Những
người Phật tử có tin trong việc tái sanh kiếp sau vào những thế giới không phải
cõi người không? Bạn có tin rằng bạn sẽ là một vị trời hay một con thú không
trong tương lai không? Thần thức sẽ đầu thai vào một thân thể khác của một người
khác hay một con thú nào đó không? Có gì khác biệt giữa đầu thai (transmigration)
và tái sanh (reincarnation)? Có phải chúng là giống nhau? Có phải nghiệp báo
cũng giống như số phận? Những câu hỏi này và hàng trăm câu hỏi tương tự như vậy
thường dằn vặt trong tôi.
Có
nhiều sự thấu hiểu sai lạc tồn tại trong Phật giáo ngày nay, đặc biệt là trong
khái niệm về tái sanh. Sự thấu hiểu sai lạc thông thường là một người đã trải
qua vô lượng kiếp trước thường là một con vật, nhưng thế nào đấy mà trong kiếp
này lại được sanh ra như môt con người và trong kiếp tiếp theo người ấy sẽ lại
bị tái sanh như một con vật, tùy thuộc vào lối sống của người ấy.
Sự
thấu hiểu sai lạc này sinh khởi bởi vì người ta thường không biết – đọc kinh luận
hay giáo điển như thế nào. Như được nói rằng Đức Phật đã để lại tám mươi bốn
nghìn giáo huấn; biểu tượng cho sự trình bày tùy thuộc vào căn cơ của con người,
… Đức Phật đã dạy bảo tùy năng lực tinh thần và tâm linh của mỗi cá nhân. Đối với
những người dân làng giản dị trong thời Đức Phật, giáo lý tái sanh là một bài học
đạo đức đầy năng lực. Sự sợ hãi phải tái sanh vào thế giới thú vật làm kinh khủng
nhiều người đã hành động như những con thú trong đời sống của họ. Nếu nghiên cứu giáo lý này theo văn tự ngày
này thì chúng ta phải bối rối vì chúng ta không thể thấu hiểu một cách rõ ràng.
Ở
đây là vấn nạn của chúng ta. Một câu chuyện ngụ ngôn, khi chúng ta đọc theo văn
tự, nó không hợp lý với tâm thức hiện đại. Do vậy, chúng ta phải nghiên cứu để
phân biệt những câu chuyện và huyền thoại từ thực tế. Tuy nhiên, nếu chúng ta
nghiên cứu để vượt khỏi hay siêu việt văn tự của những câu chuyện và huyền thoại
thì chúng ta có thể thấu hiểu lẻ thật.
Người
ta sẽ nói “Nếu trường hợp là như vậy tại sao không nói một cách trực tiếp vì vậy
chúng ta có thể đi đến nắm bắt ngay lập tức lẻ thật?” Tuyên bố này là có thể hiểu được, nhưng lẻ thật
thì thường không thể diễn tả được. [Phụ giải: Như những con người chúng ta thì
bị giới hạn trong việc thấu hiểu “tri kiến của Phật”. Chúng ta không thể nói LẺ
THẬT, chỉ từ ngữ VỀ Lẻ Thật] Do thế, người viết và giáo thọ thường nhờ đến ngôn
ngữ của sự tưởng tượng để hướng người đọc từ bậc thấp đến bậc cao hơn của LẺ THẬT.
Giáo lý tái sanh thì thường được hiểu trong sự soi sáng này.
Thứ Gì Không Phải là Tái sanh.
Tái
sanh không phải là một sự sanh sản vật lý giản dị của một người; thí dụ, Giáp bị
tái sanh là một con chó vào kiếp tới. Trong trường hợp này Giáp sở hữu một linh
hồn vĩnh cửu vốn bị chuyển hóa hình thể thành một con chó sau khi Giáp chết.
Vòng lẩn quẩn này lập đi lập lại mãi. Hay nếu may mắn, Giáp sẽ được tái sanh
như một con người. Khái niệm này về đầu thai của linh hồn chắc chắn là không tồn
tại trong Đạo Phật.
Nghiệp
Nghiệp
– karma là một từ ngữ Sanskrt có gốc từ “kri” hay hoạt động hay làm có nghĩa
đơn giản là “hành động.” Nó hoạt động trong vũ trụ như vòng phản ứng tương tục
của nguyên nhân và kết quả. Nó không chỉ giới hạn nhân quả trong ý nghĩa vật lý
mà cũng hàm ý đạo đức. “Một nguyên nhân tốt lành, một hệ quả tốt lành; một
nguyên nhân xấu ác, một hệ quả xấu ác” là lời nói thông thường. Nghiệp trong ý
nghĩa này là một quy luật đạo đức luân lý.
Ngày
nay con người đang liên tục phát ra những năng lực vật lý và tâm linh trong mọi
phương hướng. Trong vật lý chúng ta biết rằng không năng lượng nào bị mất đi
vĩnh viễn; nó chỉ thay đổi hình thể. Đây là quy luật bảo tồn năng lượng thông
thường . Tương tự thế, hành động tâm linh và tinh thần không bao giờ mất đi. Nó
chỉ chuyển hóa. Vì thế Nghiệp là định luật bảo tồn năng lượng đạo đức.
Bằng
hành động, suy nghĩ và lời nói, con người phát ra năng lượng tâm linh vào vũ trụ
và con người trở lại bị ảnh hưởng bởi những tác động [vốn của con người] đang
hướng tới con người. Con người do thế là người gửi và nhận tất cả những tác động
này. Toàn bộ hoàn cảnh bao quanh con người là nghiệp của con người vậy.
Với
mỗi hành vi – ảnh hưởng người ấy gửi đi và cùng lúc, nhận lại, người ấy đang
thay đổi. Sự thay đổi cá nhân này và thế giới mà người ấy đang sống, cấu thành
tổng thể nghiệp của người ấy.
Nghiệp
không nên bị lầm lẫn với số mạng. Số mạng là khái niệm rằng đời sống con người
được quy định trước bởi một quyền năng bên ngoài nào ấy, và người ta không thể
kiểm soát được gì với số phận của chính mình. Nghiệp trái lại có thể thay đổi
được. Vì con người là một chúng sanh hữu tình ý thức cho nên người ta có thể tỉnh
thức về nghiệp của chính họ và vì vậy cố gắng để thay đổi môi trường của những
sự kiện (nhân duyên). Trong Lời Vàng của Phật chúng ta thấy những lời này,
“Chúng ta là kết quả của những gì chúng ta suy nghĩ, nó được thấy trong suy
nghĩ của chúng ta và được làm nên bởi suy nghĩ của chúng ta.”
Thế
thì những gì chúng ta là thì hoàn toàn lệ thuộc vào những gì chúng ta suy nghĩ.
Do vậy, đặc tính quý giá của con người là lệ thuộc vào những tư tưởng, hành động,
và lời nói “tốt lành” của người ấy. Đồng thời, nếu người ấy ôm ấp những tư tưởng
xấu ác, thì những tư tưởng ấy tác động không thay đổi người ấy vào những tư tưởng
và lời nói tiêu cực.
Thế Giới
Theo
truyền thống, Đạo Phật dạy về sự tồn tại của mười thế giới. Trước nhất là Phật
và trình độ dần xuống như: Bồ tát (một chúng sanh hướng thành Phật, nhưng hiện
diện ở trần gian vì mục tiêu giáo hóa những chúng sanh khác), Độc Giác Phật,
Thanh Văn (những đệ tử trực tiếp của Phật), chúng sanh ở cõi trời, loài người,
A tu la (những linh thức đấu tranh), súc sanh, quỷ đói, và chúng sanh ở địa ngục.
Bây
giờ, mười cõi này có thể được xem như không cố định, những thế giới phi vật thể,
như những thể trạng tinh thần và tâm linh của tâm thức. Những thể trạng này của
tâm thức được tạo nên bởi những tư tưởng, hành động và lời nói của loài người.
Nói cách khác, là những tình trạng tâm lý. Mười thế giới này là “nội tại hổ
tương và bao hàm hổ tương, mỗi thế giới có trong nó chín thế giới còn lại.” Thí
dụ, thế giới loài người có tất cả chín thế giới khác (từ địa ngục đến Phật quả).
Con người cùng lúc có khả năng của sự vị kỷ thật sự, tạo địa ngục cho chính con
người, hay là lòng yêu thương thật sự, phản chiếu tâm từ bi của Đức Phật Di Đà.
Chư Phật cũng vậy có chín thế giới khác trong tâm thức, vì vấn đề là làm sao một
Đức Phật có thể cứu độ những chúng sanh trong địa ngục nếu tự chính Ngài không nhận
ra nổi khổ của chúng sanh và hướng dẫn những chúng sanh ấy Giác Ngộ.
Bài Học
Chúng
ta có thể học một bài học bổ ích từ giáo huấn tái sanh.
Bạn
đang sống trong thế giới nào? Nếu bạn đói khát quyền lực, tình thương, và tự nhận
ra mình, thì bạn đang sống trong thế giới của quỷ đói. Nếu bạn bị thúc đẩy chỉ bằng
sự khao khát thân thể con người, bạn đang hiện diện trong thế giới của súc sanh.
Xem xét rõ ràng rồi thì bạn sẽ có động cơ và xu hướng của bạn. Hãy nhớ rằng loài
người có tính cách đặc biệt ở vào vị trí trung điểm của mười thế giới; cho nên con
người có thể hoặc là đột ngột hạ thấp hay dần dần đi vào địa ngục hay qua nguyên
tắc đạo đức, trau dồi và tỉnh giác tâm thức để vươn đến thể trạng Giác Ngộ của Quả
Phật.
Ẩn
Tâm Lộ Tuesday, December 6, 2016
http://www.buddhanet.net/e-learning/reincarnation.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét