Phần
V: CON NGƯỜI VÀ SỰ VẬT THẬT SỰ TỒN TẠI
NHƯ THẾ NÀO
19
Nhìn Chính Mình Như
Một Ảo Ảnh
Giống như ảo ảnh của nhà huyển
thuật, những giấc mơ
và mặt trăng phản chiếu trong nước,
Tất cả chúng sinh và môi trường của
họ là trống rỗng
trong sự tồn tại cố hữu
Mặc dù không tồn tại một cách chắc
chắn, nhưng tất cả những thứ này xuất hiện
Như những bong bóng nước phát sinh
từ nước
-GUNG
TANG
Như một
kết quả của việc chúng ta khảo sát bản chất của cái "tôi" và
những hiện tượng khác, bây giờ chúng ta
đã biết rằng chúng xuất hiện để tồn tại một cách cố hữu, nhưng chúng ta hiểu
rằng chúng trống rỗng sự tồn tại cố hữu, chỉ giống như ảo ảnh hiện ra bởi một
nhà ảo thuật nên không tồn tại như cách chúng dường như thế. Như Long Thọ nói trong Tràng Hoa Quý Báu:
Một hình thể được thấy từ xa
Được thấy một cách rõ ràng bởi những ai ở gần,
Nếu một ảo ảnh là nước,
Tại sao nước không được thấy
bởi những người ở gần?
Cung cách mà thế giới này được thấy
Như thật bởi những ai ở xa
Không được thấy bởi những ai ở gần,
đối với những người
ấy nó là không thực, như một ảo ảnh.
Một khuôn
mặt trong một tấm gương xuất hiện là một khuôn mặt, nhưng thế nào đi nữa hình
ảnh đấy không là một khuôn mặt thật sự; đấy là từ những quan điểm trống rỗng về
sự hiện hữu của một khuôn mặt. Giống như
thế, một nhà huyển thuật có thể gợi lên những ảo ảnh dường như là những thứ
thật sự. như một người ở trong một cái hộp bị xiên bởi một cây gươm, nhưng tất
cả hoàn toàn không được tạo ra thật sự như những thứ được thấy. Tương tự thế, các hiện tượng như thân thể
hiện diện được tạo ra từ chính phía của đối tượng nhưng trống rỗng trong việc
được thiết lập cách ấy và luôn luôn như thế.
Không phải
các hiện tượng là những ảo ảnh; đúng
hơn, chúng giống như ảo ảnh. Ngay
cả nếu một hình ảnh khuôn mặt của ta trong gương không thật sự là khuôn mặt của
ta, nhưng sự phản chiếu không phải không hiện hữu một cách căn bản. Qua hiện tướng của nó, chúng ta có thể thấu
hiểu khuôn mặt thật sự của chúng ta.
Tương tự thế, mặc dù con người và mọi thứ là trống rỗng sự tồn tại trong
cung cách ngở như chúng xuất hiện được hình thành trong năng lực của chính
chúng, nhưng chúng không phải không tồn tại một cách căn bản, chúng có thể hành
động và có thể trải nghiệm. Do thế, hiện
hữu như một ảo ảnh không giống như sự xuất hiện để tồn tại nhưng thật sự không
tồn tại, mà như sừng của con thỏ, là thứ hoàn toàn không hiện hữu.
Thiền
Quán Phản Chiếu
1- Hãy nhớ
lại một thời khi chúng ta nhận sai phản chiếu của một người trong gương như một
người thật.
2- Nó
xuất hiện như một con người nhưng không
phải thế.
3- Tương
tự thế, tất cả mọi người và mọi vật dường như hiện hữu từ chính phía họ và
chúng không lệ thuộc trên những nguyên nhân và điều kiện, trên những bộ phận
của họ và chúng, và trên tư tưởng, nhưng họ và chúng không như thế.
4- Trong
cách này, con người và sự vật giống như ảo ảnh (vọng tưởng).
XÁC ĐỊNH
SỰ TƯƠNG KHẮC GIỮA HIỆN TƯỚNG VÀ THỰC TẠI
Tôi sử
dụng những thí dụ cua ảo ảnh, phản chiếu, và vọng tưởng nhằm để cung cấp một ý
tưởng thô về sự tương khắc giữa điều gì đó xuất hiện là và điều gì thật sự
là. Nhận ra rằng sự phản chiếu của một
bộ mặt trong một tấm gương không phải là một bộ mặt không cấu thành sự thực
chứng về tính không của sự tồn tại cố hữu của một hình ảnh trong gương, vì ngay
cả với nhận thức này chúng ta vẫn sai lầm về bản chất của một hình ảnh trong
gương như sự tồn tại cố hữu. Nếu biết
rằng một hình ảnh trong gương của một bộ mặt là trống rỗng về một bộ mặt cấu
thành sự thực chứng thật sự về tính không, thế thì ngay khi chúng ta hướng tâm
thức đến bất cứ đối tượng nào - thân thể, tay, và sự cư trú của chúng ta -
chúng ta cũng nhận ra tính không của nó về sự tồn tại cố hữu. Nhưng điều này không phải là trường hợp
ấy. Xét cho cùng, không phải rằng chúng
ta và người khác là ảo ảnh, mà đúng hơn là chúng ta giống như ảo ảnh.
Để nhìn
chính mình và những hiện tượng khác giống như ảo ảnh đòi hỏi hai thứ - hiện
tướng sai lầm của một đối tượng như tồn tại cố hữu, và một sự thấu hiểu rằng
chúng ta hay bất cứ điều gì chúng ta xem như không tồn tại cách ấy. Do bởi kinh nghiệm của chúng ta trong thiền
quán về việc tìm kiếm và không tìm thấy phẩm chất độc lập này ( mặc dù sau khi
thiền quán, những hiện tượng vẫn biểu lộ để tồn tại một cách cố hữu), năng lực
của sự thấu hiểu của chúng ta trước đây mở ra phương cách cho chúng ta để nhận
ra rằng những hiện tượng này là ảo ảnh, trong ấy, chúng xuất hiện để tồn tại
một cách cố hữu, nhưng chúng không như thế. Như Đức Phật nói, "Mọi vật có
sự góp phần của sai lầm, lừa dối."
Có nhiều
sự trái ngược giữa phương thức mọi vật xuất hiện và cung cách mà chúng thật sự
là. Điều gì đấy vô thường có thể biểu
hiện là thường còn. Cũng thế, những cội
nguồn của đau khổ, chẳng hạn như ăn uống quá độ, đôi khi biểu hiện là những cội
nguồn của vui sướng, nhưng vào lúc kết thúc thì chúng không như thế. Điều gì cuối cùng đưa đến khổ đau không được
thấy cho những gì thật sự là đưa đến khổ đau, nhưng sai lầm khi cho là một
phương cách để có hạnh phúc. Mặc dù
chúng ta muốn hạnh phúc, nhưng vì si mê chúng ta không biết đạt đến như thế
nào; mặc dù chúng ta không muốn đớn đau, nhưng bởi vì chúng ta thấu hiểu sai
lạc nguyên nhân làm ra đau khổ là gì, nên chúng ta hành động để đạt đến chính
những nguyên nhân của khổ đau.
Đôi mắt
của những ai tham dự trong một màn ảo thuật bị ảnh hưởng bởi ma thuật của nhà
ảo thuật, và qua sự lừa dối đó, khán giả nghĩ họ thấy ngựa, voi, v.v... Trong một cách tương tự, bằng việc đồng hành
với hiện tướng của sự tồn tại cố hữu, chúng ta phóng đại vị thế của những hiện tượng tốt và xấu, và do thế bị
hướng vào trong tham dục và thù hận trong những hành động tích tập nghiệp
chướng. Điều gì không phải là cái
"tôi" tồn tại cố hữu xuất hiện là một cái "tôi" tồn tại cố
hữu và chúng ta chấp nhận hiện tướng như vậy.
THẤY
CÁCH NÀY HỔ TRỢ NHƯ THẾ NÀO
Việc thấy
con người và sự vật như tồn tại giống ảo ảnh giúp giảm thiểu những cảm xúc
không thuận lợi, bởi vì tham dục, thù hận, v.v... sinh khởi từ những phẩm chất
trùng điệp (chồng lên nhau)[1]
- tốt hay xấu - trên những hiện tượng vượt khởi những gì chúng thật sự có. Thí dụ, khi chúng ta phát cơn giận dữ với ai
đấy, chúng ta có một cảm giác về tính chất xấu xa của người đó, nhưng sau này
khi chúng ta điềm tĩnh lại và nhìn vào cùng người ấy, chúng ta có thể thấy nhận
thức trước đây của chúng ta là đáng buồn cười.
Lợi ích
của tuệ giác nội quán là nó ngăn ngừa chúng ta khỏi việc đóng góp đến những đối
tượng một sự tốt đẹp hay xấu xí vượt khỏi những gì thật sự ở đấy. Việc xói mòn sự tự lừa dối này làm có thể
giảm thiểu và cuối cùng chấm dứt tham dục và thù hận, vì những cảm giác này
được xây dựng trên những sự phóng đại.
Việc tiêu trừ những cảm xúc không lành mạnh này lần lượt cho thêm những
không gian cho các cảm xúc lành mạnh và đạo đức phát triển. Bằng việc nhìn vào những hiện tượng với tuệ
giác nội quán, chúng ta đem chúng trong phạm vi của sự thực tập về tính không.
Khi chúng
ta thực tập việc mở rộng từ ái và bi mẫn, hãy giữ trong tâm rằng từ ái và bi
mẫn tự chúng và những con người là đối tượng của chúng giống như những ảo ảnh
của nhà huyển thuật mà trong ấy chúng xuất hiện để tồn tại một cách chắc thật
trong chúng và từ chính chúng, nhưng không phải thế. Nếu chúng ta thấy chúng như tồn tại cố hữu, điều
này sẽ kềm hãm chúng ta khỏi việc phát triển toàn vẹn từ ái và bi mẫn. Thay vì thế, hãy nhìn chúng như những ảo ảnh,
tồn tại trong một cách mà xuất hiện trong một cách khác. Quan điểm này sẽ làm sâu sắc cả tuệ giác nội
quán trong tính không và những cảm xúc lành mạnh của từ ái và bi mẫn, vì thế
trong sự thấu hiểu như vậy chúng ta có thể dấn thân trong hành vi bi mẫn hiệu
quả.
Thiền
Quán Phản Chiếu
1- Như
chúng ta đã làm trước đây, hãy đem mục tiêu của lý trí, cái "tôi"
được thiết lập một cách cố hữu đến tâm thức bằng việc nhớ lại hay tưởng tượng
một thí dụ khi chúng ta tin tưởng một cách mạnh mẽ trong nó.
2- Hãy chú
ý sự si mê thêm vào sự tồn tại cố hữu, và xác định nó.
3- Hãy đặt
một sự nhấn mạnh đặc thù trên sự quán chiếu sự kiện rằng nếu sự thiết lập cố
hữu tồn tại, cái "tôi" và phức
hợp thân - tâm sẽ hoặc là giống nhau hay khác nhau.
4- Sau đó
hãy quán chiếu một cách mạnh mẽ sự ngớ ngẩn của việc thừa nhận tự ngã và thân -
tâm hoặc là giống nhau hay khác nhau, thấy và cảm nhận những sự thừa nhận vô lý
này.
SỰ HỢP NHẤT
* Cái "tôi" và thân - tâm
sẽ phải là tuyệt đối và trong mọi cách là một.
* Trong trường hợp ấy, việc thừa
nhận một cái "tôi" sẽ là vô nghĩa.
* Thật không thể nghĩ về "thân
thể tôi" hay "cái đầu tôi" hay "tâm thức tôi".
* Khi tâm thức và thân thể không còn
tồn tại nữa, tự ngã cũng sẽ không tồn tại nữa.
* Vì tâm thức và thân thể là số
nhiều, những tự ngã của một người cũng phải là số nhiều.
* Vì cái "tôi" chỉ là một,
tâm thức và thân thể cũng phải là một.
* Giống như tâm thức và thân thể
phát sinh và suy tàn, vì vậy phải được thừa nhận rằng cái "tôi" là
được sản sinh một cách cố hữu và suy tàn một cách cố hữu. Trong trường hợp này, những hệ quả an lạc của
những hành vi đạo đức cũng như những hệ quả khổ đau của những hành vi phi đạo
đức sẽ không sinh hoa kết quả cho chúng ta, hay chúng ta sẽ trải nghiệm những
hiệu quả của những hành động mà chính chúng ta không tạo tác.
SỰ KHÁC BIỆT
*
Cái "tôi" và thân - tâm sẽ phải là riêng biệt hoàn toàn.
* Trong trường hợp ấy, cái
"tôi" sẽ phải có thể tìm thấy sau khi tẩy sạch thân thể và tâm thức.
* Cái "tôi" có những đặc
tính của sản sinh, vĩnh cửu, và tan rả, là điều ngớ ngẩn.
*
Cái "tôi" phải là ngớ ngẩn chỉ là một điều bịa đặt của việc
tưởng tượng hay thường còn.
* Một cách ngớ ngẩn, cái
"tôi" sẽ không có bất cứ đặc tính vật chất hay tinh thần nào.
5- Không
tìm thấy một cái "tôi" như vậy, hãy quyết định một cách vững chắc
rằng, "Không có tôi cũng không có bất cứ người nào được thiết lập một cách
cố hữu."
6- Duy trì
một lúc, hấp thụ ý nghĩa của tính không, tập trung trên sự vắng mặt của thiết
lập cố hữu (sự vắng mặt của tự tính).
7- Sau đó,
một lần nữa hãy để những hiện tướng của
con người lóe lên trong tâm thức ta.
8- Phản
chiếu trên sự kiện rằng, trong phạm vi của tính duyên khởi, con người cũng dấn
thân trong những hành động và vì thế tích tập nghiệp nhân và trải nghiệm những
hệ quả của những hành động ấy.
9- Hãy xác định sự kiện rằng hiện tướng của con
người có ảnh hưởng và hiện hữu trong sự vắng mặt của sự tồn tại cố hữu.
10- Khi hệ
quả và tính không dường như mâu thuẩn, hãy sử dụng thí dụ hình ảnh trong gương:
* Hình ảnh của một khuôn mặt được
phát sinh không thể phủ nhận trong sự lệ thuộc vào khuôn mặt và tấm gương, mặc
dù nó trống rỗng về đôi mắt, đôi tai, v.v..., nó xuất hiện để có, và hình ảnh
của khuôn mặt biến mất không thể phủ
nhận khi hoặc là khuôn mặt hay tầm gương vắng bóng.
* Tương tự thế, mặc dù một người
không có ngay cả một dấu vết của sự thiết lập cố hữu, nhưng nó không mâu thuẩn
đối với một người thực hiện những hành động, tích tập nghiệp nhân, trải nghiệm
hệ quả, và sinh ra trong sự lệ thuộc với nghiệp chướng và những hành vi tàn
phá.
11- Hãy cố
gắng để nhìn vào sự vắng bóng của mối mâu thuẩn giữa hệ quả và tính không với
việc quan tâm đến tất cả mọi người và mọi vật.
***
20
Quán Chiếu Mọi Vật Lệ Thuộc Trên Tư Tưởng Như Thế Nào
Ở đây ngay cả những bông hoa đa dạng
rộ nở vui mắt
Và những ngôi nhà bằng vàng rực rở
siêu kỳ lấp lánh hấp dẫn
Hoàn toàn không có dấu vết của sự
tồn tại cố hữu
Chúng được thiết lập qua năng lực
của tư tưởng,
Qua năng lực của nhận thức mà thế
giới được thành lập.
-
ĐỨC PHẬT
Khi chúng
ta phát triển một ý tưởng thô về ý nghĩa gì là sự lệ thuộc trên tư tưởng, chúng
ta nên tự hỏi mình rằng mọi người và mọi vật có thường xuất hiện đến chúng ta
trong cách này hay không. Khi chúng ta
bị tác động bởi những tư tưởng trong một trình độ vi tế, thật khó để xác định
chúng ta nắm bắt chúng như thế nào. Do thế, hãy xem xét một thời điểm khi mà
chúng ta cảm thấy thù hận và khao khát mạnh mẽ.
Một con người và sự kiện thù hận và khao khát dường như cực kỳ cụ thể,
ngay cả hoàn toàn không thay đổi, có phải thế không? Khi chúng ta nhìn một cách sát sao, chúng ta
sẽ thấy rằng không có cách nào để thừa nhận là chúng ta đã thấy những hiện
tượng như lệ thuộc trên tư tưởng rồi.
Chúng ta sẽ thấy rằng chúng dường như tồn tại trong những điều kiện của
chính chúng.
Khi tôi ở
vào khoảng ba mươi lăm tuổi, tôi đang quán chiếu về ý nghĩa trong một thông
điệp của Tông Khách Ba về vấn đề cái "tôi" có thể được tìm thấy hoặc
là ở trong hay tách rời khỏi phức hợp thân - tâm hay không và cái
"tôi" tùy thuộc cho sự tồn tại của nó trên nhận thức như thế
nào. Đây là thông điệp:
- Một sợi dây ngoằn ngoèo lốm đốm sắc màu và
quấn cuộn lại, những thứ đó tương tự như một con rắn, và khi làn dây ấy được
nhận thức trong một vùng ánh sáng lờ mờ, một tư tưởng nẩy sinh, “Đây là một con
rắn.” Về phần sợi dây, vào lúc ấy khi
được thấy như môt con rắn, cái tập họp và những phần tử của làn dây ngay cả
không ở trong một cung cách tối thiểu nào của một con rắn. Do thế, con rắn ấy chỉ đơn thuần được thiết
lập bởi nhận thức. Trong cùng cách ấy,
khi chúng ta nghĩ cái "tôi" sinh khởi trong sự lệ thuộc trên tâm thức
và thân thể, không có gì trong tâm thức và thân thể - không phải là một tập hợp
của sự tương tục của thời khắc trước đây hay sau này, cũng không là tập hợp của
những phần tử của bất cứ thời điểm nào , cũng không là những phần tử riêng biệt
- ở trong ngay cả một cung cách mõng manh nhất là cái "tôi". Cũng không có ngay cả một điều gì đó mong manh
nhất là hoàn toàn khác biệt với tâm thức và thân thể có thể hiểu như cái
"tôi". Kết quả là, cái
"tôi" chỉ đơn thuần được thiết lập bởi nhận thức trong sự lệ thuộc
trên tâm thức và thân thể, nó không được thiết lập bởi phương thức của thực thể
chính nó.
Bổng
nhiên, giống như là một tia chớp lóe
ngang trái tim tôi, tôi thật là kinh khiếp, trải qua vài tuần tiếp theo,
bất cứ khi nào tôi thấy con người, họ dường như là những ảo ảnh của nhà huyển
thuật mà trong ấy họ xuất hiện để tồn tại một cách cố hữu nhưng tôi biết là họ
không thật sự như thế. Điều này là khi
tôi bắt đầu thấu hiểu rằng thật sự có thể chấm dứt tiến trình của việc tạo tác
những cảm xúc tàn phá bằng việc không còn đồng ý đến phương cách cái "tôi"
và những hiện tượng khác xuất hiện để tồn tại.
Mỗi buổi sáng, tôi thiền quán về tính không, và tôi nhớ lại kinh nghiệm
ấy nhằm để đem nó vào trong những hành vi hằng ngày. Giống như suy nghĩ hay nói "tôi",
giống như trong "tôi sẽ làm như vầy như vầy," sẽ thường gợi lại cảm
giác ấy. Nhưng tôi vẫn không thể tuyên
bố rằng tôi hoàn toàn thấu hiểu tính không.
Ý
NGHĨA CỦA VIỆC ĐƯỢC THIẾT LẬP BỞI NHẬN THỨC
Vào lúc
bắt đầu, những bông hoa xinh đẹp hay một ngôi nhà tuyệt vời xuất hiện để tồn
tại trong chính nó và của chính nó xuyên qua từ tâm ý, nhưng vào lúc kết thúc
không có gì có thể khẳng định một sự tồn tại như vậy; đúng hơn, sự nhận thức
của tâm là cội nguồn của chúng. Đây là
trường hợp của tất cả mọi hiện tượng.
Khi chúng ta tìm kiếm, chúng không thể được tìm thấy tồn tại trong chính
tự thể của chúng, mặc dù những hiện tướng là ngược lại.
Qua cách
của sự hổ trợ và tổn hại của chúng - là điều lệ thuộc trên ý thức -
rằng chúng tồn tại. Chúng đã
không bao giờ,đang không bao giờ, cũng sẽ không bao giờ tồn tại từ phía chúng,
trong tự thể của chúng. Chúng tồn tại
qua năng lực của tâm thức, qua sức mạnh của những quy ước.
Qua sự
trích dẫn vào lúc đầu của chương này, Đức Phật nói rằng toàn thể thế giới lệ
thuộc trên nhận thức suy nghĩ. Tương tự
như Thánh Thiên nói trong Bốn Trăm Bài Kệ
Về Những Nhu Cầu Của Các Vị Bồ Tát:
Từ sự khao
khát, v.v...
Không tồn
tại nếu không có nhận thức
Ai với trí
thông minh sẽ tin rằng
Đây là
những đối tượng thật sự và cũng là nhận thức?
Luận giải
của Nguyệt Xứng về thi kệ này biểu thị rằng những hiện tượng chỉ tồn tại trong
sự hiện diện của suy tư nhận thức:
Những thứ
ấy chỉ tồn tại khi nhận thức tồn tại, và không tồn tại khi nhận thức không tồn
tại, là không phải đặt vấn đề, một cách dứt khoát không được thiết lập qua
phương cách của chính bản chất của chúng, giống như bị tưởng tượng từ một cuộn
dây.
Khám phá ý nghĩa
Chúng ta
thấu hiểu như thế nào về sự khẳng định của những bậc đại nhân của Ấn Độ và Tây
Tạng trên vấn đề tư tưởng nhận thức quan trọng như thế nào? Thật là không thoải mái nếu tin rằng, trước
khi mỗi một đối tượng đi vào tầm hiểu biết của chúng ta, thì chúng ta phải có
một tư tưởng xây dựng nó ngay tại lúc ấy.
Bất chấp tư tưởng sinh khởi nhanh như thế nào, sẽ không đủ thời gian cho tất cả tư tưởng cần thiết trong
một thời điểm đơn độc của nhận thức thị giác.
Thật thế,
những đối tượng ngoại tại là một bộ phận của tiến trình phát sinh ý thức của
chúng, như trong trường hợp thấy một cây cối và chỗ xung quanh của nó, nhưng
nếu lệ thuộc trên tư duy có nghĩa rằng một tư tưởng nhận thức cần thiết để làm nên
mọi thứ chúng ta thấy, điều này sẽ là ngớ ngẩn.
Do vậy, dường như đối với tôi là, cuối cùng, ý nghĩa sự hiện hữu của thế
giới được thiết lập bởi tư tưởng nhận thức những đối tượng của nó, không lệ
thuộc trên một ý thức, không thể thiết lập sự tồn tại của chúng ngay trong
chúng. Từ nhận thức này, nó nói rằng thế
giới - tất cả mọi hiện tượng, cả người và vật - được thiết lập bởi tư tưởng
nhận thức.
Thí dụ, rõ
ràng rằng những hệ quả tùy thuộc trên các nguyên nhân, nhưng các nguyên nhân
cũng thế, trong một ý nghĩa vi tế, tùy thuộc trên những hệ quả. Mỗi nguyên nhân tự nó là một hệ quả của chính
các nguyên nhân của nó, và do thế, sinh khởi trong sự lệ thuộc trên các nguyên
nhân tương ứng. Tất cả những trường phái
Phật Giáo thừa nhận rằng những hệ quả sinh khởi trong sự lệ thuộc trên các
nguyên nhân. Ở đây nguyên nhân và hệ quả
ở trong một tiến trình thế tục, một hệ quả xảy ra sau nguyên nhân của nó. Điều này là duyên khởi trong ý nghĩa của duyên
phát sinh[2].
Chỉ nhận
thức triết lý cao nhất trong Đạo Phật mới chứa đựng một quan tâm bổ sung, bởi
vì sự chỉ rõ điều gì đấy như một "nguyên nhân" tùy thuộc trên sự quan
tâm về hệ quả của nó, trong ý nghĩa này một nguyên nhân tùy thuộc trên hệ quả
của nó. Điều gì đó không phải là một
nguyên nhân trong nó và của tự chính nó; nó được mệnh danh là một "nguyên
nhân" trong mối quan hệ đến hệ quả của nó.
Ở đây hệ quả không xảy ra trước nguyên nhân của nó, và nguyên nhân của
nó không hình thành trước nguyên nhân của nó; đấy là trong suy nghĩ về hệ quả
tương lai của nó mà chúng ta chỉ rõ điều gì đó như một nguyên nhân. Đây là duyên khởi trong ý nghĩa của duyên
mệnh danh[3].
Như Long
Thọ nói trong Căn Bản Trung Quán Luận Gọi
là "Tuệ Trí":
Người làm
tùy thuộc trên một việc làm
Và một
việc làm tồn tại tùy thuộc trên người làm
Ngoại trừ
duyên khởi, chúng ta không thấy
Một nguyên
nhân cho sự thiết lập của chúng.
Tác nhân
và hành động tùy thuộc trên nhau. Một
hành động được đặt trong sự tùy thuộc một tác nhân, và một tác nhân được đặt
trong sự lệ thuộc trên một hành động. Một
hành động sinh khởi trong sự tùy thuộc trên một tác nhân, và một tác nhân sinh
khởi trong sự lệ thuộc trên một hành động.
Tuy thế, chúng không liên hệ trong cùng cách như nguyên nhân và hệ quả ,
vì một thứ được sản sinh trước một thứ khác.
Trong tổng
quát, thế là thế nào, mọi thứ là tương đối?
Nó là như thế nào mà một nguyên nhân là tương đối với hệ quả của
nó? Đấy là bởi vì nó không được thiết
lập trong nó và tự chính nó. Nếu đấy là
trường hợp, một nguyên nhân không cần phải lệ thuộc trên hệ quả của nó. Nhưng mà không có một nguyên nhân độc lập,
đấy là điều mà tại sao chúng ta không tìm thấy bất cứ điều gì trong nó và tự
chính nó khi chúng ta thẩm tra một nguyên nhân theo cách phân tích, mặc dù hiện
tướng của nó đến tâm thức hàng ngày của chúng ta rằng mỗi thứ có sự tồn tại
độc lập của chính nó. Bởi vì mọi thứ ở
dưới sự ảnh hưởng của điều gì đó khác hơn là chính nó, sự định rõ điều gì đó
như một nguyên nhân nhất thiết tùy thuộc trên sự quan tâm về hệ quả của
nó. Đây là lộ trình mà qua đó chúng ta
đi đến nhận ra rằng sự thấu hiểu vi tế hơn này về duyên khởi như duyên
mệnh danh là đúng đắn.
Mới đây,
trong khi ở Nam Ấn sau khi thực hiện một chuyến hành hương đến Núi Shri
Parvata, nơi Long Thọ đã sống gần lúc cuối đời của ngài. Tôi đã ban một lễ quán đảnh cho một đám đông
thính chúng trong một truyền thống của Đạo Phật gọi là Thời Luân Mật Pháp
(Kalachakra). Trong lễ quán đảnh, tôi đã
trao truyền một sự giải thích trong Tán
Dương Duyên Khởi của Tông Khách Ba trong sự kết hợp với giáo huấn Căn Bản Trung
Quán Luận của Long Thọ Gọi là "Tuệ Trí". Tôi đã đi đến một điểm, nơi Tông Khách Ba
nói:
Khi Đức
Phật nói, "Bất cứ điều gì lệ thuộc trên điều kiện(duyên)
là trống
rỗng chính sự tồn tại cố hữu của nó (vô tự tính)"
Điều gì
tuyệt vời
hơn sự chỉ
bảo diệu kỳ này!
Tôi đã
nghĩ, "Điều này thật là vậy!"
Những gì tôi đã nghĩ là điều này: Quả thật, có thể có những động vật nào
đó kẻ biết duyên khởi của nguyên nhân và điều kiện, nhưng đối với con người,
duyên khởi của nguyên nhân và điều kiện là không thể phủ nhận. Nhưng khi chúng ta nghĩ sâu hơn, duyên khởi
của nguyên nhân và điều kiện hình thành bởi duyên mệnh danh, là điều
tự nó biểu hiện rằng nguyên nhân và điều kiện không có bản chất của nó; nếu
chúng thật có bản chất của nó, chúng sẽ không phải là duyên mệnh danh. Như môn nhân của Long Thọ là Phật Hộ đã nói
trong luận giải chương thứ hai mươi Căn
Bản Trung Quán Luận của Long Thọ Gọi "Tuệ Trí":
Nếu điều
gì đó tồn tại bằng phương cách tự thể của nó, thì điều gì sẽ cần thiết cho việc thừa nhận một cách phụ thuộc?
Thực vậy,
nếu một vật hiện hữu trong tự nó, đấy là một mình nó sẽ đầy đủ. Chúng ta có thể chỉ nói, "Nó là điều
này," không cần liên hệ nó đến bất cứ điều gì khác. Bởi vì nó được thiết lập trong nó và tự nó,
không có lựa chọn mà thừa nhận rằng nó ở trong sự liên hệ đến điều gì
khác. Tôi vẫn cứ thấy tư tưởng này lợi
ích.
Cùng cách
ấy, Tông Khách Ba đã nói trong 'Ba Phương
Diện Chính Yếu của con đường Giác Ngộ[4]'
:
Với hai sự
thân chứng về duyên khởi và tính không hiện hữu đồng thời chứ không luân phiên
Kiến thức
rõ ràng phá hủy hoàn toàn kiểu mẫu lãnh hội tồn tại cố hữu (có tự tính)
Chỉ trên việc thấy duyên khởi như không thể tranh cải
Chỉ trên việc thấy duyên khởi như không thể tranh cải
Tại điểm
ấy sự phân tích quan điểm của thực tại là hoàn toàn.
Quán chiếu
trên duyên
ngăn cách[5]
tại trái tim của duyên khởi của nguyên nhân và hiệu quả củng cố sự thấu hiểu
rằng các hiện tượng chỉ đơn thuần là danh tự, chỉ đơn thuần bị quy cho [là như
thế], và không gì hơn thế. Khi chúng ta
thấu hiểu rằng chỉ 'sự quy cho' làm xói mòn nhận thức về sự tồn tại của hiện
tượng trong chúng và tự chúng (sự tồn tại độc lập), nhiệm vụ của chúng ta trong việc thông suốt quan điểm thực tại của
Đạo Phật là hoàn toàn. Tôi có hy vọng là
tôi đang giải quyết vấn đề này.
Nếu chúng
ta thấu hiểu rằng, bất chấp điều gì xuất hiện, cho dù cảm giác của chúng ta hay
tâm thức suy nghĩ, những đối tượng đó được thiết lập trong sự tùy thuộc trên sự
suy tư, chúng ta sẽ chiến thắng ý tưởng rằng các hiện tượng tồn tại trong tự
thể của chúng. Chúng ta sẽ thấu hiểu
rằng các hiện tượng được xây dựng từ phía của chính chúng là không thật. Chúng ta sẽ thực chứng tính không, sự vắng
bóng của tự tính (sự tồn tại cố hữu), là điều tồn tại vượt khỏi sự tăng nhanh
những rắc rối sinh ra từ việc thấy các hiện tượng như tồn tại trong chính chúng
và cung cấp thuốc men cho việc giải trừ vọng tưởng.
Thiền
Quán Phản Chiếu
1- Gợi lại một lúc
khi chúng ta đầy ắp với thù hận hay tham dục.
2- Có phải dường như rằng con người hay sự vật thù hận và
tham dục là cực kỳ cụ thể, rất thật, có phải không?
3- Vì trường hợp này là vậy, không có cách nào chúng ta có
thể tuyên bố rằng chúng ta đã thấy các hiện tượng như lệ thuộc trên tư tưởng.
4- Chúng ta thấy chúng như hiện hữu trong tự thể của chúng.
5- Hãy nhớ rằng chúng ta cần thường xuyên thiền quán về tính
không để chạm trán với hiện tướng sai lầm của hiện tượng.
NHẬN THỨC
NÀY HỔ TRỢ TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH SỰ TỒN TẠI CỐ HỮU NHƯ THẾ NÀO
Tất cả
những hệ thống Phật Giáo thừa nhận rằng sự tồn tại và không tồn tại được quyết
định bởi nhận thức có căn cứ. Từ quan
điểm này, chủ thể và khách thể dường như có cùng năng lực. Hệ thống cao nhất của Đạo Phật, gọi là Trung
Quán Tông, và trong nó Trường Phái Hệ Quả, đưa điểm này ngay cả xa hơn, nói
rằng, không phải là một ý thức có giá trị tìm thấy mọi vật tồn tại trong tự thể
của chúng, mà đúng hơn, những vật ấy tự chúng tùy thuộc trên việc xây dựng bởi
tư tưởng nhận thức. Không điều gì có thể
tồn tại ngoài việc được thiết lập bởi nhận thức. Mọi thứ được thấy lệ thuộc trên tâm thức -
tâm thức là kẻ cầm quyền.
Đây là tại
sao kinh điển Đạo Phật nói rằng cái "tôi" và những hiện tượng khác
chỉ tồn tại qua năng lực của tư tưởng nhận thức. Mặc dù cái "tôi" được thiết lập
trong sự lệ thuộc trên tâm thức và thân thể; nhưng tâm và thân không phải là
cái "tôi", cũng không phải cái "tôi" là tâm thức và thân
thể. Không có điều gì trong tâm thức và
thân thể (trong sự lệ thuộc trên cái "tôi" được thiết lập) là cái
"tôi". Vì thế, cái "tôi"
tùy thuộc trên tư tưởng nhận thức. Nó và
tất cả mọi hiện tượng khác chỉ được thành lập bởi tâm thức. Khi chúng ta thông hiểu điều này, chúng ta
tiếp nhận một ý tưởng nhỏ rằng con người không tồn tại trong và tự họ và chỉ
được xây dựng một cách lệ thuộc. Và khi
chúng ta thấy rằng các hiện tượng thường không dường như ở dưới sự ảnh hưởng
của nhận thức nhưng dường như tồn tại trong tự thế của chúng, chúng ta sẽ nghĩ,
"Ah! Đây là những gì đang bị bác bẻ."
Thiền
Quán Phản Chiếu
Quan tâm:
1- Cái "tôi"
được thiết lập trong sự lệ thuộc trên tâm thức và thân thể.
2- Tuy nhiên, tâm và thân không phải là cái "tôi",
cũng không phải cái "tôi" là tâm và thân.
3- Do thế, cái "tôi" tùy thuộc trên tư tưởng nhận
thức, thiết lập bởi tâm thức.
4- Sự thật là, cái "tôi" tùy thuộc trên tư tưởng
hàm ý rằng cái "tôi" không tồn tại trong nó và tự nó.
5- Bây giờ hãy chú ý rằng chúng ta có một cảm nhận tốt hơn
về những gì có ý nghĩa cho điều gì đó tồn tại trong và chính nó, chính là sự
tồn tại cố hữu mà sự thực chứng về tính không xoáy và chỗ bác bẻ.
***
Ẩn Tâm Lộ
ngày 24-3-2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét