Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

ĐẠO ĐỨC VÀ DI TRUYỀN HỌC MỚI


Nguyên tác: Ethics and The New Genetics
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển




Nhiều người trong chúng ta đã theo dõi sự phát triển về di truyền học mới đã tỉnh thức về sự băn khoăn lo lắng sâu xa của công luận đang tập họp chung quanh đề tài này. Sự quan tâm này đã được sinh khởi trong mối quan hệ đến mọi thứ từ sinh sản vô tính đến việc vận dụng di truyền học. Đã có một sự phản đối kịch liệt sâu rộng về kỹ thuật di truyền thực phẩm. Bây giờ kỷ thuật có thể tạo nên những loại giống cây mới với năng suất cao hơn gấp bội và rất ít bị bệnh dịch nhằm để cho thực phẩm được sản xuất tối đa trên thế giới nơi mà dân số gia tăng cần được nuôi dưỡng. Các lợi ích rõ ràng và kỳ diệu. Những trái dưa hấu và táo không hạt có thời hạn sử dụng lâu hơn, lúa mì và những thứ hạt khác miễn nhiễm với những thứ côn trùng khi sinh trưởng trên ruộng rẫy – những thứ này không còn là hư cấu của khoa học. Tôi biết rằng những nhà khoa học thậm chí đang thí nghiệm để phát triển những nông trại sản xuất, như cà chua, được tiêm với những gien từ những chủng loại nhền nhện khác nhau.

Nhưng bằng việc làm những thứ thế này, thì chúng ta đang thay đổi cấu trúc di truyền và chúng ta có thật sự biết những tác động dài lâu sẽ là gì trên những chủng loại cây cỏ, trên đất cát, trên môi trường không? Rõ ràng có những lợi ích thương mại, nhưng chúng ta phán đoán những gì thật sự hữu dụng như thế nào? Mạng lưới phức tạp của liên hệ hổ tương định rõ đặc điểm môi trường làm nó dường như vượt khỏi năng lực tiên đoán của chúng ta.

Sự thay đổi di truyền học đã xảy ra một cách chậm chạp trãi qua hàng trăm nghìn năm của sự tiến hóa tự nhiên. Bằng sự vận dụng tích cực gien di truyền, chúng ta đang ở trên đỉnh của sự thúc ép một tốc độ thay đổi nhanh chóng phản tự nhiên trong thú vật và thực vật cũng như ngay trong loài người của chúng ta. Điều này không nói rằng chúng ta nên quay lưng lại với các sự phát triển trong lãnh vực này – nhưng chỉ đơn giản chỉ ra rằng chúng ta phải tỉnh thức với những quan hệ mật thiết kinh khủng trong lãnh vực mới này của khoa học.

Những vấn đề cấp bách nhất phát sinh là phải hành động với đạo đức hơn là với tự thân khoa học, với việc áp dụng một cách đúng đắn tri thức và năng lực của chúng ta trong mối quan hệ với những khả năng mới được mở ra bởi sinh sản vô tính, bằng việc mở khóa mật mã di truyền và những tiến bộ khác. Những vấn đề này liên hệ đến các khả năng cho việc vận dụng di truyền học không chỉ với con người và thú vật mà cũng với cây cỏ và môi trường mà tất cả chúng ta là những bộ phận. Trung tâm của vấn đề là mối quan hệ giữa kiến thức và năng lực chúng ta về một mặt và trách nhiệm của chúng ta về mặt kia.

Bất cứ đột phá mới nào của khoa học cung ứng cho tiềm năng thương mại đều thu hút sự quan tâm và đầu tư khổng lồ cả khu vực công cộng và doanh nghiệp tư nhân. Ý nghĩa của tri thức khoa học và phạm vi của các tiềm năng kỷ thuật thật bao la mà những giới hạn duy nhất trên những gì chúng ta làm có thể là các kết quả của trí tưởng tượng không đầy đủ. Chính thành tựu không ngờ về tri thức và năng lực đã đặt chúng ta vào một vị trí nguy cấp vào lúc này. Trình độ tri thức và năng lực càng cao thì cảm nhận trách nhiệm của chúng ta phải càng lớn hơn.

Nếu chúng ta thẩm tra căn bản triết lý tiềm tàng của nhiều đạo đức nhân bản, thì một sự công nhận rõ ràng về nguyên tắc vốn có tương quan giữa tri thức và năng lực lớn hơn với một nhu cầu lớn hơn cho trách nhiệm đạo đức phục vụ như một nền tảng then chốt.  Cho đến gần đây chúng ta có thể nói rằng nguyên tắc này có hiệu quả cao độ. Khả năng của con người cho lập luận đạo đức đã giữ được nhịp độ với những phát triển trong tri thức nhân loại và các khả năng của nó. Nhưng với kỷ nguyên mới của khoa sinh học di truyền, thì khoảng cách giữa lập luận đạo đức và các khả năng kỷ thuật của chúng ta đã đạt đến một điểm quan trọng. Sự gia tăng nhanh chóng tri thức con người và tiềm năng kỷ thuật trong khoa học di truyền mới đến nổi bây giờ hầu như tư duy đạo đức không thể giữ kịp nhịp độ với những thay đổi này. Nhiều thứ nhanh chóng trở thành có thể là ít thuộc trong hình thức của những đột phá mới hay các mô thức trong khoa học mà là trong sự phát triển của những lựa chọn kỷ thuật mới phối hợp với các trù tính tài chính thương mại và những kế hoạch chính trị và kinh tế cả các chính quyền. Vấn đề  không còn là việc chúng ta nên hay không nên đòi hỏi tri thức và khám phá các tiềm năng kỷ thuật của nó. Thay vì thế, vấn đề là việc sử dụng thế nào kiến thức và năng lực mới này trong thái độ thiết thực và có trách nhiệm đạo đức nhất.

Lãnh vực nơi mà tác động của cách mạng khoa học di truyền có thể cảm thấy hiện diện một cách trực tiếp nhất hiện tại là y học. Ngày nay, tôi hiểu ra rằng, nhiều tin tưởng trong y học là sự sắp xếp trình tự bộ gien con người sẽ báo hiệu một kỷ nguyên mới, mà trong ấy nó có thể vượt khỏi mô thức sinh hóa trị liệu đến một mô thức căn bản về mặt di truyền. Chính định nghĩa của nhiều bệnh tật đang thay đổi khi những chứng bệnh được tìm thấy là bị lập trình về mặt di truyền trong con người và thú vật từ sự thụ thai. Trong khi sự trị liệu gien di truyền thành công từ một số điều kiện này có thể còn lâu lắm, thì dường như cũng không còn vượt khỏi những giới hạn của tiềm năng. Thậm chí ngay bây giờ, vấn đề trị liệu gien di truyền và những câu hỏi liên hệ việc vận dụng di truyền học, đặc biệt ở trình độ phôi con người, đang đặt ra những thách thức nghiêm trọng với khả năng của chúng ta cho tư duy đạo đức.

Một khía cạnh sâu xa của vấn đề, đối với tôi dường như nằm ở câu hỏi phải làm gì với tri thức mới của chúng ta. Trước khi chúng ta biết những gien đặc thù nào gây ra chứng mất trí, ung thư, hay ngay cả tuổi già, thì chúng ta cho rằng mình không bị phiền não với những vấn nạn này, mà chúng ta chỉ phản ứng khi mắc phải chúng. Nhưng bây giờ, hay ở bất cứ mức độ nào, chẳng bao lâu nữa, di truyền học có thể nói với những con người và những gia đình rằng họ có những gien mà chúng có thể giết hay làm thương tật họ lúc thơ ấu, tuổi trẻ, hay trung niên. Kiến thức này có thể thay đổi một cách hoàn toàn những định nghĩa của chúng ta về sức khỏe và bệnh tật. Thí dụ, những người nào đó hiện tại là khỏe mạnh nhưng có bẩm sinh di truyền đặc thù nào đó có thể đi đến bị ghi nhận như “sẽ bị bệnh gần đây”. Chúng ta sẽ làm gì với kiến thức ấy, và chúng ta xử lý nó trong một cách như thế nào là yêu thương nhất? Ai có quyền sử dụng những kiến thức như vậy, khi nó dính líu đến xã hội và cá nhân trong mối quan hệ với bảo hiểm, việc làm, và những mối tương quan thân thuộc, cũng như sự sinh sản? Cá nhân mang một gien như vậy có trách nhiệm phơi bày sự thật này đến thân quyến của người ấy không? Đây chỉ là một số ít các câu hỏi phát sinh bởi sự nghiên cứu di truyền như vậy.

Để làm phức tạp một loạt rắc rối đã có rồi của những vấn đề, tôi hiểu rằng, việc dự đoán di truyền của loại này không thể đựơc bảo đảm là chính xác. Đôi khi chắc chắn rằng một sự di truyền rối loạn được quán sát trong phôi thai sẽ làm phát sinh bệnh tật trong trẻ con hay người lớn, nhưng thường thường một câu hỏi về các khả năng có thể xảy ra tương đối. Lối sống, kiêng khem, và những nhân tố môi trường khác nhập cuộc. Cho nên trong khi chúng ta có thể biết rằng một phôi thai đặc thù mang một gien cho một loại bệnh tật, thì chúng ta không thể chắc chắn rằng bệnh tật sẽ phát khởi.

Những sự lựa chọn về cuộc sống con người và thực tế chính đặc tính cá nhân của họ rõ ràng có thể ảnh hưởng bởi nhận thức của họ về hiểm họa di truyền, nhưng những nhận thức đó có thể không đúng và hiểm họa có thể không xảy ra. Chúng ta có thể được cung cấp kiến thức có khả năng như vậy không? Trong những trường hợp, khi một thành viên của gia đình khám phá một gien rối loạn về loại này, thì có phải tất cả những thành viên khác của gia đình có kể thừa kế cùng gien được hình thành không? Kiến thức này có nên làm cho mọi người trong cộng đồng biết được không – thí dụ, với những công ty bảo hiểm sức khỏe? Những người có mang những gien nào đó có thể bị loại trừ khỏi bảo hiểm và vì thế ngay cả khỏi tất cả mọi việc chăm sóc sức khỏe vì có thể có một loại bệnh tật nào đó có khả năng xảy ra trong chính gien đó? Những vấn đề ở đây không chỉ là về y tế mà cả về đạo đức và có thể ảnh hưởng sự cát tường tâm lý của những người được quan tâm. Khi những rối loạn di truyền được phát hiện trong buổi phôi thai (như trường hợp sẽ gia tăng), thì cha mẹ (hay cộng đồng) nên có một quyết định để cắt ngắn sự sống của sự khám phá phôi thai ấy không? Câu hỏi này là phức tạp hơn bởi sự kiện rằng những phương pháp mới của việc đối phó với những rối loạn di truyền và những loại thuốc men mới đang được tìm ra một cách nhanh chóng nhất khi các gien mang những bệnh tật được xác định. Chúng ta có thể hình dung một kịch bản mà trong ấy một em bé mà bệnh tật có thể biểu hiện trong 20 năm bị phá thai, và một sự chửa trị cho bệnh tật được tìm ra trong một thập niên.

Nhiều người khắp thế giới, đặc biệt những thực nghiệm về những bộ môn mới xuất hiện về đạo đức sinh học đang đấu tranh với những đặc trưng của những vấn đề này. Dù rằng tôi thiếu chuyên môn trong những lãnh vực này, tôi không có gì cụ thể để cống hiến liên quan đến bất cứ câu hỏi đặc trưng nào – đặc biệt khi những sự kiện thực nghiệm đang thay đổi một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, những gì tôi mong ước để làm là suy nghĩ qua một số vấn đề then chốt mà tôi cảm thấy mỗi người cung cấp tin tức trên thế giới cần quán chiếu đến, và để để nghị một số nguyên lý tổng quát có thể hướng đến để đối diện với những thử thách đạo đức này. Tôi tin tưởng rằng ở trung tâm của sự thử thách mà chúng ta đối diện thật sự là một câu hỏi về vấn đề chúng ta nên lấy thứ nào là tốt nhất trong những phương diện phát triển mà khoa học và kỷ thuật cung cấp cho chúng ta.

Sự có mặt trên những ranh giới mới của di truyền học căn cứ y học thì có một loạt những vấn đề xa hơn xét cho cùng làm xuất hiện những câu hỏi sâu xa và bận tâm hơn về đạo đức. Ở đây, tôi đang nói một cách chính yếu về sinh sản vô tính. Đã nhiều năm rồi từ khi thế giới được giới thiệu đến một chúng sanh tri giác hoàn toàn do sinh sản vô tính, Dolly, con cừu nổi tiếng. Rồi từ lúc ấy báo chí đưa tin vô số về sinh sản vô tính của con người. Chúng ta biết rằng những mầm mống phôi của con người vô tính đã được tạo ra lần đầu tiên. Bên cạnh thông tin cuồng nhiệt, câu hỏi về sinh sản vô tính là vô cùng phức tạp. Tôi đã nghe nói về hai loại sinh sản vô tính hoàn toàn khác nhau – thuộc ngành trị liệu và sinh sản. Trong sinh sản vô tính thuộc ngành trị liệu, có việc sử dụng kỷ thuật sinh sản vô tính cho việc tái sản xuất các tế bào và sự sáng tạo tiềm năng của những chúng sanh bán tri giác thuần cho mục tiêu thu hoạch những bộ phận thân thể cho việc cấy ghép. Việc tái sinh sản vô tính một cách căn bản là sự sáng tạo một bản sao y hệt.

Theo nguyên tắc, tôi hoàn toàn không phản đối với việc sinh sản vô tính như vậy – như một khí cụ kỷ thuật cho những mục tiêu y khoa và trị liệu. Như trong tất cả những trường hợp này, điều phải quản lý những quyết định của con người là câu hỏi về động cơ từ bi yêu thương. Tuy nhiên, về ý kiến của của việc sản xuất có chủ ý những sinh thể bán phần con người cho những bộ phận thay thế, thì tôi cảm thấy một sự ghê rợn trực quan bản năng. Tôi đã thấy một lần phim tài liệu BBC khuyến khích những sáng tạo như vậy qua hoạt hình bằng máy điện toán, với một số đặc trưng con người một cách phân biệt có thể nhận biết được. Tôi thật kinh khủng. Một số người có thể cảm thấy điều này như một phản ứng cảm xúc phi lý mà không cần quan tâm một cách nghiêm túc. Nhưng tôi tin là chúng ta phải tin cậy những cảm nhận bản năng của chúng ta về sự ghê rợn, khi những thứ này sinh khởi từ nhân tính căn bản của chúng ta. Một khi chúng ta cho phép sự khai thácnhững sinh thể bán phần con người lai ghép như vậy, thì điều gì có thể ngăn trở chúng ta làm giống như vậy với những con người đồng loại của chúng ta, những người mà các ý muốn kỳ quặc của xã hội có thể cho là không đầy đủ trong một cách nào đó? Việc sẳn lòng bước qua ngưỡng cửa tự nhiên như vậy là điều thường đưa nhân loại đến việc phạm phải những sự tàn nhẫn kinh khiếp.

Mặc dù sự sinh sản vô tính không kinh khiếp như vậy, nhưng trong một số quan tâm nào đó thì những quan hệ mật thiết của nó có thể có ảnh hưởng sâu rộng hơn. Một khi kỷ thuật trở thành tiện lợi, có thể có những cha mẹ hết hy vọng có con cái, và không thể làm như thế, có thể tìm kiếm sự sinh sản con cái qua sự sinh sản vô tính. Sự thực nghiệm này sẽ làm gì với bộ dự trử gien trong tương lai? Đối với tính đa dạng vốn đã là bản chất của sự tiến hóa?

Cũng có những cá nhân vì một sự khao khát sống vượt khỏi tiềm năng sinh học, có thể chọn tới hệ vô tính cho chính họ trong sự tin tưởng rằng họ sẽ tiếp tục sống trong một người mới được nhân bản vô tính. Trong trường hợp này, tôi thấy thật khó có thể biện minh được cho những động cơ – theo nhận thức Phật giáo, nó có thể là một thân thể giống hệt, nhưng sẽ có hai [tâm] thức khác biệt. Họ vẫn sẽ chết.

Một trong những hậu quả xã hội và văn hóa của những kỷ thuật di truyền mới là ảnh hưởng của chúng với sự tương tục của loài người, qua sự tương tác với tiến trình tái sinh sản. Có phải là đúng để chọn giới tính cho một đứa bé, là thứ mà tôi tin là bây giờ có thể? Nếu không, có phải đúng để thực hiện những sự chọn lựa như vậy vì những lý do sức khỏe (như, trong những cặp khi một đứa bé với hiểm họa nghiêm trọng của chứng loạn dưỡng cơ hay chứng dễ chảy máu)? Có phải có thể chấp nhận để cấy gien vào trong tinh trùng hay trứng con người trong phòng thí nghiệm? Chúng ta có thể tiến xa đến mức độ nào trong hướng tạo ra những bào thai “sáng tạo” hay “lý tưởng” – thí dụ, những phôi thai đã được chọn lựa trong phòng thí nghiệm để cung ứng những phân tử hay hợp chất thiếu trong những anh chị em không đầy đủ về mặt di truyền nhằm để cho những đứa trẻ được sinh ra từ những phôi thai như vậy có thể hiến tặng tủy xương hay thận nhằm chửa trị cho anh em mình? Chúng ta có thể đi xa đến mức độ nào với sự lựa chọn nhân tạo về những bào thai với những đặc tính mong muốn nhằm cải thiện sự thông minh hay sức mạnh thân thể hay những màu sắc đặc trưng của mắt, thí dụ thế?

Khi những kỷ thuật như vậy được sử dụng cho những lý do y học – như trong việc chửa trị về một sự thiếu hụt di truyền đặc thù nào đó – người ta có thể có thiện cảm một cách sâu xa. Tuy nhiên, việc chọn lựa những tính cách đặc thù, đặc biệt khi nhân bản vô tính một cách chính yếu cho những mục đích thẩm mỹ, có thể không vì lợi ích của con trẻ. Ngay cả khi cha mẹ nghĩ là họ đang chọn lựa những tính cách vốn sẽ ảnh hưởng một cách tích cực cho đứa con của họ, thì chúng ta cần quan tâm đến vấn đề việc này được hoàn thành có vì mục tiêu tích cực hay trên căn bản của những phán xét của một xã hội đặc thù vào một thời điểm nào đó hay không. Chúng ta phải nhớ trong tâm về tác động lâu dài của loại vận dụng này trên toàn thể nhân loại, một điều chắc chắn rằng những ảnh hưởng của nó sẽ lưu lại cho những thế hệ tiếp theo. Chúng ta cũng cần quan tâm đến các ảnh hưởng của việc giới hạn tính đa dạng của nhân loại và lòng bao dung đi đôi với nó, vốn là một trong những kỳ công của kiếp nhân sinh.

 Lo lắng đặc biệt là sự vận dụng những gien cho việc tạo ra những đứa bé với các đặc trưng nổi bật, cho dù tri giác hay thân thể. Bất cứ sự bình đẳng nào có thể có giữa những con người trong những hoàn cảnh của họ - chẳng hạn như sự giàu có, tầng lớp, sức khỏe, và v.v… - thì tất cả chúng ta được sinh ra với sự bình đẳng về bản chất con người, với những tiềm năng nào đó; các năng lực tri giác, cảm xúc, và thân thể nào đó, và tính khí nền tảng – thực tế là [một thứ] quyền– để mưu cầu hạnh phúc và vượt thắng khổ đau. Dù rằng kỷ thuật di truyền chắc chắn là đắc giá, tối thiểu cho tương lai có thể thấy được, nhưng một khi nó được phép, thì trong một thời gian dài nó sẽ chỉ có giá trị với một bộ phận nhỏ của xã hội con người, được gọi là giàu có. Vì thế, xã hội sẽ tự thấy việc chuyển một sưj bất bình đẳng của hoàn cảnh (đó là, sự thịnh vượng tương đối) trở thành một bất bình đẳng về bản chất qua sự thông minh, sức mạnh nổi bật, và những năng lực khác có được qua sự sinh sản.

Những phân nhánh của sự phân biệt này có ảnh hưởng sâu rộng – trên những cấp độ xã hội, chính trị, và đạo đức. Ở cấp độ xã hội, nó sẽ củng cố - thậm chí là vĩnh viễn – sự chênh lệch của chúng ta, và nó sẽ làm cho sự đảo ngược lại của chúng khó khăn hơn nhiều. Trong những vấn đề chính trị, nó sẽ nẩy sinh một thành phần ưu tú lãnh đạo, của những người đòi hỏi quyền lực với các dẫn chứng của một sự thượng đẳng bẩm sinh tự nhiên. Trên cấp độ đạo đức, những khác biệt giả dối dựa trên bản chất loại này có thể phá hoại ngầm một cách nghiêm trọng khả năng tri giác đạo đức căn bản của chúng ta tới độ khi những khả năng tri giác này căn cứ trên một nhận thức hổ tương chung của nhân loại. Chúng ta không thể hình dung vấn đề những thực tiễn như vậy có thể ảnh hưởng thế nào với chính sự nhận thức của chúng ta về những gì nó là loài người.

Khi tôi nghĩ về những cung cách vận dụng đa dạng mới về di truyền học con người, tôi không thể hổ trợ mà cảm thấy rằng có điều gì đó thiếu vắng một cách sâu xa trong sự hiểu biết của chúng ta về điều gì để nuôi dưỡng lòng nhân ái. Ở bản thổ Tây Tạng của tôi, giá trị của một con người không phải dựa vào hiện tướng thân thể, không phải sự thành tựu trí tuệ hay thể lực, mà trên căn bản, năng lực bẩm sinh cho lòng từ bi yêu thương trong toàn thể loài người. Thậm chí y học hiện đại đã chứng minh vấn đề tình cảm quan trọng như thế nào cho loài người, đặc biệt trong những tuần lễ đầu tiên của sự sống. Năng lực xúc chạm giản dị là quan yếu cho sự phát triển căn bản của não bộ. Trong việc quan tâm đến giá trị của người nào như một con người, thì hoàn toàn không thích đáng [nếu kể đến] dù người đó có một loại bất lực nào đó – thí dụ, hội chứng Down – hay một khuynh hướng di truyền sẽ phát triển thành một loại bệnh tật nào đó, chẳng hạn như bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh động kinh Hungtinton, hay bệnh mất trí Alzeimer. Tất cả loài người có một giá trị bình đẳng và một tiềm năng cho lòng tốt. Đặt nền tảng cho sự hiểu biết của chúng ta về giá trị của một con người trên cấu trúc di truyền là làm nghèo nhân tính, vì có rất nhiều thứ hơn thế nữa đối với con người hơn là những bộ gien.

Đối với tôi, một trong những ảnh hưởng ấn tượng và cổ vũ nhất của kiến thức về bộ gien là một sự thật đáng kinh ngạc rằng những khác biệt trong những bộ gien của những nhóm chủng tộc khác nhau khắp thế giới là không đáng kể và hầu như vô nghĩa. Tôi vốn luôn luôn lập luận rằng những khác biệt về màu sắc, ngôn ngữ, tôn giáo, chủng tộc, và v.v… trong loài người không có thực thể trong diện mạo giống nhau căn bản của chúng ta. Đối với tôi, việc đọc được chuỗi gien di truyền  con người đã chứng tỏ việc này ảnh hưởng cực kỳ lớn. Nó cũng giúp để củng cố cảm nhận của tôi về sự tương đồng căn bản của chúng ta với động vật, vốn chia sẻ tỉ lệ rất lớn với bộ gien của chúng ta. Thế nên thật có thể tưởng tượng nếu con người chúng ta lợi dụng những tri thức mới tìm ra về di truyền học một cách khéo léo, thì nó có thể giúp để nuôi dưỡng một cảm nhận to lớn hơn về thiện cảm và hòa hợp không chỉ với những con người chúng ta mà với toàn thể sự sống. Một quan điểm như vậy cũng có thể làm chỗ dựa cho một ý thức môi trường lành mạnh hơn nhiều.

Trong trường hợp của thực phẩm, nếu lập luận hữu hiệu rằng chúng ta cần một loại biến thể di truyền giúp để nuôi dưỡng dân số gia tăng trên thế giới, thế thì tôi tin tưởng rằng chúng ta đơn giản không thể bỏ qua bộ phận này của kỷ thuật di truyền. Tuy nhiên, nếu, như được gợi lên bởi những nhà phê bình, thì sự lập luận này đơn thuần là một thái độ cho những động cơ chính yếu là quảng cáo – chẳng hạn như việc sản xuất thực phẩm đơn giản là có thể dự trử lâu hơn, vốn có thể xuất cảng từ nơi này sang nơi khác, như vậy hấp dẫn hơn trong thực tế và tiện lợi hơn trong tiêu thụ, hay việc tạo ra những hạt giống ngũ cốc được bố trí để chúng không tự sản xuất ra những mầm giống của chúng vì thế các nhà nông bị bắt buộc phải hoàn toàn phụ thuộc vào những kỷ thuật hay công ty sinh học cho những hạt giống – thế thì rõ ràng rằng  những thực tiễn như vậy phải được điều tra một cách nghiêm túc.

Nhiều người đang ngày càng lo lắng vì những hậu quả lâu dài của việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm biến đổi gien. Khoảng cách xa giữa cộng đồng khoa học và công chúng phổ thông có thể do sự thiếu trong sáng trong những công ty phát triển những sản phẩm này tạo ra một phần. Trách nhiệm phải thuộc về kỷ nghệ sinh học cả để chứng minh rằng không còn các hậu quả tiêu cực cho những người tiêu thụ các sản phẩm này và việc tiếp nhận một sự minh bạch hoàn toàn về tất cả những liên can khả dĩ mà những cây cỏ như vậy có thể có cho môi trường tự nhiên. Một cách rõ ràng luận điểm cho rằng nếu không có chứng cứ có tính chất kết luận rằng một sản phẩm đặc thù là tai hại thế thì không có gì sai với nó để không thể được chấp nhận.

Vấn đề là thực phẩm biến thể gien không quả thật là một sản phẩm khác, như một chiếc xe hay một chiếc máy điện toán xách tay.  Cho dù chúng ta thích nó hay không, thì chúng ta không biết những hậu quả lâu dài trong việc giới thiệu những sinh vật biến thể gien vào môi trường rộng lớn hơn. Trong y dược, thí dụ thế, thuốc an thần được tìm ra là tuyệt vời cho việc điều trị bệnh tật trong thời kỳ mới mang thai của sản phụ, nhưng những hậu quả lâu dài của nó cho sức khỏe của đứa trẻ chưa ra đời không đoán trước được thành ra là thảm họa.

Dù rằng di truyền học hiện đại phát triển vượt bậc, nhưng cấp bách bây giờ là làm trong sáng năng lực của chúng ta cho lý do đạo đức vì thế chúng ta được trang bị những gì thích hợp để nói đến những thử thách đạo đức cho hoàn cảnh mới này. Chúng ta không thể ngồi chờ cho những loạt đáp ứng xuất hiện trong một cách có tổ chức. Chúng ta cần đối diện cho thực tế tương lai tiềm năng của chúng ta và xử lý các vấn nạn một cách trực tiếp.

Tôi cảm thấy thời điểm đã chín muồi để dấn thân về phía đạo đức của cách mạng di truyền học trong một thái độ vượt khỏi các quan điểm giáo thuyết của các tôn giáo riêng biệt. Chúng ta phải đứng lên với sự thử thách đạo đức như những thành viên của một gia đình nhân loại, chứ không như một Phật tử, một tín đồ Do Thái giáo, một Ki tô hữu, một người Ấn giáo, hay một người Hồi giáo. Cũng không thích hợp để nói đến những thử thách này từ quan điểm của những ý tưởng thuần thế tục, khai phóng, chính trị, chẳng hạn như tự do cá nhân, lựa chọn và công bằng. Chúng ta cần thẩm tra những câu hỏi từ nhận thức của đạo đức toàn cầu vốn được đặt nền tảng trong việc nhận ra các giá trị nhân bản vượt trên tôn giáo và khoa học.

Thật không xứng đáng để nhận vị thế mà trách nhiệm xã hội của chúng ta đơn giản như chỉ để làm xa hơn kiến thức khoa học và làm nổi bật năng lực của kỷ thuật. Lập luận rằng  việc thực hiện kiến thức và năng lực này phải nên để cho những sự lựa chọn của các cá nhân cũng không đủ. Nếu lập luận này có nghĩa là xã hội nói chung  không nên cản trở phạm vi nghiên cứu và sáng tạo các kỷ thuật mới căn cứ trên sự nghiên tầm như vậy, thì sẽ loại bỏ một cách hiệu quả bất cứ vai trò đáng kể nào cho những quan tâm nhân ái và đạo đức trong quy tắc phát triển khoa học. Thực tế, điều quan trọng là trách nhiệm của chúng ta phải là sự tự cảnh giác khẩn trương hơn nhiều về vấn đề chúng ta đang phát huy những gì và tại sao. Nguyên lý căn bản là càng can thiệp vào tiến trình nguyên nhân càng sớm, thì sự ngăn ngừa cho những hậu quả không mong muốn càng hiệu quả hơn.

Để đáp ứng đến những thử thách trong hiện tại và trong tương lai, chúng ta cần sự nổ lực tập thể ở mức khẩn trương như chưa từng thấy. Một giải pháp từng phần là để bảo đảm rằng một bộ phận công chúng rộng rãi hơn có một sự nắm bắt năng động về tư duy khoa học và một sự hiểu biết về những khám phá khoa học then chốt, đặc biệt đối với những thứ có quan hệ mật thiết trực tiếp đến xã hội và đạo đức. Giáo dục cần cung ứng không chỉ việc rèn luyện trong các sự kiện khoa học thực nghiệm mà cũng là một sự thẩm tra về mối quan hệ giữa khoa học và toàn thể xã hội, kể cả những vấn đề đạo đức phát sinh từ các tiềm năng kỷ thuật mới. Nghĩa vụ giáo dục phải được hướng đến các nhà khoa học cũng như những tín đồ, vì thế các nhà khoa học duy trì một sự thấu hiểu rộng rãi hơn về những phân nhánh của xã hội, văn hóa, và đạo đức về công việc mà họ đang làm.

Một điều chắc chắn rằng những mục tiêu cho thế giới là rất cao, thế nên các quyết định về phạm vi nghiên cứu, những việc làm với kiến thức của chúng ta, và các tiềm năng của kỷ thuật nên được phát triển không thể để trên tay của những nhà khoa học, các mối quan tâm thương mại, những viên chức chính phủ mà thôi. Rõ ràng, như một xã hội thì chúng ta cần vạch ra một số ranh giới nào đó. Nhưng những sự cẩn trọng này không thể đến đơn thuần từ những ủy ban nhỏ, bất chấp vấn đề họ có uy thế hay chuyên môn như thế nào. Chúng ta cần sự tham gia ở một cấp độ cao hơn nhiều bao gồm công chúng, đặc biệt trong hình thức của tranh luận và thảo luận, cho dù qua truyền thông, thương nghị công cộng, hay hoạt động áp lực của những nhóm thường dân.

Những thử thách ngày nay là rất lớn – và những hiểm họa của việc lạm dụng kỷ thuật là toàn diện, dẫn đến một thảm họa tiềm năng cho toàn nhân loại – vì thế tôi cảm thấy chúng ta cần một mục đích đạo đức để chúng ta có thể sử dụng một cách tập thể mà không bị sa lầy vì những khác biệt giáo thuyết. Một nhân tố then chốt là chúng ta cần một quan điểm toàn diện và thống nhất ở trình độ xã hội con người vốn nhìn nhận bản chất liên hệ hổ tương nền tảng của tất cả mọi sự sống và môi trường. Một mục tiêu đạo đức phải đòi hỏi việc bảo tồn tính nhạy cảm con người và sẽ lệ thuộc trên chúng ta một cách liên tục hướng vào trọng tâm những giá trị nhân bản nền tảng. Chúng ta phải tự nguyện đứng lên khi khoa học – hay về bất cứ hành vi nào của con người – vượt qua lằn ranh của tiêu chuẩn nhân bản, và chúng ta phải đấu tranh để bảo vệ tính nhạy cảm mà nếu khác đi thì sẽ rất dễ bị xói mòn.

Chúng ta tìm ra mục tiêu đạo đức này như thế nào? Chúng ta phải bắt đầu bằng việc đặt sự tin cậy trong tính lương thiện nền tảng của bản chất con người, và chúng ta cần nắm chặc niềm tin này trong một số nguyên tắc nền tảng và phổ quát của đạo đức. Những điều này bao gồm một sự công nhận về tính quý giá của sự sống, một sự thông hiểu về nhu cầu cho việc cân bằng trong tự nhiên và cách sử dụng nhu cầu này như một tiêu chuẩn đánh giá cho phương hướng của tư tưởng và hành động của chúng ta, và – trên tất cả - nhu cầu cho việc bảo đảm rằng chúng ta nắm giữ lòng từ bi yêu thương như động cơ then chốt cho tất cả mọi nổ lực của chúng ta và nó được phối hợp với một sự tỉnh thức trong sáng của một nhận thức rộng rãi hơn, kể cả những hậu quả lâu dài. Nhiều người sẽ đồng ý với tôi rằng những giá trị đạo đức này vượt khỏi tính lưỡng phân của những người có niềm tin và không niềm tin tôn giáo, và là quan trọng cho lợi ích của toàn thể nhân loại. Bởi vì thực tế quan hệ hổ tương sâu sắc của thế giới ngày nay, cho nên chúng ta cần liên hệ đến những thử thách  mà chúng ta đối diện như một gia đình nhân loại duy nhất thay vì như những thành viên của những quốc gia, chủng tộc và tôn giáo đặc thù. Nói cách khác, một nguyên tắc cần thiết là một tinh thần duy nhất của toàn thể nhân loại. Một số người có thể chống đối rằng điều này là không thực tế. Nhưng chúng ta có chọn lựa nào khác?

Tôi tin tưởng một cách chắc chắn rằng điều ấy là có thể. Sự thật rằng, mặc cho sự sống của chúng ta trong hơn nửa thế kỷ trong thời đại nguyên tử thì chúng ta chưa hủy diệt chính chúng ta là điều làm cho tôi rất hy vọng. Sẽ không ngẫu nhiên nữa, nếu chúng ta phản chiếu một cách sâu xa, thì chúng ta thấy những nguyên tắc đạo đức này ở trung tâm của tất cả mọi truyền thống tâm linh quan trọng.

Trong việc phát triển một chủ trương đạo đức với việc quan tâm đến di truyền học mới, điều hết sức quan trọng là điều chỉnh sự phản chiếu của chúng ta cho thích  hợp trong một phạm vi khả dĩ rộng lớn nhất. Trước tiên tất cả chúng ta phải nhớ rằng vấn đề lãnh vực mới này như thế nào và những tiềm năng nó cung ứng mới như thế nào, và để quán chiếu vấn đề chúng ta thông hiểu những gì chúng ta biết nhỏ bé như thế nào. Bây giờ chúng ta đã đọc được trình tự toàn thể bộ gien của nhân loại, nhưng phải cần đến hàng thập niên để chúng ta thấu hiểu hoàn toàn những chức năng của tất những gien cá nhân và những mối quan hệ hổ tương của chúng, để chưa kể đến những ảnh hưởng của tác động qua lại của chúng với môi trường. Sự tập trung hiện tại của chúng ta là quá nhiều trên tính khả thi của một kỷ thuật đặc thù, những kết quả và tác dụng phụ tức thời cũng như ngắn hạn của nó, và những gì có thể tác động đến tự do cá nhân. Tất cả những quan tâm này là đáng giá, nhưng chúng không đầy đủ. Phạm vi hoạt động của chúng quá hẹp, dù rằng chính nhận thức về bản chất con người là nguyên tắc để thực hiện. Do bởi phạm vi ảnh hưởng sâu rộng của những sáng tạo mới, thì chúng ta cần thẩm tra tất cả những lãnh vực con người tồn tại nơi mà kỷ thuật di truyền có thể có sự liên can lâu dài. Vận mệnh của loài người, có lẽ tất cả mọi sự sống trên hành tinh này, là ở trong tay chúng ta. Khi đối diện với những điều chưa biết, có phải tốt hơn là cẩn trọng không phạm lỗi lầm hơn là chuyển hóa phạm vi tiến hóa của con người trong một phương hướng tai hại không thể đảo ngược?

Tóm lại, sự phản ứng đạo đức của chúng ta phải liên quan tới những nhân tố then chốt sau. Thứ nhất, chúng ta phải kiểm tra động cơ cuả chúng ta và bảo đảm rằng căn bản của nó là từ bi yêu thương. Thứ hai, chúng ta phải liên hệ đến bất cứ vấn nạn nào trước chúng ta, trong khi phải tính đến mức độ rộng rãi nhất như có thể, là điều bao gồm không chỉ đặt vị trí vấn đề trong khung cảnh với việc mạo hiểm của con người rộng lớn hơn nhưng cũng tính toán qua việc quan tâm đến cả những hậu quả ngắn hạn và dài hạn. Thứ ba, khi chúng ta yêu cầu lý trí của chúng ta trong việc nói với một vấn đề, thì chúng ta phải bảo đảm rằng chúng ta duy trì sự trung thực, tự cảnh giác, và không thành kiến; bằng trái lại thì hiểm họa là chúng ta có thể trở thành nạn nhân với sự tự vọng tưởng. Thứ tư, khi đối diện với bất cứ thách thức đạo đức thật sự nào, chúng ta phải đáp ứng trong một tinh thần khiêm cung, nhận ra không chỉ những giới hạn của kiến thức chúng ta (cả tập thể và cá nhân) nhưng cũng là tính chất có thể bị tổn thương khiến bị hướng dẫn sai lầm trong phạm vi của một thực tế thay đổi nhanh chóng như vậy. Cuối cùng, tất cả chúng ta – những nhà khoa học và toàn xã hội – phải cố gắng để bảo đảm rằng bất cứ phạm vi hành động mới nào chúng ta thực hiện, thì chúng ta phải giữ trong tâm trí mục tiêu chính cho sự cát tường của toàn thể nhân loại và hành tinh mà chúng ta sinh sống.

Trái đất là ngôi nhà duy nhất của chúng ta. Đến bây giờ như tri thức con người biết được, đây có thể là hành tinh duy nhất có thể nuôi dưỡng sự sống. Một trong những quang cảnh ấn tượng nhất mà tôi đã trải nghiệm là tấm hình đầu tiên của trái đất từ bên ngoài không gian. Hình ảnh của một hành tinh xanh trôi trong không gian sâu thẳm, lóe sáng như ánh trăng tròn trong một đêm trời quang đảng, đối với tôi rõ ràng đầy năng lực với việc nhận ra rằng chúng ta thật sự là những thành viên của một gia đình duy nhất cùng chia sẻ một ngôi nhà nhỏ bé. Tôi đã bị tràn ngập với cảm giác vấn đề cười ra nước mắt làm sao với những bất đồng và cải vả ầm ỉ trong gia đình nhân loại. Tôi đã thấy vấn đề vô hiệu quả thế nào khi quá bám chặc với những khác biệt đã chia rẽ chúng ta. Từ nhận thức này thì người ta cảm thấy mong manh, tính chất dễ bị tổn thương của hành tinh này và sự chiếm cứ giới hạn của nó của trong một quỹ đạo bé nhỏ kẹp giữa sao Kim và sao Hỏa trong không gian rộng lớn vô tận. Nếu chúng ta không chăm sóc ngôi nhà này, thì chúng ta còn phải làm gì nữa trên trái đất này?

Ẩn Tâm Lộ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét