Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2019

Chúng Ta Chỉ Có Thể Sống Trong Hy Vọng




MẶC CHO NHỮNG TỘI ÁC DIỆT CHỦNG mà Trung Cộng đã làm trong xứ sở của chúng tôi, nhưng tôi thật tình không thù ghét trong tim tôi đối với người Trung Hoa. Tôi tin rằng một trong những lời nguyền rủa và hiểm họa của thời đại chúng ta là gán cho những quốc gia vì những tội ác của các cá nhân. Tôi biết nhiều người Trung Hoa đáng khâm phục.

Trong những ngày này của sức mạnh quân đội tràn ngập, tất cả những người đàn ông và đàn bà chỉ có thể sống trong hy vọng. Nếu họ được gia hộ với những ngôi nhà và gia đình yên bình, thì họ hy vọng được phép giữ chúng và để thấy con cái họ lớn lên trong hạnh phúc; nếu họ mất nhà cửa của họ, như chúng ta có, nhu cầu của họ cho hy vọng, và niềm tin thậm chí lớn hơn. Hy vọng của toàn thể loài người, trong sự phân tích cuối cùng, đơn giản là cho sự hòa bình của tâm hồn. Hy vọng của tôi đặt niềm tin trong lòng can đảm của người Tây Tạng và tình yêu thương cho sự thật và công lý vốn vẫn ở trong trái tim của loài người, và niềm tin của tôi trong lòng từ bi của Đức Phật Thế Tôn.

HÃY LÀ CỘI NGUỒN CỦA HY VỌNG

Bất cứ điều gì xảy ra
Đừng đánh mất hy vọng!
Phát triển trái tim của bạn.
Trong xứ sở của bạn, quá nhiều năng lượng
Được cống hiến để trau dồi tâm hồn.
Hãy là cội nguồn của lòng từ bi,
Không chỉ cho bạn bè của bạn,
Mà cho tất cả mọi người.
Hãy là cội nguồn của từ bi,
Cho hòa bình.
Và tôi nói với bạn lần nữa,
Đừng bao giờ đánh mất hy vọng.
Bất cứ điều gì xảy ra,
Bất cứ điều gì xảy ra chung quanh bạn
Đừng bao giờ đánh mất niềm tin!

*

Bài thơ này được Đức Đạt Lai Lạt Ma viết do yêu cầu của nhà văn người Hoa Kỳ Ron Whitehead, sáng lập một viện nghiên cứu y khoa nghiên cứu về gen con người. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đọc nó tại một đại học New York vào tháng Tư 1994 trong một lễ hội được tổ chức bởi Ron Whitehead cống hiến cho hòa bình thế giới.
“Đừng bao giờ đánh mất hy vọng,” là một châm ngôn của giới trẻ Tây Tạng, bây giờ được viết trong những ngôi nhà trong những làng trẻ em và được in trên áo thun.

*
Nguyện cho tôi là người bảo vệ của những thứ  bị ruồng bỏ
Người hướng dẫn cho những ai lang thang trên con đường,
Và cho những khao khát trên những bến bờ khác,
Nguyện cho tôi là bình chậu, thuyền bè, cầu cống;
Nguyện cho tôi là hải đảo, cho những ai cần một hải đảo,
Ngọn đèn cho những ai cần một ngọn đèn,
Là giường cho những ai cần một chiếc giường;
Nguyện cho tôi là viên ngọc ước, chiếc chậu
Đầy châu báu, một chân ngôn đầy năng lực, cỏ thuốc,
Cây ban cho mong ước, con bò của sự phong phú.
Khi thế gian vẫn còn tồn tại,
Khi chúng sanh vẫn còn hiện hữu
Nguyện cho tôi vẫn hiện diện
Để xua tan khổ đau cho trần thế!

*

Chính là với bốn câu thơ cuối của lời cầu nguyện dài bởi Ấn độ đại thánh Shantideva vốn ca ngợi lòng yêu thương của Đức Phật cho tất cả mọi chúng sanh, mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kết thúc bài phát biểu nhận giải Nobel Hòa bình năm 1989.

Gần hai mươi năm sau, ngài tâm sự rằng vào lúc qua đời, ngài muốn để lại cuộc đời này ghi nhớ những dòng này, tâm thức của ngài tắm gội trong lòng từ  bi.

*


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét