Thứ Năm, 8 tháng 4, 2021

ĐI LƯU VONG

 


Cũng như tình trạng nghiêm trọng của Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma trẻ tuổi chỉ có thể theo đuổi một trong ba trường hợp – chiến đấu, bỏ chạy, hay đàm phán. Ngài có thể tập họp lại đội quân ít ỏi, vũ khí thô sơ, rèn luyện sơ sài và đưa họ đối mặt với một lực lượng quân sự mạnh mẽ vượt trội, biết rằng ngài gần như chắc chắn đang kết án tử hình cho đội quân của ngài và xứ sở của ngài cuối cùng sẽ bị đánh bại. Ngài có thể trốn chạy khỏi đất nước, nhưng như vậy sẽ để lại dân tộc ngài không có lãnh đạo và vẫn chịu sự thương hại của những kẻ xâm lược. Hay, ngài vẫn ở lại Tây Tạng và cố gắng để đàm phán một thỏa hiệp với Tàu Cộng để bảo vệ dân tộc ngài và nền văn hóa của họ. Để thực hiện một quyết định đúng đắn, ngài phải biết hơn về Trung Hoa.


LỰA CHỌN KHÓ KHĂN CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Đức Đạt Lai Lạt Ma thừa nhận rằng ngài chỉ biết chút ít về Trung Hoa khi ngài trở thành lãnh tụ của Tây Tạng, và ngay cả ít hơn về Tàu Cộng. Ngài đã học một bài học kinh hoàng, hai tuần trước lễ tấn phong ngài đứng đầu chính phủ Tây Tạng, khi người anh của ngài, Taktser Rinpoché, đã đến Lhasa từ tỉnh quê nhà Amdo của ngài. Như viện trưởng của tu viện Kumbum, Taktser phải đối phó với Tàu Cộng đã chiếm đóng tỉnh nhà. Hiện tướng thân thể của Taktser đã báo động Tenzin Gyatso, vốn gần như không thể nhận ra người anh của ngài. Ông ấy xuất hiện lo lắng và dưới sự căng thẳng tột độ, và những tin tức của ông ấy mang đến thậm chí còn gây lo ngại hơn nữa.

Trước sự thất thần của Đức Đạt Lai Lạt Ma, anh ngài nói với ngài rằng ông được cán bộ Tàu Cộng gửi đến để thuyết phục Đức Đạt Lai Lạt Ma chấp nhận sự cai trị của Tàu Cộng. Nếu thất bại, cán bộ Tàu Cộng đã chỉ thị Taktser Rinpoché ám sát em trai của ông. Mệnh lệnh này cho thấy sự hiểu biết của Tàu Cộng nghèo nàn như thế nào trong việc thấu hiểu niềm tin của Phật tử Tây Tạng. Đối với một Phật tử, mọi đời sống là thiêng liêng, và ý tưởng về một tu sĩ giết hại một tu sĩ  khác – đặc biệt là anh em của vị ấy – là điên rồ. Taktser Rinpoché đã quyết định cách duy nhất mà ông có thể cảnh báo em trai của ông là giả vờ tuân theo mệnh lệnh và sau đó vạch trần âm mưu của Tàu Cộng khi ông đến Lhasa. Ông khuyên người em trai ông hãy thoát ra nước ngoài, tiếp xúc với chính phủ Mỹ để yêu cầu giúp đở, và đưa quân đội Tây Tạng chống lại Tàu Cộng.

Trước tin tức mới này, nhưng không sẳn lòng giao phó cho quân đội, lãnh tụ mới của Tây Tạng đã hỏi ý kiến của những thành viên hội đồng chính phủ, những cố vấn trong nội các của ngài. Họ quyết định gửi những mật phái viên đến Anh quốc, Hoa Kỳ, và Nepal để yêu cầu giúp đở. Một người khác được gửi đến Trung Hoa cố gắng thương lượng cho một cuộc rút binh lính Tàu Cộng khỏi miền đông Tây Tạng.


MỘT TUYÊN BỐ SỐC

Trong khi chờ đợi hồi đáp, Đức Đạt Lai Lạt Ma lấy những quốc ấn của Tây Tạng – những huy hiệu kim loại của chính phủ Tây Tạng, sử dụng để đóng dấu vào những văn kiện chính thức – và dời đến Dromo, một thị trấn ở miền nam Tây Tạng, với những viên chức then chốt của chính phủ. Điều này cho  phép ngài đào thoát nhanh chóng đến Ấn Độ và thiết lập một trong chính phủ lưu vong nếu Tàu Cộng chiếm đóng trung tâm Tây Tạng. Vài tuần sau, ba đặc phái viên Tây Tạng trở lại và báo cáo rằng người ta đã quay mặt đi. Không chính phủ ngoại quốc nào muốn giúp đở. Chỉ phái viên đến Trung Hoa được chấp nhận.

Cũng khoảng cùng lúc ấy, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhận được những tin tức làm  lo âu từ thống đốc của Chamdo miền đông nam Tây Tạng. Tỉnh của ông đã bị Tàu Cộng kiểm soát, và các cán bộ Tàu Cộng đã đe dọa tiến quân đến Lhasa trừ khi có một thỏa thuận chính trị đạt được. Viên thống đốc tự nguyện đi Bắc Kinh để đàm phán. Đức Đạt Lai Lạt Ma đồng ý một cách miễn cưỡng và gửi hai đặc phái viên chính phủ đến Dromo với ông ta.

Vài tuần sau, Đức Đạt Lai Lạt Ma bị sốc khi nghe trên đài truyền thanh Bắc Kinh rằng một thỏa thuận đã được ký kết giữa Tàu Cộng và Tây Tạng. Những đại diện không có quyền ký kết một thỏa thuận như vậy. Tuy nhiên, đài truyền thanh Tàu Cộng đã tuyên bố một “Thỏa Thuận Bảy Điểm cho Sự Giải Phóng Hòa Bình Tây Tạng.” Điều khoản thứ nhất của cái gọi là thỏa thuận này nói rằng: “Dân tộc Tây Tạng phải thống nhất và đẩy lùi những năng lực hung hăng của đế quốc ra khỏi Tây Tạng. Dân tộc Tây Tạng phải trở về đại gia đình mẫu quốc — Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.” Đức Đạt Lai Lạt Ma biết rằng chính phủ Tây Tạng đã không ký kết một thỏa thuận như vậy và Tây Tạng không bao giờ là một phần của Trung Hoa. Ngài nghi ngờ rằng những đại diện Tây Tạng đã bị ép buộc ký kết và Tàu Cộng đã sử dụng những con dấu giả mạo để làm cho nó có vẻ chính thức.

Nhiều cố vấn của Đức Đạt Lai Lạt Ma thúc giục ngài chạy sang Ấn Độ ngay lập tức. Taktser Rinpoché và Heinrich Harrer, vào lúc này đã ở Ấn Độ, đã gửi cho ngài những bức thư hối thúc ngài rời Tây Tạng. Tuy vậy, những người khác muốn ngài trở lại Lhasa vì dân tộc Tây Tạng sợ hãi và cần sự lãnh đạo của ngài. Sau cuộc gặp gở với toàn quyền mới của Tàu Cộng ở Tây Tạng là tướng Chiang Chin-wu, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trở lại Lhasa. Sáu tuần sau khi về đến Lhasa, sau chín tháng vắng mặt, những nổi sợ hãi tồi tệ nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trở thành sự thật. Ngày 16 tháng Mười năm 1951, ba nghìn Quân Giải Phóng Nhân Dân đã vào thành phố. Cuối cùng, hơn hai mươi nghìn quân Tàu Cộng đã đóng ở Lhasa. Một cuộc đình chiến không dễ dàng giữa quân đội chiếm đóng Tàu Cộng và điều mà Bắc Kinh gọi là “chính quyền địa phương” của Tây Tạng. Trong vài năm tiếp theo, những cán bộ Tàu Cộng đã siết chặc sự kiềm kẹp đối với dân tộc Tây Tạng bằng việc cưỡng ép những sự từ chức từ các viên chức chính phủ mà họ cho là thù địch, bằng việc bắn phá Tây Tạng với sự tuyên truyền Cộng sản, và bằng việc kích hoạt những luật lệ áp bức.

ĐẾN BẮC KINH VÀ TRỞ LẠI

Năm 1954 Đức Đạt Lai Lạt Ma được mời đến thăm Trung Hoa. Nhiều người Tây Tạng sợ rằng ngài sẽ bị giữ lại ở đó trái với ý muốn của ngài và họ có thể không bao giờ gặp lại ngài, nhưng ngài lại nghĩ đấy là một ý tưởng tốt. Không chỉ ngài có thể gặp gở và nói chuyện trực tiếp với chủ tịch Mao Trạch Đông mà cũng có thể thấy điều gì đó của thế giới bên ngoài. Đó sẽ là chuyến du hành ngoài Tây Tạng lần đầu tiên. Đi bằng xe jeep, xe hơi, lừa, xe lửa, máy bay, và cả thuyền bằng da thú, ngài và đoàn tùy tùng năm trăm người đã đi đến Bắc Kinh.

 

Mặc dù nhiều thứ ngài nhìn thấy ở Trung Hoa làm ngài ấn tượng và sự chào đón ngài dường như đủ thân mật, nhưng ngài vẫn nghi ngờ những động cơ của Tàu Cộng. Càng học hỏi thêm về chủ nghĩa Marxist, triết lý ẩn sau chủ nghĩa Cộng sản, thì ngài càng thích nó, bởi vì nó nhấn mạnh sự bình đẳng và công bình cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, ngài không đồng ý với sự tập trung của nó vào chủ nghĩa vật chất và những phương pháp mà Tàu Cộng sử dụng để hoàn thành các mục tiêu của chủ nghĩa Marxist.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gặp chủ tịch Mao cả chục lần trong lần thăm Bắc Kinh của ngài. Mỗi lần, ngài ấn tượng với sự xuất hiện của Mao và ông ta dường như quan tâm chân thành với dân tộc và nền văn hóa Tây Tạng. Tuy nhiên, điều gì đó mà lãnh tụ Cộng sản thì thầm với ngài vào cuối lần gặp sau cùng, vào mùa xuân năm 1955, làm Đức Đạt Lai Lạt Ma nghi ngờ nghiêm trọng về tương lai của mối quan hệ Hoa – Tạng. “Ông ta nghiêng đến gần tôi và nói, ‘…Tôn giáo là thuốc độc. Thứ nhất nó làm giảm dân số, vì tăng và ni phải sống độc thân, và thứ đến nó hờ hững với tiến trình vật chất.’ Với điều này, tôi cảm thấy một cảm giác bạo động bừng cháy khắp mặt tôi và bất chợt tôi cảm thấy rất sợ hãi.”

Ngày hôm sau, Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu rời Bắc Kinh đề trở về Tây Tạng, tin rằng Tàu Cộng không có ý định tôn trọng bất cứ thỏa thuận nào về việc bảo tồn di sản văn hóa Tây Tạng nhưng vẫn không chắc chắn về việc gì phải làm. Trên đường trở lại Lhasa, phái đoàn của ngài đã đi ngang ngôi làng quê hương Taktser của ngài. Những người Tây Tạng ở đó, cũng như mỗi ngôi làng ngài đi qua, đã tụ tập để chào đón ngài và nhận sự ban phước lành của ngài. Trong tự truyện của ngài, ngài cho biết những gì ngài thấy trong đôi mắt họ. “Khi tôi nói chuyện với những người Tây Tạng ở đó, hỏi về những điều kiện sống, thì họ đáp rằng, “Cảm ơn chủ tịch Mao, đảng Cộng sản và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, chúng tôi rất hạnh phúc’ — nhưng với những giọt nước mắt của họ.”

NHỮNG CẢI CÁCH CHÍNH TRỊ, MẶC DÙ BỊ CHIẾM ĐÓNG
Giữa những năm 1951 và 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma, dù vẫn đang tập trung vào việc học vấn của ngài, nhưng đã phải bước vào một sự căng thằng chính trị thật sự, cố gắng tránh một sự chiếm đóng quân sự hoàn toàn xứ sở của ngài, trong khi cố xoa dịu những chiến binh kháng cự của Tây Tạng. Trong lúc đó, ngài đã khởi động những cải cách trong chính quyền Tây Tạng, hướng đến hiện đại hóa nó. Ngài đã thiết lập một nền tư pháp độc lập và thực hiện việc phát triển một hệ thống giáo dục rộng mở hơn chỉ là những tăng ni sinh viên. Ngài cũng nói chuyện với những thính chúng công cộng điều mà chưa Đức Đạt Lai Lạt Ma tiền nhiệm nào đã từng làm. Sự cởi mở mới này đã dẫn đến mối quan hệ cá nhân hơn của ngài và những người dân bình thường Tây Tạng.


TÌNH TRẠNG TRỞ NÊN TỒI TỆ HƠN

Trong vài năm sau, rõ ràng đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng quân Tàu Cộng chiếm đóng xứ sở ngài đang không cho phép ngài lãnh đạo một cách hiệu quả dân tộc ngài. Theo Robert A.F. Thurman, giáo sư nghiên cứu Ấn – Tạng tại đại học Columbia thì Đức Đạt Lai Lạt Ma sau khi trở lại từ Trung Hoa “đã bắt đầu trải nghiệm thực tế của việc chiếm đóng khi những tướng lãnh chịu trách nhiệm ở Tây Tạng đã thất hứa hết lần này đến lần khác. Tàu Cộng tạo ra việc thiếu thốn lương thực, chiếm đoạt đất đai và của cải, bắt đầu tẩy não những thường dân Tây Tạng. Khủng bố một cách bạo động đại đa số những người không chấp nhận ý kiến của chúng. Thêm nữa, những báo cáo đã đến với Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng các tu sĩ nam nữ Phật giáo “đã là đối tượng bị quấy nhiễu và xỉ nhục trước công chúng. Thí dụ, họ đã bị bắt phải tham gia chương trình tiêu diệt côn trùng, chuột, chim, và tất cả các loại vật có hại, mặc dù chính quyền Tàu Cộng biết rằng việc lấy đi bất cứ mạng sống nào là trái với giáo huấn Đạo Phật. Nếu từ chối họ sẽ bị đánh.” Vài sự kiện giữa những năm 1956 và 1959 cuối cùng giúp Đức Đạt Lai Lạt Ma tin đến sự cần thiết phải rời Tây Tạng. Thứ nhất trong những điều này, mới đầu ngài không hiểu hoàn toàn, xãy ra trong đầu năm 1956. Mỗi năm trong lễ Losar, lễ hội Mừng Năm Mới của Tây Tạng, theo truyền thống Đức Đạt Lai Lạt Ma hỏi ý kiến Hộ Pháp Nãi Quỳnh (the Nechung Oracle) về tương lai của Tây Tạng. Năm nay Hộ Pháp “tuyên bố rằng ‘ánh sáng của Ngọc Ước Toại Nguyện [một trong những danh hiệu của Đức Đạt Lai Lạt Ma theo người Tây Tạng] sẽ chiếu sáng ở phương Tây.” Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích điều này có nghĩa là ngài sẽ du hành sang Ấn Độ để dự lễ Buddha Jynati, lễ hội mừng Phật Đản thứ 2,500 năm. Chỉ sau này ngài mới nhận ra rằng thông điệp ấy có một ý nghĩa sâu sắc hơn.

Tháng Mười Một năm 1956, sau hàng tuần đàm phán căng thẳng với các cán bộ Tàu Cộng ở Lhasa, Đức Đạt Lai Lạt Ma được phép rời Tây Tạng để du hành sang Ấn Độ. Đó là một cơ hội để thực hiện một chuyến hành hương đến những gì mà người Phật tử Tây Tạng gọi là “Đất Phật,” nơi Đức Phật sinh ra. Điều đó cho phép ngài tiếp xúc với chính quyền Ấn Độ, khảo sát những lựa chọn của ngài, và để quán sát những hoạt động nội tại của nền dân chủ Ấn Độ. Ở Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Ma trẻ tuổi được chào đón bởi những đám đông Phật từ khắp Á châu. Theo tạp chí Time báo cáo, “Ngài bị bao vây bởi những đám đông quay cuồng vẩy cờ vàng cầu nguyện, thắp hương và hoa. Hàng nghìn Phật tử hành hương phủ phục trước ngài, và khi không thể chạm vào y áo ngài, họ đã chạm vào móng con ngựa của ngài.”

Thủ Tướng Ấn Độ Pandit Nehru dường như đã không chấp nhận ý tưởng Đức Đạt Lai Lạt Ma rời Tây Tạng và thoát sang Ấn Độ. Ông sợ sự trả thù chống Ấn Độ của Tàu Cộng. Mặc dù thế, một số người thân và cố vấn của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thúc giục ngài ở lại Ấn Độ. Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn do dự về việc từ bỏ quê hương ngài, một lần nữa tham vấn hộ pháp tiên tri và sau đó quyết định trở lại Lhasa một lần nữa. Ngài khởi hành rời Ấn Độ với “một trái tim nặng nề.” Tâm trạng của ngài tối đen hơn nữa khi ngài đến biên giới Tây Tạng và thấy, “rung rinh giữa  những lá cờ cầu nguyện của Tây Tạng … tối thiểu một tá biểu ngữ màu máu đỏ tuyên bố Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa lãnh thổ.” Đó là tháng Ba năm 1957.

ĐƯỜNG ĐI LƯU VONG


Diệt Chủng Ở Miền Đông Tây Tạng
Giữa mùa hè của 1957 cuộc chiến đã nổ ra giữa những người nổi dậy ở đông Tây Tạng và quân Tàu Cộng. Mặc dù người tị nạn Tây Tạng tràn ngập Lhasa từ vùng đó với những câu chuyện Tàu Cộng tàn ác, nhưng vài chuyện có thể chấp nhận được sự thật ấy. Hai năm sau, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận được một bản copy của một của một báo cáo chính thức từ Ủy Ban Luật Gia Quốc Tế (ICJ). ICJ là một tổ chức phi chính phủ, đặt trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ, của những người muốn bảo vệ việc thấu hiểu và tôn trọng quy tắc của luật pháp. Báo cáo của họ cuối cùng làm ngài chấp nhận những gì ngài đã nghe, rằng “việc đóng đinh, mổ xác [cắt xén], mổ bụng và phanh xác các nạn nhân là chuyện bình thường.” Cũng thế như việc chặt đầu, đốt thiêu, đánh đập đến chết và chôn sống, không cần phải đề cập đến việc kéo người đằng sau cho ngựa chạy đến khi họ chết hay treo ngược hay ném người bị trói tay chân vào nước băng giá. Và, để ngăn họ la lên, ‘Đức Đạt Lai Lạt Ma muôn năm’, trên đường đi xử tử, chúng đã xé lưỡi họ bằng móc thịt.”Báo cáo của ICJ năm 1959, “Vấn Đề Tây Tạng Và Quy Tắc Luật Pháp,” căn cứ trên hàng trăm phỏng vấn với người Tây Tạng tị nạn ở bắc Ấn Độ, một phần, cáo buộc các lực lượng Tàu Cộng “Truy sát giết người Tây Tạng và các hành vi khác có khả năng dẫn đến sự tuyệt chủng của người Tây Tạng với tư cách là một quốc gia và tôn giáo, đến mức cần phải xem xét nghi vấn Diệt chủng.”
Tenzin Gyatso, the Fourteenth Dalai Lama of Tibet, Freedom in Exile: The Autobiography of the Dalai Lama. New York: HarperCollins, 1990, p. 124.

Quoted in Rodney Gilbert, Genocide in Tibet: A Study of Communist Aggression. New York: American-Asian Educational Exchange,


Từ giữa 1957 đến đầu năm 1959, số phận Tây Tạng ở trong tay của Tàu Cộng đã trở nên rõ ràng hơn. Lựa chọn duy nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ là đào thoát lưu vong. Giữa mùa hè năm 1957 cuộc chiến bùng nổ ở đông Tây Tạng giữa những người Tây Tạng nổi dậy và quân Tàu Cộng đưa những người tị nạn đến Lhasa với những câu chuyện kinh khủng về sự diệt chủng của Tàu Cộng. Nhận ra thảm họa đang tràn tới, Đức Đạt Lai Lạt Ma quyết định ngài nên gắp rút tiến hành những cuộc thi cử của việc học vấn để chuẩn bị cho những gì sắp xảy đến. Ngài đã tập trung vào việc học hành của ngài. Trong mùa hè tiếp theo, ngài đã thăm viếng vài tu viện để được kiểm tra trong tranh luận. Phần cuối cùng của việc thi cử này của ngài được xảy ra trong lễ hội Monlam, Lễ Hội Cầu Nguyện Lớn Thường Niên tổ chức tại chùa Jokhang, một trong những điện thờ thiêng liêng nhất ở Tây Tạng. Ngài đã thi đậu, nhận bằng cấp của ngài cùng với danh hiệu geshe (tiến sĩ Phật học) vào ngày 5 tháng Ba năm 1959.

Hai ngày sau Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhận được một lời mời dường như vô tư từ những cán bộ Tàu Cộng ở Lhasa. Một đội quân ca múa mới đã vừa đến từ Trung Hoa, và họ muốn ngài tham dự. Cán bộ Tàu Cộng khẳng định buổi biểu diễn được tổ chức tại doanh trại quân sự của chúng và rằng không một chiến binh Tây Tạng nào được tháp tùng với Đức Đạt Lai Lạt Ma cho sự kiện ấy. Tin tức về những hạn chế này lan truyền khắp dân chúng Lhasa, và vào buổi sáng ngày 10 tháng Ba, một đám đông khổng lồ đã tập trung bên ngoài Điện Norbulingka. Sợ rằng lời mời của Tàu Cộng là một âm mưu để bắt giữ và giam cầm Đức Đạt Lai Lạt Ma, người dân đã tự võ trang với gậy gộc, cuốc xẻng, và dao rựa và hình thành một rào cản bằng thân người để bảo vệ ngài và ngăn cản ngài đi tham dự.

Đúng trưa, khoảng ba mươi nghìn người đã tập trung, vây quanh Norbulingka. Đức Đạt Lai Lạt Ma, sợ rằng đám đông có thể thực hiện những hành động mạnh mẽ hơn và tấn công quân Tàu Cộng đồn trú, đã tuyên bố ngài sẽ không tham dự buổi biểu diễn. Mặc cho tuyên bố của ngài, đám đông vẫn duy trì, gia tăng số lượng và tinh thần. Việc duy nhất mà ngài có thể xoa dịu tình thế là rời đi. Không có ngài hiện diện ở cung điện, ngài cảm thấy đám đông sẽ giải tán, và mọi người sẽ không ở trong tình trạng nguy hiểm sắp xảy ra. Quyết định của ngài đang gặp rắc rối. Trong tự truyện đầu tiên của ngài, Quê Hương Tôi và Dân Tộc Tôi, ngài đã viết:

Căng thẳng tinh thần trong buổi sáng ấy là điều gì đó tôi chưa từng trải nghiệm trước đây trong thời gian ngắn ngủi với vai trò lãnh đạo dân tộc Tây Tạng. Tôi có cảm giác giống như tôi đang đứng giữa hai núi lửa, mỗi bên như sắp bùng nổ bất cứ lúc nào…. Những người Lhasa sẽ bị thảm sát một cách tàn nhẫn hàng nghìn người, và Lhasa và cả Tây Tạng sẽ thấy một sự cai trị quân sự hoàn toàn với tất cả sự hành hạ và bạo quyền của nó.

ĐÀO THOÁT

Sau một tuần, với đám đông vũ trang hổ trợ vẫn bao quanh cung điện, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tham vấn Hộ Pháp Nãi Quỳnh (Nechung oracle). Hộ Pháp đã la lên, “Đi! Đi! Tối nay!” và viết những hướng dẫn xác định về vấn đề thoát khỏi thành phố như thế nào mà không bị chú ý. Cả ngày hôm đó, 17 tháng Ba năm 1959, chương trình bí mật được đề ra. Vào buổi trưa, những giáo thọ của Đức Đạt Lai Lạt Ma và các thành viên chính phủ (Kashag) rời cung điện, ẩn mình dưới tấm bạc phía sau một xe truck. Vào buổi tối, mẹ ngài và một số phụ nữ đã rời đi một cách bí mật. Vài phút trước 10 giờ tối hôm đó, vị thánh vương, nhói lòng và ngụy trang như một binh sĩ bình thường, đã rời cung điện lần cuối. Ngài hai mươi lăm tuổi.

Báo Cáo Chứng Kiến Tận Mắt Về Phản ứng Của Tàu Cộng

Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma và cận vệ của ngài đào thoát vào ban đêm và ẩn náo vào ban ngày trong những tu viện Phật giáo, các ngôi làng và đồn điền của quân nổi dậy Tây Tạng, quân Tàu Cộng điên cuồng khoe khoang rằng, chúng đã dặp tắt ba ngày nổi loạn ở Lhasa vốn có tác dụng như che đậy cho sự đào thoát của vị Thánh Vương. Hỏa lực đại bác đã bắn trực xạ vào những lạt ma kiên cường từ điện Norbulingka, cung điện mùa hè ở vùng ngoại ô của thành phố. Quân bộ binh Tàu Cộng tràn vào khu vực đầy ngỏ ngách rộng lớn của cung điện mùa đông Potala, vây bắt những tu sĩ bất khuất trong những hành lang hẹp và trong những phòng tối nơi những ánh sáng lập lòe của những ngọn đèn bơ làm cho những vị thánh thần và ma quỷ Tây Tạng dường như nhảy nhót trên những bức tường. Thi thể của hàng trăm người Lhasa bị giết một cách bạo tàn nằm trên những con đường và công viên thành phố, từ trường cao đẳng y tế giải phẩu trên đồi Chakpori đến đường chính bị phong tỏa Barkhor. Súng trường và súng máy bắn tung cửa sổ của tòa tổng lãnh sự Ấn Độ, mà máy vô tuyến truyền thanh của họ là mối liên kết duy nhất với thế giới tự do. Và những đội quân và máy bay Tàu Cộng đan chéo nhau trên cao nguyên cằn cỗi và nhỏ hẹp của Tây Tạng để tìm kiếm Đức Đạt Lai Lạt Ma mất tích.”
Time, “The Three Precious Jewels,” April 20, 1959. www.time.com/time/magazine/article/



Cùng với một nhóm nhỏ cận vệ, ngài đã rời đi không bị phát hiện, ra khỏi Lhasa và băng qua một con sông gần đó. Ở đó ngài gặp đoàn tùy tùng cùng gia đình của ngài. Tất cả họ cùng nhau bắt đầu ba tuần hành trình đến tự do — bắc Lhasa, sau đó vòng trở lại đông nam thẳng đến biên giới Ấn Độ. Khi đoàn từ từ tiến trình hướng đến ly hương, những tin tức đến tai họ về phản ứng tàn bạo của Tàu Cộng. Đã đập tan cuộc nổi dậy bằng cách biến phần lớn Lhasa trở thành đống tro tàn âm ỉ. Tàu Cộng biết rằng họ đã bị đánh lừa. Lập tức chúng tuyên bố với thế giới rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bị bắt cóc.

Di chuyển bằng đi bộ và trên những con la, nhóm của Đức Đạt Lai Lạt Ma chậm chậm hướng đến đông nam, được bảo vệ bằng một lực lượng khoảng ba trăm chiến binh.  Bị cản trở bởi những con đèo cao, thời tiết xấu, và bệnh tật, Đức Đạt Lai Lạt Ma và đoàn của ngài đi vào một vùng dân cư thưa thớt và cây cối rậm rạp của tỉnh Assam thuộc Ấn Độ ngày 31 tháng Ba năm 1959. Trước khi rời Tây Tạng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cho những người cận vệ võ trang của ngài trở lại tham gia vào cuộc chiến tuyệt vọng vì Lhasa. Chỉ còn lại là tám mươi người tị nạn kiệt quệ về thể chất và tinh thần. Đức Đạt Lai Lạt Ma lại bị bệnh kiết lỵ, vì vậy những người thị giả đã đặt ngài trên lưng rộng của một con dzomo. Trên lưng con thú Tây Tạng đặc biệt khiêm tốn này, ngài đã đi những dặm cuối cùng đến tự do.

 


Thái độ của Tàu Cộng đối với Tây Tạng

“Tây Tạng đã trở thành một phần không thể tách rời của Trung Hoa kể từ thời cổ đại. Cuộc giải phóng hòa bình Tây Tạng, đẩy lực lượng đế quốc ra khỏi Tây Tạng, cải cách dân chủ xóa tan chế độ phong kiến nông nô thần quyền là những phần quan trọng trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Trung Hoa chống lại chủ nghĩa đế quốc và phong kiến trong lịch sử hiện đại.” Đây là quan điểm chính thức từ Bắc Kinh liên quan đến Tây Tạng, xuất bản trong một bài báo từ Thông Tấn Xã Xinhua ngày 2 tháng Ba năm 2009.

Về cuộc nổi dậy sau sự ra đi của Đức Đạt Lai Lạt Ma khỏi Tây Tạng năm 1959, Xinhua thấy nó trong cách này: “’Thỏa thuận 17 điểm’ [Thỏa thuận mười bảy điểm cho việc giải phóng hòa bình Tây Tạng], được nói chung được chấp nhận sự cần thiết của việc cải cách hệ thống xã hội của Tây Tạng, và nhấn mạnh ‘chính quyền địa phương Tây Tạng nên tiến hành cải cách một cách tự nguyện.’ Tuy nhiên, trong việc quan tâm đến những hoàn cảnh đặc biệt của Tây Tạng, chính quyền Nhân dân trung ương đã chấp nhận một thái độ giới hạn đối với việc cải cách. Với sự nhẫn nại, bao dung và chân thành, nó đã thực hiện nhiều nổ lực để thuyết phục và chờ đợi cho những giai tầng lãnh đạo cao cấp địa phương của Tây Tạng tiến hành cải cách. Tuy nhiên, được xúi giục và hổ trợ của những lực lượng đế quốc, một số người thuộc tầng lớp thượng lưu, mặc dù nhu cầu đòi hỏi cải cách dân chủ ngày càng tăng, lại hoàn toàn chống lại cải cách và tuyên bố quyết định của họ là không bao giờ tiến hành. Nhằm cố gắng kéo dài chế độ nông nô phong kiến dưới thần quyền, những người này đã công khai từ bỏ ‘thỏa thuận 17 điểm’ và dàn dựng một cách trân tráo cuộc nổi dậy vũ trang vào ngày 10 tháng ba năm 1959. Nhằm để bảo vệ sự thống nhất của đất nước và những quan tâm căn bản của dân tộc Tây Tạng, chính quyền Nhân Dân Trung ương và nhân dân Tây Tạng đã thực hiện những biện pháp quyết định để dập tắt cuộc nổi loạn. Trong khi đó, một cuộc cải cách dân chủ mãnh liệt được tiến hành trên một mực độ rộng lớn ở Tây Tạng nhằm lật đổ hệ thống phong kiến nông nô thần quyền và giải phóng nông nô và nô lệ, mở ra một kỷ nguyên mới với những người dân trở thành người làm chủ vận mệnh của chính họ.

 

 “Full Text: Fifty Years of Democratic Reform in Tibet (1).” Xinhua News Agency. March 2,

2009. Accessed on HighBeam Research website August 5, 2009. http://www.high

beam.com/doc/1P2-19953430.html.

 

Ẩn Tâm Lộ, Thursday, April 8, 2021

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét