Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

HỎI ĐÁP GIỚI THIỆU PHẬT GIÁO


Nguyên tác: Introduction Buddhism
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

HỎI: Đạo Phật là gì?
ĐÁP: Đạo Phật là một tôn giáo với khoảng ba trăm triệu tín đồ (300 triệu) trên toàn thế giới.  Chữ Phật – Buddha đến từ chữ ‘budhi’, có nghĩa là tỉnh thức’ (to awaken’) hay Giác Ngộ (enlighten). Khởi nguyên khoảng 2,500 năm trước, khi Siddhartha Gotama được biết như Đức Phật, đã Giác Ngộ (tỉnh thức) vào lúc 35 tuổi.

HỎI: Có phải Đạo Phật là một tôn giáo?
ĐÁP: Đối với nhiều người, Đạo Phật vượt qua giới hạn của một tôn giáo và là một triết lý hơn hay ‘một lối sống’. Đạo Phật là một triết lý bởi vì triết lý ‘có nghĩa là sự yêu thương của tuệ trí’ và con đường của Đạo Phật có thể được tóm tắt như:
(1) để hướng đến một đời sống đạo đức,
(2) để chánh niệm và tỉnh thức về tư tưởng và hành động, và
(3) để phát triển tuệ trí cùng sự hiểu biết.

HỎI: Đạo Phật giúp đở tôi như thế nào?
ĐÁP: Đạo Phật giải thích mục tiêu của đời sống, giải thích sự bất công và bất bình đẳng rõ ràng ở khắp nơi trên thế giới, và cung ứng một tiêu chuẩn thực hành hay một lối sống để hướng đến hạnh phúc thật sự.

HỎI: Tại sao Đạo Phật trở nên phổ biến?
ĐÁP: Đạo Phật trở nên phổ biến ở những quốc gia phương Tây vì nhiều lý do. Lý do chính đáng trước nhất là Đạo Phật đã có nhiều câu trả lời cho nhiều vấn nạn trong các xã hội vật chất hiện tại. Nó cũng bao gồm (đối với những ai quan tâm) một sự thấu hiểu sâu xa về tâm thức con người (và liệu pháp tự nhiên) nổi bật là những nhà tâm lý khắp thế giới bây giờ đang khám phá cả chính sự tiên tiến và hiệu quả của Đạo Phật về phương diện này.

HỎI: Đức Phật là ai?
ĐÁP: Siddhartha Gotama được sinh ra trong một hoàng tộc ở Lumbini, bây giờ thuộc Nepal, vào năm 563 trước Tây Lịch. Lúc 29 tuổi, ngài nhận ra rằng lối sống vương giả giàu sang và phú quý không bảo đảm hạnh phúc, vì thế ngài đã khám phá  nhiều giáo huấn và triết lý của những tôn giáo khác nhau đương thời, để tìm chìa khóa cho hạnh phúc của nhân loại. Sau sáu năm học hỏi và hành thiền, cuối cùng Ngài đã tìm ra ‘con đường trung đạo’ và Ngài đã Giác Ngộ. Sau khi Giác Ngộ, Đức Phật dành thời gian còn lại của đời sống Ngài để giảng dạy những nguyên tắc của Đạo Phật – được gọi là Lẻ Thật hay Giáo Pháp – cho đến khi Ngài nhập niết bàn vào năm 80 tuổi.

HỎI: Đức Phật có phải là Thượng Đế?
ĐÁP: Không phải, và Ngài cũng không thừa nhận như vậy. Ngài là một người giảng dạy con đường để Giác Ngộ từ kinh nghiệm của chính Ngài.

HỎI: Người Phật tử có thờ phượng ngẫu tượng không?
ĐÁP: Người Phật tử đôi khi tỏ lòng tôn kính đến những hình tượng của Đức Phật, nhưng không phải như thờ phượng ngẫu tượng, cũng không phải để cầu xin. Một tượng Phật với đôi bàn tay thoải mái trên đùi và một nụ cười mĩm từ bi  nhắc nhở chúng ta hãy cố gắng để phát triển hòa bình và yêu thương trong chính chúng ta. Lễ lạy bức tượng là bày tỏ một sự biết ơn đến giáo huấn.

HỎI: Tại sao có nhiều xứ sở Phật giáo nghèo?
ĐÁP: Một trong những giáo lý của Đạo Phật là giàu sang không bảo đảm hạnh phúc và sự giàu sang cũng vô thường. Con người ở mọi quốc gia đau khổ cho dù giàu hay nghèo, nhưng những người thông hiểu giáo huấn của Đạo Phật có thể tìm ra hạnh phúc thật sự.

HỎI: Có những loại Đạo Phật khác nhau chứ?
ĐÁP: Có nhiều loại Đạo Phật khác nhau, bởi vì tầm quan trọng thay đổi từ quốc gia này đến quốc gia khác tùy theo phong tục và văn hóa. Điều không khác biệt là cốt lõi của giáo lý – Lẻ Thật hay Giáo Pháp.

HỎI: Có phải những tôn giáo khác là sai?
ĐÁP:  Đạo Phật cũng là một hệ thống tin tưởng vốn bao dung tất cả những niềm tin hay những tôn giáo khác. Đạo Phật đồng ý với những giáo lý đạo đức của những tôn giáo khác nhưng Đạo Phật vượt xa hơn bằng việc cung ứng một mục tiêu lâu dài trong sự tồn tại của chúng ta, qua tuệ trí và sự thấu hiểu chân thật. Một Đạo Phật đúng thật là rất bao dung và không quan tâm đến những nhãn hiệu như người ‘Ki tô’, ‘Hồi giáo’, ‘Ấn giáo’ hay ‘Phật giáo’. Đó là tại sao chưa từng có bất cứ cuộc chiến tranh nào nhân danh Phật giáo. Đó là tại sao người Phật tử không thuyết giáo và cố gắng để đổi đạo, mà chỉ giảng nghĩa nếu một sự giải thích được yêu cầu.

HỎI: Có phải Đạo Phật là khoa học?
ĐÁP: Khoa học là tri thức có thể được làm thành một hệ thống, vốn tùy thuộc vào những sự kiện thấy và thử nghiệm được và có thể tuyên bố những định luật tự nhiên phổ quát. Cốt lõi của Đạo Phật tương ứng với định nghĩa này, vì Bốn Chân Lý Cao Quý (xem phía sau) có thể thử nghiệm và được minh chứng bởi bất cứ người nào, trong thực tế chính Đức Phật đã yêu cầu đệ tử của Ngài là phải thử nghiệm giáo huấn hơn là chỉ chấp nhận lời của Ngài như chân lý. Đạo Phật lệ thuộc vào sự thấu hiểu hơn là đức tin.

HỎI: Đức Phật đã giảng dạy những gì?
ĐÁP: Đức Phật đã giảng dạy nhiều thứ, nhưng những khái niệm căn bản trong Đạo Phật có thể được tóm tắt bằng Bốn Chân Lý Cao Quý, Tám Đường Cao Quý, và Sáu Ba La Mật.

HỎI: Chân lý cao quý thứ nhất là gì?
ĐÁP: Sự thật thứ nhất là sự sống là đau khổ, đó là sự sống bao gồm đau đớn, già đi, bệnh tật, và sự chết cuối cùng. Chúng ta cũng chịu những khổ não tâm lý như cô đơn, chán nản, sợ hãi, hổ thẹn, thất vọng, và giận dữ. Đây là một sự kiện chắc chắn và không thể bị phủ nhận. Nó là một thực tế hơn là bi quan bởi vì bi quan là đang mong đợi điều gì đó tệ hại. Thay vì thế, Đạo Phật giải thích vấn đề khổ đau có thể tránh được như thế nào và chúng ta có thể hạnh phúc thật sự như thế nào.

HỎI: Chân lý cao quý thứ hai là gì?
ĐÁP: Sự thật thứ hai là khổ đau được tạo thành bởi tham lam và sân hận. Chúng ta sẽ đau khổ nếu chúng ta mong đợi người khác làm thoải mái cho sự mong đợi của chúng ta, nếu chúng ta muốn người khác thích chúng ta, nếu chúng ta không có được những gì chúng ta muốn, v.v… Nói cách khác, có được những gì bạn muốn không bảo đảm hạnh phúc. Đúng hơn thay vì liên tục vật vả để có được những gì bạn muốn, thì hãy cố gắng để điều chỉnh sự tham muốn của bạn. Tham muốn cướp đi sự toại nguyện và hạnh phúc của chúng ta. Một đời sống của mong muốn tham cầu và tham muốn tiếp tục để tồn tại, đã tạo nên một năng lượng mạnh mẽ vốn làm cho con người được sinh ra. Vì thế, tham muốn đưa đến sự đau khổ vật lý bởi vì nó làm chúng ta phải tái sanh. Sau đó chúng ta sẽ có nhiều thời gian và năng lượng hơn để giúp đở người khác

HỎI: Chân lý cao quý thứ ba là gì?
ĐÁP: Sự thật thứ ba là khổ đau có thể vượt thắng được và hạnh phúc có thể đạt đến được; rằng hạnh phúc chân thật và toại nguyện là có thể. Nếu chúng ta từ bỏ sự tham muốn vô ích và học để sống mỗi ngày tại một lúc (không bám víu về quá khứ và không mơ tưởng về tương lai) rồi thì chúng ta sẽ trở nên hạnh phúc và tự do. Đó là niết bàn.

HỎI: Chân lý cao quý thứ tư là gì?
ĐÁP: Sự thật thứ tư là Tám Đường Cao Quý là con đường đưa đến chấm dứt khổ đau.

HỎI: Tám Đường Cao Quý là gì?
ĐÁP: Tóm lược, Tám Đường Cao Quý là sống đạo đức (qua những gì chúng ta nói, làm và sống đời sống của chúng ta – chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng), tập trung tâm thức để tỉnh thức hoàn toàn về những tư tưởng và hành động của chúng ta (chánh định, chánh tư duy), và phát triển tuệ trí bằng việc thấu hiểu Bốn Chân Lý Cao Quý và bằng việc phát triển từ bi với người khác (chánh kiến, chánh tinh tấn).

HỎI: Năm giới là gì?
ĐÁP: Tiêu chuẩn đạo đức trong Đạo Phật là những giới điều, năm giới chính là: không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm và thụ hưởng quá độ cảm giác, không nói dối, và không dùng chất say, vì nó làm mất chánh niệm.

HỎI: Nghiệp là gì?
ĐÁP: Nghiệp là quy luật mà mỗi nguyên nhân có một hệ quả, đó là, những hành vi của chúng ta có những kết quả. Quy luật đơn giản này giải thích rất nhiều thứ: sự bất bình đẳng trên thế giới, tại sao một số người sinh ra đã bị tàn tật và một số có tài năng, tại sao một số người thì sống đời ngắn ngủi. Nghiệp nhấn mạnh tầm quan trọng của tất cả mọi người trong việc chịu trách nhiệm cho quá khứ và hành động hiện tại của họ. Chúng ta thử nghiệm hệ quả của nghiệp trong hành động của chúng ta như thế nào? Câu trả lời là tóm tắt bằng việc nhìn vào (1) xu hướng tiềm tàng của hành động, (2) hệ quả của hành động trên cá nhân người ấy, và (3) hệ quả trên những người khác.

HỎI: Tuệ trí là gì?
ĐÁP: Đạo Phật dạy rằng tuệ trí nên được phát triển cùng với từ bi. Một đàng cực đoan là bạn có thể có lòng tốt một cách khờ dại và cực đoan kia là bạn có thể đạt đến một tri thức mà không có cảm xúc gì cả. Đạo Phật sử dụng con đường trung đạo để phát triển cả hai. Tuệ trí cao nhất là thấy trong thực tế, tất cả mọi hiện tượng là không hoàn hảo, vô thường và không cấu thành một thực thể bất biến. Tuệ trí thật sự không đơn giản là tin tưởng vào những gì chúng ta được nghe mà thay vì thế là việc trải nghiệm và thấu hiểu lẻ thật và thực tế. Tuệ trí đỏi hỏi một tâm thức cởi mở, khách quan và bao dung. Con đường của Phật giáo đòi hỏi can đảm, nhẫn nại, mềm dẽo, và thông minh.

HỎI: Từ bi là gì?
ĐÁP: Từ bi bao gồm những phẩm chất chia sẻ, sẳn sang ban cho sự thoải mái, thông cảm, quan tâm, săn sóc. Trong Đạo Phật, chúng ta có thể thật sự thấu hiểu người khác, khi chúng ta có thể thật sự thấu hiểu chính mình, qua tuệ trí.

HỎI: Làm thế nào để trở thành một Phật tử?
ĐÁP: Giáo huấn nhà Phật có thể được hiểu và thể nghiệm bởi bất cứ người nào. Đạo Phật dạy rằng những giải pháp cho các vấn nạn của chúng ta là ở trong chính chúng ta chứ không phải ở bên ngoài. Đức Phật đòi hỏi các đệ tử của Ngài không xem lời của Ngài như chân lý, thay vì thế phải thử nghiệm giáo huấn cho chính họ. Trong cách này, mỗi người tự quyết định cho chính họ và chịu trách nhiệm cho những hành vi và sự thấu hiểu của họ. Điều này làm cho Đạo Phật không phải là một niềm tin trọn gói phải được chấp nhận toàn thể những gì trong ấy, và đúng hơn là một giáo huấn mà mỗi người phải học hỏi và sử dụng trong cách riêng của họ


Ẩn Tâm Lộ Thursday, December 8, 2016


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét