Phần II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ TIÊU MÒN SI MÊ
4
Cảm Nhận Tác Động Của Mối Liên Hệ Hổ Tương
Một
đường sáu tấc thì tương đối ngắn hơn một đường tám tấc
Một
đường tám tấc thì ngắn hơn một đường mười tấc
-Phương ngôn Tây Tạng-
Nếu quan điềm sai lầm rằng con người
và sự vật tồn tại một cách độc lập là nguyên nhân của tất cả những quan điểm và
cảm xúc ẩn tàng chướng ngại, thế thì một trong những ý nghĩa chính yếu của việc
vượt thắng nhận thức sai lầm là phản chiếu trên sự kiện rằng tất cả những hiện
tượng sinh khởi một cách lệ thuộc. Như
Long Thọ Đại Sĩ nói trong Tràng Hoa Quý Báu:
Khi
có dài, thì phải có ngắn.
Chúng
không hiện hữu qua bản chất tự nhiên của chúng.
Vì điều tương đối này nên tại sao
người Phật tử nói rằng tất cả mọi hiện tượng là duyên khởi chứ không là những
sự phát sinh độc lập.
Qua sự phản chiếu trên duyên khởi,
quý vị sẽ đánh mất lòng tin rằng mọi vật tồn tại trong chính chúng và của chính
chúng. Long Thọ nói:
Sự
thấu hiểu qua tồn tại tự tính là nguyên nhân
của
tất cả những quan điểm không lành mạnh.
Những
cảm xúc phiền não không thể sản sinh mà không có lỗi lầm này
Do
thế, khi tính không được thấu hiểu hoàn hảo,
những quan điểm không lành mạnh và cảm xúc
phiền não
được
tịnh hóa hoàn toàn.
Qua
điều gì mà tính không được thông hiểu?
Nó
được hiểu qua việc thấy duyên khởi,
Đức
Phật là đấng toàn tri về thực tại, nói
Điều
gì được sản sinh một cách lệ thuộc thì không phát sinh một cách cố hữu (không
phát sinh do tự tính).
Môn đệ của Long Thọ là Thánh Thiên
nói rằng sự thấu hiểu duyên khởi là cần yếu cho việc vượt thắng si mê:
Những
cảm xúc phiền não được vượt thắng
Qua
việc chiến thắng si mê
Khi
duyên khởi được thấy
Si
mê không phát sinh.
Duyên khởi liên hệ đến sự kiện rằng
tất cả những hiện tượng vô thường – cho dù vật lý, tin thần, hay nếu không thì
– hình thành sự tồn tai lệ thuộc trên những nhân duyên nào đấy. Bất cứ điều gì sinh khởi lệ thuộc trên nhân
duyên nào đấy thì không hoạt động một cách riêng biệt dưới năng lực của chính
nó.
Thiền
quán phản chiếu
1-
Đem đến tâm thức một hiện tượng vô
thường như một cái nhà.
2-
Lưu tâm việc hình thành của nó trên
việc tùy thuộc trên những nguyên nhân đặc thù: cây gỗ, thợ mộc, v.v…
3-
Hãy xem sự lệ thuộc này có mâu thuẩn
với hiện tướng của ngôi nhà giống như nó tồn tại trong tự bản chất của nó
không.
DUYÊN
KHỞI VÀ THỰC TẠI
Giáo
thuyết duyên khởi có thể áp dụng khắp mọi lĩnh vực. Một lợi ích của việc áp dụng giáo thuyết này
là cái nhìn một hoàn cảnh cách này cho chúng ta một bức tranh tổng thể hơn, vì
bất cứ hoàn cảnh là gì – tốt hay xấu – nó tùy thuộc vào nguyên nhân và điều
kiện (nhân duyên). Một sự kiện không ở
dưới năng lực của chính nó mà lệ thuộc trên nhiều nguyên nhân và điều kiện hiện
diện cũng như nhiều nhân duyên của quá khứ.
Bằng như khác đi, nó không thể đi đến việc hiện hữu.
Khi quý vị
suy nghĩ từ quan điểm này, quý vị có thể thấy nhiều hơn về bức tranh tổng thể,
và từ nhận thức rộng rãi hơn này, quý vị có thể thấy thực tại của hoàn cảnh, sự
liên hệ hổ tương của nó. Với sự hổ trợ
của cái nhìn liên đới này, hành động mà chúng ta thể hiện sẽ thực tế. Thí dụ chính trị quốc tế chẳng hạn, không có
một cái nhìn như thế, một vị lĩnh đạo có thể thấy vấn đề như được tạo nên bởi
một con người đơn độc, mà người ấy rồi thì trở thành một mục tiêu dễ dàng. Nhưng điều ấy không thực tế; vấn đề rộng lớn
hơn nhiều. Bạo động sản sinh một chuỗi
phản ứng. Không có một nhận thức sâu
rộng hơn, ngay cả nếu động cơ là chân thành, bất cứ cố gắng nào để quản xuyến
tình hình sẽ trở thành không thực tế.
Những hành động thực hiện sẽ không được đặt nền móng một cách vững vàng,
bởi vì vắng bóng của một bức tranh tổng thể, của sự hiểu biết mạng lưới của
nguyên nhân và điều kiện liên hệ.
Trong lĩnh
vực y khoa cũng thế, sẽ không đầy đủ nếu chỉ tập trung trên một nét đặc biệt
nào đó. Toàn bộ thân thể cần được quan tâm đến.
Trong y khoa Tây Tạng, sự tiếp cận chẩn đoán liên hệ tổng thể hơn, đưa
vào sự nghiên cứu những hệ thống tác động với nhau. Tương tự như thế, trong kinh tế, nếu quý vị
chỉ theo đuổi một lợi ích, quý vị cuối cùng sẽ đi đến phá sản. Hãy nhìn vào sự khủng hoảng gia tăng ở nhiều
quốc gia. Bằng vào việc lưu tâm tất cả
vào quảng cáo thương mãi, thì hành động là trung tính đạo đức (phớt lờ đạo
đức), chúng ta nhắm mắt để khai thác, bóc lột.
Khi, như người ta nói ở Trung Hoa, “Chẳng có gì khác nhau cho dù con mèo
là trắng hay đen,” kết quả là hằng hà sa số mèo đen – người đạo đức phá sản –
và đang tạo nên vô số vấn đề!
Thất bại
với cái nhìn vào bức tranh tổng thể có nghĩa là hiện thực bị đánh mất. Thái độ chỉ tiền bạc thôi là đầy đủ đưa đến
những hậu quả không biết trước được.
Tiền bạc là cần thiết một cách chắc chắn; thí dụ, nếu quý vị nghĩ rằng
chỉ cần những khóa thiền tập tôn giáo là đủ rồi, thì quý vị sẽ không có gì để
mà ăn. Nhiều nhân tố cần phải được quan
tâm đến. Với một sự tỉnh thức về một bức
tranh trọn vẹn hơn, quan điểm của quý vị trở nên hợp lý hơn, và hành động của
quý vị trở nên thực tiển hơn, và trong cách này những kết quả có triển vọng có
thể đạt đến được.
Trở ngại
đứng đầu của những cảm xúc phiền não là chúng làm lu mờ thực tại. Như Long Thọ nói:
Khi những cảm xúc phiền não và những hoạt động của chúng
chấm dứt,
thì có sự giải thoát.
Những cảm
xúc phiền não sinh khởi từ những nhận thức sai lầm. Những nhận thức sai lầm ở đây là những mô
thức phóng đại của tư tưởng không phù hợp với những thực tế. Ngay cả nếu một đối tượng – một sự kiện, một
con người, hay bất cư một hiện tượng nào khác – có một khía cạnh thuận lợi nhỏ,
một khi đối tượng được thấy một cách sai lầm như sự tồn tại hoàn toàn từ chính
phía nó, chân chính và đúng thực, sự phóng chiếu tinh thần phóng đại tinh chất
của nó vượt xa những gì nó thật sự là, đưa đến kết quả trong tham dục. Việc xãy ra cũng giống với sân hận và thù
ghét; lần này, một nhân tố tiêu cực bị phóng đại, làm cho đối tượng dường như
là một trăm phần trăm tiêu cực, kết quả là chìm sâu trong bối rối. Mới gần đây, một nhà tâm lý trị liệu nói với
tôi rằng khi chúng ta phát sinh sân hận, chín mười phần trăm sự xấu xa của đối
tượng về niềm giận dữ là qua sự phóng đại của chúng ta. Điều này rất phù hợp với ý kiến của Đạo Phật
về vấn đề những cảm xúc phiền não sinh khởi như thế nào.
Tại thời
điểm khi sân hận và tham dục được phát sinh, thực tại không được thấy; đúng
hơn, là một sự phóng chiếu tinh thần giả tạo cực kỳ tệ hại hay cực kỳ tốt đẹp
được thấy, gợi lên những hành động sai trái và không thực tế. Toàn bộ điều này có thể được tránh bằng việc
thấy bức tranh toàn bộ được mở ra do việc chú ý đến tính duyên khởi của những
hiện tượng, mối quan hệ của những nguyên nhân và điều kiện mà từ đấy chúng sinh
khởi và từ đấy chúng tồn tại.
Nhìn vào
bằng cách này, những bất lợi của cảm xúc phiền não là rõ ràng. Nếu quý vị muốn có thể nhận thức hoàn cảnh
thực sự, quý vị phải tự nguyện từ bỏ sự cam chịu đối những cảm xúc phiền não,
vì trong mỗi một lĩnh vực, chúng làm lu mờ sự nhận thức về những sự kiện. Thí dụ, bị thấy từ nhận thức của tham dục hay
sân hận, sự kiện luôn luôn bị lu mờ.
Từ ái và
bi mẫn cũng liên hệ những cảm giác mạnh mà có thể làm quý vị khóc với thấu cảm,
nhưng chúng không bi xui khiến với phóng đại mà do nhận thức vững chắc về cảnh
ngộ của chúng sinh, và sự thích đáng của việc chúng sinh quan tâm cho vấn đề
cát tường của họ. Những cảm giác này dựa
trên tuệ giác nhìn sâu vào trong việc chúng sinh khổ đau như thế nào trong vòng
lẫn quẩn của tái sinh gọi là “luân hồi”, và chiều sâu của những cảm giác này
được thúc đẩy qua tuệ giác nhìn sâu vào trong tính vô thường và tính không ,
như chúng ta sẽ thảo luận ở chương 22 và 23.
Mặc dù tình thương và lòng trắc ẩn có thể bị tác động bởi những cảm xúc
phiền não, nhưng tình thương và lòng trắc ẩn chân thật (tức là từ ái và bi mẫn)
thì không bị thành kiến và không bi phóng đại, bởi vì chúng được hình thành
trên nhận thức đúng đắn trong mối quan hệ của chúng ta với người khác. Quan điểm duyên khởi là lợi lạc cao sâu nhất
trong việc làm cho quý vị biết đánh giá đúng bức tranh rộng rãi hơn một cách
xác thật.
SỰ LỆ
THUỘC TRÊN NHỮNG BỘ PHẬN
Duyên khởi
cũng liên hệ đến sự kiện rằng tất cả những hiện tượng – vô thường hay thường –
tồn tại trong sự lệ thuộc trên những bộ phận của chính nó. Mỗi vật đều có những bộ phận. Thí dụ, một cái bình tồn tại trong sự lệ
thuộc trên những bộ phận của nó, cho dù chúng ta lưu tâm đến những bộ phận thô,
như cái nắp đậy, cái tay cầm, hay khai triển ra những phần vi tế, như những
phân tử của nó. Không có những bộ phận
thiết yếu của nó, một cách đơn giả cái bình không thể là cái bình; nó không thể
tồn tại trong cách cụ thể, độc lập mà nó dường như thế.
Còn về
những hạt nguyên tử là những thành phần xây dựng nên những đối tượng lớn hơn
thì sao? Chúng có thể không có thành
phần chứ? Điều này cũng không thể, vì
nếu một hạt bụi trần không có phạm vi không gian, thì nó không thể phối hợp với
những hạt bụi trần khác để hình thành một đối tượng lớn hơn. Những nhà vật lý lượng tử tin rằng ngay cả
những phần tử nhỏ nhất cũng có thể chẻ ra thành những phần tử nhỏ hơn nếu chúng
ta có thể tạo ra những dụng cụ có đủ khả năng để làm như thế, nhưng ngay cả nếu
người ta tìm thấy một thực thể vật lý không thể chia chẻ, nó sẽ vẫn có phạm vi
không gian và những phần tử như vậy,
bằng khác đi nó không thể phối hợp với những phần tử khác để hình thành
bất cứ vật gì khác lớn hơn.
Thiền Tập Quán Chiếu
1-
Đem đến tâm thức một hiện tượng vô
thường, chẳng hạn như một quyển sách.
2-
Quán sát sự hình thành sự biểu hiện
của nó trong sự lệ thuộc trên những phần tử của nó – những trang sách và bìa
sách.
3-
Hãy xem sự lệ thuộc của nó trên
những thành phần của nó có mâu thuẩn với sự biểu hiện của nó giống như nó tồn
tại trong tự bản chất của nó không.
THẨM
TRA Ý THỨC
Ý thức
liên hệ trong việc nhìn một cái lọ màu xanh dương là không có những bộ phận
hiện hữu trong không gian, vì nó không phải là vật chất [trong cái thấy của con
mắt hay nhãn thức], mà nó tồn tại như một sự liên tục của những thời khắc [của
hình ảnh trong phim]. Ý thức nhìn vào
cái lọ xanh có những thời khắc trước và sau đó trong sự tương tục của nó, và
đây là những phần tử của dòng suối ý thức – không kể là nó ngắn như thế nào.
Rồi thì
hãy lưu tâm thời khắc ngắn nhất trong một sự tương tục. Nếu ngay cả thời khắc ngắn nhất không có một
sự bắt đầu, đoạn giữa, và kết thúc, nó đã không thể phối hợp với những thời
khắc ngắn khác để trở thành một sự tương tục; nó sẽ gần như bằng với thời khắc
trước và đến thời khắc sau, trong trường hợp ấy sẽ hoàn toàn không có sự tương
tục.
Như Long
Thọ nói:
Giống như một thời khắc có sự kết thúc, vì thế nó phải có
Sự bắt đầu và đoạn giữa.
Cũng thế sự bắt đầu, đoạn giữa, và kết thúc
Được phân tích như một thời khắc
Thiền tập quán chiếu
1-
Lưu tâm ý thức chú ý đến một cái lọ
xanh dương.
2-
Quán chiếu trên việc nó hình thành
sự hiện hữu trong sự lệ thuộc trên những phần tử của nó – một vài thời khắc đã
cấu thành sự tương tục của nó.
3-
Hãy thấy sự lệ thuộc của nó trên
những phần của nó có mâu thuẩn với hiện tướng của nó giống như nó tồn tại trong
tự bản chất của nó hay không.
THẨM
TRA KHÔNG GIAN
Ngay cả
không gian cũng có những bộ phận, chẳng hạn như khoảng không phối hợp với những
phương hướng đặc thù, chẳng hạn như không gian của phương Đông và không gian
của phương Tây, của những đối tượng đặc thù.
Thiền tập quán chiếu
1-
Lưu tâm không gian chung chung.
2-
Quán chiếu trên sự hình thành sự
hiện hữu trong sự lệ thuộc trên những bộ phận của nó – Đông, Tây, Nam, và Bắc.
3-
Hãy xem sự lệ thuộc trên những bộ
phận của nó có mâu thuẩn với sự hiện diện của nó giống như sự tồn tại trong tự
bản chất của nó hay không.
Cũng thế:
1-
Lưu tâm đến không gian của một cái
tách.
2-
Quán chiếu trên sự hình thành sự
hiện hữu trong sự lệ thuộc trên những phần tử của nó – phẩn nửa trên và phần
nửa dưới của cái tách.
3-
Hãy xem sự lệ thuộc trên những phần
tư của nó có mâu thuẩn với sự hiện diện của nó giống như nó tồn tại trong tự
bản chất của nó hay không.
5
Đánh Giá Đúng Luận Lý Duyên Khởi
---------
Vì không có hiện tượng nào
Là không duyên sinh
Nên không có hiện tượng nào là không
Trống rỗng sự tồn tại cố hữu
(Tất cả các pháp là vô tự tính)
-
Căn Bản Trung Quán Luậncủa Long Thọ Được Gọi Là “Tuệ Trí”-
Như được
giải thích trong chương trước, tất cả mọi hiện tượng cho dù vô thường hay
thường, đều có những phần tử. Những phần
tử và toàn thể tùy thuộc với nhau, nhưng chúng dường như có thực thể riêng của
chúng. Nếu toàn thể và những bộ phận tồn
tại trong cách mà chúng hiện diện đối với quý vị, quý vị phải có thể chỉ ra một
tổng thể riêng biệt với những phần tử của nó.
Nhưng quý vị không thể làm như thế.
Có một sự
mâu thuẩn giữa cách mà toàn thể và những bộ phận của nó xuất hiện và cách mà
chúng thật sự tồn tại, nhưng điều này không có nghĩa là không có những tổng
thể, với vì nếu những tổng thể không hiện hữu, quý vị không thể nói về điều gì
đấy hiện diện như một phần của bất cứ điều gì.
Kết luận này phải là có những tổng thể nhưng sự tồn tại của chúng được
thiết lập trong sự lệ thuộc trên những phần tử của nó – chúng không tồn tại một
cách độc lập. Như Căn Bản Trung Quán
Luận gọi là “Tuệ Trí” của Long Thọ nói:
Rằng điều gì sinh khởi một cách lệ
thuộc
Nó không là một với điều ấy, trên
thứ mà nó tùy thuộc
Và cũng không khác một cách cố hữu
với nó.
Vì thế, nó không phải không có gì
nhưng không tồn tại một cách có tự tính.
LÝ DUYÊN
KHỞI HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO
Phụ thuộc
hay độc lập: không có cách lựa chọn nào khác.
Khi điều gì là một, thì một cách xác định nó không phải là thứ
khác. Vì phụ thuộc hay độc lập là một sự
phân đôi, khi quý vị thấy rằng điều gì đấy không thể là độc lập, hay không biểu
hiện dưới năng lực của chính nó, thì không có lựa chọn nào khác mà phải thấy nó
là lệ thuộc. Biểu hiện phụ thuộc là
không biểu hiện dưới năng lực của chính nó, [tự nó là trỗng rỗng]. Hãy nhìn dưới cách này:
Một cái bàn phụ thuộc trên những
phần tử của nó cho sự tồn tại của nó, vì thế chúng ta gọi sự tập họp những phần
tử của nó là vấn đề căn bản mà trên đấy nó được thiết lập. Khi chúng ta nghiên cứu phân tích để cố gắng
tìm kiếm cái bàn này xuất hiện trong tâm thức chúng ta giống như nó tồn tại một
cách độc lập, chúng ta phải tìm kiếm nó trong căn bản này – những cái chân, cái
mặt bàn, v.v… Nhưng không phải điều gì trong những phần tử này là cái
bàn như vậy. Do thế, những thứ này không
là cái bàn trở thành cái bàn trong sự lệ thuộc trên tư tưởng; một cái bàn không
tồn tại trong tự bản chất của nó.
Từ quan
điểm này, cái bàn là điều gì đấy sinh khởi, hay tồn tại một cách phụ
thuộc. Nó phụ thuộc trên những nguyên
nhân nào đấy; nó phụ thuộc trên những bộ phận của nó; và nó phụ thuộc trên tư
tưởng. Đây là ba mô thức của lý duyên
khởi. Trong những điều này, một nhân tố
quan trọng hơn là tư tưởng đã đặt tên cho đối tượng.
Tồn tại
trong sự phụ thuộc trên nhận thức là ý nghĩa vi tế nhất của lý duyên khởi (Ngày
nay, những nhà vật lý học khám phá rằng những hiện tượng không tồn tại một cách
khách quan trong tự nó và của chính nó mà tồn tại trong phạm vi liên hệ với
người quán sát.) Thí dụ, “cái tôi” của
Đạt Lai Lạt Ma phải ở trong vùng này, thân thể của tôi; không có nơi nào khác
mà nó có thể được tìm thấy. Điều này rõ
ràng. Nhưng khi quý vị khảo sát trong
vùng này, quý vị không thể tìm thấy một “cái tôi” có thực chất. Tuy nhiên, Đạt Lai Lạt Ma là một bậc trượng
phu, một tu sĩ, một người Tây Tạng, là người có thể nói, uống, ăn, và ngủ. Điều này đủ để chứng tỏ rằng ông ấy tồn tại,
mặc dù không thể tìm thấy được ông ấy.
Điều này
có nghĩa là không có điều gì được tìm thấy là “cái tôi”, nhưng sự kiện này
không hàm ý rằng “cái tôi” không tồn tại.
Làm sao lại như thế? Điều ấy thật
là ngớ ngẫn. “Cái tôi” thật tồn tại một
cách xác định, nhưng khi nó tồn tại tuy thế lại không thể tìm thấy được, chúng
ta phải nói rằng nó sinh khởi trong sự lệ thuộc trên tư tưởng. Nó không thể được đặt trong bất cứ cách nào
khác.
TÍNH KHÔNG
KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ KHÔNG CÓ GÌ
Không có
câu hỏi rằng con người và sự vật tồn tại; câu hỏi là thế nào, hay trong phương
cách gì, mà chúng tồn tại. Thí dụ khi
chúng ta nhận xét về một bông hoa và nghĩ, “Bông hoa này có một hình dáng đáng yêu, màu sắc dễ
thương, và mịn màng biết bao,”dường như giống rằng có điều gì đấy cụ thể sở hữu
những phẩm chất này về hình dáng, màu sắc và cấu trúc mịn màng. Khi chúng ta nhìn vào trong những phẩm chất
này, cũng như trên những phần tử của bông hoa, chúng dường như là những phẩm
chất hay những bộ phận của bông hoa, chẳng hạn như màu sắc của bông hoa, hành
dáng của bông hoa, cuống hoa, và cánh hoa – giống như có một bông hoa sở hữu
những phẩm chất hay những bộ phận này.
Tuy thế,
nếu bông hoa thật sự tồn tại trong cách mà nó xuất hiện, chúng ta phải có thể
nêu lên điều gì đấy riêng lẻ với tất cả những phẩm chất và những bộ phận này mà
nó là bông hoa. Nhưng chúng ta không
thể. Một bông hoa như thế không tìm thấy
được trong sự phân tích, hay qua những dụng cụ khoa học khác, mặc dù trước đấy
nó dường như thật là cụ thể, thật có thể khám phá được. Bởi vì bông hoa có những tác động, nó tồn tại
một cách thật sự, nhưng khi chúng ta điều tra để tìm kiếm một sự tồn tại của
bông hoa phù hợp với những ý tưởng của chúng ta về nó, điều đó là hoàn toàn
không thể tìm thấy được.
Điều gì
đấy tồn tại một cách thật sự từ chính nó phải trở nên rõ ràng hơn khi được phân
tích – nó phải được tìm thấy một cách rõ ràng.
Nhưng ở đây là trường hợp ngược lại.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nó không tồn tại, vì nó có ảnh
hưởng – nó tạo nên những tác động. Sự
kiện rằng nó không được tìm thấy dưới sự phân tích chỉ để biểu lộ rằng nó không
tồn tại với cách mà nó xuất hiện đến những giác quan của chúng ta và đến tư
tưởng của chúng ta – đấy là, nó được được thành lập một cách cụ thể trong chính
nó.
Nếu không
tìm ra những đối tượng khi chúng được phân tích có nghĩa là chúng không tồn
tại, sẽ không có chúng sinh, không có Bồ Tát, không có Phật, không có điều gì
thanh tịnh, và không có điều gì bất tịnh.
Thì sẽ không cần đến giải thoát; không có lý do gì để thiền quán về tính
không. Tuy thế, rõ ràng con người và sự
vật hổ trợ và làm tồn hại, rằng vui sướng và đớn đau hiện hữu, rằng chúng ta có
thể giải thoát chính mình khỏi khổ đau và đạt đến hạnh phúc. Thật là khờ dại khi phủ nhận sự hiện hữu của
con người và sự vật khi chúng ta rõ ràng bị ảnh hưởng bởi những thứ ấy. Ý tưởng rằng con người và sự vật không tồn
tại là bị phủ nhận rõ ràng; nó là ngu ngơ.
Học giả -
hành giả du già Ấn Độ, Long Thọ Đại Sĩ chứng minh rằng những hiện tượng là
trống rỗng sự tồn tại cố hữu (không có tự tính) bằng sự kiện rằng chúng là
duyên khởi, sự phát sinh tương duyên.
Điều này tự nó là một dấu hiệu rõ ràng cho quan điểm rằng những hiện tượng không tồn tại
một cách cố hữu không phải là hư vô, không phải là không có gì cả. Ngài không đưa ra lý do tại sao những hiện
tượng là trống rỗng mà không thể biểu hiện chức năng; thay vì thế, ngài kêu gọi
sự chú ý đến sự kiện rằng chúng sinh khởi phụ thuộc trên những nguyên nhân và
điều kiện hay là nhân duyên.
Thiền tập quán chiếu
Lưu
tâm:
1-
Phụ thuộc và độc lập là một sự đối
kháng phân đôi (nhị nguyên). Bất cứ điều
gì tồn tại thì hoặc là phụ thuộc hay độc lập.
2-
Khi điều gì đấy là phụ thuộc, sự
biểu hiện dưới năng lực của tự nó là trống rỗng.
3-
Không có nơi nào trong những phần tử
của thân thể và tâm thức hình thành căn bản cho "cái tôi” mà chúng ta có
thể tìm thấy “cái tôi”. Do thế, “cái
tôi” được hình thành không phải dưới năng lực của chính nó mà qua năng lực của
những điều kiện khác – nguyên nhân của nó, những phần tử của nó, và tư tưởng.
6
Thấy Mối Liên Hệ Tương Duyên Của Mọi Hiện Tượng
---------
Thực chứng giáo lý duyên khởi
Người thông tuệ hoàn toàn không
vướng vào những quan điểm cực đoan.
-BUDDHA
Bởi vì
những hiện tượng dường như, ngay cả đối với những giác quan của chúng ta, tồn
tại từ chính chúng, mặc dù chúng không như thế, chúng ta chấp nhận một cách sai
lầm quan điểm rằng những hiện tượng hiện hữu một cách cụ thể hơn là chúng thật
sự tồn tại. Trong cách này chúng ta bị
đẩy vào những cảm xúc phiền não, tạo nên hạt giống cho sự tàn phá của chính
chúng ta. Chúng ta phải tẩy trừ những
rắc rối này bằng việc phản chiếu đi quán chiếu lại, trên tính bản nhiên phụ
thuộc của mọi thứ.
TÁC ĐỘNG
CỦA DUYÊN KHỞI
Tất cả mọi
hiện tượng – hữu ích và tổn hai, nguyên nhân và hậu quả, cái này và cái kia –
sinh khởi và được thiết lập trong sự nương tựa trên những nhân tố khác. Như Long Thọ nói trong Tràng Hoa Quý Báu
rằng:
Khi điều này trở thành, thì điều kia
sinh khởi,
Như có ngắn khi có dài,
Qua sự sinh thành điều này, điều kia
được sản xuất.
Giống như ánh sáng từ sự sản sinh
của ngọn lửa.
Trong phạm
vi này của phụ thuộc, hữu ích và tổn hại sinh khởi, những hiện tượng vô thường
có thể biểu hiện chức năng (và không chỉ là điều bịa đặt của sự tưởng tượng),
và nghiệp báo – hành động và hậu quả của chúng – là có thể hiện thực được. Quý vị là khả thi và tôi là khả thi, chúng ta
không chỉ là sự sáng tạo tinh thần. Bằng
sự thông hiểu điều này, quý vị tự do khỏi điều mà Phật Giáo gọi là “cực đoan
của hư vô”, đưa đến kết luận sai lầm rằng chỉ vì một hiện tượng không thể tìm
thấy sự tồn tại cố hữu (vô tự tính) nên nó hoàn toàn không tồn tại. Như Long Thọ nói:
Vì thấy rằng những hậu quả sinh khởi
Từ những nguyên nhân, người ta thừa nhận những gì xuất hiện
Trong những quy ước của thế gian (tục đế)
Và không chấp nhận hư vô chủ nghĩa.
Có hai cực
đoan – khái niệm cường điệu rằng những hiện tượng (vạn pháp) tồn tại dưới năng
lực của chính chúng, và sự phủ nhận nhân quả
(nguyên nhân và kết quả) – giống như những hố thẳm mà trong ấy tâm thức
của chúng ta có thể rơi xuống, đấy là sự tạo nên những quan điểm tai hại thổi
phồng thể trạng của những đối tượng vượt khỏi tính chất tự nhiên thật sự của
chúng hay phủ nhận chính sự tồn tại của nhân quả. Rơi vào hố thẳm cường điệu, chúng ta bị đẩy
vào sự thỏa mãn khái niệm về chính chúng ta mà nó phóng đại chúng ta thật sự
như thế nào – một sự bất khả chiến bại.
Hay, rơi vào hố thẳm của sự phủ nhận, chúng ta đánh mất quan kiến về giá
trị của đạo đức và bị đẩy vào những hành vi xấu xa mà chúng sẽ phá ngầm tương
lai của chính chúng ta.
Để có thể
cân bằng đuyên khởi và tính không, chúng ta cần phải phân biệt giữa sự tồn tại
cố hữu và sự tồn tại đơn thuần. Cũng cần
yếu để nhận ra vấn đề khác biệt giữa sự vắng mặt của sự tồn tại cố hữu (vô tự
tính) và sự hoàn toàn không tồn tại (hư vô).
Đấy là tại sao khi những đại hiền nhân Phật Giáo ở Ấn Độ dạy về tính
không, các ngài đã không sử dụng sự biện luận rằng những hiện tượng là trống
không khả năng biểu hiện những chức năng.
Đúng hơn, các ngài nói rằng những hiện tượng là trỗng rỗng sự tồn tại cố
hữu (vô tự tính) bởi vì chúng là duyên khởi.
Khi tính không được hiểu trong cách này, cả hai cực đoan được
tránh. Khái niệm cường điệu rằng những
hiện tượng tồn tại từ chính chúng được tránh qua sự nhận thức về tính không, và
việc phủ nhận sự tồn tại khả năng biểu hiện chức năng được tránh qua việc thấu
hiểu rằng những hiện tượng là duyên khởi và vì thế không phải không tồn tại một
cách hoàn toàn.
Như Nguyệt
Xứng nói:
Luận lý duyên khởi này
Cắt xuyên qua tất cả những mạng lưới của những quan điểm tà
kiến.
Duyên khởi
là lộ trình cho việc hướng đến xóa sạch hai hố
thẳm của những quan điểm sai lầm và những khổ đau kèm theo chúng.
TÍNH KHÔNG
THỂ DIỄN ĐẠT CỦA CHÂN LÝ
Một lần
nọ, có một học giả thiếu kinh nghiệm trong một tu học viện ở Lhasa, người đang
trong thời điểm khó khăn của tranh luận, không thể đáp trả những thách
thức. Thế là ông ta tuyên bố, đến tất cả
mọi người trong tranh luận, rằng ông biết tất cả những câu trả lời nhưng ông ta
đang gặp khó khăn để diễn tả bằng ngôn ngữ.
Có thể chúng ta – không biết tính không rõ ràng – có thể chỉ lập lại
những lời tuyên bố đã có trong kinh điển Phật Giáo rằng sự toàn thiện của tuệ
trí là không thể nhận thức được và không thể diễn tả được và cố gắng mở to mắt
đề nhìn sâu tận đáy! Tuy nhiên, lời
tuyên bố này có nghĩa rằng sự thực chứng về tính không là được kinh nghiệm một
cách tiếp trong thiền quán bất nhị không thể phát biểu được bằng ngôn ngữ; chứ
không có nghĩa là tính không thì không thể phản chiếu được và thiền quán được.
Khi chúng
ta nói, nghe, hay nghĩ về những thuật ngữ như tính không hay chân lý cứu kính,
chúng hiện khởi với chúng ta trong một chủ thể và đối tượng riêng biệt – tâm
thức ở về một phía và tính không ở một phía khác – trái lại trong thiền quán
thậm thâm, chủ thể và đối tượng có một nhiệm vụ; tính không và tâm thức nhận
thức nó giống như nước đổ vào nước, không khác biệt, không thể phân biệt.
TƯƠNG TỰ
VỚI VỌNG TƯỞNG
Sử dụng
khí cụ phân tích, quý vị không thể tìm ra một thực thể luân hồi từ đời sống này
sang đời sống khác, nhưng điều này không có nghĩa là sự tái sinh hoàn toàn
không hiện hữu. Mặc dù tác nhân, hành
động và đối tượng không thể cưỡng lại sự phân tích để đứng vững một cách độc lập,
những hành vi lành mạnh và không lành mạnh để lại những dấu vết (hạt giống
nghiệp) của chúng trong tâm thức, và những thứ này sẽ đi đến khai hoa kết trái
trong kiếp sống này hay trong một đời sống tương lai.
Nếu chúng
ta khảo sát một người với luận lý này, người xuất hiện trong một giấc mơ và một
người thật sự được thấy khi chúng ta thức dậy, hoàn toàn không có tự ngã cấu
thành có thể tìm thấy được trong cả hai người ấy. Hai người ấy là không thể tìm thấy được một
cách bình đẳng dưới sự phân tích như thế, nhưng điều này không có nghĩa rằng
không có những con người thật sự hay người trong mộng là một người thật
sự. Sự kiện rằng con người và những đối
tượng khác là không thể tìm thấy dưới sự phân tích không có nghĩa rằng những
điều ấy không hiện hữu mà rằng chúng không tồn tại trong cung cách bởi năng lực
của chính chúng; chúng hiện hữu do bởi những nhân tố khác. Trong cách này, sự biểu hiện trỗng rỗng dưới
năng lực của chính nó đi đến ý nghĩa lệ thuộc trên những thứ khác.
Thiền Quán Phản Chiếu
Quan
tâm:
1-
Sự tồn tại cố hữu (tự tính) đã chẳng
bao giờ, đang không bao giờ, và sẽ không bao giờ tồn tại.
2-
Tuy thế, chúng ta tưởng tượng rằng
nó thật tồn tại và vì thế bị đưa vào trong những cảm xúc buồn lo.
3-
Sự tin tưởng rằng những hiện tượng
tồn tại một cách cố hữu là một cực đoan của sự phóng đại, một hố thẳm đáng sợ.
4-
Sự tin tưởng rằng những hiện tượng
vô thường (vạn pháp vô thường) không thể biểu hiện chức năng, hay hoạt động như
nhân và quả, là một hình thức cực đoan của sự phủ nhận, một hố thẳm đáng sợ
khác.
5-
Nhận thức rằng tất cả mọi hiện tượng
là trống rỗng sự tồn tại cố hữu do bởi biểu hiện duyên khởi tránh được cả hai
cực đoan. Nhận ra rằng những hiện thượng
là duyên sinh tránh cực đoan phủ nhận nguy hiểm; nhận ra rằng chúng là trống
không sự tồn tại cố hữu tránh được cực đoan phóng đại nguy hiểm.
7
Đánh Giá Duyên Khởi Và Tính Không
------------
Tin tưởng nơi những hành động và kết quả của chúng
Trong sự hiểu biết tính không của những hiện tượng
Thật kỳ diệu hơn ngay cả sự kỳ diệu.
Thật phi thường hơn ngay sự phi thường.
-Luận Về Tâm Thức Giác Ngộ Của Long Thọ-
Phản chiếu
trên việc một đối tượng duyên sinh như thế nào – sinh khởi phụ thuộc trên nhân
và duyên, phụ thuộc trên những bộ phận của nó, và phụ thuộc trên tư tưởng – hổ
trợ vô cùng để vượt thắng cảm nhận rằng
đối tượng tồn tại trong nó và của chính nó.
Tuy nhiên, nếu chúng ta không luận ra một cách chính xác những hiện
tượng là trống rỗng điều gì – điều gì bị phủ nhận – rồi thì vào lúc kết cuộc
của việc phân tích này chúng ta sẽ cảm thấy rằng đối tượng sẽ hoàn toàn không
hiện hữu.
Kinh
nghiệm này sẽ làm cho những hiện tượng dường như sớm nở tối tàn, giống như
những bức họa không có thực chất, kế đến không có gì cả. Sai lầm này đến từ việc không phân biệt giữa
việc vắng mắt sự tồn tại cố hữu và không tồn tại. Thất bại phân biệt những điều này làm cho
không thể đánh giá đúng tính duyên khởi của mọi hiện tượng, trái lại thật thiết
yếu để thấu hiểu rằng tính không có nghĩa là duyên khởi, và duyên khởi có nghĩa
là tính không.
TÍNH KHẢ
THI CỦA NHÂN VÀ QUẢ
Chúng ta
cần thiết để có thể nhận thức thấu đáo duyên khởi về toàn bộ mọi tác nhân, hành
động, đối tượng như một sự phủ nhận của sự tồn tại cố hữu của chúng và để thấy
rằng nguyên nhân và hiệu quả tồn tại một cách rạch ròi. Quả thực, một đối tượng được chứng minh là
trống rỗng sự tồn tại cố hữu (vô tự tính) bằng lý do của sự kiện rằng nó là một
sự duyên khởi, vì thế động lực học của duyên khởi, chẳng hạn như nhân và quả,
có thể đứng vững được. Tính không không
phải là một sự trống rỗng hoàn toàn (không có gì cả) để phủ nhận sự tồn tại của
tất cả mọi hiện tượng nhưng là một tính không của sự tồn tại cố hữu (tự tính
không). Những hiện tượng là trống rỗng
về thể trạng [tự tính] này, nhưng tự chúng không trống rỗng; một cái bàn là
trống rỗng sự tồn tại cố hữu, nhưng nó không trống rỗng trong việc biểu hiện là
một cái bàn. Do thế, qua tính không –
qua sự trống vắng của sự tồn tại cố hữu – mọi tác nhân, hành động và đối tượng
là khả dĩ.
Trong cách
này, thực tế tính không có nghĩa rằng đối tượng phải tồn tại, nhưng nó tồn tại
một cách khác biệt từ những gì chúng ta đã tưởng tượng. Sau khi chúng ta đã nhận ra ý nghĩa của tính
không, thì không đủ để chỉ cho rằng mọi hiện tượng phải tồn tại nhưng không có
một ý nghĩa rõ ràng về việc chúng tồn tại như thế nào. Chúng ta cần biết từ trong chiều sâu của
chúng ta rằng thấu hiểu duyên khởi thúc đẩy sự thấu hiểu tính không và thấu
hiểu tín không thúc đẩy sự thấu hiểu duyên khởi.
LUẬN LÝ TỪ
TÍNH KHÔNG ĐẾN DUYÊN KHỞI
Đối với
chúng tôi dường như dễ dàng hơn để thấu hiểu tính không bằng lý do của sự kiện
rằng con người và sự kiện là duyên khởi hơn là thấu hiểu rằng một đối tượng
phải là một sự duyên khởi qua sự kiện rằng nó là trống rỗng sự tồn tại cố
hữu. Nhưng đây là tư duy của chúng tôi.
Trong giả
huyển, những sự mâu thuẩn hoàn toàn có thể hiện thực, thí dụ, một người trẻ
bổng nhiên già đi, hay ai đấy là ngu ngơ dần dần biến thành một học giả biết
rộng. Trong một thế giới của sự thiết
lập cố hữu quy định toàn thể, sự thay đổi triệt để như thế sẽ không thể làm
được. Nếu một cây cổ thụ đã thật sự, về
căn bản như nó trong mùa hè, với những đặc trưng như cành lá và hoa trái, thế
thì những hoàn cảnh không thể tác động nó và làm cho nó đánh mất những đặc
trưng này trong mùa đông. Nếu sự xinh
đẹp của nó là tự phát, nó sẽ không thể biến thành xấu xí do những hoàn cảnh.
Điều gì là
sai có thể toàn là thứ ấy, trái lại điều gì là thật phải đúng như nó là. Khi ngôn ngữ của ai đấy là không đáng tin
cậy, chúng ta nói nó là sai. Sự thật
rằng những hiện tượng có một tính tự nhiên của giả dối là điều cho phép thay
đổi rất nhiều, chuyển từ tốt sang xấu và xấu sang tốt, phát triển và suy
tàn. Bởi vì con người và sự vật không
có tính biểu hiện tự phát chân thật, chúng bị ảnh hưởng bởi những điều kiện và có thể chuyển
hóa. Bởi vì trẻ trung không phải là một
sự thật bất biến, nó có thể biến thành già nua.
Bởi vì
những hiện tượng là giả dối trong ý nghĩa này, chúng sẳn sàng thay đổi một cách
lập tức: những vùng đầy ấp con người và rồi dân số mất đi; những xứ sở hòa bình
bắt đầu đánh nhau với những cuộc chiến; những quốc gia hình thành và biến
mất. Tốt và xấu, sinh trưởng và tàn lụi,
luân hồi và niết bàn, cách này và cách kia; thay đổi xãy ra trong rất nhiều
cách. Sự kiện con người và những hiện
tượng thay đổi biểu thị rằng chúng không thật sự có những thể trạng riêng biệt
của chúng như chúng là; chúng không thể tự thiết lập. Bởi vì chúng không có căn bản, nên chúng có
thể chuyển biến.
Đây là
nhân và quả là có thể hiện thực như thế nào trong tính không của sự tồn tại cố
hữu (vô tự tính). Nếu những hiện tượng
thật sự tồn tại tự trong bản chất của chúng, chúng không thể lệ thuộc trên
những nhân tố khác. Không có sự phụ
thuộc trên những thứ khác, nhân và quả là không thể [hiện thực]. Với nhân và quả, những tác động không thuận
lợi như đớn đau, có thể tránh được bằng việc từ bỏ những nguyên nhân nào đấy,
như ganh tỵ, và những ảnh hưởng thuận lợi, như hạnh phúc, có thể đạt được bằng
việc rèn luyện trong những nguyên nhân khác, như tùy hỷ trong sự thành công của
kẻ khác.
NHẬN
THỨC RÕ SỰ HỔ TRỢ LẪN NHAU
Hãy nhớ,
đáng để một bên lý thuyết tính không với thời gian hiện hữu nếu nó đe dọa tới
sự hiểu biết nhân và quả. Nhận thức về
tính không phải bao hàm nhân và quả của những hành động. Nếu chúng ta nghĩ rằng do vì những hiện tượng
là rỗng không cho nên không thể có bất cứ tốt hay xấu gì, đấy là chúng ta đang
làm khó khăn hơn để nhận thức nội dung của tính không. Chúng ta cần đánh giá đúng nhân và quả.
Những
Đối Tượng Đặc Biệt của Thiền Quán
Đôi khi
thật hữu ích để đem một người mà chúng ta quan tâm cao độ như đối tượng của
loại phân tích này – thí dụ, vị thầy tôn kính hay vị lĩnh đạo tâm linh của quý
vị. Trong ánh sáng của những thời khắc
ấy nhất là khi quý vị quý trọng vị thầy tâm linh của mình, chúng ta sẽ không rơi
vào việc phủ nhận nhân và quả, vì chúng ta không thể phủ nhận tác động của
người ấy.
Tính không
là cực kỳ quan trọng, do vì nếu chúng ta thông hiểu thấu đáo, chúng ta có thể
được giải thoát khỏi vòng lưu chuyển của những cảm xúc tàn phá và qua việc không
thấu hiểu tính không, chúng ta sẽ bị lôi đi, như bị xỏ mũi, vào trong những cảm
xúc tàn phá, mà những thứ ấy gây ra khổ đau từ đời này sang đời khác trong vòng
sinh tử luân hồi. Tuy nhiên, khi chúng
ta lưu tâm rằng tính không của chiếc xe hơi tùy thuộc trên chiếc xe, rằng cơ sở
của tính không là một phẩm chất dường như quan trọng hơn tự chính tính không.
Trong cách
này, đôi khi nếu chúng ta đặt sự nhấn mạnh trên sự xuất hiện là trống rỗng sự
tồn tại cố hữu (vô tự tính) và lúc khác đặt sự nhấn mạnh trên tính không của sự
tồn tại cố hữu của nó, chuyển biến từ lần này đến lần khác hơn là chỉ tập trung
trên tính không, có thể rất lợi
ích. Sự quán chiếu thay đổi như thế hổ
trợ chắc chắn cả duyên khởi lẫn tính không, cho thấy rằng tính không phải biểu
hiện tự chính nó, không phải biệt lập, nhưng là chính tính tự nhiên của những
hiện tượng. Như Bát Nhã Tâm Kinh nói,
“Sắc chính thực là không; không chính thực là sắc.”
Sự thiếu
vắng tự nhiên của sắc về sự tồn tại cố hữu là tính không; tính không không là điều
gì đấy thêm vào, giống như chiếc nón trên đỉnh đầu. Tính không là tính tự nhiên, đặc tính tối hậu
của tự chính sắc. Bậc hiền nhân Tây
Tạng, Tông Khách Ba đã trích một đoạn từ phẩm Ca Diếp trong kinh Bảo Tích “Tính
không không làm các pháp trống rỗng: các
pháp tự chúng là trống rỗng.” Khi chúng
tôi ở Ladakh một năm hay hơn trước đây.
Chúng tôi đã thấy một đoạn tương tự trong Kinh Bát Nhã Nhị Thập Ngũ
Thiên Tụng: “Sắc không được làm trống
rỗng bởi tính không; sắc tự nó là tính không.”
Chúng tôi được thúc đẩy để phản chiếu trên tuyên bố thậm thâm này, và
chúng tôi muốn chia sẻ với quý vị điều tôi đã tìm thấy. Nó có hơi phức tạp một chút, vì thế xin hãy
kiên nhẫn với chúng tôi.
Trước tiên
nhất, nó không thể phủ nhận rằng những đối tượng xuất hiện tồn tại từ chính
phía chúng, và ngay cả trong Phật Giáo, hầu hết các trường phái chấp nhận sự
xuất hiện này của mọi vật, nói rằng nếu những đối tượng, chẳng hạn như những
cái bàn, cái ghế, và thân thể không tồn tại trong chính bản chất của nó, thì
không có cách nào để thừa nhận rằng chúng tồn tại. Thí dụ, họ nói rằng nhãn thức cảm thấy một
cái bàn là có căn cứ trong dạng thức của sự xuất hiện của nó được thiết lập một
cách thật sự, và phù hợp với những hệ
thống ấy, không có cách nào mà ý thức có thể cùng có căn cứ lẫn sai lầm. Tuy nhiên, theo hệ thống trường phái Trung
Đạo của Nguyệt Xứng, gọi là trường phái Hệ Quả, mà chúng tôi nghĩ là sự diễn tả
thậm thâm nhất về việc những hiện tượng
tồn tại như thế nào và chúng được nhận
thức như thế nào, những hiện tượng như những cái bàn, cái ghế, và thân thể chỉ
đơn giản không tồn tại trong chính bản chất của nó: cái thấy của mắt (nhãn thức) là sai lầm về
việc những đối tượng xuất hiện như thế nào, giống như chúng được thiết lập
trong chính chúng và tự chính chúng, nhưng cũng ý thức ấy là có căn cứ với mối
quan hệ đến sự hiện diện của những đối tượng.
Trong cách này, ý thức có thể cả
có giá trị lẫn sai lầm cùng một lúc – có giá trị đến mối quan hệ với sự hiện
diện của đối tượng và sự tồn tại của nó nhưng sai lầm trong sự kiện rằng đối
tượng dường như có vị thế độc lập của chính nó.
Nguyệt
Xứng thừa nhận rằng những đối tượng xuất hiện để tồn tại từ phía chính chúng
qua một khuôn mẫu sai lầm của nhận thức thông thường. Sự thật, không có gì được thiết lập từ phía chính
chúng. Trong cách này, tự chính sắc là
trống rỗng; nó không phải được làm trống rỗng bởi tính không. Nó là gì mà trống rỗng? Chính tự
sắc. Chính tự cái bàn. Chính tự thân thể. Trong cùng cách này, tất cả mọi hiện tượng là
trống rỗng về sự tồn tại cố hữu, hay tất cả các pháp là vô tự tính. Tính không không phải là điều gì đấy được làm
nên bởi tâm thức; đây là mọi vật đã từng như thế nào từ sự khởi đầu. Hiện tướng và tính không hoàn toàn là một, và
không thể bị phân biệt thành những thực thể riêng biệt.
Thiền quán phản chiếu
Quan tâm đến;
1-
Bởi vì con người và sự vật duyên
sinh, nên cả thảy là trống rỗng sự tồn tại cố hữu, tất cả là vô tự tính. Là lệ thuộc, chúng không tự thành lập.
2-
Bởi vì con người và sự vật là trống
rỗng sự tồn tại cố hữu, nên tất cả phải là duyên sinh. Nếu những hiện tượng đã thật tồn tại trong
chính bản chất của chúng, chúng không thể lệ thuộc trên những nhân tố khác,
hoặc là những nguyên nhân, những bộ phận của chính chúng, hoặc là tư
tưởng. Vì những hiện tượng không thể tự
thiết lập, nên chúng có thể chuyển hóa.
3-
Hai nhận thức rõ ràng này phải làm
việc với nhau, điều này giúp cho điều kia sâu sắc hơn. (Tính Không và Duyên
Khởi)
Làm phong phú cho sự thực tập
Thấu hiểu
lý duyên khởi sẽ làm sâu sắc sự phân tích của chúng ta rằng “cái tôi” và những
thứ khác không phải là giống nhau hay riêng biệt khỏi những căn cứ mà trên ấy
chúng được thiết lập. Nó cũng sẽ động
viên chúng ta dấn thân với nổ lực to lớn trong những sự thực tập bố thí, trì
giới, nhẫn nhục, và tinh tấn, trái tim của điều ấy là từ ái và bi mẫn. Những điều này lần lượt sẽ làm nổi bật năng
lực của chúng ta cho tuệ giác nội quán.
Tất cả những thứ này phải làm việc với nhau.
Tất cả
chúng ta đều có tâm thức có khả năng nhận biết, do thế, nếu chúng ta làm việc
với nó, cuối cùng tuệ trí có thể đạt được.
Vì điều này, chúng ta cần phải đọc, nghe những thuyết giảng, và nghiên
cứu học hỏi, Vì chúng ta được phú cho với tâm thức và vì tính không là một đối
tượng có thể được mang đến tâm thức, thế
nên nổ lực của chúng ta sẽ gặt hái những kết quả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét