10
Thiền Tập Trên Chính Mình Trước Nhất
Qua một người mà biết tất cả
Qua một người mà cũng thấy tất cả
--BUDDHA—
Vì là cá
nhân mỗi người thụ hưởng hoan hỉ hay đớn đau, tạo rắc rối và tích tập nghiệp báo
– tất cả sự ồn náo và rối rắm được làm
ra bởi tự ngã – phân tích quán chiếu nên bắt đầu từ chính mình. Rồi thì khi chúng ta thấu hiểu rằng con người
này là không có sự tồn tại cố hữu, chúng ta có thể mở rộng nhận thức này đến
những việc mà chúng ta vui mừng, chịu đựng, và hãy làm quen thuộc với
chúng. Trong ý nghĩa này, cá nhân con
người là chính yếu.
Đây là tại
sao đầu tiên Long Thọ trình bày về vô ngã của con người (nhân vô ngã) và rồi
thì sử dụng nó như một thí dụ cho vô ngã của hiện tượng (pháp vô ngã). Tràng Hoa Quý Báu của ngài nói:
Con người
không phải là đất, không phải là nước,
Không phải
lửa, không phải gió, không phải không gian,
Không phải
thức, và không phải tất cả những thứ ấy.
Con người
là gì ở đấy khác hơn những thứ này?
Giống như qua
sự thiết lập trong sự tùy thuộc trên một
tập họp của sáu đại [ [1]]
con người
không được thành lập như thực tại của chính nó
vì thế qua
sự thiết lập trong sự tùy thuộc trên một tập hợp
Mỗi một
đại cũng không được thiết lập như thực tại của chính nó.
Giống như
một người không tồn tại một cách cố hữu (vô tự tính) bởi vì người ấy lệ thuộc
trên một tích tập của sáu đại – đất (chất cứng của thân thể), nước (chất lỏng),
lửa (hơi nóng), gió (năng lượng, chuyển động), không gian (những chỗ rỗng trong
thân thể), và thức – vì rằng mỗi đại cũng không có sự tồn tại cố hữu (vô tự
tính) bởi vì, đến lượt chúng, cũng là sự thiết lập tùy thuộc trên chính những
phẩn tử của nó.
Những thí
dụ là dễ hiểu hơn những gì chúng minh họa.
Đức Phật đối với điều này đã nói trong kinh Vua của Thiền Quán:
Giống như con đã biết sự phân biệt sai lầm của chính con
Hãy áp dụng tinh thần
này đến tất cả mọi hiện tượng
Tất cả mọi hiện tượng là hoàn toàn trống rỗng
Đối với sự tồn tại cố hữu của chính chúng, như không gian.
Qua một người tất cả được biết
Qua một người tất cả cũng được thấy.
Khi chúng
ta biết rõ cái “tôi” thật sự như thế nào, chúng ta có thể thấu hiểu tất cả
những hiện tượng nội tại và ngoại tại với việc sử dụng cùng lý luận. Thấy một hiện tượng – chính mình – tồn tại
như thế nào, chúng ta cũng có thể biết tính tự nhiên của những hiện tượng
khác. Đây là tại sao tiến trình thiền
quán là trước nhất phải cố gắng đẻ phát sinh nhận thức chính sự thiếu vắng sự
tồn tại cố hữu của chúng chúng ta và rồi thì hành động với cùng nhận thức ấy
với sự quan tâm đến những hiện tượng khác.
Thiền quán phản chiếu
Quan tâm
đến:
1-
Một cá nhân đang ở tại trung tâm của
tất cả những rắc rối.
2-
Do thế, tốt nhất là hành động trong
sự thấu hiểu bản chất tự nhiên thật sự của chúng ta trước nhất.
3-
Sau đấy, nhận thức này có thể được
áp dụng đến tâm thức, thân thể, nhà cửa, xe cộ, tiền bạc, và tất cả những hiện
tượng khác.
11
Nhận Thức Rằng Mình Không Thể Tồn Tại Trong Chính Mình Và Tự Chính Mình
***
Như chiếc xe ngựa được diễn đạt bằng
lời nói
Trong việc tùy thuộc trên những tập
hợp của những bộ phận,
Vì thế một cách quy ước thế gian,
một chúng sinh
Được thiết lập trên những tập hợp
uẩn của tinh thần và thân thể
-BUDDHA-
Trong Đạo
Phật thuật ngữ tự ngã có hai ý nghĩa
phải được phân biệt nhẳm để tránh nhầm lẫn.
Một ý nghĩa của tự ngã là ‘cá
thể’ hay ‘chúng sinh’. Đây là một con
người, yêu thương và thù hận, kẻ thực hiện những hành động và tích lũy nghiệp
tốt hoặc xấu, kẻ trãi nghiệm những kết quả của những hành vi ấy, kẻ tái sinh
trong vòng sinh tử luân hồi, kẻ trau dồi những con đường tâm linh, và v.v…
Ý nghĩa
khác của tự ngã xãy ra trong thuật
ngữ tính ích kỷ, nơi nó được liên hệ
đến một vị thế tưởng tượng, quá cụ thể cứng chắc một cách sai lầm của sự tồn
tại gọi là “sự tồn tại cố hữu” hay tự tính.
Vô minh bám chặc đến một sự phóng đại như vậy thật sự là cội nguồn của
sự phá hoại, bà mẹ của tất cả những thái độ sai lầm - có lẻ chúng ta ngay cả có
thể gọi là gian tà hiểm ác. Để quan
chiếu “cái tôi” lệ thuộc trên những thuộc tính tâm lý và vật lý, tâm thức này
phóng đại nó thành sự tồn tại cố hữu, mặc dù thật sự những yếu tố tâm lý và vật
lý được quán chiếu không hàm chứa bất cứ một đối tượng phóng đại như vậy.
Điều gì là
vị thế thật sự của một chúng sinh? Giống
như một chiếc xe trong sự tùy thuộc trên những bộ phận của nó, chẳng hạn như
bánh xe, trục xe, và v.v…, vì thế một chúng sinh được thiết lập một cách quy
ước trong sự tùy thuộc trên tâm thức và thân thể. Không có một cá thể được tìm thấy hoặc là
tách rời khỏi tâm thức và thân thể hay trong tâm thức và thân thể.
CHỈ
LÀ DANH XƯNG
Điều
này là lý do tại sao “cái tôi” và tất cả những hiện tượng khác được diễn tả
trong Đạo Phật như “chỉ là danh tự”. Ý
nghĩa của điều này không phải là “cái tôi” và tất cả những hiện tượng khác chỉ
là chữ nghĩa, vì chữ nghĩa cho những hiện tượng này thật liên hệ đến những đối
tượng thật sự. Đúng hơn, những đối tượng
này không tồn tại trong chúng và tự chúng; thuật ngữ ‘chỉ là danh tự’ xóa tan
khả năng chúng được thiết lập từ tự chính phía đối tượng. Chúng ta cần sự nhắc nhở này bởi vì “cái tôi”
và những hiện tượng khác không hiện hữu đơn thuần bởi sự thiết lập của danh tự
và tư tưởng. Hoàn toàn mâu thuẩn.
Thí dụ,
chúng ta nói rằng Đạt Lai Lạt Ma là một ông thầy tu, một con người, và một
người Tây Tạng. Có phải dường như rằng
chúng ta đang nói về điều này không với sự liên hệ đến thân thể hay tâm thức
của ngài mà chỉ về điều gì đấy riêng lẻ?
Suy nghĩ liên tục về điều này, dường như có một Đạt Lai Lạt Ma tách rời khỏi
thân thể của ngài, và riêng biệt ngay cả tâm thức của ngài. Hay tự quan tâm. Nếu tên bạn là Jane, thí dụ thế, chúng ta
nói, “thân thể của Jane, tâm thức của Jane,”
thế dường như đối với chúng ta là có một Jane người sở hữu tâm thức và
thân thể của cô, và một thân thể và tâm thức mà Jane làm chủ.
Làm thế
nào chúng ta thấu hiểu rằng nhận thức này là sai lầm? Tập trung trên sự kiện rằng không có điều gì
trong tâm thức và thân thể có thể là “cái tôi”.
Tâm thức và thân thể là trống rỗng một “cái tôi” thực chất. Đúng hơn, giống như chiếc xe hơi được thiết
lập trong sự lệ thuộc trên những bộ phận của nó và và ngay cả không phải là nội
dung của những bộ phận của nó, vì thế “cái tôi” lệ thuộc trên tâm thức và thân
thể. Một “cái tôi” không lệ thuộc trên thân
thể và tâm thức là không tồn tại, trái lại một “cái tôi” được hiểu lệ thuộc
trên thân thể và tâm thức hiện hữu phù hợp với những quy ước của thế gian. Thấu hiểu “cái tôi” loại này hoàn toàn không
thể tìm thấy trong tâm thức và thân thể, và ngay cả không là nội dung của tâm
thức và thân thể nhưng tồn tại chỉ qua năng lực của danh xưng của nó và tư
tưởng của chúng ta, là hữu ích khi chúng ta cố gắng để thấy chính chúng ta như
chúng ta thật sự là.
BỐN BƯỚC
ĐỂ THÂN CHỨNG
Có bốn
bước quan trọng đối với việc nhận thức rằng chúng ta không hiện hữu trong cách
mà chúng ta nghĩ chúng ta như thế. Tôi
sẽ thảo luận những điều này trước tiên, và rồi thì trong chi tiết.
Bước thứ nhất là xác định những tin tưởng si mê phải được phản bác lại.
Chúng ta cần làm điều này bởi vì khi chúng ta thực hiện những sự phân tích tìm
kiếm chính mình trong tâm thức và thân thể hay riêng biệt khỏi tâm thức hay
thân thể, và chúng ta không thể tìm thấy nó, chúng ta có thể kết luận một cách
sai lầm rằng chúng ta không hoàn toàn tồn tại.
Bởi vì
“cái tôi” hiện hữu trong tâm thức chúng ta được thiết lập trong nó và tự nó,
nên khi chúng ta sử dụng những sự phân tích cố gắng để tìm nó và không thể tìm
ra nó, nên dường như “cái tôi” hoàn toàn không hiện hữu, trái lại nó chỉ là
“cái tôi” độc lập, sự tồn tại một cách cố hữu của “cái tôi”, mà nó không tồn
tại. Bời vì có một hiểm họa ở đây về sự
sai lầm đến sự phủ nhận và hư vô chủ nghĩa, thế nên điều thiết yếu như bước đầu
tiên là để hiểu những gì bị phủ nhận trong vô ngã.
“Cái
tôi” xuất hiện trong tâm thức chúng ta
như thế nào? Nó không xuất hiện để tồn
tại qua năng lực của tư tưởng; đúng hơn, nó xuất hiện để hiện hữu một cách cụ
thể. Chúng ta cần chú ý và xác định kiểu
mẫu của sự lĩnh hội này. Nó là mục tiêu
của chúng ta.
Bước thứ hai là quyết định, nếu “cái tôi” tồn tại trong cung cách mà
dường như nó là, nó phải hoặc là một với tâm thức và thân thể hay riêng biệt
khỏi tâm thức và thân thể. Sau khi thừa
nhận rằng không có khả năng nào khác, trong hai
bước còn lại chúng ta phân tích để thấy hoặc là “cái tôi” và phức hợp
thân/tâm có thể hoặc là một thực thể được thiết lập một cách cố hữu hay là
những thực thể được thiết lập khác biệt một cách cố hữu.
Khi chúng
ta thảo luận trong những phần tiếp theo, qua thiền quán chúng ta dần dần đi đến
thấu hiểu rằng có những ảo tưởng với “cái tôi” thể hiện trong những thứ này.
Tại điểm ấy, chúng ta có thể sẳn sàng nhận ra rằng một “cái tôi” tồn tại
cố hữu không thể tìm thấy. Đây là nhận
thức thực chứng về vô ngã. Rồi thì, khi
chúng ta đã nhận ra rằng “cái tôi” không tồn tại một cách cố hữu, thì dễ dàng
để nhận ra những gì là “của tôi” cũng không tồn tại một cách cố hữu(vô tự
tính).
BƯỚC THỨ
NHẤT: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
Thông
thường bất chấp điều gì xuất hiện trong tâm thức chúng ta, nó dường như hiện
hữu từ chính phía của nó, một tư tưởng độc lập.
Khi chúng ta chú tâm đến một đối tượng – cho dù nó là chính chúng ta,
một người khác, thân thể, tâm thức, hay một thứ vật chất – chúng ta chấp nhận
nó xuất hiện giống như điều này là điều kiện tối hậu, nội tại, thật sự như thế
nào ấy.Điều này có thể được thấy một cách rõ ràng những lúc căng thẳng, chẳng
hạn khi ai đấy bình phẩm về điều đấy mà ta không từng làm: “Ông/bà làm hư hỏng như vậy – và – như vậy.” Chúng ta đột nhiên nghĩ một cách rất mạnh mẽ
“tôi đã không làm như vậy!” Và chúng ta
thậm chí có thể hét vào kẻ vu cáo.
“Cái tôi”
xuất hiện như thế nào trong tâm thức chúng ta vào lúc ấy? “Cái tôi” này mà chúng ta hãnh diện và yêu
mến quá chừng dường như hiện hữu như thế nào? Làm sao chúng ta nhận thức thấu
đáo nó? Bằng việc phản chiếu trên những
câu hỏi này chúng ta có thể đạt đến một ý thức về cung cách mà tâm thức lĩnh
hội một cách tự nhiên và bẩm sinh “cái tôi” như hiện hữu từ chính phía của nó,
một cách cố hữu.
Chúng ta
hãy lấy một thí dụ khác. Khi có một điều
gì đấy quan trọng mà chúng ta đáng lẻ phải làm và chúng ta chực nhớ ra là chúng
ta đã quên mất, chúng ta có thể nổi giận ngay trong tâm thức chúng ta: “Ôi, cái trí nhớ tồi của tôi!” Khi chúng ta nổi giận với tâm tư của chính
mình, và “cái tôi” giận dữ ấy và tâm tư mà chúng ta giận dữ xuất hiện riêng
biệt với nhau.
Điều cũng
giống như thế xãy ra khi chúng ta cảm thấy khó chịu với thân thể chúng ta, hay
một phần của thân thể, chẳng hạn như bàn tay của chúng ta. “Cái tôi” giận dữ dường như có sự biểu hiện
riêng của nó, trong nó và tự nó, riêng biệt khỏi thân thể mà chúng ta giận
dữ. Trên một trường hợp như thế chúng ta
có thể quán sát làm thế nào mà “cái tôi” dường như tự nó đứng riêng biệt, như
tự nó tiến hành, tự nó thành lập bởi cung cách của đặc tính riêng của nó. Đối với ý thức như vậy, “cái tôi” không xuất
hiện được thiết lập trong sự tùy thuộc trên tâm thức và thân thể.
Quý vị có
nhớ lần nào khi chúng ta làm một việc tệ hại và tâm tư chúng ta nghĩ, “tôi thật
sự đã làm mọi thứ rối rắm”? Vào lúc ấy
chúng ta đồng nhất với “cái tôi” có thực thể cụ thể, mà nó không phải tâm thức
cũng như thân thể mà là điều gì đấy xuất hiện một cách mạnh mẽ hơn.
Hay nhớ
lại thời gian khi chúng ta làm điều gì đấy thật tuyệt diệu hay điều gì đấy thật
dễ thương xãy ra cho chúng ta, và chúng ta cảm thấy thật tự hào trong ấy. “Cái tôi” này thật đáng giá, quá mến yêu,
thật thích thú, và là đối tượng của sự tự quan trọng như vậy thật là rõ ràng
một cách cụ thể và sinh động. Vào những
lúc như vậy, ý nghĩa của “cái tôi” là đăc biệt rõ ràng.
Một khi
chúng ta nắm bắt một sự biểu hiện hiển nhiên như vậy, chúng ta có thể làm nên
một cảm giác sai lầm của “cái tôi” xuất hiện trong tâm thức chúng ta, và không
để cho cung cách làm cho nó sức mạnh của nó nhỏ lại, chúng ta có thể thẩm tra,
giống như từ một góc, nó có tồn tại trong một cách cụ thể hay không, nhưng nó
xuất hiện. Trong thế kỷ mười bảy, Đức
Đạt Lai Lạt Ma thứ năm đã nói về điều này với sự trong sáng vô cùng:
Đôi khi
“cái tôi” sẽ dường như hiện hữu trong phạm vi của thân thể. Đôi khi nó dường như tồn tại trong phạm vi
của tâm thức. Đôi khi nó dường như hiện
hữu trong phạm vi của cảm giác, phân biệt, hay những nhân tố khác. Vào lúc chung cuộc của những kiểu mẫu đa dạng
của hiện tướng, chúng ta sẽ kết luận một “cái tôi” đã tồn tại từ trong bản chất
của chính nó, đấy là nó tồn tại một cách cố hữu (từ tự tính), rằng tự khởi đầu
nó là tự thành lập, tồn tại một cách không khác biệt với tâm thức và thân thể,
là thứ cũng được phối hợp như nước và sửa.
Đây là sự thực tập đầu tiên, sự xác định đối tượng bị phủ nhận trong
quan điểm của vô ngã. Chúng ta nên hành
động với nó cho đến khi kinh nghiệm sâu sắc sinh khởi.
Ba bước
còn lại, được thảo luận trong ba chương tiếp theo, được hướng tới một loại thấu
hiểu “cái tôi” loại này, mà chúng ta tin tưởng quá nhiều và là điều chi
phối quá nhiều đến thái độ của chúng ta,
thật sự chỉ là một sự giả dối của sự tưởng tượng. “Cái tôi” cụ thể này, hoàn toàn không tồn
tại. Để hành động đối với những bước
tiếp theo, điều thiết yếu là nhận ra và
trụ với cảm giác mạnh mẽ về một “cái tôi” tự thiết lập.
Thiền Tập Quán Chiếu
1-
Tưởng tượng ai đấy chỉ trích quý vị
điều gì đấy mà thật sự quý vị đã không có làm, chỉ một ngón tay vào quý vị và
nói, “Ngươi đã làm hư hại như thế - như thế.”
2-
Hãy nhìn sự phản ứng của quý
vị. “Cái tôi” xuất hiện như thế nào
trong tâm thức quý vị?
3-
Quý vị lĩnh hội trong cách nào?
4-
Hãy chú ý “cái tôi” dường như tự
hiện hữu như thế nào, tự cấu thành, tự thiết lập bằng cung cách của chính đặc
trưng của nó.
Cũng:
1-
Hãy nhớ lại một thuở khi quý vị buồn nãn với tâm thức quý vị, chẳng hạn
khi quý vị thất bại trong việc nhớ lại điều gì đấy.
2-
Ôn lại cảm giác của quý vị. “Cái tôi” xuất hiện đến tâm thức quý vị lúc
ấy như thế nào?
3-
Quý vị lĩnh hội nó bằng cách nào?
4-
Hãy chú ý “cái tôi” dường như tự
hiện hữu như thế nào, tự cấu thành, tự thiết lập bằng cung cách của chính đặc
trưng của nó.
Cũng:
1-
Hãy nhớ lại một thuở khi quý vị chán
nãn với thân thể quý vị hay với một đặc trưng nào đấy của thân thể quý vị,
chẳng hạn như tóc quý v ị.
2-
Hãy nhìn vào cảm giác quý vị, “cái
tôi” xuất hiện đến tâm thức quý vị như thế nào lúc ấy?
3-
Quý vị lĩnh hội nó bằng cách nào?
4-
Hãy chú ý “cái tôi” dường như tự
hiện hữu như thế nào, tự cấu thành, tự thiết lập bằng cung cách của chính đặc
trưng của nó.
Cũng:
1-
Hãy nhớ lại một thuở khi quý vị làm
điều gì đấy tệ hại và quý vị đã nghĩ, “tôi đã thật sự làm ra một đống xà bần.”
2-
Lưu tâm đến cảm giác của quý
vị. “Cái tôi” xuất hiện đến tâm thức quý
vị lúc ấy như thế nào?
3-
Quý vị lĩnh hội nó bằng cách nào?
4-
Hãy chú ý “cái tôi” dường như tự
hiện hữu như thế nào, tự cấu thành, tự thiết lập bằng cung cách của chính đặc
trưng của nó.
Cũng:
1-
Hãy nhớ lại một thuở khi quý vị làm
điều gì đấy thật tuyệt vời và quý vị nhận lấy niềm tự hào trong ấy.
2-
Thẩm tra cảm giác của quý vị. “Cái tôi” xuất hiện đến tâm thức quý vị lúc
ấy như thế nào?
3-
Quý vị lĩnh hội nó bằng cách nào?
4-
Hãy chú ý “cái tôi” dường như tự
hiện hữu như thế nào, tự cấu thành, tự thiết lập bằng cung cách của chính đặc
trưng của nó.
Cũng:
1-
Hãy nhớ lại một thuở khi điều gì đấy
diệu kỳ xãy đến cho quý vị và quý vị nhận niềm vui sướng ấy.
5-
Hãy nhìn cảm giác của quý vị . “Cái tôi” xuất hiện đến tâm thức quý vị lúc
ấy như thế nào?
6-
Quý vị lĩnh hội nó bằng cách nào?
7-
Hãy chú ý “cái tôi” dường như tự
hiện hữu như thế nào, tự cấu thành, tự thiết lập bằng cung cách của chính đặc
trưng của nó.
12
Quyết Định Những Sự Lựa Chọn
Khi những hiện tượng được phân tích
một cách riêng lẻ như vô ngã
Và những gì đã từng được phân tích
trên thiền quán,
Đấy là nguyên nhân cho việc đạt đến
hoa trái, niết bàn.
Các con không đi đến hòa bình qua
bất cứ nguyên nhân nào khác.
- Đức
Phật -
Trong bước
thứ nhất, chúng ta đã thấy chúng ta xuất hiện đến tâm thức của chúng ta như thế
nào. Nhận thức này là cần thiết bởi vì
nếu chúng ta không có một cảm nhận về tồn tại cố hữu hay tự tính là gì, bất
chấp chúng ta nói về vô ngã và tính không nhiều như thế nào, nó sẽ chỉ là chữ
nghĩa. Sau khi chúng ta đã xác định rõ ý
nghĩa mà những đối tượng hiện hữu từ năng lực trong chính chúng, rồi thì chúng
ta nghiên cứu và thiền quán về vô ngã và tính không, cung cách mở ra cho điều
thông hiểu gì đây về sự vắng mặt của sự tồn tại quá cụ thể hé rạng đến tâm thức
chúng ta. Tuy thế, không biết đối tượng
xuất hiện để có một vị thế như vậy và sự tán thành của chúng ta đến nó như thế
nào, chúng ta có thể có ấn tượng rằng những đại luận giải về tính không chỉ là
sự cố gắng để thúc đẩy chúng ta chấp nhận những gì chúng nói đến. Do thế, hãy liên tục quán chiếu trên bước đầu
tiên, như một sự thẩm thấu kiến thức, sự lượng định của mục tiêu được khảo sát
sẽ trở nên vi tế và vi tế hơn.
BƯỚC
THỨ HAI:
GIỚI
HẠN NHỮNG KHẢ NĂNG
Bây giờ
chúng ta cần thiết lập một cấu trúc hợp lý cho sự phân tích theo sau. Trong tổng quát, bất cứ điều gì mà chúng ta
tiếp nhận đến tâm thức phải hoặc là một hay hơn một, số ít hay số nhiều. Thí dụ, rõ ràng là một cột đá và một cái nồi
sắt là số nhiều; một cái tô là một thứ, số ít.
Bởi vì đây
là trường hợp, những gì được thiết lập một cách cố hữu cũng hoặc là một thực
thể hay những thực thể khác nhau; không có khả năng nào khác. Điều này có nghĩa là nếu “cái tôi” là tồn tại
một cách cố hữu, nó phải hoặc là một với tâm thức và thân thể hay hoàn toàn
khác biệt với thân thể và tâm thức.
Chúng ta
cần cân nhắc về những thông số này.
Chúng là những phạm vi để thẩm nghiệm trong hai bước sau cùng mục tiêu
mà chúng ta xác định trong bước thứ nhất có thật sự tồn tại một cách thật cụ
thể hay không. Nếu nó là như thế, nó
phải có thể đứng vững với sự phân tích này.
Thiền
Quán Phản Chiếu
1-
Phân tích “cái tôi” có tự thiết lập
một cách cố hữu trong phạm vi của phức hợp thân-tâm có thể có một cách tồn tại
khác hơn là biểu hiện là một phần hay tách biệt với thân thể và tâm thức không?
2-
Lấy một hiện tượng khác, chẳng hạn
như một cái cốc và một cái bàn, hay một ngôi nhà và một ngọn núi, như một thí
dụ. Hãy thấy rằng không có đặc trưng tồn
tại thứ ba. Chúng hoặc là giống nhau
hoặc khác nhau.
3-
Quyết định rằng nếu “cái tôi” tồn
tại một cách cố hữu như nó dường như là, nó phải hoặc là một hay tách biệt với
tâm thức và thân thể.
13
Phân Tích Tính Chất Đồng Nhất
Giáo thuyết tối thượng tịnh hóa tâm
thức
Là việc vắng mặt sự tồn tại cố hữu.
(Vô tự tính)
-LONG
THỌ TÁN DƯƠNG THỰC TẠI –
Bây giờ
chúng ta sẳn sàng để phân tích “cái tôi” có thể là một với tâm thức và thân thể
hay không. Quan tâm những ngụ ý
sau. Nếu “cái tôi” được thiết lập trong
tự nó và của chính nó, như nó hiện diện đến tâm thức chúng ta, và nếu nó cũng
là một với tâm – thân, thế thì “cái tôi” và tâm – thân hoàn toàn không thể khác
biệt. Chúng sẽ phải là hoàn toàn và luôn
luôn là giống nhau là một với nhau.
Những hiện tượng xuất hiện một cách nhưng tồn tại trong một cách khác là
sai lạc, nhưng không thể cho những gì là thật sự được thiết lập có một sự đối
kháng giữa sự xuất hiện và sự kiện thực tế.
Điều gì thật sự phải xuất hiện cung cách nó tồn tại và phải tồn tại
trong cung cách nó xuất hiện.
Nếu “cái
tôi” là một với tâm – thân, thậm chí có hợp lý để thừa nhận sự tồn tại của “cái
tôi” không? Như Long Thọ nói trong Trung
Quán Luận:
Khi được xem như là vô ngã
Ngoại trừ phức hợp tâm – thân,
Thế thì phức hợp tâm – thân tự nó sẽ là tự ngã
Nếu như thế, tự ngã của bạn không tồn tại
Nếu “cái
tôi” và phức hợp tâm – thân là giống nhau một cách chính xác, sẽ không thể nghĩ
về “thân thể tôi” hay “cái đầu tôi” hay “tâm thức tôi” hay phỏng đoán rằng
“thân thể tôi đang mạnh mẽ hơn.” Cũng
thế, nếu tự ngã và tâm – thân là một, thế thì tâm thức và thân thể không tồn
tại nữa, tự ngã cũng sẽ không tồn tại.
Vấn đề thứ
hai là, vì tâm thức và thân thể là số nhiều, những tự ngã của một người sẽ phải
là nhiều vẻ. Như Nguyệt Xứng nói:
Nếu tâm thức và thân thể là tự ngã,
Thế thì bởi vì tâm thức và thân thể là số nhiều
Những tự ngã sẽ phải đúng là số nhiều
Hay, như
tự ngã là một, tâm thức và thân thể cũng sẽ là một (số ít), một cách vô lý.
Vấn đề thứ
ba là, giống như tâm thức và thân thể được sản sinh và suy tàn, “cái tôi” cũng
phải được sản sinh một cách cố hữu và suy tàn một cách cố hữu. Mặc dù Phật Giáo thừa nhận rằng tự ngã được
sản sinh và suy tàn, chúng tôi cho rằng điều này thật là quy ước tục đế, không
phải một cách cố hữu từ chính phía nó.
Trong việc vắng mặt của sự tồn tại cố hữu (vô tự tính), có thể cho một
chuỗi thời khắc, ngay cả sự sống, hình thành một sự tương tục mà trong ấy cái
sau tùy thuộc vào cái trước. Tuy nhiên,
nếu tự ngã được sản sinh một cách cố hữu và tan rả một cách cố hữu, thì không
thể có những thời khắc hiện tại của đời sống của quý vị tùy thuộc trên những
thời khắc trước, vì mỗi thời khắc vì mỗi thời khắc được sản sinh và tan rã
trong tự nó và của chính nó, mà không tùy thuộc trên bất cứ điều gì khác. Trong trường hợp này, những đời sống quá khứ
sẽ không thể có, vì mỗi đời sống sẽ tồn tại trong tự nó và của chính nó [mà
không liên hệ với bất cứ điều gì khác].
Đức Phật
nói về việc nhớ lại những đời sống quá khứ, và một số người tiếp nhận một cách
sai lầm rằng điều này có nghĩa là Đức
Phật sau sự giác ngộ và cá nhân, Ngài ở trong một cuộc đời quá khứ là một và
giống nhau, và vì thế là thường
còn. Tuy nhiên, khi Đức Phật diễn tả
những đời sống trước đây, Ngài đã cẩn thận không đồng nhất rằng con người của
đời sống hiện tại của Ngài trong một nơi đặc thù tại một thời điểm đặc thù là
con người trong một nơi đặc thù tại một thời điểm đặc thù của quá khứ. Ngài đã nói trong dạng thức tổng quát, nói
một cách đơn thuần rằng, “Trong quá khứ ta đã là một con người như thế như
thế,” những Ngài đã không nói, “Trong quá khứ Phật Thích Ca Mâu Ni là một con
người như vậy như vậy.”
Trong cách
này, chủ thể của hành động (nghiệp) trong một đời sống quá khứ và tác nhân trãi
nghiệm những kết quả của những nghiệp chướng đó được bao gồm trong sự tương tục
của điều mà Phật Giáo gọi là “cái tôi tồn tại không cố hữu” (hay “chỉ là – cái
tôi” đã du hành từ đời này sang đời khác.
Nói cách khác, nếu “cái tôi” được sản sinh một cách cố hữu và tan rã một
cách cố hữu, sự tương tục như thế sẽ không thể có, vì hai kiếp sống – con người
làm những hành động và con người chịu đựng những hậu quả - sẽ không liên hệ với
nhau. Điều này sẽ đưa đến kết quả vô lý
rằng những hiệu quả an lạc của những hành vi đạo đức và những hậu quả khổ đau
của những hành động vô đạo đức sẽ không sinh hoa trái cho chúng ta; những hậu
quả của những hành động đó sẽ là lãng phí, chúng ta sẽ trãi nghiệm những hậu
quả mà chính chúng ta đã không tạo tác.
Thiền
Quán Phản Chiếu
Quan tâm những hậu quả nếu “cái tôi” được thiết lập trong tự
nó và của chính nó [không liên hệ với bất cứ thứ gì khác] phù hợp với việc nó xuất
hiện như thế nào trong tâm thức chúng ta và nếu nó cũng là một với tâm – thân
chúng ta:
1-
“Cái tôi” và tâm – thân sẽ hoàn toàn
và tuyệt đối là một.
2-
Trong trường hợp đó, thừa nhận một
“cái tôi” sẽ vô nghĩa.
3-
Sẽ không thể nghĩ về “thân thể tôi”
hay “cái đầu tôi” hay “tâm thức tôi”.
4-
Khi tâm thức và thân thể không tồn
tại nữa, tự ngã cũng sẽ không tồn tại.
5-
Vì tâm thức và thân thể là số nhiều,
những tự ngã của một người cũng sẽ là số nhiều.
6-
Vì “cái tôi” chỉ là một (số ít), tâm
thức vả thân thể cũng sẽ là một (số ít).
7-
Giống như tâm thức và thân thể được
sản sinh và tan rã vì thế sẽ phải thừa nhận rằng “cái tôi” được sản sinh một
cách cố hữu và tan rã một cách cố hữu.
Trong trường hợp này, không có hiệu quả an lạc của những hành động đạo
đức , cũng không có hậu quả khổ đau của những hành động phi đạo dức sản sinh
hoa trái cho chúng ta, hay chúng ta sẽ trãi nghiệm hậu quả của những hành vi mà
chúng ta đã không tạo tác.
Hãy nhớ
rằng, những gì được thiết lập một cách cố hữu không thể được bao gồm trong cùng
sự tương tục mà phải là khác biệt một cách không liên hệ. Thấu hiểu rằng điều này lệ thuộc trên việc
tiếp nhận một ý nghĩa đúng đắn của việc “cái tôi” và những hiện tượng khác
thường xuất hiện đến chúng ta là sự tự cấu thành [[2]]
và chúng ta thường chấp nhận sự xuất hiện đó và rồi hành động trên căn bản của
nó như thế nào. Đây là loại hiện hữu
phóng đại mà chúng ta đang khảo sát.
14
Phân Tích Sự Khác Biệt
Giống như điều được biết
Rằng hình tướng khuôn mặt của một
người được thấy
Tùy thuộc trên tấm gương soi
Nhưng không phải thật sự tồn tại như
là một khuôn mặt
Do thế khái niệm “cái tôi” hiện hữu
Tùy thuộc trên tâm thức và thân thể
Nhưng giống như hình tướng của khuôn
mặt
“Cái tôi” hoàn toàn không tồn tại
như thực tại của chính nó.
Tràng Hoa Quý Báu - LONG THỌ ĐẠI SĨ
Bây giờ,
hãy phân tích “cái tôi” và tâm- thân có thể là khác nhau hay không? Quan tâm đến những điều đề cập sau đây. Những thứ tinh thần và vật lý được gọi là
“những hiện tượng phức hợp” bởi vì chúng được sản sinh, tồn tại và tan hoại qua
từng thời khắc. Những đặc trưng này cho
thấy rằng những nhân tố tinh thần và vật lý tồn tại qua những nguyên nhân và
điều kiện đặc thù, và vì thế chúng là vô thường.
Nếu “cái
tôi” và toàn bộ những loại những lĩnh vực của những hiện tượng vô thường là
khác nhau một cách cố hữu, thì “cái tôi” sẽ vô lý không có những đặc trưng của
những hiện tượng vô thường ấy là, được sản sinh, tồn tại, và tan hoại, giống
như một con ngựa, bởi vì nó hoàn toàn khác biệt với con voi, nên nó không có
những khía cạnh đặc thù của con voi. Như
Nguyệt Xứng nói:
Nếu tự ngã
được thừa nhận là khác biệt với tâm thức và thân thể, thế thì giống như ý thức
là khác biệt với thân thể, tự ngã sẽ được thiết lập như có một đặc trưng khác
biệt hoàn toàn với tâm thức và thân thể.
Một lần
nữa, nếu “cái tôi” và tâm –thân là khác biệt một cách cố hữu, thì “cái tôi”
phải là điều gì đó được tưởng tượng một cách sai lầm hay là một hiện tượng
thường tại. Nó cũng không thể có những
đặc trưng đặc thù của hoặc là tâm thức hay thân thể, và vì thế sẽ phải được
quán chiếu riêng biệt một cách hoàn toàn với thân thể và tâm thức. Khi chúng ta tìm kiếm cho một “cái tôi” là
gì, chúng ta sẽ phải liên hệ đến điều gì đấy riêng biệt với thân thể và tâm
thức, nhưng chúng ta không thể làm như thế.
“Cái tôi” chỉ được nhận thức trong phạm vi của thân thể và tâm
thức. Như Nguyệt Xứng nói:
Không có
tự ngã nào khác hơn là phức hợp của tâm thức và thân thể bởi vì
Tách rời
khỏi phức hợp tâm-thân, khái niệm của nó không tồn tại.
Thiền Quán Phản Chiếu
Quan tâm đến những hệ quả nếu “cái tôi” được thiết lập trong
chính nó và tự chính nó phù hợp với việc nó xuất hiện như thế nào đến tâm thức
chúng ta và nếu có cũng khác biệt một cách cố hữu với tâm-thân:
1-
“Cái tôi” và tâm-thân phải là tách
biệt một cách hoàn toàn.
2-
Trong trường hợp ấy, “cái tôi” phải
được tìm thấy sau khi xóa sạch tâm thức vả thân thể.
3-
“Cái tôi” sẽ không có những đặc
trưng về sự sản sinh, không đổi, tàn hoại, mà đấy là vô lý.
4-
“Cái tôi” sẽ ngớ ngẫn phải chỉ là
một điều bịa đặt của sự tưởng tượng hay thường tại.
5-
Một cách vô lý, “cái tôi” sẽ không
có bất cứ đặc trưng nào của vật lý hay tinh thần.
15
Đi đến một kết luận
Thực tại được biết chắc sau này
Của những gì trước đây được tưởng
tượng bởi vô minh
-Tràng Hoa Quý Báu – LONG THỌ ĐẠI SĨ-
Vào giữa
thế kỷ thứ mười bảy, Đức Đệ Ngũ Đạt Lai Lạt Ma đã nhấn mạnh tầm quan trọng như
thế nào để việc phân tích không trở thành một bài học thuộc lòng như vẹt mà
phải là sống động. Khi chúng ta tìm kiếm
cho một “cái tôi” tồn tại cụ thể như vậy mà không thể tìm kiếm được nó hoặc là
cùng giống hay khác biệt với tâm thức và thân thể, điều thiết yếu là phải tìm
kiếm cùng khắp; bằng khác đi chúng ta sẽ không cảm thấy tác động của việc không
tìm thấy nó. Đức Đệ Ngũ Đạt Lai Lạt Ma
đã viết:
Cái kiễu
thức của sự không khám phá ra chỉ là sự lập lại nghèo nàn của mệnh đề “không
tìm thấy.” Thí dụ, khi một con bò bị
mất, người ta không chỉ chấp nhận như thật sự bởi một lời tuyên bố, “Nó không ở
trong một vùng như thê như thế.” Đúng
hơn bằng sự tìm kiếm nó khắp mọi nơi trên vùng đất cao, trong vùng trung du, và
ở vùng đất thấp, rồi thì chúng ta mới đi đến kết luận chắc chắn rằng nó không
thể tìm thấy nó được. Ở đây cũng thế,
qua sự thiền quán cho đến khi mà đi đến một kết luận, chúng ta đạt được một
niềm tin.
Một khi
chúng ta dấn thân trong sự phân tích qua cách này, chúng ta sẽ bắt nghi ngờ về
cái cảm giác mạnh mẽ của của một “cái tôi” tự cấu thành mà trước đây dường như
hiện hữu vô cùng rõ ràng. Chúng ta dần
dần bắt đầu nghĩ, “Aha! Trước đây điều
này dường như vô cùng chân thật, nhưng có lẽ nó không thật sự như thế.” Rồi thì, khi chúng ta phân tích nhiều hơn
nữa, chúng ta sẽ trở nên chắc chắn hơn (không chỉ một cách giả tạo mà từ trong
sâu thẩm) rằng một “cái tôi” như vậy hoàn toàn không tồn tại. Chúng ta sẽ vượt khỏi cái giới hạn của ngôn
ngữ và đạt đến sự chăc chắn về điều ấy, mặc dù nó xuất hiện thật cụ thể, nhưng
nó không tồn tại trong cách ấy. Đây là
ấn tượng trãi rộng của sự phân
tích: một quyết định từ trong tâm thức
của chính chúng ta rằng “cái tôi” loại này thật sự không tồn tại.
Thông
thường khi tôi sắp thuyết pháp cho một đám đông, tôi chú ý rằng đối với tâm
thức của tôi, mỗi người trong thính chúng dường như hiện hữu riêng biệt tương
ứng trên từng vị trí của chính họ qua năng lực của chính họ, hơn là tồn tại chỉ
qua năng lực của tư tưởng, chỉ tồn tại một cách quy ước của thế gian. Tất cả họ dường như tồn tại trong một điều
kiện rắn chắc cường điệu; đấy là họ có vẻ như thế nào, họ xuất hiện như thế
nào, họ lóe ra trong tâm thức tôi như thế nào.
Nhưng nếu họ thật sự hiện hữu trong cách này, họ sẽ có thể tìm thấy được
qua loại thẩm tra mà tôi vừa diễn tả, trái lại không thể tìm thấy họ được. Có một sự mâu thuẩn giữa việc họ xuất hiện
như thế nào và họ thật sự tồn tại như thế nào.
Do vậy, tôi đánh thức tâm thức tôi bất cứ điều gì tôi biết về vô ngã,
phản chiếu, thí dụ, qua lời tuyên bố của Long Thọ Đại Sĩ trong Căn Bản Trung
Quán Luận -“Tuệ Trí”, ở đấy ngài đã thẩm tra Đức Phật có tồn tại một cách cố
hữu hay không:
Đức Phật không phải là phức hợp của tâm-thân ngài.
Ngài không khác hơn phức hợp thân-tâm ngài
Phức hợp tâm-thân không phải là ngài; ngài không ở trong ấy.
Ngài không sở hữu nó.
Đức Phật là gì ở đấy?
Long Thọ
nên Đức Phật như một thí dụ của biểu hiện vô ngã, của sự vắng mặt một con người
tồn tại cố hữu (có tự tính). Trong cùng
cách, chúng ta cần phản chiếu trên sự vô ngã của chính chúng ta. Khi chúng ta áp dụng sự phản chiếu này đến chính tôi, tôi nghĩ:
Thầy tu Tenzin Gyatso không phức hợp thân- tâm của ông ta.
Ông không gì khác hơn là phức hợp thân-tâm của ông ta.
Phức hợp thân-tâm không phải ở trong ông; ông ta cũng không
ở trong nó.
Ông không sở hữu nó.
Tenzin Gyatso là gì ở đấy?
Tu sĩ
Tenzin Gyatso không là gì trong phức hợp thân-tâm, từ đỉnh đầu cho đến gót
chân. Khi tôi tìm ông đạo Tenzin Gyatso,
không thể tìm ra điều gì – không phải là cái thấy, không phải là cái nghe,
không phải là cái ngửi, không phải cái nếm, không phải cái xúc chạm, và không
phải cái suy tư; không phải ý thức lúc thức, không phải ý thức trong mộng,
không phải ý thức ngủ sâu, và cuối cùng ngay cả không phải linh quang lúc lâm
chung. Có bất điều gì ở đây là Tenzin
Gyatso không? Không điều gì có thể tìm
thấy là Tenzin Gyatso.
Cũng thế,
không có điều gì bên ngoài phức hợp thân-tâm là Tenzin Gyatso. Thêm nữa, Tenzin Gyatso không tùy thuộc trên
phức hợp thân-tâm như một thực thể riêng biệt, như một rừng cây trên tuyết;
cũng thế, cả hai thứ ấy sẽ đòi hỏi Tenzin Gyatso và phức hợp thân-tâm hoàn toàn
khác biệt, và điều ấy là không thể được. Cũng thế Tenzin Gyatso không sở hữu phức hợp
thân-tâm, giống như con người sở hữu con bò, mà điều ấy đòi hỏi những thực thể
khác biệt hoàn toàn, hay như một thân cây sở hữu cái lõi của nó, mà chúng sẽ là
hoàn toàn giống nhau.
Thế thì
Tenzin Gyatso là gì ở đấy? Chắc chắn,
không có điều gì có thể tìm thấy – không có một bộ phận nào của phức hợp
thân-tâm, không lệ thuộc trên phức hợp thân-tâm như một thực thể riêng lẻ,
không trong sự sở hữu của phức hợp thân-tâm, và không ngay cả sự tương tục của
phức hợp thân-tâm. Rõ ràng rằng tự ngã
chỉ đơn thuần được thiết lập trong sự lệ thuộc trên phức hợp của thân-tâm.
Sự phân
tích này giữ quan điểm trong một sự đối lập với cung cách mà chúng ta thường
suy nghĩ. Khi tôi nghĩ, “tôi là một tu
sĩ”, có một sự xuất hiện trong tâm thức tôi về một thầy tu với sở hữu thân thể
và tâm thức. Tất cả con người chúng ta,
điều ấy là chắc chắn, nhưng khi chúng ta xác định chính chúng ta như một con
người và khi chúng ta nhận dạng một người nào khác như một kẻ khác biệt ở đấy,
hai điều này xuất hiện hầu như một cách cụ thể.
Tuy nhiên, khi chúng ta áp dụng sự phân tích để quyết định con người
thật sự là gì – khi chúng ta phân tích con người này là một loại tâm thức và
thân thể nào đấy – chúng ta không bắt được bất cứ điều gì là cá nhân ấy. Cũng thế, không thể có điều gì đấy hoàn toàn
riêng biệt với thân thể và tâm thức là cá thể ấy. Đây là trường hợp, đây là hệ thống Phật Giáo
thậm thâm dạy chúng ta rằng một cá thể chỉ được thiết lập trong sự lệ thuộc
trên thân thể và tâm thức.
Khi tôi sử
dụng sự phân tích, tôi hiểu rằng những gì lúc khởi đầu dường như rõ ràng sờ mó
được thì hoàn toàn không hiện hữu trong cách này. Con người xuất hiện để hiện hữu vô cùng quả
quyết lại rõ ràng không thể tìm thấy.
Điều này dường như hiện hữu trong tự chính nó được thấy phụ thuộc trên
tư tưởng.
Phản chiếu
trên điều này, khi tôi nhìn vào thính chúng, tôi thấy rằng tất cả hàng chục
nghìn người đang nghĩ “tôi”, “tôi”, “tôi” trong một cách mà thật tế là sai lạc,
đưa đẩy chính họ vào trong rắc rối. Nhìn
họ trong cách này giúp cho tôi – và sẽ giúp quý vị - kêu gọi từ lòng yêu thương
quan tâm cho chúng sinh bị vướng trong bẩy sập của nhận thức sai lầm. Đây là việc tôi thường bắt đầu những buổi
thuyết giảng của tôi như thế nào.
Bằng việc
thiền quán và trau dồi dần dần bốn bước này, chúng ta sẽ phát triển một năng
lực để thẩm tra bất cứ điều gì và mọi thứ trong cách này – thấy sự xung đột của
hiện tướng và thực tại, và sự lừa dối từ những chiều sâu mà con người và sự vật
không hiện hữu trong cách mà chúng xuất hiện.
Điều được hiểu bằng tâm thức hoàn toàn quả quyết như thế là việc vắng
bóng sự tồn tại cố hữu của “cái tôi”, mặc dù chúng ta thường tin tưởng nó một
cách rất mạnh mẽ. Chúng ta hoàn toàn
thấu hiểu sự tồn tại cố hữu hoàn toàn không có.
Tâm thức chúng ta trở nên hòa nhập trong tính không ấy.
Thiền Quán Phản Chiếu
Ôn tập lại bốn bước đối với nhận thức:
1-
Số
không trên mục tiêu, sự xuất hiện của “cái tôi” giống như nó được thành
lập trong tự nó và từ chính nó.
2-
Quả quyết rằng nếu “cái tôi” tồn tại
trong cung cách dường như thế, nó phải hoặc là một với tâm thức và thân thể hay
tách biệt khỏi tâm thức và thân thể.
3-
Quán chiếu một cách hoàn toàn những
rắc rối với “cái tôi” và phức hợp tâm-thân giống như vậy.
a.
“Cái tôi” và thân-tâm sẽ phải là một
hoàn toàn và trong mọi cách .
b.
Thừa nhận rằng một “cái tôi” sẽ là
vô nghĩa.
c.
Sẽ không thể nghĩ về “thân thể tôi”,
hay “cái đầu tôi” hay “tâm thức tôi”
d.
Khi tâm thức và thân thể không tồn
tại nữa, tự ngã cũng sẽ không tồn tại.
e.
Vì thân thể và tâm thức là số nhiều,
tự ngã một người cũng phải là số nhiều.
f.
Vì “cái tôi” chỉ là một, thân thể và
tâm thức cũng phải là một.
g.
Giống như tâm thức và thân thể được
sản sinh và tan rả, “cái tôi” được sản sinh một cách cố hữu và tan rả một cách
cố hữu. Trong trường hợp này, không có những tác động toại ý của các hành động
đạo đức cũng không có những ảnh hưởng đớn đau của các hành vi phi đạo đức sẽ
sinh ra kết quả cho chúng ta, hay chúng ta sẽ trãi nghiệm những ảnh hưởng của
các hành vi mà chính chúng ta không phạm phải.
4-
Quán chiếu một cách hoàn toàn những
rắc rối của “cái tôi” và phức hợp thân-tâm hiện hữu khác biệt một cách cố hữu.
a.
“Cái tôi” và thân-tâm sẽ phải là
hoàn toàn tách biệt.
b.
Trong trường hợp ấy, “cái tôi” sẽ có
thể được tìm thấy sau khi dẹp hết tâm thức và thân thể.
c.
“Cái tôi” sẽ không có những đặc
trưng của sản sinh, vĩnh cửu, và hư hoại, là điều vô lý.
d.
“Cái tôi” một cách ngớ ngẫn sẽ phải
chỉ là một điều bịa đặt của sự tưởng tượng hay thường còn.
e.
Một cách phi lý, “cái tôi” sẽ không
có bất cứ những đặc trưng vật chất và tinh thần.
16
Thử Nghiệm Sự Thân Chứng Của Chúng Ta
Giống như một người đi đến tàn hoại qua sự ăn uống sai lạc
Nhưng giành được
Sự trường thọ, tự do khỏi bệnh tật,
Sức mạnh và niềm sướng vui qua ăn uống đúng đắn
Vì thể một người đi đến tàn hoại
Qua thấu hiểu sai lạc,
Nhưng đạt được hạnh phúc và giác ngộ tối thượng
Qua sự thấu hiểu đúng đắn.
-
LONG
THỌ, Tràng Hoa Quý Báu.
Khi chúng
ta đã hoàn tất sự phân tích với sự quan tâm đến chính mình, tìm kiếm cho một sự
tồn tại cố hữu của “cái tôi”, cuối cùng chúng ta hiểu biết rằng một “cái tôi”
không thể tìm thấy, nhưng có phải điều này là tính không của sự tồn tại cố hữu
hay điều gì thô thiển hơn? Chúng ta gọi
trình độ thô thiển "không tồn tại về thực chất trong ý nghĩa độc lập của
con người" (duyên sinh) và trình độ vi tế "không tồn tại một cách cố
hữu" (vô tự tính). Có thể kết luận
một cách sai lầm rằng chúng ta đã hiểu tính không vi tế hơn khi chúng ta đã
thật sự thấu hiểu chỉ trên trình độ thô thiển.
Cả hai sự
thực chứng đều hữu ích, và sự thấu hiểu về trình độ thô thiển chắc chắn sẽ hổ
trợ đối với sự thực chứng ở trình độ vi tế, nhưng quan trọng là không được lẫn
lộn hai thứ. Để nói về sự khác biệt, đầu
tiên đi qua sự tóm tắt lập luận trong Chương 15: rồi thì sự cảm nhận là
"cái tôi" tự cấu thành rơi thành từng mảnh, và nó biến mất trong tâm
thức vì tâm thức chúng ta ở trong chân không, chuyển chủ đề chúng ta khảo sát
từ "cái tôi" đến thân thể chúng ta
hay một bộ phận nào đấy của thân thể, chẳng hạn như cánh tay của chúng
tôi.
Nếu chúng
ta cảm nhận rằng thân thể hay cánh tay của chúng ta là tự cấu thành lập tức
biến mất, và sự vắng bóng của một vị thế như vậy xuất hiện trong tâm thức chúng
ta, đây là một dấu hiệu rằng sự thấu hiểu về tính không của "cái tôi"
đã ở trên một trình độ vi tế hơn. Tuy
nhiên, nếu năng lực của lập luận trước không lập tức áp dụng cho thân thể hay
cánh tay chúng ta, điều này cho thấy rằng sự thấu hiểu về tính không của
"cái tôi" không quá sâu mà còn ở trình độ thô thiển.
Nếu một
cảm giác nào đấy của sự tồn tại cụ thể của hiện tượng khác này còn lại, sự phân
tích trước đây của chúng ta không sâu như nó có thể dường như. Đây là tại sao Long Thọ nói:
Cho đến khi thân và tâm được lĩnh hội một cách sai lầm,
Do thế, cho đến lúc ấy sự lĩnh hội của "cái tôi"
sai lầm tồn tại.
LÀM
THẾ NÀO ĐỂ NÓI VỀ NHỮNG SỰ KHÁC BIỆT
GIỮA
NHỮNG NHẬN THỨC SAI LẦM THÔ THIỂN VÀ VI TẾ
Một lý do
có thể cho sự thấu hiểu về "cái tôi" không mở rộng đến những hiện
tượng khác là sự nhận dạng ban đầu về một "cái tôi" tự cấu thành được
hoàn tất trong phạm vi của một thí dụ rõ ràng về sự thổi phồng tự ngã, mà với
nó chúng ta phản ứng với tham dục, thù hận, phòng thủ, hay những thứ như
thế. Căn cứ trên sự nhận dạng thô thiển
ấy, có thể dường như rằng trong những trạng huống bình thường, sự cảm nhận về
"cái tôi" không lẫn lộn với hiện tướng của một "cái tôi" tự
cấu thành. Nhưng trong thực tế nó là như
thế, mặc dù ở một trình độ vi tế hơn. Đó
là tại sao sự thực chứng ban đầu, mặc dù hữu ích, nhưng không có nhiều năng lực
như nó có thể.
Tôi muốn
đi vào một số chi tiết về điểm này, vì thế hãy vui lòng cố gắng với tôi. Trước tiên chúng ta cần quan tâm đến câu hỏi
thú vị này: Nếu một cá nhân không phải là thân cũng không phải là tâm, hay một
sự phối hợp của hai thứ này, vậy thì chúng ta nhìn vào gì khi chúng ta lưu ý
"cái tôi"? Những kinh luận của
chúng tôi nói với chúng tôi rằng những gì chúng ta đang chú ý đến là một
"cái tôi" hay con người được thiết lập một cách lệ thuộc. Chúng ta đang chú ý đến, mặc dù không hiểu
một cách thích đáng, chỉ là "cái tôi", mà Đạo Phật gọi là "chỉ
là- cái tôi" đơn thuần . Bởi vì một
sự hiểu sai tâm thức và thân thể như tồn tại cố hữu (có tự tính) quá nhanh
chóng đứng trước sự lãnh hội sai lầm về "cái tôi", có thể dường như
rằng những gì chúng ta đang chú ý đến khi chúng ta xem "cái tôi" là
thân thể và tâm thức, nhưng thật sự chỉ là tự chính "cái tôi" mà
thôi.
Tuy nhiên, sự thật là, bất chấp những gì xuất
hiện trong tâm thức chúng ta bây giờ, cho dù đến những giác quan hay đến thức
tinh thần chúng ta, nó trộn lẩn với một sự thổi phồng điều kiện của nó. Tất cả những hiện tướng của những hiện tượng
ngoại và nội tại, kể cả "cái tôi", bị trộn lẫn với một cảm giác rằng
những đối tượng hiện hữu từ phía chính chúng; vì lý do này, tất cả những thức
của chúng ta bị sai lầm với sự quan tâm đến những gì xuất hiện đến chúng, ngay
cả khi chúng là đúng về những quán sát nào đấy, chẳng hạn thấy đối tượng xanh
dương là xanh dương, hay xác định cánh cửa là cánh cửa. Những tâm thức như vậy là đúng với những đối
tượng ngoại tại nhưng sai lầm trong đó, do bởi khuynh hướng thiên kiến của
chúng ta, các đối tượng được thấy với một màn bao phủ của sự tồn tại cố hữu (có
tự tính).
Do thế,
nếu khi thiền quán, chúng ta chấp nhận sự xuất hiện của chúng ta như nó là và
tiến hành bác bẻ một cảm nhận phụ trội nào đó của sự tồn tại cố hữu, thì chúng
ta đã nhìn được vào thí dụ chính của sự tồn tại cố hữu mà chúng ta đang tìm
kiếm sự bác bẻ. Vâng, chúng ta thật sự
hiện hữu, nhưng "cái tôi" không tồn tại trong cách nó xuất hiện trong
tâm thức chúng ta. Đây là tại sao vào
thế kỷ mười bảy Đức Đệ Ngũ Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh rằng sự tồn tại cố hữu (tự
tính) phải bị bác bẻ với việc quan tâm đến chính "cái tôi" đầu tiên
thường xuất hiện.
"Cái
tôi" này không tồn tại. Khi sự kiện
này được thấy, nhận thức sai lầm gốc rể bị làm mất tác dụng, trái lại nếu chúng
ta để "cái tôi" ấy giống như nó hiện hữu và tiếp tục với sự phân tích
của chúng ta, thì chúng ta sẽ không đi vào trình độ của vấn đề gốc rể. Đây là bởi vì "cái tôi - đơn thuần"
("Cái tôi" không tồn tại cố hữu, "cái tôi" vô tự tính) và
"cái tôi" tồn tại một cách cố hữu, hay có tự tính bị trộn lẫn với
nhau. Do vậy, chúng ta phải lưu ý rằng
"cái tôi" này mà chúng ta chú ý đến không tồn tại như nó xuất hiện. Bằng khác đi, nếu chúng ta cho "cái
tôi" này là thật sự và chỉ tìm kiếm để chứng minh rằng nó không tồn tại
một cách cơ bản, chúng ta sẽ hiểu sai bản chất tình không của nó, như được giải
thích trong chương 7.
NHẪN NẠI
LÀ CẦN THIẾT
Sự cần
thiết để tiến hành đến trình độ sâu xa hơn này là tại sao chúng ta phải duy trì
thực tập tại sự luân phiên giữa việc xác định một cảm nhận ngày càng vi tế hơn
về việc "cái tôi" xuất hiện và sử dụng lý trí để thấy "cái tôi" xuất hiện
ấy có thể được phân tích hay không. Qua
tiến trình này, chúng ta sẽ dần dần sâu sắc hơn trong sự lãnh hội của cả những
gì là ý nghĩa cảm nhận sự thổi phồng của tự ngã và tính không vững chãi trong
nền tảng của nó.
Giống như
luận điển đại thừa nói, chúng ta sẽ bắt đầu thực hiện một sự phân biệt giữa sự
tồn tại và sự tồn tại cố hữu qua chính kinh nghiệm của chúng ta. Những luận điển đại thừa đòi hỏi chúng ta
tránh cả cực đoan của việc thổi phồng bản chất của con người và sự vật và cực
đoan đối kháng - rằng con người và sự vật hoàn toàn không tồn tại. Chúng thật sự tồn tại một cách chắc chắn;
nhưng chúng tồn tại như thế nào mới là
vấn đề.
Khi chúng
ta tiến tới thấu hiểu rằng con người và sự vật không thể tìm thấy dưới sự phân
tích nhưng tâm tư nhận thức rằng chúng thật tồn tại, chúng ta có thể bắt đầu
cảm thấy tác động về tuyên bố rằng chúng tồn tại qua năng lực của tư
tưởng. Điều này, hóa ra, sẽ đòi hỏi
chúng ta quan tâm xa hơn với việc con người và sự vật xuất hiện đến tâm thức
chúng ta như thế nào và sẽ xói mòn sự vững tin trong điều tốt lành hay tệ hại
trong hiện tướng của những thứ này, là những thứ trước đây chúng ta chấp nhận
tự động như thực chất của những đối tượng.
Chúng ta sẽ bắt đầu lưu ý việc chúng ta tán thành đối với hiện tướng của
các đối tượng như thế nào và việc chúng ta đạt được chúng như thế nào.
Trong cách
này, thiền quán là một hành trình dài lâu, không là tuệ giác đơn độc hay ngay
cả vài tuệ giác. Nó sẽ trở nên ngày càng
thậm thâm hơn khi ngày ngày, tháng tháng, năm năm trôi qua. Hãy đọc tiếp và suy nghĩ cùng thiền quán.
Thiền quán
1-
Đi qua bốn bước của phân tích được diễn tả trong Chương 15
2- Khi cảm
nhận rằng "cái tôi" là tự cấu thành vở thành từng mãnh và tan biến
trong trống không, chuyển sang quan tâm đến cái tay của hành giả, thí dụ thế.
3- Hãy
thấy, cảm nhận mà cánh tay của hành giả tồn tại cố hữu lập tức tan biến qua
những lý trí phía trước.
4- Nếu sự
phân tích trước không lập tức áp dụng vào cánh tay của hành giả, thì sự thấu
hiểu của hành giả vẫn còn ở trình độ thô thiển.
TIẾP
TỤC THỰC TẬP VỚI NÓ
Dấu hiệu
mà chúng ta đã thật sự trở nên ấn tượng với sự vắng mặt sự hiện hữu của
"cái tôi' cụ thể, thuần nhất xảy ra khi chúng ta xem thân thể hay tâm thức
và không xem hiện tướng của nó là thật sự. Chúng ta chấm dứt việc dành cho nó
quá nhiều sự tin cậy trong những hiện tướng thổi phồng của nó bởi vì chúng ta
đã trở nên ấn tượng với việc vắng bóng sự tồn tại cố hữu được khám phá qua
thiền phân tích (quán). Sự giảm bớt niềm
tin trong sự thật của những hiện tướng là một dấu hiệu của thành công, và qua
việc thiền quán tiếp tục nó có thể ngày càng lớn mạnh hơn. Tiến trình này là việc chúng ta đi đến càng
ngày càng gần hơn để thấy chính chúng ta thật sự như thế nào.
Thực chứng
tính không là khó khăn, nhưng nếu chúng ta kiên trì thực hành - phân tích và
phân tích - sự lĩnh hội chắc chắn sẽ đến.
Chúng ta sẽ thấu hiểu ý nghĩa của việc tìm kiếm cho sự tồn tại cố hữu
(tự tính) là gì nhưng không tìm ra nó - việc tìm kiếm cho những gì được hình
dung vô cùng mạnh mẽ và không tìm ra nó.
Sự không tìm ra xuất hiện đến tâm thức như tính không, đầu tiên yếu ớt
và rồi thì ngày càng rõ ràng hơn. Mặc dù
tuệ giác ban đầu không sâu sắc lắm,
nhưng khi chúng ta kiên trì trong tiến trình này, chúng ta sẽ thâm nhập ngày
càng sâu hơn.
Qua ý
nghĩa sơ bộ của tính không, chúng ta sẽ đạt được một ý nghĩa rõ ràng hơn về si
mê là gì; điều này sẽ đưa đến một kinh nghiệm khá hơn về tính không. Sự hiểu biết về tính không tốt hơn, đến lượt
chính nó, sẽ làm nổi bật sự nhận diện ra si mê ám chướng của chúng ta, và điều
gì đang bị phủ nhận. Sự nhận diện này sẽ
làm sâu sắc hơn tác động của lý trí khi chúng ta sử dụng nó hết lần này đến lần
khác, bao hàm sự thấu hiểu và sự xói mòn
sự tin tưởng của chúng ta trong những gì bị thổi phồng. Đây là việc chúng ta tháo gở những rắc rối
như thế nào.
Ẩn Tâm Lộ
ngày 17/10/2011
17
Mở Rộng Tuệ Giác Này đến Những Gì Chúng Ta Có
Giống như con tỉnh ngộ biết
Sự phân biệt sai lầm của chính con,
Hãy áp dụng tinh thần này đến tất cả
mọi hiện tượng.
-
ĐỨC PHẬT
Để ôn
lại: Nếu có một "cái tôi" cụ
thể, thế thì nó phải hoặc là một với thân-tâm hay khác biệt với thân-tâm. Vì cả hải khả năng ấy được giải thích với
những ảo tưởng hợp lý, chúng ta phải đi đến kết luận rằng một "cái
tôi" cụ thể như vậy là hoàn toàn không tồn tại.
Nó dễ
thuyết phục một cách tương đối, một khi chúng ta đã thấu hiểu rằng "cái tôi"
có tự tính không hiện hữu, để nhận ra rằng ý nghĩa của tự tính sở hữu là sai
lầm. Tâm thức và thân thể là những đối
tượng được sử dụng bởi "cái tôi" ấy. "Cái tôi" giống như
một chủ nhân, mà thân thể và tâm thức thuộc về nó. Thực tế, chúng ta nói, "Thân thể tôi hơi
xuống dốc", Hay "Thân thể tôi vừa vặn". Những lời tuyên bố như vậy là có ý
nghĩa. Mặc dù chúng ta không nghĩ
"Đấy là 'cái tôi' khi chúng ta nhìn vào cánh tay chúng ta, khi cánh tay
chúng ta đau đớn, chúng ta chắc chắn nghĩ thực rằng "tôi trong cơn đau,
tôi không khỏe". Tuy thế, rõ ràng
rằng "cái tôi" và thân thể là khác biệt; thân thể thuộc về "cái
tôi".
Tương tự
thế, chúng ta nói về "tâm thức tôi", và chúng ta có thể nói,
"Trí nhớ của tôi yếu, có điều gì đấy sai lạc". Chúng ta là người huấn luyện của tâm thức,
tâm thức như một học trò ngang ngạnh, sẽ được dạy bảo để làm những gì chúng ta
muốn.
Trong cách
này, thân thể và tâm thức thuộc về "cái tôi", và "cái tôi"
là chủ nhân của chúng. Mặc dù không thể
phủ nhận rằng mỗi thứ biểu diễn những chức năng tương ứng của nó, tuy nhiên
không có "cái tôi" độc lập khỏi thân thể và tâm thức sở hữu
chúng. Đôi mắt, đôi tai chúng ta, v.v...
thật sự là những đối tượng mà chúng ta thấy có lý như "của tôi",
nhưng chúng không tồn tại trong cung cách mà chúng xuất hiện thật năng động đến
tâm thức chúng ta, những thứ bị làm chủ bởi một "cái tôi" tồn tại cố
hữu. Như Long Thọ đã nói trong Tràng Hoa
Quý Báu của ngài:
Đức Phật thuyết giảng chỉ để cứu giúp chúng sinh
nói rằng tất cả chúng sinh
Đã phát sinh từ sự nhận thứ sai lầm của "cái tôi"
Và bị bao phủ với nhận thức "của tôi".
Khi chúng ta nhận ra rằng tự ngã không tồn tại một cách cố
hữu, rồi thì "của tôi" cũng không thể có tự tính.
THIỀN
QUÁN
Quan tâm:
1- Những
hiện tượng nội tại, chẳng hạn như tâm thức chúng ta và thân thể chúng ta, thuộc
về chúng ta và vì thế là "của ta".
2- Những
đồ vật bên ngoài, như áo quần, hay xe cộ mà chúng ta có cũng là "của
ta".
3- Nếu
"cái tôi" không tồn tại một cách cố hữu, thì những gì là 'của
tôi" cũng không thể tồn tại một cách cố hữu ('cái tôi' và 'của tôi' đều vô
tự tính).
18
Cân Bằng Tịch Tĩnh và Tuệ Giác
(Định - Tuệ)
Trau dồi thiền ổn định mà thôi
Sẽ không tiêu trừ sự phân biệt tồn
tại cố hữu
Những cảm xúc phiền não có thể trở
lại,
Làm nên tất cả những loại quấy rầy.
- ĐỨC PHẬT
Tịch tĩnh
bất động hay định lực có thể đè nén những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng, nhưng nó
không thể loại trừ hoàn toàn chúng. Tuệ
giác nội quán là cần thiết bởi vì như được giải thích trước đây, nó có thể loại
trừ hoàn toàn những cảm xúc phiền phức và những rối rắm hậu quả của chúng. Thiền ổn định (chỉ) và thiền phân tích (quán)
bây giờ phải làm việc với nhau. Khi
chúng thể hiện chức năng cách này, chúng có thể nhổ gốc những cảm xúc phiền
phức và loại trừ những giới hạn của thông tuệ vì thế chúng ta có thể hoàn thành
mục tiêu tối hậu của việc giúp đở những kẻ khác một cách hiệu quả hơn.
Sự trong
sáng và ổn định của tịch tĩnh bất động mở ra đường hướng cho phân tích để cung
ứng một tuệ giác chân thật đầy năng lực vào trong tính không của sự tồn tại cố
hữu (tự tính không). Với nhận thức trực
tiếp về tính không của những hiện tượng ấy - chính chúng ta, người khác, và mọi
sự vật - đưa chúng ta vào trong những cảm xúc tàn phá, các rắc rối có thể chiến
thắng tại gốc rể của chúng.
Để phối
hợp tịch tĩnh bất biến và tuệ giác đặc biệt (định tuệ song hành), chúng ta cần
luân phiên thiền tập trung (chỉ) với thiền phân tích (quán) và đưa cả hai thứ
đến sự hòa hiệp. Quá nhiều phân tích sẽ
thúc đẩy trạo cử xao động, làm tâm thức không ổn định một cách nhẹ nhàng, nhưng
quá nhiều ổn định sẽ làm cho chúng ta không muốn phân tích. Như hiền nhân Tây Tạng Tông Khách Ba nói:
Nếu chúng
ta chỉ đơn thuần diễn tập thiền phân tích, tịch tĩnh bất biến phát sinh trước
đây sẽ suy giảm. Do thế, đã leo lên con
ngựa tịch tĩnh bất biến, chúng ta phải duy trì với phân tích và sau đó luân
phiên điều này với thiền ổn định một cách định kỳ.
LIÊN
HỢP TỊCH TĨNH BẤT BIẾN VÀ TUỆ GIÁC ĐẶC BIỆT
(Định
Tuệ Hiệp Nhất)
Trước
tiên, tịch tĩnh bất biến và phân tích như hai đầu của một cái cân, cái này trở
nên hơi sáng suốt hơn khi cái kia trở nên rõ ràng. Nhưng bây giờ, khi chúng ta đã luân phiên
thiện nghệ giữa thiền ổn định và phân tích (chỉ và quán), năng lực của chính
phân tích làm cho tinh thần và thân thể uyển chuyển rộng sâu hơn trước đây, khi
tịch tĩnh bất biến được đạt đến qua thiền ổn định. Khi tịch tĩnh bất biến và tuệ giác hoạt động
trong cách này, đồng thời với năng lưc tương ứng, nó được gọi là "sự hợp
nhất của tịch tĩnh bất biến và tuệ giác đặc biệt" (định tuệ bất nhị). Nó cũng được gọi là "tuệ trí phát sinh
từ thiền quán", như một sự tương phản với tuệ trí sinh khởi từ nghe, đọc,
học, hay suy nghĩ.
Trước đây,
trong khi đọc và suy nghĩ về tính không, ý thức của chúng ta hướng tới tính
không như một đối tượng vận dụng trí óc của điều tra, vì thế tâm thức chúng ta
và tính không tách rời và phân
biệt. Nhưng bây giờ chúng ta đã có kinh
nghiệm về việc thẩm thấu tính không mà không có cảm giác rằng chủ thể và đối
tượng là xa cách với nhau. Chúng ta đang
tiếp cận một thể trạng mà trong ấy tuệ giác và tính không giống như nước để vào
trong nước.
Dần dần,
cảm giác vi tế duy trì của chủ thể và đối tượng tan biến, với chủ thể và đối
tượng hoàn toàn hiệp nhất vào trong vô thức hay vô phân biệt. Như Đức Phật nói, "Khi ngọn lửa của sự
hiểu biết về thực tại giống như nó phát sinh từ sự tự phân tích đúng đắn, gỗ
của khái niệm được đốt cháy, giống như lửa của gỗ cọ xát với nhau."
THIỀN QUÁN
PHẢN CHIẾU
Đối với người mới bắt đầu, thật hữu ích để học hỏi việc lên
kế hoạch này cho tiến trình tâm linh, bởi vì nó sẽ duy trì một ảnh hưởng đầy
năng lực trên sự phát triển của chúng ta.
Trong thời gian thực tập, chúng ta có thể luân phiên một ít thiền ổn
định (chỉ) với một chút thiền phân tích (quán) nhằm để cho cả hai trải qua tiến
trình và để làm mạnh sự thiền tập hiện tại.
1- Đầu tiên tập trung tâm thức chúng ta trên một đối tượng,
thí dụ như một hình tượng của Đức Phật hay hơi thở.
2- Sử dụng thiền phân tích như được diễn tả trong bốn bước
thiền quán về bản chất của "cái tôi". Quán chiếu sự không thể hợp lý
của việc quả quyết rằng tự ngã và thân/tâm hoặc là giống nhau hay khác biệt:
TÍNH ĐỒNG NHẤT
*"Cái
tôi" và thân/tâm phải là hoàn toàn và trong mọi cách là một.
*
Trong trường hợp ấy, thừa nhận một "cái tôi" sẽ là vô nghĩa.
*
Sẽ là không thể để nghĩ về "thân thể tôi" hay "cái đầu tôi"
hay "tâm thức tôi".
*
Khi tâm thức và thân thể không còn tồn tại nữa, tự ngã cũng sẽ không tồn tại nữa.
*
Vì thân thể và tâm thức là số nhiều, những cái ngã của một người cũng là
số
nhiều.
*
Vì "cái tôi" chỉ là một, tâm thức và thân thể cũng là một.
*
Giống như thân thể và tâm thức được sản sinh và tan rả, vì thể phải thừa nhận
rằng "cái tôi" cũng được sản sinh một cách cố hữu và tan rả một cách
cố hữu. Trong trường hợp này, không phải
các ảnh hưởng thỏa lòng của các hành vi đạo đức cũng không phải các tác động
đau đớn của các hành động không đạo đức sẽ chịu kết quả cho chúng ta, hay chúng
ta sẽ trải nghiệm những ảnh hưởng của những hành vi mà chính chúng ta đã chẳng
từng làm.
TÍNH KHÁC BIỆT
*
"Cái tôi" và thân/tâm sẽ phải là riêng biệt hoàn toàn.
*
Trong trường hợp ấy, "cái tôi" phải tìm ra được sau khi tẩy trừ sạch
tâm thức và thân thể.
*
"Cái tôi" sẽ phải có những đặc trưng của sản sinh, bất động, và tan
rả, là những thứ không hợp lý.
*
"Cái tôi" một cách ngớ ngẩn phải chỉ là một thứ ảo ảnh của tưởng
tượng hay thường còn.
*
Một cách không hợp lý, "cái tôi" sẽ phải có những đặc trưng thân thể
hay tinh thần.
3- Khi chúng ta phát triển một ít
tuệ giác, trụ với tuệ giác ấy trong thiền ổn định (chỉ), thưởng thức tác động
của nó.
4- Rồi thì, khi cảm giác giảm bớt
một ít, hãy trở lại thiền phân tích (quán) để khôi phục cảm giác và phát triển
tuệ giác hơn nữa.
Luân
phiên giữa việc tập trung trên một chủ đề và phân tích trực tiếp về nó sẽ đẩy
mạnh kinh nghiệm sâu sắc hơn.
Trích từ quyển How to See Yourself as You Really
Are của Đức Đạt Lai Lạt Ma
Ẩn
Tâm Lộ ngày 27/10/2011
[1][ ] sáu cầu thành – sáu đại : không, đất, nước, gió, lửa, và thức
[2] Không liên hệ đến những thứ
khác, tức là sự xuất hiện độc lập, không do nhân duyên, mà đấy là điều không thể
có. Và chúng ta phải thấu hiểu điều này
một cách rõ ràng, mới có thể có chính kiến về sự liên hệ hổ tương hay duyên
sinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét