Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015

LUẬN GIẢI VỀ SỰ RÈN LUYỆN NHƯ TIA SÁNG 1






Nguyên tác: Namkapel / Attitude-Training Like the Rays of the Sun

Luận giải: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Dharamsala, India, May 9 – 15, 1985 
Anh dịch: Alexander Berzin
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - Wednesday, December 31, 2014


PHẦN 1: GIỚI THIỆU

Thiết Lập Động Cơ

Để phân biệt với người không Phật tử, có sự quy y hay phương hướng an toàn, và để phân biệt với con đường Tiểu thừa, có sự quy y của Đại Thừa. Chúng ta nhìn Đức Phật Thích Ca như một biểu tượng chính cho nguồn gốc của an toàn, của quy y. Bậc Đạo sư từ ái và bi mẫn đệ nhất, Thích Ca Mâu Ni đã đến thế giới này hơn 2500 năm trước. Ngài đã thực hiện nhiều hành động của một bậc Giác Ngộ và ban cho toàn bộ những sự hướng dẫn về tất cả những phương pháp của Phật Giáo. Nhiều môn nhân của Đức Phật đã xâu kết chúng lại với nhau và tuân theo sự hướng dẫn về tam vô lậu học trong nguyên tắc đạo đức (giới), tập trung (định), và tỉnh thức phân biệt (tuệ). Những phương pháp này lan tỏa rộng rãi ở Ấn Độ và được đem vào Tây Tạng. Ở đấy, tất cả rộ nở trong thời cựu dịch và tân dịch, vì thế bây giờ chúng ta có tất cả những giáo huấn của Đức Phật được bảo tồn tốt đẹp và là những người duy trì giáo huấn của Ngài.

Mặc dù dường như tôi có lẽ không có tất cả những phẩm chất; nhưng như một người duy trì giáo huấn của Đức Phật và bởi vì nguyện ước làm lợi ích cho mọi người, sự tỉnh thức về trách nhiệm của tôi đôi khi ban cho tôi một sự can đảm lớn; trong khi vào những lúc khác, tôi có cảm giác bối rối. Nhưng nếu tôi có thể làm lợi lạc cho người khác, thế thì tôi sẽ cố gắng một cách nghiêm khắc nhất để thực tập những giáo huấn này và cố gắng để trao truyền cho người khác.

Điều này, dĩ nhiên, tất cả tùy thuộc vào động cơ, những lý do cho những gì chúng ta hành động. Trong trường hợp của tôi, mặc dù tôi không có tất cả những năng lực to lớn, nhưng tôi cố gắng để tiếp cận tất cả những điều này trong một cung cách hợp lý và thực tiển. Hãy xem thí dụ về một quân đội. Nếu nó yếu ớt, nó không thể bỏ lở một cơ hội để tấn công; trái lại nếu nó thật mạnh mẽ, nó có thể dừng lại và ngơi nghĩ và để cơ hội trôi qua. Cùng giống như thế, nếu chúng ta có nhiều tài sản vật chất đắc giá, thì chúng ta không khó chịu nếu chúng ta đánh mất điều gì đó. Cho nên ở đây, nếu so sánh chính ta với thí dụ này, chúng ta có một cơ hội. Chúng ta cần sử dụng nó.

Nếu chúng ta đã tích lũy nhiều của cải vật chất, nhưng không sử dụng chúng và chỉ bám riết  lấy chúng, chúng ta xem chúng rất quan trọng, mặc dù chúng không có lợi ích gì. Lấy thí dụ, mọi thứ chúng ta thừa kế từ cha mẹ chúng ta. Nếu chúng không có lợi ích thực tế, chúng ta cần loại bỏ chúng. Như vậy chỉ là tự nhiên thôi. Giống như thí dụ về tóc và móng trong thân thể chúng ta, chúng ta không bám giữ chúng; chúng ta loại bỏ chúng. Tương tự thế, chúng ta cần thật thực tế và nhìn vào hoàn cảnh trên thế giới và hoàn cảnh thật sự trước mắt chúng ta, và tất cả tùy thuộc vào những sự thực hành và cung cách giải thích của chúng ta với điều này. Chúng ta không nên bám giữ vào những tập quán cũ và những cung cách lỗi thời không thực tiển áp dụng vào hoàn cảnh thật sự bây giờ. [Chúng] vô nghĩa.

Hãy trở lại việc quy y hay có phương hướng an toàn, khi chúng ta lễ phủ phục, trì tụng kinh chú là phủ phục của lời nói, và nghĩ nhớ ý nghĩa là phủ phục của tâm thức. Nếu chúng ta khoanh tay lại là phủ phục của thân thể. Tôi cố gắng để tuân theo truyền thống của Kunu Lama Rinpoche và trì tụng kinh chú như phủ phục và cầu nguyện Đức Phật Thích Ca vào lúc khởi đầu của việc giảng dạy.

Như vị đạo sư có tầm quan trọng vô biên, một cách đặc biệt trong mật tông, khi chúng ta quy y (chọn phương hướng an toàn), đầu tiên chúng ta nói, "tôi quy y với đạo sư" rồi Phật, Pháp, Tăng. Không phải có 4 nguồn gốc quy y. Chư đạo sư kết hợp chặc chẽ tất cả những phẩm chất của quy y Tam bảo.

Đây là một luận điển cho việc tịnh hóa và huấn luyện thái độ của chúng ta (rèn luyện tâm thức), gọi là: Thái độ rèn luyện như tia sáng, do một đệ tử trực tiếp thật sự của Tông Khách Ba: Namka-pelzang, đôi khi gọi đơn giản là Namkapel. Tôi tiếp nhận giáo huấn này từ Kyabjey Ling Rinpoche cũng là một Lạt ma đến từ Amdo. Tôi đã tiếp nhận luận điển này vài lần.

Một số người có một thái độ rất thô tháo và cộc cằn, vì thế ngay cả cha mẹ và bạn bè họ cũng muốn xa rời họ. Nhưng chúng ta có thể phát triển một trái tim ân cần và ấm áp, và rồi dần dần chúng ta sẽ thấy ngày qua ngày rằng những phẩm chất tốt đẹp của chúng ta và khả năng của chúng ta sẽ mang hạnh phúc đển cho người khác cũng tăng trưởng và dĩ nhiên, chính chúng ta cũng hạnh phúc hơn. Nếu chúng ta là những người lương thiện và tử tế, rồi thì tất cả mọi thứ chúng ta cần trong đời sống sẽ đến với chúng ta. Cuối cùng chúng ta sẽ có thể đạt đến mọi phẩm chất tốt đẹp và những thứ chúng ta cần cả ở trình độ cứu kính và trình độ tương đối. Nếu chúng ta là những người rất thô tháo và cộc cằn, và luôn luôn hành động trong một cách ác ý, rồi thì chúng ta sẽ không bao giờ có được bất cứ thứ gì chúng ta mong ước.

Như với sự rèn luyện thân thể, để phát triển những thái độ mới, khác biệt thì chúng ta cần làm những động tác thực tập đa dạng để rèn luyện tâm thức và trái tim của chúng ta ngày qua ngày và tháng qua tháng trong một thời gian dài với nổ lực bền bỉ như có thể. Một trái tim tốt lành và một tâm thức lương thiện không đến chỉ qua nguyện ước về chúng, mà phải qua rèn luyện và xây dựng chúng lên. Giáo lý nhà Phật không chấp nhận một đấng tạo hóa mà nói rằng mọi thứ sinh khởi một cách tương duyên hay duyên sanh. Thế nên bất cứ điều gì xảy ra hình thành trong một  cung cách rõ ràng và thứ tự, bằng phương tiện của nhân và quả. Không phải là có một đấng tạo hóa quyết định mọi thứ xảy ra. Mọi thứ hình thành bởi các nguyên nhân và hoàn cảnh và nếu chúng ta cố gắng nhận diện các nguyên nhân, chúng ta sẽ phải nói rằng mọi thứ đến từ nghiệp. Nghiệp, hóa ra, hình thành trong những điều kiện tâm thức đa dạng của con người và những thứ khác nhau mà họ làm, một cách đặc biệt họ làm lợi lạc hay tổn hại người khác như thế nào.

Gốc rể của tất cả những thứ này là tâm thức của chúng ta có được thuần hóa hay không. Nếu chúng chưa được thuần hóa, chúng làm đủ thứ hành vi tàn phá, và tương ứng với những hành vi tàn phá ấy, thảm họa, bất hạnh và v.v… hình thành. Nếu tâm thức chúng ta được thuần hóa kỷ lưởng, thế thì những thứ này sẽ không xảy ra. Do vậy nếu bất hạnh xảy ra, chúng ta không thể chỉ ngón tay vào Đức Phật, cũng không thể nói lời than phiền vào bất cứ người nào khác. Tương tự thế, chúng ta không thể nói rằng niềm hạnh phúc của chúng ta đến từ người nào khác. Tất cả những thứ này sinh khởi lệ thuộc vào tâm thức chúng ta có được thuần hóa hay không. Khi tâm thức chúng ta được thuần hóa, chúng ta dấn thân vào những hành vi xây dựng, tăng trưởng năng lực tích cực là phước đức  và hạnh phúc đến như một kết quả của điều ấy. Nếu chúng ta muốn xa rời những rắc rối của chúng ta, khổ đau của chúng ta thế thì chúng ta phải làm việc trên những thái độ của chúng ta và thuần hóa tâm thức của chúng ta một cách kỷ lưởng.

Tương tự  thế, hạnh phúc và sự vắng bóng của rắc rối và khổ đau không phải đến chỉ từ việc cầu nguyện với Đức Phật ban hạnh phúc cho chúng ta. Chúng đến từ nổ lực của chính chúng ta trong dạng thức của vấn đề chúng ta có tịnh hóa tâm thức của chúng ta về những thái độ tiêu cực và rèn luyện chúng để có những thái độ tích cực hay không. Nói cách khác, tất cả tùy thuộc vào vấn đề tâm thức của chúng ta có được thuần hóa hay không. Nếu chúng ta muốn hạnh phúc, chúng ta phải thuần hóa tâm thức chúng ta; nếu chúng ta muốn xa rời các rắc rối, chúng ta phải thuần hóa tâm thức chúng ta. Cho nên vấn đề chính là khi quan tâm đến việc làm sao mang đến hạnh phúc và xa rời rắc rối cùng đau  khổ là chúng ta có rèn luyện và tịnh hóa tâm thức chúng ta hay không.

Do vậy chúng ta không giải thích rằng có một vị Thượng đế  nào đó ban hạnh phúc cho chúng ta qua sự phù hộ và gia ân của ngài, mà đúng hơn là năng lực của cá nhân con người và năng lực của Đức Phật là đồng đẳng. Mặc dù chúng ta có thể đạt được sự truyền cảm hứng từ chư Phật, nhưng điều căn bản mà chúng ta phải làm là thuần hóa tâm thức chúng ta. Đó là tại sao chúng ta có giáo lý này, thái độ rèn luyện (lojong). Mọi người phải làm việc trên tâm thức của chính họ, làm việc trên trái tim của chính họ, trên thái độ của chính họ. Đây là những gì sẽ mang đến hạnh phúc.

Bất chấp hoàn cảnh là gì, bất cứ chúng ta làm điều gì, thật rất quan trọng để có một thái độ thích đáng. Với thái độ thích đáng, bất cứ điều gì chúng ta làm cũng có thể trở thành hành vi xây dựng. Để nghĩ rằng chúng ta đang làm điều gì đó tích cực, chẳng hạn như lắng nghe giáo lý này, chỉ nhằm để đừng bệnh tật, để xa rời thứ có liên hệ đến những loại nhỏ bé này - đấy là một sai lầm lớn. Chúng ta phải tránh nghĩ đến những mục tiêu nhỏ bé, chỉ muốn lợi ích trong kiếp sống này, hay xa rời bệnh tật, hay có hạnh phúc hơn cho chính chúng ta trong tương lai. Ngay cả việc lắng nghe giáo huấn này chỉ để đạt được giải thoát khỏi vòng luân hồi cũng là một lỗi lầm lớn. đúng hơn chúng ta cần phát triển một xu hướng của tâm giác ngộ (bodhichitta), hãy nghĩ: "Tôi đang lắng nghe giáo lý này để đem tôi đến gần Giác Ngộ hơn vì thế tôi có thể giúp đở mọi người một cách tốt đẹp nhất" - đây là loại động cơ chúng ta cần có.

Trình Tự Cho Việc Lắng Nghe Giáo Huấn

Có những giáo huấn về vấn đề đệ tử cần lắng nghe như thế nào, tương tự như sử dụng những bình chậu. Để giữ bất cứ thứ gì, một chiếc bình không được úp xuống, có một lỗ dưới đáy, hay bị dơ bẫn bên trong. Vì vậy, chúng ta cần phải rất cởi mở và ghi nhớ những gì chúng ta nghe, và không được trộn lẫn với những định kiến.

Chúng ta cần lắng nghe nhằm để tiếp thu những thứ mà chúng ta chưa bao giờ học hỏi trước đây và bất cứ điều gì chúng ta học hỏi được, chúng ta cần đem vào thực hành ngay lập tức. Đây là vấn đề chúng ta rèn luyện tâm thức xảy ra như thế nào. Chúng ta không gượng ép làm việc nặng nhọc ở nhà và rồi thì vội vả đến đây ở chùa viện và khi đến, lấy nơi này như một chỗ để giết thời gian và ngơi nghĩ. Khi chúng ta có một cơ hội hiếm có này để lắng nghe giáo huấn, chúng ta không thể lơ đểnh. Chúng ta cần làm cho mỗi giây phút là hữu dụng để làm lợi ích cho tâm thức chúng ta. Hãy chính niệm với nghĩa lý của nó để tiếp nhận sự truyền khẩu giáo huấn; không chỉ là để âm thanh đi vào. Giáo nghĩa đang được giải thích ở đây và chúng ta cần cố gắng để tiêu hóa chúng, không chỉ ngồi đấy. Xa hơn, chúng ta không chỉ nghĩ, "Vâng, vâng, đúng đấy," và rồi không làm gì để thay đổi thái độ của chúng ta. Đấy là một lỗi lầm lớn. Bất cứ điều gì chúng ta nghe, chúng ta không được hài lòng chỉ với sự kiện là nó hợp lý. Chúng ta cần thật sự đem vào thực tập. Nếu chúng ta lắng nghe giáo lý và nó hợp lý vào lúc ấy, và nghĩ rằng, "À, tôi sẽ đem nó vào thực tập ở đây," và nó chỉ ở lại với chúng ta một vài giờ trong buổi thuyết giảng, và khi chúng ta rời khỏi nó chấm dứt, và như vậy cũng là không đúng. Nếu chúng ta học hỏi cho một cuộc thi ở trường, chúng ta sẽ cố gắng để thấu hiểu rất rộng khắp và cố gắng để thấu hiểu toàn bộ chương trình, và tất cả đấy sẽ chỉ là để có một bằng cấp làm lợi ích cho kiếp sống này! Do thế ở đây, chúng ta cần làm giống như vậy ngay cả với một sự dâng hiến và nhiệt tình to lớn hơn.

Khi chúng ta học tập Phật Pháp, điều quan trọng là mọi thứ được giải thích thật thích đáng và mọi người lắng nghe thật thích đáng. Chúng ta cần tuân theo những quy trình như trong những trường học thông thường. Chúng ta cần kiểm soát cẩn thận để thấy có bất cứ lỗi lầm nào không và chúng ta có thấu hiểu mọi thứ một cách đúng đắn hay không. Nếu lắng nghe Phật Pháp như loại học tập mà trong ấy một lạt ma đi lên và giải thích mọi thứ, và mọi người ngồi đấy và lắng nghe và chỉ cố gắng để có sự ngưỡng mộ từ đó, à, chúng ta có thể có được sự gia hộ. Nhưng như vậy không thể để lại bất cứ dấu ấn đáng kể nào trong tâm thức chúng ta. Khi lạt ma giảng dạy, không cần phải giới hạn với những nghi thức cầu trường thọ và gia hộ. Điều cần là sự giáo dục con người thật sự.

Tái Khuyến Cáo Về Việc Thiết Lập Động Cơ Thích Đáng

Chúng ta thật sự phải hành động thật cẩn thận, và đặt mọi nổ lực của chúng ta vào trong việc xây dựng tâm thức chúng ta. Học hỏi Phật Pháp thật sự là một tiến trình giáo dục trong một cảm nhận toàn vẹn nhất; đấy không chỉ là vấn đề của việc tiếp nhận sự gia hộ. Lợi ích của việc tham gia một buổi thuyết giảng, của việc lắng nghe Phật Pháp, không phải cho Đức Phật, không phải cho lạt ma. Kyabjey Ling Rinpoche thường nói, "Không phải vì lợi ích của tôi mà quý vị học hỏi Phật Pháp. Nếu quý vị nghĩ nó tốt cho quý vị, thế thì tuân theo nó." Đây là tinh túy. Khi thực hành Phật Pháp, không cần phải kiêu hảnh về nó với người khác. Chúng ta không làm việc này vì lợi ích của Đức Phật, chúng ta thực hiện việc này vì lợi ích của chính chúng ta, để cải thiện chính chúng ta. Nếu nó vì lợi ích của những đấng cao cấp nào đó, thì đấy là một sai lầm lớn trong thái độ đối với việc thực hành Phật Pháp.

Bất chấp chúng ta ở đâu, ở Trung Hoa hay Tây Tạng, trong những người Ấn Độ hay ở phương Tây nơi có những tiến trình vật chất lớn lao. Bất cứ hạnh phúc nào có trong một hoàn cảnh, nó đến từ một tâm thức có được thuần hóa hay không. Bất chấp ngoại cảnh như thế nào, nếu tâm thức không được thuần hóa, thì chúng ta cũng không hạnh phúc. Mọi thứ đến từ thái độ của tâm thức chúng ta.

Nếu chúng ta nhìn vào một con côn trùng nhỏ, ngay cả một con bọ tí xíu cũng cố gắng để tự xa rời khỏi rắc rối và khó khăn và để cải thiện hoàn cảnh của chính nó. Mọi người có xu hướng và mong ước được hạnh phúc, của việc muốn loại bỏ các rắc rối của họ, và trên căn bản ấy và phù hợp với những ý kiến của họ về phương pháp thật sự là gì, họ tiến hành việc cố gắng để đạt đến nó. Một số người nghĩ rằng họ sẽ có được hạnh phúc này từ việc làm tổn thương và lợi dụng người khác vì thế họ mới có thể có được lợi ích. Ngay cả nếu họ hành động như vậy, chúng ta có thể thấy rằng gốc rể những hành động của họ là trên căn bản mong ước mà tất cả chúng sanh có, đó là được hạnh phúc và lìa xa khỏi những rắc rối của họ. Bây giờ, họ có thành công hay không tùy thuộc vào tâm thức họ có được rèn luyện, thuần hóa kỷ lưởng hay không, và họ có tuân theo những phương pháp thích đáng thật sự mang đến hạnh phúc hay không.

Mọi thứ thật sự tùy thuộc vào thái độ của chúng ta. Nếu chúng ta bệnh, thí dụ thế, và trên vấn đề bệnh tật, chúng ta cảm thấy rất thảm thương cho chúng ta , thế thì chúng ta chỉ làm cho tự thân bất hạnh hơn cộng với sự đau đớn thân thể mà chúng ta có. Nếu tôi lấy chính tôi như một thí dụ, tôi cực kỳ vững vàng và tin tưởng vào toàn bộ tiến trình của sự hoán đổi tự thân và người khác; đây thật sự là một căn bản của hạnh phúc. Đây không phải là điều gì mà tôi luôn luôn cố gắng đem vào thực tập từ chiều sâu của trái tim tôi. Hành động với loại thái độ ấy, bất chấp hoàn cảnh trong đời sống thế nào đi nữa, dĩ nhiên sẽ có khổ đau, dĩ nhiên sẽ có rắc rối. Chúng ta mong đợi gì? Chính Đức Phật chỉ ra điều ấy khi Ngài nói về khổ đế hiện hữu trong thế giới này. Nhưng bằng việc thay đổi thái độ của chúng ta và nghĩ về người khác thay vì chính chúng ta, hạnh phúc đến như một phần thưởng trên đỉnh của những hoàn cảnh rắc rối và khổ đau căn bản này mà tất cả chúng ta có. Nếu chúng ta nghĩ trong dạng thức của việc cố gắng làm lợi ích cho chính chúng ta trong kiếp sống này, thế thì sự suy nghĩ của chúng ta quá nhỏ hẹp. Nếu chúng ta chỉ nghĩ về những kiếp sống tương lai của chúng ta, xét cho cùng nó cũng quá hạn hẹp. Nếu chúng ta chỉ nghĩ trong việc đạt đến giải thoát cho chính chúng ta, đó cũng là một phạm trù quá nhỏ bé. Nếu chúng ta nghĩ trong dạng thức của việc hoạt động làm lợi ích cho mọi người, nếu chúng ta nghĩ trong dạng thức của việc trở thành một Đức Phật, thế thì đây chính là điều gì đấy mở rộng xa hơn. Và rồi thì dĩ nhiên, trên đường, chúng ta sẽ hạnh phúc trong kiếp sống này, cũng như trong tương lai.

Cho nên bây giờ chúng ta nghĩ, "Tôi sẽ lắng nghe sự giảng dạy này nhằm để làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, để tự phát triển tôi đến chỗ mà tôi có thể làm lợi ích cho tất cả chúng sanh." Trong khi lắng nghe điều này, chúng ta cố gắng để có một thể trạng hạnh phúc và hưng phấn của tâm thức và cảm thấy hăng hái. Thật sự muốn có thể làm lợi ích cho tất cả mọi người và hạnh phúc và cảm thấy tích cực về việc này. Tối đa như chúng ta có thể, chúng ta cần thẩm tra thái dộ, động cơ, của chúng ta và làm nó trở thành một thứ tốt đẹp.

Tựa Đề Và Mở Đầu

Tên của luận điển là Thái Độ Rèn Luyện Như Tia Sáng Mặt Trời. Tôi đã giải thích thái độ rèn luyện của chúng ta nghĩa là gì. "Tia sáng của mặt trời" cho thấy rằng giáo huấn này có khả năng để loại trừ những nhiễm ô đủ loại khỏi tâm thức, vì thế tâm thức trở thành sáng sủa như mặt trời.

Trước nhất là những câu kệ tôn kính, cùng với sự cầu nguyện, và rồi thì là hứa  nguyện sáng tác. Tác giả trước tiên bày tỏ lòng tôn kính, đảnh lễ phủ phục và quy y với bổn sư của ngài. Rồi thì ngài bày tỏ lòng tôn kính và cầu nguyện đến Đức Phật, người đã triển khai lòng từ ái - nguyện người khác được hạnh phúc - và lòng bi mẫn - nguyện cho người khác được thoát khỏi khổ đau của họ. Đây là gốc rể của việc phát triển một xu hướng của tâm giác ngộ để đạt đến Giác Ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sanh và để đi theo sự thực hành 6 ba la mật và 4 cách tập hợp đệ tử. Thực hành chúng là cách để tiêu trừ tất cả nhiễm ô, phát triển tất cả những phẩm chất tốt đẹp và trở thành một vị Phật. Namkapel đảnh lễ phủ phục đến Đức Phật như một vị hoa tiêu vĩ đại của con thuyền sẽ đưa mọi người vượt qua biển luân hồi. Nhấn mạnh chính ở đây là xu hướng của tâm giác ngộ, như gốc rể của từ ái và bi mẫn.


Tác giả sau đó đảnh lễ cầu nguyện đến những đại đạo sư của những dòng truyền thừa thậm thâm và rộng lớn từ Đức Phật. Dòng truyền thừa rộng lớn đến từ Bồ tát Di Lặc đến những đệ tử loài người của  ngài: Vô Trước, Thế Thân và đệ tử của ngài là Sthiramati. Dòng truyền thừa của quan điểm thậm thâm đến từ Bồ tát Văn Thù đến Long Thọ và truyền sang Nguyệt Xứng và v.v… Namkapel cũng tôn kính đến dòng truyền thừa thứ ba, qua Tịch Thiên, là dòng truyền thừa của sự thực hành những tác động lớn. Đây là những giáo lý đa dạng về những sự thực hành chẳng hạn như hoán đổi tự thân và người khác, đến từ Tràng Hoa Quý Báu (Bảo Hành Vương Chính Luận) của Long Thọ và những giáo huấn của Tịch Thiên tiếp nhận từ Văn Thù.
Ba dòng truyền thừa này trao truyền qua nhiều lạt ma đến Serlingpa và đấy là từ vị đại sư này mà Atisha đã tiếp nhận. Atisha trao truyền cho Dromtonpa của dòng Kadam, là một vị du tăng từ cùng nơi mà tôi đến, và rồi từ 3 huynh đệ Kadam và đến Langri-tangpa và v.v…

Namkapel không nghi ngờ gì nữa đã tiếp nhận giáo huấn này từ nhiều lạt ma, nhất là từ Tông Khách Ba,, người được Văn Thù hướng dẫn. Trong luận điển có một bài kệ ca ngợi Tông Khách Ba và những phẩm chất của ngài. Nếu chúng ta đọc 18 tập giáo huấn của ngài, chúng ta sẽ thấy những phẩm chất của ngài vĩ đại như thế nào. Ngài không chỉ viết đơn thuần là những văn bản nghi thức; ngài đã viết chi tiết, những sự giảng giải rõ ràng. Không có gì kỳ diệu về số lượng văn bản mà  ngài đã viết; nội dung và sự minh bạch của chúng thật sự phi thường.

Sau những dòng kệ tán dương đến từ hứa  nguyện sáng tác, tác giả nói rằng ngài sẽ giải thích, trong cách tối thắng như có thể, cách phát triển tâm giác ngộ, như các đạo sư của ngài đã dạy cho ngài. Sau đó ngài động viên chúng ta hãy đọc luận điển một cách thật cẩn thận. Nguồn cội chính là Văn Thù, người đã ban những giáo huấn này cho Tịch Thiên, người sau đó đã viết Tập Bồ-tát Học luậnHướng Dẫn Lối sống của Bồ tát[1]. Một cách đặc biệt tác phẩm sau gii thích giáo lý căn bản thấy ở đây và một cách đặc biệt nó giải thích sự thay đổi thái độ của chúng ta bằng việc hoán đổi tự thân và người khác.


Vậy thì luận điển này xuất phát từ giáo huấn tinh hoa của tâm giác ngộ (bodhichitta). Tông Khách Ba tự chỉ ra một cách rất rõ ràng rằng giáo lý tinh hoa và những dòng truyền thừa đã trao từ miệng đến tai không phải là điều gì tách rời khỏi những đại luận. Chúng đơn giản là làm cho mọi thứ dễ dàng hơn để thấu hiểu và không tìm thấy trong giải thích một cách rõ ràng của những đại luận. Chúng thật sự là những chìa khóa cho phép chúng ta thấu hiểu những gì thật sự trong các đại luận, và vì thế chúng xuất phát hoàn toàn từ chính những đại luận và không được nghĩ như điều gì đó tách rời khỏi các đại luận. Luận điển này đưa ra những sự hướng dẫn cho các giáo lý tâm giác ngộ, đến từ Tịch Thiên.

Luận điển căn bản của truyền thống rèn luyện thái độ thuộc về 7 Điểm của Thái Độ Rèn Luyện Tâm của Geshe Chaykawa. Với điều này, có một luận điển căn bản và rất nhiều luận giải. Cách mà Tông Khách Ba chuyển thành kệ trong bản của ngài là khác biệt với cách hiện hữu trong luận điển căn bản.

[Namkapel theo thi kệ của Tông Khách Ba. Luận điển của Namkapel tự nó có vài luận giải. Đức Thánh Thiện đang giải thích từ một trong các luận giải ấy, rất tiếc là thông dịch viên hiện tại không có được tên của luận giải ấy.]

Tương tự thế, trong sưu tập gọi là 100 Thái Độ Rèn Luyện [A Hundred Attitude-Trainings] được biên soạn bởi đạo sư Sakya Muchen Konchog-gyeltsen, sau Tông Khách Ba ít lâu, chúng ta thấy một vài phiên bản tương hợp với bản chính và một vài phiên bản hơi khác và có những cách luận giải khác biệt.

[Thí dụ, Namkapel và Pabongka bắt đầu luận điển gốc với dòng: "Căn bản của dòng cam lộ của giáo lý tinh túy này là trong dòng truyền thừa từ Serlingpa." Trước đấy rất lâu bản của Togmey-zangpo, dòng này xuất hiện vào cuối của văn bản gốc.]


Trong tất cả những phiên bản này, Geshe Chaykawa dạy nhiều phương pháp đa dạng để loại trừ sự bất giác (si mê) đã nhận thức mọi thứ như tồn tại thật sự trong một cách không thể và nhiều phương pháp cho việc đạt đến thể trạng giải thoát hay niết bàn - nó được gọi bằng nhiều tên khác nhau. Tuy nhiên, như thế không đủ, nếu chỉ có giải thoát hay niết bàn - đó là, thoát khỏi sự bám chấp vào sự tồn tại được thiết lập thật sự, hay chấp trước vào sự tồn tại cố hữu, là nguyên nhân của tất cả mọi rắc rối và khổ đau của chúng ta. Để làm lợi ích cho mọi người, chúng ta cần biết hoàn cảnh thật sự của tất cả những sự hiện hữu ấy. Không có gì không thể được bao gồm trong hai chủ đề này: mọi thứ tồn tại như thế nào và quy mô của những gì tồn tại.

Để dạy chúng ta vấn đề đạt đến giải thoát như thế nào, Đức Phật đã chuyển pháp luân của Tiểu Thừa, cổ xe giản dị - nói cách khác, Ngài đã trao truyền loạt giáo lý Tiểu Thừa. Để dạy vấn đề đạt đến thể trạng toàn giác của một Đức Phật, Ngài đã truyền trao giáo lý Đại Thừa. Trong Đại Thừa, có hai phân phái: kinh thừa và mật thừa. Đại Thừa là cổ xe rộng lớn với động cơ của tâm giác ngộ để làm lợi ích cho tất cả chúng sanh là cổ xe được liên hệ ở đây.

Làm Việc Với Tâm Thức

Những ai trong chúng ta đến từ Tây Tạng có thể nghĩ trong dạng thức của 3 lớp người. Một là chấp nhận tôn giáo hay tâm linh, bất cứ loại nào, một là nghĩ tâm linh làm ra mọi rắc rối, và một là dững dưng, là thứ không nói tôn giáo là tốt hay xấu, nhưng chỉ nghĩ, "Quên nó đi". Hầu hết mọi người có loại suy nghĩ này.

Bây giờ này, tôn giáo là điều gì đó đáng lẻ phải đem hạnh  phúc đến cho chúng ta. Nếu nó không mang đến hạnh phúc, thì giữ nó không có lợi ích gì. Chúng ta có thể vất nó đi. Nhưng những người đã từ bỏ giáo Pháp hay người không chấp nhận nó, nghĩ nó là thuốc phiện của nhân dân - họ đã có hạnh phúc chứ, có phải không? Họ liên tục sống trong sợ  hãi, căng thẳng và đấu tranh. Cho nên, nếu chúng ta ước lượng những người bỏ tôn giáo và những người theo tôn giáo, và hỏi thứ nào hạnh phúc hơn, chắc chắn là những ai giữ gìn và thực hành tôn giáo. Đây là bởi vì vấn đề chính của tôn giáo là để thuần hóa tâm thức và làm nó hòa bình hơn. Do thế những ai theo tôn giáo là hòa bình hơn và hạnh phúc hơn.

Sự giới thiệu của chủ nghĩa cộng sản ở Tây Tạng là để làm lợi ích cho mọi người. Nhưng nó bắt buộc mọi người, không thể có lợi ích cá nhân hay tập thể. Mong ước hoạt động cho xã hội không phải là điều gì đó có thể bị thúc đẩy vào con người từ bên ngoài. Nó phải phát triển từ bên trong, từ chính tâm thức con người và cảm nhận của chính họ. Quý vị không thể bức ép ý thức xã hội vào con người; nó đúng là không thể  hoạt động.

Sự hoạt động của đấu tranh giai cấp để mang đến sự thay đổi trong toàn bộ hệ thống xã hội ở Tây Tạng là một tiến trình căn cứ trên sân hận, thù oán, và phẩn uất. Nó hoàn toàn không ra gì cả. Nhưng nếu nó căn cứ trên thái độ Đại Thừa của xu hướng quan tâm cho người khác và thật sự muốn làm lợi ích cho họ, thế thì nó có thể làm lợi ích trong việc giúp đở con người cải thiện. Nhưng nếu căn cứ trên thù hận, thì nó là thảm họa.

Phật Giáo xuất phát từ Ấn Độ và Đức Phật Thích Ca đã nói về nhu cầu sinh khởi từ hệ thống nhiều đẳng cấp của  nó. Hệ thống ấy tạo ra đau  khổ trong nhiều cấp độ, cũng như nhiều  loại xáo trộn và rắc rối trong xã hội thế tục. Cho nên Đức Phật đã theo đuổi phương tiện loại trừ những loại khác biệt và phân biệt sâu sắc này. Ngài đã nói về con đường của chư Phật như điều gì đấy không liên hệ đến bất cứ tầm quan trọng nào của hệ thống đẳng cấp. Giáo lý nguyên thủy của Đức Phật không nói đến việc tạo ra những sự khác biệt về thứ lớp hay đẳng cấp trong dạng thức của những người có những lỗ mũi lớn hay một nghề nghiệp đặc thù, hay những thứ như thế. Như vậy là ngớ ngẫn. Con người không có loại đẳng cấp hay phân biệt bẩm sinh trong họ khi họ được sinh ra.

Do bởi điều này, mọi người ở Ấn Độ hấp dẫn với Đạo Phật bây giờ là những người ở đẳng cấp thấp. Tại sao họ thích thú với Phật Giáo? Không phải bởi vì thái độ của bi mẫn, hay khả dĩ của những kiếp sống lợi lạc tương lai. Không phải bởi vì quan điểm về tánh không có trong Phật Giáo. Đó là bởi vì chúng ta không có những sự khác biệt về đẳng cấp trong Phật Giáo.

Phật Giáo So Sánh Với Các Tôn Giáo Khác

Trong việc chối bỏ hệ thống đẳng cấp, Đức Phật không phê phán một tôn giáo nào khác. Như đối với các tôn giáo khác, Đức Phật đã dạy tôn trọng chân thành những truyền thống tôn giáo khác. Tất cả đều dạy những phẩm chất tích cực vì lợi ích của nhân loại. Thí dụ Hồi Giáo, có những giáo phái căn cứ sự thực hành tôn giáo của họ trên bi mẫn. Có những giáo sĩ ở Iran nhận sự đóng góp từ người giàu và phân phát tự do cho những người nghèo và những người bị thiệt thòi về quyền  lợi. Điều này cho thấy rằng ngay cả ở những xứ sở như Iran nơi có nhiều khó khăn trầm trọng và khổ đau hiện hữu, chẳng hạn từ cuộc chiến tranh với Iraq, vốn phát sinh thậm chí nhân danh tôn giáo, họ vẫn có, như được cho thấy bằng thí dụ về bố thí này, một thái độ căn cứ trên bi mẫn.

Nếu chúng ta nhìn vào những tôn giáo khác nhau vốn thừa nhận Thượng đế , tất cả họ nói rằng một cách căn bản chúng ta cần những con người tốt lành. Chúng ta cần cầu xin đến Thượng đế  và những gì xảy ra là ở trong tay của Thượng đế. Tuy thế, chúng ta vẫn cần hành động trong khuôn phép tín ngưỡng tôn giáo và chúng ta sẽ lợi lạc. Trong giáo lý nhà Phật, điều này hiện hữu thậm chí mạnh mẽ hơn làm cải thiện trong mọi thứ sẽ không phải đơn giản đến từ việc cầu xin Thượng đế , mà rằng tự chính chúng ta cần phải đặt nhấn mạnh của chúng ta và nổ lực của chính chúng ta, trong sự hoạt động của chính chúng ta.

Cho nên có những tôn giáo nhấn mạnh vào Thượng đế  và mặc dù trong Phật Giáo, chúng ta không có một sự nhấn mạnh như thế, tuy nhiên, chúng ta thật có những loại bổn tôn khác. Chúng ta thật cầu thỉnh với các ngài và chúng ta thật nhận ''những sự gia hộ" khác nhau và truyền cảm hứng từ các ngài. Nhưng đấy chỉ là một khía cạnh của những phương pháp; nó không phải là toàn bộ nguồn cội mà mọi thứ hình thành. Trong những tôn giáo hữu thần, dường như chúng ta không thật sự có bất cứ năng lực nào đối với mọi thứ. Chúng ta có thể thỉnh cầu đến Thượng đế  và, giống như cách mà Thượng đế  đã tạo ra vũ trụ, Thượng đế  tạo ra hạnh  phúc và bất hạnh của chúng ta. Căn cứ trên những lời cầu nguyện mà chúng ta đọc, có lẽ chúng ta có thể tiếp nhận những sự phù hộ nào đó và trở nên hạnh phúc, nhưng chúng ta thật sự không có năng lực cứu kính. Trái lại, trong giáo lý nhà Phật, mặc dù chúng ta có thể thỉnh cầu và cầu nguyện để tiếp nhận sự "gia hộ" và truyền cảm hứng của chư Phật và v.v…, nhưng tự chúng ta phải làm những gì chư Phật đã làm. Chúng ta phải áp dụng nhiều phương pháp mà Đức Phật đã dạy chúng ta cho việc đạt đến hạnh phúc. Vì thế, tất cả những năng lực tùy thuộc vào chúng ta.

Sự bảo hộ và nương tựa trong những tôn giáo hữu thần đến từ bên ngoài: mọi thứ đến từ bên trên ban xuống cho chúng ta. Trong Phật Giáo, sự quy y nương tựa và bảo hộ đến từ bên trong, bằng việc phát triển chính chúng ta đạt đến thể trạng của một Đức Phật. Thay vì đến từ trên cao xuống chúng ta, mọi thứ hoạt động từ những nổ lực của chúng ta dưới đây đi lên. Chỉ ngồi và cầu nguyện Đức Phật, "Nguyện cho con được hạnh phúc; nguyện cho con được giải thoát" sẽ không là một sự hổ trợ lớn. Khi chúng ta cần phát triển, chúng ta cầu nguyện và và thỉnh cầu đến Đức Phật, "Nguyện cho tôi có thể tự phát triển chính tôi và đạt đến thể trạng của một Đức Phật."

Để đạt đến điều này, chúng ta cần làm việc với tâm thức chúng ta, không chỉ với thân thể. Đây là bởi vì, trong khi thân thể khỏe mạnh, vẫn có thể là rất khốn khó với tinh thần. Nhưng, nếu tâm thức chúng ta rất hạnh phúc, thế thì ngay cả nếu thân thể không thoải mái, chúng ta sẽ không khó chịu. Thí dụ, nếu tâm thức chúng ta là rất buồn phiền, thì chúng ta sẽ bị tăng huyết áp và  huyết áp cao, chúng ta có thể trở nên kinh sợ. Tất cả những thứ này sẽ làm cho thân thể chúng ta khó chịu và đau khổ; trái lại nếu tâm thức chúng ta vui tươi, nó sẽ ảnh hưởng cách chúng ta cảm nhận trong một cung cách tích cực.

Thể trạng và mục tiêu cao nhất được diễn tả trong Ki Tô Giáo là gì? Nó là điều gì đấy tương tự, nhưng không hoàn toàn giống với cực lạc của chúng ta - nói cách khác, được sinh ra ở thiên đàng, trong một thế giới hạnh phúc của chư thiên. Điều tối cao mà quý vị có thể đạt đến bằng tất cả sự cầu xin của quý vị là được tái sanh trong thiên đàng, nơi quý vị sẽ rất hạnh phúc. Trái lại, khi chúng ta nói về giải thoát, điểm cứu kính trong sự thực tập của Phật Giáo, không chỉ đơn thuần là tái sanh trong một thiên đàng dễ thương. Đúng hơn, nó loại bỏ tất cả những vọng tưởng đủ thứ và các cảm xúc tiêu cực quấy rầy tâm thức chúng ta và xa rời những thúc đẩy nghiệp chướng sinh khởi và làm cho chúng ta hành động trong một cách không thể kềm chế, là những thứ lần lượt mang bất hạnh đến cho chúng ta. Cách thật sự để đạt đến giải thoát là không chỉ cầu nguyện để được tái sanh trong thiên đàng, mà là hành động thật sự để thuần hóa tâm thức, để loại trừ những phiền não khác nhau trong tâm thức và cải thiện thân thể; Phật Giáo căn cứ trên sự rèn luyện và cải thiện tâm thức.

Để cải thiện tâm thức, chúng ta phải tỉnh thức rất sâu sắc về thực tại là gì. Đúng là nếu chúng ta sử dụng những phương tiện thân thể khác nhau như lễ phủ phục, thực hiện ăn chay, trì tụng mật ngôn và thực tập thuyết giảng, chúng ta có thể xây dựng nên năng lực tích cực, là phước đức. Điều này rất hữu dụng. Nhưng căn bản chính cho việc đạt đến giải thoát là làm việc với tâm thức. Chính tâm thức sẽ là kết quả thật sự trong bản chất của những gì sẽ xảy ra.

Nếu chúng ta sẽ làm một vật gì bằng kim loại, thí dụ, nếu sản phẩm sau cùng được làm bằng thép, thế thì nguyên nhân cũng sẽ được làm từ thép. Chúng ta chỉ đơn thuần làm việc trên nguyên nhân vật chất, tạo dáng nó, uốn nắn nó và làm nó thành đối tượng mà chúng ta muốn. Giống như thế, cho dù chúng ta nghĩ về sản phẩm sau cùng như Giác Ngộ hay giải thoát, thì chúng ta cần tịnh hóa và định hướng tâm thức đến điểm, là chỗ mà nó được triển khai hoàn toàn phù hợp với bản chất căn bản của nó. Đấy là nguyên liệu mà chúng ta phải làm việc với, chính là tâm thức.

Tâm thức có nhiều nhiễm ô đa dạng, nhưng những thứ này là thoáng qua (khách trần phiền não), chúng không là bộ phận trong bản chất căn bản của tâm thức. Do vậy,  chúng ta phải thấu hiểu những gì là bản chất căn bản của tâm thức, những tâm thức chính, những nhân tố tinh thần, và v.v…, và làm việc với nó. Chúng ta cần có trong tâm thức sản phẩm sau cùng mà chúng ta nguyện ước đạt đến, mà chúng ta muốn tạo thành. Rồi thì chúng ta có thể làm việc với các nguyên liệu mà mỗi chúng ta thật sự có, nắn đúc chúng thành hình dáng mà chúng ta muốn sản xuất để có, giống như chúng ta đang làm việc với thép để làm thành một sản phẩm bằng thép.

Để làm việc này, thật quan trọng để biết thể trạng nào là vững chắc có căn cứ và thể trạng nào tai hại không có căn cứ của tâm thức. Những tâm thức tai hại là những cách vọng tưởng của tri thức, chập chờn do dự hay nghi ngờ, và sự thấu hiểu đoán chừng. Nhưng trái lại, chúng ta có những tâm thức vững chắc có căn cứ của sự thấu hiểu suy luận và nhận thức trực giác. Đây là những cách khác nhau mà trong ấy chúng ta có thể tỉnh thức về mọi thứ, và chúng ta có thể làm việc để cải thiện tâm thức và đem nó đến một giai tầng, nơi mà nó có thể thấu hiểu mọi thứ một cách độc chiếm trong những cung cách vững chắc có căn cứ. Đối với việc rèn luyện tâm thức, thật quan trọng để biết làm cho nó hoạt động thế nào, tâm thức biết mọi thứ thế nào, khi chúng ta phải thật sự làm việc với những tâm thức của chúng ta. Chúng ta cần rèn luyện tâm thức chúng ta để đạt đến những sản phẩm sau cùng: thể trạng của một Đức Phật, Giác Ngộ, là thứ cũng được sản xuất từ tâm thức; nó là một sự định hình của tâm thức.

Ôn Lại Những Điểm Chính

Như tôi đã nói, có ba nhóm: là những người thích thú với tôn giáo, những người vô cùng chống lại tôn giáo, và những người dửng dưng. Trong đặc trưng của những người tôn giáo, có những người hữu thần: họ tin tưởng trong một Thượng đế  tạo hóa. Họ giải thích rằng hạnh phúc sẽ đến chỉ từ việc cầu xin và cầu nguyện đến một Thượng đế  toàn năng, đấng sẽ ban bố nó cho quý vị. Phật Giáo ở trong một phân phái khác của các tôn giáo, những người không thừa nhận một Thượng đế  tạo hóa, mà chỉ nói rằng hạnh phúc đến từ chính nghiệp quả của chúng ta, từ những khuynh hướng, những hạt giống và thói quen xây dựng nên sự tương tục tinh thần của chúng ta. Đây là tại sao những người Phật tử tự gọi là "những người bên trong" [nghiệp nội nhân sĩ] - hạnh phúc và năng lực tác động đến tương lai của chúng ta nằm ở bên trong [tâm thức]. Sự tập trung là ở "bên trong".

Những người Phật tử nghĩ trong dạng thức của những kiếp sống quá khứ. Một số tôn giáo khác cũng vậy. Một số nói về một tự ngã cứng nhắc, một linh hồn cụ thể đến từ những kiếp sống quá khứ, là thứ tái sanh vào kiếp sống này và sẽ tiếp tục trong những kiếp sống tương lai. Những người khác nói rằng mặc dù có tái sanh, nhưng không có một tự ngã , hay một linh hồn cụ thể đi từ kiếp này đến kiếp khác. Trong hai đặc trưng này, Phật Giáo thừa nhận rằng chúng ta không có một tự ngã hay linh hồn cụ thể, không thay đổi đi từ những kiếp quá khứ đến tương lai và đấy là căn bản cho sự giải thoát.

Vì vậy có nhiều loại tôn giáo. Chúng ta, như những người Phật tử, không thừa nhận một Thượng đế  như một đấng tạo hóa hay như một nguồn gốc của hạnh phúc. Cũng thế, chúng ta nói rằng không có một tự ngã hay linh hồn cụ thể đi đến giải thoát. Trong Phật Giáo, kiểu mẫu của hạnh kiểm là một thứ căn cứ vào bi mẫn, và quan điểm về thực tại là một thứ căn cứ trên duyên sanh, nhân và quả. Trên nền tảng ấy, giáo huấn Đại Thừa đặt sự nhấn mạnh vào bi mẫn và việc  phát triển xu hướng của một tâm giác ngộ (bodhichitta).

Trong Đại Thừa, có sự phân chia thành kinh thừa và mật thừa, và ở đây chúng ta nói về phong cách của kinh thừa. Trong kinh thừa, có ba dòng truyền thừa: một từ Vô Trước, một từ Long Thọ, và một từ Tịch Thiên. Dòng Long Thọ, một cách đặc biệt từ luận điển của ngài, Tràng Hoa Quý Báu, nói về việc lấy sự thất bại về chính chúng ta và cho sự chiến thắng đến người khác.

Đâu là những khác biệt trong những dòng truyền thừa này? Chúng ta có thể nói rằng dòng Vô Trước nói về đường lối 7 phần nhân quả của việc phát triển tâm giác ngộ, trong khi dòng Tịch Thiên sử dụng hoán đổi tự thân và người khác, nhưng lối hoán đổi này cũng có trong dòng Long Thọ. Tôi tự hỏi chúng ta có thể giải thích sự khác biệt giữa cách trình bày của Long Thọ và Tịch Thiên như thế nào? Tôi đoán chúng ta có thể nói rằng Long Thọ nói một cách chính yếu về quan điểm thậm thâm của tánh không, và nó chỉ nhân tiện mà ngài đề cập việc phát triển một xu hướng của tâm giác ngộ qua việc hoán đổi tự thân và người khác.

Tịch Thiên, trái lại, giải thích phương pháp này một cách chính yếu bằng việc đặt tất cả nhấn mạnh vào tâm giác ngộ.

Tầm Quan Trọng Lịch Sử Của Giáo Huấn

Phần thứ nhất của luận điển, một sự giải thích lịch sử về giáo huấn, khởi đầu thảo luận về tầm quan trọng của việc phát triển tâm giác ngộ. Nó nói rằng trong Tiểu Thừa, sự nhấn mạnh trong 3 vô lậu học (giới, định, tuệ). Trong khi chắc chắn có thể, trên căn bản của 3 vô lậu học, để đạt đến giải thoát và loại trừ nhiều thứ khác mà  chính chúng ta cần xa rời; tuy thế, nhằm để xa rời chính chúng ta với mọi thứ cần xa rời, chúng ta cần phát triển tâm giác ngộ.

Luận điển tiếp tục với một giải thích lịch sử của nó, liên hệ đến Atisha và Dromtonpa, và đề cập những luận giải về giáo huấn thái độ rèn luyện được viết tại Radreng, tu viện được thành lập một cặp ở Tây Tạng. Trong những đệ tử sống tại Radreng, ưu tú nhất là ba huynh đệ của truyền thống Kadam, một cách đặc biệt là Geshe Potowa, người rất xuất sắc trong các giáo huấn, cả kinh thừa lẫn mật thừa. Trong 3 dòng truyền thừa đến từ Dromtonpa, một là truyền thống của kinh điển và một là con đường tiệm tiến lamrim (những giai tầng của con đường tu tập), và thứ 3 là giáo lý tinh hoa. Tôi đã đọc luận điển thái độ rèn luyện của truyền thống Gelug đến chính yếu từ truyền thống giáo lý Kadam. Truyền thống Kadam lamrin đã truyền chính yếu vào Kagyu, đến qua Tilopa, Naropa, Marpa, và Milarepa. Nó giải thích về mật thừa từ sự trình bày về quan điểm của thực tại trong giáo huấn Đại thủ ấn và, trong giáo huấn của Gampopa, những thứ được kết tập với truyền thống lamrim của Kadam.

Trong nhiều đệ tử của Geshe Potowa, chẳng hạn như Sharawa và v.v…, mỗi vị có đặc biệt của chính họ. Geshe Chaykawa đặc biệt về tâm giác ngộ. Ngài đã nghe một khóa giảng về Tám Đề Mục Luyện Tâm do Geshe Langri tangpa chủ trì, và đã phát sinh một lòng ngưỡng mộ sâu rộng trong ấy.


Để nghe nhiều hơn về những giáo lý này, ngài đã đến vị đại sư Geshe Sharawa, vào lúc Sharawa đang giảng về Những Giai Tầng Tâm Thức Của Thanh Văn (Skt. Shravakabhumi). Chaykawa tự hỏi vị Geshe Sharawa này, người không nghi ngờ vì có truyền thừa về giáo huấn thái độ rèn luyện tâm, có phải là một chuyên gia về giáo huấn này hay không. Chaykawa không biết chắc lắm, nhưng nghĩ thật đáng để hỏi ngài. Sau buổi giảng dạy, khi Geshe Sharawa đang đi nhiễu một ngôi tháp, Chaykawa đến gần vị lạt ma già và thưa, "Genla". Geshe Sharawa hỏi, "Ông không hiểu gì từ buổi giảng dạy hôm nay? Tôi sẽ làm sáng tỏ mọi thứ. Còn gì mà ông không hiểu?" Chaykawa trả lời, "Con đã nghe những thi kệ chuyển hóa tâm này, mà ta để chiến thắng cho người khác và lấy sự thua thiệt về phần mình. Con đã nghe dòng này và nó gây ấn tượng trong tâm con rất nhiều mà con nghĩ đấy thật là một lợi lạc lớn để học hỏi thêm về nó và để đem nó vào thực hành. Vì thế con muốn hỏi nếu ngài biết hơn về điều này, làm thế nào để phát triển thái độ này thật sự, và con muốn biết nguồn gốc của giáo huấn này, nó đến từ luận điển nào, và có thích đáng để đem nó vào thực hành hay không?"

Geshe Sharawa trả lời, "Bất kể nó có là điều gì đó để ông thực hành hay không; vấn đề là nếu nó được thực hành, nó chắc chắn sẽ mang ông đến Giác Ngộ." Chaykawa nhận ra rằng không nghi ngờ gì Geshe Sharawa có tuệ giác trong tất cả những thứ này; bằng khác lại ngài sẽ không có thể trả lời một cách thật rõ ràng và vì thế ông hỏi ngài, "Nguồn gốc kinh điển của giáo lý này là gì?" Geshe Sharawa nói với ông rằng nó đến từ Tràng Hoa Quý Báu của Long Thọ, người mà Geshe Sharawa là, "Dĩ nhiên, Long Thọ là vị Phật thứ hai sau Đức Phật Thích Ca, và bất cứ điều gì ngài nói một cách rõ ràng có thẩm quyền kinh điển tuyệt vời."  Đột nhiên, mọi thứ rơi đúng vào chỗ mà Geshe Chaykawa mong đợi và ngài quyết định dứt khoát, nói rằng, "Đây là điều mà tôi phải đem tất cả nổ lực để thực hành!"

Ngài hỏi về giáo lý và Geshe Sharawa nói, "Chúng ta sẽ thấy khi nào là lúc để tôi ban bố chúng cho ông khi chúng ta tiếp tục với những gì tôi đang dạy. Tôi đang giải thích về Những Giai Tầng Tâm Thức Của Thanh Văn nếu tôi giảng dạy những giáo lý khác ở đây mà ông yêu cầu, tôi thật sự tự hỏi có bất cứ người nào thích thú hay thật sự thực hành chúng hay không."  Lúc này, Geshe Chaykawa vô cùng mừng rở rằng cuối cùng ngài có thể đón nhận giáo huấn vĩ đại này về thái độ rèn luyện tâm từ một vị thầy vĩ đại như Geshe Sharawa. Trong khi đó, Geshe Chaykawa thực tập tái khẳng định và làm mạnh mẽ xu hướng tâm giác ngộ (bodhichitta ) của ngài căn cứ trên việc hoán đổi tự thân và người khác.

Lợi Ích Của Giáo Huấn

Tiếp theo là những lợi ích của giáo huấn được giải thích, tâm giác ngộ như mặt trời như châu báu quý giá, và như thuốc men như thế nào. Châu báu loại trừ khốn khó của người nghèo. Tương tự, bởi vì tâm giác ngộ tiêu trừ nghèo khó là sự thiếu vắng của thực chứng, nó như kim cương. Nếu chúng ta có một viên kim cương khổng lồ, nó có thể vứt bỏ một khối lượng khổng lồ của nghèo khó. Nhưng ngay cả nếu chúng ta chỉ có một viên kim cương nhỏ, nó cũng có thể loại trừ sự nghèo khó của chính ta. Tương tự thế, ngay cả nếu chúng ta chỉ có một khía cạnh nhỏ của xu hướng tâm giác ngộ, nó sẽ có lợi ích lớn lao. Cho nên nó giống như viên kim cương.

Nó như mặt trời, giống như tia sáng mặt trời làm tiêu tan bóng tối, cho nên, nếu chúng ta phát triển tâm giác ngộ, nó sẽ tiêu trừ bóng tối của những hành vi phiền não và vọng tưởng trong chúng ta và trong tất cả chúng sanh. Ngay cả nếu chỉ có một vài tia sáng của mặt trời đến từ phía sau làn mây, chúng cũng sẽ xua tan bóng tối. Tương tự thế, ngay cả nếu chúng ta chỉ có một tâm giác ngộ nho nhỏ chiếu sáng qua những làn mây của những phiền não và vọng tưởng của chúng ta, như vậy cũng sẽ làm cho ánh sáng chiếu soi trong tâm thức chúng ta.

Tâm giác ngộ giống như thuốc men y dược, vì trong khi tất cả những bộ phận của cây thuốc, rể, vỏ, trái, cành, và lá đều là lợi lạc, ngay cả nếu chúng ta chỉ có một bộ phận của nó sẽ vẫn có giá trị thuốc men. Tương tự thế, nếu chúng ta đã phát triển hoàn toàn tâm giác ngộ, đấy là lợi lạc lớn; nhưng nếu thậm chí chúng ta chỉ có một phần nhỏ của nó, thì vẫn là lợi lạc. Điều này là thật  không chỉ trong dạng thức của tâm giác ngộ phổ thông, mà cũng trong dạng thức của thái độ rèn luyện tâm thức.

Những thuận lợi xa  hơn là tâm giác ngộ làm mọi người hoan hỉ; nó loại trừ ganh tỵ và v.v… Điều này thật sự quan trọng trong thế giới hiện nay, khi mà vọng tưởng cùng những cảm xúc và thái độ phiền não của mọi người đang gia tăng. Ngay cả ở Ấn Độ đây, trong hoàn cảnh như những người tị nạn của chúng ta, mặc dù chúng ta không có những tiến trình vật chất lớn lao, nhưng chúng ta thật có một số. Chúng ta đã xây dựng trường học, một số thương mại nhỏ, những thứ như vậy. Nhưng chúng cũng có thể là căn bản cho ganh tỵ và tranh đua. Cho nên chỉ có tiến trình vật chất là không đủ; tiến trình tâm linh là cần thiết đồng thời. Việc phát triển tâm giác ngộ loại trừ tất cả những thứ ghen tỵ và vọng tưởng này, và điều ấy là rất quan trọng và liên hệ bây giờ khi có hiểm họa rằng mặc dù chúng ta có một ít tiến trình ở Ấn Độ này, chúng ta có thể nghĩ rằng những hoàn cảnh ngoại tại đang giải quyết tất cả những vấn nạn của chúng ta. Đó là một vọng tưởng thật sự. Tôi đã từng thấy mọi người ở trong những hoàn cảnh cực kỳ thoải mãi về vật chất và, thường thì, họ hoàn toàn khốn khổ, với những hậu quả bất hạnh. Thế nên, thật quan trọng để hành động phát triển cả nội tại và ngoại tại.

[Những dòng trong luận gốc mà Đức Thánh Thiện được giải thích ở đây là: "Thấu hiểu rằng sự nổi bật của luận điển này giống như một viên kim cương, một mặt trời và một cây thuốc, chuyển hóa thành con đường Giác Ngộ, đây là (thời gian khi) 5 quyết định được bùng lên". Chúng xuất hiện cả trong văn bản của Namkapel và Pagongka. Trong văn bản của Togmey-zangpo, từ "Thấu hiểu" đến "cây thuốc" hoàn toàn không có, và từ "chuyển hóa" đến "bùng lên" xuất hiện vào lúc cuối của văn bản, trước đó hơn là sau dòng, "Điều thiết yếu của dòng cam lộ của giáo huấn tinh hoa là trong dòng truyền thừa từ Serlingpa."]

Chúng ta có thể thấy vấn đề nếu người ta không hành động trên thái độ của họ làm họ vị tha hơn và thay vì thế chỉ làm hành động cho tiến trình vật chất, thì họ có thể làm ra một sự khổ đau vô cùng cho mọi người. Thí dụ, nhiều nơi người ta thực hiện nhiều công trình xây dựng và hoạt động công kỷ nghệ. Những điều này tạo ra nhiều rắc rối như sản phẩm phụ: khói, muội than, và ô nhiễm, là những thứ phá hoại không khí và làm tổn  hại môi trường. Điều này xảy ra trong những hoàn cảnh nơi mà có những tiến trình vật chất rộng lớn. Dĩ nhiên, tiến trình vật chất là điều quan trọng. Nhưng con người cần nghĩ, "Hậu quả là đâu? Điều gì sẽ xảy ra trong một vài năm, trong 200 năm, trong một nghìn năm từ bây giờ?" Cũng giống với năng lượng và lò phản ứng hạt nhân: Chúng ta từ bỏ những thứ này như thế nào? Chúng ta sẽ làm gì với chúng trong tương lai? Một số quốc gia đang xây dựng lực lượng vũ trang, và điều này đã làm thêm khổ đau, giống đánh vào đầu quý vị với cây gậy của quý vị, và sẽ tạo ra thêm bất hạnh trên thế giới.

Khi Trung Hoa xâm lược Tây Tạng và Tây Tạng đánh mất sự độc lập của nó, những vị tâm linh địa phương dường như cũng bị mất ảnh hưởng, năng lực bảo hộ của các ngài, qua sự suy tàn của phước đức (năng lực tích cực) của người Tây Tạng. Có một câu chuyện rằng một vị thần linh nào đó ở Amdo phiền hà rằng đã bị cầm tù. Ngay cả thế giới tâm linh cũng bị giam giữ trong tù ở Hoa Lục trước khi sang ở Ấn Độ trong 10 năm. Sau khi ở Ấn Độ, vị thần linh ấy trở lại Amdo, ngài lại được cúng dường thịt tươi nhưng ngài từ chối, nói rằng ngài đã thệ nguyện trước tôi không nhận bất cứ sự hy sinh động vật nào nữa.  Tôi không biết điều này là thật hay không, nhưng khi tôi du hành đến những vùng Hy Mã Lạp Sơn tôi nói với mọi người rằng sẽ khôn ngoan hơn nếu không giết hại động vật cúng lễ nữa. Có lẽ thần thánh đã hiện diện tại một trong những buổi truyền năng lực này.

Nếu chúng ta đã rèn luyện tâm thức một cách thích đáng, thì không cần tìm kiếm những thể trạng an lạc vật chất cho tái sanh. Nếu chúng ta rèn luyện tâm thức trọn vẹn, thế thì chúng ta mang trong chúng ta tất cả những thể trạng an lạc. Chúng ta có Cực Lạc bên trong chúng ta.

Một thuận lợi khác của việc phát triển tâm giác ngộ là không phải chúng ta chỉ có hạnh phúc khi nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh của hạnh phúc xảy ra; thậm chí những tình trạng vốn thông thường tạo ra rắc rối và bất hạnh sẽ trở thành hoàn cảnh cho việc đạt được hạnh phúc. Đây là những lợi ích lớn lao và thuận lợi của việc có xu hướng của tâm giác ngộ.

Đối với tất cả quý vị, những người đã viếng thăm Tây Tạng, thật quan trọng là trong khi quý vị ở đây tụng nhiều về mani (mật ngôn Om mani padme hum), cầu nguyện "Nguyện cho tôi phát triển một trái tim ân cần," và nghĩ nhiều về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Ẩn Tâm Lộ, Saturday, January 03, 2015

Bài liên hệ









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét