PHÁT TRIỀN MỘT XÃ HỘI LÀNH MẠNH CĂN CỨ TRÊN PHẬT
GIÁO TÂY TẠNG, HỒI GIÁO, KI TÔ GIÁO, KHỔNG GIÁO VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CĂN BẢN
CỦA LOÀI NGƯỜI
Nguyên tác: Developing a Healthy Society Based on Tibetan
Buddhist, Muslim, Christian, Confucian and Basic Human Ethical Values
Tác giả: Alexander Berzin /Fourth World Youth Buddhism Symposium /Hong Kong, China /August 3, 2014
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
Tác giả: Alexander Berzin /Fourth World Youth Buddhism Symposium /Hong Kong, China /August 3, 2014
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
GIỚI
THIỆU
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của Phật Giáo Tây Tạng
là tương duyên sanh khởi hay duyên sanh. Không điều gì có thể tồn tại hay có
thể xảy ra trên chính nó mà không liên hệ và nương tựa vào những nhân tố khác.
Hơn thế nữa, mọi thứ sinh khởi từ một phức hợp của nhiều nguyên nhân và hoàn
cảnh; không thứ nào sinh khởi từ việc
chỉ dựa trên một nguyên nhân hay từ hoàn toàn không nguyên nhân. Thí dụ, một
thân thể khỏe mạnh sinh khởi, trên trình độ nội tại, lệ thuộc trên tất cả những
nội tạng và hệ thông chức năng của nó biểu hiện trong sự hòa điệu với nhau.Về
trình độ ngoại tại, sức khỏe tốt cũng tùy thuộc vào thuốc men, dinh dưỡng, sự
săn sóc ân cần từ người khác, môi trường, và v.v… Tương tự thế, một xã hội lành
mạnh sinh khởi, trên trình độ nội tại, lệ thuộc vào toàn thể những nhóm thành
viên của nó hợp tác với nhau và hoạt động hòa hiệp với nhau. Ở trình độ ngoại
tại, xã hội lành mạnh cũng tùy thuộc vào những nhân tố kinh tế, chính trị môi
trường, cũng như hoàn cảnh thế giới trong tổng quát.
Đạo
đức cũng đóng một vai trò thiết yếu trong việc mang lại cả cá nhân và xã hội
lành mạnh. Nếu mọi người không thực hiện đạo đức tự giác hay kiềm chế khỏi
những lối sống và thái độ không lành mạnh, và thay vì dấn thân trong hoạt động
lành mạnh, thì họ sẽ bệnh hoạn. Tương tự thế, nếu những nhóm khác nhau trong xã
hội không gìn giữ những nguyên tắc đạo đức mà họ cùng chia sẻ, xã hội cũng sẽ
rơi vào bệnh hoạn. Điều quan trọng nhất trong những nguyên tắc đạo đức này là kiềm chế khỏi hạnh kiềm vị kỷ, và thay
vì thế dấn thân trong những thái độ vị tha với sự quan tâm chân thành đến lợi ích
của những người khác.
Trong
những xã hội đa văn hóa, mỗi nhóm thành viên có tôn giáo hay triết lý đặc thù
của nó để tổ chức và hướng dẫn thái độ đạo đức của nó và một số thành viên nào
đó của xã hội không theo bất cứ tôn giáo hay triết lý đặc thù nào cả. Phương
pháp cho việc giảm thiểu vị kỷ và trau dồi lòng vị kỷ có thể khác nhau trong
mỗi nhóm, nhưng nếu mục tiêu là giống nhau - việc tạo nên một xã hội đa văn hóa
hòa hiệp và hạnh phúc - một xã hội như vậy sẽ sinh khởi một tùy thuộc vào sự
thấu hiểu, tôn trọng và hợp tác hổ tương của tất cả những nhóm thành viên.
Để
làm sáng tỏ điểm này, hãy tưởng tượng là một trong những hành khác trên một
chuyển tàu nghiên cứu bị kẹt trong băng ở Nam Cực trong tháng 12, 2013. Năm
mươi hai nhà khoa học và du khách bị giam lỏng ở đấy trong 10 ngày, và những
thủy thủ bị kẹt lại ở đấy lâu hơn sau khi các hành khách được máy bay đưa đi an
toàn tới một tàu khác đến để cứu họ. Trong tai nạn ấy, không ai biết bao lâu
nữa họ sẽ được cứu khỏi nơi mắc kẹt. Cách duy nhất cho nhóm ấy sinh tồn với môi
trường khắc nghiệt và thực phẩm giới hạn là sự hợp tác với nhau giữa họ. Nếu
mỗi người ích kỷ chỉ biết đến họ thì sẽ là một thảm họa. Chìa khóa cho sự tồn
tại cho mỗi người, là tuân theo những nguyên tắc đạo đức căn bản, mặc dù họ đến
từ những tôn giáo và nền tảng văn hóa khác nhau.
Hãy
tưởng tượng rằng trong những người hành khách là những lãnh tụ tâm linh của
Phật Giáo, Hồi giáo, Ki tô giáo, và Khổng giáo, và cũng là một lãnh tụ thế tục
được mọi người trên tàu tôn kính, kể cả những người không theo một tôn giáo hay
triết lý nào. Những lãnh tụ này mỗi người sẽ đối diện với thử thách như thế
nào? Cung cách suy nghĩ của mỗi người và mỗi người đã khuyên bảo người khác
trong nhóm như thế nào. Cuối cùng mọi người lo lắng và sợ hãi, và mỗi hành khách
ngay cả giận dữ vào những gì đã xảy ra hay trở thành kẻ gây sự, và hầu hết thì
thất vọng.
Phương Pháp Của Việc
Phát Triển Đạo Đức Căn Cứ Vào Phật Giáo Tây Tạng
Lãnh
đạo Phật Giáo Tây Tạng có thể đã nhắc nhở mọi người Phật tử trong nhóm lời của
một đại đạo sư Ấn Độ, Tịch Thiên, liên quan đến sự kiên nhẫn: "Nếu có
phương pháp, tại sao phải lo lắng? Và nếu không có phương pháp thì lo lắng có
ích gì?" Nói cách khác, nếu có điều gì đó mà quý vị có thể làm để thoát
khỏi hoàn cảnh khó khăn, thế thì không có gì phải khó chịu, chỉ thực hiện.
Nhưng nếu không có gì có thể làm, thế thì tại sao khó chịu? Sẽ không có ích gì.
Trong thực tế, nó chỉ làm quý vị cảm thấy lo lắng hơn. Cho nên không có lý do
gì để giận dữ hay chán nản. Thay vì thế, quý vị cần phát triển sự kiên nhẫn và
can đảm để đối diện với thử thách.
Bây giờ thì, những gì sẽ hổ trợ trong một hoàn cảnh
chẳng hạn như ở trên một chiếc tàu kẹt trong băng là phải có một thái độ thực
tiển. Trước tiên nhất, hoàn cảnh đã sinh khởi lệ thuộc trên nhiều nhân tố; không
có người nào hay nhân tố bị quy cho và để làm ta giận dữ. Sự thật là mỗi người
trên chuyến tàu ấy sinh trưởng một cách lệ thuộc vào rất nhiều nhân tố. Trước
nhất, có những lý do khác nhau cho mỗi người để tham gia vào chuyến thám hiểm,
và những lý do ấy liên hệ với sự kiện mỗi người đã từng phát triển năng khiếu
trong một lãnh vực khoa học nào đó hay có sự thích thú và tiền bạc để hiện diện
cùng nhau. Thế rồi có những nguyên nhân
nghiệp chướng từ đời trước đã chín muồi trong sự hiện diện của quý vị trong
chuyến tàu ấy, trong kiếp sống hiện tại. Cũng có sự ảnh hưởng của những người
khác không tham gia chuyến thám hiểm ấy, nhưng cũng trong việc quý vị có thể
tham gia, như không có sự phản đối của gia đình quý vị hay các ông chủ của quý
vị. Rồi thì có những lý do tại sao các nhà khoa học thám hiểm cam đoan, tại sao
nó được chọn, vị trí địa lý ở Nam Cực, thời tiết, và v.v… Bị kẹt trong băng ở đấy
đã lệ thuộc vào tất cả những nhân tố này. Đấy là thực tại. Nếu bất cứ một trong
những nhân tố ấy thiếu vắng, quý vị sẽ không ở đây trong tình trạng hiểm nguy
này. Nơi mà, trong trường hợp, của một mạng lưới khổng lồ về các nguyên nhân và
điều kiện. có bất cứ điều gì đặc thù để mà than phiền đến và đề giận hờn đến
không? Cho nên khi quý vị để ý rằng quý vị đang bắt đầu sân hận hay khó chịu,
hay quý vị có vô số phiền não lo lắng, hãy lắng dịu xuống bằng việc tập trung
vào hơi thở của quý vị, hãy thở một cách chậm rãi qua lỗ mũi và, nếu thích, hãy
đếm hơi thở của quý vị trong một vòng 10 hơi thở.
Hãy nhớ rằng, cho đến khi thời tiết trong sáng và một
chuyến tàu cấp cứu đến, thì không có việc gì mà bất cứ người nào có thể làm để
làm tăng tốc việc cấp cứu. Sẽ là một phép mầu để nghĩ rằng bất cứ ai trong
chúng ta có thể kiểm soát tình hình, bởi vì những gì xảy ra và vấn đề tất cả
chúng ta xoay sở tình cảnh như thế nào cũng sinh khởi một cách lệ thuộc vào vô
số các nhân tố. Hơn thế nữa, thực tế là tất cả chúng ta ở trong cùng một hoàn cảnh.
Đấy không chỉ là rắc rối của tôi hay rắc rối của bạn. Vấn nạn của việc sống còn
là vấn nạn của tất cả mọi người, và vì thế chúng ta cần nhìn xa hơn quan điểm vị
kỷ của chúng ta để nghĩ về vấn đề tất cả chúng ta phải đối phó thế nào với hoàn
cảnh khó khăn này? Chúng ta không thể kiểm soát thời tiết hay việc đến nơi của
chuyến tàu cấp cứu, nhưng những gì chúng ta có thể tác động là thể trạng tâm thức
của chúng ta, một cách đặc biệt vấn đề chúng ta quan tâm đến mỗi người bên cạnh
như thế nào?
Một cách để vượt thắng chỉ suy nghĩ về mình là hãy
nhận ra rằng mọi người ở đây đã từng là mẹ hay cha của bạn trong một kiếp sống
trước nào đó và đã đối xử thật ân cần và từ ái với bạn. Vì thế hãy nhìn mỗi người
ở đây như người mẹ hay cha đã lưu lạc từ lâu những người mà quý vị đã không gặp trong nhiều kiếp
sống. Với một lòng cảm kích chân thành sâu xa về sự tử tế mà bạn đã tiếp nhận
trong quá khứ từ mỗi người trên tàu, bạn sẽ tự nhiên phát triển một cảm giác nồng
ấm bất cứ khi nào bạn thấy họ. Hãy đem cảm giác nồng ấm xa hơn và phát triển
nguyện ước cho mỗi người trong họ được hạnh phúc và không ai phải khổ sở. Tất cả
chúng ta là bình đẳng trong sự tôn trọng ấy. Xa hơn nữa, mỗi người có cùng quyền
để hạnh phúc và không khổ đau. Giống như với sự cung cấp thức ăn giới hạn, mọi
người muốn và cần ăn. Tự ta không muốn đói, và mọi người khác cũng vậy. Với
thái độ này về lòng từ ái và bi mẫn, căn
cứ trên sự bình đẳng thái độ của chúng ta về tự thân và người hãy, hãy lãnh lấy
trách nhiệm, rồi thì cố gắng để đem hạnh phúc đến mọi người và giải tỏa tất cả
mọi khổ đau cho họ. Điều này có nghĩa là
hãy chăm sóc để lợi ích của toàn thể mọi người trong hoàn cảnh khó khăn này và
thể hiện sự hổ trợ tối đa mà ta có thể, như quý vị làm cho người cha và người mẹ
của quý vị trong kiếp sống này.
Lãnh đạo Phật Giáo có thể cũng khuyến tấn những Phật
tử khác trong nhóm để triển khai sức mạnh
và can đảm để giúp người khác bằng việc thực tập điều gọi là "cho và nhận."
Vài lần trong ngày, người ấy sẽ nói với họ, hãy ngồi im lặng thiền quán, và bắt
đầu làm lắng dịu xuống bằng việc tập trung vào hơi thở và tái củng cố động cơ của
quý vị về từ ái và bi mẫn. Với nguyện ước bi mẫn mạnh mẽ cho người khác được
thoát khỏi khổ đau của họ, tưởng tượng rằng nổi sợ hãi và lo lắng của mỗi người
rời họ trong hình thức của ánh sáng màu đen và đi vào lổ mũi của quý vị khi quý
vị thở vào một cách chậm rãi trong vài lần. Hãy tưởng tượng nó đi xuống tim của
quý vị và đi tan biến ở đấy vào trong sự tĩnh lặng và trong sáng của tâm thức
quý vị. Hãy ngơi nghĩ trong thể trạng tĩnh lặng và trong sáng trong một lúc.
Rồi thì với niềm hạnh phúc tĩnh lặng sẽ tự sinh khởi
từ sự khuây khỏa sự xáo động tinh thần của những người cha người mẹ quá khứ của
quý vị, hãy tưởng tượng rằng cảm giác tĩnh lặng của hạnh phúc, ấm áp và từ ái, trong ánh sáng trắng,
đi từ tim của quý vị, qua lỗ mũi của quý vị khi quý vị thở ra từ từ. Làn ánh
sáng trắng này của từ ái và hanh phúc đi vào mọi người, tràn đầy thân thể họ và
bây giờ hãy tưởng tượng tất cả họ đều có tâm tư hòa bình và một thái độ yêu mến,
tích cực. Trong khi làm việc này, nếu quý vị trì tụng mật ngôn bi mẫn, “Om mani
padme hum,” nó sẽ giúp cho quý vị tĩnh lặng tâm thức và tập trung, và duy trì sự
chính niệm về bi mẫn.
Mặc dù hành thiền như thế này có thể không có bất cứ
hiệu quả trực tiếp nào đối với những người khác trên tàu, nhưng nó sẽ cho quý vị
sức mạnh, lòng can đảm và sự tự tin để đối phó với hoàn cảnh, và chính quý vị sẽ
tự nhiên có sự hòa bình trong tâm hồn và một thái độ yêu mến tích cực. Tuy
nhiên, sự thực tập này có một hiệu quả gián tiếp đến những người khác, bởi vì
cách mà quý vị cư xử và sự tương tác với họ do bởi sự thiền tập của quý vị sẽ
là một kiểu mẫu tốt đẹp có thể truyền cảm hứng đến những người khác.
Phương
Pháp Căn Cứ Vào Hồi Giáo
Vị lãnh đạo tinh thần của Hồi Giáo rồi thì có thể
nói với những người Hồi Giáo trên tàu. Ông ấy sẽ giải thích rằng chính ý chí của
Thượng đế mà tất cả chúng ta đã bị kẹt ở đây trong băng. Chúng ta không thể kiểm
soát được những gì sẽ xảy ra; cho dù chúng ta được cứu thoát hay tất cả chúng
ta chết bây giờ ở trong tay Thượng đế. Nhưng hãy nhớ, Thượng đế hoàn toàn thương xót từ bản chất và một cách
đặc biệt thương xót đối với những ai đã hối cải với những lỗi lầm của họ. Cho
nên quý vị đã mất niềm tin trong Thượng
đế và đã bắt đầu nghi ngờ, thì hãy hối cải
và yêu cầu Thượng đế tha thứ. Hoàn toàn
tin tưởng trong sự phán xét của Thượng đế, không có gì cần phải lo lắng.
Vị ấy đã nói với họ hãy nhớ ba chiều kích của Hồi
Giáo: quy phục hay giao mình cho Thượng đế
và Ý chí của Ngài, tin tưởng trong Thượng đế căn cứ vào sự khiêm hạ trong khuôn mặt của tất
cả mọi tạo vật của Thượng đế, và tuyệt vời trong cả bản chất và hành động của
việc phụng sự đối với tất cả những tạo vật này của Thượng đế . Vị ấy có thể động
viên họ bằng việc nhắc nhở họ rằng nếu quý vị vững vàng với niềm tin trong Ý
chí của Thượng đế , quý vị sẽ hoàn toàn an bình. Không có gì để nghi ngờ hay lo
lắng đến.
Vị ấy có thể nói với họ xa hơn rằng Thượng đế đã tạo ra tất cả quý vị với Tâm Linh của Ngài
trong tim của quý vị, trong thể trạng thuần khiết nguyên sơ, và đã phú cho mỗi
người trong quý vị với những phẩm chất tốt đẹp, chẳng hạn như yêu thương. Sự
yêu thương của Thượng đế cho tất cả
chúng ta là cảm giác về sự gần gũi của Ngài đối với tất cả sự tuyệt vời mà Ngài
đã tạo ra. Cách tốt nhất cho quý vị là biểu lộ lại lòng yêu thương của quý vị đối
với Thượng đế là sự tôn sùng Ngài qua những
hành động tuyệt vời của quý vị trong việc phụng sự những tạo vật của Ngài, một
cách đặc biệt bằng hành động ân cần tử tế của quý vị và giúp đở tất cả những
hành khác đồng hành với quý vị. Cuối cùng, kinh Koran dạy chúng ta rằng Thượng
đế yêu thương những ai hành động với đạo
đức và chí nguyện của họ, chẳng hạn như cầu nguyện 5 lần mỗi ngày, và những ai
công bằng và chính trực.
Hãy nhớ rằng, khi quý vị triển khai lòng yêu thương
cho người khác trong cung cách tinh khiết nhất của nó, lòng yêu thương của quý
vị không phải chỉ cho chính những này mà thôi, mà là lòng yêu thương cho Thượng
đế người đã tạo ra đặc tính tuyệt vời và
tốt đẹp trong họ. Cho nên đấu tranh chống lại sự sợ hãi, nghi ngờ, và những tư
tưởng vị kỷ của quý vị. Sự đấu tranh cao nhất, cuối cùng là chống lại những sự
bức chế tiêu cực của trái tim bối rối của quý vị mà đã làm cho quý vị quên lãng
Thượng đế và điều ấy đã kích động quý vị
đến những tư tưởng và thái độ tiêu cực.
Những
Phương Pháp Căn Cứ Trên Ki Tô Giáo
Tiếp theo vị lãnh đạo của Ki Tô Giáo có thể phát biểu
với những Ki Tô hữu trên tàu. Vị ấy cũng có thể nhắc nhở họ rằng Thượng đế ,
Cha của chúng ta, đã tạo ra tất cả chúng ta từ lòng yêu thương của ngài. Càng tỉnh
thức về lòng yêu thương ấy, quý vị càng gần gũi hơn với cảm nhận của Thượng đế
. Cách tốt nhất để trải nghiệm sự gần gũi với Thượng đế là qua việc tôn trọng triệt để những đạo đức
và các giá trị căn cứ trong lòng yêu thương mà với nó quý vị được tạo ra. Thượng
đế đã tạo ra tất cả quý vị trong hình ảnh
của Ngài, với tia sáng từ lòng yêu thương của Ngài trong tất cả quý vị. Vì thế
tất cả quý vị có khả năng để biểu lộ lòng yêu thương ấy.
Hãy nghĩ về Chúa Giê-su, người, không có tư tưởng
nào về sự thoải mãi hay sự an toàn riêng cho ngài, đã đau khổ vì lợi ích của tất
cả chúng ta, chết trên thánh giá và rồi sống lại từ sự chết để cứu rỗi chúng ta
từ những tội lỗi của chúng ta. Nếu quý vị tin tưởng trong Giê-su, hãy tuân theo
gương vị tha của ngài trong việc săn sóc người bệnh, người nghèo và túng thiếu
với lòng yêu thương vị tha của Giê-su. Thượng đế cũng đã tạo nên tất cả họ và Thượng đế phải có một mục tiêu trong việc tạo ra họ. Do
thế, quý vị cần tôn trọng tất cả họ, một cách đặc biệt người túng thiếu, như
con cái của Thượng đế . Hơn thế nữa, Thượng đế
đã đưa chúng ta đến hoàn cảnh này, bị kẹt trong băng như một thử thách với
đức tin của chúng ta. Sẽ có nhiều người trên tàu sẽ đầy sợ hãi và tuyệt vọng.
Hãy củng cố đức tin của quý vị bằng việc chăm sóc những con cái túng thiếu của
Thượng đế , như Giê-su đã chăm sóc chọ, với lòng yêu thương và thiện ý.
Phương
Pháp Căn Cứ Trên Những Nguyên Tắc Của Khổng Giáo
Tiếp theo, vị lãnh đạo Khổng Giáo có thể nói với các
hành khách cùng niềm tin. Vị ấy có thể nói với họ đừng lo lắng. Quý vị cần hành
động với nghĩa (义), công bằng với mọi người, vị ấy có thể
nói, phù hợp với lễ (礼), những gì thích đáng và phù hợp khi đối
diện với những lúc khó khăn. Cho dù quý vị sống còn hay chết sẽ là kết quả của
[số] mệnh (命),
nhưng cho đến khi mà quý vị làm những gì đúng đắn thì sẽ không có gì hối tiếc.
Việc thích đáng để làm là tuân thủ tất cả những chương trình chính thức của chiếc
tàu cho việc đối phó với tình trạng khẩn cấp. Phù hợp với thuyết chánh danh (正名),
nếu thuyền trưởng hành động thì hành động như thuyền trưởng nên làm, và hành
khách hành động như hành khách phải làm, và nếu các hành khách hành động đối với
mỗi người như những hành khách đồng hành nên làm, thế thì quý vị sẽ hòa hiệp với
những gì mà hoàn cảnh kêu gọi.
Tất cả quý vị có lòng nhân (仁),
khả năng nội tại để làm những gì tốt đẹp, những gì đúng đắn trong mối quan hệ với
người khác. Nhân là cội nguồn của tất cả những phẩm chất lương thiện, chẳng hạn
như yêu thương, trí tuệ, chân thành và công bằng trong việc đối diện với mọi
người. Quý vị cần trau dồi năng lực nội tại này vì sự tốt đẹp, vì không có nó,
quý vị không thể chịu đựng nổi khó khăn, quý vị sẽ không thể làm điều gì thích
đáng.
Khi
được hỏi điều gì là năng lực nội tại, Khổng Tử nói, "Nhân giả tiên nan nhi
hậu hoạch, khả vị nhân hĩ." (“仁者先難而後獲,可謂仁矣。” người nhân là trước tiên là làm những việc khó
khăn, sau đó đạt được - như vậy gọi là nhân). Nói cách khác, khi đối diện với
một hoàn cảnh khó khăn, như chúng ta hiện có, quý vị sẽ có thể nắm lấy hoàn
cảnh và đối phó với nó trong một thái độ kiên nhẫn, với sự công bằng với mỗi
người, bằng việc trau dồi năng lực nội tại của quý vị cho việc làm điều gì là
đúng. Trong một cách thay đổi để thấu hiểu điều này nói là "Người nhân trước tiên có những khó khăn và sau
cùng là lúc nắm lấy cơ hội, đấy gọi là nhân
(仁)." Điều này chứng tỏ rằng trong những hoàn
cảnh khó khăn, quý vị làm điều gì là đúng đơn giản bởi vì nó đúng, không có bất
cứ quan tâm đến lợi lạc nào về nó hay việc đạt được cho riêng mình bất cứ điều
gì.
Quý
vị có thể học cách trau dồi năng lực nội tại này như thế nào bằng việc nhìn vào
những tấm gương từ trong lịch sử những người cao thượng đã làm những việc đúng
với đạo đức khi đối diện với một thảm họa xã hội. Khổng Tử nói, "Phù nhân
giả, kỷ dục lập nhi lập nhân; kỷ dục đạt nhi đạt nhân." ("“夫仁者,己欲立而立人;己欲達而達人。” Một
người đã trau dồi năng lực nội tại cho sự tốt lành, khi mong ước cho chính mình
được thiết lập một cách thích đáng, thì cũng thiết lập cho người một cách thích
đáng, và khi mong ước cho chính mình được thành công, thì cũng làm cho người
đươc thành công.) Khổng Tử cũng nói, "Khắc kỷ phục lễ vi nhân. Nhất
nhật khắc kỷ phục lễ, thiên hạ quy nhân yên" (“克己復禮為仁。一日克己復禮,天下歸仁焉。” Để vượt
thắng vị kỷ và tuân theo những gì thích đáng, đấy là năng lực nội tại cho tốt
lành. Nếu trong một ngày ta có thể vượt thắng vị kỷ và tuân theo những gì thích
đáng, rồi thì mọi người trong thiên hạ sẽ quay về với điều nhân.) Khi được
hỏi xa hơn về nhân (仁) là gì, Khổng Tử đáp rằng đấy là lòng thương mọi người. Những ai
với nhân, ngài giải thích, là can đảm và gan dạ. Cho nên trau dồi năng lực nội
tại là làm những gì đúng như những hành khách thích đáng nên làm, tuân theo
những thủ tục đúng như thuyền trưởng chỉ dẫn, và rồi thì cho dù điều gì xảy ra
đi nữa, quý vị sẽ không bao giờ có bất cứ sự hổ thẹn nào.
Phương
Pháp Căn Cứ Trên Những Giá Trị Căn Bản Của Nhân Loại
Vị lãnh đạo thế tục sau đó có thể phát biểu đến toàn
bộ hành khách. Vị ấy có thể nói với họ rằng mặc dù có những tín đồ của Phật
Giáo, Hồi Giáo, Ki Tô Giáo và Khổng Giáo trong quý vị, cũng có nhiều người
không theo một tôn giáo hay triết lý nào. Tất cả chúng ta cần hành động trong một
thái độ đạo đức đối với mỗi người nhằm đề sống còn qua sự thử thách này. Điều
này cũng bao gồm những người không tín ngưỡng. Nếu chúng ta đấu tranh với nhau,
chúng ta sẽ không bao giờ tồn tại. Những ai trong chúng ta theo một hệ thống tôn
giáo hay triết lý hãy có đức tin và tin tưởng trong hệ thống giáo lý của quý vị
để hướng dẫn thái độ đạo đức của quý vị, và như vậy là tuyệt vời. Mặc dù những
lý do cho việc hành động trong một cung cách đạo đức có thể khác nhau trong quý
vị, tuy thế sự tự tin sẽ cho quý vị sức mạnh nội tại cần thiết để hành động
trong một cung cách yêu thương đối với người khác. Tất cả những hệ thống tôn
giáo và triết lý dạy chúng ta từ ái, bi mẫn, tha thứ, toại nguyện và giảm thiểu
thái độ vị kỷ tàn phá của chúng ta. Tuy nhiên, đây là những giá trị mà những ai
thiếu vắng một đức tin hay tín ngưỡng trong một hệ thống tổ chức cũng chấp nhận
như đáng giá để phát triển. Những điều này được gọi là "những giá trị đạo
đức căn bản của nhân loại."
Nếu chúng ta nghĩ trên trình độ của những giá trị
nhân loại căn bản này, thế thì tất cả chúng ta cùng chia sẻ một căn bản cho
thái độ đạo đức của chúng ta, và điều này sẽ là chìa khóa cho sự sống còn của
chúng ta như một nhóm. Chúng ta cần duy trì sự an bình, hòa hiệp và hợp tác giữa
chúng ta, nhưng nền hòa bình ngoại tại lệ thuộc vào sự hòa bình nội tại. Nói
cách khác, nên hòa bình ngoại tại sẽ tùy
thuộc vào mỗi chúng ta duy trì một tâm hòa bình, tĩnh lặng. Sự hòa bình của tâm
hồn là liên hệ rất nhiều với thái độ của quý vị đối với nhau. Nếu quý vị chấp
chứa những tư tưởng không yêu thương đối với nhau, và luôn luôn nghĩ chỉ về
chính quý vị và làm sao quý vị thành công, thế thì khi quý vị tương tác với người
khác, quý vị lo sợ họ sẽ làm tổn thương quý vị trong một cách nào đó và ngăn ngừa
quý vị thành công. Quý vị không tin tưởng họ và vì thế đầy ấp với sợ hãi và
nghi ngờ. Họ, đáp lại, sẽ cảm thấy điều này trong quý vị và, hậu quả cũng sẽ
không tin tưởng quý vị. Điều này tạo nên một khoảng cách giữa chính quý vị và
người khác; nó làm một rào cản để có bất cứ sự đối thoại thật sự nào giữa họ.
Khoảng cách và rào cản này làm quý vj cảm thấy không an toàn và cô đơn. Cảm
giác bất an, quý vị thiếu sự tự tin để đối diện với những thử thách về hoàn cảnh
khó khăn của chúng ta. Quý vị trở nên thất vọng. Trái lại, càng cảm thấy gần
gũi với người khác trong nhóm, thì quý vị sẽ càng cảm thấy rằng quý vị là một bộ
phận của cộng đồng. Quý vị cảm thấy quý vị thuộc vào nhóm và điều này sẽ làm
quý vị cảm thấy an toàn hơn. Một khi quý vị cảm thấy an toàn hơn, thì quý vị sẽ
tự nhiên đạt được sự tự tin hơn.
Loài người chúng ta là những động vật xã hội. Giống
như một xã hội động vật, như một con trừu, bị tách rời khỏi đàn, nó cảm thấy rất
bất an và sợ hãi, nhưng khi nó gia nhập lại vào đàn, nó cảm thấy vui sướng hơn,
tương tự thế chúng ta cũng đau khổ khi chúng ta bị cô lập với người khác. Tuy
nhiên, thường thường ngay cả khi quý vị hợp đoàn với người khác, nếu tâm tư quý
vị đầy ấp với sự không tin tưởng và nghi ngờ, thái độ của quý vị cô lập quý vị
với việc tiếp nhận bất cứ sự thoải mái hay hổ
trợ từ tập thể. Cho nên hãy vui lòng nhận ra rằng sự thoải mái căn bản của
tâm tư quý vị và khả năng duy trì hy vọng cho một kết quả đáng mừng của việc bị
kẹt ở đây trong băng lệ thuộc vào thái độ của quý vị đối với người khác trong
nhóm. Khi quý vị phát triển một cảm giác
gần gũi với mỗi người trong nhóm, cảm giác ấy cho bạn sức mạnh nội tại và sự tự
tin. Quý vị không còn cảm thấy yếu đuối và nghi ngờ. Sự tự tin của quý vị và cảm
giác an toàn cho phép quý vị tin tưởng nhau, và sự tin tưởng đem đến mối thân hữu
chân thành.
Một số người nghĩ rằng họ sẽ có nhiều bạn hơn nếu họ
có tiền bạc và quyền lực. Nhưng những người bạn như vậy chỉ là bạn của tiền và
quyền của quý vị. Khi tiền bạc và quyền lực không còn nữa, những người bạn như
vậy biến mất. Những người bạn chân thật không như vậy. Những mối quan hệ thân hữu
chân thành vốn mang đến niềm vui và hạnh phúc được xây dựng trên căn bản của sự
tin tưởng hổ tương căn bản. Khi quý vị cởi mở và chân thành với nhau, quý vị cảm
thấy không chỉ an toàn hơn và tự tin hơn, mà tâm tư quý vj cũng thanh thản hơn.
Trong một thể trạng như vậy, quý vị có thể nhập vào sức mạnh với những người khác và đối phó với khó khăn mà tất cả
chúng ta như một nhóm đang hiện hữu. Sau cùng, không chỉ tôi bị kẹt trong băng
hay không chỉ quý vị bị trong băng; mà đúng hơn tất cả chúng ta bị kẹt trong
băng.
Ngay cả khi chúng ta ra khỏi tình trạng khó khăn
này, nếu quý vị duy trì thái độ cởi mở tích cực này đối với người khác, quý vị
sẽ tiếp tục có những mối thân hữu ấm áp, tin tưởng. Sẽ luôn luôn có những khó
khăn trong đời sống. Thật là khờ dại nếu tưởng tượng rằng quý vị sẽ không bao
giờ gặp phải bất cứ rắc rối nào nữa trong tương lai. Nhưng với sự cởi mở, chân
thành, và tự tin và tin tưởng có từ chúng, quý vị sẽ được chuẩn bị sẳn sàng để
tham dự với những người khác, và người khác sẽ nhiệt tình hơn để tham gia với
quý vị trong việc đối phó với bất cứ điều gì có thể xảy ra - tốt hay xấu.
Nếu quí vị hỏi, lý do gì phải sống đạo đức, đơn giản
chỉ bởi vì chúng ta là những con người. Chúng ta phải đạo đức bởi vì chúng ta sống
với nhau và lệ thuộc vào mỗi người nhằm để sống. Nếu quý vị không quan tâm đén
hạnh phúc và lợi ích của kẻ khác, và thay vì thế tạo rắc rối, thì chính là quý
vị cuối cùng sẽ đau khổ bằng việc tự cô lập khỏi họ và tự tách rời mình ra khỏi
sự chăm sóc và quan tâm của họ.
Có hai loại chăm sóc và quan tâm cho người khác. Một
là căn cứ trên cảm xúc và tự định hướng về với cá nhân mình và những gì quý vi
có thể đạt được từ người khác. Cho đến khi mà người khác dễ thương với quý vi
hay họ tế nhị chung chung, thế thì quý vị thích họ và quan tâm đến hạnh phúc của
họ. Quý vị không muốn họ khổ đau hay bất hạnh. Nhưng đến khi mà họ bắt đầu cư xử
không đứng đắn và hoặc là tổn thương quý vị, hay ngay chỉ đơn giản là không đồng
ý với quý vị, thái độ của quý vị đối với họ sẽ thay đổi. Quý vị không còn thích
họ và không quan tâm vấn đề họ có hạnh phúc hay không. Quý vị loại bỏ họ bởi vì
thái độ của họ. Điều này đơn giản là tình cảm - căn cứ trên lòng yêu thương và
thấu cảm đơn thuần, và nó không bao giờ là một căn bản ổn định cho một tình
thân hữu chân thật.
Những loại chăm sóc và quan
tâm đến người khác không tùy thuộc vào thái độ hay cách cư xử của họ. Nó căn cứ
đơn thuần trên sự kiện rằng họ là những con người, giống như chính ta. Quý vị
muốn cho mình hạnh phúc, bất kể quý vị hành động như thế nào hay thể trạng tâm thức
của quý vị là gì. Và nó chỉ căn cứ trên sự kiện rằng quý vị muốn hạnh phúc cho
nên quý vị chăm sóc chính mình; quý vị tìm kiếm lợi ích cho quý vị. Nhưng điều
ấy cũng đúng với mọi người khác, kể cả những người mà ta không thích do bởi
thái độ của họ như thế nào đấy hay cách cư xử của họ ra sao đấy. Tuy nhiên, họ
cũng muốn hạnh phúc; họ cũng phát triển mạnh sự chăm sóc và yêu thương. Trong
dạng thức của nguyện ước được hạnh phúc, tất cả chúng ta là bình đẳng. Mọi
người muốn hạnh phúc. Không chỉ chúng ta bình đẳng trong việc muốn được hạnh
phúc, mà tất cả chúng ta cũng có cùng quyền để được một đời sống hạnh phúc; và
một đời sống hạnh phúc hình thành khi quý vị quan tâm chân thành đến những
người khác và chú ý rằng họ cũng muốn hạnh phúc.Nó căn cứ trên việc có tình
thân hữu chân thành với mọi người, bất chấp quý vị là ai.
Chi
có loài người mới có khả năng để quan tâm đến những người khốn khổ khác. Chỉ có
con người mới có khả năng để chăm sóc đến lợi ích của kẻ khác. Khả năng này có
thể đến từ tính thông minh nhân bản của quý vị hay từ đức tin của quý vị trong
một số hệ thống tôn giáo hay triết lý của những niềm tin. Động vật cũng không
có những thứ này - chúng thiếu tính thông minh và đức tin. Nếu một con vật nào
khác đe dọa hay làm chúng tổn thương, chúng chỉ đơn giản tấn công.Tuy nhiên,
như những con người, không phải tất cả chúng ta đều có đức tin hay niềm tin
trong hệ thống tôn giáo và triết lý, nhưng tất cả chúng ta có tính thông minh
căn bản của nhân loại. Chúng ta cần sử dụng tính thông minh ấy để thấu hiểu
những lý do tại sao quan tâm đến lợi ích và hạnh phúc của người khác là chìa
khóa cho hạnh phúc của chúng ta.
Cho
dù quý vị có tin tưởng trong một đấng tao hóa, hay những kiếp sống quá khứ, hay
sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tổ tiên quý vị, thì không ai có thể phủ nhận rằng bạn đến từ một bà mẹ. Không có sự
chăm sóc và tình cảm của mẹ bạn, hay của ai đấy chăm sóc cho bạn như một bà mẹ
khi bạn là một hài nhi bất lực, thì bạn sẽ không thể sống còn. Các nhà khoa học
đã từng cho thấy rằng những ai tiếp nhận tối đa tình cảm và sự yêu thương như
một đứa bé cảm thấy an toàn hơn, tự tin hơn và hạnh phúc hơn trong cả đời sống
của chúng; trái lại nhưng ai bị lãng quên hay ngược đãi khi còn bé cảm thấy bất
an bất kể điều gì xảy ra với chúng. Chúng
luôn luôn cảm thấy không thoải mái. Chúng cảm thấy sâu bên trong là điều
gì đấy thiếu sót trong đời sống của chúng và vì thế một cách căn bản chúng
không hạnh phúc. Các bác sĩ cũng chỉ rằng sự tiếp xúc thân thể tình cảm của một
bà mẹ là cần yếu cho việc phát triển thích đáng não bộ đứa bé. Hơn thế nữa, các
bác sĩ cũng chứng minh bằng tư liệu vấn đề giận dữ, sợ hãi, và thù hận ăn dần
mòn hệ thống miễn nhiễm như thế nào.
Mọi
người chăm sóc để có một thân thể khỏe mạnh, vì vậy để có một thân thể khỏe
mạnh, quý vị cần phải chú ý hơn để có một tâm thức lành mạnh và tĩnh lặn. Câu
hỏi quan trọng là làm thế nào để có một tâm thức lành mạnh tĩnh lặng. Ngay cả
nếu quý vị được sinh trưởng như con một, với nhiều tình cảm và chăm sóc, nhưng
nếu quý vị đối diện với một áp lực lớn để thành công trong một xã hội cạnh
tranh, cho dù ở trường học hay ở sở làm, quý vị có thể vẫn phải cảm thấy bất an
và căng thẳng. Nhưng nếu quý vị cảm thấy cần để đánh bại người khác nhằm để
thành công, và vì thế tâm tư quý vị đầy dẫy sự nghi ngờ, sợ hãi và ganh tỵ, thế
rồi như một kết quả, tâm thức quý vị quấy rầy và không ổn định.
Nếu
trái lại, trong khi cố gắng để làm hiệu quả nhất, chúng ta cũng quan tâm đến
lợi ích của kẻ khác, quý vị sẽ nhận ra rằng giống như quý vị muốn nhận sự khích
lệ, giúp đở và tình cảm thân hữu hổ trợ từ họ, họ cũng muốn giống như quý vị.
Nếu quý vị phát triển một lòng bi mẫn chân thành cho họ - nguyện ước cho họ
không bị thất bại, mà cũng thành công - điều này ban cho quý vị sức mạnh nội
tại và lòng tự tin để áp dụng nổ lực toàn triệt của quý vị đến trách nhiệm hành
động vì sự thành công của mọi người. Biểu lộ lòng bi mẫn và quan tâm cho người
khác là một dấu hiệu của sức mạnh, không phải là một biểu hiện yếu đuối. Trong
thực tế, nó là một cội nguồn của sức mạnh và tĩnh lặng của tâm thức.
Sự
phân tích giống như vậy áp dụng đến hoàn cảnh của chúng ta ở đây của việc bị
kẹt trong băng. Nếu quý vị không tin tưởng
nhau và tranh cải và tranh chấp qua những nguồn nguyên nhiên liệu hạn
chế, thì tất cả chúng ta sẽ khổ đau. Tất cả chúng ta sẽ trở nên yếu đuối hơn.
Nếu quý vị triển khai lòng quan tâm chân thành cho mỗi người và an ủi mỗi người
khi bất cứ ai trong quý vị trở nên quẫn trí, rồi thì như một bà mẹ an ủi một
đứa con đang khóc, cả bà mẹ và đứa con sẽ cảm thấy khá hơn. Với tâm tư tĩnh
lặng và một cảm giác thuộc về một nhóm yêu thương của những người bạn chân
thành, thì tất cả chúng ta sẽ có sức mạnh để sống còn.
Do
thế hãy sử dụng sự thông minh của loài người. Khi ai đấy bắt đầu làm phiền quý
vị và khi quý vị bắt đầu giận dữ và cảm thấy muốn hét lên vào người ấy, hãy nhớ
rằng làm như vậy chỉ làm mọi thứ tệ hại hơn. Nó sẽ làm tình trạng tâm thức của
quý vị phiền não và tác động đến không khí của toàn nhóm. Mọi người sợ hãi và
lo lắng, và vì thế nếu bất cứ người nào trong họ cư xử không đúng, đó là bởi vì
người này cảm thấy không an toàn và kinh sợ. Xin hãy cố gắng để làm cho những
người như vậy cảm thấy an toàn hơn và không đánh mất hy vọng bằng việc biểu lộ
sự chăm sóc và thấu hiểu họ.
Hạnh
phúc đến từ việc có hy vọng cho một tương lai tốt đẹp hơn, và hy vọng đến với
sự hổ trợ của những người bạn đồng cảm và đồng tâm nhất trí. Nói tóm lại, rồi
thì, trên căn bản của những giá trị nền tảng và cộng hưởng của nhân loại, thì
tất cả chúng ta sẽ có thể hành động trong một thái độ đạo đức. Nếu đức tin tôn
giáo hay triết lý tin tưởng của quý vị tăng cường những giá trị đạo đức này,
thì điều này thật sự là diệu kỳ. Nếu quý vị thiếu một đức tin tôn giáo như vậy,
thì hãy dựa hoàn toàn vào sự thông minh nhân bản và những giá trị đạo đức căn
bản của loài người mà thôi. Với sự hòa hiệp tôn giáo trong chúng ta và mọi
người nuôi dưỡng những giá trị nhân bản này, thì tất cả chúng ta sẽ sống còn
với thảm cảnh này và được thấy như những con người tốt đẹp hơn do bởi kinh
nghiệm cộng trú này.
Tóm Lược
Chúng
ta có thể thấy từ sự phân tích này là mỗi một tôn giáo, triết lý và những quan
điểm thế tục này đưa đến kết luận rằng khi đối diện một hoàn cảnh khó khăn
trong xã hội, chìa khóa để tồn tại là nguyên tắc đạo đức tự giác. Điều này có
nghĩa là việc vượt thắng sự vị kỷ, sợ hãi và thất vọng, và hợp tác với người
khác trên căn bản của từ ái, bi mẫn, ân cần và tôn trọng. Mỗi một quan điểm
trong 5 thứ - Phật Giáo Tây Tạng, Hồi Giáo, Ki Tô Giáo, Khổng Giáo và không tôn
giáo - có những phương pháp của chính nó cho việc phát triển những phẩm chất
tốt đẹp này:
·
Phật tử Tây Tạng thấy những hoàn cảnh khó khăn như duyên sanh
trong một số khổng lồ của nguyên nhân và điều kiện. Không nhân tố nào hay người
nào có thể kiểm soát hiện trạng, tuy thế mọi người có thể cống hiến điều gì đó
tích cực mà sẽ tác động đến những gì phát triển. Họ xem mọi người như bình
đẳng, cả trong việc từng là cha mẹ chúng ta trong những kiếp sống trước và
trong việc muốn được hạnh phúc và không phải khổ đau.
·
Người Hồi Giáo thấy các khó khăn như đến từ ý chí của Thượng đế ,
và việc giải quyết vấn nạn là nằm trong tay của Thượng đế . Họ tuân phục ý chí
của Thượng đế và phụng thờ Thượng
đế qua những hành động tuyệt vời của
việc phụng sự đối với tất cả những tạo vật của Thượng đế .
·
Người Ki Tô hữu xem những hoàn cảnh khó khăn như những thử thách
được Thượng đế gởi đến để thử thách
chúng ta, và theo gương của chúa Giê-su trong việc phụng sự người nghèo và cần
giúp đở.
·
Những người theo nguyên tắc của Khổng Tử thấy những khó khăn như
điều không thể tránh khỏi sinh khởi từ lúc này đến lúc khác. Những gì xảy ra
tùy thuộc vào số mệnh của chúng ta. Để đối phó với khó khăn, họ theo những thủ tục thích đáng như thuyền
trưởng đã hướng dẫn họ và trau dồi sức mạnh nội tại của họ về kiên nhẫn và
lương thiện để đối xử với mọi người một cách công bằng, với sự thích đáng và
yêu thương.
·
Những người chỉ theo những giá trị nền tảng nhân bản thấu hiểu
rằng bất chấp khó khăn thế nào đi nữa, mọi người đánh giá cao yêu thương và sự
chăm sóc tình cảm. Như những động vật xã hội, chúng ta cần hợp tác với nhau để
tồn tại, và nếu chúng ta chăm sóc mỗi người của nhau, thì chúng ta sẽ đạt được
sức mạnh và niềm tin vững chắc để chiến thắng bất cứ khó khăn nào.
Vì
vậy, mỗi nhóm trong 5 nhóm này có hệ thống đạo đức của riêng họ; tuy thế, những
ai chân thành tuân theo giáo huấn và khuyên bảo của mỗi hệ thống này sẽ đạt đến
cùng kết quả. Họ sẽ có thể chấp nhận hoàn cảnh mà không giận dữ. Ngay cả nếu họ
thấy một hành khách hành động trong một cách đe dọa lợi ích của toàn nhóm, thí
dụ dấu diếm thực phẩm, và là điều cần đòi hỏi có sự lượng định quy tắc để điều
chỉnh rắc rối này, giá trị đạo đức của mỗi hệ thống sẽ giúp họ hành động để
không phải sân hận, nhưng vì sự quan tâm đến toàn bộ hành khách bị nạn. Họ sẽ
duy trì hòa bình trong tâm thức và cống hiến một cách tích cực đến lợi ích của
mọi người trên tàu. Như một kết quả, cộng đồng sẽ không chỉ sống còn với tai
họa, mà những thành viên sẽ trở nên gần gũi với nhau hơn trước đây, do bởi sự
chia sẻ kinh nghiệm của họ với việc lãnh lấy trách nhiệm vì lợi ích của nhau.
Kết Luận
Thí
dụ về chiếc tàu bị kẹt trong băng ở Nam cực là một sự tương đồng hữu ích cho
việc thấu hiểu vấn đề một xã hội đa văn hóa có thể được đối diện một cách tốt
đẹp nhất, trong một cung cách lành mạnh, những thử thách và khó khăn không thể
tránh sinh khởi trong cuộc sống. Để hoàn thành điều này, mọi người cần học hỏi
về những nền văn hóa và các tín ngưỡng của những nhóm quan trọng trong xã hội
của họ. Sợ hãi và nghi ngờ về người khác đến từ sự thiếu vắng kiến thức về
những niềm tin của họ. Với sự giáo dục thích đáng, chúng ta có thể khám phá ra
rằng tất cả mọi tôn giáo và triết lý có một hệ thống đạo đức và rằng đạo đức của
những hệ thống này chia sẻ chung với nhau là cũng phù hợp với những đạo đức
nhân bản nền tảng mà mọi người chấp nhận, kể cả những người không tín ngưỡng.
Đây là những giá trị của từ ái, bi mẫn, và chăm sóc tình cảm cho người khác với
lòng quan tâm sâu xa cho những lợi ích của họ.
Khi
bày tỏ những giá trị nhân bản nền tảng này một cách chân thành, bất chấp hệ
thống đức tin mà người ta đến từ những
nhóm khác nhau, thế thì xã hội biểu hiện chức năng một cách hòa hiệp,
trong những lúc tốt hay xấu. Đây là bởi vì mỗi nhóm tôn trọng nhau, căn cứ trên
sự thấu hiểu hổ tương; và từ sự tôn trọng hổ tương căn cứ trên sự thấu hiểu hổ
tương đi đến sự tin tưởng hổ tương. Khi người ta từ những nền văn hóa khác nhau
tôn trọng và tin tưởng nhau, họ sống mà không lo sợ nhau. Điều này làm cho một
xã hội lành mạnh, hòa hiệp, căn cứ trên những nguyên tắc đạo đức nền tảng mà
mọi người cùng chia sẻ.
Do
thế, vì một xã hội lành mạnh sinh khởi một cách lệ thuộc vào nhiều nhân tố -
kinh tế, môi trường, những hệ thống xã hội, hợp pháp và giáo dục, và, như chúng
ta đã thấy, đạo đức và sự hòa hiệp tôn giáo - nếu bất cứ một nhân tố nào yếu
kém, xã hội sẽ không thăng tiến. Chúng ta cần khởi đầu trên trình độ cá nhân,
một cách đặc biệt trong những khu vực đạo đức của chúng ta và tôn trọng người
khác và niềm tin của họ. Nếu chúng ta phát triển một tâm tĩnh lặng và một thái
độ bi mẫn đối với người khác, và rồi mở rộng việc ấy đến gia đình chúng ta, bạn
hữu chúng ta, cộng đồng bên cạnh chúng ta, thế thì từ từ chúng ta sẽ xây dựng
được một xã hội lành mạnh. Sức mạnh của toàn xã hội sẽ phát sinh lệ thuộc vào
mỗi một thành viên phát triển một tâm lành mạnh và ý thức đạo đức. Điều này
đúng một cách đặc biệt trong những xã hội đa văn hóa và trong thế giới đa
văn hóa rộng khắp.
Mỗi
một tôn giáo và triết lý quan trọng, chẳng hạn như chúng ta thấy trong trường
hợp của Phật Giáo Tây Tạng, Hồi Giáo, Ki Tô Giáo và Khổng Giáo, đã chia sẻ cùng
một nền tảng đạo đức nhân bản mà những người không tôn giáo hay triết lý có thể
cũng thừa nhận. Chúng ta cần giáo dục trẻ con chúng ta trong những giá trị đạo
đức nhân bản nền tảng này, vì thế từ từ toàn bộ thế giới sẽ trở thành một nơi
lành mạnh hơn vì lợi ích của tất cả. Cảm ơn.
Ẩn
Tâm Lộ, Tuesday, January 06, 2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét