Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

LUẬN GIẢI VỀ SỰ RÈN LUYỆN NHƯ TIA SÁNG 3




Nguyên tác: Attitude-Training Like the Rays of the Sun của Namkapel 
Luận giải: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Dharamsala, India, May 9 – 15, 1985 
Anh dịch: Alexander Berzin
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - Wednesday, January 21, 2015


Phần 3: NHỮNG CHUẨN BỊ SƠ BỘ, TIẾP TỤC

1- Giới Thiệu Và Ôn Tập Tổng Quát

Những truyền thống khác nhau của Tây Tạng đến từ Đức Phật - Kadam, Sakya, Kagyu, và Nyingma - tất cả theo sự trình bày của những cách rèn luyện thái độ của chúng ta đến từ một nguồn gốc chung: Hướng Dấn Lối Sống Bồ Tát của Tịch Thiên. Sự trình bày của Tịch Thiên, nói cách khác, bao hàm tất cả những vấn đề thấy trong giáo huấn con đường tiệm tiến Lamrim, có nghĩa là toàn bộ các tâm thức của con đường trình tự  hướng đến Giác Ngộ. Không có gì trong những con đường trình tự này lại không được xem như việc rèn luyện thái độ của chúng ta. Tuy thế, những điểm đặc thù mà chúng ta đang thảo luận áp dụng đến một dòng đặc biệt của giáo huấn gọi là "lojong", "thái độ rèn luyện". Chúng súc tích lại thành 7 Điểm Của Thái Độ Rèn Luyện, được trình bày trong luận điển của Geshe Chaykawa,và trong luận giải gọi là Những Tia Sáng Của Mặt Trời, của Namkapel,  một đệ tử của Tông Khách Ba.

7 điểm cho thái độ rèn luyện là:
* những sự chuẩn bị,
* phương pháp rèn luyện trong 2 tâm giác ngộ - quy ước và cứu kính,
* chuyển hóa những hoàn cảnh bất hạnh thành con đường đến Giác Ngộ,
* tóm tắt về sự thực hành trong một kiếp sống,
* phạm vi rèn luyện thái độ của chúng ta,
* những thệ nguyện cho thái độ rèn luyện,
* những điểm huấn luyện trong thái độ rèn luyện.

2- Sự Chết Và Vô Thường

Bây giờ tất cả chúng ta đã đạt được sự làm việc căn cứ trên thân người quý giá, tất cả chúng ta nguyện ước được hạnh phúc, không ai trong chúng ta mong ước có bất cứ khổ đau hay rắc rối nào. Hạnh phúc mà chúng ta nguyện ước không đến một cách bâng quơ, vô cớ - nó đến từ những nguyên nhân. Cho nên chúng ta cần nghĩ thật sâu xa về những nguyên nhân đã đem hạnh phúc đến cho chúng ta và tiêu trừ những rắc rối của chúng ta. Nhằm để có thể theo đuổi con đường tâm linh, chúng ta phải tận dụng cuộc sống con người quý giá mà chúng ta có. Dĩ nhiên, nhằm để sống chúng ta cần phải kiếm sống và làm đủ mọi thứ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nhưng chúng ta không thể đặt nhấn mạnh trên sự đòi hỏi tiền bạc và những đối tượng vật chất. Xa hơn nữa, tiền bạc và đối tượng vật chất không phải là nguyên nhân duy nhất cho hạnh phúc. Không phải tất cả những người giàu có đều hạnh phúc. Khi chúng ta nhận thức rằng có rất  nhiều người giàu sang với nhiều sở hữu vật chất, là những người khốn khó và có khổ đau tinh thần nghiêm trọng, chúng ta không thể nói rằng nguyên nhân duy nhất cho hạnh phúc là những sở hữu vật chất.

Nhằm để cho niềm hạnh phúc của chúng ta hiện hữu, thì phải có một nguyên nhân trước nào đó. Hạnh phúc lệ thuộc một cách chính yếu vào thể trạng của tâm thức. Nếu tâm thức một người hạnh phúc, thế thì bất cứ hoàn cảnh ngoại tại nào của người đó ra sao, người này cũng sẽ tiếp tục hạnh phúc. Nếu người nào đó một cách căn bản là một người hạnh phúc, tử tế, quan tâm đến người khác - một loại người tu dưỡng, lương thiện - thế thì cho dù họ thật sự có tin tưởng trong tôn giáo hay giáo Pháp nào hay không sẽ không làm bất cứ điều gì khác biệt. Nếu chúng ta tế nhị và quan tâm đến người khác, thì chúng ta xây dựng nên năng lực tích cực tức là phước đức trong bất cứ trường hợp nào. Nếu, trên tất cả đấy, chúng ta học hỏi và thực hành, rèn luyện trong những phương pháp khác nhau của Phật Pháp, sẽ có một lợi lạc ngay cả mạnh mẽ hơn và xây dựng nên một năng lực tích cực từ việc là một người ân cần và hữu ích. Điều ấy sẽ làm lợi ích không chỉ trong kiếp sống này, mà cũng là những kiếp sống tương lai.

Cho nên, đây là một sự theo đuổi rất đáng giá như liên quan đến việc sử dụng tốt nhất của hành động căn cứ trên những gì chúng ta có. Chúng ta cần nhận ra rằng thân người quý giá sẽ không tồn tại mãi mãi, những hoàn cảnh tuyệt vời nhất như thế nào đi nữa, thì kiếp sống này sẽ cũng qua đi. Đây là bởi vì mọi người là đối tượng của vô thường và chết. Vấn đề chính là đừng bỏ phí thời gian của chúng ta. Do vậy, thật cực kỳ quan trọng để nghĩ về vô thường và vấn đề mọi hoàn cảnh sẽ trôi qua.

Có nhiều cách trình bày vô thường. Có một sự thảo luận về nó trong phạm vi của nó trong một trong 16 khía cạnh của Bốn Chân Lý Cao Quý, thí dụ thế, hay chúng ta có thể nói về nó trong dạng thức vô thường phổ thông và những trình độ của nó: thô và vi tế. Ở đây, chúng ta đang nói trong dạng thức của khía cạnh thô về vô thường, loại được thấy bằng bất cứ  người nào chết.


a- Những Bất Lợi Của Việc Không Chính Niệm Về Chết Và Vô Thường

Chúng ta sẽ xem xét rõ ràng những lợi ích của việc hành thiền và xây dựng một sự tỉnh thức về vô thường, và những bất lợi của việc không cảnh giác về nó. Luận điển nói đến bất lợi thứ nhất và rồi thì của tầm quan trọng cực kỳ của việc duy trì tỉnh thức về vô thường và chết. Thật là quan trọng, bởi vì, cho dù chúng ta tin tưởng hay không, thì vẫn có những sự tái sanh tương lai: chúng ta có thể rơi vào những tình trạng tệ hại nhất hay một trong những thế giới tốt hơn. Cho nên, quan trọng nhất là tỉnh thức về những khả năng tiêu cực của chúng ta có thể dẫn đến một sự tái sanh tệ hại, và thay vì thế chăm sóc trong những hành vi của chúng ta và những thứ chúng ta làm hiện tại, vì chúng sẽ ảnh hưởng đến tương lai của chúng ta.

Nếu chúng ta không thật sự chính niệm về sự chết trong mọi lúc - ngay cả nếu chúng ta thực tập Phật Pháp - thì chúng ta sẽ không tự liên hệ một cách trọn vẹn trong Phật Pháp hay hoàn toàn quan tâm đến  nó một cách thật nghiêm túc. Nếu chúng ta tỉnh thức chân thật về sự chết và vô thường, và của vấn đề những gì xảy ra trong tương lai tùy thuộc vào những gì chúng ta làm  hiện nay, không cần thiết phải có cảnh sát để kiểm tra chúng ta. Sự tỉnh thức về nhân và quả sẽ hoạt động như những người canh gác và giữ chúng ta khỏi hành động một cách không thích đáng.

Bất cứ chúng ta là ai, việc nhìn vào mọi thứ từ ánh sáng của sự kiện rằng tất cả chúng ta rồi sẽ chết sẽ làm chúng ta nhận ra không có điểm nào trong việc tùy tiện với người khác hay hành động trong một cung cách cẩu thả. Tối thiểu chúng ta sẽ thấy rằng thật là buồn cười để tự tùy tiện với chính mình bằng việc hành động tự tàn phá [với những hành vi phi đạo đức],  vì trong tương lai chúng ta sẽ phải đối diện với những hậu quả về những gì chúng ta đã làm. Cho nên thật cực kỳ quan trọng để tỉnh thức về vô thường và sự chết trong mọi lúc.

Chúng ta rèn luyện để đạt được sự tỉnh thức về sự chết và vô thường như thế nào? Chúng ta làm điều này trước nhất bằng việc tỉnh thức về sự kiện rằng không có bất cứ sở hữu nào của chúng ta, bạn bè chúng ta, thân quyến, v.v…, sẽ có bất cứ sự giúp đở nào vào lúc lâm chung. Rồi thì, chúng ta cần quán chiếu về tất cả những hoàn cảnh sẽ xảy ra vào lúc chết, tất cả những đối tượng chúng ta có được - có lẽ qua lừa dối, hay lường gạt, hay qua nhiều lo lắng phiền muộn để làm như vậy - sẽ không giúp ích gì cả khi chúng ta chết. Nhưng chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả của bất cứ phương tiện sai lầm nào mà chúng ta có thể đã từng sử dụng.

Chắc chắn rằng tất cả chúng ta sẽ chết bởi vì tất cả chúng ta ở dưới ảnh hưởng của những thái độ phiền não [do vọng tưởng] và những thúc ép đủ thứ của nghiệp chướng trong sự tương tục tinh thần của chúng ta. Ngay cả những vị vua cũng phải chết và một số ngay cả phải bị xử tử. Nếu chúng ta dành thời gian của chúng ta hoàn toàn tảng lờ sự kiện này, tùy tiện với chính chúng ta, lừa dối, làm đủ mọi thứ lường gạt, thì chúng ta sẽ phải ở trong một sự bất ngờ lúc lâm chung: một sự hối hận và ăn năn vô cùng. Nếu chúng ta chính niệm và tỉnh thức về sự kiện rằng chúng ta sẽ chết, thì chúng ta sẽ hành động trong một cung cách tốt hơn trong khi chúng ta sống, và sẽ không phải chết với hối hận và ăn năn.

Mặc dù không thể ngăn ngừa chính chúng ta khỏi chết, nhưng chúng ta có thể chuẩn bị vì thế lúc lâm chung chúng ta sẽ không phải chết trong một tình trạng kinh khủng. Chỉ là vấn đề của thời gian đến khi sự chết đến, vì thế thật đáng để cho chúng ta chuẩn bị cho nó bây giờ.

Những điểm này được trình bày trong luận điển như sau:
* chết là chắc chắn,
* thời điểm cho sự chết của chúng ta là không chắc chắn,
* tùy vào nghiệp quả, không gì có thể giúp lúc chết.

Đây là 3 điểm để lưu ý.

b- Sự Chết Là Chắc Chắn

Chúng ta quan tâm đến sự kiện rằng chết là chắc chắn, như được nói rằng nếu ngay cả vô số chư Phật và a la hán phải chết, thì điều gì có thể nói về những con người bình thường như chúng ta? Bất chấp chúng ta là ai, một khi được sanh ra, 100% bảo đảm rằng chúng ta sẽ chết. Không ai mà không phải chết, vì thế không có vấn đề chúng ta lẫn tránh nó. Và nếu chúng ta nhìn vào nhiều Đức Phật, những bậc trước khi trở thành Giác Ngộ, đã đạt được thể trạng huyển thân và rồi sau đó đắc Giác Ngộ trong thể trạng ấy không có việc thật sự viên tịch, có rất ít. Hầu hết đã biểu hiện sự qua đời nhập Bát-niết-bàn (parinirvana). Nếu chúng ta theo những thí dụ trong lịch sử - những vị vua và hoàng đế, và v.v… - chúng ta không thấy bất cứ người nào đã thật sự đạt đến bất tử.

Không có nơi nào chúng ta có thể đi để trốn thoát sự chết, và mặc dù chúng ta có thể có một thân thể rất khỏe mạnh, thì không có thân thể nào đủ mạnh để cưỡng lại sự chết. Giống như ở trong một nơi bị bao vây bởi những ngọn núi khắp mọi phía, bị mắc kẹt mà không có cách nào để thoát khỏi, giống như thế, khi sự chết đến, không có nơi nào chúng ta có thể chạy đến trốn thoát nó.

Hãy tưởng tượng những việc có thể xảy ra mà sẽ không có cách nào để trốn khỏi, như một cuộc chiến nguyên tử, không làm gì tốt cho chúng ta. Trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, chết là không thể tránh khỏi. Chúng ta không thể đổ thừa cho những thứ ngoại tại có thể làm cho chúng ta chết, luôn luôn sống trong nổi sợ của những thứ như chiến tranh hạt nhân. Những nguyên nhân cho sự chết được tích tập trong sự tương tục tinh thần của chúng ta - những thái độ phiền não, nghiệp chướng và v.v… là những nguyên nhân nội tại sẽ đem đến sự chết của chúng ta, cùng với sự đóng góp của những hoàn cảnh bên ngoài. Vấn đề chính là, đã được sinh ra trong một thân thể với những thái độ phiền não và nghiệp chướng trong sự tương tục tinh thần của chúng ta, thì chắc chắn chúng ta sẽ chết. Đây là bởi vì thời điểm thân thể biến thành hiện thực, thì cùng lúc những nguyên nhân cho sự chết cũng được đạt đến.

Nói về vô thường và khổ đau của tất cả chúng sanh, thì chúng ta sẽ thảo luận rộng rãi hơn sau này, một trong những nổi khổ mà tất cả chúng ta có thể thấy là tuổi già. Khi chúng ta già hơn đi, thí dụ thế, chúng ta bắt đầu mất đi năng lực của những giác quan, một biểu hiện chắc chắn cho sự chết đang đến.

Có những lý do tại sao sự chết sẽ đến chắc chắn. Thứ nhất, có nhiều thứ có thể xảy ra cho chúng ta, những nguyên nhân ở trong chúng ta: chúng ta già đi và mọi thứ suy tàn, năng lực của thuốc men chửa trị cho chúng ta yếu đi, và chúng ta chết. Thứ hai, không có bổ sung gì cho tuổi thọ của chúng ta, nó liên tục giảm thiểu. Dĩ nhiên, có những bài cầu nguyện và nghi thức cầu trường thọ và những sự thực tập như thế. Nhưng sự gia tăng thực tế cho sự trường thọ là khó khăn.

Sự trường thọ căn bản mà chúng ta có đến từ năng lực và nghiệp tích cực và v.v… mà chúng ta đã từng xây đắp trong những kiếp trước. Giống như ngày tháng liên tục trôi qua, nếu năm trước chúng ta có 100 ngày còn lại trong tuổi thọ của chúng ta, thì năm nay sẽ chỉ còn 99 ngày. Và bất chấp chiều dài tuổi thọ chúng ta có thể tưởng tượng là gì, thì chúng ta có thể thấy giữa buổi sáng hôm nay và bây giờ, một phần của nó đã qua đi. Tuổi thọ của chúng ta trôi qua với mỗi hơi thở, với mỗi thời khắc. Thời gian liên tục trôi qua. Nó sẽ không chờ đợi. Chúng ta không thể ngồi lại và làm dừng lại tuổi thọ của chúng ta, ngay cả trong một giây phút. Không nơi nào chúng ta có thể đi, không điều gì chúng ta có thể làm, để lẫn tránh sự tàn lụi liên tục của thời gian mà chúng ta còn để sống.

Có nhiều ẩn dụ về cuộc sống trôi qua. Thí dụ, giống như nước trong một thác nước, một khi bắt đầu chảy qua bờ đá thì không có cách nào để nó dừng lại, nó phải tiếp tục chảy xuống. Hay, giống như một dòng suối, liên tục chảy qua, hãy nghĩ cuộc sống trôi qua một cách nhanh chóng. Giống như một tia chớp của ánh sáng lóe lên trên bầu trời, nó không dừng lại một giây khắc. Nó chỉ vượt qua thôi.

Đối với điểm tiếp theo, từ thời gian của đời sống, nói là, 100 năm, phân nửa chắc chắn dùng để ngủ, một cách đặc biệt nếu chúng ta để ý đến vấn đề chúng ta đã ngủ bao lâu trong năm nay. Dĩ nhiên, trường hợp của một chứng mất ngủ thì khác, nhưng nói chung hầu hết chúng ta dùng một thời lượng khổng lồ để ngủ. Nếu chúng ta lấy thời gian 60 năm cho kiếp sống này, 20 năm đầu là một loại lãng phí ngu ngơ loanh quanh. Hãy nghĩ về thời gian thật sự có thể tiêu khiển, sử dụng trong bất cứ việc gì: nếu chúng ta thêm thời gian dành trong 60 năm này để ăn và ngủ và bị bệnh, nếu chúng ta chiết khấu tất cả thời gian ấy, chắc chắn chỉ còn khoảng 6 năm. Một cách thật sự hãy nghĩ về vấn đề bao nhiêu thời gian trong phạm vi một ngày bị lãng phí trong tất cả những loại hành vi bình thường chăm sóc thân thể chúng ta.

Một vị đại lạt ma đã nói trong nhật ký của ngài, "Tôi đã dùng 20  năm đầu không bao giờ cúi xuống thật sự thực hành, 20 năm kế nói, "À, tôi sẽ thực hành trong bất cứ ngày nào," và tôi đã dành 10 năm cuối cùng để nói, "Ô, ước gì tôi có thể thực hành sớm hơn!" Đó là tôi đã lãng phí cuộc sống con người quý giá của tôi như thế nào."

Dĩ  nhiên, có những ngoại lệ, những người từ lúc thiếu thời thích thú trong học tập và cải thiện chính họ. Nhưng hầu hết chúng ta không cảm thấy như thế khi còn là thiếu niên, và trong 20 năm đầu, chúng ta hiếm khi lăn mình trong bất cứ hành vi nghiêm chỉnh nào trong việc tự cải thiện. 20 năm tiếp theo của đời sống chúng ta thì lại liên hệ trong việc ổn định chính chúng ta, làm việc cho một cuộc sống và rồi chúng ta luôn luôn chần chừ, nói, "À, trước tiên tôi phải tự thiết lập tôi và làm tất cả mọi thứ khác nhau." Vậy rồi, 10 trôi qua, rồi 30, rồi 40. Rồi chúng ta bắt đầu nghĩ, "Bây giờ tôi đã già, tôi không thể làm gì nữa. Tôi không còn thấy tốt nữa, nên tôi không thể bắt mắt tôi làm việc quá sức. Và tôi không thể nghe tốt nữa và phải cố lắng nghe để hiểu bất cứ điều gì người nào đó nói." Chúng ta từ bỏ khát vọng học hỏi.

Điều này cho thấy khó khăn như thế nào để thật sự thực chứng đời sống tâm linh. Thật rất dễ dàng hơn nhiều để có một đời sống đơn giản thế tục. Cho nên nếu chúng ta thật sự hướng đến một đời sống tâm linh, thì chúng ta không thể luôn chần chừ hay trì hoản cho đến khi chúng ta già cả. Chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta sẽ không thể làm những gì chúng ta đã từng hy vọng và chỉ có một nổi ân hận vô cùng, mong ước phải chi chúng ta đã tu tập sớm hơn. Nếu chúng ta sắp hướng đến một đời sống tâm linh, một đời sống tôn giáo, đây là điều gì đó chúng ta phải làm với ý chí và quyết tâm từ ngay giây phút này, ngay bây giờ.

Chúng ta cần nghĩ, "Trong kiếp sống này tôi đã từng gặp giáo huấn của Tiểu Thừa, Đại Thừa và trong Đại Thừa, tôi đã gặp cả Hiển Giáo và Mật Giáo." Chúng ta cần thấy rằng trách nhiệm là ở mỗi chúng ta. Đức Phật đã chỉ chúng ta những gì để làm, con đường nào chúng ta phải đi theo. Chúng ta không thể đổ trách nhiệm cho bất cứ ai khác. Cho dù chúng ta có tuân theo hay không là hoàn toàn tùy thuộc vào mỗi một chúng ta.

Bản chất của đời sống là không ổn định, thay đổi từng thời khắc. Năng lực của đời sống là khá yếu và không thể nương tựa. Thế nên, như những chúng sanh lang thang luân hồi những kẻ mà tuổi thọ của họ là trôi qua và tan hoại một cách liên tục, khi chúng ta nhận ra hoàn cảnh của chúng ta, chúng ta nhận ra rằng chúng ta đang ở ven bờ chỉ chực rơi xuống, phải từ giả kiếp sống này. Nếu chúng ta sống cuộc sống của chúng ta mà  hoàn toàn lãng quên thực tại này, thế đó thì thật thống thiết.

Tất cả những điểm này với sự kiện rằng sự chết sẽ đến, một cách chắc chắn. Nếu chúng ta tính tất cả những người trong thế giới này, bất chấp bao nhiêu tỉ đi nữa, không ai trong họ sẽ hiện diện trong vài thế kỷ từ bây giờ, mặc dù dân số của trái đất có thể gia tăng dữ dội. Và nếu chúng ta quan tâm đến những người ở đây, trong thính chúng này, 100 năm nữa tính từ bây giờ, có thể một ít bé con sẽ vẫn còn hiện diện, còn lại tất cả chúng ta chắc chắn sẽ qua đời sau đó! Nếu chúng ta nghĩ điều gì sẽ xảy ra với tòa nhà này và tất cả những tòa nhà chung quanh đây sau một vài thế kỷ từ bây giờ, chúng chắc chắn cũng sẽ biến mất. Lấy thí dụ của một cây: một cây có thể đầy lá, nhưng khi mùa đông đến lá chúng rơi xuống đất. Thế giới liên tục chuyển dịch. Nếu chúng ta dậy sớm vào buổi sáng trước khi bình minh, không khí rất tươi mát. Rồi thì mặt trời lên và đi qua bầu trời mà không dừng lại một giây phút. Đời sống của chúng ta giống như thế: ngày và đêm tiếp tục trôi qua mà không bao giờ dừng lại.

c- Không Biết Chắc Chắn Về Thời Gian Của Sự Chết

Trong lịch sử, có những huyền thoại của các vị bất tử trong quá khứ xa xưa. Họ sống trong tuổi thọ không thể tính kể, nhưng ngày nay chúng ta chắc chắn không có bất cứ người nào như thế nữa. Nếu chúng ta hỏi - vì tất cả chúng ta sẽ qua đời - khi nào sự chết sẽ đến, không có chắc chắn về thời gian, và đấy là điểm thứ hai. Rất rõ ràng rằng, bất chấp chúng ta đi nơi nào trên thế giới đi nữa, không có gì chắc chắn chính xác khi nào đời sống của ta sẽ chấm dứt. Chúng ta không đang liên hệ ở đây với những châu khác, như được trình bày trong A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận. Ngay đây trên trái đất này, thực tế là không có tuổi thọ rõ ràng.

Nếu chúng ta nhìn vào nhiều người trên thế giới này, họ không muốn đối diện sự thật về cái chết. Có nhiều nơi những người về hưu hoàn toàn không muốn chấp nhận sự kiện rằng họ sẽ chết. Họ dành tất cả thời gian của họ như du lịch khắp thế giới, ăn mặc rất lòe loẹt, trang điểm phấn son dày đặc và cố gắng để thấy như trẻ trung, trong một ý muốn chạy trốn khỏi thực tế trong đời sống của họ. Nhưng họ cần chuẩn bị tâm lý trong dạng thức của khi nào và nơi nào sự chết sẽ đến.

Một lần, sau khi kiểm tra y tế, bác sĩ nói với tôi, "100% bảo đảm chắc chắn rằng ngài sẽ sống đến tuổi 60." Nhưng tôi đã trả sự bảo đảm lại. Điều chắc chắn rằng không có ai có bao giờ bảo đảm điều gì sẽ xảy ra hay không xảy ra đúng với thời gian nào đó.

Một điểm quan trọng là nhiều trường hợp đem đến sự chết hơn với những ai kéo dài sự sống, nhiều bệnh tật, và v.v… Chúng ta thật sự không phải nhìn bên ngoài để tìm kiếm nguyên nhân của sự chết: chúng được tích lũy trong sự tương tục tinh thần của chúng ta. Ngay cả những hoàn cảnh thông thường kéo dài sự sống lại có thể mang đến sự chết. Thí dụ, chúng ta ăn nhằm để sống, nhưng ăn có thể làm chúng ta có những sự khó khăn với dạ dày, sự tiêu hóa, gan và v.v…Bằng việc ăn uống thứ gì đó để duy trì sự sống, chúng ta có thể làm cho chúng ta chết.

Điểm tiếp theo là vấn đề thân thể yếu đuối như thế nào, mong manh như thế nào, nó có thể gảy vở bất cứ lúc nào. Thân thể chúng ta không mạnh mẽ, hay dẽo dai, hay có thể chống chọi mọi thứ. Nếu chúng ta quan tâm đến nhiều cấu trúc là từ những yếu tố khác nhau - xây dựng, núi non, và v.v… - mặc dù chúng dường như rất mạnh mẽ đối với chúng ta, nhưng chúng sẽ gảy đổ và biến mất. Gió và nước cuốn chúng mất đi, vì thế không cần phải đề cập rằng thân thể chúng ta hao mòn và hoại diệt. Trái tim luôn luôn đập, nhưng nếu nó dừng lại trong một phút, chúng ta đúng là sẽ chết. Bộ xương được bao bọc bởi làn da trông đẹp đẽ, nhưng bên trong làn da là rất mõng manh và dễ gảy vở. Nếu chúng ta nhìn vào sự vi tế và phức tạp của thân thể con người, và thật sự liên hệ nó, thì hoàn toàn có thể hiểu để nghĩ về nó sao quá kỳ diệu mà chỉ có Thượng đế mới làm ra được. Nhưng nếu chúng ta thật sự nhìn vào thân thể con người, nó là điều gì đấy quá mong manh và dễ đổ vở. Vì cuộc sống có thể trôi qua thật nhanh chóng - và chắc chắn rằng nó sẽ  như vậy - cho nên chúng ta cần tự chuyên tâm để tu tập.

d- Không gì có thể giúp ích vào lúc chết ngoại trừ công phu tu tập

Điểm tiếp theo trong trong nét đại cương là không gì có thể sử dụng vào lúc chết, ngoại trừ công phu tu tập. Chúng ta cần thật rõ ràng rằng vào thời điểm lâm chung, không gì giúp ích ngoại trừ sự rèn luyện trong Phật Pháp. Không một đối tượng vật chất và đủ thứ khác mà chúng ta có thể đã tích tập sẽ có bất cứ hổ trợ nào vào thời điểm lâm chung. Chúng ta chỉ phải bỏ lại chúng sau lưng. Chúng ta đã từng là một người giàu có nhất trên thế giới, bất chấp chúng ta có bao nhiêu tiền đi nữa trong ngân hàng hay trong những vụ đầu tư, vào thời điểm chết, chắc chắn chúng ta không thể mang theo chúng với chúng ta. Chắc chắn không có hy vọng gì cả.

Thân quyến và bạn bè cũng giống như vậy, ai có thể có bất cứ sự hổ trợ gì lúc chết. Có những người dường như rất tận tụy, họ sẳn sàng hy sinh sự sống của họ cho chúng ta, nhưng họ thật sự không thể làm được điều đó. Nếu mọi người phải chết, thì những người này hữu ích gì? Khi sự sống đến hồi chấm dứt, nếu tôi nói, "Tôi là một tu sĩ" hay "tôi là một Đức Đạt Lai Lạt Ma", như vậy sẽ không làm sự chết tránh xa tôi. Và tôi phải đối diện với cái chết của chính tôi, một mình tôi. Do bởi đã sinh ra, thì không có gì khác để cho mọi người ở đây có thể làm mà phải lìa xa, một mình, lúc chết. Với tất cả những người mà Mao Trạch Đông có chung quanh ông ta, quân đội khổng lồ mà tập họp, tất cả quyền lực mà ông có, vào lúc ông ấy chết không một người lính nào của ông có thể giúp đở ông, hay đi với ông, và ông ấy phải đối diện với cái chết của ông hoàn toàn đơn độc.

Thân thể này mà mỗi chúng ta có nối kết một cách bẩm sinh với, kinh nghiệm của nóng, lạnh, đói và khát, cuối cùng sẽ phải tan thành từng mãnh từ tâm thức. Chúng ta xem thân thể chúng ta là rất quan trọng, tuy thế nó sẽ chỉ biến thành một thi hài. Một thi hài thường làm chúng ta cảm thấy kinh tởm. Chúng ta xem nó là dơ bẩn và ô nhiễm, nhưng thi hài đến từ đâu? Nó đến từ chính thân thể của chúng ta. Chúng ta nghĩ sự bẩn thỉu của thi hài đến từ đâu? Thân thể biến thành thi hài sẽ không có bất cứ sự giúp đở nào cho chúng ta vào lúc chết. Cho nên trong cách này, thật rõ ràng rằng thân thể, sự giàu sang, bạn bè và thân quyến, không thứ nào kể trên sẽ có bất cứ sự hổ trợ nào cả vào lúc chết.

Người ta, không nghĩ về sự chết, tiếp tục tích lũy và dành dụm mọi thứ, để chúng trong những hộp nhựa trống, rồi thì trong những hộp gỗ. Khi họ thấy một hộp thiếc trống họ thu lượm nó, và rồi tiếp tục thu nhặt, chẳng để làm gì, và rồi phải bỏ lại tất cả sau lưng.

Chúng ta từng xác minh rằng sự tương tục tinh thần của chúng ta tiếp tục từ quá khứ vào tương lai, và trên căn bản này mà chúng ta có nhãn hiệu cái "tôi" và v.v… Thế nên, sự tương tục tinh thần là điều gì đấy tiếp diễn, không thể mang theo bất cứ loại đối tượng vật chất nào. Tất cả thứ đó [cái "tôi"] có thể tiếp diễn mà sự tương tục tinh thần là những tiềm lực đa dạng được xây dựng trong kiếp sống này. Nếu chúng ta xây đắp nên những khả năng xây dựng, nhiều loại năng lực tích cực, thứ này sẽ làm lợi ích cho những kiếp sống tương lai. Những năng lực là điều gì đấy mà chúng ta có thể xây đắp qua sự thực hành Phật Pháp.

Chúng ta hãy quan tâm đến những hoàn cảnh khác nhau có thể xảy ra vào thời điểm lâm chung. Chúng ta có thể có một bệnh tật nào đó và đi đến nhiều bác sĩ, họ nói, "Không gì có thể làm được bây giờ, nó sẽ là một chứng bệnh kinh niên." Hãy nghĩ chúng ta sẽ trở thành khó chịu như thế nào, mọi thứ trở nên chán chường tuyệt vọng như thế nào khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta sẽ chết. Vào ngày cuối cùng của đời ta, chúng ta chỉ nằm trên giường, kinh khủng, khi những dấu hiệu lần lượt biểu hiện, nhìn sự sống tàn tạ từ từ. Không gì chúng ta có thể làm: chúng ta không thể điều khiển tiến trình. Chúng ta ăn bửa ăn cuối cùng và thuốc men không có khả năng để giúp chúng ta gì cả. Mọi thứ chỉ tiếp tục lâm ly thống thiết hơn. Chúng ta muốn nói nhưng không thể, đôi môi chúng ta hoàn toàn khô khốc. Năng lực để nhìn, nghe và ngửi không còn, rồi thì khả năng để thở mất đi và chúng ta qua đời. Bất cứ danh xưng tốt đẹp nào mà chúng ta đã có khi sống, bây giờ biến thành cố Tashi, hay cố Kunzang, hay bất cứ điều gì.

Thế nên, nếu chúng ta nghĩ về những hoàn cảnh về sự chết của chúng ta đang lơ lửng trên đầu và nó sẽ xảy ra như thế nào, thì chúng ta cần có sự tự tin vững chắc rằng chỉ có một loại thực tập tâm linh mới có thể có bất cứ sự hổ trợ nào đó khi sự chết đến. Sự thực tập tâm linh tác động nhất là phát triển cả hai thứ tâm giác ngộ - tâm bồ đề - hay bodhicitta: tương đối và cứu kính. Vậy thì, việc nghĩ về vấn đề sự chết và vô thường sẽ đến, cho nên chúng ta cần quyết tâm một cách thật mạnh mẽ là chúng ta sẽ phát tâm giác ngộ.

3- Nghiệp: Hành Trạng Nhân Quả

Điểm tiếp theo trong những sự chuẩn bị là thảo luận về nghiệp: hành trạng của nhân và quả. Sau khi chúng ta chết, chỉ có 2 hướng mà chúng ta có thể đi, lên hay xuống - hoặc là ở những tình trạng tái sanh tốt đẹp hơn hay là những thứ tệ hại hơn. Vì sự tương tục tinh thần đã tiếp diễn, chắc chắn là sẽ có một sự tái sanh, và dưới năng lực ý chí nào nó làm như thế? Điều này sẽ xảy ra dưới năng lực của nghiệp; nói cách khác, các nguyên nhân đã được xây đắp trước đây.

a- Những quy luật của nghiệp

Có nhiều trích dẫn từ Tràng Hoa Quý Báu của Long Thọ về sự chắc chắn của nghiệp. Nếu chúng ta đã xây đắp năng lực tích cực, đã làm những hành vi tích cực, thì chỉ có kết quả hạnh phúc. Nếu chúng ta đã làm những hành vi tiêu cực và xây đắp năng lực tiêu cực, thì chỉ có thể mang đến bất hạnh và rắc rối. Đây là điều gì đấy rõ ràng và chắc chắn. Bất cứ loại nghiệp lực nào mà chúng ta đã xây đắp, những kết quả sẽ phù hợp với chúng.

Điểm tiếp theo là sự gia tăng của những tác động nghiệp hay nghiệp báo. Từ chỉ một hành động nhỏ, chúng ta có thể đón nhận một kết quả khổng lồ. Từ những hành vi tích cực có thể đến những kết quả to lớn từ phía tích cực, và từ những  hành động tiêu cực có thể đến những kết quả tiêu cực kinh khủng. Rõ ràng có thể như thế, từ một hành động tiêu cực rất nhỏ, một thảm họa kinh khiếp sẽ tiếp theo. Chúng ta đã từng thấy trong những kinh luận khác nhau, có người nào đó gọi một tu sĩ bằng những tên mạ lị như con khỉ hay con lừa, và thọ lãnh kết quả của hàng trăm kiếp sống như những con thú mà người ấy đã gọi vị tu sĩ. Đây là tất cả những thí dụ về sự gia tăng của nhân tố.

Lấy thí dụ về những hạt giống thật sự của cây cối. Nếu nó là hạt giống của một cây thuốc, tự hạt giống sẽ có những phẩm chất của thuốc men. Nếu là hạt giống của một cây độc dược, thì tự hạt giống sẽ là độc hại. Vì vậy, từ một hạt giống độc hại đến một cây độc hại, và từ một hạt giống của cây thuốc sẽ sinh trưởng thành một cây thuốc. Giống như thế, lớn như một cây sồi, mới ra đời từ một hạt nhỏ như hạt dầu. Đây là tất cả những thí dụ cho những đặc trưng của nghiệp.

Như Tịch Thiên nói trong Tập Bồ-tát Học luận, "Nếu điều gì đó là hữu ích về lâu về dài nhưng tai hại trong những hoàn cảnh tức thời, thì đáng để thực hiện. Đây là bởi vì chúng ta cần suy nghĩ trong dạng thức của những tác động lâu dài. Nhưng nếu điều gì đó chỉ lợi ích trong hiện tại ngắn ngủi nhưng tai hại về lâu về dài, thế thì đấy là điều mà chúng ta không nên làm." Dĩ nhiên, không cần phải nói đến nếu điều gì đó là tai hại cả về lâu về dài lẫn trong hiện tại.

Hãy nghĩ về thí dụ của việc giết hại hoặc là một con vật vì tham muốn thịt của nó hay một kẻ thù vì sân hận. Tức thời, chúng ta cảm thấy thoải mái và có thể cảm thấy một niềm hạnh phúc thoáng qua vội vả. Nhưng về lâu về dài, chúng ta có thể phải đối diện với những hậu quả của việc bị ám sát. Cho nên chắc chắn nó sẽ mang đến những sự bất hạnh và khổ đau vô cùng. Trái lại, nếu chúng ta bảo vệ và cứu hộ mạng sống của một tạo vật nào đó sắp sẽ bị giết, điều này chỉ mang đến hạnh phúc như một kết quả về lâu về dài cũng như trong hiện tại. Từ một hạt giống nhỏ, một cây to sinh trưởng, và giống như thế, từ một hành động nhỏ thì những kết quả lớn có thể sinh ra. Thế nên rất đúng rằng hạnh phúc hay khổ đau lớn có thể đến từ những nguyên nhân nhỏ.

Đây là một trích dẫn cho thấy vấn đề nghiệp và những năng lực khác nhau đến với chúng ta như thế nào: "Như bóng của con chim đồng hành với nó bất cứ nơi nào nó đến, mặc dù nó có thể bay rất cao, và bóng của nó có thể không rõ ràng trên mặt đất, nhưng nó luôn luôn đi với con chim. Khi con chim đậu xuống, bóng của nó trở nên rõ ràng." Giống như thế, những năng lực của nghiệp mà chúng ta xây đắp đến và đi với chúng ta bất cứ nơi nào chúng ta có thể đi, qua sự tương tục của những kiếp sống của chúng ta. Mặc dù nó có thể không rõ ràng vấn đề nó chín muồi như thế nào bây giờ; tuy thế, vào một thời nào đó, mà chúng ta đi qua [trong những kiếp sống vô tận], những năng lực này sẽ trở thành rõ ràng trở lại.

Chúng ta hãy xem xét những loại hành vi mà chúng ta có thể thực hiện - ví như gọi người nào đó bằng một tên xấu - điều đó làm người khác không vui. Không ai muốn bị gọi bằng một tên xấu, cho nên nó tạo ra sự khó chịu. Điều này xây đắp trong chúng ta một năng lực tiêu cực cho một hành vi tàn phá xa hơn. Điều này sẽ không hoàn toàn biến mất. Vấn đề là nghiệp ấy sẽ không bị hư hoại: chỉ là vấn đề của thời gian cho đến khi nó chín muồi.

Có vài năng lực đối kháng mà chúng ta có thể áp dụng, và những phương pháp khác nhau để tránh phải trải nghiệm những hậu quả tiêu cực từ những hành vi của chúng ta. Chúng ta có thể làm những hành vi xây dựng như những sự đối kháng. Đây là những thứ mà chúng ta xây đắp từ từ, không chỉ những hành vi thu hút sự chú ý của mọi người như việc hiến tặng thân thể chúng ta và những thứ như vậy. Như được nói trong Hướng Dẫn Lối Sống Của Bồ Tát, chúng ta phải bắt đầu một phong cách ít sôi nổi và xây dựng đến những hành vi cường độ hơn. Cho nên chúng ta không cần phải chán nản khi đọc về những hành vi của những đại anh hùng tâm linh, những vị Bồ tát đã bố thí thân thể của họ và v.v… Chúng ta có thể nghĩ về vấn đề chúng ta bắt đầu như thế nào, giống như chúng ta, bằng việc làm những loại hành vi tích cực nho nhỏ. Làm giống như vậy đối với việc chúng ta từ bỏ những hành vi tàn phá và những thói quen méo mó. Chúng ta bắt đầu nho nhỏ và xây đắp dần lên với nó bằng việc loại bỏ những thói quen xấu của chúng ta, chậm chạp từ từ. Điều này giải quyết vấn đề của chúng ta về việc những kết quả gia tăng liên quan đến những hành vi của chúng ta như thế nào.

Điểm tiếp theo là, nếu chúng ta đã làm một hành vi nào đó, thì chúng ta sẽ gặp kết quả, và nếu chúng ta chưa làm một hành vi nào đó, thì chúng ta sẽ không gặp kết quả. Nếu chúng ta chưa thực hiện một hành động, chúng ta sẽ không gặp những hậu quả, bất chấp kết quả có thể là hạnh phúc hay bất hạnh. Ngoại trừ chúng ta đã từng tích lũy những nguyên nhân, bằng không chúng ta sẽ không trải nghiệm kết quả. Và, nếu chúng ta đã từng thực hiện một hành động, nó sẽ không bị vô hiệu. Cho dù nó là một năng lực tích cực hay tiêu cực mà chúng ta đã từng xây đắp, nó sẽ không chín muồi cho đến khi chúng ta gặp gở những hoàn cảnh sẽ làm cho nó chín muồi, và trong thời gian chuyển tiếp nó sẽ thật đúng là không biến mất. Chỉ là vấn đề thời gian cho đến khi nó chín muồi.

Điểm tiếp theo nói với chúng ta vấn đề, nếu chúng ta đã từng xây đắp tiềm lực tích cực từ những hành vi xây dựng và rồi sau đó gặp chuyện phải rất giận dữ, nó sẽ tàn phá và làm năng lực của sức mạnh tích cực ấy vô cùng yếu kém. Thế nên, ngoại trừ điều gì đó xảy ra để tàn phá hoàn toàn năng lực mà chúng ta đã xây đắp, bằng không thì khi những hoàn cảnh tập hợp chung quanh, thì tiềm lực mà chúng ta đã từng tích tập sẽ chín muồi, như chúng ta đã thu thập nó.

Những hoàn cảnh bên ngoài hiện tại về việc người Tây Tạng bị vong quốc tương ứng với những nguyên nhân bên trong. Một sự tích tập lâu đời những nguyên nhân tàn phá đã làm cho chúng tôi mất nước, sống lưu vong và trải nghiệm những sự gian khổ. Hãy lấy trường hợp của châu Phi, với sự khô hạn và đói kém cùng cực đang diễn ra, hay hàng triệu người bị nhiễm bệnh và đang chết vì một loại vi trùng. Điều này phải liên hệ với mô thức nghiệp chướng toàn thế giới, đến từ những năng lực đủ thứ trong sự tương tục tinh thần của các chủng loại loài người khác nhau. Dĩ nhiên, chúng ta có thể bao gồm cả thú vật, nhưng một cách chính yếu tất cả dựa trên tiềm năng trong sự tương tục tinh thần của loài người thuộc vào phạm trù nghiệp chướng cùng chia sẻ hay nghiệp lực chung. Những thứ này mang đến sự thay đổi nghiệp chướng toàn thế giới và làm ra những sự kiện khô hạn và đói kém ở châu Phi.

Ngay cả trong những trường hợp như vậy, nơi có một thảm họa vô cùng to lớn, thì chúng ta thấy rằng có một số cá nhân sống sót và không có một sự khó khăn cùng tận, và điều này đến từ những tiềm lực và  nghiệp lực cá nhân của chính họ. Thế nên, khi chúng ta trải nghiệm những hoàn cảnh khủng khiếp, thì chúng ta cần nghĩ về vấn đề điều này đang đến như một kết quả của những thứ mà chúng ta đã từng làm trong quá khứ như thế nào, là những tiềm lực mà chúng ta đã từng xây đắp. Khi chúng ta nghĩ trong cách này, tâm thức chúng ta có thể hơi thư thái hơn, ít bị căng thẳng và quấy rầy bởi hoàn cảnh khó khăn mà chúng ta có thể thấy mình đang gặp phải.

b- Phát triển kỷ luật nội tại

Sau đó chúng ta có thể phản chiếu, "Giống như bây giờ tôi muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau cùng rắc rối, cũng thế trong tương lai tôi sẽ tiếp tục có cùng bản chất như vậy - tôi sẽ không muốn rắc rối. Tôi cũng sẽ muốn hạnh phúc trong tương lai; do thế, tốt hơn là tôi nên làm điều gì đấy về việc này bây giờ." Với cách suy nghĩ này, chúng ta sẽ không cần nhà tù, luật lệ dân sự và cảnh sát để giữ chúng ta khỏi là những con người vô nguyên tắc. Chúng ta sẽ thấy chính cảm nhận trách nhiệm của chúng ta, việc biết rằng chúng ta sẽ phải khổ đau vì những hậu quả từ những hành vi của chúng ta, sẽ cố ngăn chúng ta khỏi trộm cắp và lừa dối và giết hại, và việc thực hiện những loại hành vi ấy sẽ chỉ mang chúng ta đến những khổ đau vô cùng trong tương lai.

Nếu chúng ta có kỷ luật nội tại, những ngăn cấm bên ngoài sẽ không cần thiết. Vẫn còn có nhiều nơi ở Ấn Độ mà người ta không cần khóa cửa họ lại, và nếu có một tên trộm, họ cảm thấy đó là một sự xấu hổ cho toàn cả cộng đồng bởi vì kỷ luật nội tại của họ ngăn cấm khỏi những hành vi phạm pháp như vậy có ý nghĩa rất nhiều đối với họ. Cách tốt nhất là có kỷ luật nội tại của chính mình mà không lệ thuộc vào người khác để kiểm soát những hành vi của ta. Nếu chúng ta nhìn vào những nơi với những lực lượng cảnh sát tinh vi với máy bộ đàm và đủ loại khí cụ điện tử, thì chúng ta thấy rằng dường như lực lượng cảnh sát càng mạnh mẽ trong những nơi như vậy thì tỉ lệ tội phạm càng cao. Con người thiếu kỷ luật nội tại không thể ngăn ngừa khỏi việc phạm tội. Cho nên rõ ràng rằng những sự ngăn cấm và sức mạnh bên ngoài không ngăn ngừa người ta phạm những tội ác, nhưng chính là những sức mạnh bên trong đã làm ra những hành vi chống lại xã hội.

Người Cộng sản Hoa lục thật sự phải lệ thuộc vào những luật lệ củng cố và việc kiểm soát các hành vi của người dân. Tuy thế, nếu không có nhiệt tình và sự hợp tác nội tại, thì thật rất khó để đem luật lệ và trật tự vào xã hội. Hình như việc cố gắng để đem sự kiểm soát qua lực lượng cảnh sát lại trở thành nguyên nhân cho những sự lạm dụng của hệ thống. Đây là bởi vì chính cảnh sát và cai tù lại vi phạm nhiều tội trạng hơn. Cho nên, thật cực kỳ quan trọng để đặt sự nhấn mạnh vào cảm nhận trách nhiệm nội tại của chính chúng ta cho những hành vi của chúng ta, cũng như những kết quả cuối cùng của những hành vi ấy.

c- Những phân chia về nghiệp: 10 hành vi tàn phá

Trong A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận, có những sự phân chia khác nhau về nghiệp: nghiệp được xây đắp từ những hành động của thân thể, lời nói và tâm ý; những hành động là kết quả chắc chắn của kinh nghiệm và có những thứ không chắc chắn. Có những kết quả chắc chắn bị trải nghiệm trong kiếp sống này, hay trong kiếp sống tới của chúng ta, hay trong kiếp sau nữa, hay trong kiếp xa hơn nữa. Đây là một số trong nhiều sự phân chia trong sự trình bày của nghiệp.

Mặc dù có nhiều loại hành nghiệp liên hệ đến vô số loại chúng sanh, nhưng tất cả chúng có thể được súc tích trong 10 loại chính. Những thứ này bao gồm 3 của thân thể, 4 của lời nói và 3 của tâm ý. Khi chúng ta nhìn vào 10 loại này từ quan điểm của những hành vi tiêu cực, thì có 10 loại hành vi tàn phá, và kềm chế chính chúng ta khỏi vi phạm chúng sẽ là 10 hành vi xây dựng (thập thiện nghiệp). Thật cực kỳ quan trọng để có niềm tin vững vàng trong những quy luật của hành trạng nhân quả và tiến trình theo đấy, trong dạng thức của những hành vi xây dựng hay tàn phá. Đây là một trong những điểm quan trọng của giáo lý Đạo Phật.

Chúng ta hãy lấy hành vi tàn phá của việc giết hại. Chúng chia thành ý định; nhận thức đối tượng, thái độ quấy rầy liên hệ, chẳng hạn như tham muốn hay sân hận; và hoàn thành hành động. Để lấy đi một sự sống là một trong những thứ nặng nề nhất mà chúng ta có thể làm từ trước đến giờ. Ngay cả một con côn trùng nhỏ bé cũng yêu mến kiếp sống của nó hơn bất cứ gì khác. Hầu hết người Tây Tạng, ngay cả trong lúc còn rất nhỏ, nói rằng giết một con côn trùng nhỏ là điều gì đấy rất xấu và tiêu cực. Mặc dù trẻ con có thể không biết  những ngôn từ này có nghĩa là gì, tuy thế từ lúc bé chúng biết câu, "Giết một con côn trùng nhỏ là một việc làm xấu." Cho nên bé con tí xíu nói những thứ như vậy là điều rất tốt.

Như việc giết động vật để lấy thịt, chúng ta chắc chắn cần tránh ăn thịt có được trong bất cứ cách nào khác hơn những phương cách liên hệ đến 3 thừa nhận. [Theo luật tạng của tu sĩ, tăng và ni có thể ăn thịt nếu được cung cấp, cho đến khi mà chúng có 3 thừa nhận sau: họ nhận biết rằng (1) họ không thấy con thú bị giết đặc biệt cho họ, (2) họ không nghe rằng con thú bị giết đặc biệt cho họ, và (3) họ không nghi ngờ rằng thịt hoặc là có được từ con thú bị chết tự nhiên hay mua từ chợ một cách thích đáng.] Chúng ta không yêu cầu thú vật bị giết cho chúng ta, vì mục đích ấy. Trong một nơi có rất nhiều thịt sẳn sàng thế thì đó là một thứ, nhưng nếu chúng ta nghĩ nó có thể bị giết vì lợi ích đặc thù của chúng ta, thì chúng ta có thể cố gắng để giảm thiểu lượng thịt tối đa. Như với chính tôi, trong năm 1965, trong 2 năm, tôi đã dừng ăn thịt hoàn toàn. Nhưng tôi lại gặp những khó khăn những chứng viêm gan và không thể tiếp tục kiêng cử ăn thịt. Nhưng nếu không ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta, ngừng ăn thịt là điều tốt nhất.

Trộm cắp cũng là rất tiêu cực, cũng như hạnh kiểm tình dục không thích đáng, chẳng hạn như những mối quan hệ tình dục với người nào khác ngoài người phối ngẫu. Điều này là cực kỳ tàn phá, một cách đặc biệt nếu thiếu niên gặp phải chuyện này, làm ra rất nhiều phức tạp. Chúng ta cần tránh đi vào những mối quan hệ thế này với những người khác hơn là người phối ngẫu của chúng ta.

Rồi thì có những hành vi tiêu cực từ lời nói, là nói dối, nói chia rẻ, nói thêu dệt, và nói lời vô ích. Điều sau cùng dường như không tệ hại, nhưng nó làm mang tiếng và cực kỳ lãng phí thời gian. Và rồi đến những hành vi tiêu cực của tâm ý, bao gồm thèm muốn (tham), những tư tưởng hiểm độc (sân), suy nghĩ méo mó mâu thuẩn (si mê tà kiến).

Quan tâm đến việc thèm muốn, thật rất khó để kiểm soát. Một người hàng xóm có một máy phát và thu thanh xinh đẹp. Ông yêu cầu, "Ô, cho tôi xem nó một lát," và rồi cơn tham muốn làm chủ nó bừng lên cùng cực. Việc suy nghĩ với ý chí bệnh hoạn đối với người khác là tư tưởng hiểm độc, chẳng hạn nếu chúng ta không thích người nào đó, và khi người đó đi ngang, chúng ta nẩy lên lòng mong muốn người đó bị vấp và té ngã. Si mê tà kiến là những thứ phủ nhận những gì tồn tại thật sự trong thực tế và chấp chặc vào những thứ vốn không tồn tại.

Thí dụ, người Trung Cộng không chấp nhận nhiều thứ thật sự tồn tại và có một quan điểm hoàn toàn duy vật. Một số người không chấp nhận thức, và ngay cả nếu họ thật chấp nhận nó, thì họ không chấp nhận rằng thức là sự tương tục trong những kiếp sống quá khứ và tương lai. Trên căn bản ấy, họ phủ nhận giá trị của những hành vi tích cực và phủ nhận sự hiện hữu của giải thoát và v.v…

Như đối với những hành vi xây dựng, thí dụ thế, khi một hoàn cảnh thật sự sinh khởi mà trong ấy chúng ta sắp sát sanh, và vào lúc ấy chúng ta nghĩ về những bất lợi và kềm chế mình khỏi làm việc ấy, đấy là một hành vi thật sự tích cực về việc kềm chết khỏi sát sanh. Hành vi xây dựng của việc tự dừng lại  trong việc sát sanh không xảy ra trong phổ quát khi không có hoàn cảnh mà trong ấy chúng ta có thể sát sanh. Đó phải là lúc khi chúng ta có thể thật sự sát sanh và tư tưởng sinh khởi để ngăn chặn chúng ta dừng lại khỏi làm việc đó. 10 hành vi xây dựng là những loại hành động như vậy.

Quan tâm đến lời nói vu cáo và dối trá, có một số người luôn luôn thích nói dối hay chỉ thêm thắt một vài từ. Nhưng ngay cả nếu chúng ta không quan tâm đến việc tu tập rèn luyện, thì chúng ta cần chăm sóc đến thanh danh của chúng ta. Thêm nữa, thật quan trọng để không lừa dối người khác, vì thế thật là tiêu cực để phát triển thói quen lừa dối. Trong trường hợp ấy, bất chấp chúng ta làm việc gì, thật cực kỳ quan trọng là cẩn thận về thái độ của chúng ta, kềm chế và tĩnh lặng, là một người nào đó tử tế và lợi ích đối với người khác. Nhìn vào thí dụ của những con kiến và con ong, trong Anh ngữ người ta liên hệ như "những côn trùng xã hội" bởi vì chúng sống trong những cộng đồng đông đảo. Chúng ta phải nói rằng loài người cũng là những động vật xã hội. Chúng ta sống trong xã hội, và vì thế thật cần thiết để quan tâm đến những người khác.

Những động vật và côn trùng xã hội, khi đối diện với một kẻ thù ngoại tại, tự bảo vệ chúng. Chúng có một ít tranh cải trong chính chúng, và khi chúng làm như thế, chúng giải quyết ngay lập tức. Chúng ta cần cố gắng để thực tập bao dung từ bên trong, và rồi thì mở rộng điều này đến những cộng đồng khác. Khi tất cả chúng ta phải làm việc và sống với nhau, lừa đảo và gạt gẫm người khác thì không lợi ích gì, có phải không? Nếu chúng ta hoàn toàn độc lập, nếu chúng ta sống như những con dê núi không phải lệ thuộc vào nhau để sống còn, thế thì như vậy là điều tuyệt diệu để làm. Nhưng khi mà chúng ta còn phải lệ thuộc vào người khác để hổ trợ và thân ái, thì chúng ta phải học hỏi vấn đề sinh sống với họ như thế nào. Chúng ta cần học hỏi ý nghĩa của sự chung sống hòa bình.

Khi chúng ta sống trong xã hội và mọi người đều muốn hạnh phúc, cách duy nhất mà chúng ta có hạnh phúc là mọi người phải hợp tác, vì thế có những mối quan hệ ràng buộc và hòa hiệp giữa mọi người. Nơi nào mà nó không tồn tại, ngay cả trong gia đình, khi không có mối quan hệ ràng buộc và hòa hiệp, thì chuyện ấy không xảy ra. Nó tạo ra một sự bất hạnh và xích mích lớn. Nếu mọi người hòa hiệp, thế thì có khả năng tốt cho hạnh phúc hiện diện trong toàn thể cả nhóm.

Một sai lầm lớn mà người Trung Cộng đã làm trong việc lan rộng sự hoài nghi và ngờ vực giữa những người thân, giữa cha mẹ và con cái, giữa người với người. Đây là chỗ mà họ đã thất bại trong việc quảng bá mục tiêu lý tưởng của chủ nghĩa xã hội và cộng sản. Người Trung Cộng thật đáng thương  hại. Họ phủ nhận tôn giáo; họ phủ nhận những thứ khác hoàn toàn từ sự si mê và không biết họ đang làm những gì. Không có ai trên thế giới này mà không quan tâm và yêu mến chính họ. Nhưng khi chính quyền cộng sản cố gắng để đem chủ nghĩa xã hội dưới họng súng hay dùi cui, nó cho thấy họ không có bất cứ sự tôn trọng hay quan tâm nào đến con người hay lưu tâm chân thành một tí xíu nào đối với người khác. Vậy thì họ đạt đến mục tiêu của họ như thế nào?

Thật quan trọng để thật sự học hỏi và khảo sát một cách cẩn trọng về hành trạng của nhân quả. Có nhiều người học thức ở đây, geshe[1] và những người khác, những người liên hệ đến điều này. Họ có thể có mối thích thú lớn và khảo sát những gì nối kết giữa những yếu tố ngoại tại và yếu tố nội tại, những tiến trình nhân quả bên ngoài và những tiến trình nhân quả bên trong. Tất cả những thứ này phải được khảo sát một cách thật cẩn thận. Điều này hoàn tất sự thảo luận của chúng ta về hành trạng nhân quả.

4- Những Bất Lợi Của Luân Hồi Sanh Tử

Bây giờ, điều chuẩn bị thứ tư về những khổ đau và rắc rối của luân hồi, sự tái sanh tiếp diễn không thể kiểm soát. Trong 2 loại đau khổ, là những loại cá nhân về hình thức của sự sống và khổ đau phổ quát, điều này liên hệ đến kinh nghiệm phổ quát về khổ đau. Nó có thể được phân thành 6 loại khổ đau và rắc rối.

Điểm thứ nhất là không có sự chắc chắn trong luân hồi. Vị thế của chúng ta luôn luôn thay đổi. Chúng ta đã từng có những kiếp sống vô tận và vì thế những người bạn của những kiếp sống trước sẽ biến thành những kẻ thù trong kiếp sống này, và những kẻ thù từ những kiếp sống quá khứ sẽ là những người bạn trong kiếp sống này. Chúng ta cũng có thể thấy giống như vậy trong cùng một kiếp sống. Cho nên chúng ta cần nghĩ về những ai dễ thương và những kẻ ác hiểm đối với chúng ta, và hãy nhìn vào những nhãn hiệu của họ như những người bạn và kẻ thù trên căn bản ấy. Không có gì chắc chắn rằng người nào đó sẽ hành động một cách dễ thương hay hiểm ác đối với chúng ta - nó có thể thay đổi. Điều này rất dễ dàng để thấy khi người nào đó chúng ta gọi là bạn thân nhất nói điều gì đó với chúng ta, và, trên căn bản ấy, các cảm giác của chúng ta về người ấy thay đổi vô cùng nhanh chóng. Thứ nhất, chúng ta có những nghi ngờ về những cảm giác của họ thật sự là gì, và sau đó chúng ta bắt đầu có tất cả những loại thành kiến về người đó. Thật nhanh chóng, người này biến thành kẻ thù mà chúng ta có thể oán ghét. Cho nên chúng ta cần nhận ra rằng không có ai là bạn tuyệt đối hay một kẻ thù tuyệt đối, là kẻ luôn luôn trú trong đặc trưng ấy.

Điểm tiếp theo là không có sự hài lòng trong luân hồi. Một trong những hoa trái diệu kỳ nhất mà chúng ta có thể có là sự hài lòng hay toại nguyện. Nhưng rất hiếm hoi. Người nào đó có thể có tiền bạc và tài sản vật chất khổng lồ, nhưng nếu trong tâm ý họ không toại nguyện với việc ấy, thì họ trải nghiệm cùng loại với khổ đau giống như họ nghèo. Bất chấp họ có nhiều bao nhiêu đi nữa, nhưng trong tâm ý họ thì họ nghèo và họ đau khổ.

Chúng ta cũng cần nghĩ về tất cả những sự sống và thân thể khác nhau mà chúng ta đã từng có. Hãy nghĩ nếu chúng ta luôn luôn có những sự sống như con người, từ thời Đức Phật cho đến bây giờ, có bao nhiêu thân thể mà chúng ta đã từng mang? Khi chúng ta nghĩ về nó, chúng ta được sanh ra, chúng ta cố gắng để tích tập những tài sản khổng lồ, rồi chúng ta chết; rồi thì chúng ta sanh trở lại, tích tập thêm những thứ khác, rồi lại chết nữa; chúng ta lại sanh ra, tích lũy thêm những thứ khác, tuy thế lại chết nữa. Nó chỉ tiếp tục và tiếp tục. Nếu chúng ta nghĩ về tất cả lượng sửa mà chúng ta đã uống, thì đại dương không đủ lớn để chứa nó. Nếu chúng ta năm mươi tuổi, hãy cố gắng để tưởng tượng tất cả thực phẩm mà chúng ta đã ăn trong năm mươi năm qua - chắc chắn đủ để chứa đầy cả ngôi chùa này. Và tất cả đã biến thành phân. Cũng có bao nhiêu phân mà chúng ta đã thải ra trong kiếp sống này?

Nếu chúng ta không thể lợi dụng sự hiện hữu này, thế thì giống như sự lãng phí năng lượng và những cái răng của chúng ta, và chúng ta đã làm ra vô số sự đau đớn không cần thiết với hàm răng của chúng ta, để nhai thức ăn. Cho nên quý vị thấy, thật rất quan trọng để cố gắng thấy thực tại thật sự về hoàn cảnh mà chúng ta sống, bởi vì nếu chúng ta không tỉnh thức về thực tại thì nó sẽ tạo ra nhiều rắc rối. Nếu chúng ta sanh ra trong kiếp sống này như một con heo, thì chúng ta sẽ có những phẩm chất tốt đẹp nào? Người ta nói rằng những con heo được sanh ra để bị giết thịt, và điều này dường như hoàn toàn đúng. Ngay cả nếu không phải bị giết thịt, có thể có một điểm là chỉ để có một sự khoái lạc nào đó mà thôi, nhưng phải làm gì với những con heo, hay những con heo con? Tướng chúng không xinh đẹp, chúng quá dơ bẩn, và thật là cảm động và đáng thương. Khi người ta thấy một con chó nhỏ hay một con mèo con, họ nói, "Ô, dễ thương quá!" Nhưng khi họ thấy những con heo con đang ăn rác và phân, thì họ không nói, "Dễ thương quá!" Họ chỉ bịt mũi lại. Vì thế nếu chúng ta không làm gì lợi ích cho kiếp sống này, và chỉ dành thời gian chúng ta để ăn những thứ rác rưởi kinh hồn như thế giống như một con heo, thức ăn hay bất cứ điều gì, vấn đề là tất cả chúng ta đã làm gì? Và chúng ta đã từng làm điều này từ thời vô thỉ kiếp.

Nhìn vào tất cả thời gian người Tây Tạng chiến tranh với người Trung Hoa. Đôi khi người Tây Tạng bắt được người Hoa, trói họ lại với nhau bằng tóc, và ngồi trên họ. Họ cũng đã dùng nhiều phương cách tàn ác khác để tra tấn. Đây là ở trong sách sử. Nếu chúng ta nhìn vào một số tài liệu của quá khứ, thì chúng ta có thể thấy một sự kinh ngạc nào đó và những sự việc kinh khiếp đã xảy ra.

Trong sưu tập những tác phẩm của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, chúng ta thấy sự tường thuật về một thị giả nào đó của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 đã tái sanh thành một con chim. Nếu chúng ta có thể tin tưởng một số báo cáo, người ấy sau này đã tái sanh lại làm đại sư Suchicho qua những sự tái sanh khác nhau.  Cho nên, từ loại thí dụ này, chúng ta có thể thấy rằng chúng ta đã được sanh ra ở đây và rồi ở kia, trong tất cả hoàn cảnh, giống như trong một trò chơi của trẻ con, ghé lại những nơi khác nhau trên bàn cờ. Hay, như trong một trò chơi với hột xí ngầu, những lần gieo khác nhau và chúng ta liên tục phải sanh ra bằng năng lực của vọng tưởng và nghiệp lực của chúng ta.

Nếu hoàn cảnh là thế này, chúng ta chỉ giống như một bụi cỏ hay một cây trong cánh đồng - chúng ta cắt nó và nó mọc lên, chúng ta cắt nó và nó mọc lên - không có gì lý thú. Không có gì mà cái cây kia có thể làm được, ngoại trừ liên tục mọc lên và bị cắt xuống, mọc lên và bị cắt xuống. Trái lại ở đây trong trường hợp của chúng ta, điều gì đó có thể được hoàn thành về nó bởi vì những hoàn cảnh tái sanh thay đổi của chúng ta là ở dưới sự ảnh hưởng của sự tương tục tinh thần của chúng ta và sự tương tục tinh thần là ở dưới sự tác động của các loại thúc ép và các tiềm lực nghiệp báo đã được xây đắp trong nó. Thế nên chúng ta thật sự có thể làm điều gì đó trong việc thay đổi tiềm lực nhằm để phá vở mô thức ấy. Chúng ta không chỉ là những kẻ bù nhìn.

Chúng ta đã từng mang nhiều loại tái sanh khác nhau, nhưng có bao nhiêu lần mà chúng ta thật sự có thể thực hiện thực chất của một sự tái sanh đầy đủ ý nghĩa và làm nó đáng giá; và có bao nhiêu kiếp sống mà chúng ta đã lãng phí? Hàng triệu, hàng tỉ sự tái sanh mà chúng ta đã có mà không nắm lấy được bất cứ lợi thế lần nào - điều này thật là thống thiết. Chúng ta cần nghĩ vấn đề chúng ta đã từng có vô số thân thể như thế nào, tuy thế cho đến giờ này chúng ta đã chưa bao giờ nắm lấy được sự thuận lợi về chúng, và trong cách này chúng ta cần phát triển một cảm giác phẩn nộ về chính chúng ta.

Sanh ra hết lần này đến lần khác, không có sự ngừng nghĩ, có vô số thân thể, tốt và xấu, lần nữa và lần nữa - cố gắng để tìm hiểu vòng sanh tử bất tận này, quán chiếu nó, có thể là căn bản cho việc phát triển sự viễn ly, một quyết định tự do khỏi vòng sanh tử tái diễn không thể kiểm soát này.

Điểm tiếp theo quan tâm đến vấn đề con người có thể đánh mất vị thế của họ và đi từ cao đến thấp, hay từ thấp đến cao. Được sanh ra như những con người có thể là những nhà lãnh đạo vĩ đại, những quan chức cao cấp và v.v… Sau đó, do bởi những hoàn cảnh, họ có thể rơi xuống làm những kẻ nô lệ. Hay sanh ra như những vị chư thiên có thể rơi xuống những thế giới tệ hại nhất. Chúng ta có thể thấy một cách rất rõ ràng từ những thí dụ của những người chung quanh chúng ta vấn đề họ có thể rơi từ cao xuống thấp như thế nào, hay có thể vươn lên từ thấp lên cao như thế nào. Vì thế chúng ta cần nhìn vào chính mình và xem xét hoàn cảnh của chúng ta: chúng ta có một căn bản hoạt động của một thân thể với một vị thế tái sanh cao, và từ những vị thế tái sanh cao của một chúng sanh hoặc là người hay trời, chúng ta có một sự tái sanh làm người, là tốt nhất.

Ẩn Tâm Lộ Thursday, February 05, 2015

http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/e-books/unpublished_manuscripts/commentary_attitude_training_rays_sun/day_3.html


[1] Geshe: tiến sĩ hành giả Phật Giáo Tây Tạng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét