Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

VIỄN TƯỢNG CỦA TÔI

Giới thiệu: VIỄN TƯỢNG CỦA TÔI


Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và lắng nghe tin tức hay đọc trên báo chí, chúng ta đối diện với những câu chuyện buồn thảm giống nhau – bạo động, chiến tranh, và thảm họa.  Rõ ràng rằng, ngay trong thời kỳ hiện đại này đời sống quý giá không an toàn.  Tôi không thể nhớ lại một chương trình tin tức một ngày nào mà không có một báo cáo về tội ác ở đâu đấy.  Có quá nhiều tin tức xấu ngày nay, một sự tỉnh thức về sợ hãi và căng thẳng như vậy, mà bất cứ một chúng sinh nhạy cảm và từ bi nào phải hỏi về “tiến trình” mà chúng ta đã và đang thực hiện trong thế giới hiện đại.

Mĩa mai thay, những vấn đề quan trọng nhất bắt nguồn từ những xã hội kỷ nghệ phát triển, nơi mà sự biết đọc biết viết chưa từng có chỉ dường như đã và đang cổ vũ không ngừng nghĩ và không bao giờ hài lòng.  Không nghi ngờ gì về những tiến trình chung trong nhiều lĩnh vực – đặc biệt khoa học và kỷ thuật – nhưng sự phát triển trong kiến thức không đủ thế nào ấy.  Những vấn nạn căn bản của con người vẫn hiện hữu.  Chúng ta đã không thành công trong việc đem đến hòa bình, hay trong sự giảm thiểu khổ đau nói chung.

Tình trạng này đưa tôi đến một kết luận rằng có lẻ có điều gì đấy sai lầm một cách nghiêm trọng với cách mà chúng ta chỉ đạo những mối quan hệ của chúng ta, và điều ấy, nếu không kiểm tra đúng thời, có thể có những hậu quả thảm khốc cho con người.   Chúng tôi hoàn toàn không chống lại khoa học và kỷ thuật - chúng đã cống hiến một cách bao la, mênh mang cho toàn bộ kinh nghiệm của loài người; cho một đời sống vật chất tốt đẹp và thoãi mái của chúng ta và cho sự hiểu biết vĩ đại đối với thế giới chúng ta đang sống.  Nhưng nếu chúng ta nhấn mạnh quá nhiều đến khoa học va kỷ thuật chúng ta có nguy cơ quên lãng với những khía cạnh về tri thức và hiểu biết của con người với sự cảm hứng trên tính trung thực, chân thật,  lương thiện  và lòng vị tha.

Khoa học và kỷ thuật, mặc dù có thể tạo nên một sự thoãi mái vật chất không tính đếm được, nhưng không thay thế cho những giá trị tinh thần và nhân bản lâu đời mà văn minh thế giới đã được tô điểm một cách sâu sắc, rộng rãi, trong tất cả mọi hình thức quốc gia của nó mà chúng ta được biết ngày hôm nay.  Không ai có thể phủ nhận những lợi ích vật chất chưa từng có của khoa học kỷ thuật, nhưng những nan đề của loài người vẫn tồn tại; một khi chúng ta tiếp tục đối diện với những vấn đề giống như vậy, nếu không phải là thêm khổ đau, sợ hải và căng thẳng.  Vì vậy nó không chỉ là hướng đến một sự cân bằng giữa phát triển vật chất trên một phương diện và phát triển những giá trị tinh thần về mặt kia.  Nhằm mục tiêu đem đến một sự điều chỉnh vĩ đại này, chúng ta cần làm sống lại những giá trị nhân bản của chúng ta.

Chúng tôi chắc chắn rằng nhiều người chia sẻ sự quan tâm của chúng tôi về sự khủng hoảng đạo đức toàn cầu và sẽ tham gia vào lời kêu gọi của chúng tôi đến tất cả những ai theo chủ nghĩa nhân đạo và những người thực hành tôn giáo, những người cũng chia sẻ quan tâm này để hổ trợ làm nên một xã hội, một cộng đồng của chúng ta từ bi hơn, bác ái hơn, yêu thương hơn, công bằng hơn, và vô tư hơn. Chúng tôi không nói như một Phật tử hay ngay cả là như một người Tây tạng. Mà chúng tôi cũng không tuyên bố như một nhà chuyên môn trên những chính trường quốc tế (mặc dù chúng tôi không tránh khỏi bình luận trên những vấn đề này).  Tốt hơn là, chúng tôi nói năng đơn giản như một người của nhân loại, như một người ôm ấp những giá trị tinh thần nhân bản mà căn nguyên của nó không chỉ ở Đại thừa Phật giáo mà ở tất cả những tôn giáo vĩ đại trên thế giới.  Từ triển vọng của viễn cảnh này chúng tôi muốn chia sẻ với tất cả quan điểm cá nhân của chúng tôi - rằng: 

1-    Sự quan tâm chung là căn bản để giải quyết những vấn đề của địa cầu.
2-    Từ ái và bi mẫn là những cột trụ của hoà bình thế giới;
3-     Tất cả những tôn giáo thế giới tìm kiếm một nền hòa bỉnh thế giới tiến bộ.
4-    Mỗi cá nhân phải có trách nhiệm để hình thành những tổ chức phục vụ cho sự cần thiết của thế giới

Chúng ta hãy xem qua những vấn đế này từng mục một.

1-    SỰ QUAN TÂM CHUNG LÀ CĂN BẢN ĐỂ GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA CẦU

Trong nhiều vấn đề mà chúng ta đối diện ngày nay, có một số là thiên tai và phải được chấp nhận và đối diện với một sự trấn tĩnh, bình thản.  Tuy vậy, những việc khác, là do chúng ta tự làm nên, tạo nên bằng sự thiếu hiểu biết, thiếu cảm thông, và có thể điều chỉnh được.  Một loại như vậy đã trỗi dậy từ  sự xung đột của những tư tưởng, chính trị và tôn giáo. Khi người ta chiến đấu với kẽ khác đến tận cùng của sự hẹp hòi, chúng ta đã đánh mất cái cảnh tượng căn bản của loài người là điều mà đã nối kết chúng ta lại với nhau như một gia đình loài người dường như đơn độc trong vũ trụ bao la.  Chúng ta phải nhớ rằng sự khác nhau về tôn giáo, tư tưởng, và hệ thống chính trị của thế giới là nhằm ý nghĩa cho nhân loại đạt được hạnh phúc.  Chúng ta không được đánh mất cái viễn tượng của mục tiêu căn bản này và không khi nào chúng ta nên đánh giá những ý nghĩa nào khác trên điều này; quyền lợi tối thượng của loài người, của nhân tính đứng trên tất cả mọi vấn đề và tư tưởng này phải luôn luôn được duy trì và nhắc nhở.

Với viễn cảnh của sự nguy hiểm lớn nhất rõ ràng mà loài người đối diện - trong sự kiện, toàn thể sự sống trên hành tinh của chúng ta - là sự đe doạ của hiểm hoạ tàn phá bởi bom nguyên tử.  Chúng tôi nghĩ không cần quá chi tiết về sự nguy hiểm này, nhưng chúng tôi kêu gọi tất cả những lãnh tụ của các cường quốc nguyên tử, những người thật sự nắm giữ tương lai của thế giới trong tay, đến những khoa học gia và kỷ thuật gia những người tiếp tục chế tạo nên những vũ khí của sự tàn phá kinh khiếp này, và đến tất cả những người có những vị trí ảnh hưởng đến những lãnh tụ của họ; chúng tôi kêu gọi đến họ sự thực thi ôn hoà của họ và bắt đầu làm việc tháo bỏ và phá huỷ toàn bộ vũ khí nguyên tử.  Chúng ta biết rằng trong sự kiện của một cuộc chiến tranh hạch tâm sẽ không có người chiến thắng vì sẽ không có kẽ nào tồn tại !   Có phải nó không làm hoảng sợ nhưng chỉ để trầm tư với sự tàn phá phi nhân  và vô  tâm như vậy mà thôi hay sao ?  Và, nó không hợp tình, hợp lý khi chúng ta nên từ bỏ nguyên nhân cho sự tàn phá của chính chúng ta khi mà chúng ta biết  nguyên nhân và có cả thời gian cùng  ý nghĩa để làm như thế ?  Thông thường chúng ta không thể vượt thắng những vấn đề nan giải của chúng ta bởi vì có thể chúng ta không biết nguyên nhân hay, nếu chúng ta hiểu nó, không có ý nghĩa gì để từ bỏ hay giải quyết việc ấy.  Điều này không phải là trường hợp của hiểm hoạ hạt nhân.

Cho dù chúng thuộc vào loài tiến triển hơn như loài người hay những loại đơn giản hơn như loài vật, tất cả mọi loài căn bản đều tìm kiếm hoà bình, thoãi mái và an toàn.  Cuộc sống đáng yêu đối với loài vật thầm lặng cũng như đối với bất cứ một người nào; ngay cả côn trùng đơn giản nhất cũng cố gắng để bảo vệ đối với những hiểm nguy đe doạ cho đời sống của nó.  Giống như mỗi chúng ta muốn sống và không muốn chết, đấy cũng là ước vọng của tất cả những tạo vật khác trong vũ trụ mặc dù năng lực của chúng tác động  lên điều này như thế nào, đây lại là một vấn đề khác.

Đại khái có hai loại của hạnh phúc và khổ đau, tinh thần (tâm lý) và vật chất (vật lý), và cho cả hai điều này, chúng tôi tin tưởng rằng hạnh phúc và khổ đau của tinh thần là sâu sắc và kịch liệt hơn.  Vì thế, chúng tôi nhấn mạnh việc rèn luyện tâm để chịu đựng khổ đau và đạt đến trạng thái thật cùng tận của hạnh phúc.  Tuy vậy, chúng tôi có một ý kiến tổng quát và cụ thể hơn về hạnh phúc, một sự phối hợp của hạnh phúc nội tại, sự phát triển kinh tế, và, trên tất cả, sự thanh binh của thế giới.  Để đạt được những mục tiêu này chúng tôi cảm thấy cần thiết để phát triển một ý thức của trách nhiệm toàn cầu, một sự quan tâm sâu sắc cho tất cả bất kể tín ngưỡng, màu da, giới tính, hay quốc tịch.

Hứa hẹn theo sau ý tưởng trách nhiệm toàn cầu này là sự kiện đơn giản rằng, trong dạng thức phổ biến, tất cả những khát vọng của những người khác  là giống như của tôi.  Mỗi người muốn hạnh phúc, mỗi chúng sinh muốn hạnh phúc, và không muốn khổ đau.  Nếu chúng ta, loài người thông minh, không chấp nhận sự kiện này, thì sẽ có nhiều hơn và nhiều hơn khổ đau trên hành tinh này.  Nếu chúng ta nuôi dưỡng một tự ngã để tiếp cận với cuộc sống và không ngớt cố gắng sử dụng, lợi dụng kẽ khác cho lợi ích của chính chúng ta, chúng ta có thể đạt được những lợi ích tạm thời, nhưng về lâu về dài chúng ta sẽ không thành công trong trong việc đạt đến ngay cả hạnh phúc cá nhân, và  thanh bình thế giới sẽ hoàn toàn là một vấn đề ngoài lề.

Trong đòi hỏi cho hạnh phúc, nhân loại đã từng sử dụng những phương pháp khác nhau, mà tất cả cũng rất thường tàn bạo và kinh khiếp.  Những thái độ ứng xử hoàn toàn không xứng hợp với cái nhãn hiệu con người, người ta đã giáng khổ đau xuống đồng loại và những loài khác cho những lợi ích vị kỷ của họ.  Cuối cùng, những hành động thiển  cận như vậy sẽ đem đến khổ đau cho chính người ấy cũng như những người khác.  Để được sinh ra làm người tự nó là một sự kiện hiếm có, và thật là thông minh để lợi dụng cơ hội này một cách có hiệu quả và thiện nghệ như chúng ta có thể làm.  Chúng ta phải có viễn cảnh chính đáng của tiến trình của cuộc sống toàn cầu, vì vậy hạnh phúc và vinh quang của một người hay một nhóm thì không thể tìm kiếm bằng sự trả giá của kẻ khác.

Tất cả những lời kêu gọi này là cho một sự tiếp cận mới đến những vấn đề của địa cầu chúng ta.  Thế giới đang trở nên nhỏ hơn và nhỏ hơn - và càng ngày càng lệ thuộc liên đới hơn - như một kết quả của sự phát triển nhanh chóng của kỷ thuật và trao đổi mậu dịch thế giới cũng như sự phát triển quan hệ giữa các quốc gia.  Bây giờ chúng ta lệ thuộc rất nhiều với những người khác.  Ngày xưa, những vấn đề hầu hết là ở phạm vi gia đình, và người ta giải quyết một cách tự nhiên ở cấp độ gia đình, nhưng tình trạng đã thay đổi.  Ngày nay chúng ta quá lệ thuộc, quá liên hệ gần gũi với những người khác, và rằng nếu không  có một ý thức trách nhiệm toàn cầu, một cảm giác anh chị em toàn cầu, cùng một sự hiểu biết và tin tưởng rằng chúng ta là một phần của một gia đình nhân loại vĩ đại, chúng ta không thể hy vọng vượt thắng những hiểm họa cho sự tồn tại quý báu của chúng ta - hãy để chỉ tình thân nhân loại mang về hòa bình và hạnh phúc.

Việc này đưa đến điều gì?  Một khi chúng ta nhận ra rằng tất cả chúng sinh yêu mến hạnh phúc và không muốn khổ đau, nó  sẽ trở nên cả sự sai lầm một cách đạo dức và thiếu thông tuệ thực tiển để theo đuổi hạnh phúc của riêng chúng ta rõ ràng đối với những cảm nhận và ngưỡng vọng của toàn thể thành viên của gia đình nhân loại của chúng ta.  Quan tâm đến người khác khi chúng ta theo đuổi hạnh phúc của chúng ta đưa chúng ta đến điều mà chúng tôi gọi là “sự vị kỷ thông tuệ”, là điều hy vọng sẽ chuyển hóa tự nó thành “sự quan tâm thỏa hiệp”, hay khá hơn nữa, “sự quan tâm hổ tương”.  Một số người nghĩ rằng trau dồi lòng bi mẫn là tốt cho người khác mà không nhất thiết cho chính họ, nhưng điều này là sai lầm. Quý vị là người lợi ích một cách trực tiếp nhất vì bi mẫn làm cho thấm nhuần trong quý vị một cảm giác tĩnh lặng (ngày nay những nhà nghiên cứu y khoa đã cho thấy trong nghiên cứu khoa học rằng một tâm thức tĩnh lặng là căn bản cho sức khỏe lành mạnh), sức mạnh nội tại, một sự vững vàng và hài lòng sâu sắc, trái lại sẽ không chắc chắn rằng đối tượng của lòng bi mẫn từ quý vị sẽ lợi ích hay không.  Từ ái và bi mẫn cởi mở đời sống nội tại của chúng ta, giảm thiểu căng thẳng, không tin tưởng, và cô đơn.  Tôi hoàn toàn đồng ý với một bác sĩ phương Tây mới đây đã nói với tôi rằng, những người nào thường sử dụng những chữ như, ‘tôi’, ‘của tôi’ có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hơn.  Bởi vì sự vị kỷ, cái nhìn của quý vị bị hạn hẹp đối với chính quý vị, ngay cả một vấn đề nhỏ nhặt sẽ dường như không chịu đựng nổi.

Mặc dù sự tăng trưởng mối liên hệ hổ tương giữa những quốc gia có thể được tiên liệu phát sinh sự hợp tác hơn, thật khó khăn để đạt đến một tâm linh về sự hợp tác chân thành trừ khi mà con người tiếp tục duy trì sự không khác biệt trong cảm nhận và hạnh phúc của những người khác.  Khi bị thúc đẩy hầu như bởi tham dục và ganh tỵ, thì người ta không thể sống trong hòa hiệp.  Một sự đường lối tâm linh không thể cung cấp một giải pháp tức thời đến toàn bộ những vấn đề chính trị được tạo bởi sự tiếp cận vị kỷ hiện tại, nhưng về lâu về dài nó sẽ biểu lộ chính căn bản của những vấn đề mà chúng ta đối diện hiện tại, và giải quyết chúng ngay tại gốc rể.

Thế giới đang trở nên nhỏ hơn, đến mức độ mà tất cả mọi khu vực của thế giới trở thành một phần rõ ràng của quý vị.  Vì vậy, tàn phá kẻ thù của quý vị là tàn phá chính quý vị.  Chính khái niệm về chiến tranh cũng lỗi thời.  Nếu thế kỷ hai mươi là thế kỷ của máu đổ, thì thế kỷ hai mươi mốt phải là thế kỷ của đối thoại.

Nếu loài người tiếp tục tiếp cận những vấn đề của họ từ viễn tượng của những thủ đoạn nhất thời, những thế hệ tương lai sẽ đối diện với những khó khăn vô cùng tận.  Dân số thế giới dang tăng lên, và những nguồn tài nguyên của chúng ta đang cạn kiệt một cách nhanh chóng.  Lưu tâm đến những tác động tai hại do sự tàn phá rừng rộng lớn trên toàn bộ nhưng lĩnh vực khí hậu, đất đai, và sinh quyển địa cầu.  Chúng ta đang đối diện với tai họa bởi vì mọi thứ được đưa lối bởi thủ đoạn cùng quan tâm vị kỷ, và không suy nghĩ đến toàn bộ gia đình sự sống chúng sinh, chúng ta không đặt vào lợi ích của trái đất và những nhu cầu lâu dài của sự sống.  Nếu chúng ta không nghĩ về những vấn đề này bây giờ, những thế hệ tương lai có thể không thể đương đầu với chúng.

2-    TỪ ÁI VÀ BI MẪN LÀ NHỮNG CỘT TRỤ CỦA HOÀ BÌNH THẾ GIỚI

Theo tâm lý học Phật Giáo, hầu hết mọi vấn nạn của chúng ta xuất phát từ sự dính mắc đến sự vật mà chúng ta thấy một cách sai lầm như thường tại (chấp thường).  Hoạt động từ ý thức sai lầm ấy, chúng ta thấy sự gây hấn và cạnh tranh như hữu ích trong việc theo đuổi những gì chúng ta tưởng tượng và khát vọng.  Nhưng điều này chỉ có thể kích động chiến tranh.  Một suy nghĩ được hướng dẫn sai lầm như vậy luôn luôn diễn ra trong tâm thức con người, nhưng khả năng của chúng ta trên điều ấy đã trở nên to lớn hơn,   bây giờ chúng ta sở hữu máy móc và kỷ thuật của những sức mạnh khổng lồ để tập họp và khai thác tài nguyên.  Trong cách này, tham muốn và gây hấn, được khuyến khích bởi si mê của chúng ta về mọi thứ như chúng thật sự là như thế, đã phun ra nhiều nọc độc của chúng nhiều hơn vào trong thế giới này.  Nếu vấn đề được giải quyết trong cung cách nhân bản, thì chúng sẽ chấm dứt một cách giản dị, trái lại nếu người ta cố gắng trong những cách vô nhân, những vấn đề tệ hại hơn sẽ tăng lên gấp bội đối với những thứ đã có.

Thuốc giải nhân bản cho những vấn đề này là từ ái và bi mẫn, đấy là những nhân tố căn bản cho hòa bình thế giới.  Chúng ta là những động vật hợp quần xã hội, những nhân tố chính để duy trì chúng ta với nhau là từ ái và bi mẫn.  Khi quý vị có từ ái và bi mẫn cho một người khốn khổ, cảm giác của quý vị được căn cứ trên lòng vị tha.  Bằng ngược lại, yêu thương đối chồng, vợ, con cái quý vị, hay những người bạn thân thường bị lẫn lộn với dính mắc, chấp trước, và khi sự dính mắc của chúng ta thay đổi, sự ân cần của chúng ta có thể biến mất. Yêu thương trọn vẹn hay từ ái được căn cứ không phải trên sự chấp trước mà trên lòng vị tha, mà đấy là sự đáp ứng hiệu quả nhất đến khổ đau.

Từ ái và bi mẫn là những gì chúng ta phải cố gắng để trau dồi trong chính chúng ta, mở rộng những biên giới hiện tại đến vô tận.  Lòng từ ái và  bi mẫn vô phân biệt, tự  phát, vàvô hạn có thể hiện thực ngay cả đối với người nào đó đã từng làm tổn hại đến quý vị - kẻ thù của quý vị.  Và năng lực của nó là kỳ diệu.

Đạo Phật dạy chúng ta hãy nhìn tất cả chúng sinh như bà mẹ yêu mến của chúng ta và biểu lộ lòng biết ơn đến những bà mẹ bằng việc yêu thương đến tất cả chúng sinh.  Một trong những hành động đầu tiên mà chúng ta thể hiện đầu tiên trong đời là bú sửa từ bầu vú của bà mẹ, sửa mẹ chính là biểu tượng của từ ái và bi mẫn.  Những nhà khoa học đã dẫn chứng bằng tài liệu qua nghiên cứu trên những con khỉ rằng những con khỉ con bị tách rời khỏi mẹ khỉ của chúng trong một thời gian dài thường căng thẳng và thô bạo, thiếu khả năng biểu lộ sự thân thiết đến những con khỉ khác, trái lại những con nào được thân cận với khỉ mẹ thường nô đùa hơn, mà đấy là hàm ý của hạnh phúc.  Theo quan điểm của Phật Giáo, chúng ta sinh và tái sinh trong vô lượng lần, nghĩa là chúng ta có thể nhận thức được rằng mỗi chúng sinh đã từng là cha mẹ chúng ta một lần hay nhiều hơn.  Trong cách này tất cả chúng sinh đã từng là thân quyến với nhau.  Từ thời khắc sinh ra, chúng ta được sự săn sóc ân cần của cha mẹ chúng ta; sau này trong cuộc sống, khi chúng ta đối diên với khổ đau của bệnh tật và tuổi già, một lần nữa chúng ta lệ thuộc trên sự tử tế của những người khác.  Nếu lúc bắt đầu và vào cuối cuộc đời sự sống của chúng ta lệ thuộc trên lòng tử tế của những kẻ khác, thì tại sao trong khoảng giữa của cuộc sống chúng ta lại không hành động một cách ân cần đối với họ?  Đấy là sự lựa chọn căn cứ vào sự thực.

Phát triển một tấm lòng tử tế, một cảm giác gần gũi đến mọi loài không đòi hỏi phải theo một sự thực hành tôn giáo quy ước nào.  Nó không chỉ cho những ai tin tưởng vào tôn giáo.  Nó là cho tất cả mọi người, không kể chủng tộc, tôn giáo, hay nguồn gốc chính trị.  Nó là cho tất cả những ai tự xem họ, trên tất cả, là thành viên của gia đình nhân loại.  Người có thể đi theo viễn tượng này rộng rãi hơn và lâu dài hơn.  Những giá trị căn bản của từ ái và bi mẫn hiện diện trong ngay từ lúc chúng ta mới sinh ra, trái lại những khái niệm dòng giống, chủng tộc, chính trị, và thần học là đến sau.  Bạo động không nhất trí với tính chất tự nhiên căn bản của con người.  Điều này có thể làm quý vị tự hỏi rằng, tại sao tất cả những loại bạo động lại trở thành tin tức trong khi những hành vi bi mẫn lại ít khi thấy.  Lý do là vì bạo động là khích động và không phù hợp với tính tự nhiên căn bản của con người, trái lại chúng ta cho rằng những hành vi bi mẫn là tự nhiên bởi vì chúng gần gũi với bản chất tự nhiên của chúng ta hơn.

Vì tất cả chúng ta mong ước đạt được hạnh phúc và lẫn tránh khổ đau và vì mỗi một con người tương đối không quan trọng trong mối quan hệ đối với vô lượng chúng sinh khác, chúng ta có thể thấy rằng thật đáng giá để chia sẻ những sở hữu với những người khác.  Hạnh phúc là phó sản của từ ái và phục vụ người khác là vượt xa đến những gì chúng ta đạt được từ việc phục vụ chỉ đơn độc cho chúng ta.

Sự sống của chúng ta ở trong sự tuôn chảy liên tục, nó phát sinh nhiều tình trạng khó khăn.  Nhưng khi những điều này được đối diện với tâm thức tĩnh lặng và trong sáng được hổ trợ bằng sự thực tập tâm linh, tất cả những điều ấy có thể được giải quyết một cách thành công.  Khi tâm thức chúng ta bị vẫn đục bởi thù hận, vị kỷ, ghen tỵ, và giận dữ, chúng ta không chỉ đánh mất sự kiểm soát mà cũng cả sự phán xét của chúng ta.  Tại những thời khắc cuồng nhiệt ấy, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, kể cả chiến tranh.  Mặc dù sự thực tập từ bi và tuệ trí được tất cả mọi người chúng ta sử dụng, nó đặc biệt có giá trị cho những người có trách nhiệm cho việc điều khiển những mối quan hệ quốc gia, trong bàn tay những ai dùng sức mạnh và cơ hội để tạo nên một khuôn mẫu cho hòa bình thế giới.

3-    TẤT CẢ NHỮNG TÔN GIÁO THẾ GIỚI TÌM KIẾM MỘT NỀN HÒA BÌNH THẾ GIỚI TIẾN BỘ

Những vấn đề chính thảo luận tiếp diễn phù hợp với đạo đức của tất cả những tôn giáo thế giới.  Chúng ta phải thấy  rằng đại đa số tôn giáo trên thế giới – Phật giáo, Thiên chúa giáo, Ấn giáo, Hồi giáo, Khổng giáo, Lão giáo, Do thái giáo, Bái hỏa giáo (Zoroastrianism), Kỳ na giáo (Jainism), đạo Sikh (Sikhism) – có cùng những ý tưởng giống nhau về lòng từ ái yêu thương , giống nhau về mục tiêu lợi ích cho nhân loại thông qua thực hành tâm linh, và giống nhau về tác động làm cho giáo đồ của chúng ta trở nên những người tốt đẹp hơn.  Tất cả những giáo huấn tôn giáo, những giới điều đạo đức cho sự toàn hảo những phương diện của tâm ý, thân thể, và lời nói.  Tất cả đều dạy chúng ta không được lừa dối, trộm cắp hay lấy mạng sống của kẽ khác, v.v… Mục tiêu phổ thông của tất cả những giới điều đạo đức đề ra bởi những đạo sư vĩ đại của nhân loại là vô ngã, không vị kỷ.  Những đạo sư vĩ đại muốn giảng dạy để hướng dẫn giáo đồ xa rời những con đường của những hành vi tiêu cực bởi nguyên nhân của si mê, ám tối và phát sinh trong họ những con đường của tính tốt, của lòng hào hiệp.

Tất cả những tôn giáo nhất trí trên sự cần thiết kiểm soát cái tâm hoang dã, không được luyện tập ẩn chứa vị kỷ và những cội rể của những phiền muộn, rối rắm, bất an, và mỗi tôn giáo  dạy một con đường hướng đến một trạng thái tâm linh hòa bình, thuần hóa, đạo đức, và thông tuệ.  Trong nhận thức này chúng tôi tin tưởng tất cả mọi tôn giáo có một thông điệp cùng bản chất.  Những sự khác nhau của giáo lý có thể bị đổ lỗi đến sự khác nhau của thời đại và hoàn cảnh như sự ảnh hưởng của văn hóa; quả vậy, chưa bao giờ ngừng nghĩ sự tranh luận học thuật khi chúng ta xem xét đến khía cạnh tinh khiết tâm linh siêu hình của tôn giáo.  Tuy vậy, nó sẽ lợi ích hơn để cố gắng thực hành bổ xung trong cuộc sống hằng ngày sự chia xẻ những giáo huấn cho lòng hảo tâm, tính hào hiệp được dạy bởi tất cả những tôn giáo tốt hơn là để tranh luận về những khác biệt nhỏ nhoi khi tiếp cận.

Có nhiều tôn giáo khác nhau để mang đến sự thoải mái và hạnh phúc cho nhân loại trong nhiều phương pháp như những phương pháp chửa trị cho những chứng bệnh khác nhau.  Tất cả những tôn giáo nổ lực phương pháp riêng của nhau để hổ trợ chúng sinh tránh  khỏi khổ đau và gặt hái hạnh phúc.  Và, mặc dù chúng ta có thể tìm những lý do căn bản nào đấy thích hợp để giải thích những chân lý của tôn giáo, có một nguyên nhân to lớn hơn nhiều để đoàn kết hòa hiệp, xuất phát từ trái tim con người.  Mỗi tôn giáo hoạt động trong đường hướng của chính mình để làm giảm bớt khổ đau của nhân loại và cống hiến đến nền văn minh thế giới.  Sự đổi đạo không phải là phương hướng.  Thí dụ, chúng tôi không nghĩ đến việc biến đổi những người khác trở thành Phật tử hay chỉ đơn thuần xa hơn vì lý do Phật giáo.  Tốt hơn, chúng tôi cố gắng nghĩ đến việc làm thế nào như một con người Phật tử có thể đóng góp đến hạnh phúc của con người.

Trong khi đề ra những điều tương tự căn bản của những tôn giáo thế giới, chúng tôi không biện hộ cho một tôn giáo đặc biệt nào để làm mất uy tín, hay bất lợi đến tất cả những tôn giáo khác, chúng tôi cũng không tìm kiếm một tôn giáo thế giới mới.  Tất cả những tôn giáo khác nhau trên thế giới cần làm phong phú cho kinh nghiệm của nhân loại và văn minh thế giới.  Tâm tính loài người chúng ta, hiện hữu phẩm chất, năng lực và khuynh hướng khác nhau, cần những tiếp cận khác nhau đến hòa bình và hạnh phúc.  Nó giống như thực phẩm.  Những người nào đấy tìm đến Cơ đốc giáo cảm thấy hấp dẫn hơn, những người khác thích Phật giáo bởi vì không có đấng tạo hóa trong nó và mọi thứ tùy thuộc trên những hành động của chính chúng ta.  Chúng ta có thể có những cuộc thảo luận tương tự cho những tôn giáo khác như thế.  Vì vậy, quan điểm thì rõ ràng, loài người cần tất cả những tôn giáo của thế giới để thích hợp với những cung cách sống, nhiều loại nhu cầu tâm linh khác nhau, và thừa kế truyền thống quốc gia của mỗi cá thể con người.

Từ viễn tượng này mà chúng tôi hoan nghênh những tác động hiện hữu đã làm  những phần khác nhau của thế giới cho sự hiểu biết hơn giữa những tôn giáo.  Sự cần thiết cho điều này đặc biệt cấp bách ngay bây giờ.  Nếu tất cả những tôn giáo hành động cải thiện nhân loại như sự quan tâm chính của họ, rồi thì họ có thể dễ dàng hoạt động hợp tác với nhau trong sự hoà hiệp cho thanh bình thế giới.  Sự cảm thông liên hệ của những người khác tín ngưỡng (sự hiểu biết liên tôn) sẽ mang đến sự đoàn kết hoà hiệp cần thiết cho mọi tôn giáo để hoạt động hợp tác với nhau. Tuy nhiên, mặc dù quả thực đây là một bước quan trọng, chúng ta phải nhớ rằng không có những giải pháp nhanh chóng hay dễ dàng.  Chúng ta không thể che dấu những khác nhau của giáo điều đã tồn tại với những tín ngưỡng khác nhau, chúng ta cũng không hy vọng thay thế những tôn giáo hiện hữu bằng một tín ngưỡng toàn cầu mới.  Mỗi tôn giáo có những cống hiến  đặc biệt chính nó để hành động, và mỗi tôn giáo trong phương pháp riêng của minh thích hợp cho từng nhóm người như họ thông hiểu đời sống.  Thế giới cần tất cả mọi tôn giáo.

Có hai nhiệm vụ đối mặt với những hành giả tôn giáo, những người quan tâm đến hoà bình thế giới.  Thứ nhất, chúng ta phải đẩy mạnh sự hiểu biết liên tôn cũng như tạo nên một không khí có thể hoạt động được của sự hoà hiệp giữa tất cả các tôn giáo.  Điều này có thể đạt được từng bộ phận bằng sự tôn trọng những tín ngưỡng của những người khác và bằng việc nhấn mạnh sự quan tâm chung của chúng ta cho nhân loại tốt đẹp hơn.  Thứ hai, chúng ta phải đem sự đồng tâm nhất trí có thể thành tựu trên những căn bản giá trị tâm linh đã tác động mỗi trái tim con người và làm tăng hạnh phúc chung của loài người.  Điều này có nghĩa là chúng ta phải nhấn mạnh mẫu số chung của tất cả mọi tôn giáo - những ý tưởng nhân đạo.  Đây là hai bước sẽ cho phép chúng ta hành động một cách cá nhân và hợp tác để tạo nên những điều kiện tâm linh cần thiết cho hoà bình thế giới.

Mặc dù có những hệ thống cố gắng để thay thế những giá trị tâm linh bằng ý tưởng  chính trị và chủ nghĩa tiêu dùng, đại đa số nhân loại tiếp tục tin tưởng trong một tôn giáo hay một thứ khác.  Sự bền bỉ của tín ngưỡng, ngay cả trên bề mặt chèn ép của những chế độ chính trị, đã chứng tỏ một cách rõ ràng chủ trương của tôn giáo.  Năng lượng tâm linh này là năng lực có thể được khai thác để đem đến hòa bình thế giới.  Những lĩnh tụ tôn giáo và nhân bản trên toàn thế giới phải có một vai trò đặc biệt để thể hiện trong sự quan tâm này.

Cho dù chúng ta có thể đạt đến một nền hòa bình thế giới hay không, nhưng chúng ta không có lựa chọn nào khác mà phải hành động đối với mục tiêu ấy.  Nếu chúng ta cho phép từ ái và bi mẫn bị che lấp bởi sân hận, chúng ta sẽ hy sinh phần thông minh – tuệ trí tuyệt vời nhất của nhân loại, khả năng của chúng ta để quyế định đúng và sai.  Cùng với vị kỷ, sân hận là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất đối diện thế giới hiện nay.

4-    MỖI CÁ NHÂN PHẢI CÓ TRÁCH NHIỆM ĐỂ HÌNH THÀNH NHỮNG TỔ CHỨC PHỤC VỤ CHO SỰ CẦN THIẾT CỦA THẾ GIỚI

Sân hận đóng một vai trò rộng lớn trong những xung đột hiện tại, chẳng hạn những cuộc chiến tranh ở Trung Đông và Á châu, cũng như những mâu thuẩn giữa những quốc gia kỷ nghệ cao và những quốc gia kinh tế đang phát triển, và v.v… Những sự xung đột này sinh khởi từ việc thất bại trong việc thông hiểu thông thường mà chúng ta có.  Những câu trả lời không thể được tìm thấy trong sự  phát triển và sử dụng sức mạnh quân sự to lớn hơn, cũng không phải chúng đơn thuần là chính trị hay kỷ thuật.  Những vấn đề mà chúng ta đối diện ngày nay không thể đổ vấy trên một người hay một nguyên nhân nhưng là những triệu chứng từ sự cẩu thả trước đây của chúng ta.  Điều được đòi hỏi là một sự nhấn mạnh trên những gì chúng ta cùng chia sẻ, mà đấy là một sự tiếp cận hay một đường lối tâm linh.

Thù hận và đánh nhau không thể đem hạnh phúc đến bất cứ ai, ngay cả những người chiến thắng ở chiến trường.  Bạo động luôn luôn sản xuất khốn cùng, vì thế nó là trở ngại chính yếu.  Đây là lúc để những lĩnh tụ thế giới nghiên cứu để vượt qua những khác biệt của chủng tộc, văn hóa, và ý tưởng nhằm để quan tâm đến nhau với sự đánh giá đúng hoàn cảnh chung của nhân loại.  Làm như thế sẽ nâng cao tinh thần của mọi cá nhân, cộng đồng và toàn thể thế giới.

Truyền thông, kể cả mạng lưới điện toán, có thể đóng góp đáng kể ở đây bằng việc cung cấp sự theo dõi đến những tin tức hấp dẫn của nhân loại phản ánh tính hòa hiệp căn bản của nhân loại.  Chúng tôi hy vọng tất cả những tổ chức quốc tế, đặc biệt Liên Hiệp Quốc, sẽ năng động hơn và hiệu quả hơn trong việc phụng sự nhân loại và thúc đẩy sự thông hiểu quốc tế.  Sẽ thật sự là một thảm kịch nếu một số thành viên quyền lực lạm dụng những cơ quan quốc tế như Liên Hiệp Quốc chẳng hạn cho những quan tâm một chiều của họ.  Liên Hiệp Quốc phải trở thành một công cụ hàng đầu cho hòa bình thế giới; đấy là cội nguồn hy vọng duy nhất cho những quốc gia nhỏ bé, bị áp bức cũng như cho toàn bộ thế giới.

Trong mỗi quốc gia, con người phải được trao cho quyền đạt đến hạnh phúc, và trong những quốc gia, phải có sự quan tâm bình đẳng cho lợi ích cho ngay cả những quốc gia yếu kém nhất.  Tôi không nói rằng hệ thống này tốt hơn hệ thống khác và tất cả phải tiếp nhận một hệ thống nào đấy.  Trái lại, những hệ thống chính trị và ý tưởng đa dạng đáng mong ước cung ứng những sự bố trí khác nhau trong cộng đồng nhân loại.  Điều này làm nổi bật đa dạng triển vọng tương lai cho hạnh phúc; vì thế mỗi cộng đồng quốc gia tự do trong việc phát triển hệ thống chính trị, xã hội và kinh tế của nó, căn cứ trên quyền tự quyết.

Cùng biểu hiện ấy, vì tất cả mọi quốc gia phụ thuộc kinh tế vào những quốc gia khác hơn bao giờ hết.  Sự thông hiểu của con người phải vượt khỏi những biên giới quốc gia để bao gồm toàn thể cộng đồng quốc tế.  Thực tế, ngoại trừ chúng ta có thể tạo nên một không khí hợp tác nhiệt tình, mà trong ấy đe dọa hay thật sự sử dụng sức mạnh được thay thế bằng sự thông hiểu chân thành, thì những vấn đề của thế giới vẫn sẽ tiếp tục gia tăng.  Không chỉ khoảng cách giữa nghèo và giàu, sai lầm đạo đức mà như một vấn đề thực tiển là cội nguồn của rắc rối.  Nếu con người trong những quốc gia nghèo bị phủ nhận hạnh phúc mà họ mong ước và đáng có, họ sẽ không hài lòng và hỏi vặn vấn đề với những nước giàu.  Nếu những sự hạn chế xã hội, chính trị, và kinh tế không muốn cứ tiếp tục bắt những người không vui lòng cáng đáng, những viễn tượng cho hòa bình thế giới sẽ bị lu mờ.  Tuy nhiên, nếu chúng ta làm mọi người hài lòng ở mức độ chân tình, hòa bình sẽ bảo đảm một cách chắc chắn.

Chúng tôi nhận ra sự to tát của nhiệm vụ trước mắt chúng ta, nhưng chúng tôi không thấy sự lựa chọn nào khác hơn điều chúng tôi đang đề xuất, mà nó đặt căn bản trên tính nhân bản thông thường của chúng ta.  Những quốc gia không có lựa chọn nào khác mà phải quan tâm đến lợi ích của những quốc gia khác, không chi vì những khát vọng chia sẻ của toàn thể nhân loại mà cũng là vì sự quan tâm hổ tương và lâu dài của tất cả.  Chúng ta cũng phải quan tâm lợi ích nhân loại về lâu về dài hơn là chỉ những ích lợi ngắn hạn.

Trong quá khứ, những cố gắng đã được thực hiện để tạo nên  những xã hội chính đáng và công bằng hơn.  Những tổ chức đã được thành lập với những hiến chương cao quý để đấu tranh với những năng lực phản xã hội.  Bất hạnh thay, những nổ lực như thế đã bị phá hoại bởi lòng vị kỷ và tham lam.  Ngày nay, chúng ta phải chứng kiến cung cách đạo đức và những nguyên tắc bị chướng ngại bởi vị kỷ, đặc biệt trong môi trường chính trị.  Chính trị trống vắng đạo đức không xúc tiến lợi ích con người, và đời sống không có đạo đức hạ con người đến mức độ của những con thú.  Điều này làm một số người chúng ta lánh hoàn toàn chính trị. Nhưng chính trị tự nó không là bẩn thỉu một cách hiển nhiên.  Đúng hơn, những phương tiện hướng dẫn sai lầm ở những nền văn hóa chính trị của chúng ta đã bóp méo những ý tưởng cao thượng và nguyện vọng cao quý của chúng ta.

Đạo đức, từ bi, lịch sự, và tuệ trí là những công trình xây dựng của toàn thể những nền văn minh.  Những phẩm chất này phải được trau dồi trong thiếu nhi và duy trì qua nền giáo dục đạo đức có hệ thống trong một môi trường xã hội hổ trợ vì thế một thế giới nhân bản hơn có thể hiện ra.  Chúng ta không thể chờ đợi thế hệ tới thực hiện sự thay đổi này; chính chúng ta phải cố gắng hiện thực một sự làm mới những giá trị căn bản của con người.  Niềm hy vọng nằm ở những thế hệ tương lai, nhưng không ngoại trừ việc chúng ta tiến hành một sự thay đổi quan trọng trong phạm vi toàn cầu trong những hệ thống giáo dục của chúng ta ngay bây giờ.  Chúng ta cần một cuộc cách mạng trong sự cống hiến đến những giá trị phổ biến.

Thực hiện những lời kêu gọi ồn ào thì không đủ để làm dừng lại sự thoái hóa đạo đức; chúng ta phải thực hiện những điều gì đấy về việc này.  Vì ngày nay, chính quyền không gánh vác những trách nhiệm “tôn giáo” như thế, những lĩnh tụ nhân bản và tôn giáo phải củng cố sự tồn tại của những tổ chức dân sự, xã hội, văn hóa, giáo dục, và tôn giáo đề bảo tồn những giá trị của con người và tâm linh.  Nơi nào cần thiết, chúng ta phải thành lập những tổ chức mới để đạt cho được những mục tiêu này.  Chỉ trong việc làm như thế, chúng ta mới có thể hy vọng tạo nên một căn bản vững vàng hơn cho hòa bình thế giới.  Hạt giống của yêu thương từ ái và bi mẫn là ở đấy bên trong chúng ta một cách cố hữu, nhưng thúc đẩy và nuôi dưỡng nó phải được hoàn thành qua tuệ giác và giáo dục.  Để giải quyết những vấn đề mà nhân loại đang đối diện, chúng ta cần tổ chức những cuộc gặp gở những nhà khoa học, giáo dục, hoạt động xã hội, thần kinh  học, vật lý học và những nhà chuyên môn từ tất cả các lĩnh vực để thảo luận những phương diện tích cực và tiêu cực của những gì chúng ta đã hoàn thành cho đến nay, cũng như những gì cần thiết được giới thiệu và những gì cần thiết phải thay đổi trong hệ thống giáo dục của chúng ta.  Môi trường thích ứng đóng một vai trò quan yếu trong sự tăng trưởng lành mạnh của một đứa bé.  Tất cả mọi vấn đề, kể cả khủng bố, có thể vượt thắng qua giáo dục, và một cách đặc biệt bằng sự giới thiệu việc quan tâm đến người khác ở trình độ trước tuổi đến trường.

Sống trong một xã hội, chúng ta phải chia sẻ nổi khổ đau  của những công dân của mình và thực hành từ bi cùng bao dung không chỉ đối với những người thương của chúng ta mà cũng đối với những kẻ thù của chúng ta.  Đây là một cuộc thử nghiệm sức mạnh đạo đức của chúng ta.  Chúng ta phải thiết lập một tấm gương bằng sự thực hành của chính chúng ta. Chúng ta phải sống bằng tiêu chuẩn cao độ như vậy của tính chính trực mà chúng ta mong cầu cho sự truyền đạt đến người khác.  Mục tiêu chính yếu là để phụng sự và làm lợi ích thế giới.

Ý định của chúng tôi trong quyển sách này là để thực hiện một sự cống hiến nhưng nhỏ bé đến hòa bình thế giới bằng việc giải thích những khái niệm của Đạo Phật về việc tìm kiếm nguồn gốc của những cảm xúc gây tổn thương, như tham dục và thù hận, bên trong chính chúng ta, và rồi thì diễn tả những sự thực hành của Đạo Phật để tiêu mòn những ảnh hưởng đớn đau và nhổ gốc chúng trong trái tim với tuệ giác và từ bi.

Trích từ quyển How to See Yourself as You Really Are của Đức Đạt Lai Lạt Ma






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét