Chương 11:
Tĩnh lặng
(Thiền
Định Ba La Mật)
Trở
Thành Đối Tượng Quy Y
Nhằm để đạt đến Quả Phật, trước nhất chúng ta cần một
cộng đồng tâm linh, chúng ta cần quy y Tăng già. Nhưng những phẩm chất nào mà một người hiện thân như một thành viên
chân thật của Tăng già? Chân thật là một thành viên của Tăng già mà trong ấy
chúng ta quy y đòi hỏi sự hiện diện của giáo Pháp chân chính trong tâm thức người
ấy. Và giáo Pháp ở đây muốn nói là sự ngừng dứt chân thật,diệt đế, niết bàn, và
con đường dẫn đến nó, đạo đế. Quý vị trở thành một thành viên của Tăng già khi
quý vị thật sự thực chứng đạo [con đường] bên trong chính quý vị.
Dĩ nhiên, vào lúc bắt đầu, như một đối tượng nhân
quy y, cộng đồng tâm linh, hay Tăng già, liên hệ đến những người vẫn còn phải học
hỏi hơn nữa, những người vẫn đang tu tập. Quý vị đạt đến giai tầng không còn phải
học hỏi nữa (vô học) chỉ khi quý vị trở thành Giác Ngộ tròn vẹn. Đối với những
đối tượng quả của quy y, Cứu Cánh Nhất Thừa
Bảo Tính Luận của Di Lặc chỉ ra rằng Đức Phật có thể được xem như hiện thân
của cả tam bảo - Phật Bảo, Pháp Bảo, và Tăng Bảo[1].
Chúng ta đi từ đây đến Quả Phật như thế nào? Có một
chân ngôn nổi tiếng từ Tâm Kinh: gate
gate paragate parasamgate bodhi, svaha / yết đế yết đế ba la tăng yết đế bồ
đề tát bà ha (vượt qua, vượt qua, vượt qua khỏi, vượt qua khỏi hoàn toàn, Giác
Ngộ!) Đấy là như thế, đấy là cung cách. Như một lời đùa, tôi nói với mọi người
rằng gate gate paragate parasamgate bodhi
svaha cũng là ý nghĩa của cuộc sống vật lý của chúng ta. Chúng ta trước nhất
là thiếu niên, rồi thì thanh niên, rồi thì chúng ta đến lứa tuổi trung niên và
sau này là lão niên. Trong trường hợp này, svaha, chữ cuối cùng, có nghĩa là chết.
Theo luật tự nhiên, nơi đến cuối cùng của chúng ta là nghĩa trang. Có lẻ, tôi
đã đạt đến giai đoạn thứ tư (lão niên), trong khi quý vị ở đây là đang ở giai
đoạn thứ hai và thứ ba. Nhưng không có gì thánh thiện trong điều này, không có
gì giải thoát.
Thế nên, gate
gate paragate parasamgate bodhi svaha phải gắn liền với tâm thức hơn là
thân thể. Đấy là về sự chuyển hóa tâm thức
thông thường mà chúng ta có bây giờ. Chúng ta luôn luôn muốn hạnh phúc và chúng
ta luôn luôn muốn vượt thắng khổ đau. Nhưng những hạt giống của khổ đau là ở
trong chúng ta. Và cội nguồn gốc rể của tất cả những rắc rối này là ở đây.
Chúng ta phải nhận diện và trừ tiệt nguồn gốc này. Có thể ngay trong kiếp sống
này để gặt hái một kinh nghiệm nào đó về điều này nếu quý vị thử nghiệm trong một
cung cách nghiêm túc. Và kinh nghiệm này sẽ cho quý vị một sự tự tin thật sự, một
cảm nhận chắc chắn rằng giải thoát là thật sự có thể. Gate gate paragate parasamgate bodhi svaha. Chúng ta có thể giải
thoát tâm thức chúng ta.
Tĩnh
Lặng Và Tuệ Giác Nội Quán
(Thiền
Định Và Tuệ
Trí Ba La Mật)
Để cho tâm thức thông thường này tiến bộ tăng dần
lên những thể trạng cao hơn, chúng ta phải trau dồi một sự hợp nhất của tĩnh lặng
và tuệ giác nội quán. Phần cuối cùng của Đại
Luận Những Giai Tầng Của Con Đường Giác Ngộ, Tông Khách Ba giải thích điều
này, mở đầu với lời kính lễ (3:13), "Con hết lòng tôn kính dưới chân của
những bậc đạo sư tôn quý, những bậc hóa thân của đại bi". Tông Khách Ba
sau đó nói rằng ngài sẽ giải thích vấn đề rèn luyện hai ba la mật cuối - thiền
định và tuệ trí - bằng việc trau dồi tĩnh lặng và tuệ giác nội quán (hay chỉ
quán song hành hay định tuệ đồng tu).
Trước đó chúng ta đã thấy rằng trái tim của con đường
giải thoát là sự thực hành ba rèn luyện cao cấp (tam vô lậu học) trong đạo đức,
thiền định và tuệ trí (giới, định, tuệ). Việc trau đồi tĩnh lặng thuộc về rèn
luyện cao cấp trong thiền định, trong khi việc trau dồi tuệ giác nội quán thuộc
về rèn luyện cao cấp trong tuệ trí. Tuy nhiên, khi chúng ta giải thích những thứ
này trong dạng thức sự thực tập của Bồ tát, thì chúng ta trình bày con đường tu
tập trong dạng thức của 6 ba la mật[2]. Ở
đây việc trau dồi tĩnh lặng và tuệ giác nội quán thuộc về hai ba la mật cuối.
Để trau dồi tĩnh lặng và tuệ giác nội quán là đem ra
và làm mạnh các năng lực những thứ hiện diện một cách tự nhiên trong tâm thức
quý vị. Nếu quý vị quán sát một cách gần gũi những thể trạng tinh thần của
chính quý vị, quý vị sẽ thấy rằng có một phẩm chất nào đó trong tâm thức quý vị
có thể cho quý vị tập trung trên đối tượng chọn lựa và để duy trì sự chú tâm.
Đây là sự tập trung, căn bản của thiền chỉ và thiền quán. Quý vị cũng có năng lực
để nhận thức và để phân biệt những đặc
trưng khác nhau của đối tượng chọn lựa. Khía cạnh tâm thức chúng ta là năng lực
của thông minh hay tuệ trí, căn bản của tuệ giác nội quán. Chúng ta phải phát
triển những năng lực tự nhiên này; chúng ta phải hoàn thiện chúng.
Việc trau dồi tĩnh lặng có nghĩa là việc phát triển
năng lực tự nhiên cho phép chúng ta duy trì sự chú tâm trên đối tượng chọn lựa.
Chúng ta phải chuyên tâm nổ lực, chúng ta phải kiên nhẫn với nhiệt tình trong
việc làm mạnh phẩm chất đặc thù ấy của tâm thức chúng ta. Khi chúng ta làm cho
chính chúng ta thân thuộc và tập thành thói quen với nó, thì tâm thức chúng ta
được nâng cao. Phẩm chất của tâm thức cho phép chúng ta tập trung, duy trì chú
tâm, là một hiện tượng duyên sanh. Càng trau dồi nguyên nhân và điều kiện làm
sinh khởi nó, thì nó càng hiệu quả và năng động. Trong thực tập thật sự, chúng
ta phải liên tục áp dụng năng lực chánh niệm (dranpa) và cũng như cảnh giác
(shayshin), cảnh giác là sự tỉnh thức giám sát hay "nguồn tri nhận"
xem xét bất cứ sự sao lãng hay thiếu sót
nào trong phẩm chất chú tâm của chúng ta. Nhưng nhầm để làm điều này, chúng ta
phải loại trừ những chướng ngại quấy rầy sự trau dồi tĩnh lặng của chúng ta.
Chúng ta phải thiết lập những điều kiện đúng đắn cho sự thực tập.
Những
Điều Kiện Tiên Quyết Cho Thiền Tĩnh Lặng
Vô Trước trong Những
Trình Độ Của Thanh Văn liệt kê 13 điều kiện tiên quyết cho việc trau dồi
tĩnh lặng; Liên Hoa Giới trong Giai Tầng
thứ hai của Thiền Tập lược lại còn 6 điều kiện[3]. Đại
Luận của Tông Khách Ba (3:28-30) chỉ độc giả thẳng đến tác phẩm của Vô Trước,
nhưng trình bày 6 điều kiện của Liên Hoa Giới, kể cả việc tìm ra một nơi thích
hợp để thực tập, giảm thiểu tối đa tham dục, và v.v… Danh mục của Vô Trước bao
gồm 4 sự thực tập mà Đại Luận của Tông Khách Ba (1:100-108) đã giải thích trong
phần những gì thực hiện giữa những buổi thiền nghi thức. Những điều này liên hệ
đến việc duy trì ăn uống kiêng khem thích hợp và kiểu thức ngủ nghĩ, kềm chế các giác quan, và hành động
trong thế gian với sự tự giác cẩn trọng.
Tư
Thế
Tông Khách Ba (3:31) sau đó giải thích vấn đề áp dụng
một tư thế thân thể thích đáng như thế nào. Trong sự thực tập về tĩnh lặng, mục
đích chính của chúng ta là để phát triển và làm nổi bật sự chú ý nhất tâm, để
được kết quả này thì tư thế thân thể của chúng ta là thiết yếu. Thí dụ, nếu quý
vị thực hành trong lúc đang nằm, điều này có khuynh hướng đưa tâm thức quý vị
vào một tình trạng thư giản, lười biếng. Cho nên, tốt hơn là thực tập thẳng đứng.
Chúng ta đôi khi nói về 7 tư thế
Vairochana như một tư thế thích đáng. Khi quý vị thêm điểm hướng dẫn về
hơi thở, nó được gọi là 8 tư thế Vairochana[4].
Chân của quý vị có thể hoặc là ở tư thế hoa sen hay
nửa hoa sen, như quý vị ngồi bình thường. Cách nào đi nữa, quý vị cần ngồi một
tư thế không làm quý vị quá căng thẳng trên đầu gối. Khác đi thì quý vị sẽ mất
tập trung. Vị trí của tay quý vị trong vị thế hành thiền, với lòng bàn tay trái
ở phía trước và lòng bàn tay phải ở bên trên nó. Nếu vị đang thực hành Mật tông
tantra, thế thì tốt hơn là hai ngón tay cái của quý vị chạm vào nhau thành hình
tam giác. Cánh tay quý vị không nên chạm vào hai bên, nhưng đúng hơn là hơi duỗi
rộng ra vì thế chúng cũng hình thành một hình tam giác tự nhiên. Xương sống của
quý vị phải thẳng như mũi tên. Thư giản răng của quý vị, đừng cắn cứng lại. (Nếu
quý vị ngẫu nhiên không răng, đây không phải là một rắc rối!) Đôi môi của quý vị
cũng phải thư giản trong một vị thế tự nhiên. Đừng cưỡng ép bất cứ điều gì.
Lưỡi của quý vị nên hơi uốn cong và chạm vòm miệng
phía trên. Nếu quý vị tình cờ thâm nhập trong một thể trạng thiền sâu lắng, tư
thế này sẽ bảo vệ quý vị khỏi chảy nước miếng ra ngoài. Cũng thế, vị thế này của
lưỡi có khuynh hướng làm dịu hơi thở của quý vị và ngăn ngừa miệng quý vị khỏi
bị quá khô.
Tư thế của đầu vì thế chỉ hơi cúi xuống. Hãy giữ đôi
mắt của quý vị hơi nhìn xuống và tập trung trên chóp mũi. Nếu quý vị ngẫu nhiên
có một chiếc mũi khá lớn, thế thì quý vị sẽ không có rắc rối gì bởi vì quý vị sẽ
thấy chóp mũi của quý vị khá dễ dàng. Nhưng nếu quý vị có một chiếc mũi hơi tẹt, thì đừng quá cố gắng
để thấy đầu mũi của quý vị. Điều này sẽ làm căng thẳng đôi mắt của quý vị. Thay
vì thế, hãy chỉ giữ chúng hơi nhìn xuống.
Hành thiền với đôi mắt hơi mở và thư giản một cách tự
nhiên; cũng tốt thôi nếu có khi chúng tự nhiên khép lại thoải mái một lúc. Quý
vị đang trau dồi tình trạng hành thiền này trong ý thức của quý vị, không ở
trình độ của kinh nghiệm giác quan. Khi quý vị đã quen thuộc với thiền tập, quý
vị sẽ trở thành rõ ràng với những kích thích của giác quan bên ngoài, kể cả bất
cứ điều gì xuất hiện trong lãnh vực ý tưởng của quý vị. Ở đây, Tông Khách Ba giải
thích vị thế của mắt trong việc trau dồi tĩnh lặng (thiền chỉ), nhưng trong những
phạm vi khác thì nó thay đổi. Thí dụ, trong sự thực hành Kalachakra (mật tông
Thời Luân) thì chúng ta giữ đôi mắt mở rộng và nhìn lên. Trong Đại Toàn Thiện
(Dzogchen), quý vị nhìn thẳng ra phía trước[5].
Cuối cùng, đôi vai của quý vị nên được đặt một cách
tự nhiên, nhưng hơi mở rộng. Hơi thở của quý vị không nên quá thô hay quá chậm,
mà nên thể hiện một cách tự nhiên. Tông Khách Ba (3:31) diễn tả vấn đề thở như
thế nào trong phạm vi của thiền tĩnh lặng:
Hơi thở vào ra hơi thở
ra của con không nên ồn ào, cố gắng, hay thất thường; hãy để hơi thở tuôn chảy
dễ dàng, luôn nhẹ nhàng, không có bất cứ cảm giác nào như con đang di chuyển nó
từ đây đến đó.
Sự
Tập Trung Hoàn Thiện
Tông Khách Ba (3:33-71) giải thích vấn đề phát triển
tập trung như thế nào trên căn bản tác phẩm Phân
Biệt Trung Đạo Và Cực Đoan của Di Lặc. Di Lặc nói về 5 thiếu sót hay lỗi lầm
và 8 phương pháp hóa giải chống lại những lỗi lầm này. 5 lỗi lầm là: (1) lười
biếng, (2) quên đối tượng, (3) náo động và uể oải, (4) thất bại trong việc áp dụng
phương pháp hóa giải khi náo động và uể oải sinh khởi và (5) cố gắng quá mức.
Có 8 phương pháp hóa giải 5 lỗi lầm này. Đối với lỗi
thứ nhất, lười biếng, Vô Trước chỉ rõ 4 pháp: tin tưởng, ngưỡng mộ, nổ lực, và
nhu nhuyến. Tin tưởng ở đây liên hệ đến sự tự tin vào lợi ích của thiền định, một
cách đặc biệt tính nhu nhuyến của thân
thể và tinh thần. Thiền định làm tâm thức và thân thể mềm mỏng và tiện lợi, đáp
ứng một cách trôi chảy đến nguyện vọng của quý vị. Lợi ích này sinh khởi từ bất
cứ sự thực hành tập trung sâu xa nào của Phật Giáo hay không Phật Giáo. Trong
phạm vi những giai tầng của con đường tiệm tiến, các Phật tử trau dồi tĩnh lặng
với xu hướng cứu kính của việc áp dụng nó vào sự thấu hiểu của chúng ta về tính
bản nhiên cứu kính của thực tại. Không có tĩnh lặng, thì tuệ giác nội quán
không thể sinh khởi và không có tuệ giác nội quán, thì không có giải thoát. Thế
nên, những hành giả Phật Giáo nhận ra lợi ích đặc biệt của tĩnh lặng. Việc quán
chiếu trên những lợi ích này về thiền định nuôi dưỡng niềm tin, một cảm nhận của
tin tưởng vào những gì hành giả đang cố gắng để hoàn thành. Căn cứ trên sự tin
tưởng này, quý vị cảm thấy một cảm giác về tầm quan trọng và nguyện vọng để
trau dồi thể trạng ấy. Điều này hóa ra làm quý vị hăng hái để tự áp dụng, việc chửa trị lỗi lầm
lười biếng.
Đối với lỗi lầm thứ hai, quên lãng đối tượng thiền tập,
phương pháp hóa giải chủ yếu là việc trau dồi chánh niệm. Đối với lỗi lầm thứ
ba, náo động và uể oải, phương pháp hóa giải là cảnh giác - "nguồn tỉnh thức"
giám sát. Đối với lỗi lầm thứ tư, sự thất bại trong việc áp dụng những phương
pháp hóa giải cần thiết khi sự náo động và uể oải sinh khởi, phương pháp hóa giải
là việc trau dồi mục tiêu áp dụng chúng. Lỗi lầm thứ năm là việc áp dụng không
thích đáng nổ lực hay cố gắng. Ở những trình độ nâng cao, khi sự ổn định tinh
thần là rất vững vàng, sự cố gắng trở thành phản tác dụng đối với việc duy trì
sự ổn định này.
Những
Đối Tượng Của Thiền Tập
Trong tổng quát, quý vị có thể chọn lựa việc hành
thiền trên bất cứ hiện tượng bên trong hay bên ngoài nào. Quý vị có thể trau dồi
sự tập trung nhất tâm tinh thần trên một viên sỏi, một cành con hay một que củi. Hay quý vị có thể hành thiền trên một tình trạng
tinh thần nội tại chẳng hạn như một cảm giác. Thí dụ, có 4 căn bản cho của
chánh niệm, tứ niệm xứ, về thân thể, cảm giác, tâm thức và những đối tượng của
tinh thần. Những việc này bao gồm cả những thứ bên trong và bên ngoài như những
đối tượng hành thiền của hành giả. Tông Khách Ba (3:35) nói với chúng ta rằng Đức
Phật xác định 4 đối tượng hành thiền: những đối tượng phổ thông, những đối tượng
cho việc tịnh hóa thái độ, những đối tượng của sự giám định, và những đối tượng
cho việc tịnh hóa các phiền não. Những đối tượng của việc hành thiền cho việc tịnh hóa thái
độ là những thứ thích hợp một cách đặc thù đối với kinh nghiệm hay khí chất
tinh thần của cá nhân các hành giả. Qua những nhân tố của quá khứ và hiện tại,
các cá nhân có những loại khí chất và cảm xúc khác nhau. Quan tâm đến những
kinh nghiệm ấy, quý vị cần chọn lựa đối tượng đặc thù có hiệu quả nhất. Những đối tượng của hành thiền cho việc giám
định đối với những lãnh vực về tri thức mà trong ấy quý vị đang trau dồi một sự
thấu hiểu. Các đối tượng có thể là những sự liệt kê chẳng hạn như 5 uẩn; quý vị
trau dồi thiền tỉnh thức nhất tâm đối với chúng.
Khi chúng ta trau dồi tĩnh lặng trong hành thiền,
chúng ta có thể chọn một đối tượng bên ngoài hay bên trong để hành thiền. Nhưng
ngay cả khi chúng ta lấy một đối tượng bên ngoài, thì những gì chúng ta thật sự
tập trung không phải là thứ vật chất, mà đúng hơn là một hình ảnh tinh thần của
thứ vật chất ấy. Hình ảnh tinh thần ấy trở thành đối tượng của việc tập trung.
Trong những đối tượng bên trong, hành giả có thể nghiên cứu để hành thiền trên
những thứ như vậy như những kinh mạch, những giọt, hay năng lượng của hành giả
tuôn chảy bên trong các kinh mạch này[6]. Một
đối tượng thậm thâm hơn, hành giả có thể chọn là tâm thức của chính mình. Tuy
nhiên, thậm thâm hơn đó là việc lựa chọn tánh không như đối tượng của thiền tập.
Việc lựa chọn tánh không như đối tượng thiền tập của
hành giả khi việc trau dồi tĩnh lặng giả
định trước rằng quý vị đã thấy rõ tánh không rồi. Chẳng hạn như một
hành giả đã phải qua một tiến trình phân tích và thấy rõ tánh không, việc đạt đến
một quan điểm đúng đắn về thực tại. Trên căn bản ấy, hành giả có thể lấy tánh
không như một đối tượng của hành thiền, của việc trau dồi nhất tâm. Sự tiếp cận
ấy được gọi là việc tìm thiền tập trên
căn bản của nhận xét. Chỉ có
thể cho một số ít người mà năng lực tinh thần thật sự tiến bộ. Sự tiếp cận
chính của Tông Khách Ba trong Đại Luận là để thay thế cho việc tìm thiền tập trên căn bản của nhận xét. Trước nhất, chúng ta trau dồi tĩnh lặng với việc chú tâm đến một đối tượng
khác nào đó. Sau đó chúng ta áp dụng sự phân tích để đạt đến việc thực chứng
tánh không.
Thiền
Tập Trên Tâm Thức
Trong Đại Thủ Ấn[7] và
Đại Toàn Thiện, chúng ta trau dồi tập trung nhất tâm với tâm thức như đối tượng
hành thiền của chúng ta. Khi chúng ta nói về những sự thực tập mà chúng ta chia
sẻ bởi kinh điển và mật điển, thì chúng ta không phân biệt những trình độ vi tế
trong thức. Nhưng trong tantra yoga tối
thượng, chúng ta làm những sự phân biệt này và chúng ta có thể chọn một loại thức
vi tế như đối tượng với việc quan tâm đến việc chúng ta trau dồi tĩnh lặng.
Ở đây chúng ta cũng quán sát đến những gì chúng ta
muốn nói là "đối tượng" trong những phạm vi khác nhau. Khi quý vị
hành thiền trên tính vô thường và vô ngã, rõ ràng quý vị đang lấy vô thường hay
vô ngã như đối tượng của việc hành thiền,
nội dung của việc hành thiền, nhưng chúng ta cũng nói về việc hành thiền với
đề mục bi mẫn, từ ái, đức tin, và hồi hướng. Trong một trường hợp như vậy, quý
vị không đang lấy bi mẫn như đối tượng của thiền quán; đúng hơn, quý vị đang
trau dồi bi mẫn trong tâm thức quý vị. Giống như trường hợp sau, khi chúng ta
thực tập thiền về bản chất của tâm thức ở tại trình độ vi tế, trong thực tế quý
vị đang trau dồi hay phát triển tâm thức về tịnh quang[8]. Thế
nên những gì chúng ta liên hệ như "đối tượng" của thiền tập có thể
đóng những vai trò khác nhau trong tiến trình.
Chúng ta có thể thực tập thiền mà trong ấy chúng ta
tập trung trên tâm thức, lấy tâm thức như đối tượng của việc hành thiền. Tuy
nhiên, đừng thiết lập cảm giác rằng một niệm tâm, một tình trạng tinh thần đơn
thuần, thế nào đấy xem như tự nó. Nó sẽ có nghĩa là tự tri nhận một cách độc lập
(rangrig)[9].
Chúng ta đang nói về điều gì đấy ít gây ấn tượng có tác dụng trong một cấu trúc
thời định rất nhỏ. Thí dụ, trong một niệm có một tình trạng tinh thần tiếp nhận
đối tượng của nó, tình trạng tinh thần của niệm tức thời trước đó. Nhằm để thực
hiện loại thiền tập này, việc trau dồi tĩnh lặng với tự tâm thức như đối tượng,
trước nhất quý vị phải xác định đối tượng. Đó là, quý vị phải có một nhận thức
nào đó về tâm thức tự nó là gì.
Việc biết tự tâm thức chúng ta là một thử thách bởi
vì trong kinh nghiệm mỗi ngày tâm thức chúng ta bị khống chế hoặc là bởi sự
kích thích ngoại tại hay cảm giác nội tại. Hoặc là tâm thức chúng ta bị điều
khiển hướng ngoại hoàn toàn và có hình thái bất cứ thứ gì đi vào lãnh vực kinh
nghiệm của chúng ta hay khác hơn chúng ta kinh nghiệm tâm thức chúng ta trong
hình thái của những cảm giác nội tại.
Cách nào đi nữa, dường như là bản chất thật sự của tự tâm thức là bị chướng
ngại. Hương vị phảng phất của tâm thức, đặc trưng của nó là trong sáng và hiểu
biết, thật khó để nắm bắt. Quý vị cần tìm cách để bảo đảm sự tập trung của quý
vị không bị quét sạch bởi việc nhớ lại những kinh nghiệm quá khứ hay bởi những
tư tưởng phóng chiếu về tương lai - tiên đoán, hy vọng, v.v… Quý vị phải thế
nào đó an trú trong hiện tại.
Chúng ta bị quá quen thuộc và chi phối bởi việc nhìn
tới và nhìn lui khi chúng ta cố gắng để an trú trong hiện tại, chúng ta kinh
nghiệm một loại tánh không. Dĩ nhiên, đây không phải là tánh không trong ý
nghĩa triết lý. Nó là một 'sự không có'
[sự vắng bóng] đơn thuần, và trước nhất, nó có thể chỉ là một kinh nghiệm lướt
qua. Sau đó, khi quý vị quen thuộc với sự
thực tập này thì quý vị dần dần có thể mở rộng thời điểm lúc quý vị trải nghiệm
sự không có này. Việc nhận diện tâm
thức của quý vị vì thế quý vị có thể lấy
nó như một đối tượng của thiền tập không là một tiến trình tri thức; nó là một
kinh nghiệm quan trọng thật sự cần phải có. Cuối cùng, quý vị sẽ có thể kinh
nghiệm tâm thức trong hình thái của sự
không có này. Sau đó, từ trong điều này, chính bản chất của tâm thức - trên
trình độ quy ước của thế đế - sẽ trở thành rõ ràng, ngay cả hiển nhiên[10].
Tâm thức trong sáng và hiểu biết. Quý vị có thể lấy nó như đối tượng thiền tập
của quý vị, việc trau dồi tĩnh lặng trên căn bản ấy.
Thiền
Tập Trên Hình Tướng Của Đức Phật
Tông Khách Ba trong Đại Luận (3:43-46) đề nghị lấy một
hình tượng của Đức Phật như đối tượng của thiền tập. Điều này dễ hơn việc thiền
tập trên tâm thức và nó có ý nghĩa đặc biệt đối với sự thực tập của các hành giả
Phật Giáo. Những hành giả của các tôn giáo khác có thể chọn một đối tượng với một
ý nghĩa đặc biệt đối với họ. Một Ki Tô hữu có thể thiền tập với một hình ảnh của
chúa Giê-su, hay có thể, một thánh giá. Một người Hồi Giáo có thể thiền tập
trên mẫu tự Ả Rập của tên "Allah" chứ?
Nếu quý vị chọn hình ảnh của Đức Phật như một đối tượng
của thiền tập, thật lợi ích để chọn một hình ảnh hơi nhỏ. Việc này có thể có hiệu
quả với việc làm tâm thức quý vị cảnh giác hơn. Sau đó, tưởng tượng rằng hình ảnh
này là rất rạng rở, như ánh sáng. Điều này ngăn ngừa tâm thức quý vị khỏi bị
chìm vào một số hình thức của giải đải.Cũng thế, hãy tưởng tượng rằng hình ảnh ấy
là nặng. Điều này sẽ bảo vệ quý vị khỏi bị tán loạn và náo động.
Chánh
Niệm Và Tỉnh Giác
Đã chọn một đối tượng thích đáng, quý vị trau dồi
thiền tĩnh lặng bằng việc áp dụng và duy trì chánh niệm, trong một kiễu thức không
phân tâm, vì để phát triển nhất tâm. Chánh niệm giữ sự chú tâm của quý vị không
bị tuột ra khỏi sự tập trung. Tuy nhiên, quý vị phải giám sát hoặc là sự chú
tâm của quý vị thật sự trụ trên đối tượng thiền tập, hoặc là quý vị bị phân tâm
hay tác động bởi sự sao lãng tinh thần. Tỉnh giác đóng vai trò giám sát này; nó
như một "nguồn tri nhận" theo dõi hoặc sự náo động hay giải đải tinh
thần sinh khởi. Vì thế, chánh niệm có nghĩa là giữ sự chú tâm của quý vị trên đối
tượng chọn lựa để hành thiền; tỉnh giác giám sát quý vị đang tu tập tốt đẹp như
thế nào.
Những chướng ngại mà những giám sát tỉnh giác là sự
náo động và giải đải tinh thần. Sự náo động tinh thần thuộc gia đình của dính mắc,
tham dục; nó có khuynh hướng để sẳn sàng xảy ra do bởi thói quen lâu dài của
quý vị tìm kiếm những thứ hấp dẫn chúng ta. Một ảnh hưởng chính của náo động là
sao lãng khỏi đối tượng hành thiền. Nó là một dấu hiệu cho biết tình trạng tinh
thần của quý vị là quá kích thích, tăng lên quá cao. Một phương pháp hóa giải
là thiền quán trên tính vô thường hay khổ đau cùng khắp (hành khổ). Điều này sẽ
có tác dụng lập tức làm cụt hứng náo động.
Giải đải có nghĩa là tâm thức quý vị nắm bắt đối tượng
thiền tập không sâu sắc hay không tỉnh giác. Tâm thức của quý vị thì mập mờ hay
chùng xuống hơn là nâng lên. Một phương pháp hóa giải để nâng tâm thức quý vị
lên có thể là quán chiếu về những lợi ích của việc trau dồi tinh thần Giác Ngộ
hay những lợi ích của việc trau dồi tuệ trí hiểu biết tánh không. Hay quý vị có
thể quán chiếu về sự quý giá của kiếp sống loài người và cơ hội mà nó làm cho
chúng ta phù hợp. Những sự lưu ý này có thể khuyến khích một cảm nhận hoan hỉ
mà nó sẽ làm tăng cao thể trạng tâm thức của quý vị, xua tan giải đải, lười biếng.
Thiền
Hơi Thở
Đối với nhiều người trong chúng ta, những vị mới bắt
đầu, có thể rất lợi ích để thiền tập trên tiến trình hơi thở. Như một đối tượng
của thiền tập, nó không vi tế như tâm thức, tuy thế nó vi tế hơn việc hành thiền
trên một đối tượng vật chất ngoại tại. Hướng sự chú tâm vào hơi thở có thể là một
cách rất hiệu quả để phát triển tĩnh lặng. Quý vị chỉ đơn giản đặt sự chú tâm
vào mỗi hơi thở ra hay hơi thở vào. Hãy giữ sự tập trung của quý vị trong 100,
hay 1000 lần. Những người quen của tôi, những thiền giả nói với tôi rằng khi họ
lấy hơi thở như đối tượng của thiền tập, tâm thức của họ trở nên thật an trú nếu
họ duy trì trong một thời gian giữa 100 hay 1000 lần thở.
Trong Kim Cương thừa, có nhiều sự thực tập hơi thở đặc
biệt ở giai đoạn chuẩn bị liên hệ đến 9 vòng hơi thở.
Trong đời sống hàng ngày, thiền hơi thở có thể cực kỳ
lợi lạc. Nếu chúng ta thấy tâm thức của chúng ta ở trong tình trạng bị xáo trộn,
bị kích động, hay bị chọc tức, thì chúng ta có thể hạ thấp mức độ của sự quấy rầy
này đơn giản bằng việc lái sự chú ý của chúng ta vào hơi thở và tập trung. Điều
này có một hiệu quả tức thời.
Đồng thời, hãy nhớ rằng thiền hơi thở là một thời
gian nghỉ ngơi, cho sự thoải mái tạm thời. Nó không giải quyết những vấn nạn tiềm
tàng làm sinh khởi sự quấy rầy cảm xúc ngay từ căn bản. Một sự tiếp cận sâu sắc
hơn, đem đến lợi ích lâu dài, là thiền quán về duyên sanh và rồi thì trau dồi
tuệ trí hiểu biết tánh không. Chúng ta có thể phản chiếu một cách sâu xa lợi lạc
của bodhicitta, tinh thần Giác Ngộ hay tâm bồ đề. Một cách tự nhiên, những điều
này sẽ là những sự thực tập hiệu quả và năng lực hơn.
Hành
Giả Nên Hành Thiền Bao Lâu?
Không có con số cố định cho những buổi thiền tập mỗi
ngày, cũng không có chiều dài cố định cho những buổi thiền tập. Trong hầu hết mọi
trường hợp, những người mới bắt đầu nên giữ những buổi hành thiền ngắn nhưng
thường xuyên. Khi quý vị tiến bộ, quý vị có thể giữ phẩm chất cao mà quý vị đã
phát triển trong những buổi thiền ngắn này trong khi dần dần gia tăng chiều dài
của mỗi buổi thiền tập. Đây là cách tốt nhất.
Đến
Tĩnh Lặng Và Xa Hơn
(Đạt
Được Định Và Vượt Khỏi Định)
Nếu quý vị làm theo những buổi thiền tập với chiều
dài thích hợp và tiến hành những sự thực tập một cách đúng đắn trong buổi ngồi
thiền, sau đó quý vị sẽ tiến triển qua 9 giai đoạn phát triển tinh thần[11],
việc lên cực điểm trong sự đạt đến của một sự tĩnh lặng mà trong ấy tâm thức và
thân thể của quý vị là nhu nhuyến, tiện lợi, và sẳn sàng đáp ứng.
Trên căn bản của tĩnh lặng, quý vị có thể trau dồi
tuệ giác nội quán. Tông Khách Ba trong Đại Luận (3:91-103) kết luận phần tĩnh lặng
bằng việc giải thích một loại tuệ giác nội quán trần tục mà hành giả có thể
trau dồi trên căn bản của tĩnh lặng. Nhưng ngay trong phần kế tiếp, Tông Khách
Ba sẽ giải thích tại sao điều này là không đủ. Chúng ta phải trau dồi tuệ giác
nội quán thậm thâm vào trong bản chất của mọi thứ, thực tại cứu kính.
Trích từ quyển From Here To Enlightenment.
Ần Tâm Lộ, Sunday, June 29, 2014
Bài liên
hệ
[1]
Xem diễn dịch của Fuchs/ Sự siêu việt của Đức Phật trong tam bảo/ Luận giải Cứu Cánh Nhất Thừa Bảo Tính Luận,20-22.
Vì thể trạng Quả Phật là sự cứu kính trong tuệ trí, cho nên chỉ chư Phật đã đạt
đến thể trạng của trình độ vô học. Vì thế, sự phân biệt giữa các vị trân bảo hữu
học và vô học chỉ áp dụng cho giáo Pháp và Tăng già. Pháp bảo hữu học là đạo đế
và diệt đế khi được thực tập con đường tu tập; Tăng bảo hữu học là một người đã
thực chứng điều này - đó là, đã đạt đến niết bàn - nhưng chưa trở thành một vị
Phật toàn giác. Pháp bảo vô học là sự hoàn tất cứu kính của đạo đế và diệt đế
trong tâm của một Đức Phật; và Tăng bảo vô học là một người, Đức Phật, bậc đã
xuyên qua đạo đế và diệt đế đến hoàn thành.
[2]
Xem chú thích 66.
[3]
Xem luận giải Những Giai Tầng Thiền Tập của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
[4] Vairochana
hay Tỳ Lô Giá Na là một Đức Phật quan trọng trong nhiều kinh luận của truyền thống
Đại Thừa Mật tông lẫn Hiển giáo.
[5] Đại
Toàn Thiện (Dzogchen), thuộc truyền thống Nyingma. Đức Đạt Lai Lạt Ma có giảng
về pháp môn này.
[6] Những
sự thực tập của tantra yoga tối thượng liên hệ đến việc kiểm soát những năng lượng,
hay các luồng khí (rlung) cho sự sống.
Thân thể năng động qua sự tuôn chảy của những năng lượng vi tế này qua hàng
nghìn kinh mạch vật chất vi tế này. Cùng với những luồng khí và kinh mạch này,
thân thể vi tế của một con người cũng bao gồm những giọt trắng và đỏ, những thực
thể vi tế.
[7] Đại
Thủ Ấn là một hệ thống cho việc giới thiệu một cách trực tiếp đến môn nhân về nền
tảng bản nhiên của tâm thức, thuộc phái Kagyu của Phật Giáo Tây Tạng. Đức Đạt
Lai Lạt Ma có giảng về pháp môn này.
[8]
Tâm tịnh quang là một hình thức vi tế nhất của thức trong Phật Giáo mật tông. Nó trở thành rõ ràng khi những năng
lượng vi tế của thân thể hòa tan trong kinh mạch trung tâm. Xem Tantra Yoga Tối
Thượng
[9]
Tông Khách Ba theo Trung Quán của Nguyệt Xứng, trong ấy phủ nhận bất cứ luận điệu
nào rằng một niệm tâm tự nó có thể biết.
[10]
Cuối cùng, tâm thức - giống như tất cả những
hiện tượng khác - là trống không. Ngay cả một cách quy ước, nó không có
bản chất bên trong chẳng hạn như cho phép nó tồn tại trong và tự chính nó. Giống
như tất cả những thứ khác hiện hữu, nó tồn tại chỉ bằng cách của sự liên hệ hổ
tương với những thứ khác. Tuy nhiên, giống như lửa nóng và băng lạnh, tâm thức
cũng có một đặc trưng phân biệt một cách quy ước.
[11]
Tông Khách Ba diễn tả trong Đại Luận (3:73-75) 9 thể trạng tinh thần là: (1) bố
trí tinh thần, (2)sự bố trí tiếp tục, (3)sự bố trí dàn xếp, (4) sự bố trí gần
gũi, (5) thuần hóa, (6) sự bình yên, (7) sự bình yên hoàn toàn, (8)nhất tâm, và
(9)sự bố trí quân bình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét