải duy trì sự tỉnh giác về mối liên hệ của
họ với toàn thể xã hội. Khoa học là quan hệ sống còn, nhưng nó chỉ là một
ngón tay của bàn tay con người, và khả năng lớn nhất của nó có thể được biến
thành hiện thực miễn là chúng ta nhớ điều này một cách cẩn thận. Bằng trái lại,
có hiểm họa chúng ta sẽ đánh mất cảm nhận của chúng ta về những ưu tiên. Loài
người có thể cuối cùng lại phục vụ cho những quyền lợi ích kỷ của tiến trình
khoa học hơn là chiều ngược lại.
|
Khoa học
và kỷ thuật là những khí cụ đầy năng lực, nhưng chúng ta phải quyết định sử dụng
chúng thế nào hiệu quả nhất. Trên tất cả những vấn đề ấy là động cơ vốn
chi phối việc sử dụng khoa học và kỷ
thuật, mà trong ấy tâm thức và trái tim lý tưởng thống nhất với nhau.
|
Mặc dù có những lãnh vực của đời sống và kiến thức ở
bên ngoài sự chi phối của khoa học, nhưng tôi chú ý là nhiều người vẫn bảo
lưu ý kiến cho rằng quan điểm của khoa học nên là căn bản cho tất cả mọi tri
thức và tất cả những gì có thể biết được. Đây là chủ nghĩa duy vật khoa học.
Mặc dù tôi không thấy một trường phái tư tưởng nào đề xuất dứt khoát ý kiến
này, nhưng dường như nó là một giả định chung chưa được kiểm tra. Quan điểm
này ủng hộ sự tin tưởng vào một thế giới khách quan, độc lập, bất ngờ với những người quán sát chúng. Nó cho rằng
những dữ liệu được phân tích trong một cuộc thí nghiệm là độc lập với những
quan điểm hình thành trước, những nhận thức, và kinh nghiệm của những nhà
khoa học phân tích chúng.
|
Một trong
những vấn nạn chính với chủ nghĩa duy vật khoa học triệt để là quan điểm thiển
cận vốn đưa đến hậu quả và khả năng chắc chắn có thể hình thành chủ nghĩa hư
vô. Chủ nghĩa hư vô, chủ nghĩa duy vật,
chủ nghĩa giản hóa luận là ở trên tất cả mọi vấn nạn do từ một quan điểm triết
lý và đặc biệt là quan điểm con người, vì chúng có khả năng làm nghèo nàn
cung cách chúng ta thấy chính mình.
|
Cho dù chúng ta tự thấy mình như những tạo vật sinh học
ngẫu nhiên hay như những chúng sanh đặc biệt được ban cho sở hữu ý thức và
năng lực đạo đức sẽ làm nên một sự tác động lên vấn đề chúng ta cảm nhận về
chính mình và đối xử với người khác như thế nào. Trong quan điểm này, nhiều sở
hữu của thực tế toàn diện về nó là gì để là con người – nghệ thuật, đạo đức,
tâm linh, lòng tốt, vẻ đẹp, và trên tất cả là ý thức – hoặc là được giảm thiểu
như những phản ứng hóa học của việc kích thích tế bào thần kinh hay được thấy
như một vấn đề của cấu trúc tưởng tượng thuần tuý. Hiểm họa thế rồi là con
người có thể bị làm giảm giá trị không gì hơn là những bộ máy sinh học, những
việc sinh sản với cơ hội thuần khiết trong sự phối hợp ngẫu nhiên của những
gien, không có mục tiêu gì hơn là sự cưởng chế sinh học trong tái sản xuất.
|
Tâm linh
phải được thuần hóa bằng tuệ giác và những khám phá của khoa học. Nếu như những
hành giả tâm linh, chúng ta phớt lờ những khám phá khoa học, thì sự thực tập
của chúng ta cũng bị nghèo nàn, khi tư duy này có thể đưa đến trào lưu chính
thống. Đây là một trong những lý do mà tôi động viên những đồng đạo Phật tử của
tôi hứa nhận học hỏi khoa học, vì sự thông tuệ của nó có thể được hòa nhập
trong thế giới quan Phật giáo.
|
Thậm chí trước những cuộc du
hành chính thức này tôi đã đi đến nhận ra rằng kỷ thuật trong thực tế là hệ
quả, hay sự diễn đạt, về một cung cách đặc thù để thông hiểu thế giới. Khoa học
là căn bản của những sự diễn đạt này. Tuy nhiên, khoa học là hình thức đặc
trưng của sự thẩm tra và là hình hài của tri thức xuất phát từ nó và làm phát
sinh sự thông hiểu về thế giới. Thế nên mặc dù sự quyến rủ ban đầu của tôi là
với những sản phẩm kỷ thuật, nhưng chính là điều này – hình thức đặc trưng của
sự thẩm tra khoa học thay vì bất cứ công nghiệp đặc thù nào hay món đồ cơ khí
nào – đã khêu gợi tôi một cách sâu xa nhất.
|
Như một kết quả của việc nói
chuyện với mọi người, đặc biệt là những nhà khoa học chuyên môn, tôi đã chú ý
đến những tương tự nào đó trong tâm linh của sự thẩm tra giữa khoa học và tư
tưởng Phật giáo – những sự tương tự mà tôi vẫn thấy hấp dẫn. Phương pháp khoa
học, như tôi hiểu nó, tiếp tục từ việc quán chiếu một khía cạnh nào đó trong
thế giới vật chất, đưa đến một sự khái quát hóa lý thuyết, vốn tiên đoán những
sự kiện và kết quả phát sinh nếu ta xử lý hiện tượng trong một cách đặc thù,
và sau đó kiểm tra sự tiên đoán với một cuộc thí nghiệm… Tôi đã bị thu hút
chú ý với một sự quyến rũ vì sự song hành giữa hình thức của sự khảo sát thực
nghiệm này và những thứ mà tôi đã học hỏi trong việc tu học triết lý Phật
giáo và sự thực tập quán chiếu.
|
Mặc dù Phật
giáo đã tiến triển như một tôn giáo với một cơ thể đặc trưng của những kinh
điển và nghi lễ, nhưng nói một cách nghiêm túc, trong Đạo Phật thẩm quyền của
kinh điển không thể có trọng lượng hơn sự thông hiểu căn cứ trên lý trí và
kinh nghiệm. Thực tế, chính Đức Phật trong một tuyên bố nổi tiếng, phá vở thẩm
quyền của kinh điển bằng chính lời của Ngài khi Ngài cổ vũ đệ tử của Ngài
không chấp nhận giá trị lời dạy của Ngài chỉ đơn giản trên căn bản của sự tôn
trọng Ngài. Giống như một thợ kim hoàn dày dặn sẽ thử sự nguyên chất của vàng
qua một tiến trình thẩm tra tỉ mỉ, Đức
Phật khuyên mọi người nên kiểm tra sự thật của những gì Ngài đã nói qua sự thẩm tra hợp lý
và kinh nghiệm của cá nhân. Do thế, khi đi đến đánh giá sự thật của một luận
điểm, Phật giáo nhất trí với thẩm quyền lớn nhất của kinh nghiệm, với lý trí
thứ hai, và kinh điển cuối cùng.
|
Trong một
chiều hướng thì những phương pháp của khoa học và Đạo Phật là khác nhau: sự
khảo sát của khoa học tiến hành bằng thí nghiệm, sử dụng những khí cụ phân
tích hiện tượng bên ngoài, trái lại sự khảo sát bằng quán chiếu tiến hành bởi
việc phát triển sự chú tâm tinh tế hay thiền quán, là cách sau đó được sử dụng
trong sự thẩm tra nội quán kinh nghiệm nội tại.
|
Nếu khi chúng ta điều tra
nghiên cứu điều gì đó, chúng ta thấy có lý lẽ và chứng cứ cho nó, thì chúng
ta phải thừa nhận điều đó như thật sự - ngay cả nếu nó mâu thuẩn với sự giải
thích từ chương của kinh điển đã giữ sự thống trị trong nhiều thế kỷ hay với
một ý kiến, một quan điểm sâu sắc. Cho nên một thái độ căn bản được chia sẻ bởi
Đạo Phật và khoa học là chí nguyện để gìn giữ sự tìm kiếm cho một thực tại bằng
những phương tiện thực nghiệm và sẳn sàng loại bỏ những vị thế được chấp nhận
hay đã có từ lâu nếu sự tìm kiếm của chúng ta thấy rằng sự thật là khác.
|
Phật giáo
và khoa học rõ ràng là những bộ phận của một tập thể, vì khoa học, tối thiểu
trong nguyên tắc, không thừa nhận bất cứ hình thức nào của thẩm quyền tâm
linh. Nhưng trong hai lãnh vực đầu tiên – việc áp dụng kinh nghiệm thực nghiệm
và lý trí – có một sự hội tụ phương pháp luận lớn giữa hai truyền thống khảo
sát. Tuy nhiên, trong đời sống hàng ngày của chúng ta, chúng ta có thói quen
và thường sử dụng phương pháp thứ ba [tức là viện dẫn thẩm quyền tâm linh của
kinh điển] cho việc thử nghiệm những luận điểm về thực tại
|
Mặc dù những
nhấn mạnh cơ bản về chủ nghĩa thực nghiệm và lý trí là tương tự trong Phật học
và khoa học, nhưng có những khác biệt sâu sắc liên hệ đến những gì cấu thành
kinh nghiệm thực nghiệm và các hình thức lý luận được sử dụng bởi hai hệ thống.
Khi Phật giáo nói về kinh nghiệm thực nghiệm, thì có một sự thông hiểu rộng
rãi hơn về chủ nghĩa thực nghiệm, vốn bao gồm những thể trạng thiền tập cũng
như chứng cứ của những tri giác. Do bởi việc phát triển kỷ thuật trong hai
trăm năm qua, khoa học đã có thể mở rộng năng lực của những giác quan đến những
mức độ không thể tưởng tượng nổi so với thời gian trước. Vì lý do đó, các nhà
khoa học có thể sử dụng mắt thường, phải thừa nhận là với sự hổ trợ của những
khí cụ đầy năng lực như kính hiển vi và kính viễn vọng, để quán sát cả hiện
tượng vi tế đáng chú ý, như tế bào và những cấu trúc phức tạp của nguyên tử,
và những cấu trúc bao la của vũ trụ.
|
Tôi đã thấy
khoa học như một cuộc tìm kiếm không nao núng cho sự thật tối hậu của thực tại,
mà trong ấy những khám phá mới thể hiện những bước tiến trong kiến thức lớn mạnh
của tập thể con người trên thế giới. Mục tiêu lý tưởng của tiến trình này sẽ
là chúng ta có thể đạt đến giai đoạn cuối cùng của kiến thức toàn diện và
hoàn thiện.
|
Khi tôi
nói chuyện với những nhà khoa học và triết học cởi mở của khoa học, rõ ràng rằng
họ có một sự thấu hiểu sâu sắc về khoa học và một sự công nhận về những giới
hạn của tri thức khoa học. Cùng lúc, có nhiều người, cả những nhà khoa học và
không khoa học, những người dường như tin rằng tất cả những khía cạnh của thực
tại phải và sẽ nằm trong phạm vi của khoa học. Sự thừa nhận đôi khi làm như
thế này, như những sự tiến triển của xã hội, khoa học sẽ tiếp tục tiết lộ những
sai lầm trong những tin tưởng của chúng ta – một cách đặc biệt là những niềm
tin tôn giáo – vì thế một xã hội thế tục được giải thoát khỏi sự mê tín cuối
cùng có thể hiện ra. Đây là một quan điểm được chia sẻ bởi những người thuộc
chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác xít,
|
Khoa học được nhận thức như
bác bỏ nhiều tuyên bố của tôn giáo, chẳng hạn như sự tồn tại của Thượng Đế,
ân huệ của trời, và linh hồn vĩnh cửu. Và trong phạm vi của nhận thức này bất
cứ thứ gì không được khoa học chứng minh hay khẳng định là sai lầm hay vô
nghĩa thế nào ấy. Những quan điểm như vậy là những sự giả thiết triết học phản
chiếu những kẻ chấp thủ thành kiến siêu hình của họ một cách có hiệu quả. Giống
như chúng ta phải tránh chủ nghĩa giáo điều trong khoa học, thì chúng ta phải
bảo đảm rằng tâm linh là tự do với những giới hạn như vậy.
|
Trong thế giới khách quan của
vật chất, mà khoa học là bậc thầy của sự khám phá, ở đó tồn tại thế giới chủ
quan của những cảm giác, cảm xúc, tư tưởng và những giá trị và những nguyện vọng
tâm linh căn cứ trên chúng. Nếu chúng ta xử sự lãnh vực này như nó không có
vai trò cấu thành trong sự thấu hiểu của chúng ta về thực tại, thì chúng ta sẽ
đánh mất sự phong phú trong sự tồn tại của chính chúng ta và sự thấu hiểu của
chúng ta không thể toàn diện. Thực tại, kể cả sự tồn tại của chính chúng ta,
là vô cùng phức tạp hơn nhiều so với chủ nghĩa duy vật khoa học khách quan
cho phép.
|
Một trong những thứ gây cảm hứng nhất về khoa học là việc
thay đổi sự thấu hiểu của chúng ta về thế giới dưới ánh sáng của những khám
phá mới. Bộ môn vật lý học thì vẫn vật vả với những quan hệ mật thiết của các
mô hình thay đổi mà nó trải qua như một kết quả của sự xuất hiện thuyết tương
đối và cơ học lượng tử vào thời kỳ chuyển tiếp của thế kỷ 20. Những nhà khoa
học cũng như những triết gia đã phải sống liên tục với những kiểu mẫu tương
phản của thực tại – kiểu mẫu Newton, thừa nhận một vũ trụ cơ học và có thể
tiên đoán được, trong khi thuyết tương đối
cùng cơ học lượng tử thừa nhận một thế giới hổn độn hơn. Với những
quan hệ mật thiết của kiểu mẫu thứ hai thì sự thấu hiểu của chúng ta về thế
giới vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng.
|
Một trong những tuệ giác triết lý quan trọng nhất của
tôi trong Phật giáo đến từ những gì được biết như giáo lý tánh không. Như trọng
tâm của nó là việc nhìn nhận rằng có một nền tảng khác hẳn nhau giữa cung
cách chúng ta nhận thức thế giới, kể cả sự tồn tại của chính chúng ta trong
nó, và cách mà mọi thứ thật sự là. Trong kinh nghiệm hàng ngày của chúng ta,
chúng ta có xu hướng liên hệ đến thế giới và tới chính chúng ta giống như đây
là những thực thể sở hữu thực tại tự kiểm soát, có thể định nghĩa, tách biệt
và trường cửu. Thí dụ, nếu chúng ta thẩm tra nhận thức của chính chúng ta về
bản ngã, thì chúng ta thấy rằng chúng ta có xu hướng tin tưởng trong sự hiện
diện của một cốt lõi thiết yếu cho sự tồn tại của chúng ta mà nó đặc trưng
cho cá tính và bản sắc của chúng ta như một bản ngã trừu tượng, độc lập với
những yếu tố vật chất và tinh thần vốn cấu thành sự tồn tại của chúng ta. Triết
lý tánh không tiết lộ rằng điều này không chỉ là một sai lầm căn bản mà cũng
là căn bản cho sự dính mắc, chấp thủ, và việc phát triển vô số thành kiến của
chúng ta.
|
Theo giáo
lý tánh không, thì bất cứ niềm tin nào trong một thực tại khách quan làm nền
tảng cho sự thừa nhận về một sự tồn tại thực chất, độc lập là không đứng vững.
Tất cả mọi sự vật và sự kiện, cho dù là vật chất, tinh thần hay ngay cả những
khái niệm trừu tượng như thời gian, là trống rỗng về sự tồn tại khách quan, độc
lập. Sở hữu một sự tồn tại độc lập, thực chất như vậy sẽ hàm ý rằng mọi sự vật
và sự kiện là thế nào đấy là trọn vẹn về phía chính chúng và do thế hoàn toàn
tự túc (độc lập). Điều này có nghĩa rằng không có gì có khả năng để tương tác
với và gây ảnh hưởng đến những hiện tượng khác.
|
Chúng ta biết rằng có nguyên nhân và hệ quả - nhấn một
nút khởi động, bugi bật lửa, động cơ chuyển động, và xăng dầu được đốt cháy.
Trong vũ trụ của sự tự túc - độc lập, mọi thứ tồn tại cố hữu, những sự kiện
này sẽ không bao giờ xảy ra. Tôi không thể viết trên giấy, và quý vị không thể
đọc chữ nghĩa trên trang này. Cho nên vì chúng ta tương tác và biến đổi cùng
nhau, vì vậy chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta không độc lập – mặc dù
chúng ta có thể cảm thấy hay tri nhận trực giác như vậy.
|
Thực tế là, khái niệm về sự tồn tại thực chất, độc lập
là không hợp với quan hệ nhân quả. Đây là bởi vì quan hệ nhân quả nghĩa là ngẫu
nhiên và lệ thuộc, trong khi bất cứ thứ gì sở hữu sự tồn tại độc lập là không
thay đổi và tự kiểm soát. Mọi thứ được hình thành bởi những sự kiện liên hệ lệ
thuộc, của những hiện tượng tương tác liên tục mà không có một bản chất cố định,
hay không thay đổi, mà vốn tự chúng ở trong những mối quan hệ thay đổi năng động
liên tục. Mọi sự vật và sự kiện là “trống rỗng” trong điều rằng chúng không sở
hữu bất cứ thực chất không thay đổi nào, bản chất thực tại, hay “thể chất”
tuyệt đối có đủ điều kiện độc lập. Chân lý căn bản này về “cung cách mọi thứ
thật sự là” được diễn tả trong kinh luận Phật giáo như “tánh không” hay shunyata trong Sanskrit.
|
Trong quan điểm ngây ngô hay thường tình của chúng ta về
thế giới, chúng ta liên hệ đến mọi sự vật và sự kiện giống như chúng sở hữu một
thực tại bền vững bên trong. Chúng ta có xu hướng tin tưởng rằng thế giới được
hình thành bằng những sự vật và sự kiện, mỗi thứ có một thực tại độc lập khác
biệt của chính nó và những thứ này với những cá tính khác biệt và độc lập
tương tác với nhau… Nhưng mọi thứ được cấu thành bởi những bộ phận – một người
với cả thân thể và tâm thức. Xa hơn nữa, chính đặc tính của mọi thứ thì lệ
thuộc trên nhiều nhân tố, chẳng hạn như những cái tên chúng ta cho chúng, những
chức năng của chúng, và những khái niệm chúng ta có về chúng.
|
Khi chúng ta đặt thế giới dưới mắt kính nghiêm túc của
thẩm tra – cho dù nó là phương pháp và thực nghiệm khoa học hay tánh không
logic Phật giáo hay phương pháp hành thiền quán chiếu phân tích – thì chúng
ta thấy mọi thứ là vi tế hơn, và trong một số trường hợp thậm chí là mâu thuẩn
với những giả thiết về quan điểm phổ quát thông thường của chúng ta về thế giới.
|
Long Thọ lập luận rằng việc chấp thủ vào sự tồn tại độc
lập của mọi thứ dẫn đến phiền não, là thứ vốn làm sinh ra một chuỗi những
hành vi, phản ứng tàn phá, và khổ đau. Trong sự phân tích cuối cùng, đối với
Long Thọ, giáo thuyết tánh không thì không là một vấn đề của sự thấu hiểu nhận
thức đơn thuần về thực tại mà nó có những quan hệ mật thiết với tâm lý và đạo
đức sâu xa.
|
Một lần
tôi đã hỏi người bạn vật lý David Bohm của tôi câu này: Theo quan điểm của
khoa học hiện đại, ngoài vấn đề trình bày sai lạc ra, thì có điều gì sai với
niềm tin trong sự tồn tại độc lập của mọi thứ? Ông nói rằng nếu chúng ta thẩm
tra các ý thức hệ khác nhau hướng đến việc phân chia nhân loại, chẳng hạn như
chủng tộc, chủ nghĩa quốc gia cực đoan, và cuộc đấu tranh của tầng lớp Mác
xít, thì một trong những nhân tố then chốt về nguồn gốc của chúng là khuynh
hướng nhận thức mọi thứ như bị chia cắt và phân cách một cách cố hữu. Từ nhận
thức sai lầm này nổi lên một niềm tin rằng mỗi sự phân chia này là độc lập và
tự tồn tại một cách căn bản.
|
Việc dung dưỡng những niềm tin [chấp thủ có tự tánh]
như vậy vốn đã làm Long Thọ lo lắng, và đã bộc lộ gần hai nghìn năm trước.
Đương nhiên, nói một cách nghiêm túc, khoa học không đối diện với những vấn đề
của đạo đức và những phán xét đánh giá, nhưng thực tế hiện hữu rằng khoa học,
là sự cố gắng của nhân loại, vẫn tiếp tục nối kết với vấn đề căn bản về sự
cát tường của loài người. Do thế, trong một ý nghĩa, không có gì ngạc nhiên về
lời đáp của Bohm. Tôi hy vọng có thêm những nhà khoa học đồng cảm với sự thấu
hiểu của ông về mối nhạy cảm tương liên của khoa học, các phạm vi nhận thức của
nó, và lòng nhân đạo.
|
Nhà vật lý người Áo, Anton Zeilinger, như một vật lý
gia thực nghiệm, ông đã thổ lộ một cách đáng chú ý đến bất cứ sự đổi mới nào
có thể có của các vấn đề lý thuyết trong ánh sáng của những kết quả thí nghiệm
mới nhất. Ông thích thú trong một đối thoại
với Phật giáo trong một sự so sánh những lý thuyết tri thức – vật lý lượng tử
và Phật giáo – vì như ông thấy, cả hai đều phủ nhận bất cứ khái niệm nào về một
thực tại độc lập khách quan.
|
Trong quan điểm của trường
phái Trung Quán Cụ Duyên tông, thì mặc dù thực tại của thế giới bên ngoài
không bị phủ nhận, nhưng nó được hiểu là tương đối. Nó lệ thuộc trên ngôn ngữ
của chúng ta, những quy ước xã hội, và những khái niệm chia sẻ. Khái niệm về
một thực tại được cho trước, độc lập với người quán sát là không đứng vững,
không bảo vệ được. Như trong vật lý mới, vật chất không thể được nhận thức
hay diễn tả một cách khách quan mà không kể đến người quán sát – vật chất và
tâm thức là cùng phụ thuộc lẫn nhau.
|
Thế giới được hình thành từ một
mạng lưới của những mối quan hệ hổ tương phức tạp. Chúng ta không thể nói về
một thực tại riêng biệt ở bên ngoài phạm vi những mối quan hệ hổ tương của nó
với môi trường của nó và những hiện tượng khác, kể cả ngôn ngữ, các khái niệm,
và những quy ước khác. Vì vậy, không có chủ thể nào mà không có đối tượng mà
qua nó chúng được định rõ, không có đối tượng nào mà không có chủ thể để cảm
nhận nó, không có người thực hiện thì không có những thứ được làm xong.
|
Anton đã nói với tôi rằng một
người bạn nổi tiếng của ông một lần nọ đã lưu ý rằng hầu hết những nhà vật lý
lượng tử liên hệ đến lãnh vực này thì ở trong phong thái tâm thần phân liệt.
Khi họ ở trong phòng thí nghiệm và chơi đùa với mọi thứ, thì họ là những người
thực tế. Họ nói về những quang tử (photon) và điện tử đi đây và đi đó. Tuy
nhiên, lúc chuyển sang việc thảo luận triết lý, và hỏi họ về nền tảng của cơ
học lượng tử, thì hầu hết sẽ nói rằng không có gì thật sự tồn tại mà không có
cơ cấu nhận-định nó.
|
Thế giới,
theo triết lý tánh không, là được cấu thành bởi một mạng lưới của những thực
tại khởi thủy lệ thuộc và liên hệ hổ tương hay duyên khởi, mà trong ấy những
nguyên nhân duyên khởi làm phát sinh những hậu quả duyên khởi phù hợp với luật
duyên sanh nhân quả. Những gì chúng ta làm và suy nghĩ trong đời sống của
chính chúng ta, rồi thì, trở thành cực kỳ quan trọng như nó ảnh hưởng đến mọi
thứ mà chúng ta liên hệ đến.
|
Có ai
không cảm thấy kinh hải trong khi nhìn vào bầu trời được chiếu sáng với vô số
vì sao trong một đêm trời trong không? Ai không từng tự hỏi có một trí thông
minh nào đằng sau vũ trụ hay không? Ai không từng tự hỏi có phải trái đất là hành tinh duy nhất
nuôi dưỡng sự sống của các tạo vật? Đối với tôi, đây là những sự tò mò tự
nhiên trong tâm thức con người. Suốt lịch sử văn minh của loài người có một sự
thôi thúc thật sự để tìm những câu trả lời cho các câu hỏi này.
|
Vũ trụ học
hiện đại – giống như nhiều thứ khác trong khoa học vật lý – được thành lập
trên thuyết tương đối của Einstein. Trong vũ trụ học, những sự quán sát thiên
văn đi cùng với thuyết tương đối tổng quát, là thứ định hình lại trọng lực
như đường cong của cả không gian và thời gian, đã cho thấy rằng vũ trụ của
chúng ta không vĩnh cửu và cũng không tĩnh trong hình thể hiện tại của nó. Nó
đang tiến hóa và mở rộng một cách liên tục. Sự khám phá này phù hợp với trực
giác căn bản của những nhà thiên văn học Phật giáo cổ đại, những người nhận
thức rằng bất cứ hệ thống vũ trụ đặc thù nào cũng đi qua những giai đoạn hình
thành, phát triển, và cuối cùng tan hoại.
|
Cho đến
khi một chứng cứ đáng tin cậy hơn có thể được tìm ra cho những khía cạnh đa dạng
của thuyết big bang, và những tuệ giác then chốt của vật lý lượng tử và thuyết
tương đối hoàn toàn nhất trí, thì nhiều câu hỏi vũ trụ phát sinh ở đây sẽ vẫn
tồn tại trong thế giới siêu hình, chứ không phải khoa học thực nghiệm.
|
Phật giáo và khoa học đều
căn bản không sẳn lòng đưa ra một bản chất siêu việt như nguồn gốc của mọi thứ.
Điều này hầu như không đáng ngạc nhiên cho rằng những truyền thống khảo sát
này căn bản là vô thần (không có đấng tạo hóa) trong xu hướng tư tưởng triết
lý của họ. Tuy nhiên, nếu về một mặt, thuyết big bang được xem như sự khởi đầu
tuyệt đối, vốn hàm ý rằng vũ trụ có một thời điểm bắt đầu xác định, thì ngoại
trừ người ta từ chối xét đoán vượt khỏi vụ nổ vũ trụ này, bằng không thì những
nhà vũ trụ học phải chấp nhận dù muốn dù không một loại nguyên lý siêu việt
nào đó như nguyên nhân của vũ trụ. Điều này có thể không giống như Thượng Đế
mà những người hữu thần (có đấng tạo hóa) đưa ra; tuy vậy, trong vai trò
nguyên sơ như sự tạo hóa của vũ trụ, thì nguyên lý siêu việt này sẽ là một loại
thần thánh.
|
Cho đến giờ chúng ta đã
đang nói về nguồn gốc của vũ trụ mặc dù nó chỉ gồm có một hổn hợp vật chất và
năng lượng vô tri giác – sự sinh thành của những thiên hà, những hố đen, các
vì sao, các hành tinh, và vô số những hạt hạ nguyên tử. Tuy nhiên, theo quan
điểm Phật giáo, có một vấn đề quan trọng về vai trò của [tâm] thức. Thí dụ, vốn
có trong cả vũ trụ quan Thời Luân và A tỳ đạt ma là ý tưởng rằng sự hình
thành của một hệ thống vũ trụ đặc thù nào là được nối kết một cách mật thiết
xu hướng nghiệp của chúng sanh. Trong ngôn ngữ trần tục, những vũ trụ học này
của Phật giáo có thể được thấy như việc đề xuất rằng hành tinh của chúng ta
đã tiến triển trong một cách mà nó có thể hổ trợ sự tiến hóa của chúng sanh
trong những hình thể của vô số chủng loại tồn tại ngày nay trên trái đất.
|
Quan điểm của
riêng tôi là toàn bộ tiến trình của việc phơi bày một hệ thống vũ trụ là vấn
đề của quy luật tự nhiên về nhân quả. Tôi hình dung nghiệp đi vào trong khung
cảnh ở hai điểm. Khi vũ trụ đã tiến hóa đến một giai đoạn nơi mà nó có thể hổ
trợ cho sự sống của chúng sanh, số phận của nó trở thành bị liên lụy với nghiệp
của chúng sanh, những kẻ sống trong nó. Khó khăn hơn có lẽ là sự xen vào đầu
tiên của nghiệp, là thứ có hiệu quả với sự trưởng thành tiềm năng của nghiệp
với chúng sanh là những kẻ sẽ chiếm cứ vũ trụ ấy, vốn thiết lập trong sự vận
hành đi đến sự hiện hữu của nó.
|
Năng lực để thấy
rõ một cách chính xác nơi mà nghiệp giao nhau với quy luật nhân quả tự nhiên
được nói một cách truyền thống là chỉ ở trong tâm toàn tri toàn giác của Đức
Phật. Vấn đề là để làm hài hòa hai bộ phận của sự giải thích như thế nào – thứ
nhất là bất cứ hệ thống vũ trụ nào và chúng sanh trong nó là sinh khởi từ
nghiệp, và thứ hai, rằng có một tiến trình tự nhiên của nhân và quả, vốn chỉ
là phơi bày ra.
|
Những kinh luận
ban sơ của Đạo Phật cho rằng vật chất về một mặt và [tâm] thức về mặt kia
liên hệ phù hợp với tiến trình nhân và quả của chúng, là thứ làm cho sinh khởi
một loạt những chức năng và đặc tính mới trong cả hai trường hợp. Trên sự thấu
hiểu cơ sở bản chất, những mối quan hệ nhân quả, và các chức năng của chúng,
thế thì người ta có thể tìm thấy những kết luận – cho cả vật chất và [tâm] thức
– làm phát sinh kiến thức.
|
Điều gì tồn tại
trước big bang? Big bang đến từ chốn nào? Thứ gì tạo ra nó? Tại sao hành tinh
của chúng ta tiến triển để hổ trợ sự sống? Mối quan hệ giữa vũ trụ và những tạo
vật đã tiến hóa trong nó là gì? Các nhà khoa học có thể gạt bỏ những câu hỏi
này như vô nghĩa, hay họ có thể thừa nhận tầm quan trọng của chúng nhưng
không chấp nhận chúng thuộc phạm vi nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, cả hai sự
tiếp cận này sẽ có hậu quả về việc hiểu biết những giới hạn rõ ràng của tri
thức khoa học về nguồn gốc vũ trụ của chúng ta. Tôi không lệ thuộc với những
cưỡng ép của chuyên môn hay lý tưởng về một thế giới quan vật chất triệt để.
Và trong Phật giáo, vũ trụ được thấy như vô tận và vô thỉ, cho nên tôi hoàn
toàn hoan hỉ để mạo hiểm vượt khỏi big bang và suy xét về những trạng thái có
thể về các tình huống trước nó.
|
Câu hỏi Đời sống là gì? Bất chấp vấn đề nó có thể được
hư cấu như thế nào, thì nó cũng đưa ra một thử thách cho bất cứ một sự cố gắng
thông thái nào muốn thuyết minh một cách chi tiết một thế giới quan mạch lạc.
Giống như khoa học hiện đại, Phật giáo giữ vững tiền đề căn bản là, ở cấp độ
căn bản nhất, không có định tính khác biệt giữa căn bản vật chất của thân thể
chúng sanh tri giác chẳng hạn như con người, và như tương ứng với, một viên
đá. Giống như một hòn đá được cấu thành bởi một tập họp của những hạt vật chất,
thì thân thể con người cũng được bao gồm những hạt vật chất tương tự. Quả vậy,
toàn thể vũ trụ và tất cả vật chất trong nó được làm từ cùng chất liệu, là thứ
được tái tạo không ngừng nghỉ - theo khoa học, các nguyên tử trong thân thể
chúng ta đã từng một lần thuộc về những vì sao ở rất xa trong thời gian và
không gian.
|
Thuyết Darwin là một phạm vi để giải thích về sự phong
phú của hệ thực vật và động vật, sự dồi dào của điều mà Phật giáo gọi là
chúng sanh tri giác và cây cỏ vốn cấu thành một cách hiệu quả thế giới sinh học
có giá trị cho chúng ta. Cho đến bây giờ lý thuyết này đã tránh khỏi sự phản
bác và đã cống hiến một sự thấu hiểu khoa học mạch lạc nhất về sự tiến hóa đa
dạng của sự sống trên trái đất. Thuyết này áp dụng nhiều ở cấp độ phân tử -
đó là, sự thích nghi và chọn lọc những gien cá thể - với cấp độ thế giới vĩ
mô của những sinh vật lớn.
Mặc cho khả năng thích nghi phi thường của nó đến tất cả mọi cấp độ mà trên
nó chúng ta có thể nói sự sống phát triển, nhưng thuyết Darwin không tuyên bố
dứt khoát vấn đề nhận thức luận, đời sống là gì.
|
Truyền thống Phật giáo A Tỳ Đạt Ma, định nghĩa sok, tiếng
Tây Tạng tương đương với thuật ngữ tiếng Anh là life, sự sống, vốn bao gồm cả
“sức nóng” và “[tâm] thức”. Với một phạm
vi nào đó, những khác biệt là có ý nghĩa (màu sắc sinh học), vì điều những
nhà tư tưởng Phật giáo muốn nói sự sống (life) và sự sinh tồn (living) liên hệ
một cách hoàn toàn đến chúng sanh có tri giác chứ không phải cây cỏ, trong
khi sinh học hiện đại có một nhận thức rộng rãi hơn nhiều về sự sống, đem nó
xuống tận cấp độ tế bào. Sự định nghĩa của A Tỳ Đạt Ma không tương ứng với sự
giải thích sinh học chủ yếu là vì động lực tiềm tàng của giáo lý Đạo Phật là
để trả lời những câu hỏi về đạo đức có thể được xem như chỉ có trong mối liên
hệ với những hình thức sống cao cấp.
|
Đối nghịch với khoa học, trong Phật giáo không có sự thảo luận triết
lý trọng yếu về vấn đề những sinh vật sống xuất hiện từ vật chất vô tri giác
như thế nào. Trong thực tế, không có sự hiện hữu thậm chí là một sự thừa nhận
cho đây là một vấn đề triết lý quan trọng. Cùng lắm thì có một sự công nhận
tiềm tàng rằng sự xuất hiện của những sinh vật sống từ vật chất vô tri giác
đơn giản là hậu quả từ nhân và quả trải qua thời gian, với một loạt những điều
kiện ban đầu và những quy luật tự nhiên chi phối tất cả những lãnh vực của sự
tồn tại. Tuy nhiên, trong Phật giáo có một nhận thức lớn hơn về thử thách
trong việc giải thích cho sự xuất hiện của chúng sanh có tri giác từ điều vốn
có một thực chất căn bản không tri giác.
|
Với khoa học hiện đại, tối thiểu từ quan điểm triết học, sự phân chia
quan trọng dường như là giữa vật chất vô tri và nguồn gốc của những sinh vật
sống – (động, thực, vi sinh vật) trong khi với Phật giáo sự phân chia quan trọng
là giữa vật chất vô tri giác và sự xuất hiện của chúng sanh có tri giác –
chúng sanh hữu tình (động vật).
|
Sự khác biệt nền tảng giữa Phật giáo và khoa học – cho dù lằn ranh được
vẽ giữa có tri giác và không tri giác hay giữa sinh vật sống và vật chất vô
tri – có những sự phân nhánh quan trọng, giữa chúng có một sự khác biệt trong
vấn đề hai truyền thống thẩm tra có thể chú ý đến [tâm] thức như thế nào. Đối
với sinh học, [tâm] thức là một vấn đề thứ yếu, vì nó là một đặc trưng của một
bộ phận đặc biệt của những sinh vật sống thay vì toàn bộ sự sống. Trong Phật
giáo, vì định nghĩa “sự sống” liên hệ đến chúng sanh hữu tình, cho nên [tâm]
thức là đặc trưng nguyên sơ của “sự sống”.
|
Một sự thừa nhận ngầm mà tôi thấy trong tư tưởng phương Tây, là trong
câu chuyện tiến hóa, con người hưởng một vị thế hiện hữu độc nhất. Sự vô song
này thường được hiểu trong dạng thức của một loại “linh hồn” hay “tự ngã” là
thứ mà chỉ có con người được nghĩ là sở hữu. Nhiều người rõ ràng thừa nhận một
cách không nghi ngờ gì ba giai đoạn lớn lên trong sự phát triển sự sống: vật
chất vô tri, sinh vật sống, và con người. Đàng sau quan điểm này có thể là lời
giải đáp rằng con người chiếm cứ một đặc trưng khác biệt rõ ràng với thú vật
và cây cỏ. Nói một cách nghiêm túc, đây không phải là một khái niệm khoa học.
|
Nếu người ta thẩm tra lịch sử tư trưởng triết lý Phật giáo, thì có một
sự thấu hiểu rằng thú vật là gần gũi với con người (trong đó cả hai là chúng
sanh có tri giác) hơn là chúng với cây cỏ. Sự thấu hiểu này căn cứ trên khái
niệm rằng, trong phạm vi cảm giác của chúng được quan tâm, thì không có sự
khác biệt giữa con người và thú vật. Giống như con người chúng ta mong ước
thoát khỏi khổ đau và tìm cầu hạnh phúc, thì thú vật cũng vậy. Tương tự thế,
giống như con người chúng ta có khả năng để trải nghiệm đau đớn và sướng vui,
thì thú vật cũng vậy. Nói một cách triết lý, theo quan điểm Phật giáo, cả con
người và thú vật cùng sở hữu điều mà người Tây Tạng gọi là shepa, có thể tạm
dịch như “[tâm] thức”, mặc dù với những mức độ phức tạp khác nhau. Trong Phật
giáo, không có việc công nhận sự hiện diện của điều gì đó như “linh hồn” là
duy nhất cho con người. Theo quan điểm của [tâm] thức, thì sự khác biệt giữa
con người và thú vật là vấn đề trình độ chứ không phải bản tính.
|
Vũ trụ quan Phật giáo bao gồm sự tồn tại của
ba cõi giới – dục giới, sắc giới, và vô sắc giới – thì vô sắc giới là những
thể trạng dần dần vi tế hơn của sự tồn
tại. Những chúng sanh ở những thể trạng cao hơn của dục giới và cả ở cõi sắc
giới và vô sắc giới được diễn tả như chúng sanh ở cõi trời hay chư
thiên. Cũng nên chú ý rằng ba cõi giới
này cũng thuộc vào chân lý thứ nhất (của Bốn Chân Lý Cao Quý). Chúng không là
những thể trạng thiên đàng thường còn mà chúng ta nên khao khát. Chúng hình
thành với sự khổ đau của vô thường.
|
Với câu hỏi về sự đa dạng của sự sống,
Nguyệt Xứng đã diễn tả một quan điểm chung của Phật giáo khi ngài viết,
“Chính là từ tâm mà thế giới của cảm giác phát sinh. Do thế cũng từ tâm mà
môi trường sống đa dạng của chúng sanh sinh khởi.”
Trong những kinh điển sơ khai nhất được
cho là của Đức Phật, chúng ta thấy những tuyên bố tương tự về vấn đề, một
cách căn bản, tâm là nguồn tạo hóa của của toàn thể vũ trụ như thế nào. Có những
trường phái Phật giáo đã lấy những tuyên bố như vậy một cách chữ nghĩa và chấp
nhận cùng thực hiện một hình thức cơ bản lý tưởng hóa [của duy tâm chủ quan]
bởi đó thực tại của thế giới vật chất ngoại tại bị phủ nhận. Nhưng trên tổng
thể hầu hết những nhà tư tưởng Phật giáo có khuynh hướng diễn giải những
tuyên bố đó như ý nghĩa là chúng ta phải thấu hiểu nguồn gốc của thế giới, tối
thiểu là thế giới của những tạo vật có tri giác, qua hoạt động của nghiệp.
|
Giáo thuyết nghiệp là dấu hiệu quan trọng
trong tư tưởng Phật giáo nhưng bị diễn giải sai lầm một cách dễ dàng. Theo
nghĩa đen, nghiệp, karma, có nghĩa là “hành động” và liên hệ đến những hành động
có xu hướng của chúng sanh hữu tình. Những hành động chẳng hạn như là nói
năng, thân thể hay tâm ý – thậm chí ngay cả chỉ là những suy nghĩ hay cảm
giác – tất cả những thứ đó vốn có thể tác động lên tâm thần con người, bất chấp
thời gian [xảy ra] ngắn như thế nào. Những thiên hướng đưa đến kết quả trong
các hành động, là những thứ vốn làm thành các hệ quả cho tình trạng của tâm đối
với những nét tiêu biểu và thiên hướng nào đó, rồi tất cả những thứ ấy có thể
làm cho sinh khởi những xu hướng và hành động xa hơn. Toàn bộ tiến trình được
thấy như một động lực tự kéo dài bất tận. Chuỗi phản ứng của các nguyên nhân
và hiệu quả nối kết hoạt động không chỉ trong những cá nhân mà cũng cho các
nhóm và xã hội, không chỉ trong một kiếp sống mà xuyên qua nhiều kiếp sống.
|
Khi chúng ta sử dụng thuật ngữ karma, nghiệp,
chúng ta có thể liên hệ đến cả những hành vi đặc thù cùng cá nhân và đến toàn
bộ nguyên lý của chẳng hạn như nhân quả. Trong Đạo Phật, nhân quả nghiệp báo
này được thấy như tiến trình căn bản tự nhiên và không phải như bất cứ một loại
cơ cấu thần thánh hay sự hiện thực của một thiết kế định trước. Để qua một
bên nghiệp của những chúng sanh hữu tình cá thể, cho dù nó là của tập thể (cộng
nghiệp[1])
hay cá nhân (biệt nghiệp), thì toàn bộ sự sai lầm chính là khi nghĩ về nghiệp
như một thực thể đơn nhất siêu việt nào đó vốn hành động như một thượng đế của
một hệ thống hữu thần (có đấng tạo hóa) hoặc luật quyết định hay số mệnh mà bởi
đó đời sống của một người bị quyết định trước. Theo quan điểm khoa học, giáo
thuyết nghiệp có thể là một giả thiết siêu hình – nhưng nó không quá hơn giả
định rằng tât cả mọi sự sống là vật chất và được phát sinh hoàn toàn tình cờ.
|
Như điều gì có thể là cơ chế mà qua đó
nghiệp nào hoạt động như vai trò nguyên nhân trong sự tiến hóa của cảm giác,
thì tôi thấy lợi ích từ một số giải thích được trình bày trong những truyền
thống Kim Cương Thừa, thường được liên hệ với những bút giả hiện đại như Phật
giáo Mật tông, theo mật điển Bí Mật Tập Hội (Guhyasamaja tantra), một truyền
thống quan trọng trong Kim Cương Thừa Phật giáo, ở trình độ cơ bản nhất,
không có sự phân chia tuyệt đối nào có thể hiện hữu giữa tâm và vật chất. Vật
chất trong hình thể vi tế nhất của nó là prana, sinh khí, một năng lượng sinh
động vốn không thể tách rời khỏi [tâm] thức. Đây là hai khía cạnh khác biệt của
một thực tại không thể phân chia. Sinh khí prana là khía cạnh của tính chuyển
động, tính năng động, và lực cố kết, trong khi [tâm] thức là khía cạnh của nhận
thức và khả năng cho việc tư duy phản chiếu. Cho nên theo mật điển Bí Mật Tập
Hội, khi một hệ thống thế giới đi đến hình thành, thì chúng ta đang chứng kiến
sự hoạt động của thực tại năng lượng và [tâm] thức này.
|
Tổng quát, tôi nghĩ thuyết tiến hóa của
Darwin, tối thiểu với tuệ giác bổ sung của di truyền học hiện đại, cho chúng
ta một sự giải thích mạch lạc thật sự về sự tiến hóa đời sống con người trên
trái đất. Cùng lúc, tôi cũng tin rằng nghiệp có thể có một vai trò trung tâm
trong sự thấu hiểu nguồn gốc của điều Phật giáo gọi là “tri giác”, qua môi
trường của năng lượng và [tâm] thức.
|
Sự thẩm tra của khoa học về thái độ của
con người cho đến bây giờ vẫn thất bại để phát triển bất cứ một sự thấu hiểu có
hệ thống về cảm xúc đầy năng lực của lòng từ bi. Tối thiểu, trong tâm lý học
hiện đại, so sánh với sự chú ý vô vàn dành cho những cảm xúc tiêu cực, chẳng
hạn như hung hăng, giận dữ, và sợ hãi, thì sự thẩm tra tương đối nhỏ đã được
thực hiện cho những cảm xúc tích cực hơn, chẳng hạn như từ bi và vị tha. Sự
nhấn mạnh này có thể đã sinh khởi bởi vì động lực chính trong tâm lý học hiện
đại đã là để thấu hiểu những bệnh lý của con người cho những mục tiêu chửa bệnh.
|
Một người duy vật cấp tiến có thể mong muốn
hổ trợ luận điểm cho rằng thuyết tiến hóa giải thích cho mọi khía cạnh đời sống
con người, kể cả đạo đức và kinh nghiệm tôn giáo, trong khi những người khác
có thể nhận thức khoa học như chiếm cứ một phạm vi giới hạn hơn trong việc thấu
hiểu bản chất tồn tại của con người.
|
Khoa học có thể không bao giờ nói với
chúng ta toàn bộ câu chuyện về sự tồn tại của con người hay ngay cả, vì vấn đề
đó, để trả lời câu hỏi về nguồn gốc của sự sống. Điều này không phải để phủ nhận
những gì khoa học làm, và sẽ tiếp tục, nhưng có nhiều điều để nói về nguồn gốc
đa dạng vô vàn của các hình thức sống. Tuy nhiên, tôi thật tin rằng, như một
xã hội, chúng ta phải chấp nhận một mức độ khiêm tốn đối với những giới hạn của
tri thức khoa học và thế giới mà chúng ta đang sống.
|
Niềm tin trong lý tưởng xã hội Darwin lan
rộng và nhiều hệ quả kinh khủng của việc cố gắng áp dụng thuyết ưu sinh có kết
quả từ nó – có bất cứ điều gì dạy cho chúng ta, đó là con người chúng ta có một
xu hướng nguy hiểm hướng những ước mơ mà chúng ta xây dựng về chính chúng ta
vào trong những tiên đoán tự hoàn thành ước nguyện của chính mình. Ý tưởng “sự
sống còn của sự thích nghi nhất” đã bị dùng sai để tha thứ, và trong một số
trường hợp để biện hộ cho sự bạo hành của lòng tham con người cùng chủ nghĩa
cá nhân và quên lãng những mô thức đạo đức cho việc liên hệ đến những đồng loại
của chúng ta trong một tinh thần từ bi hơn
|
Bất luận nhận thức của chúng ta về khoa học
ra sao, như cho rằng khoa học ngày nay chiếm cứ một vị trí thẩm quyền quan trọng
trong xã hội loài người, thì thật cực kỳ quan trọng cho những ai tuyên bố là
nhận thức thấy năng lực của họ và đánh giá đúng trách nhiệm của họ. Khoa học
phải hành động như sự tự sửa chửa với những hiểu biết sai lầm và đánh giá sai
lầm về những ý tưởng mà chúng có thể có những liên hệ thảm khốc cho thế giới
và loài người nói chung.
|
Bất chấp sự giải thích của Darwin về nguồn
gốc của sự sống có thể có sức thuyết phục như thế nào đi nữa thì như một Phật
tử, tôi thấy nó để lại một lãnh vực quan yếu chưa thẩm tra. Đó là nguồn gốc của
tri giác – sự tiến hóa của chúng sanh có tri giác, những kẻ có năng lực để
kinh nghiệm khổ đau và vui sướng. Xét cho cùng, theo nhận thức Phật giáo, sự
tìm kiếm của con người cho tri thức và sự hiểu biết về sự tồn tại của con người
xuất phát từ một nguyện vọng sâu xa của việc tìm cầu hạnh phúc và vượt thắng
khổ đau. Cho đến khi có một sự thấu hiểu có thể tin cậy được về bản chất và
nguồn gốc của [tâm] thức, bằng không thì câu chuyện của khoa học về những nguồn
gốc của sự sống và vũ trụ sẽ không hoàn toàn.
|
Niềm vui của
việc gặp gở những người ta yêu, nổi buồn của việc mất mát người thân, sự
phong phú của của những giấc mơ đầy sức sống, sự an bình của những bước chân
qua khu vườn vào một ngày xuân, sự hoàn toàn an định trong một thể trạng thiền
tập sâu xa – những thứ này và những thứ nọ giống như chúng cấu thành một thực
tại kinh nghiệm của chúng ta về [tâm] thức. Bất chấp nội dung của bất cứ kinh
nghiệm nào trong ấy là gì, thì không ai trong tâm nhạy cảm của họ có thể nghi
ngờ về thực tại ấy.
|
Bất cứ kinh nghiệm nào của [tâm] thức – từ thứ trần tục
nhất hay cao thượng nhất – có một sự mạch lạc nào đó và cùng lúc, ở một cấp độ
cao riêng tư, vốn có nghĩa là nó luôn luôn tồn tại theo một quan điểm đặc
thù. Kinh nghiệm của [tâm] thức là hoàn toàn chủ quan. Tuy nhiên, nghịch lý
là mặc cho thực tại không thể nghi ngờ của tính chủ quan của chúng ta và hàng
nghìn năm của sự thẩm tra triết lý, thì chỉ có một ít nhất trí về những gì
[tâm] thức là. Khoa học với phương pháp đặc trưng ngôi thứ ba của nó – nhận
thức khách quan từ bên ngoài – đã thực hiện một sự tiến bộ nhỏ ấn tượng trong
sự thấu hiểu này.
|
Có một công nhận ngày càng lớn rằng sự nghiên cứu về
[tâm] thức đang trở thành một lãnh vực hấp dẫn nhất của khoa học thẩm tra.
Cùng lúc, có một sự thừa nhận lớn mạnh rằng khoa học hiện đại chưa sở hữu một
phương pháp luận phát triển hoàn toàn để khảo sát hiện tượng [tâm] thức. Điều
này không nói rằng chưa từng có những lý thuyết triết học về chủ đề, hay
không có nổ lực nào để “giải thích” [tâm] thức theo quan điểm của những mô thức
vật chất.
|
Ở một cực đoan là quan điểm chủ nghĩa hành vi, vốn cố gắng
để định nghĩa [tâm] thức theo ngôn ngữ của thái độ bên ngoài; vì thế biến đổi
hiện tượng tinh thần thành lời nói và hành động thân thể. Ở một cực đoan
khác, là điều được biết như thuyết nhị nguyên Descartes, là ý tưởng rằng thế
giới bao gồm hai thứ về căn bản thật sự độc lập – vật chất, vốn được đặc
trưng bởi những phẩm chất chẳng hạn như sự mở rộng, và tâm thức, vốn được định
nghĩa theo quan điểm của căn bản phi vật chất, chẳng hạn như “tâm linh”. Giữa
hai cực đoan của tất cả những loại lý thuyết đã đề xuất này, theo trào lưu
chính thống (vốn cố gắng để xác định đặc điểm của [tâm] thức theo ngôn ngữ những
chức năng của nó) với hiện tượng thần kinh học [2](vốn
cố gắng để chỉ rõ tính chất của [tâm] thức theo quan điểm của những thể tương
liên thần kinh). Hầu hết những lý thuyết này thấu hiểu [tâm] thức bằng phương
tiện của những khía cạnh của thế giới vật chất.
|
Vấn đề [tâm] thức đã hấp dẫn nhiều sự chú ý tuyệt mỹ
trong lịch sử dài lâu của tư tưởng triết lý Phật giáo. Đối với Phật giáo, đưa
ra sự quan tâm chính yếu trong những vấn đề đạo đức, tâm linh, và vượt thắng
khổ đau, thì việc thấu hiểu [tâm] thức, vốn được nghĩ là để định rõ đặc trưng
của tri giác, là quan trọng vô cùng. Theo những kinh điển ban sơ, Đức Phật thấy
[tâm] thức đóng một vai trò then chốt trong việc quyết định lãnh vực hạnh
phúc và khổ đau của con người. Thí dụ, trong bài giảng nổi tiếng của Đức Phật
được biết như Kinh Lời Vàng (pháp cú) mở màn với tuyên bố rằng tâm là chính yếu
và tràn ngập khắp mọi thứ.
|
Không có sự diễn tả khoa học nào của cơ chế thần kinh về
sự phân biệt đa dạng có thể làm cho người ta thấu hiểu điều mà nó cảm nhận giống
như nhận thức, như nói là, màu đỏ. Chúng ta có một trường hợp thẩm tra độc nhất
vô nhị: đối tượng của nghiên cứu là tinh thần, mà sự khảo sát của nó là tinh
thần, và môi trường chính mà qua đó sự nghiên cứu được thực hiện là tinh thần.
Câu hỏi là có phải những vấn đề được đề ra bởi hoàn cảnh này cho một sự
nghiên cứu khoa học về [tâm] thức là không
vượt qua được – có phải chúng quá bị tổn hại khi đặt sự nghi ngờ nghiêm túc
trên tính hiệu lực của sự thẩm tra?
|
Mặc dù chúng ta có xu
hướng liên hệ với thế giới tinh thần giống như nó đồng nhất thể - một
thực thể thế nào đấy là đơn nhất được gọi là “tâm” – nhưng khi chúng ta dò
xét một cách sâu xa, thì chúng ta đi đến nhận ra rằng sự tiếp cận này là quá
đơn giản. Khi chúng ta trải nghiệm nó, [tâm] thức được làm thành từ vô số thể trạng tinh thần đa dạng cao độ và thường
mãnh liệt. Có những tình trạng nhận thức rõ ràng, giống như niềm tin, ký ức,
nhận biết, và chú ý về một mặt, và những thể trạng tình cảm rõ ràng, như những
cảm xúc về mặt kia.
|
Trong triết lý của Phật giáo về tâm (mind), chúng ta thấy
sự thảo luận về những loại hình đa dạng của hiện tượng tinh thần cùng với những
đặc tính riêng biệt của chúng. Trước tiên, có loại hình sáu thức: những kinh
nghiệm của sự thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm, và những thể trạng tinh thần. Năm
thức đầu là kinh nghiệm cảm giác (nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân thức), trong khi
thức thứ sáu (ý thức) bao gồm một lãnh vực rộng rãi của thể trạng tinh thần,
từ ký ức, quyết tâm, và ý muốn đến sự tưởng tượng. Những thể trạng tinh thần
lệ thuộc vào năm giác quan phụ thuộc một cách triệt để trên những tính năng cảm
giác vốn được hiểu là vật chất, trong khi những kinh nghiệm tinh thần thụ hưởng
một sự độc lập lớn hơn so với những căn bản thân thể vật lý.
|
Sự thấu hiểu của Phật giáo về tâm chính yếu xuất phát từ
những quán chiếu thực nghiệm đặt nền tảng trong hiện tượng luận của kinh nghiệm,
là những thứ vốn bao gồm những kỷ năng quán chiếu của thiền tập. Làm việc với
những mô thức của tâm và các khía cạnh và những chức năng đa dạng của nó phát
sinh từ căn bản này; chúng rồi thì trở thành đối tượng của việc duy trì sự phân tích triết lý và bình phẩm và sự
thử nghiệm thực nghiệm qua cả thiền tập và quán chiếu chính niệm.
|
Nếu chúng ta muốn quán sát vấn đề những nhận thức của
chúng ta hoạt động như thế nào, thì chúng ta có thể rèn luyện tâm chúng ta
trong thiền định và học hỏi để quán chiếu sự phát sinh và biến mất của những
tiến trình nhận thức trên một căn bản từng thời khắc một. Đây là một tiến
trình thực nghiệm vốn cho kết quả trong kiến thức đầu tay của một khía cạnh
nào đó của vấn đề tâm hoạt động như thế nào. Chúng ta có thể sử dụng kiến thức
ấy để giảm thiểu những tác động của các cảm xúc chẳng hạn như sân hận hay phẩn
uất (thực tế, những thiền giả trong mưu cầu vượt thắng những đau khổ tinh thần
sẽ mong ước để làm việc này), nhưng vấn đề của tôi ở đây là tiến trình này
cung ứng một phương pháp thực nghiệm ngôi thứ nhất với sự liên hệ đến tâm.
|
Tôi thật tin rằng Phật giáo và khoa học hiện đại có thể
tiến đến hợp tác nghiên cứu để thấu hiểu [tâm] thức trong khi bỏ qua một bên
vấn đề triết lý của việc [tâm] thức rốt cùng có phải là vật chất không. Bằng
việc đem hai kiểu mẫu thẩm tra này với nhau, cả hai nguyên lý có thể được làm
cho phong phú. Một sự nghiên cứu hợp tác như vậy sẽ đóng góp không chỉ với sự
hiểu biết sâu xa hơn của con người về [tâm] thức nhưng cũng cho một sự thấu
hiểu tốt đẹp hơn về những động lực của tâm con người và sự liên hệ của nó với
khổ đau. Đây là cánh cổng quý giá trong việc làm vơi khổ đau, là thứ mà tôi vốn
tin là nhiệm vụ chính của chúng ta trên trái đất này.
|
Sự khác biệt giữa khoa học như nó chủ trương bây giờ và
truyền thống khảo sát Phật giáo là ở trong ưu thế của ngôi thứ ba, phương
pháp khách quan trong khoa học và sự tinh tế cùng việc sử dụng ngôi thứ nhất,
tức là những phương pháp nội quán trong sự quán chiếu Phật giáo. Theo quan điểm
của tôi, sự phối hợp của phương pháp ngôi thứ nhất với phương pháp ngôi thứ
ba cung ứng một hứa hẹn của sự tiến bộ thật sự trong nghiên cứu khoa học về
[tâm] thức. Một thỏa thuận tuyệt vời có thể được hoàn thành bởi phương pháp
ngôi thứ ba.
|
Việc áp dụng khoa học tới việc thấu hiểu [tâm] thức của
những thiền giả là quan trọng nhất và tôi đã nỗ lực rất nhiều để thuyết phục
những ẩn sĩ cho phép việc thí nghiệm xảy ra. Tôi lập luận rằng họ nên chịu đựng
những cuộc thí nghiệm vì lòng vị tha; nếu những tác động tốt đẹp của việc làm
yên tĩnh tâm và việc trau dồi toàn bộ những thể trạng tinh thần có thể được
chứng minh bằng khoa học, thì điều này có thể có những kết quả lợi lạc cho những
người khác. Tôi chỉ hy vọng chứ không độc đoán. Một số ẩn sĩ chấp nhận, họ đã
bị thuyết phục, tôi hy vọng, bằng lập luận của tôi hơn là chỉ đơn giản bằng
việc yêu cầu từ thẩm quyền của văn
phòng Đạt Lai Lạt Ma.
|
Nhưng không giống như việc nghiên cứu đối tượng vật chất
trong không gian ba chiều, việc nghiên cứu [tâm] thức, kể cả toàn bộ phạm vi
đối tượng của nó và mọi thứ thuộc vào chuyên mục kinh nghiệm chủ quan, có hai
thành phần. Một là những gì xảy ra trong não bộ và với thái độ của cá nhân
(những gì của não bộ mà khoa học và tâm lý học hoạt động được trang bị để
khám phá), nhưng thứ kia là hiện tượng luận kinh nghiệm của chính những thể
trạng nhận thức, cảm xúc và tâm lý. Chính là vì yếu tố sau mà sự áp dụng cho
phương pháp ngôi thứ nhất là quan trọng.
|
Hiện tượng “thuyết linh hoạt của não bộ” của khoa học
thần kinh làm nảy trong ý tôi rằng những nét tiêu biểu cho rằng không thay đổi
– chẳng hạn như cá tính, xu hướng, thậm chí tâm trạng – là không cố định, và
rằng những thử thách hay thay đổi tinh thần trong môi trường có thể tác động
đến những đặc điểm này. Những thí nghiệm đã cho thấy rằng những thiền giả lão
luyện có sự năng động hơn trong thùy não trái phía trước, phần não phối hợp với
những cảm xúc tích cực, chẳng hạn như hạnh phúc, sung sướng, và toại nguyện.
Những khám phá này hàm ý rằng hạnh phúc là điều gì đó mà chúng ta có thể trau
dồi một cách cố ý qua loại tập luyện nào có tác động đến não bộ.
|
Chính Đức Phật đã lập luận rằng nếu người ta mong ước
tránh những loại kết quả nào đó, thì người ta cần thay đổi những điều kiện
làm phát sinh ra chúng. Thế nên nếu người ta thay đổi những điều kiện trong
trạng thái tâm của người ấy (là thứ vốn thông thường làm phát sinh những mô
hình quen thuộc đặc thù của hoạt động tinh thần), thì người ta có thể thay đổi
những đặc điểm [tâm] thức và những kết quả trong thái độ và các cảm xúc của
người ấy.
|
Quy luật tuyên bố rằng tất cả những sự vật và sự kiện
duyên sanh là ở tình trạng thay đổi liên tục. Không vật gì –ngay cả trong thế
giới vật chất, mà chúng ta vốn có xu hướng nhận thức như vĩnh viễn – duy trì
không thay đổi hay thường còn. Do thế, quy luật này cho rằng bất cứ thứ gì được
sản sinh bởi các nguyên nhân là dễ bị tác động để thay đổi – và nếu ta tạo ra
những điều kiện đúng đắn, thì ta có thể điều khiển một cách có ý thức sự thay
đổi như vậy đến một sự chuyển hóa tình trạng tâm của ta.
|
Đối với những người Phật tử, thuyết Phật tánh – quan niệm
rằng năng lực tự nhiên cho tính có thể hoàn thiện nằm ở trong mỗi chúng ta –
là một khái niệm sâu sắc và truyền cảm hứng một cách liên tục. Quan điểm của
tôi ở đây là không nói rằng chúng ta có thể sử dụng phương pháp khoa học để
chứng tỏ giá trị của thuyết Phật tánh nhưng đơn giản để chỉ một trong những
cung cách mà trong ấy truyền thống Phật giáo đã cố gắng để khái niệm hóa sự
chuyển hóa [tâm] thức.
|
Thực tế, tôi đồng ý với Varela rằng nếu sự nghiên cứu
khoa học về [tâm] thức không bao giờ lớn mạnh đến một sự trưởng thành trọn vẹn
– cho rằng tính chủ quan là một yếu tố chính của [tâm] thức – thì nó sẽ phải
kết hợp chặc chẽ với phương pháp học phát triển trọn vẹn về chủ trương thực
nghiệm ngôi thứ nhất. Chính trong lãnh vực này mà tôi cảm thấy có một tiềm
năng vô hạn cho những truyền thống quán chiếu đã được thiết lập, chẳng hạn
như Phật giáo, để thực hiện một sự đóng góp thực chất đến việc làm phong phú
của khoa học và những phương pháp của nó.
|
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về
tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những
sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn
bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não
bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu
từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường
phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp
cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán
chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự
quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những
mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
|
Xu hướng chính của tâm lý học Phật giáo không phải là để
lập danh mục phẩm chất của tâm hay ngay cả để diễn tả vấn đề tâm thể hiện chức
năng như thế nào; đúng hơn sự quan tâm căn bản của nó là để vượt thắng khổ
đau, đặc biệt những, phiền não tâm lý và cảm xúc và để tẩy trừ những phiền
não đó.
|
Sự tiếp cận với việc nghiên cứu thức căn cứ trên sự thấu
hiểu về những chức năng và các thể thức của tâm và những động lực nhân quả của
chúng – và đây là một lãnh vực chính xác nơi mà sự thấu hiểu Phật giáo có thể
gặp nhau một cách dễ dàng với sự tiếp cận khoa học bởi vì, giống như khoa học,
hầu hết những sự khảo sát [tâm] thức của Phật giáo là căn cứ trên thực nghiệm.
|
Trong việc nghiên cứu về nhận thức và tri giác, tôi có
thể hình dung một sự hiệp tác đầy thành tựu giữa Phật giáo và khoa học thần
kinh hiện đại. Phật giáo phải học hỏi nhiều về những cơ chế của não bộ liên hệ
đến các sự kiện tinh thần – những tiến trình thuộc hệ thần kinh và hóa học, sự
hình thành những nối kết thuộc kỳ tiếp hợp (trong phân chia tế bào), thể
tương liên giữa những trạng thái tri giác và các khu vực đặc biệt trong não bộ.
Thêm nữa, có nhiều giá trị trong kiến thức y học và dược liệu sinh học hiện tại
đang được phát sinh về vấn đề não bộ thể hiện chức năng như thế nào với những
phần đã bị tổn thương và vấn đề những căn bản nào đó đem lại những tình trạng
đặc thù nào đó.
|
Mục tiêu chính của việc thực tập quán chiếu trong Phật
giáo là để làm giảm bớt khổ đau. Khoa học, như chúng ta đã từng thấy, đã cống
hiến rất nhiều đến việc làm giảm bớt khổ đau, đặc biệt trong lãnh vực thân thể.
Đây là một mục tiêu tuyệt vời mà tôi hy vọng là tất cả chúng ta sẽ tiếp tục lợi
lạc từ chúng. Nhưng khi khoa học tiến bộ xa hơn, thì có nhiều đe dọa hơn.
Năng lực của khoa học ảnh hưởng đến môi trường, quả là thay đổi toàn bộ
phương hướng của loài người, đã lớn mạnh vô cùng. Như một kết quả, lần đầu
tiên trong lịch sử, chính đòi hỏi cho sự tồn tại của chúng ta mà chúng ta bắt
đầu quan tâm đến trách nhiệm đạo đức không chỉ trong sự áp dụng khoa học mà cả
trong phương diện nghiên cứu và phát triển những thực tế mới cũng như kỷ thuật
mới.
|
Và chính việc sử dụng các nghiên cứu sinh học thần
kinh, tâm lý học, và ngay cả giáo thuyết về tâm của Phật giáo cố gắng để trở
thành hạnh phúc hơn, để thay đổi tâm chúng ta qua một sự trau dồi cẩn mật những thể trạng tích cực của tâm. Nhưng khi
chúng ta bắt đầu vận dụng những mật mã di truyền, thì cả chính chúng ta và của
thế giới mà chúng ta sống, như thế nào là nhiều? Đây là một câu hỏi phải được
các nhà khoa học cũng như trong công chúng rộng rãi quan tâm đến.
|
Nhưng với kỷ nguyên mới của khoa sinh học di truyền,
thì khoảng cách giữa lập luận đạo đức và các khả năng kỷ thuật của chúng ta
đã đạt đến một điểm quan trọng. Sự gia tăng nhanh chóng tri thức con người và
tiềm năng kỷ thuật trong khoa học di truyền mới đến nổi bây giờ hầu như tư
duy đạo đức không thể giữ kịp nhịp độ với những thay đổi này.
|
Đối với tôi, một trong những ảnh hưởng ấn tượng và cổ
vũ nhất của kiến thức về bộ gien là một sự thật đáng kinh ngạc rằng những
khác biệt trong những bộ gien của những nhóm chủng tộc khác nhau khắp thế giới
là không đáng kể và hầu như vô nghĩa. Tôi vốn luôn luôn lập luận rằng những
khác biệt về màu sắc, ngôn ngữ, tôn giáo, chủng tộc, và v.v… trong loài người
không có thực thể trong diện mạo giống nhau căn bản của chúng ta.
|
Đối với tôi, việc đọc được chuỗi gien di truyền con người đã chứng tỏ việc này ảnh hưởng cực
kỳ lớn. Nó cũng giúp để củng cố cảm nhận của tôi về sự tương đồng căn bản của
chúng ta với động vật, vốn chia sẻ tỉ lệ rất lớn với bộ gien của chúng ta. Thế
nên thật có thể tưởng tượng nếu con người chúng ta lợi dụng những tri thức mới
tìm ra về di truyền học một cách khéo léo, thì nó có thể giúp để nuôi dưỡng một
cảm nhận to lớn hơn về thiện cảm và hòa hợp không chỉ với những con người
chúng ta mà với toàn thể sự sống. Một quan điểm như vậy cũng có thể làm chỗ dựa
cho một ý thức môi trường lành mạnh hơn nhiều.
|
Tôi cảm thấy thời điểm đã chín muồi để dấn thân về phía
đạo đức của cách mạng di truyền học trong một thái độ vượt khỏi các quan điểm
giáo thuyết của các tôn giáo riêng biệt. Chúng ta phải đứng lên với sự thử
thách đạo đức như những thành viên của một gia đình nhân loại, chứ không như
một Phật tử, một tín đồ Do Thái giáo, một Ki tô hữu, một người Ấn giáo, hay một
người Hồi giáo. Cũng không thích hợp để nói đến những thử thách này từ quan
điểm của những ý tưởng thuần thế tục, khai phóng, chính trị, chẳng hạn như tự
do cá nhân, lựa chọn và công bằng. Chúng ta cần thẩm tra những câu hỏi từ nhận
thức của đạo đức toàn cầu vốn được đặt nền tảng trong việc nhận ra các giá trị
nhân bản vượt trên tôn giáo và khoa học.
|
Nếu lập luận này có nghĩa là xã hội nói chung không nên
cản trở phạm vi nghiên cứu và sáng tạo các kỷ thuật mới căn cứ trên sự nghiên
tầm như vậy, thì sẽ loại bỏ một cách hiệu quả bất cứ vai trò đáng kể nào cho
những quan tâm nhân ái và đạo đức trong quy tắc phát triển khoa học. Thực tế,
điều quan trọng là trách nhiệm của chúng ta phải là sự tự cảnh giác khẩn
trương hơn nhiều về vấn đề chúng ta đang phát huy những gì và tại sao. Nguyên
lý căn bản là càng can thiệp vào tiến trình nguyên nhân càng sớm, thì sự ngăn
ngừa cho những hậu quả không mong muốn càng hiệu quả hơn.
|
Do bởi phạm vi ảnh hưởng sâu rộng của những sáng tạo mới,
thì chúng ta cần thẩm tra tất cả những lãnh vực con người tồn tại nơi mà kỷ
thuật di truyền có thể có sự liên can lâu dài. Vận mệnh của loài người, có lẽ
tất cả mọi sự sống trên hành tinh này, là ở trong tay chúng ta. Khi đối diện
với những điều chưa biết, có phải tốt hơn là cẩn trọng không phạm lỗi lầm hơn
là chuyển hóa phạm vi tiến hóa của con người trong một phương hướng tai hại
không thể đảo ngược?
|
Trái đất là ngôi nhà duy nhất của chúng ta. Đến bây giờ
như tri thức con người biết được, đây có thể là hành tinh duy nhất có thể
nuôi dưỡng sự sống. Một trong những quang cảnh ấn tượng nhất mà tôi đã trải
nghiệm là tấm hình đầu tiên của trái đất từ bên ngoài không gian. Hình ảnh của
một hành tinh xanh trôi trong không gian sâu thẳm, lóe sáng như ánh trăng
tròn trong một đêm trời quang đảng, đối với tôi rõ ràng đầy năng lực với việc
nhận ra rằng chúng ta thật sự là những thành viên của một gia đình duy nhất
cùng chia sẻ một ngôi nhà nhỏ bé.
|
Tôi đã bị tràn ngập với cảm giác vấn đề cười ra nước mắt
làm sao với những bất đồng và cải vả ầm ỉ trong gia đình nhân loại. Tôi đã thấy
vấn đề vô hiệu quả thế nào khi quá bám chặc với những khác biệt đã chia rẽ
chúng ta. Từ nhận thức này thì người ta cảm thấy mong manh, tính chất dễ bị tổn
thương của hành tinh này và sự chiếm cứ giới hạn của nó của trong một quỹ đạo
bé nhỏ kẹp giữa sao Kim và sao Hỏa trong không gian rộng lớn vô tận. Nếu chúng
ta không chăm sóc ngôi nhà này, thì chúng ta còn phải làm gì nữa trên trái đất
này?
|
Ẩn Tâm Lộ, Thursday, January 11, 2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét