Phần
I: SỰ CẦN THIẾT CỦA TUỆ GIÁC
1
Đặt Nền Tảng Để Tuệ Giác Sinh Trưởng
-----------------------------
Khi bắt đầu sự thực hành, hãy nhiệt
tình như một con nai
Bị nhốt trong chuồng của một nông
dân đang tìm cách thoát ra.
Trong khoảng giữa hãy như người nông
dân trong mùa thu hoạch
Không chờ đợi bất cứ điều gì.
Vào lúc cuối hãy giống như người
chăn dắt
Đang lùa đàn thú về chuồng.
-Những
Từ Ngữ Thánh Thiện của Patrul Rinpoche-
Điều gì
làm ra tất cả những rắc rối trong thế gian?
Những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng của chúng ta. Một khi chúng phát sinh, chúng làm tổn hại
chúng ta cả bề mặt lẫn chiều sâu. Những
cảm xúc phiền não này chẳng làm nên tích sự gì mà chỉ tạo nên rắc rối ngay từ
lúc đầu cho đến phút cuối cùng. Nếu
chúng ta cố gắng để kháng cự lại chúng mỗi một thứ một cách riêng lẻ, chúng ta
sẽ thấy mình ở trong một cuộc đấu tranh bất tận. Vậy thì gốc rể của những cảm xúc phiền não là
gì mà chúng ta có thể đối phó cách nào để có lợi ích hơn?
Trong
nhiều kinh điển của Đức Phật, chúng ta thấy những thực hành để chống lại thèm
muốn, chẳng hạng như thiền quán về những gì nằm bên dưới làn da – thịt, xương,
nội tạng, máu, phân và nước tiểu. Những
quán chiếu này tạm thời thật sự ngăn chặn tham dục, nhưng chúng không hoàn tất
giống như thế đối với thù hận. Và sự đảo
ngược lại cũng đúng: những sự thực hành được dạy vì lợi ích của việc tiêu mòn
thù hận, chẳng hạn như trau dồi từ ái, không tác động như những sự đối trị với
tham dục. Như thuốc men dùng để chửa trị
một chứng bệnh đặc thù, không thể đối phó với những thứ bệnh khác. Tuy thế, vì tất cả những cảm xúc ẩn tàng
chướng ngại đặt nền tảng trên si mê về tính chân thật tự nhiên của mọi vật, thì
những sự thực tập dạy chúng ta vượt thắng sự si mê ấy như thế nào để cắt đứt
tất cả những cảm xúc phiền não. Thuốc
giải độc đối với si mê đối phó tất cả những rắc rối của vọng tưởng. Đây là tặng phẩm phi thường của tuệ giác.
Khi chúng
ta chuẩn bị cho việc phát triển tuệ giác vào trong vấn đề chúng ta, những người
khác, và mọi vật thật sự tồn tại như thế nào, điểu thiết yếu là phải học hỏi
những giáo huấn tâm linh một cách tỉ mỉ, suy đi nghĩ lại về điều đã học
hỏi. Điều này là quan trọng bởi vì nhằm
để phát sinh một thể trạng cho phép chúng ta thâm nhập không trở ngại qua thực
tại, trước nhất chúng ta phải chỉnh đốn những ý tưởng sai lầm của chúng ta về
sự tồn tại.
NHẬN
DIỆN SI MÊ
Để thành
công trong việc phát triển tuệ giác, trước nhất chúng ta cần phải nhận diện si
mê. Si mê trong phạm vi này không chỉ là
sự thiếu vắng tri thức – nó là sự lĩnh hội sai lầm giảo hoạt về bản chất tự
nhiên của sự vật. Nó thừa nhận một cách
sai lầm rằng con người và sự vật tồn tại trong chính chúng và của chính chúng,
do cung cách của chính bản chất tự nhiên của chúng. Đây không phải là một khái niệm dễ dàng để
nắm bắt, nhưng là một điều rất quan trọng để nhìn ra nhận thức sai lầm này, vì
nó là cội nguồn của những cảm xúc tiêu cực chẳng hạn như thèm muốn và thù
hận. Trong Đạo Phật chúng ta nói đi nói
lại nhiều lần về tính không, nhưng nếu quý vị không thấy người ta quy một cách
sai lầm cho vấn đề sự vật là sự tồn tại tự tính của chính chúng, thì không thể
thấu hiểu tính không. Quý vị phải nhận
ra, tối thiểu là trong một cách thô thiển, những gì chúng ta [vì vọng tưởng]
đang chồng thêm lên bên trên những hiện tượng một cách sai lầm trước khi quý vị
có thể thấu hiểu tính không tồn tại thay mặt cho nó. Thấu hiểu quý vị thật sự tồn tại như thế nào,
thì quý vị thật sự là không bị phủ lên bởi một sự tưởng tượng sai lầm, đây là
chủ đề chính của quyển sách này.
Tất cả những
lời giáo huấn của Đức Phật được hướng tới việc đạt đến giải thoát khỏi vòng
sinh tử – với sự luân hồi bất tận từ đời này đến đời khác – và đạt đến sự toàn
giác. Si mê là gốc rể của mọi thứ, mà nó
che lấp con đường của những sự đạt đạo này.
Si mê trói buộc chúng ta với khổ đau; vì thế si mê phải được nhận diện
một cách rõ ràng. Để làm như thế, chúng
ta phải xem xét tính chất sai lầm này của
sự tồn tại tự tính xuất hiện như thế nào trong tâm thức, tâm thức đồng ý
nó như thế nào, và tâm thức căn cứ vô số ý tưởng trên nền tảng sai lầm này như
thế nào.
Si mê
không chỉ khác hơn kiến thức, mà nó còn là sự mâu thuẩn của kiến thức. Những nhà khoa học nói với chúng ta rằng nếu
chúng ta càng thẩm tra mọi vật một cách
sâu sát hơn có thể càng chắc hơn rằng chúng ta phải tìm thấy khoảng không trống
rống. Si mê bằng việc dựa trên những
tướng mạo, sự chồng thêm lên bên trên con người và sự vật một cảm giác chắc
thật, mà thật sự nó không có ở đấy. Si
mê khiến chúng ta tin tưởng rằng những hiện tượng này tồn tại trong một cách cơ
bản nào đấy. Qua si mê những gì chúng ta
thấy chung quanh chúng ta dường như tồn tại một cách độc lập, nhưng điều này
không phải như vậy. Bằng việc truyền cho
con người và sự vật chung quanh chúng ta thể trạng cường điệu này, chúng ta bị
đẩy vào trong tất cả những loại cảm xúc gây tổn thương thổi phồng quá mức và
cuối cùng như thế.
Nhận diện
sự hiện hữu sai lầm này của sự vật và nhận ra sự đồng ý ẩn tàng của chúng ta
đến vọng tưởng này là bước đầu tiển đối với việc thực chứng rằng quý vị và những chúng sinh khác, cũng
như những đối tượng khác, không tồn tại như chúng xuất hiện; chúng không tồn
tại một cách chắc thật và tự động. trong
tiến trình của việc phát triển một sự đánh giá đúng quý vị thật sự là ai, quý
vị cần nhận thức rõ sự khác biệt giữa việc quý vị xuất hiện như thế nào trong
chính tâm thức quý vị và quý vị thật sự tồn tại như thế nào. Nó cũng đúng đối với người khác và tất cả
những hiện tượng khác của thế gian.
Phản
Chiếu Thiền Quán
Quán Chiếu:
1-
Tất cả những cảm xúc ẩn tàng chướng
ngại căn cứ và tùy thuộc trên sự si mê về tính chân thật tự nhiên của con người
và sự vật.
2-
Có những phương pháp đặc thù để đình
chỉ thèm muốn và thù hận một cách tạm thời, nhưng nếu chúng ta làm xói mòn tính
si mê nhận thức sai lầm bản chất tự nhiên của chính chúng ta, những người khác,
và tất cả mọi vật, thì tất cả mọi cảm xúc tàn phá sẽ bị tiêu trừ.
3-
Si mê thấy những hiện tượng như sự
tồn tại độc lập của tư tưởng – mà chúng thật sự không tồn tại trong tự chúng và
của chính chúng.
2
Khám Phá Cội Nguồn Của Vấn Đề
-------------
Bị hấp dẫn bởi ánh sáng và hơi nóng,
con thiêu thân bay vào trong ngọn lửa.
Vì sửng sờ bởi âm thinh của cây đàn
Tây Ban Cầm,
Con nai đứng vô ý thức trước một thợ
săn.
Bị lôi cuốn bởi mùi hương của bông
hoa, con bọ phải mắc bẩy bên trong.
Do dính mắc với vị nếm, con cá lao
vào lưỡi câu
Bị đẩy vào vũng bùn, con voi không
thể thoát khỏi
-Những
Từ Ngữ Thánh Thiện của Patrul Rinpoche-
Những giác
quan của chúng ta góp phần cho sự si mê của chúng ta. Đối với những tính năng của chúng ta về thấy,
nghe, ngửi, nếm, và cảm giác, những đối tượng dường như tồn tại trong tự bản
chất của nó. Được biểu hiện với tín hiệu
bị bóp méo này, tâm thức đồng ý với thể trạng bị cường điệu này của sự vật. Người Phật tử gọi tâm thức như vậy là “si mê”
vì chấp nhận sự xuất hiện sai lầm này thay gì phủ nhận nó. Tâm thức si mê không chất vấn các hiện tướng
để quyết định chúng là đúng thật hay không; nó chỉ chấp nhận một cách đơn thuần
rằng mọi vật là như chúng xuất hiện.
Tiếp theo
chúng ta trở nên tin tưởng đến việc dường như những đối tượng thật sự cụ thể
chắc chắn, và nghĩ, “Nếu điều này không thật, thì điều gì có thể là thật!” Khi chúng ta làm như thế, cảm nhận sai lầm si
mê của chúng ta càng trở nên mạnh mẻ hơn.
Thí dụ, khi chúng ta gặp phải điều gì đấy hay người nào đấy dễ thương,
chúng ta lập tức nắm lấy khái niệm của đối tượng vào sự chú ý của chúng ta, một
cách đơn thuần nhận ra sự hiện diện của nó.
Tâm thức tại thời điểm ấy hầu như trung tính. Nhưng khi những hoàn cảnh làm cho chúng ta
chú ý hơn đến đối tượng, nó xuất hiện trong một cách hấp dẫn dần dần đến đối
tượng. Khi tâm thức bám chặc vào đối
tượng trong cách này – sự suy nghĩ rằng nó tồn tại như nó xuất hiện – sự tham
dục vì đối tượng và thù hận vì những gì gây trở ngại với sự mắc phải nó có thể
thiết lập.
Khi tự ngã
của chính chúng ta được nối kết, chúng ta nhấn mạnh sự liên hệ ấy: bây giờ nó
là “thân thể tôi”, “đồ đạc của tôi”, “bạn bè của tôi”, hay “chiếc xe của
tôi”. Chúng ta phóng đại sự hấp dẫn của
đối tượng, làm lu mờ những sự sai lầm và bất lợi của nó, và trở nên dính mắc
đến nó như là lợi ích trong việc đạt được khoái lạc, bởi đó chúng ta bị đẩy đến
một cách cưỡng bức vào trong tham dục, giống như bị lôi đi bằng một cái vòng
nơi lổ mũi của chúng ta. Chúng ta cũng
có thể thổi phồng sự thiếu hấp dẫn của đối tượng, làm cho điều gì đó với khiếm
khuyết nhỏ nhoi thành to lớn, quên đi những phẩm chất tốt đẹp hơn của nó, và
bây giờ chúng ta thấy đối tượng như là làm quấy rầy những niềm vui thích của
chúng ta, bị đẩy vào trong thù hận, một lần nữa giống như bởi một cái vòng nơi
lổ mũi của chúng ta. Ngay cả nếu đối tượng dường như không hoặc là vừa ý hay
không vừa ý nhưng chỉ một việc bình thường ở giữa, si mê tiếp tục thắng thế,
mặc dù trong trường hợp này nó không phát sinh thèm khát hay thù hận. Như Long Thọ Đại Sĩ, hành giả du già Ấn Độ,
nói trong Sáu Mươi Dòng Kệ Lý Luận rằng:
Làm thế nào những cảm xúc phiền não độc hại dễ sợ không sinh
khởi
Trong tâm thức của những ai căn cứ trên sự tồn tại tự tính?
Ngay cả khi một đối tượng là tầm thường, tâm thức của họ
Bị bám chặc bởi con rắn của những cảm xúc tàn phá.
Nhận thức
thô thiển hơn của cái “tôi” và “của tôi” gợi lên hiển nhiên hơn những cảm xúc
tàn phá, chẳng hạn như kiêu ngạo và hung hăng, làm rắc rối cho chính quý vị, cộng
đồng quý vị, và ngay cả quốc gia quý vị.
Đây là những nhận thức sai lầm cần được nhận diện bằng việc nhìn vào
chính tâm thức quý vị như nhà tư tưởng và hành giả du già Pháp Xứng nói trong
bình luận của ngài về tư tưởng Phật Giáo:
Trong một người phóng đại tự ngã
Luôn luôn có sự bám chặc đến cái “tôi”.
Qua sự bám chặc ấy có sự dính mắc đến khoái lạc.
Qua dính mắc, những bất lợi bị làm cho lu mờ
Và những mối lợi được thấy, mà do đó có sự dính mắc mạnh mẻ,
Và những đối tượng là “của tôi” được dẫn lên như ý nghĩa của
việc đạt đến khoái lạc.
Vì thế, chừng nào mà có sự hấp dẫn với tự ngã,
Bạn vẫn xoay vòng trong luân hồi sinh tử
Thật cần
yếu để nhận diện và nhìn ra những tiến trình khác nhau của tư tưởng. Một số tư tưởn chỉ đơn thuần làm chúng ta
cảnh giác về đối tượng, chẳng hạn như thấy một cái đồng hồ đeo tay chỉ như là
một chiếc đồng hồ đeo tay mà không có bất cứ xảm xúc nào như tham dục. Những tư tưởng khác quyết định một cách đúng
đắn rằng một đối tượng là tốt hay xấu nhưng vẫn không giới thiệu bất cứ cảm xúc
phiền não nào; những tư tưởng này chỉ nhận ra tốt là tốt và xấu là xấu. Tuy nhiên, khi ý tưởng rằng những đối tượng
tồn tại một cách cố hữu (có tự tính)
xuất hiện, thì nền tảng của si mê đã được mở đầu. Tính chất sai lầm về sự tồn tại tự tính trở
nên kiên cố hơn, tham dục hay thù hận trở nên liên lụy, trở thành phức tạp.
Điểm quyết
định từ việc cảnh giác đơn thuần đến nhận thức sai lầm xãy đến khi si mê phóng
đại thể trạng của tính chất tốt đẹp hay tính chất xấu xí của đối tượng vì thế
nó hóa ra được thấy như tốt hay xấu một cách cố hữu, tự tính hấp dẫn hay không
hấp dẫn, tự tính xinh đẹp hay xấu xí.
Sự phán đoán sai lầm một cách si mê sự hiện hữu lừa dối là sự kiện mở
đường cho tham dục, thù hận, và vô số những cảm xúc ần tàng chướng ngại. Đến lượt những cảm xúc phiền não này đưa đến
những hành động căn cứ trên tham dục và thù hận. Những hành vi này thành lập những khuynh
hướng thiên về nghiệp chướng trong tâm thức mà chính chúng đã đưa đường cho
tiến trình sinh tử luân hồi từ đời này sang đời khác.
GỐC
RỂ CỦA SINH TỬ LUÂN HỒI
Tiến trình
mà chúng tôi vừa diễn tả là việc chúng ta đã bị điêu tàn như thế nào bởi chính
sự si mê của chúng ta và đứng vào vòng khổ đau hết đời sống này đến đời sống
khác mà chúng ta gọi là “vòng sinh tử luân hồi”; một số cấp độ của tâm thức của
tâm thức mà chúng ta cho là đúng đắn một cách bình thường thật tê là sự phóng
đại của thể trạng của con người và sự vật mà đã tạo nên rắc rối cho chính chúng
ta và những người khác. Si mê khống chế
khiến chúng ta không thể thấy được chân lý, sự kiện mà con người và những hiện
tượng khác là đối tượng của luật nhân quả nhưng không có thể trạng căn bản độc
lập trong chính chúng và của chính chúng.
Quý vị cần
nhận diện tiến trình này tốt nhất như quý vị có thể, dần dần phát triển sự thấu
hiểu ngày càng rộng lớn hơn sự liên tục của những sự kiện bắt đầu với sự quán
chiếu ly tham và lên đến cực điểm trong những cảm xúc cùng những hành động ẩn
tàng chướng ngại. Không có si mê, những
cảm xúc ẩn tàng chướng ngại là không thể biểu hiện; chúng không thể xãy
ra. Si mê là sự hổ trợ của chúng. Đây là tại sao môn đệ của Long Thọ là học giả
và hành giả du gì Thánh Thiên đã nói:
Giống như khả năng để cảm nhận hiện diện qua toàn thân thể,
Si mê trú ngụ trong tất cả những cảm xúc phiền não.
Do thế tất cả những càm xúc phiền não được chiến thắng
Qua việc chiến thắng si mê
Phản chiếu thiền quán
Quán
chiếu:
1-
Có phải sự hấp dẫn của một đối tượng
dường như là tính chất toàn bộ của đối tượng?
2-
Có phải sự hấp dẫn của một đối tượng
làm lu mờ những sai lầm và bất lợi của nó?
3-
Có phải sự phóng đại tính dễ thương
của những đối tượng nào đấy dẫn đến tham dục?
4-
Có phải sự phóng đại tính khó ưa của
những đối tượng náo đấy dẫn đến thù ghét?
5-
Hãy chú ý như thế nào quý vị:
●
Đầu tiên nhận thức một đối tượng
●
Sau đó chú ý đối tượng là tốt hay
xấu
●
Rồi thì kết luận rằng chính đối
tượng có căn bản độc lập cho sự tồn tại
●
Tiếp theo kết luận rằng sự tốt hay
xấu của đối tượng tồn tại một cách cố hữu trong đối tượng.
●
Kế đến phát sinh tham dục hay thù
ghét tùy theo sự phán xét ban đầu của chúng ta.
3
Thấu Hiểu Sự Thật Là Cần Thiết
----------
Phần nhiều dự định của chúng ta
giống như chờ đợi để bơi lội
trong một khe núi khô
Nhiều hành vi của chúng ta giống như
công việc quản lý trong một giấc mơ
Mê sảng với cơn sốt, người ta không
nhận biết cơn sốt.
-Những Từ Ngữ Thánh Thiện của Patrul
Rinpoche-
Nếu quý vị
không có tuệ giác trong cung cách chính mình và mọi thứ thật sự là, quý vị
không thể nhận ra và xa lánh những chướng ngại của giải thoát khỏi vòng sinh tử
luân hồi, và ngay cả quan trọng hơn, những chướng ngại để giúp đở người
khác. Không có tuệ giác quý vị không thể
đối phó với bất cứ vấn đề nào ngay gốc rể của nó hay loại trừ những hạt giống
có thể sinh sản nó trong tương lai.
Đề chiến
thắng nhận thức sai lầm rằng mọi vật và con người tồn tại như những thực thể tự tồn, tâm thức độc lập,
thật cần yếu để quán chiếu tâm thức của chính mình để khám phá sai lầm này đang
bị lừa dối như thế nào, và làm thế nào những cảm xúc tàn phá khác sinh khởi với
si mê thế ấy như sự hổ trợ của chúng.
Căn cứ vào việc tham dục, thù ghét, tự hào, ghen tỵ, và sân hận xuất
phát từ sự phóng đại tầm quan trọng của những phẩm chất như xinh đẹp và xấu xí,
thì điều chủ yếu là phải thấu hiểu con người và mọi vật thật sự tồn tại như thế
nào, mà không có sự phóng đại.
Cách duy
nhất để đạt đến sự thông hiểu này là thuộc nội tại. Quý vị cần từ bỏ những sự
tin tưởng sai lầm, quý vị đang chồng thêm vào cung cách mọi vật thật sự là,
không có phương tiện ngoại tại để loại trừ tham dục và thù hận. Nếu quý vị bị
đâm bởi một cây gai, quý vị có thể lấy nó ra vĩnh viễn với một cây kim, nhưng
để xa rời một thái độ nội tâm, quý vị phải thấy một cách rõ ràng những sự tin
tưởng sai lầm mà nó căn cứ trên ấy. Điều
này kêu gọi cho việc sử dụng lý trí để khám phá tính bản nhiên của mọi hiện
tượng và rồi thì tập trung trên những gì đã được thấu hiểu. Đây là con đường đưa đến giải thoát và toàn
giác. Như Pháp Xứng nói:
Không có sự đánh mất niềm tin [có tự
tính] trong đối tượng
của một cảm xúc phiền não
Nó không thể bị từ bỏ
Sự từ bỏ tham dục, thù hận, và v.v…
Là những điều liên hệ đến sự nhận
thức sai lầm những thuận lợi và bất lợi.
Qua việc không thấy những thứ ấy
trong những đối tượng.
[Thì] không phải qua những phương
pháp ngoại tại.
Khi quý vị
thấy rằng tất cả những cảm xúc rắc rối – và quả thực tất cả những vấn đề - sinh
khởi từ căn bản của một sự thấu hiểu sai lầm, quý vị sẽ muốn từ bỏ sự si mê như
vậy. Ý nghĩa để hoàn tất điều này là để
phản chiếu trên lý luận đã có thể cho thấy sự thêm thắt [do vọng tưởng] về niềm
tin trong sự tồn tại tự tính là hoàn toàn không thể tìm thấy được, và rồi thì
tập trung trên tính không của tự tính qua thiền quán. Như Nguyệt Xứng, một môn đồ của Long Thọ và
Thánh Thiên nói:
Thấy với tâm thức của họ rằng
tất cả những cảm xúc phiền não và
những sự bất toàn
Sinh khởi từ chính sự quán sát của
một người
như là tồn tại một cách cố hữu (có tự tính)
Và sự biết rằng tự ngã là đối tượng
của điều này,
Hành giả du già bác bỏ chính sự tồn
tại tự tính của họ.
Thánh
Thiên đã nói tương tự rằng sự thể chứng vô ngã là con đường để chấm dứt vòng
sinh tử luân hồi:
Khi vô ngã được thấy trong những đối
tượng,
Hạt giống của sinh tử luân hồi bị
phá nát.
Khi gốc rể
của cây cối bị cắt đứt, tất cả những cành to, nhánh nhỏ, và lá bị khô héo. Trong cùng cách ấy, tất cả những rắc rối của
sinh tử luân hồi bị tiêu mòn bằng việc xóa bỏ sự thấu hiểu sai lầm là nguyên
nhân của chúng.
Những học
giả - hành giả quan trọng nhất của Ấn Độ - Long Thọ, Thánh Thiên, Nguyệt Xứng,
và Pháp Xứng – đã thấu hiểu rằng chân lý không thể thân chứng được mà không có
việc thấy rằng chúng ta chồng thêm [do vọng tưởng] lên con người và sự vật một
thể trạng cứng nhắc và thường còn mà nó thật sự không có ở đấy. Tính không của sự thêm thắt ấy phải được thấu
hiểu, và để làm điều này người ta đã phân tích những hiện tượng qua kinh điển
và qua lý luận.
LÀM
THẾ NÀO ĐỂ THIỀN QUÁN ĐẦY ĐỦ Ý NGHĨA
Thật thiết
yếu để thấu hiểu tiến trình này, bởi vì
nếu quý vị không thiền quán trên sự vắng bóng của sai lầm thì đấy là sự phá sản,
việc thiền quán của quý vị sẽ hoàn toàn không đả động gì tới vấn đề, cho dù quý
vị có thể nghĩ rằng sự thiền quán của quý vị là thâm sâu như thế nào. Mặc dù quý vị có thể thành công trong việc
rút lui tâm thức quý vị khỏi những đối tượng phiền não, nhưng điều này không
hình thành việc hòa nhập vào chân lý.
Quý vị phải thể nhận một cách sinh động rằng những đối tượng đơn giản
không tồn tại theo cách mà si mê dẫn dắt chúng hiện hữu.
Nếu ai đấy
đang khổ đau vì hoảng sợ do người ấy tin tưởng một cách sai lầm rằng có một con
rắn ở ngay ngoài cửa, thì chằng lợi ích gì nếu chỉ rằng có một cây xanh ở phía
bên kia của ngôi nhà; thay vì thế quý vị cần chỉ cho người ấy rằng thật sự
không có con rắn bên ngoài cửa. Trong
cùng cách này, quý vị cần thấu hiểu rằng chính những đối tượng mà quý vị tưởng
tượng tồn tại trong chính chúng và của chính chúng không thật sự tồn tại bằng
cách ấy nhằm để vượt thắng những vấn đề do nhận thức sai lầm này tạo nên. Chỉ rút lui tâm thức quý vị khỏi suy nghĩ về
bất cứ vấn đề gì hay suy nghĩ một cách đơn thuần về điều gì khác sẽ không chạm
đến gốc rể của vấn đề.
Quý vị
phải suy nghĩ đồng thời rằng nếu những
đối tượng thật sự tồn tại trong cách mà chúng dường như thế, kết quả hợp lý sẽ
không thể được, và trên căn bản này quý vị có thể hoàn toàn cảm ơn rằng những
hiện tượng không tồn tại trong cách này.
Con người và sự vật có thể vẫn dường như tồn tại một cách cụ thể và độc
lập từ chính phía của chúng, nhưng quý vị biết rằng chúng không như thế. Dần dần, sự tỉnh thức này sẽ làm yếu dần
những nhận thức sai lầm của quý vị và giảm bớt những rắc rối mà chúng gây
nên. Vì sự thừa nhận hiện tướng như thật
sự là căn bản của vấn đề, nên sự đối trị là đi đến thân chứng sự lừa dối của
những hiện tướng qua lý luận.
BA CÁCH
CỦA VIỆC THẤY NHỮNG ĐỐI TƯỢNG
Có ba kiểu
mẫu của thao tác tinh thần trên một đối tượng:
1-
Tưởng
tượng đối tượng với sự tồn tại một cách cố hữu, mà đấy là điều mà si mê đã làm
2-
Nhận
thức đối tượng không tồn tại tự tính, và đấy là tuệ giác hành động
3-
Nghĩ
đối tượng không có phẩm chất hoặc là tồn tại cố hữu hay sự vắng mặt của tự
tính, giống như khi thấy điều gì đấy một cách thông thường, như một cái nhà.
Ngay cả
khi quý vị không thấy một đối tượng như tồn tại một cách cố hữu, cách mà si mê
làm, quý vị không nhất thiết thấy nó như không tồn tại một cách cố hữu, cách mà
tuệ giác hành hoạt, vì có những tư tưởng không hoạt động trong cả hai cách ấy,
nó rơi vào trường hợp thứ ba. Đây là tại
sao quý vị cần phác họa một cách đặc thù những hiện tượng đó, những thứ mà quý
vị đang làm thành lỗi lẫm nền tảng này.
Chỉ nghĩ về những thứ khác sẽ không thủ tiêu được si mê. Sẽ giống như tìm kiếm một kẻ cướp trong thành
phố sau khi kẻ đó đã chạy vào rừng.
Khi si mê
được vượt thắng, quý vị sẽ nhổ gốc những tin tưởng sai lầm đã chồng thêm lên
đối tượng những phẩm chất như xinh đẹp và xấu xí vượt hơn những gì chúng thật
có. Rồi thì tất cả những cảm xúc phiền
não khác – tham dục, thù hận, ghen tỵ, hung hăng, và v.v…có si mê như gốc rể sẽ
được chiến thắng. Khi những cảm xúc
phiền não được loại trừ, chúng sẽ không thể xúi giục những hành động [nghiệp
báo] của quý vị nữa. Rồi thì sự sinh và
tái sinh không thể kiểm soát trong vòng sinh tử luân hồi bị dẫn lối bởi những
khuynh hướng được hình thành bởi những hành vi của quý vị (khía cạnh khác của
nghiệp báo) được vượt thắng, và giải thoát được đạt đến.
Quý vị cần
quán chiếu sự tiến triển này vì thế nó sẽ rõ ràng cho quý vị, và rồi thì tìm
kiếm chân lý không sai phạm lỗi lầm. Khi
quý vị thấu hiểu hoàn toàn việc quý vị thâm nhập và tháo gở khỏi vòng khổ đau
như thế nào, quý vị sẽ nhận thức sâu sắc và đánh giá đúng sự hiểu biết cung
cách mà con người và sự vật thật sự là.
Nếu quý vị không đi đến thấu hiểu rằng những thái độ tàn phá có thể bị
đập tan, sự hiện hữu giải thoát sẽ không rõ ràng đối với quý vị. Nhưng khi quý vị thấu hiểu rằng những nhận
thức sai lầm thực tế có thể bị xóa bỏ, khuynh hướng của quý vị để đạt đến giải
thoát sẽ trở nên mạnh mẽ. Đây là tại sao
tuệ giác là rất quan trọng.
Phản
chiếu thiền quán
Quan tâm điều này:
1-
Si mê đưa đến việc phóng đại tầm
quan trọng của xinh đẹp, xấu xí, và những phẩm chất khác.
2-
Sự phóng đại những phẩm chất này đưa
đến tham dục, thù hận, ghen tỵ, hung hăng, và v.v…
3-
Những cảm xúc tàn phá này đưa đến
những hành vi bị nhiễm ô bởi nhận thức sai lầm.
4-
Những hành vi [nghiệp báo] này đưa
đến sự sinh và tái sinh không thể kiểm soát trong vòng sinh tử luân hồi và lập
lại sự vướng mắc trong rắc rối khó khăn.
5-
Xóa bỏ si mê làm tiêu mòn sự phóng
đại những phẩm chất tích cực và tiêu cực; điểu này cắt đứt tham dục, thù hận,
ghen tỵ, hung hăng, v.v… và đặt sự chấm dứt những hành vi bị nhiễm ô bởi nhận
thức sai lầm, do thế kết thúc sự sinh và
tái sinh không thể kiểm soát trong vòng sinh tử luân hồi.
6-
Tuệ giác là lối thoát.
Trích từ
quyển How to See Yourself as You Really Are của Đức Đạt Lai Lạt Ma
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét