Trích từ quyển
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Thông dịch: Thupten Jinpa
Biên tập và nhuận sắc: Nicolas Vreeland
Chuyển ngữ:
Tuệ Uyển
Hy vọng của tôi là người đọc quyển sách
nhỏ này sẽ tiếp nhận được sự thấu hiểu căn bản của Đạo Phật và một số phương
pháp căn bản mà qua đó hành giả Phật Giáo trau dồi lòng từ bi và tuệ trí trong
đời sống của họ. Những phương pháp thảo
luận trong những chương tiếp theo đã được rút ra từ những tác phẩm thiêng liêng
của Đạo Phật. Liên Hoa Giới là một người
Ấn Độ, người đã giúp phát triển và làm trong sáng sự thực tập Phật Giáo ở Tây Tạng. Tác phẩm của ngài, Những Giai Tầng Thiền Quán
- Bộ Vừa, chứa đựng cốt tủy của Đạo Phật.
Tác phẩm Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ của Togmay Sanpo và Tám Đề Mục
Chuyển Hóa Tâm của Langri Tangpa cũng được rút ra cho việc chuẩn bị quyển sách
này. Tôi muốn nhấn mạnh vào lúc bắt đầu
rằng bất cứ người nào đấy cũng có thể quen thuộc với những kỷ năng thiền tập mà
không cần phải là một Phật tử. Trong thực
tế, tự những kỷ năng này không đưa đến sự giác ngộ hay một trái tim bi mẫn rộng
mở. Điều ấy tùy vào người tu tập, và nổ
lực cùng động cơ mà hành giả đem vào việc thực tập tâm linh của mỗi người.
Mục tiêu của việc thực tập tâm linh là để
hoàn thành khát vọng hạnh phúc của chúng ta.
Tất cả chúng ta bình đẳng trong nguyện ước hạnh phúc và vượt thắng khổ
đau, và tôi tin tưởng rằng tất cả chúng ta cùng chia sẻ quyền hoàn thành nguyện
vọng này.
Khi chúng ta nhìn vào niềm hạnh phúc mà
chúng ta tìm cầu và nổi khổ đau mà chúng ta mong ước tránh xa, rõ ràng nhất là
những cảm xúc vui sướng và khó chịu mà chúng ta có như kết quả của những kinh
nghiệm cảm giác như vị nếm, mùi hương, xúc chạm, âm thanh, và hình sắc mà chúng
ta nhận thức chung quanh chúng ta. Tuy
nhiên, có một trình độ khác của kinh nghiệm.
Hạnh phúc chân thật cũng phải được theo đuổi trên trình độ tinh thần.
Nếu chúng ta so sánh trình độ tinh thần hạnh
phúc và thân thể hạnh phúc, chúng ta thấy rằng những kinh nghiệm của đau đớn và
vui sướng xảy ra trên bình diện tinh thần thật sự mạnh mẽ hơn. Thí dụ, mặc dù chúng ta có thể phát hiện
chính mình trong một môi trường rất sung sướng, nhưng nếu tinh thần chúng ta
chán chường hay nếu điều gì đó làm chúng ta quan tâm sâu sắc, chúng ta sẽ khó
chú ý đến ngoại cảnh chung quanh ta.
Trái lại, nếu chúng ta có niềm hạnh phúc tinh thần nội tại, chúng ta sẽ
khám phá ra rằng thật dễ dàng hơn để đối diện với những thử thách hay những nghịch
cảnh khác. Điều này khuyến nghị rằng những
kinh nghiệm của chúng ta về đau đớn và
vui sướng tại trình độ tư tưởng và cảm xúc của chúng ta là năng động hơn những
cảm giác trên trình độ thân thể.
Khi chúng ta phân tích những kinh nghiệm
tinh thần, chúng ta nhận ra rằng những cảm xúc mạnh mẽ mà chúng ta sở hữu (chẳng
hạn như tham dục, thù hận, và giận dữ) có khuynh hướng không mang đến cho chúng
ta niềm hạnh phúc thậm thâm và lâu dài.
Đạt đến tham dục mong muốn có thể cung ứng một cảm giác hài lòng tạm thời;
tuy nhiên, niềm sung sướng mà chúng ta trải nghiệm trên việc kiếm được một chiếc
xe hay một ngôi nhà mới, thí dụ thế, thì thường tồn tại ngắn ngủi. Nếu chúng ta nuông chiều tham dục, chúng có
khuynh hướng gia tăng cường độ và nhân lên nhiều lần trong con số. Chúng ta trở nên đòi hỏi hơn và ít toại nguyện
hơn, thấy khó khăn hơn trong việc làm hài lòng nhu cầu của chúng ta. Trong quan điểm Phật Giáo, thù hận, giận dữ,
và tham dục là những cảm xúc phiền não, chúng đơn giản có nghĩa là chúng có
khuynh hướng làm cho chúng ta khổ não. Sự
khổ não sinh khởi từ sự không thoải mái
tinh thần theo sau sự biểu lộ những cảm xúc này. Tình trạng bất ổn tinh thần liên tục thậm chí
có thể làm cho chúng ta bị tổn hại thân thể.
Những cảm xúc này đến từ chốn nào? Theo thế giới quan Phật Giáo, chúng có gốc rể
của những thói quen bồi đắp trong quá khứ.
Chúng được nói đã đồng hành với chúng ta trong đời sống từ những kiếp sống
quá khứ, khi chúng ta trải nghiệm và ấp ủ những cảm xúc tương tự. Khi chúng ta liên tục thích ứng với chúng,
chúng sẽ lớn mạnh hơn, gây áp lực lớn
hơn và ảnh hưởng sâu rộng hơn đối với chúng ta.
Sự thực tập tâm linh, thế thì, là một tiến trình thuần hóa những cảm xúc
này và làm giảm bớt năng lực của chúng.
Để cho niềm hạnh phúc rốt ráo được đạt đến, chúng phải được loại bỏ một
cách hoàn toàn.
Chúng ta cũng sở hữu một mạng lưới những
kiểu mẫu phản ứng tinh thần đã từng được trau dồi một cách thận trọng, được thiết
lập bởi những phương tiện của lý trí hay như một kết quả của điều kiện văn hóa. Đạo đức, luật lệ, và niềm tin tôn giáo là tất
cả những bản mẫu của vấn đề thái độ của chúng ta có thể bị lèo lái bởi những điều
kiện giới hạn ngoại tại như thế nào. Khởi
đầu, những cảm xúc tích cực xuất phát từ việc trau dồi những bản chất cao thượng
của chúng ta có thể là yếu kém, nhưng chúng ta có thể làm nổi bật chúng qua việc
làm quen thuộc liên tục, làm cho kinh nghiệm hạnh phúc và sự toại nguyện nội tại
của chúng ta thật mạnh mẽ năng động hơn là một đời sống phóng túng để tịnh hóa
những cảm xúc bốc đồng thôi thúc.
*
NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC VÀ SỰ THẤU HIỂU CUNG
CÁCH MỌI VẬT LÀ
Khi chúng ta thẩm tra xa hơn những cảm
xúc và tư tưởng thôi thúc, chúng ta thấy rằng điểm đỉnh việc quấy nhiễu sự hòa
bình tinh thần chúng ta, chúng có khuynh hướng liên hệ "những sự phóng chiếu
tinh thần", "hoạt hóa tinh thần"
hay "vọng tưởng". Điều
này có ý nghĩa gì, một cách chính xác?
Những vọng tưởng mang đến sự phản ứng cảm xúc năng động giữa chính chúng
ta và các đối tượng ngoại tại; con người hay sự vật chúng ta mong muốn. Thí dụ, khi chúng ta bị lôi cuốn để làm việc
gì đấy, chúng ta có khuynh hướng phóng đại các phẩm chất của nó, thấy nó là 100
phần trăm là tốt hay 100 phần trăm đáng mong ước, và chúng ta tràn ngập với sự
khao khát cho đối tượng hay con người ấy.
Vọng tưởng thổi phồng, thí dụ thế, có thể làm cho chúng ta cảm thấy rằng
một máy điện toán đời mới nhất có thể làm thỏa mãn nhu cầu và giải quyết tất cả
những rắc rối của chúng ta.
Tương tự thế, nếu chúng ta thấy điều đấy
không đáng mong ước, chúng ta có khuỵnh hướng bóp méo những phẩm chất của nó
trong một chiều hướng khác. Một khi
chúng ta trái tim của chúng ta đặt vào máy điện toán mới, máy cũ dù phục vụ
chúng ta rất tốt trong nhiều năm đột nhiên bắt đầu có những phẩm chất đáng chê
trách, có nhiều hơn và nhiều hơn những kém cõi.
Những phản ứng của chúng ta đối với chiếc máy tính này ngày càng trở nên
bị vẫn đục bởi những vọng tưởng này. Xét
cho cùng, điều này cũng đúng đối với con người khi đối diện với những sở hữu vật
chất. Một chủ nhân rắc rối hay một người
khó hợp tác được thấy như sở hữu một đặc tính khiếm khuyết tự nhiên. Chúng ta thực hiện những sự phán xét thẩm mỹ
giống nhau với các đối tượng và không thấy hợp với thị hiếu của chúng ta, ngay
cả nếu chúng được chấp nhận một cách hoàn hảo đối với người khác.
Khi chúng ta đã quán chiếu bằng một cung
cách mà trong ấy chúng ta đã diễn đạt rõ những phán xét của chúng ta - cho dù
là tích cực hay tiêu cực - trên con người cũng như trên những đối tượng và hoàn
cảnh, chúng ta có thể bắt đầu đánh giá những cảm xúc và tư tưởng hợp lý hơn, là
có nền tảng thực tế hơn. Đây là bởi vì một
tiến tình tư tưởng hợp lý thường ít bị ảnh hưởng bởi các phóng chiếu vọng tưởng. Một thể trạng tinh thần như vậy phản chiếu một
cách gần gũi cung cách mọi vật thật sự là - thực tại của hoàn cảnh. Tôi vì thế tin rằng việc trau dồi một sự thấu
hiểu chân thật về cung cách mọi vật là - là thiết yếu với nhu cầu của chúng ta
về hạnh phúc.
Chúng ta hãy khám phá điều này có thể được
áp dụng thế nào đối với việc thực hành
tâm linh của chúng ta. Khi chúng ta hành
động với việc phát triển những nguyên tắc đạo đức, thí dụ, trước nhất chúng ta
phải thấu hiểu giá trị của việc dấn thân với tư cách đạo đức. Đối với Phật tử, thái độ đức hạnh có nghĩa là
tránh làm mười điều không đạo đức (thập bất thiện nghiệp). Có ba loại hành động không đạo đức: hành động
được làm bởi thân thể, hành động biểu lộ bằng lời nói, và những tư tưởng không
đạo đức của tâm thức. Chúng ta kiềm chế
khỏi ba hành động không đạo đức của thân thể: giết hại, trộm cắp, và tà dâm; bốn
hành vi không đạo đức của lời nói là: nói dối và nói chia rẻ, nói lời độc ác và
nói lời vô nghĩa. Và ba hành vi không đạo đức của tâm thức là: tham lam,
sân hận và si mê (tà kiến).
Chúng ta có thể đánh giá rằng việc phát
triển những sự kiềm chế như thế là chỉ có thể một khi chúng ta đã nhận ra hậu
quả của những hành vi này. Thí dụ, nói lời
vô nghĩa có gì sái quấy? Hậu quả của việc
theo đuổi việc ấy là gì? Đầu tiên chúng
ta phải quán chiếu trên cung cách vô công rỗi việc tán phét sẽ đưa chúng ta nói
xấu về những người khác, phí thời giờ, và làm chúng ta lở dở công việc. Rồi thì chúng ta xem đến thái độ chúng ta có
đối với người tán dóc, chúng ta không thật sự tin tưởng họ như thế nào và sẽ
không cảm thấy vững lòng để nhờ họ cố vấn hay đặt lòng tin với họ như thế
nào. Có lẻ chúng ta có thể nghĩ về những
khía cạnh khác của lời nói vô nghĩa mà
chúng ta không vui. Một sự phản chiếu
như thế giúp chúng ta kiềm chế chính mình khi chúng ta muốn tán phét. Đây chỉ là những sự bài thiền tập sơ cơ, tôi
nghĩ là cách tác động nhất để đem đến sự thay đổi nền tảng cần thiết cho sự tìm
cầu hạnh phúc của chúng ta.
BA TRÂN BẢO CỦA SỰ NƯƠNG TỰA
Theo sự bắt đầu của con đường Đạo Phật,
sự nối kết giữa sự thấu hiểu của chúng ta về cung cách mọi vật hiện hữu và thái
độ tâm linh của chúng ta là quan trọng.
Chính qua mối quan hệ này mà chúng ta xác chứng rằng chúng ta là những
môn đồ của Đức Phật . Một người được định
nghĩa như Phật tử là người tìm cầu sự nương tựa căn bản trong Đức Phật, trong
giáo thuyết của Ngài được biết như Pháp bảo, và trong Tăng bảo, cộng đồng tâm
linh thực tập theo Pháp bảo. Đây là những
điều được biết như Ba Trân Bảo của Sự Nương Tựa. Đối với những ai có ý định tìm cầu sự nương tựa
trong Tam Bảo, chúng ta trước nhất phải nhận thức sự không hài lòng với tình trạng
khó khăn hiện tại trong đời sống; chúng ta phải nhận ra bản chất khổ não của
nó. Căn cứ trên nhận thức chân thật, sâu
sắc về điều này, chúng ta tự nhiên nguyện ước thay đổi điều kiện của chúng ta
và chấm dứt sự khổ não của chúng ta.
Chúng ta rồi thì được thúc đẩy để tìm cầu phương pháp cho việc mang đến
điều này. Trong việc tìm kiếm một phương
pháp như vậy, chúng ta thấy nó như một nơi nương náo hay nơi trú ẩn khỏi khổ
não mà chúng ta nguyện ước thoát khỏi.
Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo được thấy như cung ứng một nơi nương tựa
như vậy và do thế là những bậc thích hợp cho việc nương tựa khỏi khổ não của
chúng ta. Trong tinh thần này mà người
Phật tử tìm cầu sự nương tựa trong Tam Bảo.
Trước khi tìm nơi nương tựa khỏi khổ
não, trước nhất chúng ta phải làm sâu sắc sự thấu hiểu của chúng ta về bản chất
và nguyên nhân của nó. Làm như thế là
tăng cường nguyện ước của chúng ta để tìm ra sự bảo hộ khỏi khổ đau. Một tiến trình tinh thần như vậy kết hợp chặc
chẽ với học hỏi và quán chiếu, cũng phải được áp dụng và phát triển việc hiểu
rõ giá trị những phẩm chất của Đức Phật.
Điều này đưa chúng ta đến việc đánh giá phương pháp mà nhờ đấy Ngài đã đạt được những phẩm
chất này: giáo lý, Pháp Bảo. Từ điều này
tiếp theo là sự tôn trọng của chúng ta cho Tăng Bảo, những hành giả tâm linh dấn
thân trong việc áp dụng Pháp Bảo. Cảm
giác của sự tôn trọng cho sự nương tựa này được làm mạnh bởi sự quán chiếu như
vậy, như là sự quyết tâm của chúng ta để tiến hành trong sự thực tập tâm linh hằng
ngày.
Như những Phật tử, chúng ta quy y trong
giáo thuyết của Đức Phật, điều thứ hai của Ba Trân Bảo, chúng ta thật sự quy y
trong cả viễn tượng của một thể trạng cuối
cùng của giải thoát khỏi khổ não và trong con đường hay phương pháp mà nhờ đó
chúng ta đạt đến một thể trạng như vậy.
Con đường này, tiến trình của việc áp dụng giáo lý này qua sự thực tập tĩnh thức tâm
linh, được liên hệ đến như Pháp Bảo. Thể
trạng của việc tự do khỏi khổ não cũng có thể được liên hệ như Pháp Bảo, khi nó
cho kết quả từ việc áp dụng giáo lý của Đức Phật.
Khi sự thấu hiểu và niềm tin trong Pháp
Bảo tăng trưởng, chúng ta phát triển một sự cảm kích đối với Tăng Bảo, những cá
nhân, cả quá khứ và hiện tại, những người đã đạt đến những thể trạng tự do khỏi
khổ não. Chúng ta rồi thì có thể hình
dung khả năng của một chúng sanh, một bậc đã đạt đến sự tự do hoàn toàn khỏi những
khía cạnh tiêu cực của tâm thức: một Đức Phật.
Và khi sự nhận thức của chúng ta về bản chất khổ não của đời sống phát
triển, chúng ta cũng hiểu rõ giá trị của Phật Bảo, Pháp Bảo, và Tăng Bảo - Ba
Ngôi Tôn Quý mà trong ấy chúng ta tìm cầu sự nương náo. Điều này tăng cường sự tìm cầu của chúng ta với
sự bảo hộ của Tam Bảo.
Với
sự bắt đầu con đường Phật Giáo, nhu cầu của chúng ta cho sự bảo hộ của Ba Ngôi
Tôn Quý có thể, tối đa, được thấu hiểu một cách thông tuệ. Điều
này một cách đặc biệt như vậy đối với những ai không được nuôi dưỡng bên
trong một tín ngưỡng. Bởi vì Ba Ngôi Tôn
Quý có sự tương đương trong những truyền thống khác, thường thật dễ dàng hơn đối
với những ai đã từng được sinh trưởng bên một truyền thống như vậy để nhận ra
giá trị của Tam Bảo.
LÌA CÕI LUÂN HỒI
Một
khi chúng ta nhận ra tình trạng khổ đau mà chúng ta đang ở trong ấy, sự
khổ đau cùng khắp (hành khổ) mà những cảm xúc phiền não chẳng hạn như luyến ái
và sân hận giáng xuống chúng ta, chúng ta phát sinh một cảm giác chán chường và
ghê sợ với điều đã được xác nhận. Điều
này, lần lượt, nuôi dưỡng khát vọng giải thoát chính mình khỏi tình trạng hiện
tại của tâm thức, vòng luân hồi bất tận của khổ đau và thất vọng. Khi sự tập trung của chúng ta hướng đến người
khác, trong nguyện ước giải thoát họ khỏi sự khổ não của họ - đây là bi mẫn. Tuy nhiên, chỉ khi chúng ta có nhận thức về
tình trạng của chính mình về khổ não và phát triển một nguyện ước để giải thoát
chính mình thì chúng ta mới có thể có một nguyện ước chân thành để giải thoát
cho người khác khỏi khổ não. Chí nguyện
của chúng ta để giải thoát chính mình khỏi vũng lầy của luân hồi sanh tử phải xảy
ra trước khi một lòng bi mẫn chân thật có thể có.
Trước khi chúng ta có thể từ bỏ cõi luân
hồi sanh tử, trước nhất chúng ta phải nhận ra rằng tất cả chúng ta không thể
tránh khỏi cái chết. Chúng ta được sinh
ra với hạt giống của chính cái chết của chúng ta. Ngay từ thời khắc sinh ra, chúng ta đã tiếp cận
với sự chết không thể tránh khỏi. Thế rồi
chúng ta cũng phải quán chiếu rằng thời điểm của cái chết cũng không chắc chắn. Cái chết không chờ đợi chúng ta sắp xếp đời
sống của chúng ta. Nó bùng nổ không
tuyên bố. Vào lúc chết đến, bạn bè và
gia đình, những sở hữu quý giá mà chúng ta đã tích lũy một cách kỷ càng suốt cả
cuộc đời, không có giá trị gì cả. Ngay cả
thân thể quý báu này, phương tiện của kiếp sống này, không sử dụng được gì cả. Nhưng tử tưởng như thế giúp chúng ta giảm bớt
những bận tâm của đời sống hiện tại.
Chúng cũng bắt đầu cung ứng nền tảng
cho một sự thấu hiểu từ bi về vấn đề người khác thấy khó khăn để lìa bỏ những
quan tâm vị kỷ của họ như thế nào.
Tuy nhiên, thật thiết yếu để nhận ra giá
trị lớn lao trong sự tồn tại của con người, cơ hội và khả năng mà kiếp sống ngắn
ngủi đã ban cho chúng ta. Chỉ như những
con người mà chúng ta mới có khả năng để thi hành những sự thay đổi trong đời sống
chúng ta. Thú vật có thể được dạy dỗ những
quy tắc phức tạp và không chối cãi với sự hổ trợ của chúng cho xã hội. Nhưng khả năng tinh thần giới hạn của chúng
ngăn trở chúng trong việc dấn thân một cách có ý thức trong đạo đức và trải
nghiệm sự thay đổi tinh thần thật sự trong đời sống của chúng. Những tư tưởng như vậy truyền cảm hứng cho
chúng ta thực hiện sự hiện hữu như những con người có ý nghĩa.
THÂN HỮU TÂM LINH / SỰ HƯỚNG DẪN TÂM LINH
Cùng với thiền tập, thật quan trọng để định
hướng đời sống của chúng ta một cách có trách nhiệm. Chúng ta phải tránh những bầu bạn xấu, những
người bạn khó chịu, là những người có thể dắt dẫn chúng ta lạc lối. Thật không dễ dàng để phán xét người khác,
nhưng chúng ta có thể thấy một lối sống nào đó đưa đến những cung cách kém đạo
đức. Một loại người tế nhị có thể dễ
dàng bị ảnh hưởng bởi những người bạn không đáng tin cậy để đi theo con đường
kém đức hạnh. Chúng ta phải hết sức cẩn
thận để tránh những ảnh hưởng như vậy và
phải trau dồi những người bạn trung thành, những người giúp sự hiện hữu
như những con người của chúng ta đầy đủ ý nghĩa tâm linh và quả quyết.
Quan tâm mối quan hệ thân hữu, vị thầy
tâm linh của chúng ta là có tầm quan trọng cốt lõi. Một cách căn bản người mà chúng ta học hỏi phải
là người phẩm hạnh. Nói theo lệ thường,
chúng ta tìm cầu một vị thầy có những phẩm chất để dạy cho chúng ta những đề
tài mà chúng ta mong ước để học hỏi. Mặc
dù một người nào đó có là một vị thầy sáng sủa về vật lý, nhưng cùng người ấy
có thể không nhất thiết là người tương xứng để dạy triết lý. Một vị thầy tâm linh phải có những phẩm chất
để dạy những gì chúng ta tìm cầu để học
hỏi. Danh tiếng, giàu sang, và quyền lực
không là những phẩm chất cho một vị thầy tâm linh. Chính là kiến thức tâm linh mà chúng ta phải
chắc là vị thầy ấy sở hữu, kiến thức về giáo lý mà vị ấy giảng dạy cũng như
kinh nghiệm kiến thức xuất phát từ sự thực hành và đời sống đưa đến.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng tự chính mỗi người phải
chịu trách nhiệm để bảo đảm rằng người mà chúng ta cầu học là xứng đáng một
cách chắc chắn. Chúng ta không thể lệ
thuộc vào lời nói người khác hay trên những gì người ta nói về chính họ. Nhằm để khảo sát một cách thích đáng những phẩm
chất của vị thầy tiềm năng của chúng ta, chúng ta phải có một số kiến thức về
những hệ thống trung tâm của Đạo Phật và phải biết những phẩm chất nào mà một vị
thầy cần có. Chúng ta nên lắng nghe một
cách khách quan khi vị ấy giảng dạy và nhìn vào cung cách của vị ấy xử sự qua
thời gian. Qua những điều này nghĩa là
chúng ta có thể quyết định vị ấy có đủ phẩm chất để hướng dẫn chúng ta đi trên
con đường tâm linh hay không?
Đã từng có lời nói rằng chúng ta phải
quyết tâm xem xét kỷ lưỡng một vị thầy trong khoảng mười hai năm để bảo đảm vị ấy
là tương xứng hay không. Tôi không nghĩ
đây là một thời gian lãng phí. Trái lại,
chúng ta càng thấy rõ phẩm chất của vị
thầy, người ấy càng quý báu hơn đối với chúng ta. Nếu chúng ta khinh suất và tự hiến dâng cho một
người nào đó không xứng đáng, kết quả thường là bất hạnh. Do vậy, thong thả để quán sát những vị thầy
tiềm năng của chúng ta, dù cho họ thuộc Đạo Phật hay thuộc những tín ngưỡng
khác.
9/26/2012 3:24:29 PM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét